30/8/13

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ:

I- BỨC THƯ THỨ NHẤT:

NHÀ VĂN, NHÀ BIÊN KỊCH SÂN KHẤU
NGUYỄN QUANG VINH GỞI ĐÀM VĨNH HƯNG

Đôi lời muốn nói với Mr Đàm

Có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.

>>Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thừng chê Mr Đàm, Hà Hồ
>> Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sẵn sàng xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng

Tối nay rảnh, có mấy điều muốn nói với Đàm Vĩnh Hưng. Rảnh thật, chứ nếu bận thì anh không ngứa mồm. Sau trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Hưng "mần" lại bằng tâm thư. Em "mần" tâm thư thì anh "mần" mấy dòng lung tung, lang tang thế này thôi:
Một là với đám đông, đôi khi có ai đó cởi truồng rồi vừa múa vừa hát "xòn xòn xòn đô xòn, xòn xòn xòn đô rê", có thể hút cả nghìn người coi, thậm chí có người còn nhảy dựng lên, múa theo, hát theo, ngây ngất ấy chứ, nhỉ, em nhỉ?
Hai là em có giọng hát và đã tạo ra được khán giả của riêng em. Và nhiều đơn vị tổ chức ca nhạc, bầu sô kiếm được bộn tiền nhờ vào em và một số người hát như em (anh cố tình dùng chữ 'người hát'). Điều đó không phủ nhận. Và em là một người hát nổi tiếng, nổi tiếng đến độ, nếu em có facebook, chẳng cần nhọc công nghĩ ra câu chữ, văn chương, vấn đề, em chỉ cần đưa cái bàn chân em lên, cái bàn chân vừa xỏ vào đôi giày hiệu cỡ 5.000 USD chẳng hạn rồi viết mấy chữ: "Hưng có giày mới nè", thì chí ít cũng vài ba chục nghìn link, nhỉ, Hưng nhỉ. Bọn anh, viết vỡ mặt, tìm kiếm thông tin, những mong mang đến bạn đọc những cảm nhận, suy nghĩ, bình luận nghiêm túc, cao lắm chỉ được mấy trăm link. Em nổi tiếng quá gì nữa, nhỉ, Hưng nhỉ.
Ba là có ai đó viết sau khi em gửi tâm thư rằng: tài năng và nổi tiếng là khác nhau, chắc em đã đọc, và người ta nói em nổi tiếng chứ không tài năng, nghĩa là em là người hát chứ không hẳn là ca sĩ - ca sĩ ở đây là chữ dùng trang trọng, đúng đắn và chính xác, chữ dùng cho nghề, chữ dùng cho nghệ thuật. Một vài tờ báo (be bé) gọi em bằng danh xưng: "Ông hoàng nhạc Việt" và em có vẻ khoái, khoái là khác mà đúng là khác em ạ, đôi khi hai chữ danh xưng "Ông hoàng" vào trường hợp em lại xúc phạm đến một thế hệ ca sĩ lớn - lớn và tài năng của nước Nam mình đấy.
Bốn là nếu sau lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, dù ở mức độ nào, với tư cách là lớp sau, là người đã thu băng và biểu diễn nhiều bài của bác, em có lên báo thì em phải tỏ lòng biết ơn những nhận xét ấy, có thể nó không đúng hết nhưng nó trúng đó em ạ, chứ em chẳng cần gì phải khoe giải - ui giời giải nước mình thì hơn cả bọn anh, em biết rồi - em lại khoe về tài, khoe về cả sự cầu cạnh của bác khi mời em hát... nó khôi hài, nó hỗn, nó kém về ứng xử. Nếu em cám ơn những nhận xét của những người có nghề nghiệp, và tiếp tục trau dồi nghề nghiệp, tiếp tục học, tiếp tục rèn giũa nghề, thì uy tín em với khán giả sẽ lên, nhưng bây giờ em đã đánh mất cơ hội đó rồi... Tiếc nhỉ, Hưng nhỉ? 
Năm là em cứ hát cho lớp khán giả hâm mộ em, chẳng sao cả, nhưng lại như có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.Vừa rồi, dư luận hơi ồn ào, rồi qua tâm thư của em, bác Nguyễn Ánh 9 có gửi lời xin lỗi mọi người, xin lỗi em... nhưng nếu em từng trải, em hiểu rằng, đó là lời xin lỗi của một người đàng hoàng, đối với lớp cháu con rằng, bác không chấp. Thế đó em nhé. Cái từ xin lỗi của bác nghe nó đau và cay đấy.
Chúc em khỏe. Chúc em cố gắng để một ngày nào đó, anh gọi em là ca sĩ. Đừng viết tâm thư gửi anh nữa nhé, nói như tiếng Hà Tĩnh là "đọc nó nhọc" (mệt), nên anh nỏ (không) đọc... Đôi khi anh chỉ ước mình góp chút tí ti hương sắc cho cuộc sống như vẻ đẹp khiêm nhường của hoa khoai lang thế này mà đã thấy khó, Hưng ạ.

Vài nét về tác giả:
Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1959 ở Quảng Bình, là nhà văn, nhà biên kịch (điện ảnh, truyền hình, sân khấu), đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật .

 BÌNH LUẬN  ENTRY :

Bức thư viết một cách nhẹ nhàng nhưng ngẫm ra quá nhiều đau xót .Từng nét chữ , tùng câu văn như những vết đao đâm như muôi xát vào lòng tôi mặc dù tôi không phải là người trong cuộc .Cám ơn anh Vinh qua bức thư nầy đã cho tôi nhận diện lại tầm băng hoại của một số người gọi là "ca sĩ thế hệ trẻ " một thế hệ lấy xác thịt làm nghệ thuật , lấy lừa lọc làm định hướng, lộng giả thành chân. Dĩ nhiên , tôi không vơ đũa cả nắm vì hiện nay may mắn thay còn một số ít người hát trẻ biết còn nghĩ đến tiền đồ nghệ thuật chân chính, Qua cách phô diễn , cách trình diễn , cách hát của họ mặc dù họ không nói ra , nhưng đó là những tuyên ngôn mà người hát và người nghe đều đồng cảm . "Hữu xạ tự nhiên hương " trong nghệ thuật là một điều tất yếu , người ta không thể gióng trống, khua chuông , hô khẩu hiệu , xức dầu thơm là nổi danh mà cái danh phải đến từ người nghe, từ khán giả ban cho .
Nghệ thuật tự nó định hướng trong lòng người nghe như một chân lý chứ không thể áp đặt , rao bán , phô trương , cái sơn phết hào nhoáng lòe loẹt bên ngoài chỉ làm cho nghệ thuật trở lại thời kỳ đồ đá mà thôi .

HUY THANH




  • II - BỨC THƯ THỨ HAI :


    CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ

    TRẦN QUANG HẢI GỞI CHO ĐỘC GIẢ



    -NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 LÀ NGƯỜI DÁM NÓI THẲNG



    TO - Là nhạc sĩ và là người hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, GS-TS Trần Quang Hải gửi cho Tuổi Trẻ một số ý kiến sau sự kiện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đưa ra nhận xét về một số ca sĩ. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong đêm nhạc ngày 24-8 tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc


    TIN BÀI LIÊN QUAN

    GS-TS Trần Quang Hải cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 "là người dám nói thẳng và chỉ ra những lỗi của các ca sĩ tự cho là ngôi sao hay diva".


    "Với tư cách là một dân tộc nhạc học gia (ethnomusicologist), tôi đã nghe rất nhiều các bài bản của những ca sĩ được báo chí " tôn vinh" một cách thiếu suy xét vì nhiều ca sĩ hiện nay đều "hét" chứ không còn "hát" nữa. Các nhạc phẩm vui hay buồn đều diễn tả một kiểu và lại bị phân tán bởi một toán vũ điệu phía sau ca sĩ vung tay, múa chân làm phân tán sự chú trọng vào lời ca. ặt khác, các ca sĩ hiện nay chỉ dồn vào y phục, càng hở hang càng tốt, chịu ảnh hưởng nhiều cách diễn xuất của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Những lời nhận xét thành thật của một nhạc sĩ có tài, sống lâu năm trong nghề như Nguyễn Ánh 9 là những lời cảnh cáo để làm thức tỉnh những ca sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm sống thật sự và có đủ trình độ văn hóa.


    Ca sĩ Mỹ Tâm là người biết tôn trọng vị trí của mình và có một lời nói của một người được giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn".


    Chỉ với thời gian mới đánh giá đúng mức tài nghệ của một ca sĩ "chuyên nghiệp". Có ca sĩ nào dám nhìn sự thật và tự kiểm thảo mình để biết rõ những ưu khuyết điểm để tự sửa đổi cho mình hay hơn, giỏi hơn, tốt đẹp hơn.Tôi đã sống trong nghề nhạc sĩ và làm văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, trình diễn trên 3.500 buổi ở 70 quốc gia trên thế giới mà lúc nào cũng thấy mình vẫn còn cần học hỏi rất nhiều ở những người thầy (lớn tuổi có, nhỏ tuổi cũng có). "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", ai cũng có thể làm thầy của mình và mình phải biết chấp nhận những lời phê bình chính đáng để vươn lên cao hơn nữa trong nghề nghiệp.


    Tôi rất phục anh Nguyễn Ánh 9 là người có đủ can đảm vạch những điểm yếu của các ca sĩ "nổi danh".


    GS-TS TRẦN QUANG HẢI (Paris, Pháp)




    BÌNH LUẬN ENTRY :


    Tôi cũng rất hoan nghênh GS TS Trần quang Hải đã viết một bài nhận định rất hay về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 .


    Ông là một nhạc sĩ có chân tài , nhiều bài nhạc của ông đã góp phần vào giá trị nền âm nhạc Việt Nam vượt thời gian và không gian cho đến bây giờ còn mãi trong lòng người mộ điệu .Là một nhạc sĩ , tôi cũng rất thông cảm với ông khi thấy tác phẩm của mình hay những tác phẩm nghệ thuật chân chính khác bị chà đạp bởi những giọng hát không ra gì .Họ hát như làm xiếc , muốn biến chế kiểu nào thì biến chế bởi trình độ hiểu về triết lý trong âm nhạc của họ còn hạn chế .Tác phẩm của một nhạc sĩ chân chính là cái tâm, là đứa con , người cha nào mà không đau xót khi đứa con của mình bị vùi dập bởi những kẻ không ra gì .


    Nghệ thuật bây giờ là một thứ vàng thau lẫn lộn mà chưa được chọn lựa hay sàng lọc ,chính vì vậy nên đã sản sinh ra những "người hát " tự cho mình là sao nầy sao nọ trong lúc họ chỉ là một thứ thau không hơn không kém. Bằng mọi thủ đoạn , họ cố tô vẽ tên tuổi mình và sống trong ảo tưởng có nhiều fan ái mộ rồi coi mình là trung tâm , coi thường người khác. Cái bệnh "sao" cố hữu đó len lỏi vào tận ngõ ngách chẳng những trong nghệ thuật ca hát mà còn trong các ngành thể thao như bóng đá, quần vợt ...


    Tôi đã từng xem một chương trình ca nhạc tưởng nhớ Phạm Duy, Trinh Công Sơn, Văn Cao , nói chung là những bài hát trữ tình tiền chiến hay tình khúc vượt thời gian nhưng những người hát , hát như trả bài, hát và hét kiểu ngẫu hứng như nhạc rap , nhạc pop đến nỗi một người bạn nhạc sĩ của tôi ở nước ngoài về nói " họ hát kiểu nầy là mang chôn Văn Cao , Phạm Duy, Trinh công Sơn một lần nữa chứ tưởng nhớ gì " .Cũng không quy trách gì cho một số người hát trẻ bây giờ họ chưa có ý thức thế nào là nghệ thuật , những tư duy trong âm thanh , nói chung họ không hiểu âm nhạc là khoa học, là triết học , bởi trình độ văn hóa họ thấp nên chỉ hiểu ca hát như là một phương tiện kiếm tiền , một phương tiện để tạo tên tuổi , giải trí thế thôi. Khi họ hát , ngoài cái họ "hét" sau lưng họ còn những nhóm múa phụ họa chẳng giống ai , động tác múa không ăn nhập gì đến nội dung bài hát , mục đích để khán giả xem múa mà quên đi tiếng hát non kém của "ca sĩ" đang cố "gào" như hát như karaoke trên sân khấu . Nghĩa là mạnh ai nấy hát và nấy múa trên sân khấu .Ở đây tôi muốn bàn thêm một khía cạnh khác , đó là những phương tiện truyền thông , hầu như là họ đã bỏ ngỏ cho nền nghệ thuật càng ngày càng xa rời đạo đúc ,xa rời chân lý của nghệ thuật chân chính mà để cho " người hát " muốn hát thế nào thì hát , (miễn là không phản động ) thì cũng đều phát hình hằng đêm cho đủ thời gian phát sóng .Bởi nhiều khi "người hát" không lãnh thù lao , "cát sê" hay lấy "giá rẻ" , mà chỉ mượn phương tiện truyền thông để quảng cáo tên tuổi mình . Đây là một khe hở để những con ếch nắm bắt cơ hội mang ảo vọng làm con bò chen vào .Những người hát hò chẳng ra gì vội vỗ ngực xưng tên là "sao" , theo sau họ là một nhóm "bồi bút" của những tờ báo lá cải được thuê mướn viết bài ca tụng họ. Đừng nghĩ rằng khán thính giả ngày nay kém hiểu biết như họ mà múa gậy vườn hoang là một sự sai lầm lớn , khán giả ngày nay họ có đủ trình độ , tri thức về âm nhạc, kiến thức về văn hóa ,để nhận xét một ca sĩ chân chính về tài năng , tác phong , và đạo đức .


    Thiết nghĩ ngành truyền thông cần có những người hiểu am sâu về lý luận nghệ thuật ca hát ( mà cả những lĩnh vực khác nữa như lý luân về cải lương, kịch nói , phim ảnh ) để mạnh tay cắt bớt những hình ảnh đi ngược lại giá trị của nghệ thuật chân chính không cho phát sóng.Bởi chức năng của ngành truyền thông là hướng dẫn quần chúng theo mình chứ mình không theo thị hiếu quần chúng được. Nghệ thuật có tiến bộ hay không phần lớn cũng do trách nhiệm của ngành truyền thông , thiết nghĩ ngành truyền thông cần phải xem xét lại nhửng chương trình phát sóng để bỏ bớt những chương trình vô bổ, nhãm nhí những sân chơi may rủi như cờ bạc hiện nay .


    HUY THANH

27/8/13

TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM CỦA NGƯỜI NHẬT



TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG

VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM

CỦA NGƯỜI NHẬT





HUY THANH


I- LƯỢC KHẢO:

Trận tấn công Trân Châu Cảng hay là Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Nhật Bản là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á,. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra .Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt HOA KỲ tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy"). Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”..

25/8/13

THƠ: TÔI ĐI TÌM TÔI


THƠ :



  

TÔI ĐI TÌM TÔI 



HUY THANH 


Tôi đi tìm lại bóng tôi
Chung quanh chỉ thấy rã rời cơn đau
Thịt da như có cấu cào
Vết thương trổ nhánh, máu  mầu chung thân

THAM LUẬN: TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM CỦA NGƯỜI NHẬT

THAM LUẬN:

TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG 
VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM
CỦA NGƯỜI NHẬT

HUY THANH   

A  -TRÂN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG, TRẬN HẢI CHIẾN KHÔNG TIỀN KHOÁNG HẬU TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI GIỮA MỸ VÀ NHẬT:


 LƯỢC KHẢO:



Trận tấn công Trân Châu Cảng hay là Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Nhật Bản là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á,. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra .Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt HOA KỲ tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy").
Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”..

VIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN : BÓNG ĐÃ MẤT HÌNH

Viết về Trịnh Công Sơn: bóng đã mất hình

 photo HUYTHANH-EMT11.jpg 

 
HUY THANH

1- BỨC THƯ GỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊA CHỈ:


Bây giờ thì tôi thực sự một lần nữa cám ơn anh. Người ta thường ít khi nói lời cám ơn đến hai lần cho cùng một ân huệ nhận từ một người khác ,nhưng tôi thì không ,lời cám ơn đầu tiên của tôi với anh hơn mười năm trước, và hơn mười năm sau, bây giờ vẫn vậy, tôi vẫn lập lại lời cám anh với một lời lẽ chân tình.
Mới đó mà đã hơn mười năm anh về với cát bụi, thời gian vẫn nối tiếp lạnh lùng trong cái lo toan của đời sống tưởng chừng như quay quắt trong tôi như một con rối trước thời cuộc..
Hôm nay tôi nghe lại những bài nhạc của anh để tìm những khẩu vị cho tâm hồn mình, để viết lại những xúc cảm gởi đến người đọc, dù đó chỉ là còn là những dư âm mà có thể người ta không muốn nhớ nhưng tôi thì không thể nào quên. Cuộc sống muôn mặt của nó như chiếc mặt nạ khoác vào chúng ta thành những diễn viên bất đắc dĩ, tham dự vào vở kịch đời sống rất tình cờ mà muốn tồn vong thì không thể để mình thành những diễn viên tồi.

24/8/13

Thơ: ĐIỀU CÓ THỂ

THƠ
ĐIỀU CÓ THỂ

HUY THANH

1- ẢO VỌNG
có thể anh đem giọt acid nhỏ xuống đời mình cho gỉ sét
để cây đinh đóng hai cuộc đời, anh với em, gãy làm đôi
khi anh mua một trận cười em trả  bằng tiếng khóc
để trọn kiếp hai ta làm con tằm ăn dâu ngàn năm giấu mặt
dệt những ảo vọng cho đời

THƠ: RƯỢU, THUỐC, EM VÀ TÔI


THƠ


RƯỢU 


THUỐC 

EM VÀ TÔI


HUY THANH





Photobucket


1-

Rượu đầy hãy uống mềm môi
Đêm nay cạn hết những lời ly tan
Men say, say giữa điêu tàn
Buồn rơi ngất ngưởng, thu vàng lối em

Thuốc tàn ta lại đốt thêm
Cho hương lửa ám khói chìm xanh xao
Tro than một bãi phù du
Nam ai  như có giọng sầu đâu đây

23/8/13

THAM LUẬN: BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG ) CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG


THAM LUẬN:
BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "
Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG )
CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG
HUY THANH



1-VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KIM DUNG:
Trong một Entry trước, khi bàn về vai trò Nguỵ Quân Tử trong cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của nhà văn Kim Dung, tôi đã giới thiệu tiểu sử về nhà văn nầy. Nay tôi tóm lược thêm vài nét chính về nhà văn nầy để quý bạn đọc thêm tư liệu tiện đường tham khảo. Kim Dung sinh năm 1924 tại Triết Giang Trung Hoa, năm 1948 ông sang cư ngụ ở Hồng Kông làm báo Sau đó lập ra tờ Minh báo tại Hồng Kông .và tờ Nam Dương Thương Báo ở Singapore. Năm 1995 ông được chính phủ Trung Quốc mời về Bắc Kinh trao Hàm Giáo Sư danh dự, được mời giảng thuyết cho nhiều trường Đại Học ở Bắc Kinh. Ông là nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp hay nhất Trung Hoa, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được hằng triệu độc gỉả ngưỡng mộ, Sau đó hằng chục cuốn phim được xây dựng theo tác phẩm của ông cũng đã được tung ra chiếu trên các rạp hát, trên các phương tiện truyền thông đã làm say mê hằng triệu người trên khắp thế giới vốn yêu nghệ thuật thứ bảy về loạt phim kiếm hiệp nầy. Đặc biệt ở Việt Nam, tác phẩm Kim Dung do Tiền Phong Từ Khánh Phụng và Hàn Giang Nhạn dịch đã làm say mê độc gỉa ở các thấp niên 60, và có lẽ, mãi cho đến bây giờ tên tuổi những cuốn sách "Cô Gái Đồ Long", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Hiệp Khách Hành", "Anh Hùng Xạ Điêu " v..v.. cũng khó có thể quên được trong lòng người mộ điệu. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung cũng đã dấy lên một phong trào tranh luận, phân tách nhân vật, cốt truyện, tâm lý, quan điểm triết học trong các cuốn tiểu thuyết và nhân vật của ông từ các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

22/8/13

THAM LUẬN: NHÂN NGÀY GIỖ TỖ HÙNG VƯƠNG THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC , GIỮ NƯỚC MỞ RỘNG BỜ CỎI CỦA TỔ TIÊN TA

THAM LUẬN
THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC 
DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC, 
GIỮ NƯỚC, MỞ RỘNG BỜ CÕI CỦA TỔ TIÊN TA 

HUY THANH 




                                                 ĐỀN THỜ VUA HÙNG

A- NGUỒN GỐC VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ DÂN TỘC VIỆT NAM

 1 -NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM:

CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN, là câu tục ngữ mà người Việt Nam nào cũng biết, nó nhắc nhở chúng ta dù đi bất cứ nơi đâu, ở bất cứ địa vị nào trong xã hội cũng đều phải nhớ gốc rễ, nguồn cội của mình. Gốc rễ con người gồm có  chủng tộc, đất đai, gia tộc, ba điều căn bản đó đã hình thành nên: dân tộc, đất nước, gia đình dòng họ.
Có khi nào bạn ngồi ở một quán cà phê, trong những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi sau những  giờ phút bon chen với cuộc sống, Bạn tự hỏi: " Ta là ai? từ đâu tới? tại sao ta ngồi trên mảnh đất nầy? " Câu trả lời dĩ nhiên là " Bạn là người Việt Nam, mảnh đất nầy là tổ quốc Việt Nam ". Hy vọng rằng bài viết nầy sẽ giải đáp một phần nào chi tiết về những câu hỏi mà bạn còn vương vấn trong đầu.

21/8/13

THAM LUẬN: KHÔN KHÉO NGOẠI GIAO, VŨ KHÍ MẠNH CHO NHỮNG NƯỚC YẾU

THAM LUẬN

KHÔN KHÉO NGOẠI GIAO,
VŨ KHÍ MẠNH CHO NHỮNG NƯỚC YẾU

HUY THANH


Nước ta ,một đất nước nhỏ bé Châu Á nằm tiếp giáp biển Thái Bình Dương, phiá Bắc giáp Trung Hoa, một nước lớn hùng mạnh,đông dân , lúc nào cũng có tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Nam . Lịch sử đã chứng minh rằng từ khi lập quốc và mở rộng bờ cõi , tổ tiên ta đã bao lần kiên cường chống giặc ngoại xâm phương Bắc, các triều đại Đinh Lê Lý Trần đã từng cho các triều đại phong kiến khổng lồ Trung Hoa  như ,Hán, Tống  Nguyên, Minh, Thanh nếm mùi thảm bại chua cay khi kéo quân qua khỏi Ải Nam Quan, biên giới hai nước.
Tuy nhiên, vì Trung Hoa la một nước lớn, khi thua keo nầy họ sẽ bày keo khác, vì tham vọng chiếm đất của họ không bao giờ từ bỏ, và cũng vì tự ái một dân tộc nên họ sẽ tiếp tục xâm lấn nước ta để trả thù, để chứng minh sức mạnh của một nước lớn đối với lân bang.
Mỗi khi thắng Trung Hoa, triều đình ta đều mong muốn có một nền hoà bình lâu dài nên muốn cho khỏi tiếp tục chiến tranh vì sự trả thù của họ, tổ tiên ta đã thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo ,khôn khéo "vưà đánh vừa xoa" là bang giao với họ để xoa dịu bớt cơn "nóng nảy dân tộc " của họ vì thảm bại  để tạm thời có một thời gian hoà bình, hầu ổn định lại lực lượng chờ chống trả một cuộc chiến tranh mới. Đó là tạo thế hoà bình để chuẩn bị chiến tranh. Ta thử xem tổ tiên ta đã thực hiện đường lối chiến tranh tâm lý đó như thế nào.

20/8/13

BÀI CUỐI CÙNG GỞI NGƯỜI TRÊN YAHOO BLOG

THƠ

BÀI CUỐI CÙNG
GỞI NGƯỜI TRÊN
YAHOO BLOG
HỒNG KÔNG
( Chia buồn với những Blogers Yahoo Hồng Công
khi được tin Yahoo nầy sẽ ngưng hoạt động )

HUY THANH

 photo Comoln.gif

Rằng thôi cũng tạ ơn đời
Trăm cay nghìn đắng rã rời tiếng thơ
Rằng bao mộng dệt đâu ngờ
Buồn chưa trút cạn, bây giờ mất nhau
Nỗi lòng ta biết về đâu
Thuyền xưa neo giữa bãi sầu thế gian

19/8/13

THƠ: SINH NHẬT NHỚ ƠN SINH THÀNH

SINH NHẬT
NHỚ ƠN SINH THÀNH

HUY THANH

TẶNG THU YẾN VŨ
NHÂN NGÀY SINH
NHẬT  2O/08/2013



18/8/13

TRUYỆN DỊCH: MẸ TÔI

  • TRUYỆN DỊCH
    MẸ TÔI
    NGUYÊN TÁC TIẾNG PHÁP: MA MÈRE
    TÁC GIẢ E. AMICIS
    NGƯỜI DỊCH: HUY THANH
    Tặng những người con còn mẹ trong mùa Lễ Vu Lan 2013

    Henry con
    Sáng nay trước mặt cô giáo em con, con đã nói một lời thiếu lễ độ với mẹ con, ba muốn từ đây sự việc đó không bao giờ tái diễn nữa. Sự hỗn láo mà con đối với mẹ là một nhát dao đâm vào trái tim ba con biết không. Những năm con còn thơ ấu. mẹ con đã thức suốt ngày đêm gập mình trên chiếc nôi của con, theo dõi từng hơi thở hổn hển của con khi con bệnh nặng. Mẹ con đã lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng sẽ mất con. Nhớ lại ngày đó ba không thể nào không giận con được, con hãy nghĩ xem , tại sao con lại xúc phạm đến mẹ, người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh mạng sống để nhường cho con được sống.

16/8/13

TRUYỆN KINH DI: CON QUỶ CỤT ĐẦU TRÊN ĐỐI CRUCK

TRUYỆN NGẮN KINH DỊ:

CON QUỶ CỤT ĐẦU TRÊN ĐỒI CRUCK

HUY THANH

(  CẢNH BÁO BẠN ĐỌC:  nếu bạn nào yếu tim hay ở một mình xin đừng đọc truyện nầy vào ban đêm, xin cám ơn)

1-
Ngày Hải mua được căn biệt thự nầy vợ chồng anh rất mừng. Mừng vì nó tọạ lạc trên một đỉnh đồi cao với rừng thông bao bọc chung quanh rất kín đáo. Ngày đêm tiếng thông reo hoà với tiếng thác đổ ầm ầm tạo thành một khúc nhạc rừng nửa hoang vu, nửa bí mật. Vợ chồng anh thích ở những nơi yên tĩnh sau những tháng năm dài vật vã với cuộc sống Sài Gòn.Với một số vốn kha khá tích lũy do cần kiệm anh gởi Ngân Hàng mỗi tháng để lấy tiền lãi dùng cho sinh hoạt.Còn bao nhiêu anh dốc hết mua một biệt thư kiểu cổ xây từ thời Pháp Bảo Đại  ở Đà Lạt nầy để hai vợ chồng về đó an hưởng tuổi già . Hai vợ chồng anh có một đứa con đang du học ở nước ngoài. Vì cả hai vợ chồng đều lớn tuổi, nên khi dọn về ở anh phải mang theo người quản gia vừa điếc, vừa câm làm từ hồi còn trẻ với ba anh để quản lý ngôi biệt thự khi vợ chồng đi vắng. Một điều nữa làm Hải rất thích là ngôi nhà cổ rất hợp với tinh thần hoài cổ của vợ chồng anh, và anh mua ngôi biệt thự cổ nầy với cái giá rất hời chỉ bằng nửa giá các biệt thự khác cùng loại

15/8/13

THƠ: DẠ TÂM KHÚC

THƠ:


DẠ TÂM KHÚC


HUY THANH


1-

cuối cùng người cũng xa ta

cá chìm đáy nước,nhạn sa lưng trời

con dơi mùa lạnh ngủ vùi

đêm rơi tiếng vạc,vọng lời thiên thu

mê hoan hồn đắm khói mù

ta trong ảo ảnh,mịt mù vết thương


2-

khuya, ta thiền chốn vô thường

nhập tâm dạ khúc khi mường tượng nhau

tàn trăng thấy bạc mái đầu

mới hay hồn nến xót đau ngàn trùng

đi tìm ký ức rưng rưng

khóc trang tình sử,điệp trùng hỗn mang

em về rụng bước ly tan

ta đi tiếc ánh trăng vàng lẻ loi


3-

sao chìm mấy kiếp đầy vơi

câu thơ dạ khúc cuối trời rưng rưng

loài chim nào lại hoá thân

thành con hồ điệp ngại ngần khóc trăng

ca trù tiếng dế hỗn mang

câu thơ sót đốm lửa tàn nhỏ nhoi

nhập tâm vỡ vụn tiếng cười

đánh rơi tiếng khóc, một thời gối chăn


4-

đêm buông nửa ánh nến tàn

chiêm bao huyền hoặc hỗn mang lối về

tình sầu lạc bến sông mê

nên nghe trong gió não nề kiếp xưa

dạ tâm trổi mấy âm thừa

nửa đêm tỉnh giấc bơ vơ nẻo tình

những lời vàng đá chông chênh


lần theo ánh nến ,mông mênh vọng về
.
HT -tr

HUY THANH 

13/8/13

MỜI NGHE NHẠC SẾN TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN và DUYÊN PHẬN CON GÁI

MỜI NGHE NHẠC SẾN

TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN
Và DUYÊN PHẬN CON GÁI

SÁNG TÁC: HUY THANH
CA SĨ: MAI LỆ HUYỀN
BAN NHẠC: THE BLUE NOTE
LIÊN HỆ: TRUNG TÂM SÓNG NHẠC
PO.BOX.699 CAWNDOLG CALIEFORNIA 9026 USA

I- BÀI TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN
Nhạc và Lời: Huy Thanh
- Ca sĩ : Mai lệ Huyền 
Album: Nhã Ca 5 chủ đề Ý Nhạc Tình Thơ

Nếu biết tinh yêu là đau khổ.thi xin anh đừng giận hờn .tình yêu không còn nhiệm mầu. Hai đứa chia lìa nhau Mang theo đau đớn về sau .Như cây lìa cành một mùa đông.Trôi theo thời gian mênh mông. Cầm bằng chim gãy cánh Bơ vơ kiếp chờ mong.Nước mắt em như mưa trên tượng đá. Nước mắt anh như dòng sông rã rời.Ngàn năm có đâu bao giờ, kiếp sống giang hồ.Cam dừng bước chờ.Ngàn năm đá kia rêu mờ .Đã nghe bơ vơ như tượng đá mơ.Nếu biết mình yêu là dang dở.Thì xin anh đừng giận hờn.Dù đau thương ngập cả hồn.Mơ ước xin vùi chôn. Tơ duyên như bóng hoàng hôn.Sinh trong cuộc đời là chia ly. Nước mắt làm cho vơi nhớ. Vì tình yêu dang dở thiên thu vẫn đẹp hơn.

http://youtu.be/A96MOA-4MDo


12/8/13

THAM LUẬN: KIM DUNG VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP

THAM LUẬN:
KIM DUNG VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP

HUY THANH

A- NHỮNG NÉT LỚN VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP, TÁC PHẨM CUẢ KIM DUNG:

                                       Tranh vẽ Kim Dung ( Nguồn : Internet )

Kim Dung (Jin Yong) sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924 là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.
Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2), là tiểu hành tinh được tìm ra trùng với ngày sinh của ông (6 tháng 2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc.

2/8/13

GIẢI MÃ NHỮNG NGHI VẤN VỀ CUỘC ĐỜI THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA

GIẢI MÃ NHỮNG NGHI VẤN
VỀ CUỘC ĐỜI THÁI HẬU 
DƯƠNG VÂN NGA

 photo HT-EMTk2_zpsd0a58da9.jpg

HUY THANH

LƯỢC KHẢO TRÍCH DẪN BÌNH LUẬN:

I THÂN THẾ :
Dương Vân Nga ( 952 ? - 1000 ),là Hoàng Hậu của hai triều vua Đnh và Lê  trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng,( Đinh bộ Lĩnh ) rồi sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành ( Lê Hoàn )  khi vua  Đinh tiên Hoàng mất . Bà có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vị vua cuối của nhà Đinh lên ngôi khi 6 tuổi  . Còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ ( Lý công Uẩn ),  mẹ của vua Lý Thái Tông sau này. Vì làm hoàng hậu của nhiều triều đại, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu.
Sử sách không ghi rõ Dương Vân Nga sinh năm nào, (cũng có tài liệu ghi bà sinh năm 952). Về thân thế của bà cũng có nhiều giả  thuyết.:
1- Bà là con gái của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Tên Vân Nga là ghép từ hai chữ Vân Long (nay thuộc xã Gia Vân Gia Viễn và Nga My (nay thuộc xã Gia Thủy, Nho Quan, cũng là quê ngoại Đinh Bộ Lĩnh) là tên thôn quê của cha và mẹ bà. Hiện nay, xã Gia Thủy, Nho Quan còn đền thờ bà.
  .2-Có tài liệu viết cha bà tên là Dương Thái Huyền. Có tài liệu viết tên bà là Dương Ngọc Vân, con gái của Bình vương Dương Tam Kha. Theo sách "Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc", dẫn gia phả họ Dương cho biết Dương Diên Nghệ có ba con trai là Dương Nhất KhaDương Nhị Kha . Dương Tam Kha Bà là con của Dương Nhị Kha và cháu của Dương Tam Kha. Chưa rõ nguồn tài liệu nào chính xác.
  3- Theo những tài liệu khác thì Dương Vân Nga vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh ( hậu duệ vủa Ngô Quyền ).  Khi Đinh Tiên Hoàng  ( Đinh bộ Lĩnh ) dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ ( khi đó bà đã có hai con lớn ) Sau đó đưa người con gái riêng của bà - tức em Ngô Nhật Khánh - làm vợ Đinh Liễn con ruột mình. Tuy nhiên, quan điểm này không vững do nhiều tình tiết không hợp lý

1/8/13

Thơ LỜI BÀN GIAO CHO EM

THƠ:

LỜI BÀN GIAO CHO EM

 HUY THANH

Ta trót dại dấn thân vào thế kỷ
Lửa cuồng mê thiêu cháy cả linh hồn
Nên chối bỏ xác thân nhiều huyễn mị
Làm tội đồ chờ hoá kiếp phù vân