31/1/14

HỒI KÝ : KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI

HỒI KÝ :

KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI 

HUY THANH





1 -LỜI MỞ ĐẦU:

Nhân dịp xuân về, mùa của những đôi tình nhân đã ,đang, và sẽ yêu thương , tôi xin viết lại một kỷ niệm vui lẫn buồn về mối tình đầu của mình thời còn là học sinh Trung Học.
Người ta ai cũng có nhiều kỷ niệm nhất là những kỷ niệm về tình yêu , những kỷ niệm đó dù vui hay buồn cũng  gắn bó với một thời dĩ vãng, là những chứng tích khó quên của tình yêu . Đăng lại hồi ký nầy , mong rằng quý độc giả , nhất là những bloggers ở lứa tuổi 40, 50 trở lên có dịp tìm lại hình bóng tình yêu của mình ở một khía cạnh nào đó với nhiều sự cảm thông và gần gũi .  

29/1/14

TẢN MẠN CUỐI NĂM: NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MUÀ

  TẢN MẠN CUỐI NĂM:

NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MÙA

CHỌN NHẠC VÀ DẪN NHẠC:  HUY THANH


1- A -DẪN Ý NHẠC QUA TÌNH CA BỐN MÙA:

Những hình ảnh tuyệt đẹp của bốn muà XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG luôn luôn hiện diện trong những bài Ca trữ tình hay Thơ lãng mạn từ xưa tới nay. Hình như tâm cảm con người đối với cảnh vật bốn mùa có những sự rung động gần gũi hơn khi bàng hòang nhớ về một kỷ niệm nào đó đã xa khuất.

26/1/14

THAM LUẬN: NHỮNG THÍCH KHÁCH NỔI TIẾNG THỜI XUÂN THU


THAM LUẬN


NHỮNG THÍCH KHÁCH NỔI TIẾNG THỜI XUÂN THU, CHIẾN QUỐC.

HUY THANH

Trong những cuộc chiến tranh giành quyền lực, đất đai, địa vi giữa các thế lực thời phong kiến với nhau trong lịch sử Trung Hoa, có một mặt trận thầm lặng nhưng đầy thử thách gian lao, đòi hỏi người chiến binh phải cùng sống chết với kẻ thù trong hang hùm nọc rắn của họ: đó là mặt trân Ám Sát, người thực hiện nhiệm vụ nầy được gọi là thích khách. Sở dĩ gọi họ là thích khách vì họ chính là những người khách được kẻ thù mời đến để thương lượng hay làm đàm phán một điều gì đó, rồi thừa cơ khách ra tay giết người chủ mời. Cách thực hiện mặt trận nầy là tập kích bất ngờ, tiêu diệt người cầm đầu, chỉ huy của kẻ địch để triệt hạ những kế sách, sách lược chỉ huy có hại cho đất nước mình. Sau đó người chiến binh sẽ chấp nhận hy sinh nếu không thoát được dù thành công hay thất bại.Người chiến binh thực hiện mặt trận nầy phải là người thông minh, gan dạ, biết ứng phó tùy tình huống và xem cái chết nhẹ như lông hồng.

25/1/14

THAM LUẬN : KỸ THUẬT SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH ,VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP

THAM LUẬN:
KỸ THUẬT  SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH  VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP.

HUY THANH

A- SOẠN THẢO THÔNG BÁO HAY THÔNG CÁO:

1- Thông báo hay Thông Cáo là gì:

Thông cáo hay Thông Báo một văn bản ngắn, viết bằng văn xuôi có mục đích truyền đạt nội dung cho mọi người cùng biết, hoặc để thi hành về một vấn đề nào đó liên quan đến đơn vị phát hành văn bản .Thông báo chỉ có giá trị thông tin, hướng dẫn, để biết hay định hướng chung một vấn đề chứ nó không có không có giá trị thay thế được những văn bản pháp qui, hay luật pháp.

22/1/14

THAM LUẬN: MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC

THAM LUẬN:

MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC

HUY THANH 





Thơ và nhạc là hai hình thức của nghệ thuật dùng để chuyển tải những hoài cảm, tâm cảm đến người thưởng thức. Hai hình thức đó luôn bổ khuyết, nâng cánh cho nhau, để cùng tạo sự thanh thoát ,rung cảm dạt dào cho người nghe. Nói một cách khác Thơ đã có trong nhạc và Nhạc đã có trong Thơ. Hôm nay tội kính gởi đến quý vị và các bạn một số bài Thơ hay được các nhạc sĩ phổ nhạc, được phổ biến rộng rãi trong quần chúng ở VN cũng như hải ngoại.Trong các bài Thơ được phổ nhạc, vì lý do nầy hay lý do khác, nhạc sĩ đôi khi cải cách một số lời bài hát để phù hợp với âm luật, hay chỉ chọn một đoạn nào đó để phổ nhạc những bài thơ quá dài để bảo đảm cho luật cân phương âm nhạc về trường canh được bảo toàn. Những bài thơ tôi chọn giới thiệu, nếu dài quá tôi cũng xin mạn phép tác giả thu gọn lại vài khổ, tuy nhiên ý thơ vẫn bảo toàn , để người nghe nhạc được thưởng thức, vừa nhạc trong Thơ, vừa nắm vững tâm ý, hồn thơ toàn diện của bài thơ đăng lại. Mặt khác bài Thơ sẽ bổ sung cho những tâm ý, hồn thơ mà trong nhạc còn thiếu sót (bởi bị bó buộc của âm luật).Có những bài Thơ dù dài nhưng tôi vẫn lấy toàn bài vi nó là bài Thơ hay, ngược lai những bài Thơ khác tôi bỏ qua vài đoạn không cần thiết .
Một số những bài thơ hay được phổ nhạc tôi đã giới thiệu trong những Entry trước đây như : Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng ( Phạm đình Chương ) , Hoa trắng thôi cài trên áo tím của Kiên Giang (Huỳnh Anh), Tha la xóm đạo của Vũ Anh Khanh ( Dzũng Chinh, Mầu tím hoa sim của Hữu Loan (Phạm Duy) Quê Hương của Phan lạc Tuyên (Đan Thọ, Quê Hương của Giang Nam (Phạm Trọng).. tôi mạn phép không lập lại trong Entry nầy.
Như thường lệ, quý vị, các bạn muốn nghe những bài nhạc nầy xin vào Google, gõ tên bài nhạc để nghe.
Những tác phẩm tôi liệt kê sau đây chỉ một phần trong rất nhiều bài Thơ được phổ Nhạc mà tôi đã nghe nhiều lần sau khi chọn lựa rất kỹ theo quan điểm cá nhân của mình (cũng có thể một số bạn cũng không tán đồng):


20/1/14

THAM LUẬN: THỬ NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC VIẾT LỜI VIỆT DU NHẬP VÀO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TỪ NHỮNG THẬP NIÊN CỦA THẾ KỶ 19

THAM LUẬN :

THỬ NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC VIẾT LỜI 
VIỆT DU NHẬP VÀO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TỪ NHỮNG THẬP NIÊN CỦA THẾ KỶ 19 
HUY THANH


1- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT DU NHẬP VÀO VIỆT NAM :TỪ THẾ KỶ 19 :

Có thể nói Phong trào Nhạc Ngoại Quốc viết lời Việt du nhập vào Việt Nam cùng một lúc với trào lưu văn hóa nghệ thuật Âu Tây phát triển tại nước ta vào những thập niên giữa thế kỷ  19 ( 1950-1975 ) .Trên lãnh vực âm nhạc những bài hát nước ngoài nầy cũng ào ạt chiếm lĩnh sự thưởng ngọan của quần chúng yêu nghệ thuật Việt Nam như một thứ thức ăn mới thay đổi khẩu vị của những bài nhạc viết theo khuôn sáo cũ.

Theo tôi, sự du nhập dòng nhạc ngoại nầy lúc đó có hai dòng chảy song song: thứ nhất là dòng chảy nhạc cổ điển (classique), thứ hai là dòng chảy nhạc hiện đại (modern)

Dòng chảy nhạc cổ điển rất âm thầm du nhập bằng các bản nhạc kinh điển ,thính phòng, những khúc giao hưởng Âu Tây của các nhạc sĩ cổ như Mozart, Betthoven, Strauss, Chopin, Brahms Dòng chảy nhạc hiện đại thì rất đa dạng, vừa có nhạc tình êm dịu, nhạc trung dịu, vừa có nhạc sôi động với lối trình diễn nhún nhẩy kiểu Âu Châu mà thời đó người ta gọi là nhạc kích động hay nhạc TWIST. Cổ vũ rầm rộ cho phong trào nhạc kích động trong thập niên 70 là các nhạc sĩ Trường Kỳ, Khánh Băng, Lê hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Tùng Giang, Nam Lộc. Họ vừa sáng tác theo mô típ Nhạc Trẻ, vừa viết hay dịch lời Việt các bài nhạc ngoại quốc hay.Về ca sĩ trình diễn các loại nhạc kích động nầy thì rất ít nhưng người nào cũng được nhiều khán giả ái mộ như Hùng Cường, Mai lệ Huyền, Túy Phượng, Elvis Phương.

18/1/14

ĐOẢN VĂN: TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

ĐOẢN VĂN

TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

HUY THANH




MỘT: MỘT NGÀY CỦA THANH 
Chớp mắt đó lại sắp hết một năm ,thời gian trôi qua vùn vụt như ai đó ví như tiếng vó câu ngựa nhanh như ngoài khung cửa sổ. Cứ mỗi lần thấy đường phố rộn rịp du khách, những mầu hoa đủ sắc thắm tươi trên lề đường, góc chợ, khu phố là tôi thấy muà xuân lại sắp về.
 Buổi sáng tôi thường thức dậy khi sương mù còn dầy đặc trên những đồi thông còn say ngủ, những đám mây còn lặng lờ dừng chân nghe ngóng tiếng thác bạt ngàn. Tôi có thói quen tập thể dục buổi sáng bằng cách leo lên đồi cao nhìn xuống bờ hồ xa tít, hít thở những tinh hoa của trời đất bằng bước chân khởi hành cho một ngày mới, khi không khí cao nguyên chưa ô nhiễm khói xe  mịt mù.
Quán cà phê nằm tận đỉnh đồi mà rất đông khách. Hình như ở vùng đất cao nguyên, uống cà phê thơm nóng trong mù sương giá lạnh, nghe nhạc trữ tình là một điều không thể thiếu, nhất là những người có một chút máu giang hồ vặt, tâm hồn lãng mạn, một chút ngông đời như tôi. Thú tao nhã ấy dường như là một thời thượng, một thói quen chẳng phải của riêng tôi, mà là còn của cư dân trên vùng thành phố sương mù nầy.  Những người uống cà phê ở đây như theo một luật lệ bất thành văn là  vào quán thì phải im lặng, không nói chuyện phiếm, không làm ồn  ào mà họ để tư duy chìm vào những tiếng hát thoang thoảng, tiếng nhạc rơi rụng dần theo từng giọt cà phê rớt tràn đầy vị đắng trong ly.Mỗi người có một khoảng hoài niệm riêng ,một suy tư chập chùng nào đó trong  trong ký ức, một góc nhỏ lẻ loi nào cuả kỷ niệm .Tất cả dường như có sự tương giao giữa con  người, hiện tại và dĩ vãng  trong  âm thanh  mời gọi của núi rừng, của ký ức.

16/1/14

THƠ: BÀI THƠ TRÊN LÁ CỎ

THƠ:
BÀI THƠ TRÊN LÁ CỎ
HUY THANH

Tặng blogger Cuocsong




Tôi về thu nhặt bóng tôi
Một hồn hoang lạnh, xác côi cút buồn
Tóc người nhuộm nắng tà dương
Áo bay theo gió, thả hương cuối chiều
Tình chưa vầy cuộc tin yêu
Trên không đứt một cánh diều - xót xa

13/1/14

THAM LUẬN: LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833

THAM LUẬN:
LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833
 HUY THANH





1-LỜI MỞ ĐẦU:
Trong lịch sử, không ít những vị vua khi mới lập nghiệp thường nhờ những tướng giỏi hy sinh giúp mình xây dựng giang sơn xã tắc. Nhưng khi lên ngôi vua rồi, tạo dựng được thế lực, quyền uy, ngai vàng vững chắc thì đâm ra lại sợ những vị công thần đó chiếm đoạt ngôi báu của mình hay làm giảm đi oai thế của mình. Do đó ,họ  tìm cách hãm hại công khai hoặc ngấm ngầm những người đã sát cánh cùng minh trong những ngày gian khổ. Một trong những ông vua đó là Minh Mạng với sự trả thù tả quân Lê văn Duyệt sau khi ông chết. Chỉ vì sợ quyền lực của mình bị lung lay bởi vị quan tài giỏi ,đầy công lao nầy. Điều đáng trách là Minh Mạng không dám trả thù công khai khi tả quân Lê văn Duyệt khi còn sống mà trút hết thù hận vào hậu duệ của ông là con nuôi Lê văn Khôi nên xảy ra cuộc binh biến thành Bát Quái (thành Phiên An)  năm 1833, là thành mà Tả quân Lê văn Duyệt cho xây tám cửa như một trận đồ bát quái để giữ an ninh trật tự tại Gia Đinh khi ông còn phụ trách vùng phía Nam trên cương vị Tổng Trấn Gia Định thành. Cuộc trả thù nầy chỉ vì lòng ích kỷ  nhỏ nhen của vua Minh Mạng mà biết bao người vô tội phải chết oan, xương ngập xương, máu ngập máu trong đó có nhiều người Trung Hoa và các giáo sĩ người Pháp, binh sĩ hai bên tham chiến suốt ba năm trời (từ năm 1833 đến năm 1835 giữa binh lính Lê văn Khôi và triều đình).

12/1/14

THƠ: NHỮNG ĐÓA HOA NGÀY TỰU TRƯỜNG

THƠ: NHỮNG ĐÓA HOA NGÀY TỰU TRƯỜNG




 HUY THANH



Rồi cánh phượng cũng rơi vào quá khứ
Cổng trường xưa không còn khép trầm tư
Chân em lại qua lối mòn xưa cũ
Mùa hè qua trong ký ức tạ từ

10/1/14

THAM LUẬN : VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN " CỦA THẠCH LAM


HUY THANH


1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM:

Nhà văn Thạch Lam (1910- 1942) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quảng Nam, ông là em của nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đỗ bằng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học, ông đỗ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan "là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931, sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đã đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay ,một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.

Những sáng tác truyện ngắn  của nhà văn Thạch Lam:

Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chết, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Buổi Sớm, Tiếng Sáo,  Người Bạn Trẻ, Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu