21/2/14

THAM LUẬN: ĐỌC TRUYỆN NGẮN " ANH PHẢI SỐNG " CỦA KHÁI HƯNG

THAM LUẬN

ĐỌC  TRUYỆN  NGẮN:

ANH PHẢI SỐNG

CỦA KHÁI HƯNG


HUY THANH


1- VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KHÁI HƯNG:

 Khái Hưng ( 1896- 1947) tên thật là Trần khánh Giư người xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương (Hải Phòng).. Bút hiệu KHÁI HƯNG là ông lấy chữ đầu của tên họ ráp vào. K (KHÁNH) H ( KHÁNH) Á (KHÁNH) I (GIƯ) H (KHÁI) Ư (GIƯ) N (TRẦN) G (GIƯ) một lối chơi chữ rất khéo của tác giả .
Khái Hưng từng học trường Albert Sarraut, ông đã đỗ bằng Thành Chung và Tú Tài 1, sau đó vào làm công chức nhà nước nhưng chán cảnh làm công bộc vì không đúng chí hướng của mình nên Khái Hưng nghỉ và xin chân day học ở trường tư thục Thăng Long tại Hà Nội. Nơi đây ( từ năm 1930- 1936 ) ông quen nhà văn Nhất Linh, cũng từ Pháp về, hai người cùng dạy một trường. Ý hợp tâm đầu, cả hai cùng thành lập nhóm "Tự Lực Văn Đoàn " chính thức ra mắt trên diễn đàn văn học từ năm 1933. Ban đầu có những cây viết nòng cốt như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, sau đó thêm nhiều nhà văn khác như Thạch Lam v..v..gia nhập nhóm
Từ đó, cặp bài trùng Nhất Linh, Khái Hưng thường viết chung những truyện ngắn, truyện dài theo khuynh hường cải cách xã hội bằng văn học, phê phán hiện tượng mê tín dị đoan, lề lối phong kiến hủ lậu Nho Giáo trong gia đình và ngoài xã hội. Những tác phẩm viết chung của họ rất nổi tiếng nên người ta thường gọi Khái Hưng là Nhị Linh mặc dù ông lớn hơn Nhất Linh 9 tuổi.
Những tác phẩm nổi tiếng của Khái Hưng là: Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), Trống Mái (1936), Nửa Chùng Xuân (1937) Tiêu Sơn Tráng Sĩ (truyện võ hiệp 1937) Tiếng Suối Reo ( 1940 ).
Những tác phẩm cùng viết chung với Nhất Linh là: Gánh hàng Hoa, Đời mưa gió, Anh phải sống,
Ông cũng đã có dịch một bài thơ nổi tiếng cuả Félix Arvers tựa là Tình tuyệt Vọng rất nổi tiếng như sau:

 Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
 Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
 Mà người gieo thảm như hầu không hay 


Khái Hưng mất năm 1947 trong một hoàn cảnh không rõ ràng.

14/2/14

TRUYỆN NGẮN: CUỐI DỐC SƯƠNG MÙ


TRUYỆN NGẮN HỒI KÝ :
CUỐI DỐC SƯƠNG MÙ


HUY THANH




MỘT
TÔI MỘT MÌNH

Tôi bước vào quán cà phê khi cơn mưa bắt đầu dội xuống thành phố những hạt đầu tiên. Qua cửa kiếng đục, những bóng bộ hành vội vã chạy trú mưa mờ nhạt như bóng ma thoắt ẩn thoắt hiên trong ánh đèn xe chạy vội nhấp nháy.

10/2/14

TRUYỆN NGẮN: HỒI KÝ: VÀO NƠI GIÓ CÁT

TRUYỆN NGẮN HỒI KÝ :
VÀO NƠI GIÓ CÁT

HUY THANH

   


 1-
Tôi đã đắn đo suy nghĩ nhiều lần trước khi quyết định cùng đoàn từ thiện đi sang đất Chùa Tháp lần nầy, Như  vậy có nghĩa là một số công việc kinh doanh của tôi trong Công Ty phải tạm dừng lại suốt hai tuần lễ tôi vắng mặt ở văn phòng  làm việc. Những công việc khác tôi tạm thời giao cho người trợ lý thay mặt tôi điều hành. Chuyến đi nầy được tài trợ bởi một Hội Thánh Tin Lành người Việt Nam có trụ sở đặt tại Bắc  California Mỹ, đoàn gồm 20 người, trong đó có 6 người VN, 6 Việt kiều và 8 người Mỹ.

5/2/14

THAM LUẬN: BÀI THƠ ĐƯỜNG "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC " VÀ CUỘC TRANH BIỆN GIỮA TÔN THỌ TƯỜNG VÀ PHAN VĂN TRỊ

THAM LUẬN:

BÀI THƠ ĐƯỜNG "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC " VÀ CUỘC TRANH BIỆN 
GIỮA TÔN THỌ TƯỜNG VÀ PHAN VĂN TRỊ .


HUY THANH

Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị là hai danh sĩ, hai nhà thơ lớn của nước ta sống vào thế kỷ thứ 18,19 trong thời kỳ Pháp thuộc .Công bằng mà nói, theo tôi cả hai người đều có lý tưởng dân tộc , nhưng họ đã thể hiện bằng hai đường lối, hai cách khác nhau, thậm chí chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung . Lịch sử cận đại kết án Tôn thọ Tường theo giặc Pháp, một thứ Việt Gian thời đại , còn Phan văn Trị là chí sĩ yêu nước . Theo tôi quan điểm lịch sử cận đại có cái nhìn quá khe khắt về Tôn thọ Tường , bởi vì trong lịch sử không phải ai làm việc cho Pháp, cộng tác với Pháp đều là Việt Gian bán nước ,mà trái lại, đó cũng có thể là một biện pháp tạm thời ,cũng có một số trong họ sau nầy đã nổi lên chống Pháp ( như Đội Cấn ). Nếu Tôn thọ Tường là hạng người vong bản việt gian thì ông không dại gì mà làm những bài Thơ u uất , bày tỏ nỗi lòng của mình khi làm việc cho Pháp gởi đến các sĩ phu trước những đôi mắt của dò xét của mật thám Pháp. Biện chứng như thế nên tôi mạnh dạn viết những nhận định về Tôn Thọ Tường không phải là một lời biện hộ đúng sai , mà chỉ là một lời giải bày chua xót thay cho ông , một người của lịch sử mà không đặt đúng vào vị trí của lịch sử. Nói cách khác lời tôi phản biện cho ông có thể đi ngược lại quan điểm lịch sử cận đại vốn đã méo mó ít nhiều . Cũng có thể những nhà sử học trước đây cũng có cái nhìn về Tôn Thọ Tường như tôi nên lúc đó tại Sài Gòn có hai con đường Tôn thọ Tường và Phan văn Trị ở Sài Gòn .