31/5/14

THAM LUẬN: VÀI GHI NHẬN VỀ NHÀ VĂN NAM BÔ HỒ BIỂU CHÁNH

THAM LUẬN
VÀI GHI NHẬN VỀ NHÀ VĂN NAM BỘ HỒ BIỂU CHÁNH


HUY THANH

1-VÀI NÉT TIỂU SỬ NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH:

Nhà văn Hồ Biểu Chánh sinh ngày 01/10/1884 (1885?) tại tỉnh Gò Công miền Nam Việt Nam. Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ thành là "Hồ Biểu Chánh". Ông theo học chữ Nho, sau đó là chữ Quốc Ngữ và sau cùng là chữ Pháp tại tỉnh Mỹ Tho Năm 17 tuổi ông lên Saigon học tại trường Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành Chung năm 1905, sau đó ông làm việc tại Saigon và Bạc Liêu Ông xuất thân là thư ký thông ngôn, sau đó ông được thăng dần lên chức tri huyện, rồi tri phủ, làm viêc tại huyện Càn Long, Ô Môn, Phụng Hiệp. Năm 1936 ông thăng lên chức Đốc Phủ Sứ, sau đó một năm ông xin về hưu Năm 1946 ông lại được mời ra làm Nghị viên hội đồng đô thành Sàgòn và sao đó làm Đổng lý văn phòng Bộ Thông Tin (Cấp thứ trưởng) của thủ tướng Nguyễn văn Thinh. Ông nổi tiếng là ông quan thanh liêm, hay thương người nghèo khổ, tranh đấu cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Cuối năm 1946, ông từ quan về hưu sống ẩn dật, hiến cuộc đời còn lại của mình cho sự nghiệp văn học.

26/5/14

Thơ: HÀO KHÍ DIÊN HỒNG


HÀO KHÍ DIÊN HỒNG 

 HUY THANH

(" Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ chớ lo" lời Thái Sư Trần thủ Độ)
("Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc" lời Trần bình Trọng )

Trong đêm tối bỗng vang lừng tiếng trống
Họ từng đòan lũ lượt kéo về đây
Lửa rực trời vạn đuốc sáng trên tay
Hô vang dội với lời thề: "SÁT ĐÁT"

20/5/14

THAM LUẬN: SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

THAM LUẬN:
 
SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG  LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY
VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHƯ THẾ NÀO?

HUY THANH 

1-VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY:
 
Nghĩa đen của từ Lãng mạn: "Lãng" tức sóng nước, chỉ sự rộng lớn mênh mông; còn "Mạn" là sóng từng lớp tràn lên bờ, không bị hạn chế, bởi bất cứ vật cản nào. "Lãng Mạn" là sức sóng nước vỗ tràn lên bờ liên tục không ngừng, không bị ràng buộc gì, hết lớp nầy đến lớp khác. Tình cảm của con người trong văn chương như nước cuộn tràn như vậy, tự do bày tỏ, không hạn chế gì hết. Vào thế kỷ XX, ở Phương Tây triết lý La Mã, Hy Lạp đã lùi dần nhường chỗ cho những tư tưởng tự do bộc phát lan rộng như của John Loc, Montesquieu, J.J Roussau. Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do lãng mạn nầy là con người phải sống cho chủ nghĩa cá nhân một cách tự do nhiều hơn cho cộng đồng. Phong trào văn chương lãng mạn là một hình thức trong trào lưu tư tưởng mới nầy, nó bộc phát trong văn chương nhiều hơn hết nên được gọi là văn chương lãng mạn.

14/5/14

THƠ: ĐƯA NGƯỜI TUYỆT VỌNG

ĐƯA NGƯỜI TUYỆT VỌNG
HUY THANH


Photobucket

1-
Thuyền xa một bến sông sâu
Thấy ta tóc đã ngả mầu tuyết sương
Chèo qua một bến vô thường
Thương người tuyệt vọng dặm trường viễn xa
Tóc bay mấy nẻo  giang hà
Áo suông mấy độ, tàn hoa mấy lần

8/5/14

NHÂN TRỊ HAY PHÁP TRỊ MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ CHẾ ĐỘ TỒN VONG

NHÂN TRỊ HAY PHÁP TRỊ
MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỂ CHẾ ĐỘ TỒN VONG

HUY THANH
(Nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon )



    
     Hình LS HUY THANH


Sự phát triển cuả xã hội loài người thường được phân hoá thành hai từng lớp người khác biệt nhau: là giai cấp thống trị và giai cấp bị tri. Tầng lớp thống trị thường được gọi là Vua, Chúa, Quan Lại hay Lãnh Đạo, còn giai cấp bị trị được gọi là dân đen, thứ dân hay dân chúng. Giai cấp thống trị thường có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng, họ vạch ra những Kế Hoạch đường hướng phát triển của đất nước và chỉ huy việc thực hiện trong luật pháp gồm có Hiến Pháp và những điều luật. Còn giai cấp bị trị là những kẻ thi hành theo đường hướng đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào giai cấp thống trị cũng đúng mà nhiều lúc còn sai gây tai hại cho giai cấp bị trị nên họ phải đứng lên lật đổ gọi là Cách Mạng. Lãnh đạo là một nghệ thuật quyền biến từ thực tế của hoàn cảnh để tìm những xu hướng phát triển tốt nhất cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà mình đang cai trị. Đó là cách hành xử Pháp Luật theo Pháp trị cứng ngắc hay Nhân Trị một cách linh hoạt có lý có tình. Trong lịch sử cổ kim, giai cấp lãnh đạo thường nổi lên từ cái đúng, nhưng dần dần họ lại rơi vào cái sai, cái lỗi thời lũy thoái mà không thấy, hay họ có thấy mà vì bị chói loà trong hào quang chiến thắng nên cố tình không cải cách khiến dân chúng bất mãn phải nổi lên chống đối. Sách binh pháp Tôn Tử có câu: " Biết Người, biết ta trăm trận trăm thắng "tức là ta phải biết thời thế, biết ta là ai,biết người là ai, để tìm một sách lược cho phù hợp với ta và người hầu cả hai đều đạt được mục đich cuối cùng cho nguyện vọng của mình. Trong lich sử cổ kim, có nhiều người lãnh đạo giỏi, nhưng họ lại chỉ biết ta mà không biết người nên có những hậu quả thất bại nặng nề, thậm chí còn bị thân bại danh liệt đến khi cuối đời . Ta thử trở về thời Xuân Thu -Chiến Quốc ( 479- 220 ) của lịch sử Trung Hoa, một nhân vật tôi thấy tiêu biểu cho chủ đề của Entry Pháp Trị nầy là Công tôn Ưởng thường gọi là Vệ Ưởng hay Thương Ưởng. Ông là một nhà cải cách chính trị lớn, nhìn xa, thấy rộng  nhưng vì quá tự phụ, cao ngạo tài của mình mà không biết người biết ta nên thất bại thảm hại đến nỗi thân bại danh liệt.

1/5/14

THƠ: ĐỒI TRĂNG

THƠ :
ĐỒI TRĂNG 



HUY THANH

Em đi từ tạ đồi trăng ấy
Để núi cao nguyên lạnh tủi sầu
Thăm thẳm một ngàn đêm thức dậy
Cũng một ngàn đêm ta mất nhau