27/2/13

TRUYỆN DỊCH: MẤT MẸ


TRUYỆN DỊCH


MẤT MẸ

NGUYÊN TÁC TIẾNG PHÁP:

LES GRANDS  COEURS

TÁC GIẢ:

EDOMONDO DE AMICIS
NGƯỜI DỊCH:

HUY THANH

(Tặng blogger Cuoocjsoongs thay lời chia buồn cuối năm 2012)

Hôm kia, tôi vừa về nhà thì tin buồn chợt đến,  mấy hôm trước đó bạn tôi không đến lớp vì mẹ bạn ấy đau nặng và mất hôm chiều thứ bảy vừa qua. Sáng qua  khi bắt đầu buổi học, thầy gíao tôi nói giọng trang nghiêm khiến cả lớp sụt sùi:

-" Những nỗi bất hạnh lớn lao có thể xảy ra cho bất cứ người nào, hơn thế nữa cho một người con. Nỗi bất hạnh đó vưà xảy ra cho bạn của các con. Bạn con vừa mất mẹ. Ngày mai bạn các con  sẽ vào lớp học lại, các con phải tôn trọng sự đau khổ của bạn, đón bạn với tất cả tấm lòng thương yêu, chia sẻ nỗi đớn đau đó. Các con không đuợc cười đùa với bạn ấy như những ngày bình thường "

25/2/13

THƠ THÁNG HAI VÀ NỔI NHỚ

THƠ:

THÁNG HAI VÀ NỖI NHỚ  

HUY THANH


Bây giờ vàng đá xanh xao
Người đi kẻ ở chênh chao cuộc tình
Ta đi một bóng khóc hình
Em về nước mắt thình lình như mưa

15/2/13

Thơ: DŨNG KHÍ CỜ ĐÀO

THƠ:

DŨNG KHÍ CỜ ĐÀO

HUY THANH


Trong đêm tối họ như đoàn quân ma
Tiến ra Bắc âm thầm như sương khói
Ngựa ngặm tăm ,những bước chân rất vội
Chỉ nhẹ rung một ít lá cây rừng

THAM LUẬN : NHỮNG BI HẬN TRONG CUỘC ĐỜI CÔNG CHÚA NGỌC HÂN

THAM LUẬN :

NHỮNG BI HẬN TRONG CUỘC ĐỜI CÔNG CHÚA NGỌC HÂN

(Viết nhân ngày kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa, giải phóng Thăng Long vào mùng năm Tết năm Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ )

HUY THANH

Người ta thường nói cuộc sống vương giả là cuộc sống sung sướng nhất , nhưng thực ra cuộc đời giàu có sung sướng ,sống trên nhung lụa chưa chắc là không có nỗi khổ đau tuyệt vọng, Trong lịch sử cận đại nước ta ,có một vị công chúa (về sau trở thành Hoàng Hậu) nhưng vẫn sống trong cảnh đau khổ tuyệt vọng triền miên về những bi kịch gia đình , sự tranh giành đoạt lợi trong hoàng tộc khiến bà đâm ra trầm cảm , chán nản cuộc sống nên tìm đến cái chết với hai ngươi con một hòang tử , một công chúa bằng liều thuốc độc. Vị Công Chuá bạc mệnh đó là Lê Ngọc Hân con gái của vua Lê Hiển Tông và là vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ


1- NHÂN DUIYÊN TỪ CHÁNH TRỊ

Công Chuá Ngọc Hân tên là Lê  Ngọc Hân sinh năm Canh Dần 1770 là con thứ chín của vua Lê Hiển Tông , mẹ bà là Nguyễn thị Huyền người tỉnh Bắc Ninh , bà là người tài sắc vẹn toàn, thông minh ,văn hay, chữ tốt nên  được vua cha rất yêu quý, nhân dân quý mến thường gọi bà là bà Chúa Tiên .

Thời bà sống nước ta bị chia ra ba lãnh thổ,của ba triều đình ,mỗi triều đình cát cứ một vùng đất riêng biệt. Ngoài Bắc Hà, vua Lê Hiển Tông được tiếng là vua nhưng chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều trong tay Chuá Trịnh Sâm  một người chuyên quyền, hống hách coi nhà vua chẳng ra gì . Ngay cả lính của Trịnh Sâm cũng giống như chủ tướng thường hà hiếp lê dân, họ,ra vào triều đình không lễ nghi phép tắc gì hết  .Thời đó người ta gọi lính của Trịnh Sâm là bọn límh kiêu binh. Nhà vua rất oán giận nhưng phải ngậm đắng nuốt cay chịu nhục vì không có thế lực chống trả .Trong Nam là vùng đất của Tây Sơn do Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc trị vì đặt kinh đô ở Quy Nhơn  , phía dưới hết là đất của Chúa Nguyễn đang chiến đấu với Tây Sơn để gìành lại lãnh thổ đã mất . Như vậy có thể nói thời đó có ba nước là : Bắc Hà kinh đô Thăng Long của Triều Lê,, miền Trung là của Tây Sơn kinh đô là Quy Nhơn, miền Nam là của Chúa Nguyễn đang lưu vong bên Xiêm La.chờ cơ hội trở về phục quốc
Khi Tây Sơn nổi lên khởi nghĩa , lập triều đại Tây Sơn , Nguyễn Nhạc lên làm vua Tây Sơn xưng là Thái Đức Hoàng Đế , phong cho Nguyễn Lữ làm Tiết Chế Tướng Quân , Nguyễn Huệ làm Long Nhượng tướng quân Nguyễn Nhạc cho,sửa sang lại thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành  tại Quy Nhơn làm kinh đô, thủ phủ của nước Tây Sơn . 
Nghe theo lời khuyên của Nguyễn hũu Chỉnh  nguyên là tướng của vua Lê về hàng Tây Sơn dưới trướng của mình ,và cũng nhận thấy Chúa Trịnh Sâm ngày càng tàn ác hà hiếp vua Lê , Nguyễn Huệ  bèn mang quân ra Bắc lấy danh nghĩa  "phò Lê diệt Trịnh " đánh bọn kiêu binh Trịnh Sâm tan tác , Trịnh Sâm phải trốn lên miền rừng núi . Tháng 6 năm Binh Ngọ 1786 Nguyễn Huệ  sau khi chiến thắng Chúa Trịnh , Nguyễn Huệ chiếm giữ phủ Chúa  ,rồi sau đó bèn kéo quân vào Thăng Long ra mắt vua Lê , được nhà vua phong tứớc Nguyên Soái Phù Chinh Dực Vỏ Uy Quốc Công. Nguyễn Huệ không muốn nhận chức quan nầy vì e ngại mình sẽ bị vua Lê ràng buộc quan chức trong triều đình .Nhưng sau cùng Nguyễn Huệ cũng phải nhận để chứng tỏ ông rất trọng vua Lê  .Nguyễn hữu Chỉnh  thấy Nguyễn Huệ là người có tàì , lại có,phong thái bậc chính nhân quân tử nên có ý muốn làm mai mối cho Nguyễn Huệ và Công Chuá Ngọc Hân con  thứ chín của vua Lê Hiển Tông se duyên cầm sắc. . Vua Hiển Tông năm đó 70 tuổi, ông thấy Nguyễn Huệ la người khí phách anh hùng ,hiên ngang , thấy bọn Trịnh Sâm  chưa bị tiêu diệt hoàn toàn  nên sợ khi Nguyễn Huệ rút quân vào Nam Trịnh Sâm sẽ quay trờ lại đánh vua Lê thì hậu quả sẽ khó lường nên đồng ý gả Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ  nhằm ràng buộc đứa con rể anh hùng nầy ở lại bảo vệ sự nghiệp cho mình . Năm ấy Ngọc Hân mới 16 tuổi và Nguyễn Huệ 33 tuổi
.      .
Đến ngày cưới ( Nguyễn Huệ lúc đó vẫn còn bên phủ Chuá Trinh )  Nguyễn Huệ mang lễ vật xin rước dâu gồm 200 lượng vàng, 2.000 lượng bạc 20 cây lụa gấm,. Đám cưới họ diễn ra thật vui , riêng Ngọc Hân thấy Nguyễn Huệ là một vị tướng có cốt cách anh hùng nên rất bằng lòng mối tơ duyên nầy .

Sau đám cưới, vua Lê vì tuổi già sức yếu nên bệnh hoạn triền miên  . Ông có hai người con trai la Lê Duy Vĩ và Lê Duy Cẩn . Duy Vĩ được lập ngôi thái thử kế ngôi nhưng vì có thù oán với Chúa Trịnh Sâm nên bi giết. Con của Duy Vĩ  là Duy Kỳ được dự tính thay cha lên ngôi vua . Nguyễn Huệ cũng cảm thấy lo âu cho sự nghiệp của cha vợ nên một hôm ông hỏi Ngọc Hân về tài đức của Duy Kỳ  thì bà nói Kỳ chỉ là hạng người nhỏ mọn nên Nguyễn Huệ có ý không bằng lòng cho Duy Kỳ lên làm vua nhà Lê,  Nhưng vì là con rể nên ông cũng không muốn can thiệp mạnh vào nội bộ gia đình bên vợ .Nào ngờ Duy kỳ biết được chuyện nầy nên có ý oán ghét ông dượng Nguyễn Huệ .

Ngày 17/7 năm 1786 vua Lê Hiển Tông  băng hà , vì đất nước một ngày không thể không có vua nên triều đình lập Duy Kỳ lên làm vua tức Lê Chiêu Thống ( sau nầy,Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh sang xâm lược nước ta ) , đồng thời cũng làm đám tang cho nhà vua trong ngày .Lê Chiêu Thống đăng quang ngôi thiên tử  .Vốn ghét ông dượng rể là Nguyễn Huệ nên Duy Kỳ  không mời ông vào triều để tang  cho nhà vua với tư cách con rể.  Nguyễn Huệ rất tức giận cho là  Duy Kỳ ( Lê Chiêu Thống ) khinh rẻ mình nên  giận định kéo binh về Nam . Được tin Nguyễn Huệ có ý rút quân về Nam , Ngọc Hân vội vào triều trách thằng cháu mới lên làm vua mà hỗn láo,  Lê chiêu Thống nghĩ khi Nguyễn Huệ  rút quân về Nam thì Chúa Trịnh sẽ kéo quân trở lại khống chế triều Lê như trước nên vội xin lỗi  Nguyễn Huệ .Ngọc Hân lại khéo léo dàn xếp nội bộ gia đình nên  Nguyễn Huệ bỏ qua đồng ý ở lại Bắc Hà bảo vệ cơ nghiệp nhà Lê.

2- NHỮNG BI HẬN TRONG ĐỜI NGỌC HÂN :

1-  Sau khi vua Lê Hiển Tông mất , triều đình chia làm hai nhóm, nhóm ủng hộ Duy Kỳ lên làm vua là nhóm Hoàng Tộc đứng đầu là Hoàng Thân Vương Quận Công , nhóm ủng hộ Duy Cẩn lên làm vua là nhóm của Ngọc Hân và một số quan lại trung thần khác cho  rằng Duy Cẩn là người hiền đúc xứng đáng làm vua hơn Duy Kỳ  . Vương Quận Công  kết tội Ngọc Hân là cô mà không ưa thằng cháu Duy Kỳ nên xúi chồng là Nguyễn Huệ  "quậy " không cho  Kỳ lên làm vua . Ông triệu tập hoàng gia tuyên bố xoá tên Ngọc Hân ra khỏi gia phả hoàng tộc , điều đó .như một sự truất ngôi Công Chuá , đuổi bà ra khỏi Hoàng Tộc . Ngọc Hân gạt nước mắt âm thầm chịu đụng nỗi khổ đau ,chịu đựng sự ghẻ lạnh bên hoàng gia ruột thịt của mình . Niềm đau đó luôn luôn âm ỉ trong bà mỗi khi nhớ về hình bóng vua Lê Hiển Tông người cha khi còn sống đã yêu thương chăm sóc bà hết lòng . Nay bà bị xoá tên ra khỏi gia phả họ Lê chẳng khác nào bị đuổi ra khỏi ngôi nhà yêu dấu  với biết  bao kỷ niệm với người cha thân yêu .

2-Chuyện gia đình rối rắm chưa được yên thì bên gia đình chồng lại xảy ra biến cố đánh nhau giữa anh em nhà Tây Sơn mà Nguyễn Nhạc cho  lý do bởi tại Ngọc Hân giữ lại Nguyễn Huệ ở Bắc Hà không cho về Quy Nhơn
   
Khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc  cùng hai tướng là Nguyễn hữu Chỉnh và Vũ văn Nhậm  mượn danh nghĩa phò " Lê diệt Trịnh "  đánh chiếm được Phú Xuân thì  Nguyễn Huệ báo tin cho Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn được biết và yêu cầu thêm viện binh .Nguyễn Nhạc hứa sẽ  tiếp viện binh nhưng có ý không bằng lòng vì khi Huệ kéo quân đi không báo cho Nhạc biết  . Nhưng sau đó Nguyễn Huệ lại thừa thắng kéo binh đánh thẳng ra Thăng Long mà không xin ý kiến gì của Nguyễn Nhạc cả khiền ông ta tự ái cho mình là một ông vua, một người anh cả mà thằng em ỷ tài cậy sức coi ông chẳng ra gì . Khi Nguyễn Huệ báo tin thắng trận diệt chúa Trịnh và được vua Lê gả Công Chuá Ngọc Hân thì Nguyễn Nhạc lại tức lồng lộn cho rằng thằng em không biết lễ vua tôi , làm mất mặt vua với ba quân , tự ý lộng quyền cưới vợ, không coi quyền huynh thế phụ ra gì nên mang quân lính cùng100 voi, ra Thăng Long hỏi tội thằng em ngỗ nghịch nhằm phô trương uy thế  .

Tới Thăng Long, khi thấy cô em dâu Ngọc Hân đẹp người lại đẹp nết nên Nguyễn Nhạc dịu cơn tức giận và ca tụng Ngọc Hân hết lời  . Sau đó , Nguyễn Nhạc mang quân về Quy Nhơn ,Nguyễn Huê cũng mang vợ là Ngọc Hân về đóng ở Phú Xuân để đề phòng Chúa Trịnh mang quân trở lại.
 .
Về tới Quy Nhơn , Nguyễn Nhạc gởi thư yêu cầu Nguyễn Huệ  giao nộp vàng bạc, khí giới thu được của Chúa Trịnh trước đây cho triều đình nhưng Nguyễn Huệ đã khen thường ba quân hết sạch nên không còn gì để giao nộp . Nguyễn Nhạc không tin , cho rằng vàng bạc, khí giới Huệ đã cho hết bên nhà vợ là Công Chuá Ngọc Hân nên triệu hồi Nguyễn Huệ về Qui Nhơn giải trình ( nhưng thực ra là hỏi tội ).

Biết được ý định ông vua anh nên Nguyễn Huệ quyết định khồng về .Công Chuá Ngọc Hân muốn có hoà khí trong gia đình bên chồng  nên khuyên Nguyễn Huệ về Quy Nhơn theo lệnh vua anh , nhưng ông nhất quyết không đi .

Nguyễn Nhạc trước đây là tuần biện , có nhiệm vụ thu thuế nộp vào công quỹ  Năm 1771, Nguyễn Nhạc mang hết số tiền thuế đi đánh bạc và thua sạch nên phải trốn tránh quan quân truy nã ,rồi cùng em nổi dậy chống triều đình. Vì mang máu cờ bạc, Nguyễn Nhạc coi đây là  canh bạc ,ván bài thắng lớn của Nguyễn Huệ nên đòi chia phần ăn chiến lợi phẩm  . Thấy bao nhiêu lần triệu hồi mà Nguyễn Huệ không về , Nguyễn Nhạc tức giận mang quân  đánh  vào Phú Xuân trị tội thằng em ngỗ nghịch , Nguyễn Huệ cũng mang quân chống trả . Hai bên đánh nhau tại đèo Hải Vân suốt mấy tháng trời. Máu xương quân sĩ vô tội rơi chỉ vì sự ganh ghét nhỏ nhen của một ông vua có máu cờ bạc . Sau cùng quân Nguyễn Huệ đánh thắng đuổi quân Nguyễn Nhạc chạy về Qui Nhơn . Nguyễn Huệ cho quân vây thành Qui Nhơn dùng đại bác bắn vào thành dữ dội, các cổng thành sắp sập ,Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc lóc xin Nguyễn Huệ nể tình anh em mà rút quân .Nguyễn Huệ thấy dằn mặt ông vua anh láu cá như thế cũng đủ , hơn nữa phải giữ sức quân sĩ để chiến đấu với Chúa Nguyễn nên ra lệnh rút quân vê Phú Xuân , trả lại hết đất đai chiếm được cho Nguyễn Nhạc .

Về tình hình ngoài Bắc Hà , Lê Chiêu Thống một vị vua bất tài đúng như Ngọc Hân đã nhận định không điều khiển nổi vận nước mặc dù phía sau lưng có thế lực của cô ruột và dượng rể là Ngọc Hân và Nguyễn Huệ , nhưng vì y đã trót gây thù với Nguyễn Huệ nên không tin dượng rể sẽ mang quân giúp mình khi có biến cố , biết đâu  Huệ sẽ nương cơ hội nầy sẽ lật đổ mình .Lê Chiêu Thống  chấp nhận sự uy hiếp của Án đô Vương Trịnh Bồng, thà là vậy mà chiếc ngai vàng còn , hơn là nhờ vào Nguyễn Huệ người đã không bằng lòng ủng hộ mình lên làm vua lúc trước .

3- LÊ CHIÊU THỐNG CẦU VIỆN NHÀ THANH  TRUNG HOA 

Trong triều Bằng Quận Công Nguyễn hữu Chỉnh lợi dụng tình thế chuyên quyền, lập bè phái bắt chước nhóm Trịnh Bồng khống chế vua Lê Chiêu Thống vốn đê hèn và khiếp nhược , Nguyễn Huệ hay tịn tức giận kéo binh ra Bắc diệt Nguyễn hữu Chỉnh, xong đâu đó Huệ sắp xếp lại triều đình cho nhà vợ rồi kéo quân về Phú Xuân . Lê Chiêu Thống thấy Nguyễn Huệ dám thay mặt mình sắp xếp lại triều đình nên rất tức giận dượng rể , nghĩ một ngày nào đó Nguyễn Huệ  cũng sẽ chiếm ngai vàng của mình nên " tiên hạ thủ vi cường "  y cầu viện nhà Thanh Trung Hoa  mang quân cứu giúp  Vốn chờ đợi thời cơ để có lý do xâm chiếm Việt Nam , vua Thanh cho Tổng Đốc Lưỡng Quãng Tôn sĩ Nghị, các tướng Hứa thế Hanh , Sầm nghi Đống mang đại quân vào Thăng Long ,đóng tiền quân ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi .Nguyễn Huệ hay tin quân Thanh xâm lược vội lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung kéo binh ra Bắc diệt xâm lăng .

Mồng năm Tết Năm Kỷ Dậu 1789, , với cuộc hành quân thần tốc, mưu trí của Nguyễn Huệ ,quân ta đã từ Nam ra Bắc bất ngờ đánh cho quân Thanh một trận tan tác, Hứa thế Hanh tử trận , Sầm nghi Đống treo cổ tự sát, Tôn sĩ Nghị cùng bọn Lê Chiều Thống vội trốn chạy về Tầu, bon Trịnh Bống cũng trốn chui trốn nhủi vào rừng núi . Nguyễn Huệ vào Thăng Long, chiến bào còn khét mùi thuốc súng., ông hiệu triệu trấn an nhân dân Bắc Hà, tổ chức lại triều đình ,phong cho Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu

4-THẢM  KỊCH CUỐI CÙNG :

Đất nước lại thanh bình, nhưng hạnh phúc của Ngọc Hân lại quá ngắn ngủi vì năm Nhâm Tý 1792 vua Quang Trung Nguyễn Huệ bị bệnh nặng rồi qua đời, con ông với bà chánh cung hoàng hậu Phạm thị Liên là Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi vua. Quyền hành triều đình lọt vào trong tay Thái Sư Bùi Đắc Tuyên là anh cùng mẹ khác cha với bà Phạm Thị Liên .

Vì Ngọc Hân vốn là dòng dõi vua Lê chính thống nên bà và hai con không được Thái Sư Bùi Đắc Tuyên coi trọng bởi dù sao vua Quang Trung Nguyễn Huệ , bà Liên cũng xuất thân từ dân giả nên mầm mống đố kỵ vẫn còn trong ông Thái Sư họ Bùi nầy .  Sự ghẻ lạnh của gia đình bên chồng , nỗi nhớ thương người chồng quá cố, chỗ dựa duy nhất cuối cùng của bà trong gia đình chồng là Nguyễn Huệ không còn nữa nên bà đâm ra suy sup tinh thần hoàn toàn . Bà thường thờ thẫn như người bị mộng du khi nhớ về cha trong dĩ vãng, nhớ về hoàng tộc đã từ bỏ bà ở phương Bắc, bây giờ mất chồng lại cô thân cô quả ở phương Nam . Khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất ,  bà làm bài văn tế thật hay , khi đọc lên ai cũng rơi nước mắt . Bà còn làm bài thơ  "Ai tư vấn " để thương thân phận mình bạc số :
Nào hay sông cạn bể vùi
Lòng trời tráo trở, vận người biệt ly

Để rồi bà tự tâm sự với mình :

Kể sum vầy đã mấy năm nay
Lênh đênh chút phận bèo mây 
Duyên kia đã vậy ,thân nầy nương đâu ?,
Trằn trọc luống đêm thâu ngày tối
Biết cậy ai đắp nỗi bi thương
Trông mong luống những mơ màng
Mơ hồ bằng mộng  bàng hoàng như say
Khi trận gió hoa bay thấp thoáng 
Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu
Vội vàng sửa áo lên chầu
Thương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng
hay :
Nửa cung gãy phím cầm lành
Nỗi con côi cút , nỗi mình bơ vơ
để rồi cuối cùng :
Chữ tình nghĩa trời cao đất rộng
Nỗi đọạn trường còn sống còn đau

Bài thơ than thân trách phận thật là ai oán , câu cuối " Nỗi đọan trường còn sống còn đau " dường như là lời trối trăn của bà.

Thật vậy, sau đó trong một đêm quá đau đớn,trầm cảm tuyệt vọng không tự chủ được, bà đã cho hai con uống thuốc độc và sau đó bà cũng giải thoát nỗi đoạn trường của mình bằng liều độc dược cuối cùng lìa bỏ kiếp sống , chấm dứt một đời hồng nhan bạc phận " NHẤT PHIẾN TÀI TÌNH THIÊN CỔ LỤY" .
Cái đêm định mạng đó là đêm 8/11 năm Kỷ Mùi  ( 4/12/1799 ). Khi đó, bà mới 29 tuổi , công chuá Ngọc Bảo mới 12 tuổi và hoàng tử Quang Đức mới10 tuổi  . Khi bà mất Lễ Bộ thương Thư Tây Sơn kiêm Sử Gia Phan huy Ích đã viết những bài văn tế bà do chính vua Cảnh Thịnh đọc rất cảm động trong ngày tang lễ .
  
5 - BÌNH LUẬN CHO ENTRY :

Người ta thường nói " hồng nhan bạc mệnh " quả thật không sai, xưa nay, những người tài sắc thưòng có những số phận không may mắn như Thuý Kiều, Chiêu Quân. Đạm Tiên , Huyền Trân ,Ngọc Hân. Cùng tên một vần " ân " nhưng Huyền Trân và Ngọc Hân đều có những định mệnh khổ đau khác nhau ,những bi kịch cuộc đời khác nhau dẫn đến những kết cục khác nhau về cuộc đời  . Huyền Trân thì lãng quên cuộc đời ở cửa Phật, còn Ngọc Hân thì tìm đến cõi vĩnh hằng với hai đứa con còn thơ dại . Họ có giống nhau chăng là cả hai đều là Công Chúa ,đều sống trên nhung luạ và được vua cha hết lòng thương yêu, đùm bọc. Họ có một thời kỳ ấu thơ sung sướng vô tư để rồi khi lớn lên  theo như quy luật hưng vong của cuộc sống như ngọn thủy triều lên xuống,  họ bị đẩy xuống vưc thẳm của cuộc đời .

Cuộc hôn nhân cả hai cũng giống nhau là bắt nguồn từ những toan tính chính trị của những " người lớn ", nếu nói họ là nạn nhân thì quá đáng vi họ lấy chồng vẫn sống trên nhung lụa, giầu sang thậm chí còn được phong làm Hoàng Hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ, Tôi nghĩ họ chính là những con cờ thí đúng hơn , họ đi theo  nước cờ của vua cha đặt để , nước cờ đó đã hoá thành định mạng mà chỉ riêng cuộc đời họ mang nhiều hệ lụy .

Làm thân con gái , " tứ đức tam tùng " là một chiếc còng lỗi thời của Khổng Tử đã trói buộc biết bao cô gái chịu thiệt thòi không dám sống thực với ước nguyện của mình ,nhất là dưới chế độ phong kiến. Những cô gái thời đó thường cúi đầu theo sự sắp đặt của cha mẹ về nhân duyên mà không biết đời mình sẽ ra sao kiểu  "trong nhờ đục chịu"  như một ván bài may rủi . Nếu Huyền Trân không lấy Chế Mân, Ngọc Hân không lấy Nguyễn Huệ thì cuộc đời họ có lẽ đã đổi sang một dòng định mạng khác hy vong sáng hơn, họ sẽ không là những goá phụ khi còn quá trẻ. Họ sẽ không coi cuộc đời còn lại của mình như một bể khổ khiến mỗi người trốn lánh bể khổ đó bằng một phương cách riêng của mình. Trốn tránh cuộc đời dù bắng cách nào cũng thiệt thòi cho bản thân, nghiệt ngã cho con cái .

Nếu không là một vi Công Chuá , chắc Huyền Trân và Ngọc Hân cũng có nhiều hạnh phúc khi sống bên cạnh người chồng dân dã bình thường cày sâu cuốc bẫm để sinh nhai . Tiếc thay họ là những Công Chuá, lại tài sắc nên không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của chữ  "tài " và chữ "mệnh" . Nếu có kiếp sau tôi tin rằng hai vị Công Chuá của chúng ta sẽ xin đầu thai làm những người con gái bình thường , ước ao một hạnh phúc bình thưòng và những chữ  "mẫu nghi thiên hạ " họ coi như một hư danh đáng nguyền rủa .

Đà Lạt mồng năm Tết năm Quý Tỵ 2013 nhằm ngày 14/02/2013 

 .
HUY THANH  


x_3d5eb2fd

13/2/13

HỒI KÝ : KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI

HỒI KÝ :

KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI 

HUY THANH

1 -LỜI MỞ ĐẦU :

Nhân ngày Lễ Tình Nhân  14/02/2013 , ngày của những đôi tình nhân đã ,đang, và sẽ yêu thương , tôi xin viết lại một kỷ niệm vui lẫn buồn về mối tình đầu của mình thời còn là học sinh Trung Học.
Người ta ai cũng có nhiều kỷ niệm nhất là những kỷ niệm về tình yêu , những kỷ niệm đó dù vui hay buồn cũng  gắn bó với một thời dĩ vãng, là những chứng tích khó quên của tình yêu . Đăng lại hồi ký nầy , mong rằng quý độc giả , nhất là những bloggers ở lứa tuổi 40, 50 trở lên có dịp tìm lại hình bóng tình yêu của mình ở một khía cạnh nào đó với nhiêu sự cảm thông và gần gũi .  

2- HỒI KÝ : KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI :

  2.1 -

" Trai lớn lên thì lấy vợ, gái lớn lên thì theo chồng " đó là câu nói của ông bà mình thường để lại cho nhiều thế hệ mai sau mỗi khi nhắc nhở con cháu phải làm cái nhiệm vụ thiệng liêng là di truyền  nòi giống .Không hiểu mẹ tôi muốn tôi lấy vợ sớm hay sao mà khi tôi mới mười sáu tuổi mẹ tôi thường nói xa, nói gần câu đó với hàng xóm mà cốt ý chỉ để tôi nghe. Năm đó tôi vừa ở cái tuổi mười sáu  mới lớn, nếu là con gái ở tuổi đó người ta gọi là tuổi "dậy thì", nói theo văn chương cổ là tuổi "cặp kê"," ( kê là cái lược chứ không phải con gà đâu nhé ) lược giắt trâm cài .
Vào tuổi đó nghĩa là những cuộc chơi tạt lon, đánh đáo, bắn bi, đá dế của con trai  ,đánh đũa, nhảy dây,chơi  nhà chòi , nhảy chàm , bỏ khăn của con gái  tạm thời không còn hấp dẫn nữa. Ở tuổi đó tôi  thường thơ thẩn ngắm nhìn những  bóng dáng người khác phái với tà áo dài tha thướt đi ngang qua nhà mỗi sáng, để rồi mơ mộng viển vông ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

Ở tuổi mười sáu, tâm sinh lý  phát triển mạnh nên con người dễ rung động vói thiên nhiên, nhất là với người khác phái. Nghe mẹ tôi nói, tôi nghĩ  nếu muốn có vợ trước hết phải có" bồ" hay  "người yêu "  . Ngày đó bọn trẻ chúng tôi thường gọi người yêu là" bồ" ( dù trai hay gái), còn để phân biệt" bồ trai" hay "bồ gái" chúng tôi gọị  " đào" là bồ nữ, và " kép" bồ nam. Nhưng khổ là tôi hồi đó giờ chỉ biết lo học chứ không quan tâm mấy đến chuyện bồ bịch  nên làm sao có  "bồ" đây ?.

Một sáng bất chợt, tôi thấy bé Chi hàng xóm  (nhỏ hơn tôi có một tuổi) đi học qua ngang nhà , ,tôi chợt có ý nghĩ hay là mình "cua" Chi làm" đào" cho giống với mấy thằng bạn trong lớp." Ở tuổi chúng tôi thằng nào cũng có" bồ,có đào) chỉ mình tôi là còn so lo ( một mình ).
"Cua" là đi làm quen bạn gái, làm quen lịch sự có văn hoá chứ không phải" dê nham nhở" đâu nhé,cũng không phải" tán phét gái đâu,"  người Bắc thường gọi là "đi quạt ".
Tôi không hiểu tại sao hồi đó người ta gọi đi làm quen với bạn gái là đi " cua " , có lẽ lấy từ chữ Pháp âm đọc là cua ( cour ) , nghĩa là quẹo ngõ rẻ thay vì đi con đường thẳng như hồi tuổi thơ, hay  đó là những sách vở học về tình yêu , cour là những quyển sách học , ngày trước những người học hàm thụ không đến trường thường mua cour ( sách ) về nhà học . Vì vậy ngày trước nếu trốn học, bỏ giờ học người ta gọi là "cúp cua" ( coupe-cour )
  
 Nhà tôi với nhà  cô hàng xóm Chi cách nhau một con đường, Chi là con gái một sĩ quan   nên thường đi học chung với ba bằng xe Jeep , mỗi sáng người lính tài xế đến nhà chở ba Chi đi làm việc, Chi đi theo ba đến trường ,.
Năm lên mười hai , mười ba tuổi, mỗi tối lũ trẻ trai gái chúng tôi thường tụ tập trên cái sân cỏ lớn phía trước nhà, chơi nhảy dây, cút bắt, nhảy chàm, bỏ khăn , hay chia phe chơi trò chơi lính kín bắt ăn cướp.Cuộc chơi vô tư , hồn nhiên không hề có sự phân biệt tra gái với những cái đụng chạm rất vô tư  .Hình như định mệnh sắp sẵn cho tôi thân với Chi nên lần nào tôi với Chi cũng bắt thăm cùng một phe. nhóm . Năm lên mười sáu tuổi .,có một lần , trong trò chơi lính kín bắt ăn cướp , tôi vô ý  té ngã xuống đuờng chảy máu ướt cả tay, Chi không ngần ngại lấy vạt áo lau cho tôi, cái chạm tay đầu tiên ấy làm tôi có những cảm giác lạ lùng mà đến bây giờ tôi không quên được. Và những cuộc chơi sau nầy, đôi khi tôi giả vờ té ngã để được Chi chăm sóc để tìm lại những cảm giác ấy , hi hi

  2.2 -.

Nghĩ thế, nên sáng hôm sau tôi vào lớp gặp thằng bạn thân tên Bưởi nhờ nó cố vấn cho cách "cua" đào Tuy nó xấu trai , nhưng lại có " bồ" trước hơn tôi, còn tôi đẹp trai, học giỏi  mà vẫn ê sắc ế bạn gái  .Trường tôi lúc đó lớp lớn chúng tôi con trai học buổi sáng, lớp nhỏ con gái học buổi chiều. Nó làm thế nào mà "cua" được một em lớp nhỏ học buổi chiều ngồi chung chỗ, nên thư đi thư đi lại nhét trong hộc bàn .Thỉnh thoảng hai đứa còn quà cáp cóc,ổi, chôm chôm để lai dưới gầm bàn tặng cho nhau trước khi ra về, làm tôi cũng có nhiều dịp đọc "ké" thư của bồ nó và hưởng "sấy" những món quà trái cây bạn gái gởi lạ dưới gầm bàn

Bưởi ăn nói hay, nhưng chỉ cái tội là viết văn thì đứng gần chót lớp, nó biết tôi giỏi môn văn  nên thường "mướn" tôi viết thư tình hộ nó bằng những "chầu trả ơn " như bao ăn bánh cuốn, uống cà phê trước giờ vào lớp . Sẵn dịp tôi luyện luôn cách viết thư tình để sau nầy tôi sẽ viết cho Chi những bức thư tình lãng mạn, mùi mẫn như thế.
Tâm lý con gái thường thích thơ, nhạc, những lời dịu ngọt  nên khi viết thư giùm cho "bồ"  của thằng Bưởi lần nào tôi cũng "cóp"  mấy câu thơ tình lãng mạn cho bức thư có phần khí thế mùi mẫn cũa TTKH như " Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn .Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn  (Hai sắc hoa Ty Gôn ), hay " Đưa người ta không đưa sang sông. Sao nghe có sóng dậy trong lòng ?( Tống Biệt Hành thơ Thâm Tâm)., hay chen vào vài câu bài hát " Tuổi Biết Buồn " của Phạm Duy  nóí về tuổi dậy thì của người con gái " Buồn đã tới rồi một buổi sáng mưa rơi. ".
Không hiểu tôi viết thư tình mùi mẫn thế nào mà một buổi sáng trong giờ ra chơi cô bồ của thằng Bưởi  đến tìm Bưởi giữa sân trường  Tôi quên nói là vì cái tên Bưởi của nó, nó chê  xấu nên nó mượn cái tên của tôi làm "tạm ứng" cho tương xứng với cái tên Lan của nàng  . Nàng đến hỏi mấy đứa bạn cùng lớp : "Dạ, cho em gặp anh Nguyên  ,"  Nghe nói tên mình . tôi bước ra thì thấy người con gái lạ hoắc lạ huơ, nàng cũng vậy ngạc nhiên nhìn tôi lập lại " " Em muốn gặp anh Nguyên cơ  ". Lúc đó tôi cũng không nghĩ tới là cô" bồ" cuả thằng Bưởi nên nói " Lớp nầy chỉ có tôi tên Nguyên   ". Vưà lúc đó thằng Bưởi từ trong đi ra thấy cô "bồ "của nó ,nó giật mình chạy lại nói chuyện với nàng, còn tôi  hơi " quê " và thành thừa thãi nên đi vào lớp.

Mấy đứa bạn thấy thằng Bưởi đứng nói chuyên với bạn gái nên chọc " Ê Bưởi, dẫn em đi ăn kem đi chứ" ," Bưởi ơi mầy có kẹt tiền tao cho mượn nè"  " Bưởi ơi cái áo mầy mượn tao hôm qua đi với em Hồng trả chưa ? " .Đúng là nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Tôi thấy thằng Bưởi đỏ mặt không biết có phải vì cái tên Bưởi của nó bị "bể" hay là vì những tiếng trêu chọc quá quắt cuả bạn bè .Sau khi Lan vế , tôi hỏi Bưởi" Sao mầy buồn xo vậy?" , nó trả lời " Nàng giận tao sao giấu cái tên Bưởi, và , nàng đòi tao đọc cho nàng nghe hết bài thơ Hai Sắc Hoa Ty Gôn cuả TTKH, tao có biết câu nào đâu mà đọc , nàng giận tao bỏ về rồi, mai mốt thôi để tao đích thân viết xin lỗi nàng, tao không nhờ tới mầy nữa ".

2.3-

Sau khi đã suy nghĩ nhiều đêm ,tôi nhất quyết viết cho Chi một bức thư tỏ tình, muốn cho thư tình của mình viết hay tôi vào nhà sách mua cuốn "Những bức thư tình hay nhất thế giới" về nghiền ngẫm ,nghiên cứu " cóp" vài câu. Tôi cũng chịu khó tìm những bài thơ tình mùi mẫn nhất chép trong thư để minh họạ cho tình yêu của mình đối với Chi  .Viết thư xong, muốn cho nàng cảm động, tôi ghi " anh viết bức  thư nầy vào một đêm mưa lạnh giá không ngủ được vì nhớ em ", hi hi , nhưng thực sự tôi viết vào buổi trưa nắng nóng nực như lửa đốt toát cả mồ hôi . Sau cùng tôi "chôm" chai nước hoa của mẹ tôi xịt vào bức thư cho có mùi thơm khi nàng mở ra đọc thêm ngây ngất . Ôi, cái nghề " cua đào" sao mà lắm giai đoạn và công phu thế ?
Thư viết xong, bây giờ là làm thế nào để gởi cho Chi, vì lúc đó chúng tôi đã lớn sắp qua mười bảy tuổi ,  Chi cũng ít ra đường. Buổi sáng đi học thì đi chung với ba trên xe Jeep có người lính tài xế (vì lúc đó còn chiến tranh), còn về thì về xe đưa rước của trường.
Tôi không có cơ hội nào gặp riêng Chi trao thơ nên  phải chạy qua nhà thằng Bưởi nhờ nó hiến kế .Bưởi cười " Đưa thư vào ban đêm vậy "  Tôi mới chợt nhớ ra, mỗi buổi tối, Chi thường ngồi trên lầu học ở cái bàn, cạnh cửa sổ lúc nào cũng mở ra ngó xuống đường cho mát.  .Tôi nói với nó " Nhưng lầu nhà Chi cao quá làm sao tao đưa thư ? " Thằng Bưởi nói " Mầy yêu quá rồi hoá ra lú lẫn, ngờ nghệch, mầy kiếm cục đá buộc bức thư bên ngoài rối ném mạnh lên chỗ nàng ngồi học  , nàng sẽ nhặt thư lên đọc "
Suy đi tính lại tôi chỉ thấy có cách đó mới gởi  được thư cho Chi  mà thôi nên nói :"Tối nay tao gởi, nhưng mầy theo hỗ trợ tao lấy tinh thần nhé ".
Tối đó, tôi tắm rửa thật sớm, chọn cái quần Jeans "chiến" nhất trong tủ, mang đôi giày xịn kiểu Italie, mặc chiếc áo pull của Mỹ mới toanh của mẹ mua cho dành mặc vào ngày Tết để găp Chi , vì tôi có viết trong thư " Nếu em yêu anh, em hãy xuống đây anh mời em đi uống  "sinh tố " tâm sự, còn em không xuống là em từ chối tình yêu của anh, anh rất đau khổ . ".
Tôi cũng không quên mua chai Briantine ( một loại như kem vuốt tóc thơm bây giờ) chải , tóc mướt  còn hơn cả dầu gội Clear, vừa thơm, vừa đứng . Sau cùng tôi cũng không quên mua cho nàng một chai nước hoa Soir de Paris để làm quà tặng kỷ niệm ngày yêu nhau. Vì tôi giấu mẹ nên chi phí nầy tôi phải nhịn ăn sáng cả tháng mới đủ. Ôi tình yêu thật là nhiệm mầu.  Thằng Bưởi gặp tôi nó trầm trồ vừa khen vừa chửi : " Sao mầy hôm nay " ngựa quá " , bô ( beau =đẹp ) như Alain Delon  ( một nam diễn viên của Pháp )   "

Sau khi tôi chuẩn bị "đạn dược" đã sẵn sàng thì thằng Bưởi cũng vừa tới, nó đi trên chiếc xe Vélo Solex ( một loại xe gắn máy ở trước đầu xe cuả Pháp thời đó là loại xe của con nhà giầu thường đi học ), nó vừa chở tôi, vừa" lên lớp dạy :" Mầy liệng thư lên rồi chờ Chi ngó xuống lầu thấy mầy rồi hãy đi nha " . Tôi cũng hồi hộp " Tao sẽ nghe lời mầy "
Xe thằng Bưởi ngừng hơi xa nhà Chi một chút để tránh tiếng ồn của máy xe có thể làm chú ý đến người nhà của Chi  .Tôi đi bộ đến, Chi đang ngồi học chăm chú dưới ánh đèn bàn .Ôi chao, người tôi yêu ngồi học dười ánh đèn mầu trông đẹp như một pho tượng thạch cao vệ nữ . Tôi lấy cục đá có gói bức thư, lấy hết sức bình sinh ném lên lầu chỗ Chi đang ngồi.  Một tiếng " rảng" vang lên như tiếng thủy tinh bị vỡ, thì ra cục đá mang thư đã trúng vào cái  lọ hoa thũy tinh  làm bể nát  trong phòng.
Tôi hoảng hồn chạy ra leo lên xe , thằng Bưởi cũng thấy nguy cấp vội rồ máy xe, hai đứa tôi vọt lẹ nhưng tôi cũng còn kịp nghe kịp tiếng mẹ Chi chửi theo  " Thằng mất dạy nào ném đá lên phòng vậy ?"

Chạy một lát chúng tôi tưởng thoát nạn, nhưng bỗng phía sau có tiếng chó suả, con chó phốc nhỏ trong nhà Chi phóng ra đang đuổi theo, nó đuổi càng lúc càng gần, tôi phải ném lọ nước hoa mua tặng Chi vào nó, nó dừng lại hửi vài cái rồi tiếp tục đuổi theo.
Xe chúng tôi băng qua khu vuờn ,chui dưới ,những cành cây thấp khiến chúng tôi phải cúi đầu xuống kẻo bị vướng bể đầu , tôi thấy những cành cây thấp như thách đố cái đầu láng o chải Brillantine thơm phúc của tôi như muốn thách đố  " có giỏi lên đây thử sức " .
Sau cùng, bỗng một tiếng "rầm" vang lên, chiếc xe đụng vào gốc cây, tôi lăn một nẻo, thằng Bưởi văng một nẻo . Con chó chồm tới cắn tôi, tôi đấm vào mắt  nó như lời ba tôi dạy chỗ yếu nhất của con thú là đôi mắt. Nó cắn chân tôi, rách quần, chảy máu .Vưà lúc đó nhiều người cầm gậy chạy đến hỗ trợ, con chó thấy đông người có gậy gộc nên cong đuôi chạy về nhà . Họ đưa tội vào bệnh viện. Thế là đôi giày vía Italie, quần Jeans , áo pull  kiểu Mỹ của tôi sau trận quần thảo, vật lộn  với ""chó" thành nùi giẻ rách tả tơi.

Tối đó, mẹ tôi vào bệnh viện thăm tôi, thấy mặt mày, tay chân con mình  bị trầy nát, quần bò ,áo pull  te tua như tàu lá chuối, thương con mẹ hỏi tôi  " Chó nhà khốn nạn nào cắn con vậy ? để mẹ đến mắng vốn tiên sư nhà nó, bắt đền tiền thang thuốc" .
Dĩ nhiên tôi cũng không dám nói với mẹ là chó nhà cuả Chi.

  2.4 -

Thế đấy, những chuyện tình ban đầu ở tuổi mới lớn thường có nhiều kỷ niệm vui buồn, tuy ngô nghê nhưng là những  vết  thương hằn sâu khó quên trong ký ức. Sau nầy, vì hoàn cảnh ,tôi với Chi cũng không thành duyên nợ, đến năm 1975  gia đình Chi đã vượt biên sang Mỹ. Tôi cũng có thời gian qua Pháp rồi ở  Mỹ, cũng hết sức tìm kiếm người bạn tình bé nhỏ năm xưa nhưng biệt chim tăm cá biết đâu tìm.

Mỗi lần tôi nghe lại bài nhạc phổ ca dao  " Tóc mai sợi vắn sợi dài " của nhạc sĩ Phạm Duy
"Tóc mai sợi vắn sợi dài "
"Lấy nhau chẳng đặng thương hoài ngàn năm"
hay bài Nhạc nước Pháp  BANG BANG  nói về những kỷ niệm trò chơi thời thơ ấu của đôi trai gái khi lớn lên dang dở cuộc tình  làm tôi cảm thấy mình nuối tiếc một cái gì đau nhẹ nhàng , sâu lắng.
Bởi vì mối tình đầu như một tia nắng nhẹ hay một làn hương thoảng qua , không ai nắm giữ mãi được trên tay một làn năng ấm hay ướp trọn trong lòng mãi được một mùi hương từ dĩ vãng .

ĐÀ LẠT NGÀY 13/02/ 2013

 photo HT-EMT282.jpg


HUY THANH  .


x_3d5eb2fd

12/2/13

Truyện dịch : NHỮNG TRÁI TIM VĨ ĐẠI

TRUYỆN DICH :

NHỮNG TRÁI TIM VĨ ĐẠI

NGUYÊN TÁC TIẾNG PHÁP : LES GRANDS COEURS

TÁC GIẢ : EDMOND DE AMICIS

NGƯỜI DỊCH : HUY THANH

Lời mở đầu :  Hôm nay tôi dịch hầu qúy vị, các bạn thêm ba tác phẩm ngắn của văn hào người Ý  Edmond de Amicis trích trong quyển " Les Grands Coeurs ". Tiểu sử cuả  văn hào nầy tôi đã viết trên Entry khi dịch truyện ngắn  "Một tai nạn Chìm Tàu" đăng trên Blog của tôi trước đây. Đây thực ra là những bức thư dạy dỗ ,khuyên nhủ của người cha , người mẹ đối với con cái, thiết nghĩ khi xem chúng ta cũng rút được ít nhiều nếu không là kinh nghiệm thì là sự đồng cảm trong giáo dục con cái . Tôi cũng không phải là một dịch giả chuyên nghiệp nên các bản dịch chắc không tránh khỏi sơ sót mong các bậc dịch gỉả đàn anh lượng thứ  chỉ bảo thêm. Trân trọng .     

  1- LÒNG BIẾT ƠN  (  Reconnaissance ) .

       (Thân tặng các bạn Bloggers là thầy , cô giáo trên trái đất nầy ) 


      Enico con
Ba tin chắc rằng bạn thân nhất của con không bao giờ phàn nàn về thầy dạy học của con cả.Tan buổi học hôm nay .con đã nói với ba bằng một giọng rất oán trách thầy ; " Thầy con hôm nay  nóng nảy quá  ". Con hãy nghĩ lại đời con đã bao lần nóng nảy, con đã nhiều lần nóng nảy với ai ?, với ba, với mẹ , hay với anh em họ hàng, ? nghĩa là đối với những người mà sự nóng nảy ấy con cho là những lỗi lầm lớn., Sự nóng nảy nào cũng có lý do cũa nó , thầy con cũng vậy, nhiều năm làm thầy , thầy đã quá mệt nhọc với những lớp học trò mà sô học sinh ngoan ngoãn nhớ ơn thầy thì rất ít ,còn lại là những nguời bội bạc, học xong phủi tay , không nghĩ gì đến công ơn dạy dỗ cực nhọc của thầy thì  nhiều . Ba rất buồn mà nói rằng tất cả học sinh như các con đều mang đến cho thầy nhiều khổ tâm hơn là sự bằng lòng,Vì thế nên người hiền lành nhất trên trên quả địa cầu ở địa vị thầy cũng không thể kềm chế được sự nổi nóng  vì bức xúc Con đâu có biết bao nhiêu lần thầy con bệnh mà vẫn cố găng đến lớp dạy ,dù bệnh của thầy khá trầm trọng ,có thể nghĩ dạy .nhưng thầy không hề bỏ các con. Thầy bực mình vì thầy đau ,mà nỗi đau lòng lớn nhất của thầy là thấy các con biết thầy bị như vậy mà vẫn quậy phá như những ngày bình thường thầy không mang bệnh.
Con hãy kính yêu thầy của con, con kính trọng thầy vì bởi ba rầt kính trọng,mến yêu thầy giáo của con  .Con phải yêu mến thầy vì thầy đã hiến cả cuộc đời cho hạnh phúc của biết bao đứa trẻ mà chúng nó có thể sẽ quên ơn thầy . Hãy kính trọng yêu mến thầy vì thầy đã mở mang sự hiểu biết cho con, đã nâng tâm hồn con cất cánh bay lên vùng trời cao cả nhất , để trái tim các con trở thành vĩ đại  trong những tình yêu cao cả với đất nước, con nguời và nhân loại.  
Mai đây , khi con đã trưởng thành , khi mà ba và thầy con không còn trên cõi đời nầy nữa, thì những kỹ niệm về thầy sẽ luôn luôn hiện ra với kỷ niệm của ba trong ký ức con, con sẽ thấy lòng dậy lên nhiều nổi đau đớn, hối ậân, nuối tiếc . Lúc đó, con không tìm thấy được những nét mệt nhọc trên khuôn mặt của thầy như nhửng ngày xưa nửa, điều đó sẽ làm con hối tiếc , phiền muộn dù đã hơn ba mươi năm trôi qua .Lúc ấy,con sẽ tự hổ thẹn với lòng con, ,con hối hận vì mình đã không yêu mến thầy , đã ăn nói sai trái với thầy những ngày thấy còn là người cha thứ hai dạy dỗ cho cuộc đời con .
Hãy yêu mến thầy vi thầy là thành viên của đại gia đình thầy cô  trên toàn quả địa cầu nầy , những ngưòi đã dạy dỗ hằng nghìn, hằng triệu trẻ em đang lớn lên trong lứa tuổi như con..Thế hệ các con luôn cần họ .
Ba sẽ không hãnh diện chút nào  về tình yêu kính của con đối với ba, nếu con không có tình yêu kính  như vậy đối với những người có công ơn với con , mà trong số đó thầy con là người thứ nhất sau ba mẹ con . Con hãy yêu thầy, coi thầy là người cha , yêu thầy khi thầy an ủi con và cả những lúc thầy rầy la con , những khi thầy công bằng và cả những lúc con cho là thầy không công bằng. Hãy yêu kinh thầy khi thầy vui ,và càng yêu mến thầy hơn khi thầy gặp phải chuyện gì buốn lòng .
Con hãy gọi tiếng thầy  với một lòng tôn kính , bởi vì sau tiếng " Ba " , tiếng " Thầy "có một điạ vị danh dự cao quý nhất, dịu dàng, êm ái nhất.  mà mỗi con  người chúng ta có thể tặng cho  bất cứ một người nào khác  bằng tất cả tâm hồn mình
Ba của con

MẸ TÔI  ( Ma Mère )


Ennico con
Sáng nay trước mặt cô giáo em con, con đã nói một lời thiếu lễ độ với mẹ con, ba muốn từ đây sự việc đó không bao giờ tái diễn nữa . Sự hỗn láo mà con đối với mẹ là một nhát dao đâm vào trái tim ba con biết không  Những năm con còn thơ ấu . mẹ con đã thức suốt ngày đêm gập mình trên chiếc nôi của con, theo dỏi từng hơi thở hổn hển của con  khi con bệnh nặng . Mẹ con đã lo sợ , khóc nức nở khi nghĩ rằng sẽ mất con . Nhớ lại ngày đó ba không thể nào không giận con được, con hãy nghĩ xem , tại sao con lại xúc phạm đến mẹ, người mẹ sẵn  sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh mạng sống để nhường cho con được sống
Ennico con
Con hãy nghĩ đến điều mai sau là đời con sẽ gặp những ngày buồn thảm, mà buồn thảm nhất là ngày con mất mẹ con. Một ngày nào đó khi con trưởng thành  cuộc đời đã làm con trở thành  một thanh niên dũng cảm , cứng rắn . Có thể lúc đó con sẽ nhớ mẹ, thèm nghe tiếng nói của mẹ ,thèm được mẹ dang tay đón con vào lòng . Bởi vì lúc đó dù con có lớn thế nào đi nữa con vẫn sẽ thấy mình như đứa trẻ tội nghiệp, bơ vơ, côi cút cần được che chở . Con sẽ tự trách mình , hối hận những ngày làm mẹ con phiền muộn, lương tâm con sẽ cắn rứt . Dù con có khẩn cầu tha thứ, có thờ phượng linh hồn của mẹ cách mấy đi nữa  thì tất cả  cũng đều là vô ích . Lương tâm con sẽ dày vò, hình ảnh người mẹ hiền lành trong ký ức sẽ làm con như bị khổ hình . Con hãy nhớ rằng tình thương yêu cha mẹ là cái gì thiêng liêng nhất, khốn nạn thay cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó .
Con phải xin lỗi mẹ, và hứa từ nay không được như thế nữa , con xin lỗi mẹ không phải vì sợ ba mà do lòng thành thật hối lỗi của con. Con hãy xin mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con . Ba rất yêu con.vì con là niềm hy vọng của đời ba, nhưng  ba thà mất con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ con . Từ nay cho đến ngày con xin lỗi mẹ . con đừng hôn ba , vì ba sẽ không thể nào hôn đáp trả lại trên vầng trán tội lỗi của con được
Ba của con ..

NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ  ( Les Pauvres )

Ennico con
Sáng nay khi rước con đi học về , mẹ thấy có một người đàn bà ăn xin đang ẵm đứa bé gầy xanh, ốm yếu đi trước  mặt con. Con cũng thấy bà ta nhưng con không cho gì cả dù con có tiền trong túi . Ennico  a , con đừng tập thói quen dửng dưng đối với những người nghèo khổ xin mình giúp đỡ như vậy con nhé . Con hãy nghĩ rằng đứa trẻ đó đang đói , con thử tưởng tượng những lời tuyệt vọng mà mẹ con sẽ nói với con một ngày nào đó : " Ennico ơi, mẹ không còn bánh mì cho con ăn nữa " thì con sẽ đớn đau dường nào .. Khi mẹ  giúp đỡ người nghèo khó nào  , họ đều cảm ơn mẹ bằng cách chúc cho mẹ và  người thân đựơc nhiều sức khoẻ  . Con biết không ,những lời ấy đối với mẹ rất dịu dàng, mẹ biết ơn những người nghèo khổ đó đã chúc mẹ,  vì những lời cầu chúc đó sẽ bảo vệ mẹ, gia đình ta nên mẹ rất vui và nghĩ họ đã trả lại mẹ nhiều hơn những gì mà mẹ cho họ .
Ennico ơi, thỉnh thoảng con nên lấy ra một đồng cho những người khốn khó , một cụ già không nơi nưong tưạ, một bà mẹ không có bánh mì, một đứa trẻ không còn mẹ .Người nghèo khổ rất thích trẻ con giúp đỡ, đó không phải là một điều tủi nhục , người lớn giúp đỡ như làm một điều từ thiện , còn trẻ con giúp đỡ ngoài từ thiện , còn là sự vuốt ve, an ủi con hiểu không ?. Khi con bỏ một đồng vào cái chén ăn xin . là lúc con cũng đồng thời bỏ vào đó một đoá hoa hồng .
Con hãy nhớ con không thiếu thốn gì hết, còn họ thì thiếu thốn tất cả , khi con cầu xin được sung sướng thì họ chỉ xin khỏi chết vì đói. Thật là buồn khi ngoài đường phố, biết bao người giầu có sang trọng lại có những người nghèo khổ cơm không đủ ăn, áo không có mặc .
Ennico của  mẹ, từ nay về sau đừng bao giờ qua trước một bà mẹ ăn xin mà con không bỏ   vào đó một đồng nào nhé .
Mẹ của con    


HUY THANH
 

GHI CHÚ  : Bản dịch nầy đã được Google chọn đăng cùng với các tác giả khác trên trang Web viết về văn hào Edmond  de Amicis với tác phẩm Les grands coeurs bản tiếng Pháp .
 photo 500x500-EMT_zps87a21f8a.jpg

Photobucket

8/2/13

Thơ THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM

THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM

HUY THANH

 photo HTct_zps1d9f51b7.jpg

Ta gặp lại em một cõi nào?
Cuộc tình chưa khuất bóng chiêm bao
Dung nhan vẫn dáng xưa kiều mỵ
Mắt ẩn tinh cầu ngập ánh sao

Ta nhóm tình em với lửa hồng
Soi đường dẫn lối đến mê cung
Hồn đi chín kiếp quay nhìn lại
Thấy cõi trần gian ngập sóng thần      

Rối dáng em về với cỏ cây
Sương mù lạnh buốt cả hai vai
Ta hơ ngọn lửa tình oan nghiệt   
Soi dấu chân em những bước hài

Ta sẽ vì em nhặt lá vàng
Đốt hồn thơ rụng dưới trăng tan
Mong cho ánh lửa tàn mê trận
Bão tắt cho tình bớt hỗn mang

Ta ngắm bàn tay định mệnh nầy
Tìm đường chỉ đứt dấu tương lai
Khi em khép nụ cười nguyên thủy
Là hết nợ tình , hết trả,  vay  

Nhớ thuở ban sơ hứa hẹn đầu
Lửa thiền đốt cháy bãi ca dao
Hồn ta xin khất dời hôn lễ
Xin cưới em vào ..thế kỷ sau

Em đã mang tình ra biển khơi ?
Thả cho sóng chuyển kiếp luân hồi
Mang theo giấc mộng đời hoang tưởng
Trong ký ức chìm nát tả tơi

Em đã vì ta nhạt phấn son
Đôi môi rơi rụng tiếng ru buồn
Ca dao cũng hoá thành nham thạch
Bên võng đưa con lệ chẳng dừng

Ta  hẹn  gặp em một kiếp nào ?
Chỉ còn thể phách giữa hoang vu
Hồn thơ rơi dưới trăng huyền ảo
Thông điệp hồn ta  một bãi sầu

 HUY THANH

 photo signature_4_zps19708f87.gif

7/2/13

ĐOẢN VĂN : TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

ĐOẢN VĂN

TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

HUY THANH

 photo HT-EMT55_zps56a4abf9.jpg  

MỘT : MỘT NGÀY CỦA THANH 

Chớp mắt đó lại sắp hết một năm ,thời gian trôi qua vùn vụt như ai đó ví như tiếng vó câu ngựa nhanh ngoài khung cửa sổ . Cứ mỗi lần thấy đường phố rộn rịp du khách, những mầu hoa đủ sắc thắm tươi trên lề đường ,góc chợ, khu phố ,là tôi thấy muà xuân lại sắp về.
 Buổi sáng tôi thường thức dậy khi sương mù còn dầy đặc trên những đồi thông còn say ngủ, những đám mây còn lặng lờ dừng chân nghe ngóng tiếng thác bạt ngàn . Tôi có thói quen tập thể dục buổi sáng bằng cách leo lên đồi cao nhìn xuống bờ hồ xa tít, hít thở những tinh hoa của trời đất bằng bước chân khởi hành cho một ngày mới, khi không khí cao nguyên chưa ô nhiểm khói xe  mịt mù .
Quán cà phê nằm tận đỉnh đồi mà rất đông khách. Hình như ở vùng đất cao nguyên, uống cà phê thơm nóng trong mù sương giá lạnh, nghe nhạc trữ tình là một điều không thể thiếu , nhất là những người có một chút máu giang hồ vặt, tâm hồn lãng mạn, một chút ngông đời như tôi.Thú tao nhã ấy dường như là một thời thượng, một thói qen chẳng phải của riêng tôi, mà là còn của cư dân trên vùng thành phố sương mù nầy.  Những người uống cà phê ở đây như theo một luật lệ bất thành văn là  vào quán thì phải im lặng, không nói chuyện phiếm, không làm ồn  ào mà họ để tư duy chìm vào những tiếng hát thoang thoảng, tiếng nhạc rơi rụng dần theo tứng giọt cà phê rớt tràn đầy vị đắng trong ly .Mỗi người có một khỏang hoài niệm riêng ,một suy tư chập chùng nào đó trong  trong ký ức.,một góc nhỏ lẻ loi nào cuả kỷ niệm .Tất cả dường như có sự tương giao giữa con  người, hiện tại và dĩ vãng  trong âm thanh  mời gọi của núi rừng, của ký ức
 .
HAI : MỘT NGÀY VỚI CÔNG VIỆC 

Tôi bước vào văn phòng làm việc thì trên bàn đã có sẵn một nhánh hoa đào vừa hé nở những bông búp đầu tiên .Muà xuân lặng lẽ như lãng đãng đâu đây . Những người bạn đồng nghiệp chung quanh đang chờ họp giao ban buổi sáng cuối năm .Trên từng khuôn mặt  họ ,tôi thấy ánh mắt  tràn nhiều niềm vui của muà xuân sắp về, niềm vui còn tiềm ẩn trong tia nhìn , nụ cười chào hỏi, cái bắt tay vội vã xã giao nhưng  ấm êm hơn mọi ngày bình thường .Niềm vui đó như một nụ hoa hàm tiếu  mà tôi bắt gặp còn e ấp, thoắt ẩn, thoắt hiện trên từng chiếc áo lụa, áo dài, áo đầm, áo sườn xám  mới may ,còn nấp trong chiếc áo len cố hữu của phái nữ đang  ngồi trong phòng họp Mầu sắc đó chen lẫn nhiều mầu cà vạt với những  hoa văn đẹp đẻ của phái nam đang ngồi tụ tập cuối  phòng   Tất cả đều đẹp hơn mọi ngày , mùa xuân có khác .
Tôi kết thúc buổi  họp giao ban sớm để mọi người có thời gian đi bát phố, ra chợ hoa mua sắm, hay ngắm những nhành đào, nhành mai, đủ loại sặc sỡ  trên đường phố đang trở mình thức giấc theo tiếng còi xe nhộn nhịp , theo tiếng chân khách du xuân rộn ràng.  Buổi họp cuối năm , tôi chỉ nói  vài lời ngắn gọn ,những gì đã  làm được trong năm và sẽ làm trong năm tới. Sau đó là lời Chúc Tết đến gia đình họ kèm những phong lì xì tựơng trưng  điều may mắn đầu năm .Tôi không nói nhiều như những ngày họp thường lệ vì biết rằng họ cũng không còn tâm tư để nghe khi tiếng trống muá lân vang rộn ràng trên đưòng phố dần dần rộn rịp ,họ ngồi họp mà để tâm hồn đâu đâu , tôi vốn không thích làm những điều vô ích đó
  .  
BA : MỘT NGÀY VỚI ĐỜI

Một mình tôi ngồi lại trong căn phòng mà vài ba ngày trước đây còn đông đủ nhân viên .Giờ nây trống vắng và đìu hiu .Chiếc máy điều hoà vẫn làm việc âm thầm như một gã xa phu kéo chiếc kiệu đi con đuờng không có đích tới. Tôi lấy xấp thiệp chúc Tết để trên bàn ra xem ai đã chúc Tết mình, và mình sẽ chúc Tết ai .Những tấm Thiệp Chúc Xuân thật đẹp,những hình ảnh đủ khía cạnh của mùa xuận theo góc chụp , góc vẽ đa dạng và phong phú .Những bức  tranh Đông Hồ nét vẽ truyền kỳ, những nét bút thư pháp như rồng bay phượng muá. Hình như người ta chỉ chờ đợi đến muà Xuân mới có dịp chúc nhau, tại sao nhỉ,sao những tấm thiệp nầy không đến trong  những ngày thường  khi mà trong cuộc sống  còn nhiều nỗi lo toan về cơm ăn áo mặc, Có rất nhiều điều cần chúc một ngày bình thường hơn là đợi tới một ngày xuân để gởi như một thủ tục xã giao .Tôi mỉm cười khi  vài bì thư gởi thiệp xuân, kèm theo là những tờ rơi bướm quảng cáo sản phẩm của một công Ty X, Y nào đó . Tôi không hiểu thiệp nầy là lời Chúc Tết  thực sự từ cái Tâm của người gởi hay là cách quảng cáo hàng. Tôi chợt nhớ lại nhiều khi xem truyền hình, trong những cuộc thi giải trí vô tội vạ nào đó  mà thí snh, có khi luôn cả MC, mặc những chiếc áo có gắn logo hay vài chữ quảng cáo sản phẩm cho một  công ty tài trợ của Chương trình đó thật là lố bịch . Nhưng tôi cũng rất thông cảm vì nếu không có họ thì không có tiền để làm giải thưởng cho thí sinh , một sự tính toán đôi bên điều có lợi Theo tôi đó là lối tiếp thị quá bình dân,  không phải lối tiếp thị của một nền kinh tế vĩ mô. Ở các nước phương Tây, thường người ta tiếp thị bằng triển lãm đơn phương, song phương hay đa phương, phương tiện truyền thông chỉ là cái loa kêu gọi. Có ai mà dám tin những gì quảng cáo tuyệt đối khi mà tai chỉ nghe nhưng mắt chưa thấy bởi cuộc đời đầy dẫy những dối trá lọc lừa . Những sản phẩm ảo ,thực rất khó phân biệt .Đúng thật, đời sống là một lăng kính muôn mầu muôn vẻ mà con người đi trong đó như lạc vào một mê cung , đi quanh, đi quẩn cũng không thoát khỏi vòng danh lợi cơm áo, như con kiến bò vòng vòng trên miệng chén mà không biết  bao giờ đến điểm cuối cùng .Để đạt mục đích , người ta làm tất cả , kể cả những thủ  đoạn lừa lọc dối trá giữa người thân , bạn bè . Rất may, trong mớ tạp nham đó còn một số ít người giữ được đạo lý làm người.
   
BỐN : MỘT NGÀY VỚI BLOGSPOT 

Tôi mở máy tính gõ Blog của mình, từ khi yahoo blog ngưng hoạt động ,  tôi phải dời nhà vào blogspot nầy Tất cả phải làm lại từ đầu., bạn bè đều tản lạc mỗi người một nơi , thỉnh thoảng lại gặp nhau trong cái ngỡ ngàng trên một vùng đất mới . Tôi xem lại những bài comment của độc giả  .Có những bài bình luận rất chi tiết bài viết của tôi về hình thức cũng như nội dung .Có những bạn chỉ gởi một lời hỏi thăm , tâm sự ngắn, hay thảo luận những vấn đề không liên hệ gì đến Entry hiện hữu .Tất cả lời bình tôi đều trân trọng, trả lời với nhiệt tâm, trả lời đầy đủ bằng tất cả kiến thức , sự thận trọng cố hữu của mình .Như tôi đã nói Blog của tôi là một diễn đàn văn học, một mặt trận giao lưu kiến thức  văn hoá , nghệ thuật, âm nhạc đến các lĩnh vực khác như khoa học, triết học, giáo dục, tôn giáo ..v..v .Một môi trường để học hỏi bạn và để bạn học hỏi mình trong cái biển khơi kiến thức bao la . Tôi không ngại những tiếng chê bai nếu bạn bè bình luận với sự chân thành dù sai hay đúng, đúng thì phải nhìn nhận để sửa chữa chứ không thể đặt cái :" tôi "  mình quá lớn , còn sai hay có sự nhầm lẫn nào đó thì phải giải thích rõ ràng để đạt sự cảm thông .
Nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn vì hình như một số bạn bloggers né tránh lời chê để viết những lời khen xã giao có những lời khen thật, nhưng cũng có những lời khen có vẻ như là một hình thức đãi bôi vì lịch sự như trả lể sự thăm viếng của tôi vào Blog họ  mặc dù bài viết của tôi cũng còn  dẫy đầy những khuyết điểm .
Trong những lời comment, không những người viết bài, người bình luận, người viết Reply đọc trao đổi quan điểm  lẫn nhau, mà còn những độc gỉa khác tham dự ngấm ngầm dù họ không viết lời bình, nhưng họ vẫn theo dõi, nhận xét lời bình đúng hay sai . Đây là những trọng tài vô hình, những quan toà vô tư ẩn mặt , đánh giá người viết và người phê bình.
Tôi cũng đã từng tâm sự với những bạn bè trên Blog là tôi không sợ bình luận mà chỉ sợ không ai bình luận,vì bình luận là sự động viền cho người viết biết rằng entry của mình còn có người đọc và quan tâm. Về số lượng độc giả, tôi cũng không cần nhiều mà tôi chỉ cần một số ít độc giả có cùng chung ( hay đối nghịch) những quan điểm , thảo luận toàn diện mọi khía cạnh xã hội  để học hỏi lẫn nhau  .
Một bài Entry là một thông điệp , và một comment là kết quả phản hồi thông điệp đó .Dù thế nào đi nữa, cả hai cũng phải cần có một mẫu số chung về nhân sinh quan  ,những đồng cảm trong lăng kính cuộc sống .Tôi chỉ cần một số độc gỉa ít, nhưng có chất lượng , có nhiệt tâm xây dựng lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ chứ không phải cần số đông để  phô trương ,nói chuyện phiếm , bởi tôi không có thì giờ rảnh để làm những chuyện vô ích đó , hay  xử dụng Blog như là một sân chơi ảo vô tội vạ những khi nhàn rỗi
.
NĂM : MỘT NGÀY VỚI CON 

Con thân yêu của ba .
Vậy là muà Xuân năm nay cha con ta không còn xa cách như những mùa xuân trước nữa .Thời gian lụn tàn dần, lạnh lùng rơi theo những tờ lịch, những lúc mặt trời lên rồi đêm xuống,buổi sáng thức dậy mới hay mình còn sống,còn được làm người ,thì thôi cũng xin tạ ơn đời .
Bốn năm qua ,đêm giao thừa nào ba  cũng lặng lẻ đi quanh một vòng thành phố trong sương khuya dầy đặc. Mọị người đi hái lộc sớm đầu năm rất vui vẻ , từng đôi lưá nắm tay nhau âu yếm làm ba chạnh nhớ những ngày đầu tiên hạnh phúc với mẹ con khi ba mẹ cũng còn trẻ như thế .
Nhiều lúc nhớ con, ba có cảm tưởng là mình đã không tròn trách nhiệm người cha như một sự vong ân bội nghĩa nào đó với mẹ con .Có khi nửa đêm về sáng , ba choàng thức dậy trong cái bóng đêm lẻ loi , chợt thấy mình như lạc vào một sông mê đầy mộng mị , không biết đâu là hư ,đâu là thực , đâu là bến , đâu là bờ. Ba như người mộng du , hành động mà không biết mình đã làm gì bởi ý thức đã tê liệt  không còn cảm gíac, tâm hồn đã bị vong thân, băng hoại từ bao giớ.
Người ta nói những người mang chứng trầm cảm , tư duy luôn quanh quẩn trong ký ức với  những nỗi đau vô hình , những hoang mị chiêm bao mà  cứ ngỡ là đời thật ,ba có lẽ như thế .
Đời ba  lênh đênh cũng nhiều, vấp ngã cũng nhiều ,phấn dấu cũng nhiều , có những lúc ba thách đố số phận , đánh những ván bài  định mạng và đặt cược bằng mạng sống của mình. Trường đời đã dạy ba làm người phải có nghị lực , phải can đảm , nó là một chiến trường mà kẻ địch không những ở chung quanh chúng ta mà còn ẩn thân trong ngay cả chính mình . Phải biến tuyệt vọng thành hy vọng, dù ở trong mọi nghiệt ngã nào của cuộc sống ," tận nhân lực" rồi mới "tri thiên mệnh "con ạ.
Hình dung ngày hăm tám Tết nầy cha con chúng ta sẽ gặp nhau sau nhiều năm dài xa cách lòng ba mới thấy mùa xuân nầy có ý nghĩa thực sự .Mười hai giờ khuya gió phi trường sẽ rất lạnh , nhưng lòng ba rất ấm vì sẽ gặp lại con . Con ba đã trưởng thành rất nhiều trong một xã hội sống nhiều thực dụng  Ngày con đi ba đã dạy con phải tự tin bản lãnh của mình trong mọi hoàn cảnh nơi xứ người như ba đã từng sống  Ba mong con như thế dù con là con gái , và con đã làm được như thế, ba rất cám ơn và hãnh diện vì con .
        
SÁU : MỘT NGÀY TÔI VỚI TÔI

Sau mỗi ngày hết giờ làm việc ,niềm vui duy nhất của tôi là được thay chiếc áo veste, cởi chiếc cravatte  lúc nào cũng trịnh trọng đeo trên cổ để thay chiếc áo pull trắng ,.mặc chiếc quần short ngắn jeans trắng,mang vớ trắng, giầy thể thao trắng  , xách vợt tennis đi quần thảo với bạn bè trên sân quần vợt hay chơi gold trên đồi Cù . Lúc đó tôi mới tìm lại được chính mình,quên đi những lo toan của một ngày với bao nhiêu suy tư đối phó trong một thương trường đầy bất trắc ,có thể nói ban ngày tôi chỉ là cái bóng , ban đêm tôi mới tìm lại được chính mình.
Buổi chiều ĐaLạt vẫn quanh năm sương khói .Trên  nhiều con đường thành phố cũng như sơn thôn ,những mầu áo len đủ sắc của người dân Đalat  kể cả của những người dân tộc thiểu số   như hoà cùng các loài hoa bách thảo tô thắm thêm vẻ đẹp diễm tuyệt của núi rừng . Những khu vườn  trồng hoa cải trải dài từ sườn đồi xuống thung lũng, những bắp cải to đùng nằm trên nền cỏ như những cù lao nằm giữa biển khơi .Những cánh đồng hoa bạt ngàn đủ loại sực nức huơng thơm như chào đón du khách tìm tới chiêm ngưỡng thành phố hoa và sương mù nầy .Đứng trên đồi nhìn xuống những rừng thông bạt ngàn, sương mù lãng đãng , ĐaLat như một bức tranh thủy mặc trầm tư với tiếng thác vang dội từ xa , tiếng thông reo vi vút tạo thành một  khúc nhạc hoà tấu  thiên nhiên đặc thù của vùng đất cao nguyên lạnh lẽo quanh năm nầy .Nó là nơi dung thân của những con người đã chán chê thế sự hay trốn tránh những kỷ niệm đau buồn ,tìm một nơi ẩn dật  nào đó cho thể xác lẫn tâm hồn. Là nơi tiêu dao của  con người khi đã cởi chiếc giầy thế nhân máng hai bên đôi sừng trâu ,làm gã mục đồng ngồi vắt vẻo thổi tiếng tiêu sầu khi bóng hoàng hôn lịm tàn trên đường về cô thôn , bản Thượng .
Đó là những lý do tại sao tôi trốn chạy SàiGòn với bao mảnh vỡ của kỷ niệm từ thời ấu thơ đến lúc trưởng thành , những con đường góc phố mà mỗi viên gạch lót lề đường dường như còn quen thuộc dấu vết bàn chân..Những cuộc tình ngây ngô lãng mạn thời tuổi trẻ xa khuất   Những quán hàng thân quen như Thanh Bạch, Mai Hương, La Pagode, Givral , Continental  ,những phòng trà vũ trường như  Queen Bye , Đêm Mầu Hồng . Au Chalet , Jo Marcel  . Những lối đi vào Thương Xá Tax , Rex , hay Passage  EDen chiều chủ nhật rộp rịp những cặp tình nhân   Tất cả , tất cả bây giờ chỉ còn như là khúc phim viễn tưởng mà diễn viên  bây giờ người thì mất , người thì trong  nỗi nhớ ngậm ngùi .

Về ĐaLat , tôi không có một chút hối hận nào khi bỏ SàiGòn , vì ở đây tôi thấy mình như trẻ lại như bác sĩ Yersin khi khám phá ra vùng đất nầy đã ghi trong nhật ký :"  Sự mát lành của không khí đã làm tôi quên đi nỗi mệt nhọc ,và làm tôi nhớ lại niềm vui  giống như  cậu bé học sinh thời Trung Học chạy hết tốc lực lên xuống tất cả những ngọn đồi .( La fraicheur  de l 'air m'avait  fait oublier le fatigue et je me rappelle  la joie que j'éprouvais à courrir comme un jeune collégien ,montant et descendant  les  collines à toute allure)   

Để chấm dứt bài viết nầy, tôi xin mượn hai câu thơ của một nhà thơ cổ, viết lên tâm trạng của ông mà tôi rất tâm đắc vì rất phù hợp với tâm trạng tôi lúc nầy  :

 "TA DẠI TA TÌM NƠI VẮNG VẺ "
 "NGƯỜI KHÔN NGƯỜI ĐẾN CHỐN LAO XAO"

Đà Lạt thứ năm 07/02/2013 nhằm ngày 27 tháng chạp giáp Tết Quý Tỵ 2013 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            
HUY THANH

 
x_3d5eb2fd photo x_3d5eb2fd.gif

5/2/13

NHỮNG TRANG NHẬT KÝ VIẾT VỀ MẸ TÔI

NHỮNG TRANG NHẬT KÝ NGÀY TẾT VIẾT VỀ MẸ TÔI

HUY THANH

(Bài đoạt giải cuộc thi văn học đề tài : VIẾT KÝ ỨC VỀ NGƯỜI MẸ VIỆT NAM do Bộ Giáo Dục phát động dành cho học sinh bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp các trường Trung Học Công lập và Tư Thục tại SàiGòn trước năm 1975 )

Thưa mẹ.
Hôm nay là ngày ba mươi Tết , trước bàn thờ của mẹ con xin đốt một nén nhang lòng để tưởng nhớ mẹ, người đã sinh ra nuôi nấng dạy dỗ con khôn lớn thành người. Tuy hôm nay trên đường đời con chưa thật sự bước vào ,chưa vững bước và bên con không còn hình bóng người mẹ thân yêu đã dìu dắt con những bước đầu tiên đến ngôi trường làng nữa. Nhưng con tin rằng mẹ vẫn ở bên con, mãi mãi là bóng mát cho con dù con ở bất cứ lứa tuổi nào trong cuộc sống cho đến ngày con theo về với mẹ.
Trong tập Nhật ký của con ,những trang ký ức mùa xuân viết về hình bóng mẹ thật đầy Nhân dịp cuối năm con xin đọc mẹ nghe một vài đoạn trong làn nhang khói vọng tưởng tri ân  .Mong hồn mẹ linh thiêng về chứng chiếu cho tấm lòng thành của con . Đây là những lời văn con viết từ đáy lòng nên cũng có những đoạn không được gẫy gọn và khúc triết lắm, mong mẹ thông cảm :

Hôm nay là chiều ba mươi Tết, nhà nhà đều chuẩn bị đón giao thừa, các em con đều tắm rửa rất sớm , mặc những bộ quần áo thật đẹp tung tăng chạy chơi sang nhà hàng xóm với phong pháo chuột và cây nhang đốt cầm tay. Con thi giúp ba chùi lại bô lư đồng cho thật sáng để lát nữa cúng cơm đón ông bà về ăn Tết cho hên, cho gặp nhiều may mắn đầu năm.Một vài nhà đón ông bà sớm, mùi nhang thơm bay sực nức cả xóm làng.Rồi những tràng pháo tiểu nổ rền vang ,lâu lâu một tiếng pháo đại ầm lên làm mọị người giật mình trong sự háo hức đón mùa xuân mới.Không biết ai đã khéo chọn thời tiết để đặt tên bốn mùa xuân hạ thu đông đúng với sắc mầu của vạn vật. Mùa xuân dường như mầu nắng  đẹp hơn, hoa cỏ khởi sắc hơn , không khí trong lành hơn.Những công việc nặng nhọc hằng ngày, những lo âu khắc khoải, nhất là chuyện khói lửa chiến tranh đành tạm gác để hưởng những giây phút thanh bình mùa xuân, dù mong manh tạm bợ nhưng thà có còn hơn không .Khi những tràng pháo nổ vừa dứt vẫn còn nghi ngút khói, bọn con nít đổ xô vào "hôi" pháo ,chúng chen lấn, giành giựt nhau nhặt những viên pháo còn sót chưa cháy hay cháy dở để dành đốt lẻ. Mẹ đang hâm nồi canh khổ qua nhồi thịt trong bếp nói vọng ra  :"Thằng Ba coi có đứa em nào đang  "hôi" pháo gọi về ngay, nguy hiểm lắm, nó nổ thì chỉ có tét tay, đừng để Tết nhứt phải đi băng bó mà xui cả năm đó "  .

Lúc đó con mới chợt thấy mình đã lớn,và rất hãnh diện  được mẹ giao cho trọng trách làm anh chăm sóc em nhưng vì con đang mải mê  xem đám đá gà ngoài sân nên nói dối mẹ :" Không có đứa nào mẹ a ". Sỡ dĩ con dám nói dối mẹ vì trong tiếng cãi cọ dành nhau từng viên pháo không có tiếng các em con , lúc đó trong đầu óc con chỉ  nghĩ nối dối thì phải có " căn". Đó là điều con nói dối đầu tiên với mẹ mà con mãi ân hận sau nầy ,bởi mẹ đã từng dạy con làm con không nên nói dối cha mẹ dù là điều cỏn con nhất.   
Kỷ niệm về mẹ ngày Tết đối với con thật nhiều, nhưng hình bóng mẹ gắn bó nhất với con nhất là những chuỗi ngày thơ ấu mẹ đưa đi học.Hồi đó con học ở một trường làng vùng quê, đi học phải qua con đò nhỏ, rồi phải đi trên con đường làng hẹp đắp đất bùn mà mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì nứt nẻ rất khó đi. Lại còn phải qua những cây cầu khỉ chênh vênh đong đưa nhiều lúc như không chịu được sức nặng của mẹ con ta chực gãy ném xuống dòng nước đục ngầu. Những khoảng đường khó đi mẹ thường cõng con đi sợ con té ,nhiều lần con thấy mẹ trợt chân suýt té ngã nhưng mẹ bậm chân xuống đất bùn trụ vững để hai mẹ con khỏi té . Có phải đó là do lòng thương yêu con nên mẹ có sức mạnh thần kỳ đứng vững trước những nhấp nhô của đường đời ?. Con nguyện sau nầy  lớn lên trước những cám dỗ của xã hội loài người, con sẽ trụ vững như mẹ để xứng đáng với bài học hôm nay mẹ day con , có tình thương yêu gia đình và đồng loại là có tất cả .Nếu  mai sau con để mình vấp ngã trên đường đời điều đó đồng nghĩa với sự vong ơn bội nghĩa phải không mẹ ? 
Khi những tiếng ve kêu ran trong bóng mát rợp của hàng cây phượng trồng chung quanh sân trường là con biết mùa hè đã trở về.Mùa hè với con có nhiêu niềm vui lớn là được chơi đùa thỏa thích mà không phải âu lo canh cánh về bài vở như những ngày còn đến lớp trước đây nữa.Nhưng niềm vui lớn nhất của con là sắp trở về thăm mẹ , sắp được nhìn làng quê ta những mùa gặt vui nhộn xóm nhộn làng với mùi lúa chín thơm phưng phức. Để kỷ niệm một năm học dài, chúng con chuyền tay nhau viết lưu bút ,mỗi đứa đều muốn cuốn lưu bút của mình thật đẹp, thật nhiều bài viết của bạn bè nên trang trí những hình hoa văn thật đẹp đầy hoa lá cành.Chúng con cũng đón thầy, cô để nhờ viết lưu bút hầu giữ lại một chút gì gọi là kỷ niệm của những người đã dạy dỗ, dìu dắt chúng con  bước chập chững vào vườn kiến thức khi còn non nớt..Những ngày cuối năm học, lớp chúng con không khí khác hẳn không như những ngày còn trong năm học.Vui như ngày Tết mẹ a, con thấy nắng vàng ngoài song cửa như đẹp hơn, những hoa phượng như thắm đỏ hơn, và nhiều nụ cười tiếng nói trong lớp hơn mà không bị thầy cô la mắng.Ngay cả thầy giám thị, ngày thường chúng con thấy thầy cầm cây roi đi ngoài hành lang lớp xem đưa nào chểnh mảng học không nghe lời thầy giảng là thây kêu ra quất cho vài roi. Lúc đó chúng con ai cũng ghét thầy, thấy bóng thầy từ xa là vội chạy trốn như gặp cọp, nhưng mấy hôm nay sao thầy hiền thế, gặp chúng con thầy cười vui vẻ hỏi tùng đứa chương trình nghỉ hè ra sao ?Thầy cô cũng vậỵ, những thầy nổi tiếng nghiêm khắc nhất suốt một năm không có nụ cười bây giờ khi chúng con cúi chào thầy mỉm cười đưa tay bắt từng đứa.Có lẽ trước viển cảnh chia ly, dù chỉ là thời gian ngắn ai cũng tiếc nuối những cái gì đã qua, dù vui, dù buồn khi nó đã trở thành kỷ niệm, những viên ngọc quý của đời người.Ngày cuối niên học lớp nào cũng giăng hoa,mang đàn trống vào lớp học để "trình diễn văn nghệ" vui tiệc chia tay với thầy với bạn. Bạn con cũng hỏi bãi trường nầy làm gì, con hãnh diện trã lời là : " Về thăm mẹ," vì suốt một năm mãi lo học, hình bóng của mẹ dường như xa khuất trong con, và ít nhiều ,dù không muốn con cũng trở thành đứa con bất hiếu .
Sau khi cúng rước ông bà chiều Ba Mươi Tết  ,chúng con nhận được những bao lì xì mầu đỏ như xác pháo ba mẹ cho sau khi khoanh tay chúc ba mẹ những lời tốt đẹp nhất. Gia đình ta cùng ngồi bên mâm cơm cuối năm, mâm cơn đầy thức ăn ngày Tết như thịt kho trứng, canh khổ qua dồn thịt, lạp xưởng, củ kiệu, dưa giá, cá kho, dưa hấu. Con mặc dù lớn nhưng cũng dành với các em ngồi gần mẹ trong khi ba nói đùa : " Đứa nào cũng dành ngồi gần mẹ còn ba chắc ế quá ", nghe ba nói vây con thấy thương ba vô hạn nên ngồi xích lại gần ba. Trong cuộc sống, con thấy người cha cũng có công lao dưỡng dục con cái đâu có thua kém gì người mẹ, thế mà tại sao trong văn chương họ lại dành những bài viết ca tụng công đức người mẹ nhiều hơn , đó có phải là điều bất công không ?  Cả gia đình đang vui vẻ ăn cơm bỗng con thấy mẹ buông đũa nét mặt u buồn nhìn ra cửa.Con và ba như hiểu được mẹ đang nghĩ gì, ba con nói như an ủi mẹ : " Thì nó nói mồng bốn Tết nó về mà ,còn mấy ngày nữa thôi, giờ nầy nó bận hành quân, lính với tráng thì Tết với nhất gì ". Con biết mẹ đang nhớ tới anh Hai con giờ nầy đang ở một nơi nào xa lắm,không biết giờ nầy anh có mơ nghĩ tới một mái gia đình xum họp bên mâm cơm cúng ông bà cuối năm không, điều mơ ước quá đơn giãn nhưng giữa thời buổi chiến tranh nó đã trở thành khó khăn, khắc nghiệt đối với những chiến binh dù họ đứng ở phía bên nầy hay bên kia chiến tuyến .Cuộc sống có những điều vĩ đại bỗng trở nên tầm thường và cũng có những cái tầm thường bỗng trở nên vĩ đai. Mẹ thở dài xẻ trái dưa hấu cho cả nhà ăn, để mẹ khỏi buồn con pha trò " Ô, dưa hấu đỏ quá hên rồi mẹ ơi, chắc anh Hai về sớm đó." Con bỗng thấy ánh mắt mẹ lóe lên niềm hy vọng ,nhưng rồi vội chợt tắt như cái mong manh của vệt nắng chiều trên bãi rau trước cửa nhà.
Buổi tối đêm giao thừa me con ta quây quần bên nồi nấu bánh tét chờ trời sáng, nhìn ngọn lửa cháy bập bùng mẹ nói như nói với một cõi xa xăm nào đó : " Không biết Tết nầy anh Hai con ngoài đơn vị có bánh chưng, bánh tét , dưa hấu ăn không . Hồi còn nhỏ nó thích ăn dưa hấu sau khi ăn cơm, và ăn bánh tét với dưa chua củ kiệu " . Ôi chỉ có người mẹ mới quan tâm tới con từng miếng ăn giấc ngủ từ thời thơ ấu đến khi khôn lớn. 
Giữa đêm giao thừa con thấy mẹ đứng thắp nhang trên bàn thờ ông bà, mẹ khấn vái những gì con nghe không rõ nhưng con biết chắc rằng điều khấn vái của mẹ là mong sự bình yên của anh Hai con. Khấn vái xong con thấy mẹ âm thầm ngồi lau nước mắt trong bóng tối mờ mờ của ngọn đèn cầy leo lét cháy. Chợt nhiên con có ý nghĩ mẹ chính là cây đèn cầy đó, lòng mẹ mông mênh rộng như khỏang không, nhưng ánh sáng tâm hồn mẹ thì yếu ớt, chỉ chỉ đủ soi sáng một góc nhỏ trên bàn thờ, đó là cái góc nhỏ mà tuổi bé thơ của anh em chúng con đã gởi vào trong ký ức của mẹ. Mẹ ngồi đó cầu kinh với cái bóng lờ mờ tranh tối tranh sáng của cuộc đời.Mắt mẹ nhắm lại vọng tưởng xa xôi.
Một vài tiếng đại bác nổ xa xa lúc đầu còn chậm từng nhịp nhưng sau nhanh dần,chắc trận chiền ở đó càng ngày càng khốc liệt

Con thấy mẹ lau nước mắt .Lời kinh mẹ bị tắt quãng khi phải dừng lại lắng nghe tiếng bom nổ vọng lại rung rinh cánh cửa nhà.Từ đó con thấy mẹ ưu tư hơn, ít nói hơn, buồn hơn .Rồi mồng bốn Tết anh Hai con vẫn chưa về .Mẹ ra vào trông đứng trông ngồi, mẹ thức khuya dậy sớm cầu kinh thật nhiều, ăn com thật ít .Gia đình ta lại rơi vào sự buồn tẻ, trừ các em con còn bé nhỏ chưa biết gì .  Ba, me, và con mỗi người dường như sống trong một thế giới riêng của mình,những trầm tư suy nghĩ không ai nói với ai , vì một lời nói lúc nầy sẽ như ngòi nổ tung ra những đau thương bật lên thành tiếng khóc mà từ lâu ai cũng đè nén trong lòng.

Rồi tin anh Hai con tử trận đến với mẹ vào buổi sáng chưa hết mùa xuân, mẹ đã ngất xỉu khi nước mắt không còn gịọt nào nữa, con và các em con cũng khóc vùi, chỉ có ba là mím mội chịu đựng nén lòng không khóc lên thành tiếng, nhưng nước mắt của ba lại cứ tuôn trào.Hình như đây là sức chịu đựng cuối cùng của người đàn ông ở tuổi xế chiều vì sau đó một tháng ba con mất.,mất trong sự đau khổ và nhớ thương anh Hai.Nhà ta đã tang tóc lại bao trùm tang tóc. Mẹ hết đưa tang con đến vấn tang chồng.Con đã mấy lần xin mẹ cho nghỉ học để ở nhà giúp nhưng mẹ không cho, mẹ nói con phải lo học để mai sau thành người hữu ích cho xã hội.Con chợt nhớ bài Chí Làm trai của Nguyễn Công Trứ : " Có trung hiếu nên đứng trong trời đất .Không công danh thà nát với cỏ cây " cho nên từ đó con đã cố gắng học, tháng nào con cũng đứng tên trong Bảng Danh Dự lớp cả mẹ ạ.

Một sáng  thức dậy con  thấy mẹ ngồi trước bàn thờ để di ảnh ba và anh Hai con .Mẹ cầu kinh từ lúc nào không biết, có lẽ từ lúc gà chưa gáy sáng .Con đau đớn khi thấy mẹ đã cạo đầu, mái tóc từ xanh đến bạc của mẹ không còn nữa ,mẹ từ giã mái tóc như từ giã quãng đời thơ ấu thiếu nữ vô tư, một đời làm vợ, làm dâu , làm mẹ nhiều trắc trở trong thân phận làm người . Mẹ ơi, có phải từ nay cuộc đời của mẹ chỉ có tương lai mà không còn dĩ vãng ? vì những người đúng ra ở tương lai nhưng đã đi vào dĩ vãng sớm hết rồi. Thôi thì  mẹ cũng đành giã từ thơ ấu với những cánh bướm trưa hè bên giàn hoa bí vàng vọt sau nhà, những tiếng trống trường thúc giục miền ký ức hoài cổ, những mộng ước thanh xuân mà nửa đời mẹ không tìm thấy dù trong giấc mơ đạm bạc  Con muốn ngồi dậy ôm choàng mẹ , gục đầu vào ngực mẹ khóc rưng rức như hồi còn thơ bé  để chia sẻ với mẹ niền đau  đớn nầy, niềm đau tiếp nối từ sợi dây thiêng liêng của tình mẫu tử nhưng vì tôn trọng những giờ phút cầu kinh của mẹ nên con không dám làm.
Từ đó, con thấy mẹ ít nói, sáng trưa chiều tối gì mẹ ngồi ngoài hiên trầm tư, ngẩn ngẩn ngơ ngơ như chờ một người nào trở về từ cõi xa lắm . Con thấy mẹ  lấy chiếc áo của ba và anh Hai, mẹ ôm áo hôn hít âu yếm rồi mẹ khóc, con cũng khóc theo. Bỗng mẹ hét lên : " Kìa máy bay đến rồi ,con ơi , chui xuống hầm mau, Hai ơi ,Ba ơi mấy em con đang ở đâu về với mẹ, mẹ con ta xuống hầm trốn mau." . Sau câu nói mẹ cười, rồi mẹ lại khóc. Nhưng con lại khóc nhiều hơn mẹ vì  biết mẹ quá khổ đau đã mất trí rồi .

Những ngày sau đó mẹ vẫn ngồi ở hiên nhà từ sáng sớm đến chiều, mẹ thường kêu tên anh Hai nói lảm nhảm những gì không rõ, thời gian cứ thế lại trôi qua cho đền ngày mẹ mất.

Thưa mẹ
Con vừa đọc cho mẹ nghe tập Nhật Ký của con viết về mẹ những ngày Tết xa xưa , xin hương hồn mẹ nghe bằng tấm lòng con chứ không bằng câu văn, câu chữ vì con học hành chưa nhiều, viết câu văn chưa xuôi. Nhân dịp Trường con tổ chức cuộc thi Văn viết những cảm nghĩ về Mẹ,vinh danh những tấm lòng, đức tính cao cả của người mẹ Việt Nam con đánh bạo trích tập Nhật Ký nầy để dự thi. Dù con có đoạt được giải hay không con không cho đó là quan trọng ,mà quan trọng là để có người hiểu tấm lòng con  yêu mẹ giữa một xã hội chiến tranh đầy đau thương loạn lạc nầy.

HẾT

HUY THANH

( Cựu học sinh trường Trung Học Công Lập Pétrus Trương Vĩnh Ký SàiGòn trước năm 1975)    Bài đăng lại .     
                        
 photo HT-EMT132.jpg x_3d5eb2fd