(Viết nhân ngày kỷ niệm Chiến Thắng Đống Đa, giải phóng Thăng Long vào mùng năm Tết năm Kỷ Dậu 1789 của vua Quang Trung Nguyễn Huệ )
HUY THANH
Người ta thường nói cuộc sống vương giả là cuộc sống sung sướng nhất , nhưng thực ra cuộc đời giàu có sung sướng ,sống trên nhung lụa chưa chắc là không có nỗi khổ đau tuyệt vọng, Trong lịch sử cận đại nước ta ,có một vị công chúa (về sau trở thành Hoàng Hậu) nhưng vẫn sống trong cảnh đau khổ tuyệt vọng triền miên về những bi kịch gia đình , sự tranh giành đoạt lợi trong hoàng tộc khiến bà đâm ra trầm cảm , chán nản cuộc sống nên tìm đến cái chết với hai ngươi con một hòang tử , một công chúa bằng liều thuốc độc. Vị Công Chuá bạc mệnh đó là Lê Ngọc Hân con gái của vua Lê Hiển Tông và là vợ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ
1- NHÂN DUIYÊN TỪ CHÁNH TRỊ
Công Chuá Ngọc Hân tên là Lê Ngọc Hân sinh năm Canh Dần 1770 là con thứ chín của vua Lê Hiển Tông , mẹ bà là Nguyễn thị Huyền người tỉnh Bắc Ninh , bà là người tài sắc vẹn toàn, thông minh ,văn hay, chữ tốt nên được vua cha rất yêu quý, nhân dân quý mến thường gọi bà là bà Chúa Tiên .
Thời bà sống nước ta bị chia ra ba lãnh thổ,của ba triều đình ,mỗi triều đình cát cứ một vùng đất riêng biệt. Ngoài Bắc Hà, vua Lê Hiển Tông được tiếng là vua nhưng chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều trong tay Chuá Trịnh Sâm một người chuyên quyền, hống hách coi nhà vua chẳng ra gì . Ngay cả lính của Trịnh Sâm cũng giống như chủ tướng thường hà hiếp lê dân, họ,ra vào triều đình không lễ nghi phép tắc gì hết .Thời đó người ta gọi lính của Trịnh Sâm là bọn límh kiêu binh. Nhà vua rất oán giận nhưng phải ngậm đắng nuốt cay chịu nhục vì không có thế lực chống trả .Trong Nam là vùng đất của Tây Sơn do Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc trị vì đặt kinh đô ở Quy Nhơn , phía dưới hết là đất của Chúa Nguyễn đang chiến đấu với Tây Sơn để gìành lại lãnh thổ đã mất . Như vậy có thể nói thời đó có ba nước là : Bắc Hà kinh đô Thăng Long của Triều Lê,, miền Trung là của Tây Sơn kinh đô là Quy Nhơn, miền Nam là của Chúa Nguyễn đang lưu vong bên Xiêm La.chờ cơ hội trở về phục quốc
Công Chuá Ngọc Hân tên là Lê Ngọc Hân sinh năm Canh Dần 1770 là con thứ chín của vua Lê Hiển Tông , mẹ bà là Nguyễn thị Huyền người tỉnh Bắc Ninh , bà là người tài sắc vẹn toàn, thông minh ,văn hay, chữ tốt nên được vua cha rất yêu quý, nhân dân quý mến thường gọi bà là bà Chúa Tiên .
Thời bà sống nước ta bị chia ra ba lãnh thổ,của ba triều đình ,mỗi triều đình cát cứ một vùng đất riêng biệt. Ngoài Bắc Hà, vua Lê Hiển Tông được tiếng là vua nhưng chỉ là bù nhìn, mọi quyền hành đều trong tay Chuá Trịnh Sâm một người chuyên quyền, hống hách coi nhà vua chẳng ra gì . Ngay cả lính của Trịnh Sâm cũng giống như chủ tướng thường hà hiếp lê dân, họ,ra vào triều đình không lễ nghi phép tắc gì hết .Thời đó người ta gọi lính của Trịnh Sâm là bọn límh kiêu binh. Nhà vua rất oán giận nhưng phải ngậm đắng nuốt cay chịu nhục vì không có thế lực chống trả .Trong Nam là vùng đất của Tây Sơn do Tây Sơn Vương Nguyễn Nhạc trị vì đặt kinh đô ở Quy Nhơn , phía dưới hết là đất của Chúa Nguyễn đang chiến đấu với Tây Sơn để gìành lại lãnh thổ đã mất . Như vậy có thể nói thời đó có ba nước là : Bắc Hà kinh đô Thăng Long của Triều Lê,, miền Trung là của Tây Sơn kinh đô là Quy Nhơn, miền Nam là của Chúa Nguyễn đang lưu vong bên Xiêm La.chờ cơ hội trở về phục quốc
Khi Tây Sơn nổi lên khởi nghĩa , lập triều đại Tây Sơn
, Nguyễn Nhạc lên làm vua Tây Sơn xưng là Thái Đức Hoàng Đế , phong cho
Nguyễn Lữ làm Tiết Chế Tướng Quân , Nguyễn Huệ làm Long Nhượng tướng
quân Nguyễn Nhạc cho,sửa sang lại thành Đồ Bàn cũ của Chiêm Thành
tại Quy Nhơn làm kinh đô, thủ phủ của nước Tây Sơn .
Nghe theo lời khuyên của Nguyễn hũu Chỉnh nguyên
là tướng của vua Lê về hàng Tây Sơn dưới trướng của mình ,và cũng nhận
thấy Chúa Trịnh Sâm ngày càng tàn ác hà hiếp vua Lê , Nguyễn Huệ bèn
mang quân ra Bắc lấy danh nghĩa "phò Lê diệt Trịnh " đánh bọn kiêu binh
Trịnh Sâm tan tác , Trịnh Sâm phải trốn lên miền rừng núi . Tháng 6 năm
Binh Ngọ 1786 Nguyễn Huệ sau khi chiến thắng Chúa Trịnh , Nguyễn
Huệ chiếm giữ phủ Chúa ,rồi sau đó bèn kéo quân vào Thăng Long ra mắt
vua Lê , được nhà vua phong tứớc Nguyên Soái Phù Chinh Dực Vỏ Uy Quốc
Công. Nguyễn Huệ không muốn nhận chức quan nầy vì e ngại mình sẽ bị vua
Lê ràng buộc quan chức trong triều đình .Nhưng sau cùng Nguyễn Huệ cũng phải nhận để chứng
tỏ ông rất trọng vua Lê .Nguyễn hữu Chỉnh thấy Nguyễn Huệ là người có
tàì , lại có,phong thái bậc chính nhân quân tử nên có ý muốn làm mai mối
cho Nguyễn Huệ và Công Chuá Ngọc Hân con thứ chín của vua Lê Hiển
Tông se duyên cầm sắc. . Vua Hiển Tông năm đó 70 tuổi, ông thấy Nguyễn
Huệ la người khí phách anh hùng ,hiên ngang , thấy bọn Trịnh Sâm chưa
bị tiêu diệt hoàn toàn nên sợ khi Nguyễn Huệ rút quân vào Nam Trịnh Sâm
sẽ quay trờ lại đánh vua Lê thì hậu quả sẽ khó lường nên đồng ý gả Ngọc
Hân cho Nguyễn Huệ nhằm ràng buộc đứa con rể anh hùng nầy ở lại bảo vệ
sự nghiệp cho mình . Năm ấy Ngọc Hân mới 16 tuổi và Nguyễn Huệ 33
tuổi
. .
Đến ngày cưới ( Nguyễn Huệ lúc đó vẫn còn bên phủ Chuá Trinh ) Nguyễn Huệ mang lễ vật xin rước dâu gồm 200 lượng vàng, 2.000 lượng bạc 20 cây lụa gấm,. Đám cưới họ diễn ra thật vui , riêng Ngọc Hân thấy Nguyễn Huệ là một vị tướng có cốt cách anh hùng nên rất bằng lòng mối tơ duyên nầy .
Sau đám cưới, vua Lê vì tuổi già sức yếu nên bệnh hoạn triền miên . Ông có hai người con trai la Lê Duy Vĩ và Lê Duy Cẩn . Duy Vĩ được lập ngôi thái thử kế ngôi nhưng vì có thù oán với Chúa Trịnh Sâm nên bi giết. Con của Duy Vĩ là Duy Kỳ được dự tính thay cha lên ngôi vua . Nguyễn Huệ cũng cảm thấy lo âu cho sự nghiệp của cha vợ nên một hôm ông hỏi Ngọc Hân về tài đức của Duy Kỳ thì bà nói Kỳ chỉ là hạng người nhỏ mọn nên Nguyễn Huệ có ý không bằng lòng cho Duy Kỳ lên làm vua nhà Lê, Nhưng vì là con rể nên ông cũng không muốn can thiệp mạnh vào nội bộ gia đình bên vợ .Nào ngờ Duy kỳ biết được chuyện nầy nên có ý oán ghét ông dượng Nguyễn Huệ .
Ngày 17/7 năm 1786 vua Lê Hiển Tông băng hà , vì đất nước một ngày không thể không có vua nên triều đình lập Duy Kỳ lên làm vua tức Lê Chiêu Thống ( sau nầy,Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh sang xâm lược nước ta ) , đồng thời cũng làm đám tang cho nhà vua trong ngày .Lê Chiêu Thống đăng quang ngôi thiên tử .Vốn ghét ông dượng rể là Nguyễn Huệ nên Duy Kỳ không mời ông vào triều để tang cho nhà vua với tư cách con rể. Nguyễn Huệ rất tức giận cho là Duy Kỳ ( Lê Chiêu Thống ) khinh rẻ mình nên giận định kéo binh về Nam . Được tin Nguyễn Huệ có ý rút quân về Nam , Ngọc Hân vội vào triều trách thằng cháu mới lên làm vua mà hỗn láo, Lê chiêu Thống nghĩ khi Nguyễn Huệ rút quân về Nam thì Chúa Trịnh sẽ kéo quân trở lại khống chế triều Lê như trước nên vội xin lỗi Nguyễn Huệ .Ngọc Hân lại khéo léo dàn xếp nội bộ gia đình nên Nguyễn Huệ bỏ qua đồng ý ở lại Bắc Hà bảo vệ cơ nghiệp nhà Lê.
. .
Đến ngày cưới ( Nguyễn Huệ lúc đó vẫn còn bên phủ Chuá Trinh ) Nguyễn Huệ mang lễ vật xin rước dâu gồm 200 lượng vàng, 2.000 lượng bạc 20 cây lụa gấm,. Đám cưới họ diễn ra thật vui , riêng Ngọc Hân thấy Nguyễn Huệ là một vị tướng có cốt cách anh hùng nên rất bằng lòng mối tơ duyên nầy .
Sau đám cưới, vua Lê vì tuổi già sức yếu nên bệnh hoạn triền miên . Ông có hai người con trai la Lê Duy Vĩ và Lê Duy Cẩn . Duy Vĩ được lập ngôi thái thử kế ngôi nhưng vì có thù oán với Chúa Trịnh Sâm nên bi giết. Con của Duy Vĩ là Duy Kỳ được dự tính thay cha lên ngôi vua . Nguyễn Huệ cũng cảm thấy lo âu cho sự nghiệp của cha vợ nên một hôm ông hỏi Ngọc Hân về tài đức của Duy Kỳ thì bà nói Kỳ chỉ là hạng người nhỏ mọn nên Nguyễn Huệ có ý không bằng lòng cho Duy Kỳ lên làm vua nhà Lê, Nhưng vì là con rể nên ông cũng không muốn can thiệp mạnh vào nội bộ gia đình bên vợ .Nào ngờ Duy kỳ biết được chuyện nầy nên có ý oán ghét ông dượng Nguyễn Huệ .
Ngày 17/7 năm 1786 vua Lê Hiển Tông băng hà , vì đất nước một ngày không thể không có vua nên triều đình lập Duy Kỳ lên làm vua tức Lê Chiêu Thống ( sau nầy,Lê Chiêu Thống cầu viện quân Thanh sang xâm lược nước ta ) , đồng thời cũng làm đám tang cho nhà vua trong ngày .Lê Chiêu Thống đăng quang ngôi thiên tử .Vốn ghét ông dượng rể là Nguyễn Huệ nên Duy Kỳ không mời ông vào triều để tang cho nhà vua với tư cách con rể. Nguyễn Huệ rất tức giận cho là Duy Kỳ ( Lê Chiêu Thống ) khinh rẻ mình nên giận định kéo binh về Nam . Được tin Nguyễn Huệ có ý rút quân về Nam , Ngọc Hân vội vào triều trách thằng cháu mới lên làm vua mà hỗn láo, Lê chiêu Thống nghĩ khi Nguyễn Huệ rút quân về Nam thì Chúa Trịnh sẽ kéo quân trở lại khống chế triều Lê như trước nên vội xin lỗi Nguyễn Huệ .Ngọc Hân lại khéo léo dàn xếp nội bộ gia đình nên Nguyễn Huệ bỏ qua đồng ý ở lại Bắc Hà bảo vệ cơ nghiệp nhà Lê.
2- NHỮNG BI HẬN TRONG ĐỜI NGỌC HÂN :
1- Sau khi vua Lê Hiển Tông mất , triều đình chia làm hai
nhóm, nhóm ủng hộ Duy Kỳ lên làm vua là nhóm Hoàng Tộc đứng đầu là
Hoàng Thân Vương Quận Công , nhóm ủng hộ Duy Cẩn lên làm vua là nhóm của
Ngọc Hân và một số quan lại trung thần khác cho rằng Duy Cẩn là người
hiền đúc xứng đáng làm vua hơn Duy Kỳ . Vương Quận Công kết tội Ngọc
Hân là cô mà không ưa thằng cháu Duy Kỳ nên xúi chồng là Nguyễn Huệ
"quậy " không cho Kỳ lên làm vua . Ông triệu tập hoàng gia tuyên bố xoá
tên Ngọc Hân ra khỏi gia phả hoàng tộc , điều đó .như một sự truất ngôi
Công Chuá , đuổi bà ra khỏi Hoàng Tộc . Ngọc Hân gạt nước mắt âm thầm
chịu đụng nỗi khổ đau ,chịu đựng sự ghẻ lạnh bên hoàng gia ruột thịt của
mình . Niềm đau đó luôn luôn âm ỉ trong bà mỗi khi nhớ về hình bóng vua
Lê Hiển Tông người cha khi còn sống đã yêu thương chăm sóc bà hết lòng .
Nay bà bị xoá tên ra khỏi gia phả họ Lê chẳng khác nào bị đuổi ra khỏi
ngôi nhà yêu dấu với biết bao kỷ niệm với người cha thân yêu .
2-Chuyện gia đình rối rắm chưa được yên thì bên gia đình
chồng lại xảy ra biến cố đánh nhau giữa anh em nhà Tây Sơn mà Nguyễn
Nhạc cho lý do bởi tại Ngọc Hân giữ lại Nguyễn Huệ ở Bắc Hà không cho về Quy Nhơn
Khi Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc cùng hai tướng là
Nguyễn hữu Chỉnh và Vũ văn Nhậm mượn danh nghĩa phò " Lê diệt Trịnh
" đánh chiếm được Phú Xuân thì Nguyễn Huệ báo tin cho Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn được biết và yêu cầu thêm viện binh .Nguyễn Nhạc hứa sẽ tiếp viện binh nhưng có ý không bằng lòng vì khi
Huệ kéo quân đi không báo cho Nhạc biết . Nhưng sau đó Nguyễn Huệ
lại thừa thắng kéo binh đánh thẳng ra Thăng Long mà không xin ý kiến
gì của Nguyễn Nhạc cả khiền ông ta tự ái cho mình là một ông vua, một
người anh cả mà thằng em ỷ tài cậy sức coi ông chẳng ra gì . Khi Nguyễn Huệ
báo tin thắng trận diệt chúa Trịnh và được vua Lê gả Công Chuá Ngọc Hân thì
Nguyễn Nhạc lại tức lồng lộn cho rằng thằng em không biết lễ vua tôi
, làm mất mặt vua với ba quân , tự ý lộng quyền cưới vợ, không coi quyền
huynh thế phụ ra gì nên mang quân lính cùng100 voi, ra Thăng Long hỏi
tội thằng em ngỗ nghịch nhằm phô trương uy thế .
Tới Thăng Long, khi thấy cô em dâu Ngọc Hân đẹp người lại đẹp nết nên Nguyễn Nhạc dịu cơn tức giận và ca tụng Ngọc Hân hết lời . Sau đó , Nguyễn Nhạc mang quân về Quy Nhơn ,Nguyễn Huê cũng mang vợ là Ngọc Hân về đóng ở Phú Xuân để đề phòng Chúa Trịnh mang quân trở lại.
.
Tới Thăng Long, khi thấy cô em dâu Ngọc Hân đẹp người lại đẹp nết nên Nguyễn Nhạc dịu cơn tức giận và ca tụng Ngọc Hân hết lời . Sau đó , Nguyễn Nhạc mang quân về Quy Nhơn ,Nguyễn Huê cũng mang vợ là Ngọc Hân về đóng ở Phú Xuân để đề phòng Chúa Trịnh mang quân trở lại.
.
Về tới Quy Nhơn , Nguyễn Nhạc gởi thư yêu cầu Nguyễn
Huệ giao nộp vàng bạc, khí giới thu được của Chúa Trịnh trước đây cho
triều đình nhưng Nguyễn Huệ đã khen thường ba quân hết sạch nên không
còn gì để giao nộp . Nguyễn Nhạc không tin , cho rằng vàng bạc, khí
giới Huệ đã cho hết bên nhà vợ là Công Chuá Ngọc Hân nên triệu hồi Nguyễn
Huệ về Qui Nhơn giải trình ( nhưng thực ra là hỏi tội ).
Biết được ý định ông vua anh nên Nguyễn Huệ quyết định khồng về .Công Chuá Ngọc Hân muốn có hoà khí trong gia đình bên chồng nên khuyên Nguyễn Huệ về Quy Nhơn theo lệnh vua anh , nhưng ông nhất quyết không đi .
Biết được ý định ông vua anh nên Nguyễn Huệ quyết định khồng về .Công Chuá Ngọc Hân muốn có hoà khí trong gia đình bên chồng nên khuyên Nguyễn Huệ về Quy Nhơn theo lệnh vua anh , nhưng ông nhất quyết không đi .
Nguyễn Nhạc trước đây là tuần biện , có nhiệm vụ thu
thuế nộp vào công quỹ Năm 1771, Nguyễn Nhạc mang hết số tiền
thuế đi đánh bạc và thua sạch nên phải trốn tránh quan quân truy nã ,rồi
cùng em nổi dậy chống triều đình. Vì mang máu cờ bạc, Nguyễn Nhạc
coi đây là canh bạc ,ván bài thắng lớn của Nguyễn Huệ nên đòi chia
phần ăn chiến lợi phẩm . Thấy bao nhiêu lần triệu hồi mà Nguyễn Huệ
không về , Nguyễn Nhạc tức giận mang quân đánh vào Phú Xuân trị tội
thằng em ngỗ nghịch , Nguyễn Huệ cũng mang quân chống trả . Hai bên đánh
nhau tại đèo Hải Vân suốt mấy tháng trời. Máu xương quân sĩ vô tội rơi
chỉ vì sự ganh ghét nhỏ nhen của một ông vua có máu cờ bạc . Sau cùng
quân Nguyễn Huệ đánh thắng đuổi quân Nguyễn Nhạc chạy về Qui Nhơn .
Nguyễn Huệ cho quân vây thành Qui Nhơn dùng đại bác bắn vào thành dữ
dội, các cổng thành sắp sập ,Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành khóc lóc xin
Nguyễn Huệ nể tình anh em mà rút quân .Nguyễn Huệ thấy dằn mặt ông vua
anh láu cá như thế cũng đủ , hơn nữa phải giữ sức quân sĩ để chiến đấu
với Chúa Nguyễn nên ra lệnh rút quân vê Phú Xuân , trả lại hết đất đai
chiếm được cho Nguyễn Nhạc .
Về tình hình ngoài Bắc Hà , Lê Chiêu Thống một vị vua
bất tài đúng như Ngọc Hân đã nhận định không điều khiển nổi vận nước mặc
dù phía sau lưng có thế lực của cô ruột và dượng rể là Ngọc Hân và
Nguyễn Huệ , nhưng vì y đã trót gây thù với Nguyễn Huệ nên không tin
dượng rể sẽ mang quân giúp mình khi có biến cố , biết đâu Huệ sẽ nương
cơ hội nầy sẽ lật đổ mình .Lê Chiêu Thống chấp nhận sự uy hiếp
của Án đô Vương Trịnh Bồng, thà là vậy mà chiếc ngai vàng còn , hơn là
nhờ vào Nguyễn Huệ người đã không bằng lòng ủng hộ mình lên làm vua lúc
trước .
3- LÊ CHIÊU THỐNG CẦU VIỆN NHÀ THANH TRUNG HOA
Trong triều Bằng Quận Công Nguyễn hữu Chỉnh lợi dụng tình thế chuyên quyền, lập bè phái bắt chước nhóm Trịnh Bồng khống chế vua Lê Chiêu Thống vốn đê hèn và khiếp nhược , Nguyễn Huệ hay tịn tức giận kéo binh ra Bắc diệt Nguyễn hữu Chỉnh, xong đâu đó Huệ sắp xếp lại triều đình cho nhà vợ rồi kéo quân về Phú Xuân . Lê Chiêu Thống thấy Nguyễn Huệ dám thay mặt mình sắp xếp lại triều đình nên rất tức giận dượng rể , nghĩ một ngày nào đó Nguyễn Huệ cũng sẽ chiếm ngai vàng của mình nên " tiên hạ thủ vi cường " y cầu viện nhà Thanh Trung Hoa mang quân cứu giúp Vốn chờ đợi thời cơ để có lý do xâm chiếm Việt Nam , vua Thanh cho Tổng Đốc Lưỡng Quãng Tôn sĩ Nghị, các tướng Hứa thế Hanh , Sầm nghi Đống mang đại quân vào Thăng Long ,đóng tiền quân ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi .Nguyễn Huệ hay tin quân Thanh xâm lược vội lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung kéo binh ra Bắc diệt xâm lăng .
Mồng năm Tết Năm Kỷ Dậu 1789, , với cuộc hành quân thần tốc, mưu trí của Nguyễn Huệ ,quân ta đã từ Nam ra Bắc bất ngờ đánh cho quân Thanh một trận tan tác, Hứa thế Hanh tử trận , Sầm nghi Đống treo cổ tự sát, Tôn sĩ Nghị cùng bọn Lê Chiều Thống vội trốn chạy về Tầu, bon Trịnh Bống cũng trốn chui trốn nhủi vào rừng núi . Nguyễn Huệ vào Thăng Long, chiến bào còn khét mùi thuốc súng., ông hiệu triệu trấn an nhân dân Bắc Hà, tổ chức lại triều đình ,phong cho Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu
4-THẢM KỊCH CUỐI CÙNG :
3- LÊ CHIÊU THỐNG CẦU VIỆN NHÀ THANH TRUNG HOA
Trong triều Bằng Quận Công Nguyễn hữu Chỉnh lợi dụng tình thế chuyên quyền, lập bè phái bắt chước nhóm Trịnh Bồng khống chế vua Lê Chiêu Thống vốn đê hèn và khiếp nhược , Nguyễn Huệ hay tịn tức giận kéo binh ra Bắc diệt Nguyễn hữu Chỉnh, xong đâu đó Huệ sắp xếp lại triều đình cho nhà vợ rồi kéo quân về Phú Xuân . Lê Chiêu Thống thấy Nguyễn Huệ dám thay mặt mình sắp xếp lại triều đình nên rất tức giận dượng rể , nghĩ một ngày nào đó Nguyễn Huệ cũng sẽ chiếm ngai vàng của mình nên " tiên hạ thủ vi cường " y cầu viện nhà Thanh Trung Hoa mang quân cứu giúp Vốn chờ đợi thời cơ để có lý do xâm chiếm Việt Nam , vua Thanh cho Tổng Đốc Lưỡng Quãng Tôn sĩ Nghị, các tướng Hứa thế Hanh , Sầm nghi Đống mang đại quân vào Thăng Long ,đóng tiền quân ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi .Nguyễn Huệ hay tin quân Thanh xâm lược vội lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu là Quang Trung kéo binh ra Bắc diệt xâm lăng .
Mồng năm Tết Năm Kỷ Dậu 1789, , với cuộc hành quân thần tốc, mưu trí của Nguyễn Huệ ,quân ta đã từ Nam ra Bắc bất ngờ đánh cho quân Thanh một trận tan tác, Hứa thế Hanh tử trận , Sầm nghi Đống treo cổ tự sát, Tôn sĩ Nghị cùng bọn Lê Chiều Thống vội trốn chạy về Tầu, bon Trịnh Bống cũng trốn chui trốn nhủi vào rừng núi . Nguyễn Huệ vào Thăng Long, chiến bào còn khét mùi thuốc súng., ông hiệu triệu trấn an nhân dân Bắc Hà, tổ chức lại triều đình ,phong cho Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu
4-THẢM KỊCH CUỐI CÙNG :
Đất nước lại thanh bình, nhưng hạnh phúc của Ngọc Hân
lại quá ngắn ngủi vì năm Nhâm Tý 1792 vua Quang Trung Nguyễn Huệ bị bệnh
nặng rồi qua đời, con ông với bà chánh cung hoàng hậu Phạm thị Liên là
Nguyễn Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi vua. Quyền hành triều đình
lọt vào trong tay Thái Sư Bùi Đắc Tuyên là anh cùng mẹ khác cha với bà
Phạm Thị Liên .
Vì Ngọc Hân vốn là dòng dõi vua Lê chính thống nên bà và hai con không được Thái Sư Bùi Đắc Tuyên coi trọng bởi dù sao vua Quang Trung Nguyễn Huệ , bà Liên cũng xuất thân từ dân giả nên mầm mống đố kỵ vẫn còn trong ông Thái Sư họ Bùi nầy . Sự ghẻ lạnh của gia đình bên chồng , nỗi nhớ thương người chồng quá cố, chỗ dựa duy nhất cuối cùng của bà trong gia đình chồng là Nguyễn Huệ không còn nữa nên bà đâm ra suy sup tinh thần hoàn toàn . Bà thường thờ thẫn như người bị mộng du khi nhớ về cha trong dĩ vãng, nhớ về hoàng tộc đã từ bỏ bà ở phương Bắc, bây giờ mất chồng lại cô thân cô quả ở phương Nam . Khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất , bà làm bài văn tế thật hay , khi đọc lên ai cũng rơi nước mắt . Bà còn làm bài thơ "Ai tư vấn " để thương thân phận mình bạc số :
Vì Ngọc Hân vốn là dòng dõi vua Lê chính thống nên bà và hai con không được Thái Sư Bùi Đắc Tuyên coi trọng bởi dù sao vua Quang Trung Nguyễn Huệ , bà Liên cũng xuất thân từ dân giả nên mầm mống đố kỵ vẫn còn trong ông Thái Sư họ Bùi nầy . Sự ghẻ lạnh của gia đình bên chồng , nỗi nhớ thương người chồng quá cố, chỗ dựa duy nhất cuối cùng của bà trong gia đình chồng là Nguyễn Huệ không còn nữa nên bà đâm ra suy sup tinh thần hoàn toàn . Bà thường thờ thẫn như người bị mộng du khi nhớ về cha trong dĩ vãng, nhớ về hoàng tộc đã từ bỏ bà ở phương Bắc, bây giờ mất chồng lại cô thân cô quả ở phương Nam . Khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ mất , bà làm bài văn tế thật hay , khi đọc lên ai cũng rơi nước mắt . Bà còn làm bài thơ "Ai tư vấn " để thương thân phận mình bạc số :
Nào hay sông cạn bể vùi
Lòng trời tráo trở, vận người biệt ly
Để rồi bà tự tâm sự với mình :
Kể sum vầy đã mấy năm nay
Lênh đênh chút phận bèo mây
Duyên kia đã vậy ,thân nầy nương đâu ?,
Trằn trọc luống đêm thâu ngày tối
Biết cậy ai đắp nỗi bi thương
Trông mong luống những mơ màng
Mơ hồ bằng mộng bàng hoàng như say
Khi trận gió hoa bay thấp thoáng
Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu
Vội vàng sửa áo lên chầuThương ôi quạnh quẽ trước lầu nhện giăng
hay :
Nửa cung gãy phím cầm lành
Nỗi con côi cút , nỗi mình bơ vơ
để rồi cuối cùng :
Chữ tình nghĩa trời cao đất rộng
Nỗi đọạn trường còn sống còn đau
Bài thơ than thân trách phận thật là ai oán , câu cuối " Nỗi đọan trường còn sống còn đau
" dường như là lời trối trăn của bà.
Thật vậy, sau đó trong một đêm quá đau đớn,trầm cảm tuyệt vọng không tự chủ được, bà đã cho hai con uống thuốc độc và sau đó bà cũng giải thoát nỗi đoạn trường của mình bằng liều độc dược cuối cùng lìa bỏ kiếp sống , chấm dứt một đời hồng nhan bạc phận " NHẤT PHIẾN TÀI TÌNH THIÊN CỔ LỤY" .
Cái đêm định mạng đó là đêm 8/11 năm Kỷ Mùi ( 4/12/1799 ). Khi đó, bà mới 29 tuổi , công chuá Ngọc Bảo mới 12 tuổi và hoàng tử Quang Đức mới10 tuổi . Khi bà mất Lễ Bộ thương Thư Tây Sơn kiêm Sử Gia Phan huy Ích đã viết những bài văn tế bà do chính vua Cảnh Thịnh đọc rất cảm động trong ngày tang lễ .
Thật vậy, sau đó trong một đêm quá đau đớn,trầm cảm tuyệt vọng không tự chủ được, bà đã cho hai con uống thuốc độc và sau đó bà cũng giải thoát nỗi đoạn trường của mình bằng liều độc dược cuối cùng lìa bỏ kiếp sống , chấm dứt một đời hồng nhan bạc phận " NHẤT PHIẾN TÀI TÌNH THIÊN CỔ LỤY" .
Cái đêm định mạng đó là đêm 8/11 năm Kỷ Mùi ( 4/12/1799 ). Khi đó, bà mới 29 tuổi , công chuá Ngọc Bảo mới 12 tuổi và hoàng tử Quang Đức mới10 tuổi . Khi bà mất Lễ Bộ thương Thư Tây Sơn kiêm Sử Gia Phan huy Ích đã viết những bài văn tế bà do chính vua Cảnh Thịnh đọc rất cảm động trong ngày tang lễ .
5 - BÌNH LUẬN CHO ENTRY :
Người ta thường nói " hồng nhan bạc mệnh " quả thật
không sai, xưa nay, những người tài sắc thưòng có những số phận không
may mắn như Thuý Kiều, Chiêu Quân. Đạm Tiên , Huyền Trân ,Ngọc Hân. Cùng
tên một vần " ân " nhưng Huyền Trân và Ngọc Hân đều có những định mệnh
khổ đau khác nhau ,những bi kịch cuộc đời khác nhau dẫn đến những kết
cục khác nhau về cuộc đời . Huyền Trân thì lãng quên cuộc đời ở cửa
Phật, còn Ngọc Hân thì tìm đến cõi vĩnh hằng với hai đứa con còn thơ
dại . Họ có giống nhau chăng là cả hai đều là Công Chúa ,đều sống trên
nhung luạ và được vua cha hết lòng thương yêu, đùm bọc. Họ có một thời kỳ
ấu thơ sung sướng vô tư để rồi khi lớn lên theo như quy luật hưng vong
của cuộc sống như ngọn thủy triều lên xuống, họ bị đẩy xuống vưc thẳm
của cuộc đời .
Cuộc hôn nhân cả hai cũng giống nhau là bắt nguồn từ những toan tính chính trị của những " người lớn ", nếu nói họ là nạn nhân thì quá đáng vi họ lấy chồng vẫn sống trên nhung lụa, giầu sang thậm chí còn được phong làm Hoàng Hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ, Tôi nghĩ họ chính là những con cờ thí đúng hơn , họ đi theo nước cờ của vua cha đặt để , nước cờ đó đã hoá thành định mạng mà chỉ riêng cuộc đời họ mang nhiều hệ lụy .
Làm thân con gái , " tứ đức tam tùng " là một chiếc còng lỗi thời của Khổng Tử đã trói buộc biết bao cô gái chịu thiệt thòi không dám sống thực với ước nguyện của mình ,nhất là dưới chế độ phong kiến. Những cô gái thời đó thường cúi đầu theo sự sắp đặt của cha mẹ về nhân duyên mà không biết đời mình sẽ ra sao kiểu "trong nhờ đục chịu" như một ván bài may rủi . Nếu Huyền Trân không lấy Chế Mân, Ngọc Hân không lấy Nguyễn Huệ thì cuộc đời họ có lẽ đã đổi sang một dòng định mạng khác hy vong sáng hơn, họ sẽ không là những goá phụ khi còn quá trẻ. Họ sẽ không coi cuộc đời còn lại của mình như một bể khổ khiến mỗi người trốn lánh bể khổ đó bằng một phương cách riêng của mình. Trốn tránh cuộc đời dù bắng cách nào cũng thiệt thòi cho bản thân, nghiệt ngã cho con cái .
Nếu không là một vi Công Chuá , chắc Huyền Trân và Ngọc Hân cũng có nhiều hạnh phúc khi sống bên cạnh người chồng dân dã bình thường cày sâu cuốc bẫm để sinh nhai . Tiếc thay họ là những Công Chuá, lại tài sắc nên không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của chữ "tài " và chữ "mệnh" . Nếu có kiếp sau tôi tin rằng hai vị Công Chuá của chúng ta sẽ xin đầu thai làm những người con gái bình thường , ước ao một hạnh phúc bình thưòng và những chữ "mẫu nghi thiên hạ " họ coi như một hư danh đáng nguyền rủa .
Đà Lạt mồng năm Tết năm Quý Tỵ 2013 nhằm ngày 14/02/2013
Cuộc hôn nhân cả hai cũng giống nhau là bắt nguồn từ những toan tính chính trị của những " người lớn ", nếu nói họ là nạn nhân thì quá đáng vi họ lấy chồng vẫn sống trên nhung lụa, giầu sang thậm chí còn được phong làm Hoàng Hậu, bậc mẫu nghi thiên hạ, Tôi nghĩ họ chính là những con cờ thí đúng hơn , họ đi theo nước cờ của vua cha đặt để , nước cờ đó đã hoá thành định mạng mà chỉ riêng cuộc đời họ mang nhiều hệ lụy .
Làm thân con gái , " tứ đức tam tùng " là một chiếc còng lỗi thời của Khổng Tử đã trói buộc biết bao cô gái chịu thiệt thòi không dám sống thực với ước nguyện của mình ,nhất là dưới chế độ phong kiến. Những cô gái thời đó thường cúi đầu theo sự sắp đặt của cha mẹ về nhân duyên mà không biết đời mình sẽ ra sao kiểu "trong nhờ đục chịu" như một ván bài may rủi . Nếu Huyền Trân không lấy Chế Mân, Ngọc Hân không lấy Nguyễn Huệ thì cuộc đời họ có lẽ đã đổi sang một dòng định mạng khác hy vong sáng hơn, họ sẽ không là những goá phụ khi còn quá trẻ. Họ sẽ không coi cuộc đời còn lại của mình như một bể khổ khiến mỗi người trốn lánh bể khổ đó bằng một phương cách riêng của mình. Trốn tránh cuộc đời dù bắng cách nào cũng thiệt thòi cho bản thân, nghiệt ngã cho con cái .
Nếu không là một vi Công Chuá , chắc Huyền Trân và Ngọc Hân cũng có nhiều hạnh phúc khi sống bên cạnh người chồng dân dã bình thường cày sâu cuốc bẫm để sinh nhai . Tiếc thay họ là những Công Chuá, lại tài sắc nên không thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn của chữ "tài " và chữ "mệnh" . Nếu có kiếp sau tôi tin rằng hai vị Công Chuá của chúng ta sẽ xin đầu thai làm những người con gái bình thường , ước ao một hạnh phúc bình thưòng và những chữ "mẫu nghi thiên hạ " họ coi như một hư danh đáng nguyền rủa .
Đà Lạt mồng năm Tết năm Quý Tỵ 2013 nhằm ngày 14/02/2013
.
HUY THANH