30/3/13

NGHE LẠI BÀI NHẠC "DÒNG AN GIANG " HOÀI NIỆM MỘT DÒNG SÔNG THƠ ÁU


TẢN MẠN MỘT KÝ ỨC:

NGHE LẠI BÀI NHẠC " DÒNG AN GIANG "

CỦA CỐ NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

HOÀI NIỆM MỘT DÒNG SÔNG THỜI THƠ ẤU

HUY THANH


 photo HT-EMT3-5_zpsb89dc066.jpg

HUY THANH

 photo HT-EMT2-9_zps601be994.jpg

1- HOÀI NIỆM VỀ MỘT DÒNG SÔNG

Con người ai cũng có một quê hương, đó là nơi ta đã sinh trưởng, nơi chôn nhau cắt rún, nơi ta đã cất tiếng khóc chào đời trước niềm vui của  những người trong gia đình quyến thuộc. Đến tuổi trưởng thành, con người thường rời bỏ quê hương để tìm cuộc mưu sinh trên vạn nẻo đời, có người ở lại quê hương  gắn bó với ruộng vườn ông bà để lại, có người bôn ba nơi chốn thị thành để tìm cuộc sống sung sướng với mộng công hầu khanh tướng, có người lại tha phương cầu thực bôn ba nơi xứ người để rồi:
" thôi con đừng khóc chi con,
"sống nhờ đất khách chết chôn xứ người".

23/3/13

THƠ : NỢ

THƠ:

NỢ

HUY THANH


 photo HT-EMT-7_zpsd733e50d.jpg 


 1-

sinh ra là đã nợ đời
nợ cơm, nợ gạo, nợ lời hát ru
nợ bầu sữa ngọt ngây thơ
nợ nghe tiếng võng ầu ơ sớm chiều
nợ cơn mưa ,nợ cánh diều
nợ thầy cái chữ nợ điều tốt hay
nợ cha khổ nhọc đêm ngày
nợ bàn tay mẹ ngón tay chai sần
nợ làng xóm nợ nghĩa nhân
nợ đêm sớm tối người thân bên mình

20/3/13

THƠ NHẠC: NGƯỜI KHÔNG TIM


THƠ VÀ NHẠC HUY THANH


1-  THƠ:

NGƯỜI KHÔNG TIM


HUY THANH

 photo HT-EMTrock.jpg

1-

Ta không tim lưu lạc giữa chợ đời
Rao bán rẻ: nụ cười ,mua tiếng khóc
Lỡ tình yêu  như uống nhầm thuốc độc
Chờ Nam Tào giũ số gọi ra đi

18/3/13

TRUYỆN NGẮN: NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN SÂN GA

TRUYỆN NGẮN:

NGƯỜI ĐÀN BÀ TRÊN SÂN GA


HUY THANH


 photo HT-EMT552_zps97b09517.jpg


1-

Huy bước chầm chậm trên con đường đất gồ ghề mọc đầy cỏ dại, chiếc va ly anh kéo theo nghiêng ngã từng hồi, dường như nó nặng nề hơn trên con đường gập ghềnh đầy sỏi đá  lởm chởm. Quang cảnh nơi đây hoang phế lạ lùng khác hẳn ba mươi năm trước là một khu phố nhỏ có nhiều căn nhà ngói đỏ lô nhô xinh xắn. Phía trước,cách một con đường nhỏ là sân ga với những đoàn tầu ngày đêm qua lại. Tiếng rầm rập ken két của bánh xe tầu hỏa nghiến trên đường sắt, tiếng còi tầu hú vang báo hiệu tầu đến, tầu đi  vang động suốt ngày, tiếng lô nhô của hành khách lên xuống gọi nhau ơi ới làm thành những âm thanh quen thuộc của một vùng ga tấp nập người qua lại.
Sân ga tuy không lớn nhưng rất tiện nghi, đèn lúc nào cũng nhấp nháy vào ban đêm. Những chiếc đèn báo hiệu đỏ rực hai bên đường ray thường bật lên sáng choang khi tiếng còi tầu báo hiệu đến trong khi con tầu còn từ xa lắc.
Khi đoàn tầu sắp đổ bến ga, người bẻ ghi cầm chiếc đèn báo ra hiệu cho khách bộ hành phải tránh xa đường ray vì đoàn tầu sắp vào bến. Trên sân ga, người đón ngong ngóng người thân  từ khi tầu còn ở xa. Người đưa quyến luyến trong cái níu tay vụng về chới với. Rồi con tầu đi, bóng dáng nặng nề của nó nhỏ dần ở một khúc quanh xa tắp, nhả một vùng khói tỏa lên trời như cánh tay vẫy chào tạm biệt. Đèn lại tắt. Sân ga vắng bóng người. Cái im lặng lại chập chờn đến với người bẻ ghi trong giấc ngủ mong manh, vì  phải luôn lắng nghe những hồi còi tầu vọng lại từ xa cùng những tiếng đại bác chập chờn vọng lại  mà âm thanh dường như hằn sâu vào ký ức. Những giấc ngủ của ông không còn có chiêm bao, cái thức và cái ngủ hình như không còn ranh giới.

16/3/13

Thơ: ĐỘC THOẠI NGÀY SINH NHẬT


THƠ: 

ĐỘC THOẠI NGÀY SINH NHẬT 

HUY THANH

( Tặng tôi ngày sinh nhật  )

Photobucket



Một ly chanh Rhum đắng
Bên đứa con gái buồn
Chiều quán bar tĩnh lặng
Ngoài trời mưa cứ tuôn

13/3/13

THAM LUẬN: TÍNH ĐẶC THÙ CỦA THƠ VIỆT NAM


THAM LUẬN:

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA THƠ VIỆT NAM
HUY THANH

Photobucket


Thật là khó định nghĩa Thơ  (hay Thi Ca) là gì cho thật đầy đủ theo tính chất văn học nghệ thuật của nó, bởi vì tất cả sự định nghĩa  Thơ từ trước tới nay đến nay chỉ là phiến diện chứ không toàn diện Tôi thiết nghĩ Thơ cũng  có những nét đặc thù  riêng của nó, đó là những tính chất khiến Thơ khác hẳn với những bộ môn nghệ thuật khác như văn, nhạc, hội họa.
Nhiều học giã đã cố gắng đinh nghĩa thi ca nhưng những định nghĩa nầy còn mang tính chất phiến diện, như giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ định nghĩa Thơ theo hình thức: " Thơ là một thể văn có thanh, có vần, có thể ngâm vịnh được ", hay một nhà thơ Trung Hoa định nghĩa Thơ là sự tổng hợp giữa Thi và Ca  như : " Tụng kỳ ngôn, vị chi thi, vịnh kỳ thanh vị chi ca " tức " Đọc nên lời cho nên là thơ, ngâm thành tiếng cho nên là ca ". Theo định nghĩa của Theodore de Bauville mà ta có thể tương đối chấp nhận được là: "  Thơ vừa là nhạc, là họa, là tạc tương, là hùng biện. Thơ phải làm vui tai, thích chí, tỏ ra được âm thanh, bắt chước được mầu sắc khiến cho trông thấy mọi vật và  kích thích ở ta những rung động mà thơ là nghệ thuật hoàn hảo, cần thiết và bao trùm các nghệ thuật khác "
.
Tìm những nét đặc thù của Thơ  Việt Nam chính là điều cần thiết để góp vốn cho việc định nghĩa Thơ sau nầy được rõ ràng hơn trong lĩnh vực văn học dân gian.

11/3/13

THƠ: DẤU YÊU NGHÌN TRÙNG

THƠ:

DẤU YÊU NGHÌN TRÙNG

HUY THANH


 photo HT-EMTcn4.jpg

1-

người về một bóng tinh khôi
còn ta đi với một trời đa đoan
hình như có bóng sương tan
khói lam huyền diệu phủ ngang phi trường
người đi ta cũng lên đường
trông về cố lý,  mà thương phong trần

9/3/13

TRUYỆN DỊCH: CÔ BÉ BÁN QUE DIÊM


TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ ANH VIỆT:

CÔ BÉ BÁN QUE DIÊM

Photobucket


NGUYÊN TÁC TIẾNG ANH:

THE   LITTLE   MATCH-SELLER
TÁC GIẢ: HANS  CHRISTIAN ANDERSEN

NGƯỜI DỊCH:  HUY THANH


1- VÀI NÉT TIỂU SỬ VỀ NHÀ VĂN  HANS CHRISTIAN ANDERSEN

Hans Christian Andersen (1805–1875) là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch.  Andersen sinh ra  tại Odense, là con trai của một người thợ đóng giầy nghèo khó, qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời, cậu bé này đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense lúc 14 tuổi để theo nghề nghệ sĩ tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của Rạp Hát Hoàng Gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên.

7/3/13

THƠ VUI: TRƯỜNG CA NGÀY TÁM THÁNG BA


THƠ VUI :

TRƯỜNG CA  NGÀY TÁM THÁNG BA

1-
Hôm nay ngày tám tháng ba
Ông chồng dậy sớm, bước ra quét nhà
Bà xã trên võng rầy la:
-"Cà phê em sáng, anh pha chưa mình?
-"Mình ơi  đi chợ cho nhanh"
-"Về còn nấu bếp, nấu canh ăn mừng"
-"Tám tháng ba, vui quá chừng"
"Có người giặt áo, giặt quần khỏe re"
 http://matcuoi.com

4/3/13

TẠP GHI: TẢN MẠN VỀ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ MỒNG TÁM THANG BA

TẠP GHI:

TẢN MẠN VỀ NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ

MỒNG TÁM THANG BA


HUY THANH

1-NGHĨ VỀ NGÀY 08/03 CỦA PHỤ NỮ:

Hằng năm,hầu hết phụ nữ trên thế giới đều quan tâm đến một ngày trọng đại của họ, ngày mà Liên Hiệp Quốc công nhân quyền bình đẳng của giới  "đào tơ liễu yếu "  trước nam giới trong mọi lãnh vực gia đình cũng như xã hội, đó là ngày Quốc Tề Phụ Nữ vào ngày 08/03 mỗi năm.

Trở về lịch sử ngày nấy, phụ nữ từ lâu trong thời kỳ phong kiến lưôn bị coi như là một nhân vật phụ  thuộc trong gia đình như kiểu " chồng chúa vợ tôi ", họ làm lụng nuôi con vất vả nhưng công lao của họ vẫn bị cánh mày râu xem thường. Quan niệm sai lầm đó xuất phát từ đạo lý  của Khổng Giáo, Lão Giáo, họ hô hào trọng nam, khinh nữ, coi người vợ trong gia đình như một cái " máy đẻ " không hơn không kém. " Tứ đức tam tùng " là một chiếc còng đã trói buộc biết bao nhiệu mảnh đời phụ nữ chết trong bi hận, sống giả hình, giả nghĩa từ lúc lấy chồng cho đến lúc chết.  Quan điểm nầy chẳng những ở Đông Phương mà lan rộng đến Tây Phương thời cận đại. Nói một cách khác, dù người phụ nữ ở đâu trên trái đất nầy thì họ cũng thuộc về thứ yếu, lệ thuộc vào người chồng.

2/3/13

THƠ : NGÔ NGHÊ TÌNH NHỎ LÀM SAO QUÊN ?







THƠ :
NGÔ NGHÊ TÌNH NHỎ LÀM SAO QUÊN?

HUY THANH

1-
Anh với em đi
chung đường dài
Hai nhà cận vách
mà trăng phai
Lối về chung ngõ
mà không biết
Đi học về chẳng
ai ngó ai