THAM LUẬN:
SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY
VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHƯ THẾ NÀO?
HUY THANH
1-VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY:
Nghĩa
đen của từ Lãng mạn: "Lãng" tức sóng nước, chỉ sự rộng lớn mênh mông;
còn "Mạn" là sóng từng lớp tràn lên bờ, không bị hạn chế, bởi bất cứ
vật cản nào. "Lãng Mạn" là sức sóng nước vỗ tràn lên bờ liên tục không
ngừng, không bị ràng buộc gì, hết lớp nầy đến lớp khác. Tình cảm của con
người trong văn chương như nước cuộn tràn như vậy, tự do bày tỏ, không
hạn chế gì hết. Vào thế kỷ XX, ở Phương Tây triết lý La Mã, Hy Lạp đã
lùi dần nhường chỗ cho những tư tưởng tự do bộc phát lan rộng như của
John Loc, Montesquieu, J.J Roussau. Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do
lãng mạn nầy là con người phải sống cho chủ nghĩa cá nhân một cách tự
do nhiều hơn cho cộng đồng. Phong trào văn chương lãng mạn là một hình
thức trong trào lưu tư tưởng mới nầy, nó bộc phát trong văn chương
nhiều hơn hết nên được gọi là văn chương lãng mạn.
2-SỰ HÌNH THÀNH CỦA VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN:
Khởi
đầu văn chương lãng mạn xuất hiện tại Pháp thế kỷ 19, nó đối lập với
văn chương cổ điển vốn lạc hậu, nghèo nàn về hình thức lẫn nội dung như
Kinh Thư, Anh hùng ca, Kịch cổ điển cổ Thi, những Thi Ca định thể
roudeau, sonnet. Sau Cách Mạng 1789 ,văn chương lãng mạn phát sinh, bùng
phát với những rung cảm mới, thiên về cá nhân, về cái "tôi" trong xúc
cảm sáng tác. Văn Chương lãng mạn là văn chương nói lên tình cảm của
tác giả với chủ đề của mình một cách sâu rộng,toàn diện trong nguồn xúc
cảm bất tận tuôn trào, mênh mông không hạn chế gò bó trong lãnh vực nào hết. Văn Chương lãng mạng có những tính chất như sa:
2.1- TÍNH CHẤT TƯỞNG TƯỢNG PHONG PHÚ, TÌNH CẢM SÂU RỘNG:
Các
tác gỉả văn chương lãng mạn viết thiên về sự mơ mộng,trong tình cảm, bi
luỵ về cuộc đời một cách say sưa trái hẳn với văn chương cổ điển viết
thiên về lý trí tình cảm cộng đồng, gò bó trong tôn giáo, đạo đức.
2.2- THIÊN VỀ CÁ NHÂN, CÁI "TÔI "TRONG TÁC PHẨM:
Văn
chương lãng mạn viết về tình cảm, về cái tôi một cách tự do, phóng
túng, những hỉ nộ ái ố của cuộc đời được khai thác sâu rộng khiến ngươời
đọc dễ cảm xúc và đồng cảm tuyệt đối.
2.3- KHÔNG GÒ BÓ TRONG HÌNH THỨC, NỘI DUNG
Những
hình thức, nội dung có tính chất cổ thi xưa như câu cú, vần điệu đều
bị phá bỏ, họ viết văn, làm thơ không theo một quy luật nào hết, Nhất
là Thơ tự do, muốn viết sao thì viết, vần điệu không có cũng được.
. 2.4-GẮN BÓ VỚI THIÊN NHIÊN
Văn
chương cổ điển thiên về những triết lý, lý luận cuộc đời một cách cao
siêu nhiên, thoát tục hay có tính chất tôn giáo. Còn văn chương lãng
mạn đưa con người về với thiên nhiên, thực tế gần gũi với tình cảm con
người hơn như ruộng đồng, rừng núi, biển cả.
3-SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM
3.1- THỜI KỲ TIỀN XÂM THỰC TRƯỚC THẾ KỶ XX
:
A -Tình hình chiến tranh đất nước đã là những đề tài lớn cho những tác
phẩm của nhiều tác gỉa Việt Nam viết về văn chương lãng mạn, thời gian
nầy ảnh hưởng của nho giáo Lão Trang vẩn chưa chấm đứt nên trong một số
tác phẩm ta thấy vẫn như còn đâu đó những thuyết Nho Giáo như định mệnh
bên cạnh cái phóng túng, tự do của đường lối sáng tác lãng mạn mới. Mặt
khác, ảnh hưỡng cuả các nhà thơ lớn Trung Hoa như Tô Đông Pha, Lý
Bạch, Khuất Nguyên vẫn còn đối với các nhà thơ văn VN nên tầm sâu rộng
của lối viết lãng mạn bị rất nhiều hạn chế. Ở thời điểm nầy các thể thơ
song thất lục bát, lục bát, đường luật vẫn còn nhan nhản trên thi văn
đàn.
.B- Những câu thơ tiêu biểu: Thí dụ ,Truyện Kiều cuả
Nguyễn Du: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi. Nửa in gối chiếc nửa soi dặm
trường " hay Qua Đèo Ngang cuả Bà Huyện Thanh Quan: "Dừng chân đứng
lại trời non nước. Một mảnh tình riêng ta với ta" hay Tự Tình của Hồ xuân Hương "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn. Trớ cái hồng nhan với
nước non"
3.2 THỜI KỲ HẬU XÂM THỰC TRONG THẾ KỶ XX
A-
Khi Pháp thực hiện chế độ thuộc địa với nước ta, tư tửơng, văn hoá,
đường lối sáng tác về hình thứ, nội dung đã ảnh hưởng sâu rộng đến các
nhà văn, thi văn sĩ V N. Thực hiện chính sách làm bạc nhược về tư tưởng
để thanh niên VN không còn ý chí chống đối, giải phóng đất nước,
những tác phẩm cực kỳ ủy mị của Pháp đã được dịch phổ biên trong quần
chúng như Trà Hoa Nữ (La Dame aux Camélias ) của A Dumas hay Tuyết Hồng
Lệ Sử của Từ trẫm Á.
B - Các nhà thơ Pháp đã ảnh hưởng lốn
đối với các nhà thơ, nhà văn Việt Nam theo khuynh hướng Tây Học thời đó
như J.J Rousseau, Chataeubrian, La Martine, Victor Hugo, Alfred de
Musset Thí dụ . những câu thơ tiêu biểu như: "Gió Thu" của Tản Đà:
"Trận gió thu phong rụng lá vàng. Lá rơi hàng xóm gió bay sang. Vàng bay
mấy lá năm già nửa. Hờ hững ai xuôi thiếp phụ chàng: hay" Giọt lệ Thu
"của Tương Phố: "Trời thu ảm đạm một mầu.Gió thu hiu hắt như sầu lòng
em. Trăng thu bóng ngã bên thềm. Tình thu ai để duyên em bẽ bàng"
C-
Năm 1932 Tự Lực Văn Đoàn ra đời đã dấy lên một phong trào sáng tác cực
thinh Thơ mới, văn chương mới lãng mạn sâu rộng trên thi văn đàn.Việt
Nam. Những tác giả nổi tiếng cho đến hôm nay như Nhất Linh, Khái Hưng,
Hoàng Đạo, Thach Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận ..v.. v..là những nhà
tiên phong rầm rộ trong phong trào làm thơ mới, thơ tự do, viết văn
chương lãng mạn trên thi văn đàn Việt Nam Thí dụ bài "Yêu" của Xuân Diệu
" Yêu là chét trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu ma chắc được yêu. Cho
rất nhiều song chẳng nhận bao nhiêu, Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết: hay "Thú Đau Thương" của Lưu trọng Lư " Tình đã len trong mầu nắng
mới. Lòng anh buồn vời vợi em ơi Niềm yêu rung động đôi môi. Tình đầy
không lựa được lời thắm tươi" hay "Hai sắc hoa Ti Gôn" của TTKH: "Tôi
vẫn đi bên cạnh cuộc đời. Ai ân lạt lẽo của chồng tôi, Ma từng thu chết
từng thu chết.. Vẫn giấu trong tim một bóng người" hay "Nhạc Sầu" cuả
Huy Cận: "Ai chết đó nhạc buồn chi lắm thế, Chiều mồ côi đời rét mướt
ngoài đường" v..v.. Còn rất nhiều nhà văn, nhà thơ khác trong hay ngoài
Tự Lực Văn Đoàn như Thâm Tâm, Vũ Hoàng Chương. Hàn mặc Tử, Anh Thơ,
Bích Khê, Nguyễn Bính, Ché Lan Viên, Hồ Dzếnh, Phan Khôi, Vũ Đình Liên,
Mai Đìn , Nguyễn nhược Pháp, Quách Tấn, Tản Đà. Tế Hanh, Trần
huyền Trân, Tú Mỡ, Văn Cao. Yến Lan ..v.v. là những nhà thơ, nhà văn,
nhạc sĩ hạt giống trong phong trào viết thơ văn mới lãng mạn với những
bài thơ, tác phẩm văn chương bất hủ để trong nền văn học Viêt Nam đến
ngày hôm nay. Tên tuổi của họ hầu như gắn bó, quen thuộc với nhiều thế hệ
quan tâm đến nền văn học nước nhà. Về tác phẩm văn chương mang tính
chất lãng mạn, phải kể đến quyển "Tố Tâm"của Song An Hòàng ngọc Phách
hay "Hồn Bướm Mơ Tiên" của Khái Hưng. Truyện "Tố Tâm" kể lai chuyện
tình cuả chàng sinh viên Lê thanh Vân bút hiệu Đạm Thũy với cô Nguyể thị
Xuân Lan bút hiệu Tố Tâm, hai người yêu nhau nhưng không thành duyên
nợ, sau Tố Tâm đi lấy chồng chỉ hơn một thàng thì nàng chết. Đây là
cuốn tiểu thuyết lảng mạn gốii đầu cho những thanh niên thiếu nữ yêu văn
chương thời đó, Cái chết của Tố Tâm cãm động như cái chết của Elvire
trong tac phẩm của Lamartine. Còn tiểu thuyết "Hồn Bướm Mơ Tiên" thì nói
về cuộc tình của chàng sinh viên tên Ngọc với một chú tiểu la gái giả
trai tên Lan họ yêu nhau trong tâm hồn bằng mối tình trong sạch. thật
lãng mạn vì cả hai còn khoảng cách là đạo và đời.
Mặc dù những người
viết và làm thơ mới, văn chương lãng mạn đứng cùng một chiến tuyến,
nhưng về đạo đức thì họ cũng có những cái không đồng khuynh hướng, thâm
chí còn chống đôi nhau qua tác phẩm. Phe của Tự Lực Văn Đoàn thì chủ
trương cải cách toàn diện, từ ý văn, thơ về hình thức lẫn nội dung. Còn
về đạo đức thì họ chủ trương phá vỡ tư tưởng Nho Gíáo của Khổng Tử,
giải phóng người phụ nữ ra khỏi "Tứ Đức Tam Tòng", điển hình là cuốn
tiểu thuyết "Đoạn Tuyệt" của Nhất Linh mà nhân vật cô Loan là tiêu biểu. Trái lại, mặc dù cùng một phong trào, thơ mới, văn chương lãng mạn
nhưng một số tác giả vẫn còn muốn giữ lại phần nào cái giềng mối đạo đức
Khổng Mạnh như tác phẩm "Cô Giáo Minh" của Nguyễn Công Hoan.
.
D- BÌNH LUẬN ENTRY:
Phải công nhận rằng phong trào văn chương
lãng mạn của Tây Phương đã thổi một luồng sinh khí mới tòan diện vào
những tác phẩm văn học của Việt Nam vào thế kỷ XX. Nó là cuộc cách mang
Văn Học thực sự sâu sắc và triệt để nhất giải phóng những khuynh hướng
bế tắc, cằn cỗi cũa đường lối sáng tác cũ nặng nề tính cách nho giáo,
tôn giáo hay cổ thi. Nó đã đem con người tứ một chốn vô minh, sống
trong mộng mị đầy ảo tưởng để trở về thực tại, đối diện những những bi
lụy trầm kha hằng ngày của cuộc sống. Hơn lúc nào hết, cái "Tôi" từ
bản ngã con người đã sống dậy, thoát thai, can đảm đối diện với nỗi
khổ đau của kiếp người để bật thành những đồng cảm tuyệt vời giữa người viết và người đọc trong cái giao hưởng mênh mông của tình cảm. Cái "Tôi"
đó kéo con người sống một cách đạt thân, hiện thực trong một bối cảnh
đời sống vôn không dung dị về bản sắc như hôm nay. Những gò bó, rào cản
của khuynh hướng sáng tác cũ chỉ làm cho con người và tác phẩm bị vong
thân trâm trọng, tự lừa dối mình, và dối người khiến tác phẩm càng ngày
càng xa rời quần chúng, đi vào ảo tưởng mịt mờ, lạc loài trong thế kỷ.
Tôi
là một người làm Thơ mới, một người viết văn trong khuynh hướng lãng
mạn, một kẻ hậu sinh, một cây bút "tài tử" với những kiến thức hạn hẹp
về văn học, nhưng vẩn đủ kinh nghiệm để nhận thức rằng hãy để sáng tác
văn học lãng mạn bay nhảy, tự do vẫy vùng trong khỏang trời bao la của
nó . Vì chính ở nơi đó, nghệ thuật mới đích thực là nghệ thuật, vì nghệ
thuật; còn níu kéo văn học vào những khuynh hướng giáo điều, những
định kiến hướng dẫn, gợi ý thì nó sẽ đẻ ra những tác phẩm non trẻ, chết
yếu, xa rời tầm nhận thức của những độc gỉa chân chính có tâm huyết với
tiền đồ văn học nước nhà, vô tình đã kéo văn chương Việt Nam trở lại thời kỳ "đồ đá".
HUY THANH