BÀN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THƠ CA VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ 19
LUẬT THEO THƠ HAY THƠ THEO LUẬT?
HUY THANH
Mở đầu:
Thơ là gì?:
Thơ là nghệ thuật dùng từ ngữ, âm điệu để chuyển tải những xúc cảm giữa người với người về một chủ đề nào đó gọi là sự đồng cảm. Thơ thường được diễn đạt từ hai câu trở lên hoặc nhiều câu (đơn hợp hoặc phức hợp). Trong một tổ hợp thơ (bài thơ) thường tác giả chuyển tải tình cảm đến người đọc bằng chủ đề bài tức tứ thơ, nhạc thơ, vần thơ và họa thơ. (thơ như vẽ)
a) Chủ đề tức tứ thơ là nội dung chính của bài thơ , sau khi có chủ đề là tựa bài, tứ thơ là cách diễn đạt nội dung mở rộng của tựa bài ,có thể bằng miêu tả, có thể bằng ẩn dụ, so sánh.Thơ khác Văn ở chỗ về hình thức là có vần, có điệu, có ngắt câu ngắn.Về nội dung thì Thơ khác Văn ở chỗ những Tứ Thơ là sự góp nhặt rời rạc trong từng đoạn ngắn, không cần phải xuyên suốt liên quan ý với nhau như trong một bài Văn.
b) Nhạc thơ là bài thơ khi đọc lên phát ra một âm điệu du dương, khi trầm, khi bổng mặc dù không có tiếng đàn phụ họa (như những bài hát ru em trong một trưa hè xa vắng). Ngâm Thơ cũng là một thể cách trình bày hát Nhạc Thơ mà không cần tiếng đàn.
c) Vần trong thơ: Là những yêu cầu có sự hòa hợp, phát âm tương đồng giữa những ngôn từ trong một bài thơ hay những chữ trong nhiều câu kết nối nhau. Chúng tạo thành một âm thanh nhè nhẹ êm đềm.Về cách gieo vần có hai loại:
1-Vần chính: Âm phát ra giống nhau thuộc loại thanh bằng như: ta, tà, xà, bà,quan, sang v..v.
Âm phát ra giống nhau thuộc loại thanh trắc như: cắt, bắt. lắc, tắt
2- Vần thông: Âm phát ra hơi giống nhau loại thanh bằng như : tà, hoa
Âm phát ra hơi giống nhau loại thanh trắc như : mắt, mất.
Nếu không đạt được như vậy, bài thơ sẽ thành "cưỡng vận " ép vần ( Thí dụ như chữ " trời " và chữ " vài " trong Thơ Kiều của Nguyễn Du dưới đây: " Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .") Chữ Trời với chữ Vài không có vần nhau.
d) Họa thơ : Là bài thơ khi đọc lên người ta thấy như trước mắt mình những sự kiện, cảnh vật, nhân vật như hiển hiện ra trước mắt .( TD :" Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" (Nguyễn Du). Đọc hai câu thơ đó ta thấy trước mắt mình cảnh một buổi chiều tảo mộ trong vùng đất rộng đẹp tuyệt vời với mây, cỏ, bông hoa kéo đến tận chân trời.
I - PHÂN LOẠI THƠ VÀ LUẬT CỦA CÁC LOẠI THƠ CỔ :
Trong luật thơ, các chữ được chia làm hai loại thanh là thanh BẰNG gồm các chữ có dấu HUYỀN và KHÔNG CÓ DẤU, còn thanh TRẮC gồm các chữ có dấu: SẮC, NGÃ, HỎI, NẶNG Dưới đây chúng ta quy ước B là thanh BẰNG, T là thanh TRẮC, còn con số ở sau trong ngoặc đơn ( .. ) là số thứ tự của chữ đúng trong câu đó.
Thí dụ câu lục của bài thơ lục bát : B (2) là chữ thứ hai của câu lục phải là vần BẰNG.
.
A- Loại thơ Cổ Thi, Cổ điển hay Đường Thi :
Là loại thơ phát sinh, khởi nguyên từ khi loài người biết dùng chữ viết trên đất, trên thẻ tre ( sử xanh), trên da thú, trên giấy, để ghi lại những bài thơ bằng ký tự lưu truyền hết đời nầy sang đời khác.Dần dần, sự phát triển của nó cho đến nay đã hình thành những mô hình hoàn thiện, sinh ra nhiều luật lệ của niêm, luật bằng trắc, vần, bố cục, điệu, ngữ pháp. Người ta gọi loại Thơ nầy là thơ Cận Thể ( Theo Luật khuôn khổ ) trái với loại Thơ trước đây gọi là Cổ Thể ( Không có Luật ) Mặc dù hiện nay loại thơ Cận Thể nầy biến tướng thành rất nhiều thể thơ nhưng theo tôi có thể phân chia thành những loại chính sau đây:
1 : THƠ ĐƯỜNG LUẬT CÒN GỌI LÀ ĐƯỜNG THI
Đây là lại Thơ được hoàn thiện về niêm luật phát triển mạnh dưới đời nhà Đường ở Trung Hoa, nó chịu nhiều sự gò bó của luật Thơ một cách khe khắt nhất về số câu, số chữ,thanh bằng trắc, vần , niêm, đối. Bài thơ chính gồm có tám câu, mỗi câu bảy chữ gọi là thất ngôn bát cú (Tổng cộng Năm mươi sáu chữ)
.
A- Bố cục bài thơ được chia làm các phần như sau:
Câu 1: Câu Phá: (Giới thiệu chủ đề bài Thơ )
Câu 2: Câu Thừa: (Diễn giải mở rộng chủ đề )
Câu 3 và câu 4: Câu Thực hay Trạng ( Toàn Cảnh bài Thơ ) .Hai câu nầy phải đối nhau.
Câu 5 và câu 6: Câu Luận :( Mở rộng bài thơ và nói ý tưởng của tác giả.) Hai câu nầy phải đối nhau
Câu 7: Câu Thúc ( là gom những ý bài thơ lại)
Câu 8: Câu Hợp ( Kết Luận )
B- Về đối trong bài Thơ:
Đối tức là làm nghịch lại câu trước đó: Về nguyên tắc thì chữ đối với chữ, hình tượng đối với hình tượng như Thanh bằng đối với thanh trắc, sự vật đối với sự vật ( như nước với mây), hình tượng đối với hình tượng (lom khom với lác đác), điển tích đối với điển tích ( Chức Nữ với Ngưu Lang). Về đối có hai loại là đối âm (thanh bằng đối với thanh trắc) và đối ý ( nói khác ý của câu ở trên thí dụ Trong đối với Ngoài, Trên đối với Dưới, Núi đối với Sông..) Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là thơ THẤT ĐỐI
C-Luật thanh Bằng Trắc trong bài Thơ Đường:
Bài Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú có thể viết bằng hai thể loại : Luật Bằng và Luật Trắc . Bài thơ làm loại Luật Bằng khi chữ thứ hai của câu đầu là thanh Bằng, còn trái lại là Luật Trắc .Trong Luật Bằng Trắc của Thơ Đường Luật ,các chữ đứng trong câu ở số thứ tự 1, 3. 5 không lệ thuộc vào Luật gọi là nhất tam ngũ bất luật.
Trong một câu chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác thanh điệu.Tức là chữ thứ 2,6 trong câu thuộc thanh Bằng thi chữ thứ 4 phải là thanh Trắc hay ngược lại
Thí dụ Bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Câu 1: " Bước tới đèo ngang bóng xế tà " , chữ thứ 2 là Tới , chữ thứ 6 là Xế thuộc thanh Trắc thì chữ thứ 4 là Ngang thuộc thanh Bằng.
A : Luật thanh Bằng Trắc của Bài Thơ viết dưới dạng Luật thanh Bằng :
Câu 1: B(2) T(4) B(6) B(7) ( Luật thanh BẰNG: chữ thứ 2 câu thứ nhất thanh BẰNG ))
Câu 2: T(2) B(4) T(6) B(7)
Câu 3: T(2) B(4) T(6) T(7)
Câu 4: B(2) T(4) B(6) B(7)
Câu 5: B(2) T(4) B(6) T(7)
Câu 6: T(2) B(4) T(6) B(7)
Câu 7: T(2) B(4) T(6) T (7)
Câu 8: B(2) T(4) B(6) B(7)
THÍ DỤ BÀI THƠ: THƯƠNG VỢ:
Câu PHÁ 1: Quanh năm buôn bán ở mom sông ( Chữ Năm thuộc thanh BẰNG )
Câu THỪA 2: Nuôi đủ năm con với một chồng
Câu TRẠNG 3: Lặn lội thân cò khi quãng vắng ( Đối câu 4)
Câu TRẠNG4 Eo sèo mặt nước buổi đò đông ( Đối câu 3)
Câu LUẬN 5: Một duyên hai nợ âu đành phận (Đối câu 6)
Câu LUẬN 6: Năm nắng mười mưa dám quản công ( Đối câu 5)
Câu THÚC7: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Câu HỢP KẾT: Có chồng hờ hững cũng như không"
TRẦN TẾ XƯƠNG
B - Luật thanh Bằng Trắc cho bài Thơ viết dưới dạng Thanh Trắc
:
Câu 1 : T(2)B(4) T(6)B(7) ( Thanh Trắc)
Câu 2 : B(2)T(4) B(6)B(7)
Câu 3 :B(2)T(4) B(6)T(7)
Câu 4 : T(2)B(4) T(6)B(7)
Câu 5: T(2)B(4)T(6)T(7)
Câu 6: B(2)T(4)B(6)B(7)
Câu7: B(2)T(4) B(6)T(7)
Câu 8 T(2)B(4)T(6)B(7)
THÍ DỤ BÀI THƠ :QUA ĐÈO NGANG TỨC CẢNH :
Câu PHÁ 1 Bước tới đèo ngang bóng xế tà (Chữ Tới thuộc thanh TRẮC)
Câu THỪA 2 Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Câu TRẠNG 3 Lom khom dưới núi tiều vài chú ( Đối với câu 4 )
Câu TRẠNG 4: Lác đác bên sông rợ mấy nhà (Đối với câu 3)
Câu LUẬN 5 : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ( Đối với câu 6)
Câu LUẬN 6: Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( Đối với câu 5)
Câu THÚC 7: Dừng chân đứng lại trời non nước
Câu HỢP KẾT 8: Một mảnh tình riêng ta với ta
BÀ HUYỆN THANH QUAN
Một bài Thơ không đạt những tiêu chí nầy gọi la Thơ THẤT LUẬT
Trong một số sách giáo khoa câu 4 bài Thơ nầy đã bị sửa lại là :" Lác đác bên sông CHỢ mấy nhà " là không đúng (Sửa lại chữ RỢ thành chữ CHỢ ) .Bài nầy ra đời vào thời kỳ còn nửa phong kiến, lúc đó người ta còn nhìn những người dân tộc thiểu số sống rải rác dưới đèo là người RỢ ( man ri mọi rợ ), nên BHTQ đã mô tả những cái nhà của họ chứ không phải cái CHỢ là nơi tụ họp đông người. Hơn nữa : Lác Đác vài cái nhà không thề làm thành cái CHỢ được. Nếu vì lý do hòa đồng dân tộc, tôi thiết nghĩ vẫn giữ nguyên bản , và ghi chú thích bên dưới là được
.
D- Vần:
Vần là sự phát âm giống nhau giữa hai chữ với nhau ( chính vận ) hay na ná giống nhau ( thông vận ) như tôi đã trình bày phần ở trên. Trong thơ Đường các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8, phải vần với nhau .(Trong bài Thơ trên ta thấy các chữ : Tà, Hoa, Nhà, Gia, Ta ,vần nhau).Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là THẤT VẬN
E-Niêm:
Niêm có nghĩa là bó chặt lại, trong thơ Đường , hai câu thơ niêm với nhau là chữ thứ nhì của hai câu phải cùng một loại thanh Bằng hay thanh Trắc . Luật niêm là các câu từng cặp niêm nhau 1+8 , 2+3 ,4+5 .6+7 . Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là THẤT NIÊM
B - Những biến thể của Thơ Đường:
Ngoài thể chính là Thất Ngôn Bát Cú ( Bảy chữ Tám câu ) , Thơ Đường còn biến thể thành những loại khác như :Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Bảy chữ bốn câu), Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (Năm chữ Bốn Câu ), Ngũ ngôn Bát Cú ( Năm chữ tám câu ).Các loại nầy cũng có quy luật nhưng không được phổ biến lắm
.
1- THƠ LỤC BÁT:
Khổ Thơ gồm hai câu:
Câu 1 có 6 chữ theo luật bằng trắc như sau : B(1) - B(2) - T(3) - T (4) - B (5)- B (6) .
Câu 2 có 8 chữ : B(1) - B(2)- T(3)- T(4)- B(5) -B(6)- T(7)-B(8).
Chữ thứ 6 câu 1 phải vần với chữ thứ 6 của câu 2 .
Ngoại lệ :Nhất tam ngũ bất luật của nó là chữ thứ 1, 3, 5 TRONG MỖI CÂU không cần phải theo luật
THÍ DỤ BÀI THƠ :PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG
.
Tôi đi ( B 2 ) tìm sợi (T4) tóc rơi ( B 6)
Ngày xưa ( B2) em chải (T4) một thời (B6) trắng trong
Tóc ươm ( B2) mấy giọt (T4) nắng hồng (B6)
Tôi bay (B 2) trong cõi ( T4) bềnh bồng ( B6 ) nhớ thương
Mai em ( B 2) về chốn ( T4) vô thường (B 6)
Có nghe ( B2) lá đổ (T 4) chiều sương ( B 6 ) vọng về ?
HUY THANH
(Tập MÊ CUNG in năm 2000 tại Paris)
2- THƠ SONG THẤT LỤC BÁT:
Khổ gồm 4 câu gồm 2 câu 7, một câu 6, một câu 8
.
Câu 1 (Câu bảy chữ thứ nhất) : T (3)- B (5 )- T (7)
Câu 2 (Câu bảy chữ thứ hai ): B (3) -T (5 )- B (7 )
Câu 3(Câu sáu chữ) : B(2) T(4)B(6)
Câu 4 ( Câu 8 chữ) :B(2) T(4) B(6)
THÍ DỤ NHỮNG ĐOẠN THƠ TRONG CHINH PHỤ NGÂM
Bản dịch Đoàn Thị Điểm Bản Hán Đặng trần Côn
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại = ( Lang cố thiếp hề Hàm Dương )
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang =(Thiếp cố Lang hề Tiêu Tương )
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương= (Tiêu Tương yên cách Hàm dương thụ )
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng= (Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy= (Tương bất cố tương kiến)
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu= (Thanh thanh mạch thượng tang )
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu = ( Mạch thượng tang, mạch thượng tang)
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?= (Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường ? )
(BẢN HÁN VĂN: ĐẶNG TRẦN CÔN -
DIỄN NÔM THÀNH QUỐC NGỮ :ĐOÀN THỊ ĐIỂM)
II -- THƠ MỚI VÀ THƠ TỰ DO:
1- Sự ra đời và phát triển của Thơ Mới, Thơ Tự Do:
Thơ Mới, Thơ Tự Do là phong trào phát sinh trên diễn đàn văn học nước ta từ khoảng năm 1932-1945. Đây có thể xem là cuộc Cách Mạng Thơ Ca kể từ khi nền Văn Hóa Tây Phương du nhập vào nước ta ,nhất là Pháp, nước đã đô hộ Việt Nam gần một thế kỷ sau nầy. Khi người Pháp xâm chiếm Đông Dương thì tư tưởng, văn hóa, cách sống ,cái nhìn nghệ thuật đều thay đổi hòan toàn so với những lệ thuộc về những lĩnh vực nầy trước đây của Trung Hoa. Phong trào Thơ Mới cũng vậy, ở Âu Châu ,những cách làm Thơ Mới Tây Phương ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất là trong thời kỳ Phục Hưng mà điển hình là những tác phẩm của Shakespeare .Tại Việt Nam ,một số lớp người viết mới ảnh hưởng Tây học ,họ rầm rộ cổ súy cho cách làm Thơ Mới ,đòi phá bỏ những luật lệ Thơ Cũ như niêm, luật, vần, câu chữ, số chữ .Có thể nói là Phong trào Thơ Mới khởi đầu từ bài thơ " Con Ve sầu và Con kiến " của nhà văn Nguyễn văn Vĩnh dịch từ bài Thơ "La cigale et La Fourmi " :Bản dịch bằng thể Thơ Mới của ông đã cấu trúc một lối làm Thơ lập dị, khác nội dung, hình thức của các loại Thơ Cổ vốn bó buộc chặt chẽ về vần, số câu, số chữ.
"Con ve sầu kêu ve ve
"Suốt mùa hè
"Đến kỳ gió bấc thổi
"Nguồn cơn thật bối rối
2- Đặc điểm của những bài Thơ Mới thơ Tự Do là :
2.1-Không ràng buộc số câu, số chữ, niêm luật, bằng trắc, đối.
2.2-Không cần vần nhiều, hoặc không cần có vần, đọc như một bài văn xuôi
Nói chung là không có luật lệ nào hết
Những người viết mới nầy họ cho rằng niêm luật theo lối làm thơ Đường cổ điển đã ràng buộc, trói buộc nhà Thơ trong những diễn cảm của mình , vậy phải để họ tự do bay lượn trong khoảng trời mênh mông bát ngát của ý thơ, tình thơ.Thơ Mới phải cởi bỏ những cái ách nặng nề thống trị của Niệm Luật ,phải thăng hoa những khát vọng mới một cách rất chân thật, giải tỏa những u uất ,thực hiện những khát vọng tình thơ lãng mạn nhất , dù phải đau đớn.Ông Phan Khôi , một trong những nhà Tiên Phong Thơ Mới đã nhận định lọai Thơ Đường chỉ là khuôn sáo mục nát , cái ách, cái còng , thế mà vua quan ta lại cứ lấy đó làm cái gốc, cái cội cho khoa thi cử từ bao thế hệ , đó là loại " Thơ bó buộc làm mất hết sanh thú"
Ủng hộ phong trào Thơ mới nầy là các nhà thơ, nhà văn như : Lưu trọng Lư, Phan Khôi, Thế Lữ, Vũ đình Liên, Đoàn Phú Thứ, Huy Thông ,Nguyễn Nhược Pháp, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Xuân Diệu., Anh Thơ, Đoàn văn Cừ. Hai nhà Thơ của phong trào nặng ảnh hưởng nhất của nhà thơ Pháp Baudelaire là Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử .Tuy nhiên phong trào Thơ Mới nầy lại vấp phải sự chống đối quyết liệt của những nhà Thơ có tình thần hoài cổ yêu chuộng loại Thơ có vần điệu, niêm luật, họ coi Cổ Thơ như những tinh hoa bất diệt, họ coi Cổ Thơ như viên ngọc sáng giá và cho những nhà làm Thơ Mới là bọn dốt làm Thơ.Thế là hai bên xảy ra cuộc bút chiến về Thơ Mới giữa một bên trọng, và một bên khinh.
Từ đó đến nay, phong trào Thơ Mới, thơ tự do phát triển một cách rầm rộ trăm hoa đua nở, phát sinh thêm những nhà thơ nổi tiếng như: Tế Hanh, Hồ Dzếnh, TTKH, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,Bích Khê ,Nguyễn Bính ,Phan khôi ,J. Leiba, Mai Đình ,Mộng Tuyết,Quách Tấn,Thanh Tịnh,Nguyễn Vỹ, Yến Lan, Trần Huyền Trân ..v..v
III- CUỘC BÚT CHIẾN GIỮA HAI TRƯỜNG PHÁI THƠ CŨ VÀ THƠ MỚI :
Ngày 10/3/1932 Ông Phan Khôi chủ trương Thơ Mới nả phát đạn vào thành trì Thơ Cũ là " loại thơ nầy câu thúc thi sỉ trong niêm luật quá nhiều nên Thơ không có cái CHƠN cái THỰC" , những ý tưởng của ông được Tờ Báo cực thịnh lúc đó là Phụ Nữ Tân Văn đăng tải .Sau đó một thi sĩ khác là Ông Lưu Trọng Lư vào cuộc ủng hộ Thơ Mới, viết nhiều bài trên báo Tân Văn,Phong Hóa. Rất nhiều bài tham luận đả kích Thơ Đường Luật, ngoài ra các báo nầy cũng thường đăng rất nhiều bài Thơ Mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh,Vũ đình Liên, Huy Thông..
Song song với với sự cổ súy Thơ Mới bằng Văn Bút trên các báo, họ cũng đăng đàn diễn thuyết trước đám đông để quảng bá cho Thơ Mới như : -Tháng 6/1934 Ông Lưu Trọng Lư diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Qui Nhơn , - Tháng 1/1935 Ông Đỗ đình Vượng diễn thuyết tôn vinh Thơ Mới tại Hà Nội, -Tháng 1/1935 Cô Nguyễn thi Kiêm diễn thuyết ca ngợi Thơ Mới tại Saigon tranh luận với Ông Nguyễn văn Hanh thuộc trường phái Thơ Cũ. - Tháng 11/1935 Ông Vũ đình Liên diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Nam Định .
Để đối phó lại phong trào Thơ Mới đang "bành trướng ", trường phái Thơ Cũ mà cầm đầu là nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ( sau nầy ông lại có khuynh hướng canh tân , trung dung ) cũng tung " chưởng lực " đối phó bằng văn bút bài" Nói Chuyện Thơ Mới, Thơ Cũ" đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy số tháng 12/1934 . Bài viết của nhà Thơ núi Tản Sông Đà như một bài hịch triệu triệu nên " phe ta " xuống núi :
-Tháng 8/1933 Ông Tân Việt chủ bút báo Công Luận diễn thuyết chê Thơ Mới , bênh Thơ Cũ , bác bỏ quan điểm của cô Nguyễn Thị Kiêm .
-Tháng 10/1933 Báo Văn Học Tạp Chí Hà Nội chê các nhà Thơ Mới dùng chữ bừa bãi, không biết xài chữ -.Tháng 12/1934 trên Văn Học Tạp Chí Ông Hoàng Duy Từ đả kích bài diễn thuyết của Ông Lưu Trọng Lư tại Quy Nhơn.
-Tháng 1/1935 Ông Nguyễn văn Hanh diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Saigon và tranh luận với cô Nguyễn Thị Kiêm.
-Tháng 4/1935 Ông Tường Vân xuất bản tập thơ : " Những bông hoa trái mùa " để đã kích các nhà Thơ Mới -.Tháng 6/1935 Ông Tùng Lâm đả kích Thơ Mới trên báo Văn Học Tuần San Saigon.
- Tháng 4/1936 Ông Thái Phỉ công kích Thơ Mới trên các báo Tin Văn Hà Nội.
-Tháng 6/1941 Ông Huỳnh Thúc Kháng viết bài chỉ trích, mạt sát Thơ Mới và nói Thơ Mới sẽ có ngày mật vận.
Hôm nay, chúng ta những người hậu sinh làm Thơ, nhìn lại thời gian đã qua mới thấy cái công lao to lớn của những người làm Thơ những thế hệ trước, dù họ thuộc phái Thơ Mới hay Thơ Cũ, đã có một cuộc bút chiến, khẩu chiến tưng bừng để tìm ra chân lý, cái lẽ thật của Thơ. Ngày nay, tuy phái Thơ Mới đã thắng thế, đã chiếm lĩnh diễn đàn văn học ( trong đó các bạn và tôi cũng là những người làm Thơ Mới ), nhưng tôi không vì thế mà tôi nhìn Thơ Cũ bằng đôi mắt của kẻ tự mãn, tôi vẫn trân trọng hồn Thơ Cũ, bởi vì ở đó dẫy đầy sự tinh túy được chắt lọc từ xã hội, từ đạo đức làm người. Vì thế trên Blog của tôi vẫn dành một chỗ đứng rất trân trọng cho thơ Đường.
Theo tôi, xét toàn diện lại sự tiến triển của Thơ, tôi thấy Thơ có trước rồi Luật Thơ mới có sau. Luật Thơ chỉ giúp cho Thơ thêm cứng cáp, bước đi những bước đầu tiên để khỏi vấp ngã . Như đứa trẻ bước đầu tập đi phải có mẹ dìu dắt (là khuôn phép đầu tiên Luật Thơ), rồi sau đó nó tự đi, tự chạy mà không cần người dìu dắt nữa ( Thơ mới, Thơ Tự Do). TÓM LẠI LÀ LUẬT THEO THƠ.
IV - TRÍCH ĐOẠN NHỮNG BÀI THƠ MỚI HAY CỦA TRƯỜNG PHÁI THƠ MỚI:
a) HỜN DỖI (Vũ Hoàng Chương 1916 -1976) Thơ tự do
" Tối qua em ngồi học.
Lơ đãng nhìn đi đâu.
Dưới đèn anh thoáng nhận.
Nét mặt em rầu rầu *
Em buồn- anh gặng hỏi.
Mấy lần em chẳng nói.
Rồi không biết vì sao.
Đẩy ghế đứng lên em giận dỗi *.
Rũ tung làn tóc rún đôi vai.
Em vùng vằng.
Ôm sách vở.
Sang phòng bên.
Không học nữa ...."
b) NGƯỜI EM SÔNG TRONG CÔ ĐỘC ( Nguyên Sa ) Thơ tám chữ
"Tay anh dài sao em không gối mộng.
Thơ anh say sao chẳng uống cho đầy.
Mắt thuyền trôi anh chèo cả hai tay.
Sao chẳng ngự cho hồn anh xuống nhạc.*
Sao chẳng đến cho lá cành xanh biếc.
Năm ngón tay anh trổ lá mùa xuân.
Ngọc cho em anh đúc ở thư phòng.
Có lửa cháy trong mắt buồn da diết. *
Có thơ sáng thắp trong từng ánh nguyệt.
Những lời êm bày biện với linh hồn.
Có mùa thu thay áo ở đầu non.
Cho dịu lối em về mai lá rụng "...
c)-HÌNH TƯỢNG XUÂN XƯA ( Đinh Hùng 1920 -1976 ) Thơ bảy chữ"
Ngàn xanh vừa lớn, núi đương xuân.
Em thở hơi say gió hải tần.
Hơi thở ngây hồn hoa đáy biển.
Mây trùng tóc rối, suối ôm chân.*
Mái tóc đương xuân, gió chải hờ.
Bên em trời đất bỗng hoang vu.
Bước chân in dấu buồn nguyên thủy.
Nổi nhớ xanh mầu núi cổ sơ*.
Mặt ngọc xuân xưa biển sóng nhòa.
Em mang hình tượng núi non xa.
Bờ vai thác đổ cơn sầu trắng.
Dậy tiếng em cười đá nở hoa.
Đáy mắt cuồng lưu nước lạ bờ.
Riềm môi bừng đóa mông san hô.
Đàn lên vút phím da sầu đảo.
Gíấc ngủ hương chìm thể phách xưa.
d)- TỐNG BIỆT HÀNH ( Thâm Tâm 1917 - 1950) Thơ bảy chữ
" Đưa người, ta không đưa sang sông.
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt.
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? *.
Đưa người ta chỉ đưa người ấy.
Một giã gia đình, một dửng dưng.
Li khách, Li Khách con đường nhỏ.
Chí lớn chưa về bàn tay không. *
Thì không bao giờ nói trở lại.
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong...
e)-NGẬP NGỪNG ( Hồ Dzênh 1917-1991 )Thơ tám chữ
"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần.
Tôi nói khẻ gớm làm sao nhớ thế. *
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi tình nghĩa có gì đâu.
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu.
Thủa ân ái mong manh như nắng lụa *...
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Tôi sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ.
Nếu trót đi em hãy gắng trở về.
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề.
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ.
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa.
f - HAI SẮC HOA TIGÔN ( T. T K. H ) :Thơ bảy chữ
"Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn.
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc.
Tôi chờ người đến với yêu đương * .
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng.
Dải đường xa vút bóng chiều phong.
Và phương trời thẳm mờ sương cát.
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng. *
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi.
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng tim tan vở.
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi.
Đâu biết lần đi một lỡ làng .
Dưới trời gian khổ chết yêu đương.
Ngươi xa xăm quá tôi buồn lắm.
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.*..
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ.
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu.
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng.
Người ấy sang sông đứng ngóng đò. *
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng.
Trời ơi người ấy có buồn không.
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ.
Tựa trái tim phai , tựa máu hồng
i)- MƯA XUÂN ( Nguyễn Bính 1918-1966 )Thơ bảy chữ
Em là con gái trong khung cửi.
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng.
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.*
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay.
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ.
Mẹ bảo : " Thôn Đoài hát tối nay*
Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ.
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn.
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh.
Thế nào anh ấy chả sang xem. *
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay.
Hoa xoan đã nát dưới chân giầy.
Hội Chèo làng Đặng về ngang ngõ.
Mẹ bảo " Mùa xuân đã cạn ngày ..."
j ) -GỌI EM ( Nguyên Sa)Thơ tự do
" Một buổi sáng tỉnh dậy không thấy em tôi chạy ra cửa sổ gọi tên em rất to .
Những tiếng kêu thất thanh vang hè phố.
Tôi nghĩ thầm nếu còn làm vua ở một triều đình thịnh trị thời xưa tôi sẽ không ngần ngại mặc mũ áo cân đai ra đứng giữa thành bắc loa mời em về làm hoàng hậu.
Tôi bảo rằng em phải về ngay .
Nếu em là gió tôi sẽ là trăng .
Em là trăng tôi sẽ là mây.
Nếu em làm mây tôi sẽ làm gió thổi.
Còn nếu em là chân trời xa tôi sẽ là cánh chim bằng dong ruổi..."
k)-ĐÔI BỜ ( Quang Dũng 1921-1988 )Thơ bảy chữ
" Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai.
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt xưa em có sầu cô quạnh.
Khi gió heo về một sớm mai.*
Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự.
Bên nầy em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến.
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề. *
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa.
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc.
Nói cười như chuyện một đêm mơ. *
Xa quá rồi em người mỗi ngã.
Bên nầy đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi.
Dòng lệ ngây thơ có dạt dào ? "
l)- MẦU TÍM HOA SIM (Hữu Loan 1916-2010) Thơ tự do
" Nàng có ba người anh đi bộ đội.
Những đứa em nàng.
Có em chưa biết nói.
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi người vệ quốc quân
Xa gia đình yêu nàng như tình yêu em gái.
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới.
Tôi mặc đồ hành quân.
Đôi giầy đinh.Bết bùn đất hành quân .
Nàng cười xinh bên anh chồng độc đáo
Từ chốn xa xôi.Nhớ về ái ngại.
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại.
Mà nhỡ khi mình không về.
Thì thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê.."
Một điểm tôi nhận xét là Thơ mới dùng nhiều vần thông vận hơn chính vận,và cũng dùng nhiều thống vận thanh trắc hơn Thơ Đường Luật. Cách gieo vần thơ mới rất hào sảng, từ ngữ ẩn dụ siêu thoát, tự do như những đợt khói bay tỏa lên trời cao hồn nhiên tự tại, không như thơ Đường lẩn quẩn vần điệu niêm luật như khói bay không rời khỏi cái nhà cổ hũ phong kiến. Những bài Thơ tôi trích đoạn chọn trên đây là những bài theo tôi là hay và tiêu biểu cho phong trào thơ mới, dĩ nhiên một số độc giả cũng chưa hẳn đồng ý và có cách chọn lựa khác
V- LỜI KẾT :
Dòng thời gian vẫn không ngừng chảy, hình như không có cái gì gọi là vĩnh cửu với nó, nếu còn chăng chỉ là một chút khái niệm mơ hồ nào của trí nhớ, một câu thơ ,một chút mong manh, một chút lắng đọng. Trong văn thơ, dòng chảy đó âm thầm theo nhịp đập trái tim, cuốn trôi xa khuất những con người, những cuộc bút chiến giữa hai dòng thơ đã một thời làm hao tốn bao nhiêu giấy mực, bên trọng bên khinh, bên bênh bên đả .Ngày nay, xu thế thơ mới đã chiếm lĩnh văn học nhưng khúc khải hoàn của nó cũng chưa trọn vẹn tiết điệu vi lảng vảng đâu đây vẫn còn những tâm hồn hoài cổ, nuối tiếc hát từ khúc ca dao, chắt chiu từ những tiếng ru buồn mộc mạc sau lũy tre làng. Phải chăng thời gian là gã tình nhân bạc bẽo với thơ cũ và vồn vã với thơ mới, cũng không hẳn, bởi vì nói theo con người là phải có kiếp tử sinh , thơ cũng vậy, có sinh thì phải có tử ,do đó ta cũng không nên lấy làm lạ khi một ngày nào đó Thơ Cổ biến mất trên diễn đàn văn học. Đó là một quy luật đào thải, một định luật tồn vong rất vô ơn bội nghĩa ,thôi, ta hãy xem như đó là định mệnh của Thơ để an ủi mình. Thời gian là gã chứng nhân của biết bao thay đổi, nó vẫn đi, không chờ ai, không bao giờ quay lại, cũng không thương xót ai như gã sát nhân vô hình có máu lạnh. Người ta chỉ nắm giữ nó như nắm giữ một mãng nào đó trong tiềm thức, như nắm giữ cái tâm, cái hồn thơ, cái bội bạc, cái biết ơn đời. Chỉ thế, và vỏn vẹn có bao nhiêu thế, vì ta chỉ nắm bắt được cái bóng mà hình đã đi xa, có khi xa ngàn dặm. Những con người làm Thơ trước đây, một thời nổi danh, một thời bút chiến, một thời tận tụy trong cái không gian sắc sắc không không của Thơ, giờ đã hóa thành người thiên cổ, để lại cho đời những áng văn hay như một gia tài đạm bạc.
Viết đến đây, tôi không sao tránh khỏi tiếng thở dài khi mình đã trót tham gia vào dòng chảy thơ văn như tham dự một ván cờ định mệnh của văn học.
Để chấm dứt bài Bình Luận nầy, tôi xin mượn hai câu Thơ của Nhà Thơ Vũ Đình Liên ,cũng là một người thiên cổ đi sau gởi cho những người Thiên Cổ đi trước trong niệm khúc bài Thơ "Ông Đồ" của nhà thơ quá cố nầy
" Những người muôn năm cũ
"Hồn ở đâu bây giờ? "
Phải, những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? "
HUY THANH
LUẬT THEO THƠ HAY THƠ THEO LUẬT?
HUY THANH
Mở đầu:
Thơ là gì?:
Thơ là nghệ thuật dùng từ ngữ, âm điệu để chuyển tải những xúc cảm giữa người với người về một chủ đề nào đó gọi là sự đồng cảm. Thơ thường được diễn đạt từ hai câu trở lên hoặc nhiều câu (đơn hợp hoặc phức hợp). Trong một tổ hợp thơ (bài thơ) thường tác giả chuyển tải tình cảm đến người đọc bằng chủ đề bài tức tứ thơ, nhạc thơ, vần thơ và họa thơ. (thơ như vẽ)
a) Chủ đề tức tứ thơ là nội dung chính của bài thơ , sau khi có chủ đề là tựa bài, tứ thơ là cách diễn đạt nội dung mở rộng của tựa bài ,có thể bằng miêu tả, có thể bằng ẩn dụ, so sánh.Thơ khác Văn ở chỗ về hình thức là có vần, có điệu, có ngắt câu ngắn.Về nội dung thì Thơ khác Văn ở chỗ những Tứ Thơ là sự góp nhặt rời rạc trong từng đoạn ngắn, không cần phải xuyên suốt liên quan ý với nhau như trong một bài Văn.
b) Nhạc thơ là bài thơ khi đọc lên phát ra một âm điệu du dương, khi trầm, khi bổng mặc dù không có tiếng đàn phụ họa (như những bài hát ru em trong một trưa hè xa vắng). Ngâm Thơ cũng là một thể cách trình bày hát Nhạc Thơ mà không cần tiếng đàn.
c) Vần trong thơ: Là những yêu cầu có sự hòa hợp, phát âm tương đồng giữa những ngôn từ trong một bài thơ hay những chữ trong nhiều câu kết nối nhau. Chúng tạo thành một âm thanh nhè nhẹ êm đềm.Về cách gieo vần có hai loại:
1-Vần chính: Âm phát ra giống nhau thuộc loại thanh bằng như: ta, tà, xà, bà,quan, sang v..v.
Âm phát ra giống nhau thuộc loại thanh trắc như: cắt, bắt. lắc, tắt
2- Vần thông: Âm phát ra hơi giống nhau loại thanh bằng như : tà, hoa
Âm phát ra hơi giống nhau loại thanh trắc như : mắt, mất.
Nếu không đạt được như vậy, bài thơ sẽ thành "cưỡng vận " ép vần ( Thí dụ như chữ " trời " và chữ " vài " trong Thơ Kiều của Nguyễn Du dưới đây: " Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .") Chữ Trời với chữ Vài không có vần nhau.
d) Họa thơ : Là bài thơ khi đọc lên người ta thấy như trước mắt mình những sự kiện, cảnh vật, nhân vật như hiển hiện ra trước mắt .( TD :" Cỏ non xanh tận chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" (Nguyễn Du). Đọc hai câu thơ đó ta thấy trước mắt mình cảnh một buổi chiều tảo mộ trong vùng đất rộng đẹp tuyệt vời với mây, cỏ, bông hoa kéo đến tận chân trời.
I - PHÂN LOẠI THƠ VÀ LUẬT CỦA CÁC LOẠI THƠ CỔ :
Trong luật thơ, các chữ được chia làm hai loại thanh là thanh BẰNG gồm các chữ có dấu HUYỀN và KHÔNG CÓ DẤU, còn thanh TRẮC gồm các chữ có dấu: SẮC, NGÃ, HỎI, NẶNG Dưới đây chúng ta quy ước B là thanh BẰNG, T là thanh TRẮC, còn con số ở sau trong ngoặc đơn ( .. ) là số thứ tự của chữ đúng trong câu đó.
Thí dụ câu lục của bài thơ lục bát : B (2) là chữ thứ hai của câu lục phải là vần BẰNG.
.
A- Loại thơ Cổ Thi, Cổ điển hay Đường Thi :
Là loại thơ phát sinh, khởi nguyên từ khi loài người biết dùng chữ viết trên đất, trên thẻ tre ( sử xanh), trên da thú, trên giấy, để ghi lại những bài thơ bằng ký tự lưu truyền hết đời nầy sang đời khác.Dần dần, sự phát triển của nó cho đến nay đã hình thành những mô hình hoàn thiện, sinh ra nhiều luật lệ của niêm, luật bằng trắc, vần, bố cục, điệu, ngữ pháp. Người ta gọi loại Thơ nầy là thơ Cận Thể ( Theo Luật khuôn khổ ) trái với loại Thơ trước đây gọi là Cổ Thể ( Không có Luật ) Mặc dù hiện nay loại thơ Cận Thể nầy biến tướng thành rất nhiều thể thơ nhưng theo tôi có thể phân chia thành những loại chính sau đây:
1 : THƠ ĐƯỜNG LUẬT CÒN GỌI LÀ ĐƯỜNG THI
Đây là lại Thơ được hoàn thiện về niêm luật phát triển mạnh dưới đời nhà Đường ở Trung Hoa, nó chịu nhiều sự gò bó của luật Thơ một cách khe khắt nhất về số câu, số chữ,thanh bằng trắc, vần , niêm, đối. Bài thơ chính gồm có tám câu, mỗi câu bảy chữ gọi là thất ngôn bát cú (Tổng cộng Năm mươi sáu chữ)
.
A- Bố cục bài thơ được chia làm các phần như sau:
Câu 1: Câu Phá: (Giới thiệu chủ đề bài Thơ )
Câu 2: Câu Thừa: (Diễn giải mở rộng chủ đề )
Câu 3 và câu 4: Câu Thực hay Trạng ( Toàn Cảnh bài Thơ ) .Hai câu nầy phải đối nhau.
Câu 5 và câu 6: Câu Luận :( Mở rộng bài thơ và nói ý tưởng của tác giả.) Hai câu nầy phải đối nhau
Câu 7: Câu Thúc ( là gom những ý bài thơ lại)
Câu 8: Câu Hợp ( Kết Luận )
B- Về đối trong bài Thơ:
Đối tức là làm nghịch lại câu trước đó: Về nguyên tắc thì chữ đối với chữ, hình tượng đối với hình tượng như Thanh bằng đối với thanh trắc, sự vật đối với sự vật ( như nước với mây), hình tượng đối với hình tượng (lom khom với lác đác), điển tích đối với điển tích ( Chức Nữ với Ngưu Lang). Về đối có hai loại là đối âm (thanh bằng đối với thanh trắc) và đối ý ( nói khác ý của câu ở trên thí dụ Trong đối với Ngoài, Trên đối với Dưới, Núi đối với Sông..) Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là thơ THẤT ĐỐI
C-Luật thanh Bằng Trắc trong bài Thơ Đường:
Bài Thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú có thể viết bằng hai thể loại : Luật Bằng và Luật Trắc . Bài thơ làm loại Luật Bằng khi chữ thứ hai của câu đầu là thanh Bằng, còn trái lại là Luật Trắc .Trong Luật Bằng Trắc của Thơ Đường Luật ,các chữ đứng trong câu ở số thứ tự 1, 3. 5 không lệ thuộc vào Luật gọi là nhất tam ngũ bất luật.
Trong một câu chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, chữ thứ 4 phải khác thanh điệu.Tức là chữ thứ 2,6 trong câu thuộc thanh Bằng thi chữ thứ 4 phải là thanh Trắc hay ngược lại
Thí dụ Bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Câu 1: " Bước tới đèo ngang bóng xế tà " , chữ thứ 2 là Tới , chữ thứ 6 là Xế thuộc thanh Trắc thì chữ thứ 4 là Ngang thuộc thanh Bằng.
A : Luật thanh Bằng Trắc của Bài Thơ viết dưới dạng Luật thanh Bằng :
Câu 1: B(2) T(4) B(6) B(7) ( Luật thanh BẰNG: chữ thứ 2 câu thứ nhất thanh BẰNG ))
Câu 2: T(2) B(4) T(6) B(7)
Câu 3: T(2) B(4) T(6) T(7)
Câu 4: B(2) T(4) B(6) B(7)
Câu 5: B(2) T(4) B(6) T(7)
Câu 6: T(2) B(4) T(6) B(7)
Câu 7: T(2) B(4) T(6) T (7)
Câu 8: B(2) T(4) B(6) B(7)
THÍ DỤ BÀI THƠ: THƯƠNG VỢ:
Câu PHÁ 1: Quanh năm buôn bán ở mom sông ( Chữ Năm thuộc thanh BẰNG )
Câu THỪA 2: Nuôi đủ năm con với một chồng
Câu TRẠNG 3: Lặn lội thân cò khi quãng vắng ( Đối câu 4)
Câu TRẠNG4 Eo sèo mặt nước buổi đò đông ( Đối câu 3)
Câu LUẬN 5: Một duyên hai nợ âu đành phận (Đối câu 6)
Câu LUẬN 6: Năm nắng mười mưa dám quản công ( Đối câu 5)
Câu THÚC7: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Câu HỢP KẾT: Có chồng hờ hững cũng như không"
TRẦN TẾ XƯƠNG
B - Luật thanh Bằng Trắc cho bài Thơ viết dưới dạng Thanh Trắc
:
Câu 1 : T(2)B(4) T(6)B(7) ( Thanh Trắc)
Câu 2 : B(2)T(4) B(6)B(7)
Câu 3 :B(2)T(4) B(6)T(7)
Câu 4 : T(2)B(4) T(6)B(7)
Câu 5: T(2)B(4)T(6)T(7)
Câu 6: B(2)T(4)B(6)B(7)
Câu7: B(2)T(4) B(6)T(7)
Câu 8 T(2)B(4)T(6)B(7)
THÍ DỤ BÀI THƠ :QUA ĐÈO NGANG TỨC CẢNH :
Câu PHÁ 1 Bước tới đèo ngang bóng xế tà (Chữ Tới thuộc thanh TRẮC)
Câu THỪA 2 Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Câu TRẠNG 3 Lom khom dưới núi tiều vài chú ( Đối với câu 4 )
Câu TRẠNG 4: Lác đác bên sông rợ mấy nhà (Đối với câu 3)
Câu LUẬN 5 : Nhớ nước đau lòng con quốc quốc ( Đối với câu 6)
Câu LUẬN 6: Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ( Đối với câu 5)
Câu THÚC 7: Dừng chân đứng lại trời non nước
Câu HỢP KẾT 8: Một mảnh tình riêng ta với ta
BÀ HUYỆN THANH QUAN
Một bài Thơ không đạt những tiêu chí nầy gọi la Thơ THẤT LUẬT
Trong một số sách giáo khoa câu 4 bài Thơ nầy đã bị sửa lại là :" Lác đác bên sông CHỢ mấy nhà " là không đúng (Sửa lại chữ RỢ thành chữ CHỢ ) .Bài nầy ra đời vào thời kỳ còn nửa phong kiến, lúc đó người ta còn nhìn những người dân tộc thiểu số sống rải rác dưới đèo là người RỢ ( man ri mọi rợ ), nên BHTQ đã mô tả những cái nhà của họ chứ không phải cái CHỢ là nơi tụ họp đông người. Hơn nữa : Lác Đác vài cái nhà không thề làm thành cái CHỢ được. Nếu vì lý do hòa đồng dân tộc, tôi thiết nghĩ vẫn giữ nguyên bản , và ghi chú thích bên dưới là được
.
D- Vần:
Vần là sự phát âm giống nhau giữa hai chữ với nhau ( chính vận ) hay na ná giống nhau ( thông vận ) như tôi đã trình bày phần ở trên. Trong thơ Đường các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8, phải vần với nhau .(Trong bài Thơ trên ta thấy các chữ : Tà, Hoa, Nhà, Gia, Ta ,vần nhau).Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là THẤT VẬN
E-Niêm:
Niêm có nghĩa là bó chặt lại, trong thơ Đường , hai câu thơ niêm với nhau là chữ thứ nhì của hai câu phải cùng một loại thanh Bằng hay thanh Trắc . Luật niêm là các câu từng cặp niêm nhau 1+8 , 2+3 ,4+5 .6+7 . Một bài Thơ không đạt tiêu chí nầy gọi là THẤT NIÊM
B - Những biến thể của Thơ Đường:
Ngoài thể chính là Thất Ngôn Bát Cú ( Bảy chữ Tám câu ) , Thơ Đường còn biến thể thành những loại khác như :Thất Ngôn Tứ Tuyệt (Bảy chữ bốn câu), Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt (Năm chữ Bốn Câu ), Ngũ ngôn Bát Cú ( Năm chữ tám câu ).Các loại nầy cũng có quy luật nhưng không được phổ biến lắm
.
1- THƠ LỤC BÁT:
Khổ Thơ gồm hai câu:
Câu 1 có 6 chữ theo luật bằng trắc như sau : B(1) - B(2) - T(3) - T (4) - B (5)- B (6) .
Câu 2 có 8 chữ : B(1) - B(2)- T(3)- T(4)- B(5) -B(6)- T(7)-B(8).
Chữ thứ 6 câu 1 phải vần với chữ thứ 6 của câu 2 .
Ngoại lệ :Nhất tam ngũ bất luật của nó là chữ thứ 1, 3, 5 TRONG MỖI CÂU không cần phải theo luật
THÍ DỤ BÀI THƠ :PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG
.
Tôi đi ( B 2 ) tìm sợi (T4) tóc rơi ( B 6)
Ngày xưa ( B2) em chải (T4) một thời (B6) trắng trong
Tóc ươm ( B2) mấy giọt (T4) nắng hồng (B6)
Tôi bay (B 2) trong cõi ( T4) bềnh bồng ( B6 ) nhớ thương
Mai em ( B 2) về chốn ( T4) vô thường (B 6)
Có nghe ( B2) lá đổ (T 4) chiều sương ( B 6 ) vọng về ?
HUY THANH
(Tập MÊ CUNG in năm 2000 tại Paris)
2- THƠ SONG THẤT LỤC BÁT:
Khổ gồm 4 câu gồm 2 câu 7, một câu 6, một câu 8
.
Câu 1 (Câu bảy chữ thứ nhất) : T (3)- B (5 )- T (7)
Câu 2 (Câu bảy chữ thứ hai ): B (3) -T (5 )- B (7 )
Câu 3(Câu sáu chữ) : B(2) T(4)B(6)
Câu 4 ( Câu 8 chữ) :B(2) T(4) B(6)
THÍ DỤ NHỮNG ĐOẠN THƠ TRONG CHINH PHỤ NGÂM
Bản dịch Đoàn Thị Điểm Bản Hán Đặng trần Côn
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại = ( Lang cố thiếp hề Hàm Dương )
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang =(Thiếp cố Lang hề Tiêu Tương )
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương= (Tiêu Tương yên cách Hàm dương thụ )
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng= (Hàm Dương thụ cách Tiêu Tương giang)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy= (Tương bất cố tương kiến)
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu= (Thanh thanh mạch thượng tang )
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu = ( Mạch thượng tang, mạch thượng tang)
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?= (Thiếp ý quân tâm thùy đoản trường ? )
(BẢN HÁN VĂN: ĐẶNG TRẦN CÔN -
DIỄN NÔM THÀNH QUỐC NGỮ :ĐOÀN THỊ ĐIỂM)
II -- THƠ MỚI VÀ THƠ TỰ DO:
1- Sự ra đời và phát triển của Thơ Mới, Thơ Tự Do:
Thơ Mới, Thơ Tự Do là phong trào phát sinh trên diễn đàn văn học nước ta từ khoảng năm 1932-1945. Đây có thể xem là cuộc Cách Mạng Thơ Ca kể từ khi nền Văn Hóa Tây Phương du nhập vào nước ta ,nhất là Pháp, nước đã đô hộ Việt Nam gần một thế kỷ sau nầy. Khi người Pháp xâm chiếm Đông Dương thì tư tưởng, văn hóa, cách sống ,cái nhìn nghệ thuật đều thay đổi hòan toàn so với những lệ thuộc về những lĩnh vực nầy trước đây của Trung Hoa. Phong trào Thơ Mới cũng vậy, ở Âu Châu ,những cách làm Thơ Mới Tây Phương ra đời và phát triển mạnh mẽ nhất là trong thời kỳ Phục Hưng mà điển hình là những tác phẩm của Shakespeare .Tại Việt Nam ,một số lớp người viết mới ảnh hưởng Tây học ,họ rầm rộ cổ súy cho cách làm Thơ Mới ,đòi phá bỏ những luật lệ Thơ Cũ như niêm, luật, vần, câu chữ, số chữ .Có thể nói là Phong trào Thơ Mới khởi đầu từ bài thơ " Con Ve sầu và Con kiến " của nhà văn Nguyễn văn Vĩnh dịch từ bài Thơ "La cigale et La Fourmi " :Bản dịch bằng thể Thơ Mới của ông đã cấu trúc một lối làm Thơ lập dị, khác nội dung, hình thức của các loại Thơ Cổ vốn bó buộc chặt chẽ về vần, số câu, số chữ.
"Con ve sầu kêu ve ve
"Suốt mùa hè
"Đến kỳ gió bấc thổi
"Nguồn cơn thật bối rối
2- Đặc điểm của những bài Thơ Mới thơ Tự Do là :
2.1-Không ràng buộc số câu, số chữ, niêm luật, bằng trắc, đối.
2.2-Không cần vần nhiều, hoặc không cần có vần, đọc như một bài văn xuôi
Nói chung là không có luật lệ nào hết
Những người viết mới nầy họ cho rằng niêm luật theo lối làm thơ Đường cổ điển đã ràng buộc, trói buộc nhà Thơ trong những diễn cảm của mình , vậy phải để họ tự do bay lượn trong khoảng trời mênh mông bát ngát của ý thơ, tình thơ.Thơ Mới phải cởi bỏ những cái ách nặng nề thống trị của Niệm Luật ,phải thăng hoa những khát vọng mới một cách rất chân thật, giải tỏa những u uất ,thực hiện những khát vọng tình thơ lãng mạn nhất , dù phải đau đớn.Ông Phan Khôi , một trong những nhà Tiên Phong Thơ Mới đã nhận định lọai Thơ Đường chỉ là khuôn sáo mục nát , cái ách, cái còng , thế mà vua quan ta lại cứ lấy đó làm cái gốc, cái cội cho khoa thi cử từ bao thế hệ , đó là loại " Thơ bó buộc làm mất hết sanh thú"
Ủng hộ phong trào Thơ mới nầy là các nhà thơ, nhà văn như : Lưu trọng Lư, Phan Khôi, Thế Lữ, Vũ đình Liên, Đoàn Phú Thứ, Huy Thông ,Nguyễn Nhược Pháp, Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Xuân Diệu., Anh Thơ, Đoàn văn Cừ. Hai nhà Thơ của phong trào nặng ảnh hưởng nhất của nhà thơ Pháp Baudelaire là Chế Lan Viên và Hàn Mặc Tử .Tuy nhiên phong trào Thơ Mới nầy lại vấp phải sự chống đối quyết liệt của những nhà Thơ có tình thần hoài cổ yêu chuộng loại Thơ có vần điệu, niêm luật, họ coi Cổ Thơ như những tinh hoa bất diệt, họ coi Cổ Thơ như viên ngọc sáng giá và cho những nhà làm Thơ Mới là bọn dốt làm Thơ.Thế là hai bên xảy ra cuộc bút chiến về Thơ Mới giữa một bên trọng, và một bên khinh.
Từ đó đến nay, phong trào Thơ Mới, thơ tự do phát triển một cách rầm rộ trăm hoa đua nở, phát sinh thêm những nhà thơ nổi tiếng như: Tế Hanh, Hồ Dzếnh, TTKH, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng,Bích Khê ,Nguyễn Bính ,Phan khôi ,J. Leiba, Mai Đình ,Mộng Tuyết,Quách Tấn,Thanh Tịnh,Nguyễn Vỹ, Yến Lan, Trần Huyền Trân ..v..v
III- CUỘC BÚT CHIẾN GIỮA HAI TRƯỜNG PHÁI THƠ CŨ VÀ THƠ MỚI :
Ngày 10/3/1932 Ông Phan Khôi chủ trương Thơ Mới nả phát đạn vào thành trì Thơ Cũ là " loại thơ nầy câu thúc thi sỉ trong niêm luật quá nhiều nên Thơ không có cái CHƠN cái THỰC" , những ý tưởng của ông được Tờ Báo cực thịnh lúc đó là Phụ Nữ Tân Văn đăng tải .Sau đó một thi sĩ khác là Ông Lưu Trọng Lư vào cuộc ủng hộ Thơ Mới, viết nhiều bài trên báo Tân Văn,Phong Hóa. Rất nhiều bài tham luận đả kích Thơ Đường Luật, ngoài ra các báo nầy cũng thường đăng rất nhiều bài Thơ Mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Nhất Linh,Vũ đình Liên, Huy Thông..
Song song với với sự cổ súy Thơ Mới bằng Văn Bút trên các báo, họ cũng đăng đàn diễn thuyết trước đám đông để quảng bá cho Thơ Mới như : -Tháng 6/1934 Ông Lưu Trọng Lư diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Qui Nhơn , - Tháng 1/1935 Ông Đỗ đình Vượng diễn thuyết tôn vinh Thơ Mới tại Hà Nội, -Tháng 1/1935 Cô Nguyễn thi Kiêm diễn thuyết ca ngợi Thơ Mới tại Saigon tranh luận với Ông Nguyễn văn Hanh thuộc trường phái Thơ Cũ. - Tháng 11/1935 Ông Vũ đình Liên diễn thuyết ca tụng Thơ Mới tại Nam Định .
Để đối phó lại phong trào Thơ Mới đang "bành trướng ", trường phái Thơ Cũ mà cầm đầu là nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu ( sau nầy ông lại có khuynh hướng canh tân , trung dung ) cũng tung " chưởng lực " đối phó bằng văn bút bài" Nói Chuyện Thơ Mới, Thơ Cũ" đăng trên báo Tiểu Thuyết thứ Bảy số tháng 12/1934 . Bài viết của nhà Thơ núi Tản Sông Đà như một bài hịch triệu triệu nên " phe ta " xuống núi :
-Tháng 8/1933 Ông Tân Việt chủ bút báo Công Luận diễn thuyết chê Thơ Mới , bênh Thơ Cũ , bác bỏ quan điểm của cô Nguyễn Thị Kiêm .
-Tháng 10/1933 Báo Văn Học Tạp Chí Hà Nội chê các nhà Thơ Mới dùng chữ bừa bãi, không biết xài chữ -.Tháng 12/1934 trên Văn Học Tạp Chí Ông Hoàng Duy Từ đả kích bài diễn thuyết của Ông Lưu Trọng Lư tại Quy Nhơn.
-Tháng 1/1935 Ông Nguyễn văn Hanh diễn thuyết tại Hội Khuyến Học Saigon và tranh luận với cô Nguyễn Thị Kiêm.
-Tháng 4/1935 Ông Tường Vân xuất bản tập thơ : " Những bông hoa trái mùa " để đã kích các nhà Thơ Mới -.Tháng 6/1935 Ông Tùng Lâm đả kích Thơ Mới trên báo Văn Học Tuần San Saigon.
- Tháng 4/1936 Ông Thái Phỉ công kích Thơ Mới trên các báo Tin Văn Hà Nội.
-Tháng 6/1941 Ông Huỳnh Thúc Kháng viết bài chỉ trích, mạt sát Thơ Mới và nói Thơ Mới sẽ có ngày mật vận.
Hôm nay, chúng ta những người hậu sinh làm Thơ, nhìn lại thời gian đã qua mới thấy cái công lao to lớn của những người làm Thơ những thế hệ trước, dù họ thuộc phái Thơ Mới hay Thơ Cũ, đã có một cuộc bút chiến, khẩu chiến tưng bừng để tìm ra chân lý, cái lẽ thật của Thơ. Ngày nay, tuy phái Thơ Mới đã thắng thế, đã chiếm lĩnh diễn đàn văn học ( trong đó các bạn và tôi cũng là những người làm Thơ Mới ), nhưng tôi không vì thế mà tôi nhìn Thơ Cũ bằng đôi mắt của kẻ tự mãn, tôi vẫn trân trọng hồn Thơ Cũ, bởi vì ở đó dẫy đầy sự tinh túy được chắt lọc từ xã hội, từ đạo đức làm người. Vì thế trên Blog của tôi vẫn dành một chỗ đứng rất trân trọng cho thơ Đường.
Theo tôi, xét toàn diện lại sự tiến triển của Thơ, tôi thấy Thơ có trước rồi Luật Thơ mới có sau. Luật Thơ chỉ giúp cho Thơ thêm cứng cáp, bước đi những bước đầu tiên để khỏi vấp ngã . Như đứa trẻ bước đầu tập đi phải có mẹ dìu dắt (là khuôn phép đầu tiên Luật Thơ), rồi sau đó nó tự đi, tự chạy mà không cần người dìu dắt nữa ( Thơ mới, Thơ Tự Do). TÓM LẠI LÀ LUẬT THEO THƠ.
IV - TRÍCH ĐOẠN NHỮNG BÀI THƠ MỚI HAY CỦA TRƯỜNG PHÁI THƠ MỚI:
a) HỜN DỖI (Vũ Hoàng Chương 1916 -1976) Thơ tự do
" Tối qua em ngồi học.
Lơ đãng nhìn đi đâu.
Dưới đèn anh thoáng nhận.
Nét mặt em rầu rầu *
Em buồn- anh gặng hỏi.
Mấy lần em chẳng nói.
Rồi không biết vì sao.
Đẩy ghế đứng lên em giận dỗi *.
Rũ tung làn tóc rún đôi vai.
Em vùng vằng.
Ôm sách vở.
Sang phòng bên.
Không học nữa ...."
b) NGƯỜI EM SÔNG TRONG CÔ ĐỘC ( Nguyên Sa ) Thơ tám chữ
"Tay anh dài sao em không gối mộng.
Thơ anh say sao chẳng uống cho đầy.
Mắt thuyền trôi anh chèo cả hai tay.
Sao chẳng ngự cho hồn anh xuống nhạc.*
Sao chẳng đến cho lá cành xanh biếc.
Năm ngón tay anh trổ lá mùa xuân.
Ngọc cho em anh đúc ở thư phòng.
Có lửa cháy trong mắt buồn da diết. *
Có thơ sáng thắp trong từng ánh nguyệt.
Những lời êm bày biện với linh hồn.
Có mùa thu thay áo ở đầu non.
Cho dịu lối em về mai lá rụng "...
c)-HÌNH TƯỢNG XUÂN XƯA ( Đinh Hùng 1920 -1976 ) Thơ bảy chữ"
Ngàn xanh vừa lớn, núi đương xuân.
Em thở hơi say gió hải tần.
Hơi thở ngây hồn hoa đáy biển.
Mây trùng tóc rối, suối ôm chân.*
Mái tóc đương xuân, gió chải hờ.
Bên em trời đất bỗng hoang vu.
Bước chân in dấu buồn nguyên thủy.
Nổi nhớ xanh mầu núi cổ sơ*.
Mặt ngọc xuân xưa biển sóng nhòa.
Em mang hình tượng núi non xa.
Bờ vai thác đổ cơn sầu trắng.
Dậy tiếng em cười đá nở hoa.
Đáy mắt cuồng lưu nước lạ bờ.
Riềm môi bừng đóa mông san hô.
Đàn lên vút phím da sầu đảo.
Gíấc ngủ hương chìm thể phách xưa.
d)- TỐNG BIỆT HÀNH ( Thâm Tâm 1917 - 1950) Thơ bảy chữ
" Đưa người, ta không đưa sang sông.
Sao có tiếng sóng ở trong lòng?.
Bóng chiều không thắm không vàng vọt.
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? *.
Đưa người ta chỉ đưa người ấy.
Một giã gia đình, một dửng dưng.
Li khách, Li Khách con đường nhỏ.
Chí lớn chưa về bàn tay không. *
Thì không bao giờ nói trở lại.
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong...
e)-NGẬP NGỪNG ( Hồ Dzênh 1917-1991 )Thơ tám chữ
"Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân.
Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần.
Tôi nói khẻ gớm làm sao nhớ thế. *
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Em tôi ơi tình nghĩa có gì đâu.
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu.
Thủa ân ái mong manh như nắng lụa *...
Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé.
Tôi sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ.
Nếu trót đi em hãy gắng trở về.
Tình mất vui khi đã vẹn câu thề.
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.
Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ.
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa.
f - HAI SẮC HOA TIGÔN ( T. T K. H ) :Thơ bảy chữ
"Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn.
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn.
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc.
Tôi chờ người đến với yêu đương * .
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng.
Dải đường xa vút bóng chiều phong.
Và phương trời thẳm mờ sương cát.
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng. *
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi.
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng tim tan vở.
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi.
Đâu biết lần đi một lỡ làng .
Dưới trời gian khổ chết yêu đương.
Ngươi xa xăm quá tôi buồn lắm.
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.*..
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ.
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu.
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng.
Người ấy sang sông đứng ngóng đò. *
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng.
Trời ơi người ấy có buồn không.
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ.
Tựa trái tim phai , tựa máu hồng
i)- MƯA XUÂN ( Nguyễn Bính 1918-1966 )Thơ bảy chữ
Em là con gái trong khung cửi.
Dệt lụa quanh năm với mẹ già.
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng.
Mẹ già chưa bán chợ làng xa.*
Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay.
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ.
Mẹ bảo : " Thôn Đoài hát tối nay*
Lòng thấy giăng tơ một mối tình.
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh.
Hình như hai má em bừng đỏ.
Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Bốn bên hàng xóm đã lên đèn.
Em ngửa bàn tay trước mái hiên.
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh.
Thế nào anh ấy chả sang xem. *
Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay.
Hoa xoan đã nát dưới chân giầy.
Hội Chèo làng Đặng về ngang ngõ.
Mẹ bảo " Mùa xuân đã cạn ngày ..."
j ) -GỌI EM ( Nguyên Sa)Thơ tự do
" Một buổi sáng tỉnh dậy không thấy em tôi chạy ra cửa sổ gọi tên em rất to .
Những tiếng kêu thất thanh vang hè phố.
Tôi nghĩ thầm nếu còn làm vua ở một triều đình thịnh trị thời xưa tôi sẽ không ngần ngại mặc mũ áo cân đai ra đứng giữa thành bắc loa mời em về làm hoàng hậu.
Tôi bảo rằng em phải về ngay .
Nếu em là gió tôi sẽ là trăng .
Em là trăng tôi sẽ là mây.
Nếu em làm mây tôi sẽ làm gió thổi.
Còn nếu em là chân trời xa tôi sẽ là cánh chim bằng dong ruổi..."
k)-ĐÔI BỜ ( Quang Dũng 1921-1988 )Thơ bảy chữ
" Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai.
Sông kia từng lớp lớp mưa dài
Mắt xưa em có sầu cô quạnh.
Khi gió heo về một sớm mai.*
Rét mướt mùa sau chừng sắp ngự.
Bên nầy em có nhớ bên kia.
Giăng giăng mưa bụi qua phòng tuyến.
Quạnh vắng chiều sông lạnh bến tề. *
Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa.
Đêm đêm sông Đáy lạnh đôi bờ.
Thoáng hiện em về trong đáy cốc.
Nói cười như chuyện một đêm mơ. *
Xa quá rồi em người mỗi ngã.
Bên nầy đất nước nhớ thương nhau.
Em đi áo mỏng buông hờn tủi.
Dòng lệ ngây thơ có dạt dào ? "
l)- MẦU TÍM HOA SIM (Hữu Loan 1916-2010) Thơ tự do
" Nàng có ba người anh đi bộ đội.
Những đứa em nàng.
Có em chưa biết nói.
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi người vệ quốc quân
Xa gia đình yêu nàng như tình yêu em gái.
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới.
Tôi mặc đồ hành quân.
Đôi giầy đinh.Bết bùn đất hành quân .
Nàng cười xinh bên anh chồng độc đáo
Từ chốn xa xôi.Nhớ về ái ngại.
Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại.
Mà nhỡ khi mình không về.
Thì thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê.."
Một điểm tôi nhận xét là Thơ mới dùng nhiều vần thông vận hơn chính vận,và cũng dùng nhiều thống vận thanh trắc hơn Thơ Đường Luật. Cách gieo vần thơ mới rất hào sảng, từ ngữ ẩn dụ siêu thoát, tự do như những đợt khói bay tỏa lên trời cao hồn nhiên tự tại, không như thơ Đường lẩn quẩn vần điệu niêm luật như khói bay không rời khỏi cái nhà cổ hũ phong kiến. Những bài Thơ tôi trích đoạn chọn trên đây là những bài theo tôi là hay và tiêu biểu cho phong trào thơ mới, dĩ nhiên một số độc giả cũng chưa hẳn đồng ý và có cách chọn lựa khác
V- LỜI KẾT :
Dòng thời gian vẫn không ngừng chảy, hình như không có cái gì gọi là vĩnh cửu với nó, nếu còn chăng chỉ là một chút khái niệm mơ hồ nào của trí nhớ, một câu thơ ,một chút mong manh, một chút lắng đọng. Trong văn thơ, dòng chảy đó âm thầm theo nhịp đập trái tim, cuốn trôi xa khuất những con người, những cuộc bút chiến giữa hai dòng thơ đã một thời làm hao tốn bao nhiêu giấy mực, bên trọng bên khinh, bên bênh bên đả .Ngày nay, xu thế thơ mới đã chiếm lĩnh văn học nhưng khúc khải hoàn của nó cũng chưa trọn vẹn tiết điệu vi lảng vảng đâu đây vẫn còn những tâm hồn hoài cổ, nuối tiếc hát từ khúc ca dao, chắt chiu từ những tiếng ru buồn mộc mạc sau lũy tre làng. Phải chăng thời gian là gã tình nhân bạc bẽo với thơ cũ và vồn vã với thơ mới, cũng không hẳn, bởi vì nói theo con người là phải có kiếp tử sinh , thơ cũng vậy, có sinh thì phải có tử ,do đó ta cũng không nên lấy làm lạ khi một ngày nào đó Thơ Cổ biến mất trên diễn đàn văn học. Đó là một quy luật đào thải, một định luật tồn vong rất vô ơn bội nghĩa ,thôi, ta hãy xem như đó là định mệnh của Thơ để an ủi mình. Thời gian là gã chứng nhân của biết bao thay đổi, nó vẫn đi, không chờ ai, không bao giờ quay lại, cũng không thương xót ai như gã sát nhân vô hình có máu lạnh. Người ta chỉ nắm giữ nó như nắm giữ một mãng nào đó trong tiềm thức, như nắm giữ cái tâm, cái hồn thơ, cái bội bạc, cái biết ơn đời. Chỉ thế, và vỏn vẹn có bao nhiêu thế, vì ta chỉ nắm bắt được cái bóng mà hình đã đi xa, có khi xa ngàn dặm. Những con người làm Thơ trước đây, một thời nổi danh, một thời bút chiến, một thời tận tụy trong cái không gian sắc sắc không không của Thơ, giờ đã hóa thành người thiên cổ, để lại cho đời những áng văn hay như một gia tài đạm bạc.
Viết đến đây, tôi không sao tránh khỏi tiếng thở dài khi mình đã trót tham gia vào dòng chảy thơ văn như tham dự một ván cờ định mệnh của văn học.
Để chấm dứt bài Bình Luận nầy, tôi xin mượn hai câu Thơ của Nhà Thơ Vũ Đình Liên ,cũng là một người thiên cổ đi sau gởi cho những người Thiên Cổ đi trước trong niệm khúc bài Thơ "Ông Đồ" của nhà thơ quá cố nầy
" Những người muôn năm cũ
"Hồn ở đâu bây giờ? "
Phải, những người muôn năm cũ hồn ở đâu bây giờ? "
HUY THANH