26/6/14

THAM LUẬN: KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ

THAM LUẬN:

KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ


HUY THANH

I -MỞ ĐẦU:

Khi con người ở chế độ nguyên thuỷ, cuộc sống còn sơ khai chưa có quần áo để mặc phải đóng khố bằng lá cây, nhà ở là những hạng động thiên nhiên có sẵn, họ sống cuộc đời du canh du cư thì sự tự do bình đẳng đồng nghĩa với mạnh ai nấy làm theo ý mình. Do đó, có khi việc làm của họ đụng chạm đến người khác sống trong cộng đông nên trong xã hội nguyên thủy đâm ra tranh đấu, làm rối ren, mất trật tự nguyên sơ tự nhiên.
Dần dần, ý thức sống quần cư, tập thể bắt đầu nảy sinh khi con người biết tụ tập sống thành bộ tộc, bộ lạc quần thể nên ý thức luật pháp bắt đầu hình thành để giữ vững trật tự trong cộng đồng. Muốn vậy phải có một người hay một tập đoàn đứng ra làm nhiệm vụ cai quản, giữ gìn, thực thi những luật pháp mà mọi người công nhận. Kèm theo đó cần phải có một lực lượng sức mạnh cưỡng chế để răn đe, đưa những kẻ phạm pháp vào khuôn phép của tập thể, đó chính là khái niệm luật pháp thời sơ khai.
Người đứng đầu tập đoàn đó trong thời kỳ tiền sử chính là Tù Trưởng hay Trưởng Tộc, Thời kỳ đầu nguyên thủy, sức mạnh răn đe chỉ dựa vào thần quyền hay tôn giáo. Người cầm đầu được thần thánh hóa, xem như họ là người của Trời  ( con trời ) ban xuống cai trị nhân dân nên chế độ chuyên chế phong kiến bắt đầu hình thành. Khi bắt đầu có Vua lãnh đạo đất nước họ gọi là Thiên Tử. Do độc đoán về quyền cai tri, nên Vua dần dần đi sai lầm đường lối của tập thể, làm theo ý muốn chủ quan mình,  nên ý thức cộng đồng trổi dậy, có những tư tưởng chống đối, đó là ý thức về Quyền Tự Do Dân Chủ của con người
.

II- KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ:

A- KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO:
a) -Về phương diện triết học: tự do có hai hình thức:
Hình thức bên ngoài là không có một áp lực vật lý nào đè nó, những tự do về xã hội phải được tôn trọng trong phạm vi tinh thần được biểu lộ qua hành động mà không bí áp lực nào đè nén  như tự do đi lại, tự do hít thở v..v...
Còn hình thức bên trong là tự do suy nghĩ và hành động được coi coi như là hợp lý cho cá nhân và cộng đồng. Tự do bên trong là một tình trạng của chủ thể biết rõ điều mình muốn biết rõ nguyên nhân của sự mong muốn ấy, và đã hành động theo những lý lẽ mà mình và cộng đồng đã chấp thuận.
b) - Về phương diện chính trị: tư do là một quyền có thể làm bất cứ điều gì muốn miễn là không làm cho người khác bị thiệt hại hay phải mất quyền nầy. Nó được coi như là quyền bất khả xâm phạm
.
B- KHÁI NIỆM VỀ DÂN CHỦ:
a) - Dân Chủ là danh từ dịch chữ Démocratie của Pháp do hai chử Démos là DÂN và Cratos là CAI TRỊ QUYỀN HÀNH. Vậy Dân Chủ là người dân nắm quyền làm chủ đất nước, họ tự cai trị lấy bản thân mình
b) - Chế độ dân chủ là chế độ thực hành quyền tự do dân chủ một cách công bằng, không kiêng nể ai dù họ thuộc bất cứ giai cấp nào trong xã hội. Theo Abraham Lincoln vị Tổng Thống Mỹ tranh đấu cho dân quyền đầu tiên thì: " Dân chủ là chế độ trong đó chính phủ là của dân, do dân và vì dân. "Theo Duverger thì  "dân chủ là ché độ trong đó chính phủ do dân bầu trong một cuộc bầu cử tự do và chân thật "
.
III -SỰ PHÁT TRIỂN TỰ DO DÂN CHỦ Ở CÁC NƯỚC:

Trước đây chế độ Quân Chủ tạo ra nhiều bất công trong xã hội, nạn quan lại tham ô, cường quyền ác bá đã gây nhiều lầm than cho dân chúng vì vậy ý tuởng tự do dân chủ được mọi người dân tán đồng. Nhiều nhà tư tưởng, chánh trị đã phổ biến quan điểm nầy trên các quyển sách của họ được toàn thể dân chúng hoan nghênh nhiệt liệt đón nhận.  Cụ thể những cuốn sách sau đây được coi như là kim chỉ nam của học thuyết tự do dân chủ:

A- MONTESQUIEU với cuốn ESPRIT DES LOIS ( VẠN PHÁP TINH LÝ )
Montesquieu là nhà làm luật, sau đó làm thẩm phán của Pháp, sau khi nhiều nước Âu Châu ông về viết cuốn Vạn Pháp Tinh Lý xuất bản năm 1748 với những quan điểm sau:
a) -Tự do là quyền làm những gì luật pháp cho phép, một chính quyền lý tưởng là phải bảo đảm quyền tự do của dân chúng dù chế độ mang danh là quân chủ hay dân chủ
b)- Muốn bảo đảm quyền tự do của người dân phải hạn chế quyền hành của người cai trị bằng phân quyền : Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp

B -JEAN JACQUES ROUSSEAU với cuốn DU CONTRAT SOCIAL ( XÃ ƯỚC )
J J Rousseau là người theo đạo Thiên Chúa Giáo,năm 1762 ông xuất bản cuốn Xã Ước với những quan điểm như sau:
a)- Con người sinh ra đã có quyền tự nhiên bất khả xâm phạm, khi con người khép mình sống trong cộng đồng thì quyền tự nhiên đó vẫn còn nhưng bị giới hạn như một xã ước ký kết với cộng đồng
b)-Căn bản của Xã Ước là tự do bình đẳng của mọi người, nếu chính quyền không tôn trọng thì xã ước coi như bị xé bỏ
C- JOHN LOCKE với cuốn ESSAY ON GOVERMENT ( KHẢO LUẬN VỀ DÂN QUYÈN )
J. Locke là một bác sĩ kiêm triết gia người Anh,cuốn Khảo Luận về Dân Quyền in năm 1690 với những quan điểm như sau:
a)-Con người khi từ bỏ cuộc sống thiên nhiên với sự tự do hoàn toàn để gia nhập cuộc sống cộng đồng thì quyên tự do thiên nhiên vẫn còn.
b)-Dân chúng uỷ quyền cho xã hội cai trị để cuộc sống trật tự hơn, chánh quyên phải tôn trọng quyền tự do, bình đẳng của môi người
.
IV- SỰ THỰC THI TỰ DO DÂN CHỦ Ở MỘT SỐ NƯỚC:
A - TẠI PHÁP :
Pháp nổi tiếng là chiếc nôi của nền tãng tư do dân chủ ở Âu Châu sau cuộc Cách Mạng dân quyền 1789 lật đổ Vua Louis XVI và đem nhà vua lên máy chém do Napoléon Bonaparte chủ xướng. Nền đệ nhất Cộng Hoà kéo dài tư năm 1792 đến năm 1804 thì sụp đổ khi Napoléon III lập Đệ Nhị Cộng Hoà trở lại nền Đệ Nhị Đế Chính. Sang thời Đệ Tam Cộng Hoà từ năm 1875 đến năm 1940 thì nền Tự Do Dân Chủ được bảo đảm bằng hiến pháp năm 1875 .Bước sang Đệ Tứ Cộng Hoà từ năm 1945 đến năm 1958 thì đời sống Tự Do Dân Chủ đã được thực hiện một cách tốt đep.

B - TẠI HOA KỲ:
Sau cuộc tranh đấu suốt 8 năm của 13 tiễu bang Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Washington, Hoa Kỳ đã dành độc lập cho nước nầy khỏi sự cai trị của người Anh. Năm 1783, 13 tiểu bang đã họp tại Philadelphia soạn thảo Hiến Pháp Liên Bang Hoa Kỳ và Washington được bầu làm Tổng Thống đầu tiên, Hiến Pháp nầy lấy tự do, dân chủ, dân quyên, nhân quyền làm gốc chánh trị, bắt đầu áp dụng năm 1787.

C - TẠI ANH:
Sự thực hiện chế độ Tự Do Dân Chủ ở Anh tiến hành rất chậm chạp , được chia ra làm 5 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 là khởi nguyên các Nam Tước họp nhau là thành Hội Đồng Tư Vấn cho nha Vua
- Giai dọan 2 là giai đoạn của Đại Hiến Chương năm 1215 và Điều Ước Oxford 1258. Sau đó Vua Jean Sans Terre ban hành Đại Hiến Chương năm 1215 và Vua Henri III ban hành điều ước Oxfort 1258 nới rộng quyền của Hội Đồng Tư Vấn.
- Giai đọan 3 là giai đoạn hạn chế quyền quân chủ của nhà vua và Hội Đống được coi như Quốc Hội có quyền lập pháp
- Giai dọan 4 là giai đoạn Quân Chủ Lập Hiến vào thế kỷ XVIII vua không còn quyền Lập Pháp nửa
- Giai đoạn 5 là giai đọan Nội Các Chế: Vua trao quyền cai trị cho Thủ Tướng, vua chỉ còn là tượng trưng cho nước Anh về ngoại giao mà thôi.

D- TẠI TRUNG HOA:
Sang thế kỷ 20, sau cuộc Cách Mạng Tân Hợi năm 1911 do Tôn Văn lãnh đạo thành công, ông đã chủ trương học thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa gồm :
a ) DÂN TỘC CHỦ NGHĨA: Nhân dân Trung Hoa tự do, bình đẳng trên lãnh vực QuốcTế
b ) DÂN QUYỀN CHỦ NGHĨA:Người dân có quyền tự do, sáng chế, bãi miễn, bầu cử, ứng cử
c )  DÂN SINH CHỦ NGHĨA: người dân có quyền đi lại, chia đều ruộng đất, quyền ăn mặc tư do

E-TẠI VIỆT NAM:
Tại VN, quyền tự do dân chủ đã du nhập rất sớm Cụ thể về tổ chức Hành Chánh các làng đều có Hội Đồng Kỳ Mục lo quản lý, tự trị thôn ấp của mình. Về Hành Pháp ( xử phạt ), lập pháp ( lệ làng ) đạo lý. Đứng đầu Hội Đồng là Tiên Chỉ, giúp việc họ gồm có Xã Trưởng, Phó lý còn Tuần đinh coi mặt an ninh, trật tự, ngăn ngừa trộm cắp v..v..
Khi phong trào tư tưởng Tự Do Dân Chủ Âu Tây bùng phát ,hàng ngũ trí thức Việt Nam dù cựu trào hay tân trào đều ủng hộ, họ mong muốn nó du nhập vào Việt Nam để xoá bỏ chế độ phong kiến đã thối nát, lỗi thời. Những sách viết về tự do, dân chủ của những triết gia nổi tiếng Trung Hoa như Lương Khải Siêu, Khang hữu Vi đã là sách gối đầu giường của những người học theo đạo Nho thuộc cựu trào. Những cuốn sách viết về tự do dân chủ của những nhà triết học Âu Tây như Montesquieu, JJ Rousseau đã là sách kim chỉ nam cho lớp người trí thức theo Tây học thuộc Tân Trào như Phan chu Trinh, Nguyễn an Ninh và Nhất Linh với nhóm Tự Lực Văn Đoàn .

V- KẾT LUẬN:
Quyền Tự Do Dân Chủ  là một quyền thiêng liêng của con người, nó thể hiện sự văn minh trong cuộc sống của cộng đồng nhân loại. Ngày nay, các nước tiến bộ trên thế giới  đều công nhận nó là một quyền bất khả xâm phạm của người dân Một trong những cách thể hiện quyền đó trong cộng đồng nhân loại là Nhân Quyền, một vấn đề mà Liên Hiếp Quốc rất quan tâm đối với những nước kém phát triển.
Hầu hết các Hiến Pháp của các nước trên thế giới đều lấy quyền Tự Do Dân Chủ làm gốc trước khi soạn thảo những điều Luật chung cho cả nước. Tuy nhiên, vấn đề thực sự có thực thi quyền Tự Do Dân Chủ cho người dân ở quốc gia đó  theo Hiến Pháp của họ có  hay không lại là vấn đề khác.    

HUY THANH