21/10/13

THAM KHẢO: VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN : OAN KHUẤT CÔNG THẦN TRONG TRANH GIÀNH NGÔI BÁU

THAM KHẢO

VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN OAN KHUẤT CÔNG THẦN 
NẠN NHÂN TRONG TRANH GIÀNH NGÔI BÁU

HUY THANH


Trong lịch sử  nước ta đời Hậu Lê đã  xảy ra một vu  Án Oan chấn động nhân dân thời bấy giờ, và cả cho đến hôm nay.  Mỗi khi đọc lại lịch sử, người hậu thế chúng ta cũng không tránh khỏi ngậm ngùi thương tiếc cho một khai quốc công thần là nạn nhận của một cuộc tranh giành ngôi  báu đến nỗi phải bị tru di tam tộc, máu chảy đầu rơi, chết trong oan khuất: đó là quan khai quốc công thần đời Hậu Lê  Hành Khẩn Lại Bộ Thượng Thư Nguyễn Trãi.
Ta thử xem lại vụ án nầy thế nào mà làm chấn động nhân dân lúc đó đến thế, câu chuyện xoay quanh giữa hai nhân vật chánh là Hành khẩn Lại Bộ Thương Thư Nguyễn Trãi và bà vợ thứ ba của ông là Lễ Nghi Học Sĩ  Nguyễn Thị Lộ. Về tiểu sử Nguyễn Trãi thì nhiều sách đã viết, ở đây tôi chỉ lược khảo lại vài nét tiểu sử của hai nhân vật để chúng ta có những khái niệm về thân thế sự nghiệp của hai người trong  vụ án nầy.

1- NGUYỄN TRÃI (1380-1442):



Ông còn có biệt danh là Ức Trai người làng Nhị Khê huyên Thượng Phúc ( tức huyện Thượng Tín  Hà  Nội bây giờ). Ông là con cuả ông Nguyễn Phi Khanh  cũng làm quan dưới đời nhà Hồ. Ông là người tư chất thông minh, học giỏi, thơ phú văn chương hay lại có tài thao lược binh pháp mưu trí , nên rất được nhà Hồ rồi sau đó nhà Hậu Lê trọng vọng .Năm 1400 Hồ quý Ly lên ngôi lập nhà Hồ ,ông thi đổ Thái Học Sinh nên được nhà Hồ trọng dụng cho làm quan . Khi quân Minh chiếm nước ta, kháng chiến chống giặc thất bại, Hồ quý Ly và gia đình bị bắt giải về Tầu , trong đoàn tù binh có ông Nguyễn Phi Khanh là cha của ông,  Nguyễn Trãi khóc lóc  theo cha tới ải Nam Quan thì Nguyễn Phi Khanh nói với ông "Con hãy về lo trả thù cha, lo việc nước chứ theo khóc lóc làm gì.". Nguyễn Trãi nghe lời cha về đất Lỗi Giang phò Lê Lợi, sau đó  vào Lam Sơn cùng Bình Định Vương Lê Lợi kháng chiến chống quân Minh. Là một người học thức uyên bác, thông minh, rất có tài viết văn thơ, biểu, hịch nên ông rất được Lê Lợi tin dùng coi như quân sư thường mời luận bàn việc nước. Để thu phục lòng dân, Nguyễn Trãi cho quân lấy mật ong trộn với mở viết chữ trên lá cây; "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần" để cho kiến ăn rỗng những chữ đó thả trên sông. Dân chúng thấy điềm lạ tin rằng Lê Lợi, Nguyễn Trãi là người trời sai xuống lãnh đạo kháng chiến nên theo rất đông.Thấy thế lực đã mạnh Lê Lợi chuyển thế trân từ phòng ngự sang tấn công toàn diện.Tháng 10 năm 1424, quân ta tấn công đồn Đạ Căng, thành Trà Lân, sau đó bao vây thành Nghệ An. Để chiêu dụ tướng giặc, Nguyễn Trãi viết nhiều thư  chiêu dụ hàng gởi cho họ, kết quả  một số tướng giặc đã ra đầu hàng.  Cuối năm1425 ta chiếm Thuận Hoá, vậy là một vùng rộng từ Tam Điệp đến Phú Xuiân đã được gỉai phóng. Tháng 9 năm 1426, quân ta tiến ra Bắc bao vây thành Đông Quan do tổng chỉ huy Vương Thông giử thành. VươngThông đóng cửa thành kháng cự mãnh liệt khiến quân ta chỉ bao vây mà không tiến công lấy thành được. Nguyễn Trãi bèn viết thư cho Vương Thông dụ hắn quy hàng nhưng Vương Thông tìm cách trì hõan, cầu quân tiếp viện bên Tầu. Nhà Minh bèn sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân từ Quảng Tây, MộcThạnh kéo 5 vạn quân từ Vân Nam sang giải thoát cho Vương Thông đang bị vây ở Đông Quan. Quân ta lập trân địa mai phuc thiên la địa võng ở ải Chi Lăng chờ giặc. Quả nhiên quân Minh sang nước ta rơi ngay vào chỗ phục  kích, một trân quyết chiến kinh hoàng xảy ra ,quân Minh thua tan tác, Liễu Thăng tử trận, số tàn binh còn lại chạy về Tầu. Thấy không thể thắng nổi quân Lê Lợi, Vương Thông viết thư xin giảng hoà .Trong thư gởi cho vua Minh, Vương Thông giải thích lý do nghị hoà như sau: "  Thần thấy thế giặc mạnh, ta khó thắng, mà có thắng cũng không thể giữ được, nên phải nghi hoà ". Nghe theo lời Nguyễn Trãi, Lê Lợi đồng ý giảng hoà, hai bên làm lễ Hội Thề tại Đông Quan, sau đó quân Minh rút về nước , nước ta lại được độc lập.
Tháng 4 năm1426 Lê Lợi lên ngội tức Lê Thái Tổ, ông sai Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo công bố cho nhân dân biết đã đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, bắt đầu xây dựng nền độc lập triều Hậu Lê .Nguyễn Trãi, Lê văn Xảo, Lê Sát,  Lê Ngân được coi như khai quốc công thần. Vua cho lập đền thờ .phong thần cho Lê Lại người đã giả làm Lê Lợi hy sinh khi quân Minh bao vây Lam Sơn để Lê Lợi thừa cơ chạy thoát.
Nguyễn Trãi  có 5 người vợ là :
1-Trần Thị,
 2-PhùngThi,
3-Nguyễn thi Lộ,
4-Phạm thi Mẫn,
5-Lê Thị  .

Khi bị tru di tam tộc, bà Phạm thị Mẫn đang có thai được một người học trò cũ của ông dẫn đi trốn , sau nầy bà sinh con đặt tên là Phạm Anh Vũ ( lấy họ mẹ để tránh sự truy nả của triều đình ) .
Nguyễn Trãi đã viết nhiều sách Thơ ,Văn như Chính Luận ( 46 bài ,gởi giặc Minh 23 lá thư chiêu hàng )  ,Ức Trai Thi Tập (105 bài thơ ) .
Sau khi lên ngôi, triều đình Hậu Lê lại chia rẽ ,Lê Lợi tin gian thần nên giết các quan công thấn như Trần nguyên Hãn, Lê văn Xảo v..v.. Nguyễn Trãi chán ngán  xin từ quan về hưu trí tại Côn Sơn .
Sau khi Lê Lợi mất, năm  1439 , Lê Thái Tông lên ngôi lại mời ông ra làm quan giao cho chức Vinh Lộc Đại Phu, Gián Nghị Đại Phu ,Hàn Lâm viện học sĩ  .
Ông mất ngày 19/9/1442 trong vụ án oan Lệ Chi Viên bị xử tử cùng tam tộc dòng họ.Chỉ có người vợ đang có mang là Phạm thị Mẫn chạy thoát  sau nầy sinh con là Phạm Anh Vũ .

2-NGUYỄN THI LỘ  ( 1400-1442) : 

Bà là vợ thứ tư của Nguyễn Trãi người làng Hải Triều tức làng Hới, huyện Ngự Thiên , phủ Tân Hưng ( nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình ) .Bà là người có tài thi phú, văn chương hay ,người lại đẹp ,nên Nguyễn Trải khi gặp bà đã phải lòng  lập tức hỏi bà làm vợ. Có một giai thoại nói lần đầu tiên khi Nguyễn Trãi gặp bà đang bán chiếu gon  tại thành Thăng Long ( làng Hải Triều vốn có nghề dệt chiếu ) ở chợ, Thấy người đẹp, ăn nói có duyên, Nguyễn Trãi làm Thơ để thử học vấn của bà  nên làm bài Thơ như sau: 
" Ả ở nơi nào bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?
Có chồng chưa đã được mấy con?"
Bà liền ứng khẩu trả lời ngay:
"Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn
Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có hỏi chi con".
Thế là thấy tâm đầu ý hợp, nên Nguyễn Trãi xin cưới bà làm vợ lẽ ,một duyên số, mà cũng chính là định mệnh cho họ Nguyễn sau nầy. Sau khi lấy nhau bà theo chồng vào Lam Sơn phò Lê Lợi. Khi đất nước Thái Bình, bà là người nữ quan duy nhất của nhà hậu Lê. Thời vua Lê Thái Tông, ái mộ tài năng (và có lẽ  cũng ái mộ nhan sắc của bà) nhà vua phong cho bà làm chức Lễ Nghi Đại Học Sĩ chuyên dạy cung đình lễ  nghi cho các vợ hoàng thân quốc thích triều đình. Chính vì chức vụ nầy bà thường ra vào cung đình nên lọt vào mắt của ông vua háo sắc Lê thái Tông,mặc dù tuổi tác hai bên chênh lệch gần hai mươi tuổi. Có thể hai bên đã có những tình ý nhưng không dám công khai vì lễ quân thần, và Nguyễn Trãi chắc cũng biết nhưng đành ngậm  "bồ hòn" vì lễ vua tôi, danh dự triều đình, và cả chính mình nữa. Năm Lê Thái Tông mất vì vụ án Lệ Chi Viên, nhà vua mới có 20 tuổi mà có tới 4 người con tòan là trẻ nít đang độ tuổi ẵm bồng.
                                       
3-  VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN:

Lệ Chi Viên là một vườn vãi ở thành Đại La, tỉnh Bắc Ninh ,nơi xảy ra thảm kịch năm Nhâm Tuất 1442 như sau:
   a- VỤ ÁN:

Ngày 27/7/1442 vua Lê Thái Tông đi kinh lý, duyệt quan ở thành Chí Linh huyện Hải Dương,  rồi sau đó nhà vua được Nguyễn Trãi mời về Chùa Côn Sơn nơi mình ở qua đêm. Đêm 4/8 /1442 vua Lê Thái Tôn gọi cao hứng gọi Nguyễn Thi Lộ vào phục vụ Vua, đối ẩm thơ văn, rồi sau đó ở lại với vua suốt đêm. Lúc đó nhà vua mới 20 tuổi, và Nguyễn thị Lộ đã 40 tuổi.  Sáng ra thì nhà vua băng hà, đoàn tuỳ tùng âm thầm mang xác nhà vua về Kinh. Đến ngày 6/8 về đến Kinh Thành mới phát tang công bố vua băng hà. Triều đình kết tội Nguyễn Trãi âm mưu giết vua, xử án tru di tam tộc (xử chết ba đời). Án sau đó đã dược thi hành. Khi xử bà Nguyễn Thị Lộ, người ta nhốt bà trong cũi sắt rồi dìm xuống sông cho đên chết.
   2- NHỮNG LÝ GIẢI  NGUYÊN NHÂN:

     2.1 - Nguyên nhân thứ nhất:

Sự tranh giành ngôi báu của các hoàng hậu,vương phi của  Lê Thái Tông:
Lê thái Tông là một ông vua trẻ ,mới 20 tuổi, đã có nhiều vợ và 4 con trai (cùng cha khác mẹ) là: Lê  Nghi  Dân ,. Lê  Khắc Xương, Lê Bang Cơ,.Lê Tư Thành. Nhà vua vì thương người thứ phi nên truất phế con trưởng là Lê Nghi Dân lập con thứ ( của vợ thứ ) là Lê Bang Cơ con của thứ phi Nguyễn Thị Anh  sẽ nối ngôi sau khi vua chết.  Sau khi vua băng hà ,trong triều đình lúc nầy lại có dư luận là  Lê Bang Cơ không phải là con ruột của vua Lê thái Tông .Vụ việc nầy có hai hoạn quan trong triều biết là Đinh Túc, Đình Thắng , hai ông đã kể chuyện nầy cho Nguyễn Trãi nhưng ông không tin .Biết được việc nầy, sợ phạm tội lừa dối vua , và muốn giữ  cho con mình lên ngôi báu nên  thứ phi Nguyễn thị Anh ra tay tàn độc, giết cả chồng là Lê Thái Tông,vu khống cho Nguyễn Trãi giết vua để bị  kết án tru di tam tộc .Trước khi chết Nguyễn Trãi ngước lên trời than thở :"  Chỉ tại ta không nghe lời Đinh Túc, Đinh Thắng mà thôi ". Sau khi con là Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông ,H oàng Thái hậu  Nguyễn  thị Anh  lại giết cả hai hoạn quan Đinh Túc, Đinh Thắng để diệt trừ hậu hoạn ,bịt khẩu . Còn một lý do nữa mà Nguyễn Thị Anh thù ghét Nguyễn Trãi là khi Bang Cơ chưa lên ngôi, một thứ phi khác của Lê Thái Tông là Ngô thị Ngọc Dao cũng có thai .Sợ người con chính thức sau nầy của Thứ Phi Ngô thị Ngọc Dao tranh mất địa vị của con mình nên Nguyễn thi Anh tìm cách hại Ngọc Dao .Nhưng bà được vợ chồng Nguyễn Trãi che chở nên thoát  khỏi âm mưu của Nguyễn Thị Anh  . Thứ phi Ngô thị Ngọc Dao  sinh ra Thái tử Tư Thành  (tức vua Lê Thánh Tông sau nầy ).  Biết Nguyễn Trãi che chở Thứ phi  Ngô thị Ngọc Dao , thứ phi Nguyễn ngọc Anh  rắp tâm trừ cho được Nguyễn Trãi để bịt miệng ông, đồng thời nhổ cái gai trước mắt .

Năm Kỷ Mão 1459 ,Lê Nghi Dân con trưởng vua ( trước đây bị vua cha truất phế )  làm binh biến, kể tội hai mẹ con Nguyễn thị Anh lừa dối vua ,Lê nhân Tông không phải là con vua mà là con người khác nên  mang quân vào giết  vua Lê Nhân Tông và Hoàng thái hậu Nguyễn thi Anh rồi lên ngôi vua .Nhưng đến ngày 24/6/1460  , triều đình lại truất phế Nghi Dân là kẻ không có tài đức, phò con cuả bà thứ phi Ngô thị Ngọc Dao ( trước đây được Nguyễn Trãi che chở )  là  thái tử Lê Tư Thành lên làm vua tức vua Lê Thánh Tông. .
Lê Thánh Tông là một minh quân , ông  rất thích thơ văn thi phú .
Sau khi lên ngôi ,ông cho rà soát lại vụ án Lệ Chi Viên, nên tháng 7 năm Giáp Thân ,ông ra chiếu rửa oan cho công thần Nguyễn Trãi , phục hồi danh dự gia tộc, cho lập đền thờ ông và bà Thị Lộ . Người con  duy nhất được thoát  của ông là Phạm Anh Vũ được phục hồi họ Nguyễn bổ nhiệm làm quan.            
       
    2..2 -Sự thần bí của giấc mộng :

 Có người nói thảm kịch án oan nầy là sự trả  thù của một loài rắn tinh đến gia tộc Nguyễn Trãi.  Nguyên cha ông là Nguyễn phi Khanh lúc còn làm quan có sai quân khai khẩn đất làm ruộng .Tối đó ông nằm chiêm bao thấy một người mẹ dẩn bầy con thơ đến năn nỉ ông hoãn lại việc khai khẩn vài hôm đề có thời gian dọn nhà .Sáng ra ông chưa kịp suy nghiệm điềm mộng thì quân báo trong khi đào đất gặp một hang  rắn với rắn mẹ và nhiều rắn con nên đã đập chết hết .Nguyễn Phi Khanh giật mình mới hiểu điềm mộng kia nhưng đã muộn.Ông rất ân hận.Tối đó ông ngồi bên án thư đọc sách,bỗng có bóng con rắn từ trên nóc nhà nhỏ xuống một giọt máu, giọt máu nầy rơi xuống ngay chữ ĐẠI  có nghĩa là ĐỜI , thấm đến ba trang giấy .Sau nầy,người dân nói rắn đã trả thù , cho biết ba đời gia tộc ông sẽ bị rửa hận đổ máu đến ba đời .Người ta còn thêu dệt chung quanh là bà Nguyễn thi Lộ là rắn tinh hoá thành , khi bà bị dìm xuống nước ,bà đã hoá thành rắn bơi đi. Dù sau đây cũng là truyền thuyết, kể quý vị nghe để giảm stress , chứ thực ra nguyên nhân chính là lý do trên .
            
4-KẾT LUẬN  :

Đọc vụ án oan Lệ Chi Viên , tôi rút ra được một Quy Luật bất thành văn là : " Sự thay đổi của lòng người rất tàn nhẫn trước quyền lợi,danh vọng  đều có ở bất cứ triều đại nào  " .
.Kể từ khi bắt đầu lập triều đại, dựng sự nghiệp , những gian khổ khó khăn thì Vua tôi cùng chung lưng ra sức gánh vác , mặn nồng chia xẻ có nhau .Nhưng đến khi thành công , có ngai vàng,có vinh hoa phú quý thì lại lại quay mặt nghi ngờ ,bè phái. chém giết lẫn nhau .Vụ án oan Lệ Chi Viên cũng nằm trong  định luật đó .   
Trong gia đình Hoàng tộc thời Hâu Lê sau khi Lê Lợi mất.,vua Lê Thái Tông lên ngôi,một ông vua còn trẻ tuổi ,cường  tráng, sung  sức nổi tiếng là phong lưu đã có một cái chết bất đắc kỳ tử gây họa cho bao người chết theo. Cái chết của ông thời đó theo tôi cũng có thể là do phong lưu quá mức trên giường ,bị chứng bệnh " thượng mã phong " mà chết . ( nếu không do phe  nhóm của thứ phi Nguyễn thị Anh đầu độc )  .Sau cái chết của ông , chỉ vì chiếc ngai vàng mà anh giết em ( Nghi Dân giết Lê Nhân Tông ) vợ  giết chồng ( Nguyễn thị Anh giết Lê Thái Tông ) con giết mẹ ( Nghi Dân giết Lê Thị Anh ), vua giết tôi ( Lê Lợi giết Phạm văn Xảo, Trần nguyên Hãn )  .Vua giết công thần (  Lê nhân Tông giết Nguyễn Trãi ) .Chính bả vinh hoa, mùi phú quý, ngai vàng. quyền lực đã làm con người tối mắt nên vị Công Thần tài đức Nguyễn Trãi vô tình là nạn nhân chết oan  .Phải chăng biệt hiệu Ức Trai của Nguyễn Trãi là điềm báo cái chết oan ức của một đời trai tài danh như Nguyễn Trãi ?   
Thương thay mà cũng đáng buồn thay.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt :
1- Việt Nam Sử Lược  ( Bùi Kỷ- Trần trọng Kim )
2- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  ( Ngô sĩ Liên )
 3- Lịch triều Hiến Chưong Loại Chí  (Phan huy Chú )

HUY THANH.       


.