8/10/13

THAM LUẬN: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐẠO LÃO GÍÁO

THAM LUẬN:

THẾ NÀO LÀ ĐẠO LÃO GÍAO?

HUY THANH
 

 A -NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO LÃO GIÁO:

Đạo Lão Giáo ra đời vào thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, thời kỳ nầy xảy ra từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Thời kỳ nầy diễn ra suốt ba trăm năm lọan lạc chiến tranh, các nước tranh đấu giành đất đai, mở rộng bờ cõi, gây chiến tranh liên tục khắp nơi. Sự chết chóc, đau khổ bao trùm lên đời sống con người khiến họ sống trong nỗi sợ hãi lo âu thường xuyên, Từ đó, những tư tưỡng bi quan về cuộc sống hình thành, phân hoá nhiều lớp người , họ nhận định về cuộc sống rất khác nhau. Một số ngươi coi đó là định mệnh phải chấp nhận. Một số người khác lại cho là cuộc sống cần phải có yếm thế,để rút kinh nghiện vươn lên. Một số người khác thì lại coi con người sinh ra để tự tử khi cần phải phẩn uất, phản kháng xã hội. Mặt khác sự thành bại của nhiều nước đã khiến luân lý bị đảo lộn, nước thắng tận diệt đạo đức nước thua trận, do đó quan điểm xã hội thay đổi rất mau chóng.
Học thuyết đạo Lão Tử ra đời trong giai đoạn nầy đã giúp mọi người nhìn được cái chân lý của cuộc sống , nó hướng thượng con người vui sống, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người đề xướng ra học thuyết nầy là Lão Tử, về sau Trang Tử là người đi sâu vào học thuyết hơn, và bổ sung nhiều điều bổ ích khác .

1- LÃO TỬ:
 
Theo Sử Ký Tư Mã Thiên thì Lão Tử họ Lý, tên Đam, hiệu Bá Dương. Ông la người nước Sở, sinh thời giữ chức Thủ Tạng Thất nhà Chu, tức coi tàng thất sử dòng họ nhà Chu. Sau khi nhà Chu suy sụp, ông chán nản xin vế quê sống ẩn dật. Khi đi qua cửa ải, quan giữ ải là Doãn Hỉ biết ông là Lão Tử nên ngăn lại và ngỏ ý xin Lão Tử một cuốn sách mới cho qua. Lão tử phải ở lại soạn cho xong bộ sách ĐẠO ĐỨC KINH giao cho Doãn Hỉ rồi đi về quê. Sau đó không biết tung tích ông nữa
.
2-TRANG TỬ:

Theo sử ký Tư Mã Thiên thi tên ông là Chu người đất Tống, sinh thời giữ chức coi vườn sơn ở Mông, học vấn ông rất uyên thâm, nghiên cứu sâu rộng về đạo Lão. Vua nước Sở là Uy Vương biết tài mời ông ra làm tướng nhưng ông từ chối. Ông mất vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Ông là tác giả cuốn sách NAM HOA KINH triển khai thêm nhiều tư tưỡng của đạo Lão trước đó

Hai cuốn sách ĐẠO ĐỨC KINH cuả Lão Tử và NAM HOA KINH của Trang Tử đả tóm lược nội dung quan trong của luận thuyết đạo Lão ma sau nầy khi nhắc đến người ta gọi đó là học thuyết LÃO TRANG . .


B- NHỮNG NÉT CHÍNH CỦA HỌC THUYẾT LÃO TRANG:

 Học thuyết Lão Trang chủ yếu là hai cuồn ĐẠO ĐỨC KINH và NAM HOA KINH

B.1- ĐẠO ĐỨC KINH:
 
Do Lão Tử viết có hai Thiên là Đạo và Đức. tổng cộng 81 chương viết theo lối thơ tự do. Triết lý của đạo đức kinh gồm những nét chính như sau:

B.1 .1 NHÂN SINH QUAN:

  a- CÁI SỐNG VÀ CÁI CHẾT:
 
Con người vạn vật phải sống theo tự nhiên, chất phác, lạc quan không nên tranh giành danh lợi. Cái chết cuĩng là lẽ tự nhiên không nên quá sợ hãi nó. 

  b-XỬ THẾ:


Lấy chủ nghĩa vô vi làm gốc, muốn xử thế cho tốt phải 

: - TRI TÚC, TRI CHỈ: là phải biết bao nhiêu là đủ để dừng lại, không làm gì thái quá

  -BẤT TRANH: đối với con người thì thi phải lấy tài năng. đạo đức, nhân nghĩa ra chế phục họ, không nên tranh giành nhau

  -NHU NHƯỢC: Không nên cố chấp hình thức, phải uyển chuyển. Nhu nhược sẽ thắng được cương cường 

  -TAM BỬU: gồm NHÂN TỪ, CẦN KIỆM, KHÔNG DÁM LÀM TRƯỚC:
 
    Theo Lão Tử có TỪ mới có DŨNG, có CẦN KIỆM mới có rộng rãi, KHÔNG DÁM LÀM TRƯỚC THIÊN HẠ thì được ngôi cao. (Ngã hữu tam bữu, tri nhi bảo chi: Nhất viết từ, nhi viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên. Tư cố năng dũng, kiệm cố năng quần, bất cản vi thiên hạ tiên, cố năng thành khi trưởng )
 
  -PHÉP TU THÂN: Làm sao cho mình không ham muốn, không lo lắng, giữ cho lòng mình an tịnh. Theo Lão Tử quan trọng nhất ở đời là Đạo.rồi kế tiếp là Đức, sau đó là Nhân Nghĩa, cuối cùng mới tới Lễ.
 
c- CHÁNH TRỊ:

Chánh sách "Hữu vi" lúc bấy giờ làm cho xã hội hư hỏng, vậy phải sống trên thuyết  "Vô vi", là phải  hanh động theo luật tư nhiên, không cai trị dân bằng mưu kế, sống không xa hoa loe loẹt, không nên chiến tranh.

B-1.2 VŨ TRỤ QUAN:

a-ĐẠO:

Theo Lão Tử "Đạo" là một vật cấu thành bởi sự hỗn hợp tự nhiên, nó có trước Trời và Đất, nó trống không và yên lặng trôi đi khắp nơi ma không thay đổi, Vậy "Đạo" là cái nguyên khí vô hinh có trước vũ trụ. Đạo về mặt vô hình nó là cái nguyên lý của Trời Đất, về mặt hữu hình nó sinh ra vạn vật. Đạo có ba đặc điểm: thứ nhất là nhìn không thấy, thứ hai là nghe ma không thấy, thứ ba là nắm bắt không được (thị chi bất kiến, thính chi bất văn,đoàn chi bất đắc)

b- ĐỨC .

Theo Lão Tử "Đạo" sinh ra không khí gốm âm và dương, chúng hoà hợp với khí klhông hư sinh ra vạn vật. Vậy "Đạo" là gốc sinh ra vạn vật, nhưng để tạo ra vạn vật phải nhờ "Đức". "Đức" là mầm sống , Đạo sinh ra thì Đức nuôi dưỡng.

c -SỰ TUẦN HOÀN CỦA VŨ TRỤ:

Theo Lão Tử vũ trụ tuần hoàn không ngừng, khởi đầu vũ trụ chỉ là khoãng trống hư vô trong đó có " Đạo", đạo sinh ra vạn vật làm cho nó sống, cuối cùng vạn vật trở về với hư không nghĩa là trở về với Đạo,

d- VÔ: Vô là khoảng trống, không có hình dáng, nó là gốc của Đạo và Đức.
 
e- TRỜI:

Trời la một thể đi kèm với đạo, trời sông theo quy luật tự nhiên. Theo Lão tử " Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước đạo, Đạo bắt chước tự nhiên (nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên).

B .2 - NAM HOA KINH:

Do Trang Tử viết ra căn cứ trên học thuyết của Lão Tử nhưng mở rộng hơn nói về sự siêu thoát giưã HẠNH PHÚC và ĐAU KHỔ .Muốn có HẠNH PHÚC phải sống theo thiên tính, muốn vậy phải có tự do tuyệt đối, sống tiêu dao, tự làm chủ mình. Muốn tránh ĐAU KHỔ phải sống theo tình người, việc làm con người là cắt dài nối ngắn cải tạo thiên nhiên. Theo ông "cổ con chim cú ngắn sẳn nếu nối dài thêm thì nó lo, cổ chim hạc dài nếu cắt bới thì no buồn. Cho nên  tính dài không phải cắt ngắn, tính ngắnkhông phải nối thêm". Cho nên muốn sống không đau khổ phải sống theo lẽ tự nhiên.

B-3 . VÔ VI VÀ TIÊU DAO LÀ GÌ ?

Đạo Lão nhấn mạnh chữ VÔ, vũ trụ quan là Vô Danh, nhân sinh quan là Vô Vi, Vô Vi la đừng làm quá lố, vì quá lố sẽ gây nguy hiêm: "cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Trong cuộc sống Vô Vi là sống tự nhiên, không chen vào cuộc sống cuả mọi vật, lấy cương thắng nhu, nhược thắng cường, ăn ở phải giản dị, không tham tư lợi, phải khiêm nhường. Còn TIÊU DAO là đi đây đó ma không bị ai ràng buộc, không nặng gánh lo âu của thế sự.

C - BÌNH LUẬN EN TRY:

Đạo Lão Tử ra đời trước đạo Nho của Khổng Tử trên dưới 20 năm trước Công Nguyên. Nó phát sinh từ hoàn cảnh con người đã mòn mỏi về tư tưởng trong cuộc sống trước thời chiến tranh dai dẳng Xuân Thu, Chiến Quốc mà núi xương sông máu đã làm họ bế tắc khi nhìn về tương lai. Trước sự mất định hướng đó, đạo Lão và đạo Nho ra đời như ngọn hải đăng soi sáng để chiếc thuyền nhân sinh tìm hướng đi đúng đắn. Cái chân lý của đạo Lão ngày nay nếu ta nhín lại trên quan điểm triết học cũng chẳng có cái gi mới mẻ, song thời đó nó là sự lập luận đột phá trước những bối cảnh nghịch lý giải quyết những bế tắc về nhân sinh quan, giải thích từ cái không đến cái có, từ hư đến thực. Với một biện chứng pháp rất logic có tính thuyết phục, đạo Lão đã thu hút hầu hết các dân tộc, và những giai cấp lãnh đạo phong kiến chủ chiến. Thời đó, nó góp phần tránh những cuộc chiến tranh không cần thiết cho con người. Mặc dù cả hai đạo Lão và Nho giáo có sự hạn chế của nó là ca tụng những đạo đức phong kiến, những thói ngu trung hủ lậu, nhưng nó cũng có vai trò giáo dục con người sống theo dạo lý tự nhiên, sống theo cái Thiện. Chính vi thế mà dù đã trải qua mấy ngàn năm, nó vẫn còn giá trị nhân bản được mọi ngươi nhắc tới, và đó cũng là nguyên nhân tôi viết bài Entry nầy.

Như đã hứa với Quý Vị  và các bạn sau lọat bài tìm hiểu về Nho Giáo tôi viết thêm bài tìm hiểu về Lão Giáo để chúng ta cùng tham khảo hai luận thuyết triết học của văn hóa Trung Hoa thời  Xuân Thu Chiến Quốc.