16/5/13

THAM LUẬN: NHỮNG VẤN ĐỀ NHỎ NHƯNG LỚN CHUNG QUANH ĐỜI SỐNG CHÚNG TA

THAM LUẬN:

NHỮNG VẤN ĐỀ NHỎ NHƯNG LỚN 
CHUNG QUANH ĐỜI SỐNG CHÚNG TA







HUY THANH




A-  MỞ ĐẦU:

Con người từ khi có mặt trên quả địa cầu nầy, nếu muốn tiếp tục sinh tồn thì họ phải ra sức  khám phá, cải tạo ,khai thác những điều kiện thiên nhiên  mà tạo hóa ưu đãi về vật chất để phục vụ cho đời sống cũng như sự phát triển  những tiện ích trong sinh hoạt của mình. Vũ trụ ban cho con người nhiều thuận lợi về tài nguyên  trong rừng, trên  núi, dưới  biển,  trong môi trường thiên nhiên  như mưa, gió hay những  địa thế như biển cả, sông ngòi ..v..v  Bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn mà con người  cần phải dùng sự thông minh của mình để cải tạo chế biến, bắt nó phục vụ cho mình thay vì để nó làm trì trệ, trở ngại cho cuộc sống của mình.
Thí dụ họ phải khai thác núi để lấy đá xây dưng đường xá,cầu cống, khai thác rừng để lấy gỗ phục vụ kiến trúc  nhà cửa, phải  khắc phục thiên tai, lũ lụt, gió bão để bảo tồn tài sản, hoa mầu của mình  ..v..v.

Buổi sáng, khi mở mắt thức dậy, có thể trong nhà bạn có những câu nói rất bình thường của những người thân thuộc như: "Mẹ ơi ,hôm nay phải mua thêm 50 kg gạo " , " Anh ơi  mang  xe đổ vào xe em 10 lít xăng "  " Hôm nay tránh ra dường nghe nói có bão cấp 6 " ," Em ơi, vàng hôm nay tăng  giá 50. triệu một lượng "   ..v..v .
Những danh từ " Kg " gạo," lít " xăng, bão  "cấp 6 " ." lượng "  vàng ..xem ra thì rất bình thường, rất nhỏ  nhưng ít có ai biết được tại sao nó có và nó có từ lúc nào?  nó từ đâu đến?  Nội dung nó  là gì?.
Đó là chủ đề bài viết Entry nầy của tôi  " Những vấn đề nhỏ nhưng lớn chung quanh đời sống chúng ta "hôm nay.

B-NHỮNG VẤN ĐỀ QUANH CHÚNG TA: ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG:

Trong cuộc sống con người  có rất nhiều loại vật chất, nhiều hiện  tựợng,  nhiều biến đổi về thiên nhiên nên khi trao đổi nói về những vấn đề đó giữa con người và con người trong một nước hay giữa quốc gia nầy với quốc gia khác để mọi người hình dung, hiểu  được vấn đề cần phải có một mẫu số chung, đó là đơn vị đo lường của vấn đề đang thảo luận, trao đổi
 .
Thí dụ thông tin trên TiVi hôm nay  có bản tin bên Philippin đang bão cấp 8 hay ở Indonesia động đất đo được  7 độ Rít-te, tầu Trung Quốc chỉ còn cách quấn đảo Trường Sa 10 hải lý, đó là những câu nói đối với những người bình thường là  những vấn đề nhỏ. Nhưng với những người quan tâm tới thời cuộc, khoa học, chánh trị  họ hiểu ngay đó là những  vấn đề lớn, quan trọng, vì họ hình dung được mức độ nguy hiểm, căng thẳng của tình hình qua những đơn vị của sự kiện như  "Bão Cấp 8 " là Cấp nào, "động đất 7 độ Rít -te" nguy hiểm ra sao, hay "cách 10 hải lý là bao nhiên km?".
Để hình dung được mức độ nguy hiểm hay an toàn, lớn hay nhỏ của sự vật  hay sự kiện trên   ,các nước trên thế giới quy ước dùng một hệ thống đo đạc với một mẫu số chung của một đơn vị chuẩn làm gốc cho mỗi sự vật hay sự kiện đó. Thí dụ đơn vị chuẩn của độ dài là m, của dung tích là lít, của khối lượng là m3, của diện tích là m2,  chiều dài mặt biển là hải lý, sức mạnh của Bão là cấp ..v. v...  
Một trong  những phương tiện  giúp con người  trên thế giới cùng nhau hiểu, quy ước những sự vật, sự kiện đó bằng chất lượng và số lượng là Hệ thống Đo Lường quốc tế  ( Systeme International d'unites ) viết tắt là SI . Vậy  Hệ thống Đo Lường Quốc Tế là một cụm từ chỉ những ký hiệu về số lượng của một vật, một sự vật, hay một hiện tượng mà đa số quốc gia trên thế giới đều hiểu và công nhận nó như một đơn vị chuẩn mực cần thiết để so sánh.

C - CÁC LOẠI HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG QUỐC TẾ  ( SYSTEME INTERNATIONAL D'UNITTES )

1- HỆ THỒNG ĐO LƯỜNG THEO CHIỀU DÀI HAY KHOẢNG CÁCH: MÉT ( METTRE ) INCH,  FOOD,  YAR,  DẶM:

Mét hay còn  (gọi là thước ) là đơn vị đo chiều dài  (hay khoảng cách ) thông dụng được dùng trong Hế Thống đo lường Quốc Tế SI.
Theo Hội nghị Đo lường Quốc Tế năm 1983, Đơn vị chuẩn  Mét được định nghĩa  là  "khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong thời gian  1/ 299792458 giây "
Trước khi có định nghĩa nầy, một số nhà nghiên cứu khoa học cũng đã định nghĩa: "  Mét là độ dài 1/10.000.000 của đoạn kinh tuyến từ xích đạo, qua Paris, cho đến Bắc Cực "  hay  theo nhà khoa học Christian Hy gen năm 1664: " Mét  là độ dài con lắc toán học thực hiện một dao động trong một giây " hay năm 1771: " Mét  là độ dài một vật rơi tự do trong một giây " hay năm 1960: "  Mét là độ dài bằng 1650763,73 lần độ dài bức sóng ánh sáng mầu vàng cam của Kprypton-86 phát ra trong chân không "
Tuy nhiên các định nghĩa nầy không được Hội Nghị Đo Lường Quốc Tế chấp thuận.vì nhiều nguyên nhân
Mét :m
Bội số của Mét là:  ... Giga mét, Mêga mét, Km  ( Ki lo mét ), Hm  ( Héc to mét )  Dam ( Đê ca mét )  M
Ước số của M là:   M   Dm ( Đê xi mét ), Cm ( Xen ti mét ), Mm  ( Mi li mét ), Um ( Micro mét), nm  (Na nô Mét ), pm (pico mét )
Các đơn vị bội số và ước số của m được tính lần lượt  theo cấp số 10.

Theo hệ thống đo lường Anh Mỹ, người ta còn dùng những đơn vị sau đây để đo chiều dài:
inch : 25,4 m/m
food :0,3048 m
yar : 0,9144 m
dặm : 1640 m

 2- HỆ THỒNG ĐO LƯỜNG TRÊN BIỂN:  HẢI LÝ

Đơn vị để đo hàng hải theo chiều dài trên biển  là  Hải Lý.
Hãi Lý là đơn vị chiều dài khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ đặt tại đường xích đạo. Hải Lý có độ dài 1.852 m  Đơn vị nầy thường được các quốc gia dùng trong các điều ước và luật pháp quốc tế về biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa của mỗi nước. Ký hiệu Hải Lý  ghi là M, MM.

3- HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG ĐỘNG ĐẤT: ĐỘ RICHTER

Những biến động dưới lớp đất của quả địa cầu luôn tạo ra những  xáo trộn trên bề mặt của trái đất  thành những cơn động đất lớn hay nhỏ, lâu hay mau, tùy theo thời gian địa chấn dài hay ngắn. Động đất là một tai họa khủng khiếp nhất của loài người, nó làm sập nhà cửa, công trình kiến trúc, vùi chôn đường xá, rùng núi, hoa mầu, vùi chôn cả một thành phố cùng con người dưới lớp hoang tàn của trân địa chấn.
Để sớm báo động cho con người tránh những cơn động đất, tránh những thiệt hại về tài sản, sinh mạng từ lâu người ta đã nghiên cứu chế tạo ra máy đo thang động đất. Máy đo thang động đất có nhiệm vụ báo động cho mọi người biết tốc độ của động đất mạnh yếu thế nào để kịp thời đối phó với thiên tai nầy.
Năm 1935, nhà thiên văn học Charles Francis Richter đã nghiên cứu  ra máy đo thang động đất để đo các trận động đất tại California Mỹ . Máy nầy gọi là Địa Chấn Kế  có số đo tần số địa chấn  mạnh yếu khác nhau về biên độ được đặt cách xa trung tâm địa chấn 100 km. Do đó người ta lấy tên ông làm đơn vị để đo Địa Chấn là độ Richter ( Rít - te ). Tuy nhiên, thang đo Richter có hạn chế là chỉ đo dược những trận động  đất  biên độ dưới 6,8 độ Richter ( do độ Richter được tính theo thang logarit thập phân  cách xa chấn tâm 100 km )  nên những nhà khoa học đã tính theo momen quán  tính bằng cách áp dụng công thức tính độ Richter như sau:

M = log ( A ) - log ( A0  ), trong đó A la biên độ tối đa ở Địa Chấn Kế và A0 la biên độ chuẩn
Theo sự tính toán của các nhà khoa học, mức ảnh hưởng của động đất như sau:
1- nhỏ hơn 2 độ R động đất nhỏ, rung đất nhẹ.
2 - từ 2 độ R - 2,9 đô R: động đất thường, nhưng phải đề phòng
3- từ 3 đô R -  3,9 độ R: có những hư hao  nhẹ đồ đạc trong nhà như chén, dĩa rơi rớt, mức báo động tăng dần.
4- từ 5 độ R đến 5, 9 độ R: hư hại một số công trình kiến trúc ,nhà cửa bị nứt nẻ tường, bể sân gạch lót .
5-tứ 6 độ R đến 6,9 độ R : động đất mạnh rung chuyển có thể xa đến 180 km  từ trung tâm, sập nhà cửa , đất nứt thành những hố sâu lớn
6-từ 7 độ R trở lên : động đất tàn phá nghiêm trong các công trình kiến trúc lớn ,sập nhà cửa , nhà chọc trời tàn phá hoa mầu , đường xá, phá nát cả một thành phố .

 4- HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG NHIỆT ĐỘ: ĐỘ CELSIUS VÀ ĐỘ FAHRENHEIT          

Trong môi trường sống của con người, thường có những thay đổi về nhiệt đô nóng lạnh do thời tiết tạo ra như bốn mùa xuân, hạ thu, đông   hay chính  những con người tạo ra  nhiệt độ nóng lạnh cho vật dụng chung quanh  để phục vụ tiện nghi  cuộc sống của mình như nấu sôi, đun chín, ướp lạnh ..vv..
Để biết  mức độ nóng lạnh trong  khoảng thời gian của một vật thể nào đó người ta dùng đơn vị Độ để đo lường nhiệt độ của nó.
Năm 1701 nhà thiên văn học người Thụy Điển  là Anders Celsius đã dùng những phép thử độ nóng lạnh của nước tinh khiết để xác định mức tối đa nóng và tối đa lạnh bắng một  nhiệt kế ống thủy ngân  .Ông chọn chỗ nước đông lạnh ghi một vạch là  số là100 ( tức là 100 độ )  và ghi một vạch số 0  vào chỗ nước sôi ( tức 0 độ ).
Về sau một nhà thiên văn khác là Carolus Linnacus  đã lập lai thí nghiệm của A.Celsius trong điều kiện áp suất chuẩn Atmosphere và cũng nhận thấy như thế. Nhưng ông đã chỉnh lại độ  nước đá đông đặc là 0 độ và độ nước sôi là 100 độ..Ngày nay khi đo nhiệt độ người ta thường ghi có chữ C phía sau là độ Celsius  ( điều kiện sôi ở 100 độ và lạnh đông đặc ở 0 độ ). Thí dụ: thân nhiệt 40  độ C là bị sốt nặng.
Tuy nhiên một số nước Âu Mỹ  hiện nay không dùng hệ thống đo nhiệt của A. Celsius mà vẫn quen  dùng hệ thống đo nhiệt  độ theo hệ Fahrenheit ( tên của một nhà khoa học Đan Mạch ), theo hệ đo nhiệt độ Fahrenheit thì nước đóng băng ở nhiệt độ 32 độ F và sôi ở nhiệt độ 212 độ F. Thí dụ thân nhiệt con người bình thường  ghi trên nhiệt kế  Fahrenheit là 98,6 độ F      

 5- HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG GIÓ BÃO: CÁC CẤP BÃO TÌNH THEO VẬN TỐC GIÓ:

Gió bão là sự thay đổi của lớp không khí trên khí quyển từ vùng nóng sang vùng lạnh, nó tạo sức gió từ nhỏ đến lớn ảnh hưởng thiệt hại đến nhiều đến tài sản, vật chất của con người trên trái đất  Bão là một trong những thiên tai của nhân loại. Để tránh những thiệt hai  có thể do Bão gây ra, người ta đã nghiên cứu ra máy đo Thang Bão cấp để sớm biết tốc độ và mức độ tàn phá của cơn bão sắp tời  hầu tìm  cách ngăn chận hay tránh né những thiệt hại vật chất, con người có thể xảy ra.
Năm 1806, Francis Beaufort một sĩ quan Hải Quân đã nghiên cứu ra máy đo Thang Bão căn cứ vào tốc đô gió áp sát thổi  phồng trên diện tích  cánh buồm và những hiện tượng  biến đổi sóng của mặt biển để biết sức gió mạnh hay yếu hầu ra khơi hay không. Thang  đo sức gíó của Beaufor chia tốc độ gió ra làm 13 cấp ( từ 0 -12 ). Nguyên tắc tính vận tốc gió dựa trên sức căng của buồm căn cứ trên số vòng quay tương ứng  của một máy đo hình chén.
Tốc độ gió bão được tính theo công thức như sau:
 v = 0,836 B  trong đó v là vận tốc gió 10 m trên một bề mặt,  B la chỉ số thang Beaufort 
.Năm 1913 George Simpson giám đốc của cục Khí Tương Anh  đã bổ sung vào cách tính của thang Beaufort   những hiện tượng thấy trên đất liền về Bão gọi là thang Saflir - Simpson.
Năm 1946 thang Beaufort được cải sửa thêm 5 cấp nữa ( từ 13 cấp lên 17 cấp ). Ở VN hiện đang dùng thang Beaufort 17 cấp cùng với Trung Quốc và Đài Loan. Vậy nếu cơn Bão có sức gió 330 km/h sẽ tương đương cấp 23 trên thang đo bão  Beaufort.
 Tốc độ vận tốc bão:
         
Cấp :  Vận tốc gió ở 10 m           Độ cao sóng       Mặt biển                                 Đất liền          
           trên mặt nước biển
.          ( Hải lý/ Km/h/ mph)        (m )

0          1-1                                0                        lặng yên                                  lặng yên
1          1-6                                0,1                     lăn tăn                                    mát mẽ
2          7-11                              0,2                     gợn sóng nhỏ                          bay vật nhe
3          12-19                            0,6                     lăn tăn lớn                               rung cành cây nhỏ
4          20-29                            1                        sóng nhỏ sủi bọt                      làm bụi bay
5          30-39                            2                        sóng cao 1m2                         cành cây lớn rung  động
6          40-45                            3                        sóng lớn, sủi bọt                      cành cây lớn gẫy, trốc 
7          51-62                            4                        biển cuộn sóng, tung bọt          cây to gãy đổ
8          63-75                            5,5                     sóng lớn , sủi bọt, chìm tầu      sập nhà cửa, tung nóc
9          76-87                            7                        sóng cao , tàn phá mạnh          sập công trình lớn
10        88-102                          10                      sóng tràn vào thành phố           cuốn xe cộ. tốc mái .
11       103-117                         18                      đánh chìm tầu bè hạng nặng     sập nhà cửa lớn
12       118-132                         20                      sóng rất to                                tàn phá tất cả chướng ngại

Ở VN ta, may mắn la các cơn Bão lớn thường phát sinh tâm Bão ở ngoài xa  khơi đại dương, nên khi bão di chuyển vào đất liền sau khi qua quần đảo Philipine bị cản lại, nên  giảm tốc độ biến thành Áp Thấp Nhiệt Đới với sức gió chỉ còn cấp 6-7 trong thang tính vận tốc của Beaufor mà thôi. 
Thừơng thì người ta gọi gió từ cấp 8 trở lên kèm theo mưa to là Bão. .

6- HỆ THỒNG ĐO LƯỜNG THEO TRỌNG  LƯỢNG:
 
6.1 -  KG  ( CÂN ):
Để biết sức nặng của vật nầy so với vật khác thế nào người ta dùng đơn vị Kg  để xác định, Kg là khối lượng trong hệ đo lường quốc tế SI , nó là một khối lượng chuẩn làm bằng Hợp Kim Platin + 10 % iridi . có đường trục kính 39 m/m , cao 39 m/m dược đặt trong không gian tĩnh. Ước số của nó là hec to gam, de ca gam, gam, đê xi gam, xen ti gam, mili gam.              
6.2 - CARA:
Đơn vị Cara thường dùng để đo kim cương, vàng, bạc,  hay platin, nói chung là đồ quý giá, trang sức của phụ nữ, 1 cara tương đương 200mg
6.3 - CHỈ
Đơn vị Chỉ cũng thường trong những đồ vật quý như vàng, bạc, 1 chỉ bằng 3,75 gam vàng bằng 1/10 lượng  vàng ( cây vàng )
6.4 - LƯỢNG ( CÂY ):
Đơn vị Lượng hay Cây còn gọi là Gam dùng cho một khối lượng  vàng nặng 37,5 gam
6.5- OUNCE  ( AO ):
Đơn vị Ounce thường được dùng đo vàng  trong hề thống đo lường Anh Mỹ , một Ounce nguyên chất phải chứa đựng  tỉ lệ vàng 99, 5 %. . Một Ounce bằng 7,5599 chỉ  = 0, 7599 lượng tương đương 8,3 gr vàng .
6.7 - POUND  ( BAO ):
Đơn vị Pound đợc viết tắt là Lb, lbm  thường được dùng trong Hệ thống đo lường Anh Mỹ , một Pound  nặng  0,45359237 kg = 16 Ounce
6.8 -TẤN :
Đơn vi Tấn được tình bằng 1.000 kg
6.9 - YẾN :
Đơn vị Yến được tính bằng 10 kg
6.10- TẠ :
Đơn vị Tạ được tính bằng 100 kg  = 1/10 tấn = 10  yến = 100 cân

7- HỆ THỒNG ĐO LƯỜNG THEO DUNG TÍCH THỂ TÍCH: LÍT . M3,  GALLON:

Dung tích,  hay thể tích của  khối lượng  một vật là khoảng không gian mà vật ấy chiếm chỗ.
Để tính khoảng không gian mà các vật chiếm chỗ  người ta dùng một khối vuông có chiều dài 1 m, chiều rộng 1 m, chiều cao 1 m để đo khoảng không gian mà nó chiếm chỗ gọi là mét khối M3. 
Một mét khối tương đương 1.000 lít. Người ta tính được 1 lít là 0,001 m3 = 1 đề ximet khối = 1.000 xenti mét khối  
Lít là thể tích của một khối hình vuông có cạnh là 10 cm.

Ở trong hệ thống đo lường Anh Mỹ người ta còn dùng đơn vị Gallon để đo dung tích , 1 Gallon bằng 3,785411784 lít  hay đơn vị Thùng để đo những chất lỏng như dầu, một thùng bằng 4,54609 lít  . .

8- HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG CỔ NƯỚC TA :

Nước ta  ngày  xưa từ thời phong kiến cũng có một Hệ Thống Đo Lường cổ riêng biệt, tiêu chuẩn chính thức gồm hai loại thước:
Thước ta dài 0,425 m, và Thước đo vãi dài 0,645 m.
Vao thời nhà Nguyễn, nhà vua ban hành hệ thống đo lường  gồm ba loại thước: Thước đo vải  dài 0,6 m , Thước đo đất dài 0,47 m, và thước đo gỗ dài 0,5 m.
Trong thời Pháp thuộc, nhà cầm quyền phong kiến thống nhất lấy tiêu chuẩn thước đo là 0,40 m làm chuẩn chung cho tất cả  các loại.Các bội số và ước số của các loại nầy lớn hơn m và nhỏ hơn m  được tính theo hệ thống thập phân.

Về diện tích thì lấy m2  làm chuẩn, đó là bề mặt của một diện tích hình vuông mỗi cạnh là 1 m
Mẫu  ta là 3.600 m2.
Đơn vị  Sào là 360 m2.

Về khối lượng đơn vị Hộc là  16 m3 
Về dung tích thì đơn vị  Đấu là 1 lít.
Về trọng lượng thì đơn vị 1 tạ là 100 kg,  đơn vị 1 tấn  là 10 tạ=1.000 kg, đơn vị  1 cân là 604,5 kg , đơn vị  một Nén là 378 gam.
Về độ dài thì đơn vị 1 Trượng là 4 m = 10 thước, đơn vị một Ngũ là 2 m = 5 thước,  đơn vị một phân là 4 m/m, đơn vị  một ly là 0,44 m/m.


C- KẾT LUẬN:

Tóm lại, những từ ngữ mà ta thường dùng trao đổi trong cuộc sống hằng ngày  như " độ ", " kg ", "hải lý "  " lít ", " m2 " ...v..v., không phải tự nhiên mà  có hay  là  con người tự đặt ra  mà những từ ngữ đó là kết quả khoa học của nhiều sự  khảo sát,  nhiều thí nghiệm của những nhà bác học, những nhà thông thái trên toàn thế giới để có một Hệ Thống Đo Lường Quốc Tế giúp con người hiểu được tính chất của vấn đề trao đổi cho dù họ khác chủng tộc và ngôn ngữ.
Trong phạm vi hạn hẹp của trang Blog, còn nhiều những vấn đề khác liên quan đến  nhiều  đơn vị khác như vận tốc ánh sáng, vận tốc bức xạ, dòng điện,  nguyên tử v..v.. nhưng tôi thấy nó cũng không cần thiết vì không liên quan trực tiếp đến đời sống chúng ta  mỗi ngày như lo  cơm áo gạo tiền nên không nêu ra ở đây. Mong quý vị thông cảm.

Đà Lạt   04/5/2013

HUY THANH.