THAM LUẬN:
LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833
HUY THANH
1-LỜI MỞ ĐẦU:
" Duy du Tiên Tháp lão càn khôn "
LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833
HUY THANH
1-LỜI MỞ ĐẦU:
Trong lịch sử, không ít những vị vua khi mới lập
nghiệp thường nhờ những tướng giỏi hy sinh giúp mình xây dựng giang sơn
xã tắc. Nhưng khi lên ngôi vua rồi, tạo dựng được thế lực, quyền uy,
ngai vàng vững chắc thì đâm ra lại sợ những vị công thần đó chiếm đoạt
ngôi báu của mình hay làm giảm đi oai thế của mình. Do đó ,họ tìm cách
hãm hại công khai hoặc ngấm ngầm những người đã sát cánh cùng minh
trong những ngày gian khổ. Một trong những ông vua đó là Minh Mạng với
sự trả thù tả quân Lê văn Duyệt sau khi ông chết. Chỉ vì sợ quyền lực
của mình bị lung lay bởi vị quan tài giỏi ,đầy công lao nầy. Điều đáng
trách là Minh Mạng không dám trả thù công khai khi tả quân Lê văn Duyệt
khi còn sống mà trút hết thù hận vào hậu duệ của ông là con nuôi Lê văn
Khôi nên xảy ra cuộc binh biến thành Bát Quái (thành Phiên An) năm
1833, là thành mà Tả quân Lê văn Duyệt cho xây tám cửa như một
trận đồ bát quái để giữ an ninh trật tự tại Gia Đinh khi ông còn phụ
trách vùng phía Nam trên cương vị Tổng Trấn Gia Định thành. Cuộc trả thù
nầy chỉ vì lòng ích kỷ nhỏ nhen của vua Minh Mạng mà biết bao người vô
tội phải chết oan, xương ngập xương, máu ngập máu trong đó có nhiều
người Trung Hoa và các giáo sĩ người Pháp, binh sĩ hai bên tham chiến
suốt ba năm trời (từ năm 1833 đến năm 1835 giữa binh lính Lê văn Khôi và
triều đình).
2- TIỂU SỬ LÊ VĂN KHÔI:
Lê văn Khôi tên thật là Nguyễn hữu Khôi (còn tên khác
là Bế Nguyễn Nghê hay Hai Khôi) vì bất mãn triều đình nên nổi lên
chống nhà Nguyễn tại vùng Cao Bằng, Khôi là người võ dõng lại mưu trí
nên triêu đình nhiều phen hao binh , tổn tướng mà không tiêu diệt được.
Khi Lê văn Duyệt làm Kinh Lược Sứ đi khảo sát tại vùng Thanh Hoá,
nghe tiếng ông là người tài đức, nhân nghĩa, lại coi trọng người
có tài, nên Lê văn Khôi kéo quân ra đầu hàng. Lê văn Duyệt thấy Khôi là
người thông minh , võ giỏi nên trọng dụng. Vì Lê văn Duyệt không có
con (theo một số sử gia thì tả quân Lê văn Duyệt là một họan quan xuất
thân từ Thái Giám) nên ông nhận Khôi làm con nuôi cho cải họ Lê và
cất nhắc làm người thân tín trong gia tộc, ban cho Khôi chức Phó Vệ Úy
thay ông chỉ huy quân sĩ trong thành Bát Quái (thành Phiên An tức
Gia Định Thành).
.
.
3-CUỘC BINH BIẾN LÊ VĂN KHÔI :
Năm 1832, Tả Quân Lê văn Duyệt mất, vua Minh Mạng
trước đây vốn có hiềm khích với Lê văn Duyệt khi còn sống nên coi như
nhổ được cái gai trước mắt. Thấy ảnh hưởng của Lê văn Duyệt vẫn còn
trong nhân dân phía Nam (địa bàn trước đây ông quản lý quá lớn) nên
nhà vua tìm cách thu hẹp dần . Nhà vua cho đổi các Trấn (vốn rộng lớn) thành Tỉnh (thu hẹp lại) và chia làm 6 tỉnh. Nhà vua bổ thêm nhiều
chức quan mới từ triều đình Huế đưa vào . Nhà vua ban chức cho các tay
sai tâm phúc của mình là Nguyễn văn Quế vào làm Tổng Đốc, Bạch Xuân
Nguyên làm Bố Chánh và Nguyễn quang Đạo làm Án Sát. Vốn có tư thù với
Lê văn Duyệt lúc còn sống, nhưng vì ông có quá nhiều công lao nên vua
Minh Mạng chỉ ngậm đắng nuốt cay chờ cơ hội trả thù. Nay Lê văn
Duyệt đã chết là một cơ hội để nhà vua nhổ cỏ tận gốc nên ra tay. Nhà
vua mật chỉ cho Bạch xuân Nguyên phải tìm cách tiêu diệt dòng họ Lê văn
Duyệt, loại bỏ ảnh hưởng trong nhân dân miền Nam của vị quan Tổng Trấn
nầy.
Bạch xuân Nguyên vào Nam nhậm chức Bố Chánh, y tạo
dựng ra những hiện trường giả, cho công bố kết tội Lê văn Duyệt lạm dụng
quyền hành trong vấn đề mở rộng thành Bát Quái, bao che cho loạn thần
tặc tử, tham ô, giúp đỡ ngoại nhân người Pháp phát triển đạo Ki tô Giáo
nên phải bị xử 7 tội : gồm tội chém, tội lăng trì (là tội xử chết bằng
cách thẻo, cắt, lóc thịt tội nhân cho đau đớn trước khi chết),
tội thắt cổ, tội sung quân. Nhưng vì ông đã chết nên cho xiềng xích mộ
của ông lại bằng lòi tói để: "làm gương" cho dân chúng mai sau.
Bạch xuân Nguyên cho bắt Lê văn Khôi giam vào ngục
thất chờ xử chém, nhưng Khôi đã móc ngoặc, mua chuộc một số lính canh
có cảm tình với Lê văn Duyệt vượt ngục, Khôi cùng với một số thảo khấu
27 người bị án tử nhốt chung đã trốn được ra ngoài. Đêm đó, Khôi kéo
quân, thủ hạ tấn công vào dinh bố chính, giết chết cả gia đình Bạch
xuân Nguyên, kẻ thủ ác đã làm cho gia đình cha nuôi Lê văn Duyệt thân
bại danh liệt. Sau khi giết Bạch xuân Nguyên, Lê văn Khôi mở cửa tù
thả hết tội nhận.Được tin Nguyễn văn Quế vội mang quân cưú viện Bạch
xuân Nguyên nhưng bị quân Lê văn Khôi đánh tan, Quế bị giết tại trận.
Sau khi tiêu diệt quân triều đình phía Nam,
Khôi tuyên bố khởi nghĩa chống triều đình ủng hộ An Hoà con trai hoàng
tử Cảnh lên ngôi vua thay Minh Mạng. Lời kêu gọi của Khôi được dân
chúng hưởng ứng, khắp nơi 6 tỉnh đều nổi dậy chống triều đình, trong đó
rất nhiều người theo đạo Công Giáo ,người thiểu số, người Hoa ,người
Khmer. Một phần vì trước đây họ có cảm tình với Tả Quân Lê văn Duyệt,
một phần vì họ thấy Minh Mạng trả thù công thần một cách hèn hạ nên bất
mãn nhà vua . Khôi tự xưng là Đại Nguyên Soái, ông ban chức tước cho
những tướng lãnh theo ông như Thái Công Kiều, Nguyễn văn Trắm, Mạch tấn
Giai, Ông phong cho Thái công Kiều là phó tướng mang quân đánh chiêm
các vùng Vĩnh Long, An Sương, Hà Tiên , Biên Hoà .Mặt khác phiá Bắc anh
vợ Khôi là Nông văn Vân người dân tộc cũng nổi lên chống triều đình ,tự
xưng là Tiết Chế Thượng Tướng Quân.
Vua Minh Mạng được tin Lê văn Khôi, Nùng văn Vân nổi
loạn hết sức tức giận, nhà vua dốc hết binh lực triều đình Huế gồm bộ
binh, tương binh, sai các tướng giỏi dưới quyền chỉ huy của Trương Minh
Giảng vào dẹp loạn Khôi. Hai bên đánh nhau ác liệt, khi triều đình
thắng, khi Khôi thắng. Trương minh Giảng dùng kế chiêu dụ được Thái công
Kiều lúc đó là phó tướng của Khôi ra đầu hàng (lúc đó Kiều đang chỉ
huy binh sĩ 6 tỉnh phía Nam). Quân Khôi ngoài thành tan rã , quân
triều đình phản công chiếm lại Định Tường,Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên, Biên Hoà. Thế yếu, Khôi kêu gọi dân chúng ủng hộ ông, những
người Công Giáo vào thành Bát Quái tử thủ với quân triều đình Đồng thời
Khôi cho người sang cầu viện Xiêm La (Thái Lan), ông cũng cử giáo
sĩ Marchand (Cố Du) sang cầu viện Pháp để bảo vệ người theo đạo Kito.
Năm 1834, quân triều đình đánh tan quân Xiêm La vừa
sang cứu viện, bao vây thành Bát Quái,, cắt đứt đường cung cấp lương
thực trong thành của dân chúng theo Khôi còn ở lại ngoài thành. Tình
trạng trong thành lúc đó rất nguy kịch, lương thực không có, thuốc
súng, vũ khi đều cạn.
Năm 1834 Lê văn Khôi bị bệnh mất trong thành, con của Khôi là Lê văn Cù mới 8 tuổi lên thay, Tiền quân Nguyễn văn Trắm làm Tổng chỉ Huy chông quân triều đình.
Năm 1835 quân triều đình chia làm 8 cánh tân công dữ dội vào thành. Thành bị vỡ, quân Khôi thua to . Trương minh Giảng chiếm được thành Bát Quái cho bắt hết những người theo Khôi giải về kinh thành Huế cho nhà vua xử tội.
Năm 1834 Lê văn Khôi bị bệnh mất trong thành, con của Khôi là Lê văn Cù mới 8 tuổi lên thay, Tiền quân Nguyễn văn Trắm làm Tổng chỉ Huy chông quân triều đình.
Năm 1835 quân triều đình chia làm 8 cánh tân công dữ dội vào thành. Thành bị vỡ, quân Khôi thua to . Trương minh Giảng chiếm được thành Bát Quái cho bắt hết những người theo Khôi giải về kinh thành Huế cho nhà vua xử tội.
Trong số những người bị xử tội chết lăng trì có 8
người là: Lê văn Cù (mới 8 tuổi con Lê văn Khôi ) ,giáo sĩ Marchand (
Cố Du ) ,Bính Bang (dân tộc Hoa), Nguyễn văn Hoành, Nguyễn văn Trắm
, Nguyễn văn Bột, Mạch tấn Giai ( người Tiều ), Lương hằng Tín (người Quảng). Riêng mộ Lê văn Khôi bị đào lên, đầu bị băm nát ra cho
liệng vào các hố xí trong thành, những phần thịt chưa phân hủy còn lại
bị lóc thảy cho chó ăn, phần xương còn lại thảy xuống sông. Dân trong
thành già trẻ bé lớn, chung quanh thành vài dặm đều bị chém giết sạch
vì đã bao che, cung cấp lương thực cho Khôi. Tất cả xác chết là 1.284
người (1.278 hay 1.737?) được chôn chung vào một hố lớn được gọi là
Mả Ngụy (vị trí Mả Ngụy nằm gần Công Trường Dân Chủ, khúc Điện Biên
Phủ ngày nay không còn nữa).
Nhà vua cho đập phá thành Bát Quái kiên cố (để khỏi
chướng tai gai mắt tàn tích của Lê văn Duyệt ) và xây lại thành Gia Định
nhỏ hơn. Sang đời vua Thiệu Trị, nhà vua sáng suốt hơn Minh Mạng
nên đã ra lệnh bỏ xiềng xích trên mộ Lê văn Duyệt, không truy cứu những
tội của ông nữa. .
4- BÌNH LUẬN ENTRY:
4.1 -Ý NGHĨA CỦA CUỘC BINH BIẾN:
Có thể nói cuộc nổi dậy của Lê văn Khôi theo tôi chỉ
là một cuộc binh biến, bởi vì nó phát sinh từ một lòng căm phẫn của
những người con trong gia đình một công thần đối với thái độ phủi
công, vô ơn ,trả thù của một vị vua nên nổi lên chống lại.
Một số sử gia cho đây là cuộc khởi nghĩa liên kết
của giai cấp nông dân, lớp người bình dân và giáo sĩ nổi lên chống lại
giai cấp phong kiến thống trị, bài ngoại, bài đạo do Lê văn Khôi
cầm đầu . Theo tôi đây không phải là cuộc khởi nghĩa bởi vì nói đến
khởi nghĩa là phải có lý tưởng có lập trường , quan điểm, cương lĩnh hẳn
hoi công bố cho nhân dân được biết. Hơn nữa khởi nghĩa phải trải qua
giai đoạn chuẩn bị thành lập lực lượng từ bí mật đến công khai, rồi mới
nổi dậy.
Một số sử gia khác lại coi đây là sự nổi loạn của một
nhóm người bất mãn chế độ nổi lên làm giặc. Tôi cũng không đồng ý với
cái nhìn nầy bởi vì trong hàng ngũ Lê văn Khôi còn có lực lượng
người Pháp theo đạo Công Giáo, người Tiều, người Quảng, người dân tộc,
cả người Khmer nữa
Vậy tôi nói là cuộc binh biến vì nó nổi dậy rất tình
cờ, ngay cả Khôi cũng không dự tính trước. Bởi vì khi Lê văn Duyệt còn
sống, vua Minh Mạng mặc dù rất căm ghét ông nhưng không tỏ vẻ ra mặt,
do đó, những việc mà Lê văn Duyệt làm như xây thành Bát Quái ông nghĩ
rằng nhà vua cũng bằng lòng . Mục đích của Lê văn Duyệt làm là vì dân vì
nước, vì an ninh trật tự của phần đất phía Nam, nói một cách khác là
bảo vệ triều đình ở Huế. Chính vì thái độ im lặng của vua Minh Mạng nên
Lê văn Duyệt đã làm những cuộc cải cách khác mục đích an sinh nhiều lúc
có tính chất "tiền trảm hậu tấu" khiến nhà vua bằng mặt mà không bằng
lòng. Sau nầy, chính sự chủ quan đó của Lê văn Duyệt nên ông phải trả
một giá quá đắt sau khi chết, là bị kết án lộng quyền bị xử đến 7 tội
chết khiến con cháu ông, nhân dân ủng hộ ông bị hệ lụy chết hằng ngàn
người, đó là chưa kể số binh sĩ chết khi hai bên giao chiến.
4.2 - NHỮNG GIAI THOẠI VỀ LÊ VĂN KHÔI:
Nhiều nhà sử học cho rằng Lê văn Khôi chỉ là kẻ võ
biền, nổi lên làm giặc chỉ vì tham vọng cá nhân. Khi cảm thấy không
được như ý, nên khi thấy Lê văn Duyệt ra kinh lý Thanh Hoá, biết ông
chiêu hiền đãi sĩ nên ra đầu hàng để nương nhờ vào vị Tổng Trấn nầy.
Khôi người cao lớn, khoẻ mạnh,võ giỏi , từng tay không bắt được cọp dữ
(hơn Võ Tòng trong truyện Thủy Hử là chỉ đánh cọp ). Lê văn Duyệt làm
Tổng Trấn phía Nam, một vùng đất vừa mới khai phá còn nhiều người dân
chưa được thuần phục, trộm cướp còn dẫy đầy, an ninh trật tự chưa bảo
đảm nên được Khôi phò tá ông coi như được báu vật. Ông nhận làm con
nuôi, cho đổi thành họ Lê và ghi tên vào gia phả dòng họ Lê văn Duyệt.
Truyền thuyết nói rằng một hôm sứ thần nước Xiêm (Thái Lan) giả vờ
sang bang giao với Việt Nam nhưng mục đích là dò xét quân tình phía
Nam, Lê văn Duyệt cho Khôi giả làm người lính hầu đứng phiá dưới
trướng \. Khi hai bên dùng tiệc ngà ngà say, sứ thần Xiêm hỏi: " binh
lực nước ông làm sao chống nổi với ngoại bang người da trắng " Lê văn
Duyệt đáp \: " Một người lính chúng tôi sức mạnh vật ngã được hổ báo thì
làm gì chống không được con người " .Thấy sứ thần tỏ vẻ không tin ,Lê
văn Duyệt vội dẫn sứ thần ra trường đấu hổ , ông cho thả một con hổ to
nhất khỏi chuồng vào trường đấu, xong ông gọi " lính hầu đâu, vào bắt hổ
lại " . Lập tức người lính hầu ( thực ra là Lê văn Khôi ) vội bỏ giáo
tay không vào trường đấu bắt hổ. Chỉ qua vài ngón đòn Khôi đã đánh hổ
chay và đuổi theo tóm gọn con hổ vác lên vai như một con heo . Sứ thần
lúc đó mới lè lưỡi thán phục, khi về Xiêm ông tâu việc nầy cho vua Xiêm
nên nhà vua bỏ ý định muốn xăm chiếm nước ta nữa.
Nhiều sử gia cho rằng Lê văn Khôi chỉ là kẻ võ biền
tôi cũng không đồng ý, bởi vì khi làm cuộc binh biến Khôi cũng nghĩ đến
những nước cờ liên kết với những thế lục bên ngoài như Xiêm La, lực
lượng đạo Công Giáo Kitô mà sau lưng là Pháp. Nhưng tiếc rằng Pháp
còn đi nước cờ đôi nên còn do dự chưa động binh như Xiêm La, Khôi lại
gặp vận không may là bị bệnh chết nên Trương minh Giảng mới tận dụng
thời cơ chia quân làm 8 cánh ( Bát Giác ) tấn công các cửa thành. Quân
triều đình đánh thắng theo tôi cũng chẳng vinh dự gì, vì một
thành đã đói kém, không còn vũ khi đạn dược, chủ tướng lại bệnh chết,
một đứa trẻ mới 8 tuổi lên thay, quan quân còn lại mất hẳn tinh thần
chiến đấu thì sự chiến thắng phá thành nầy liệu có vinh quang chăng?.
Theo Đại Nam Chính Biến liệt truyện, Lê văn Khôi còn
là một nhà thơ.
Năm 1820 ông theo Lê văn Duyệt đi kinh lý thăm mộ Võ Tánh ở Bình Định, nhân đi qua Tháp Cảnh Tiên ở vùng kinh thành nước Chiêm Thành cũ, trước cảnh rêu phong hoang tàn của kinh đô Đồ Bàn ông không tránh nổi xúc động làm hai câu thơ:
" Ca quản lâu đài vân công khứ "Năm 1820 ông theo Lê văn Duyệt đi kinh lý thăm mộ Võ Tánh ở Bình Định, nhân đi qua Tháp Cảnh Tiên ở vùng kinh thành nước Chiêm Thành cũ, trước cảnh rêu phong hoang tàn của kinh đô Đồ Bàn ông không tránh nổi xúc động làm hai câu thơ:
" Duy du Tiên Tháp lão càn khôn "
Nghĩa là " Tiếng đàn, tiếng hát ca xang cùng lâu đài
đã cùng mây bay vào quá khứ. Chỉ còn một Tháp Cánh Tiên thi gan cùng tuế
nguyệt khoe tuổi già với trời đất mà thôi".
Xem vậy, ta thấy Lê văn Khôi là người văn võ toàn tài, thông minh trí dũng chứ không phải là thứ võ biền, giặc cỏ như một số sử gia triều Nguyễn đã kết án trước đây.
Xem vậy, ta thấy Lê văn Khôi là người văn võ toàn tài, thông minh trí dũng chứ không phải là thứ võ biền, giặc cỏ như một số sử gia triều Nguyễn đã kết án trước đây.
Lê văn Khôi là người con có hiếu, dù chỉ là con nuôi, ông đả hy sinh cả đời mình để báo thù cho cha nuôi là Lê văn Duyệt,
nhưng ông đã mắc sai lầm vế chiến thuật khi khởi binh. Theo tôi khi
quân Khôi chiếm được các tỉnh Nam Kỳ, ông không nên tập trung quá nhiều
quyền chỉ huy cho Thái Công Kiều dù ông nây là tướng giỏi mà phải tản
quyền điều binh cho những người khác, ở các nơi khác để đề phòng Kiều bị
tử trận hay phản bội. Thực tế là Kiều đã phản bội đầu hàng triều Nguyễn
nên thế lực ngoài thành của Khôi bị tan vỡ, cái áo giáp của thành Bát
Quái đã không còn . Sai lầm thứ hai của Khôi theo tôi là khi quân đã sa
vào thế yếu thì không nên co cụm mà phải tản ra , trà trộn vào quần
chúng nhân dân để chờ cơ hội gây lại lực lượng như thế đánh du kích ,chứ
tập trung lại một chỗ , rút tất cả vào bảo vệ thành Bát Quái trong khi
lương thực đạn dược không còn là chỉ làm miếng mồi lớn cho quân địch mà
thôi.
4.3- CÁCH ỨNG XỬ KÉM CỎI CỦA VUA MINH MẠNG:
Tôi phải nói rằng vua Minh Mạng quá kém trong
việc đối xử với Công Thần cũng như chỉ đạo điều hành đất nước
.Đường đường là một ông Vua, tại sao phải xử sự bằng mặt mà không bằng
lòng với vị quan lại dưới trướng của mình dù đó là một công thần khai
quốc đi nữa . Nước Ngô bên Trung Hoa ngày xưa Tể Tướng Khai Quốc Công
Thần Ngũ Tử Tư chỉ vì khuyên ngăn vua Ngô là Ngô Phù Sai, vua không bằng
lòng ném thanh gươm Hoàng Đế xuống ngai bảo Ngũ tử Tư tự sát, và ông đã
tự sát trước mặt bá quan văn võ. Chính sự im lặng mà nặng lòng bất bình
nầy của vua Minh Mạng đã làm cho Lê văn Duyệt càng ngày càng dấn sâu vào
chỗ " lạm quyền "như bản án của triều đình sau khi ông mất. Phải chi
vua tôi cùng ngồi lại với nhau, nhà vua nói hẳn những điều không hài
lòng về Duyệt thì liệu Lê văn Duyệt có dám tái phạm không một khi Thiên
Tử đã ra lệnh như chiếu chỉ khác, sau khi Lê văn Duyệt chết, nhà vua lại ra
tay quá tàn độc. Đối với người đã chết là coi như hết nhưng nhà vua vẫn
cho Bạch xuân Nguyên lập án tội tử đến 7 tội lăng trì, thắt cổ. Cho quân
xiềng mộ Lê văn Duyệt lại như giam cầm tội nhân lúc còn sống .Một
hành động mà tôi nghĩ quá đáng trên cương vị làm vua. Vì muốn nhổ cỏ
thì phải nhổ tận gốc , vì Lê văn Khôi là tướng giỏi nên nhà vua cho bắt
giam và dự định hành quyết Khôi để tiêu diệt mầm mống trả thù . Sau khi
cuộc binh biến của Khôi thất bại, nhà vua cho đào mộ Lê văn Khôi lên
cát đầu băm nát ra cho vào các hố xí, phần thịt cắt ra cho chó ăn ,
phần xương còn lại băm nát thảy xuống sông. Một cách trả thù theo
tôi rất tiểu nhân không đáng mặt Thiên Tử, vì đây không phải là kẻ địch
như Gia Long đã làm với Quang Trung Nguyễn Huệ (Khi Gia Long tiêu
diệt được nhà Tây Sơn, ông cho đào mộ Nguyễn Huệ lên nghiền nát thi thể
bỏ vào súng thần công bắn bốn phía?) mà là một công thần .
Chỉ vì lòng ích kỷ, nhỏ nhen, thù vặt mà vua Minh
Mạng đã giết bao nhiêu người vô tội, già trẻ bé lớn trong thành đến 1.284
người đều bị giết sạch. Những người bị giết không chắc gì họ
là đồng đảng của Khôi mà có thể là những người dân bình thường chỉ muốn
yên thân sống, nhưng họ bị kẹt giữa hai làn đạn, kẹt trong tám cửa
thành không thể thoát ra. Lại còn những người cầm đầu bị xử lăng trì,
một lối xử chết tàn ác phát xuất từ Trung Hoa. Ngày xưa khi nghe vở
tuồng cổ "trảm Trịnh Ân", đoạn vợ của "Trịnh Ân" là nữ tướng "Đào
tam Xuân" mang quân về hỏi tội Hoàng huynh "Triệu Khuôn Dẫn" sao nghe
lời sàm tấu của quý phi Hàn Tố Mai ra chiếu chỉ giết chồng mình là
Trịnh Ân . Đào tam Xuân sau đó bắt Hàn Tố Mai xử lăng trì. Mẹ tôi giải
thích xử lăng trì đại khái là bắt tội nhân trói vào cột, lóc từng
mảnh thịt cho đến chết. Trong những người bị xử lăng trì có cả Lê văn
Cù là một đứa trẻ mới 8 tuổi con của Lê văn Khôi.
Trước năm 1975, tại Bà Chiểu thuộc tỉnh Gia Định giáp
ranh SàiGòn (nay thuộc SàiGòn) Lăng Ông Bà Chiểu hay còn gọi là
Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt rất linh thiêng. Mỗi ngày đều có hằng trăm
người đến dâng hoa, cúng bái, câu xin tài lộc. Ăn theo đó là một dãy
thấy bói toán, tướng số trải chiếu ngồi la liệt chờ khách từ cổng Lăng
vào đến bên trong. Thời gian đó tôi cũng vài lần đến nhờ họ xem thử vận
mang, vài quẻ cho các kỳ thi cuối năm thời học sinh, sinh viên (Hic).
Lịch sử luôn là một sự tái diễn, nhưng là sự tái diễn
theo hình xoáy trôn ốc đi lên ,lớp sau cũng giống như lớp trước nhưng
diễn tiến nhiều hơn, tinh vi hơn, sâu hiểm hơn. Nghiên cứu lịch sử
là nghiên cứu các mặt của chính trị, một vấn đề rất tế nhị, và tất cả
những suy luận, diễn luận đều là tương đối.
HUY THANH