30/8/13

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ:

I- BỨC THƯ THỨ NHẤT:

NHÀ VĂN, NHÀ BIÊN KỊCH SÂN KHẤU
NGUYỄN QUANG VINH GỞI ĐÀM VĨNH HƯNG

Đôi lời muốn nói với Mr Đàm

Có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.

>>Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thừng chê Mr Đàm, Hà Hồ
>> Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sẵn sàng xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng

Tối nay rảnh, có mấy điều muốn nói với Đàm Vĩnh Hưng. Rảnh thật, chứ nếu bận thì anh không ngứa mồm. Sau trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Hưng "mần" lại bằng tâm thư. Em "mần" tâm thư thì anh "mần" mấy dòng lung tung, lang tang thế này thôi:
Một là với đám đông, đôi khi có ai đó cởi truồng rồi vừa múa vừa hát "xòn xòn xòn đô xòn, xòn xòn xòn đô rê", có thể hút cả nghìn người coi, thậm chí có người còn nhảy dựng lên, múa theo, hát theo, ngây ngất ấy chứ, nhỉ, em nhỉ?
Hai là em có giọng hát và đã tạo ra được khán giả của riêng em. Và nhiều đơn vị tổ chức ca nhạc, bầu sô kiếm được bộn tiền nhờ vào em và một số người hát như em (anh cố tình dùng chữ 'người hát'). Điều đó không phủ nhận. Và em là một người hát nổi tiếng, nổi tiếng đến độ, nếu em có facebook, chẳng cần nhọc công nghĩ ra câu chữ, văn chương, vấn đề, em chỉ cần đưa cái bàn chân em lên, cái bàn chân vừa xỏ vào đôi giày hiệu cỡ 5.000 USD chẳng hạn rồi viết mấy chữ: "Hưng có giày mới nè", thì chí ít cũng vài ba chục nghìn link, nhỉ, Hưng nhỉ. Bọn anh, viết vỡ mặt, tìm kiếm thông tin, những mong mang đến bạn đọc những cảm nhận, suy nghĩ, bình luận nghiêm túc, cao lắm chỉ được mấy trăm link. Em nổi tiếng quá gì nữa, nhỉ, Hưng nhỉ.
Ba là có ai đó viết sau khi em gửi tâm thư rằng: tài năng và nổi tiếng là khác nhau, chắc em đã đọc, và người ta nói em nổi tiếng chứ không tài năng, nghĩa là em là người hát chứ không hẳn là ca sĩ - ca sĩ ở đây là chữ dùng trang trọng, đúng đắn và chính xác, chữ dùng cho nghề, chữ dùng cho nghệ thuật. Một vài tờ báo (be bé) gọi em bằng danh xưng: "Ông hoàng nhạc Việt" và em có vẻ khoái, khoái là khác mà đúng là khác em ạ, đôi khi hai chữ danh xưng "Ông hoàng" vào trường hợp em lại xúc phạm đến một thế hệ ca sĩ lớn - lớn và tài năng của nước Nam mình đấy.
Bốn là nếu sau lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, dù ở mức độ nào, với tư cách là lớp sau, là người đã thu băng và biểu diễn nhiều bài của bác, em có lên báo thì em phải tỏ lòng biết ơn những nhận xét ấy, có thể nó không đúng hết nhưng nó trúng đó em ạ, chứ em chẳng cần gì phải khoe giải - ui giời giải nước mình thì hơn cả bọn anh, em biết rồi - em lại khoe về tài, khoe về cả sự cầu cạnh của bác khi mời em hát... nó khôi hài, nó hỗn, nó kém về ứng xử. Nếu em cám ơn những nhận xét của những người có nghề nghiệp, và tiếp tục trau dồi nghề nghiệp, tiếp tục học, tiếp tục rèn giũa nghề, thì uy tín em với khán giả sẽ lên, nhưng bây giờ em đã đánh mất cơ hội đó rồi... Tiếc nhỉ, Hưng nhỉ? 
Năm là em cứ hát cho lớp khán giả hâm mộ em, chẳng sao cả, nhưng lại như có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.Vừa rồi, dư luận hơi ồn ào, rồi qua tâm thư của em, bác Nguyễn Ánh 9 có gửi lời xin lỗi mọi người, xin lỗi em... nhưng nếu em từng trải, em hiểu rằng, đó là lời xin lỗi của một người đàng hoàng, đối với lớp cháu con rằng, bác không chấp. Thế đó em nhé. Cái từ xin lỗi của bác nghe nó đau và cay đấy.
Chúc em khỏe. Chúc em cố gắng để một ngày nào đó, anh gọi em là ca sĩ. Đừng viết tâm thư gửi anh nữa nhé, nói như tiếng Hà Tĩnh là "đọc nó nhọc" (mệt), nên anh nỏ (không) đọc... Đôi khi anh chỉ ước mình góp chút tí ti hương sắc cho cuộc sống như vẻ đẹp khiêm nhường của hoa khoai lang thế này mà đã thấy khó, Hưng ạ.

Vài nét về tác giả:
Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1959 ở Quảng Bình, là nhà văn, nhà biên kịch (điện ảnh, truyền hình, sân khấu), đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật .

 BÌNH LUẬN  ENTRY :

Bức thư viết một cách nhẹ nhàng nhưng ngẫm ra quá nhiều đau xót .Từng nét chữ , tùng câu văn như những vết đao đâm như muôi xát vào lòng tôi mặc dù tôi không phải là người trong cuộc .Cám ơn anh Vinh qua bức thư nầy đã cho tôi nhận diện lại tầm băng hoại của một số người gọi là "ca sĩ thế hệ trẻ " một thế hệ lấy xác thịt làm nghệ thuật , lấy lừa lọc làm định hướng, lộng giả thành chân. Dĩ nhiên , tôi không vơ đũa cả nắm vì hiện nay may mắn thay còn một số ít người hát trẻ biết còn nghĩ đến tiền đồ nghệ thuật chân chính, Qua cách phô diễn , cách trình diễn , cách hát của họ mặc dù họ không nói ra , nhưng đó là những tuyên ngôn mà người hát và người nghe đều đồng cảm . "Hữu xạ tự nhiên hương " trong nghệ thuật là một điều tất yếu , người ta không thể gióng trống, khua chuông , hô khẩu hiệu , xức dầu thơm là nổi danh mà cái danh phải đến từ người nghe, từ khán giả ban cho .
Nghệ thuật tự nó định hướng trong lòng người nghe như một chân lý chứ không thể áp đặt , rao bán , phô trương , cái sơn phết hào nhoáng lòe loẹt bên ngoài chỉ làm cho nghệ thuật trở lại thời kỳ đồ đá mà thôi .

HUY THANH




  • II - BỨC THƯ THỨ HAI :


    CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ

    TRẦN QUANG HẢI GỞI CHO ĐỘC GIẢ



    -NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 LÀ NGƯỜI DÁM NÓI THẲNG



    TO - Là nhạc sĩ và là người hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, GS-TS Trần Quang Hải gửi cho Tuổi Trẻ một số ý kiến sau sự kiện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đưa ra nhận xét về một số ca sĩ. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong đêm nhạc ngày 24-8 tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc


    TIN BÀI LIÊN QUAN

    GS-TS Trần Quang Hải cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 "là người dám nói thẳng và chỉ ra những lỗi của các ca sĩ tự cho là ngôi sao hay diva".


    "Với tư cách là một dân tộc nhạc học gia (ethnomusicologist), tôi đã nghe rất nhiều các bài bản của những ca sĩ được báo chí " tôn vinh" một cách thiếu suy xét vì nhiều ca sĩ hiện nay đều "hét" chứ không còn "hát" nữa. Các nhạc phẩm vui hay buồn đều diễn tả một kiểu và lại bị phân tán bởi một toán vũ điệu phía sau ca sĩ vung tay, múa chân làm phân tán sự chú trọng vào lời ca. ặt khác, các ca sĩ hiện nay chỉ dồn vào y phục, càng hở hang càng tốt, chịu ảnh hưởng nhiều cách diễn xuất của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Những lời nhận xét thành thật của một nhạc sĩ có tài, sống lâu năm trong nghề như Nguyễn Ánh 9 là những lời cảnh cáo để làm thức tỉnh những ca sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm sống thật sự và có đủ trình độ văn hóa.


    Ca sĩ Mỹ Tâm là người biết tôn trọng vị trí của mình và có một lời nói của một người được giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn".


    Chỉ với thời gian mới đánh giá đúng mức tài nghệ của một ca sĩ "chuyên nghiệp". Có ca sĩ nào dám nhìn sự thật và tự kiểm thảo mình để biết rõ những ưu khuyết điểm để tự sửa đổi cho mình hay hơn, giỏi hơn, tốt đẹp hơn.Tôi đã sống trong nghề nhạc sĩ và làm văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, trình diễn trên 3.500 buổi ở 70 quốc gia trên thế giới mà lúc nào cũng thấy mình vẫn còn cần học hỏi rất nhiều ở những người thầy (lớn tuổi có, nhỏ tuổi cũng có). "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", ai cũng có thể làm thầy của mình và mình phải biết chấp nhận những lời phê bình chính đáng để vươn lên cao hơn nữa trong nghề nghiệp.


    Tôi rất phục anh Nguyễn Ánh 9 là người có đủ can đảm vạch những điểm yếu của các ca sĩ "nổi danh".


    GS-TS TRẦN QUANG HẢI (Paris, Pháp)




    BÌNH LUẬN ENTRY :


    Tôi cũng rất hoan nghênh GS TS Trần quang Hải đã viết một bài nhận định rất hay về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 .


    Ông là một nhạc sĩ có chân tài , nhiều bài nhạc của ông đã góp phần vào giá trị nền âm nhạc Việt Nam vượt thời gian và không gian cho đến bây giờ còn mãi trong lòng người mộ điệu .Là một nhạc sĩ , tôi cũng rất thông cảm với ông khi thấy tác phẩm của mình hay những tác phẩm nghệ thuật chân chính khác bị chà đạp bởi những giọng hát không ra gì .Họ hát như làm xiếc , muốn biến chế kiểu nào thì biến chế bởi trình độ hiểu về triết lý trong âm nhạc của họ còn hạn chế .Tác phẩm của một nhạc sĩ chân chính là cái tâm, là đứa con , người cha nào mà không đau xót khi đứa con của mình bị vùi dập bởi những kẻ không ra gì .


    Nghệ thuật bây giờ là một thứ vàng thau lẫn lộn mà chưa được chọn lựa hay sàng lọc ,chính vì vậy nên đã sản sinh ra những "người hát " tự cho mình là sao nầy sao nọ trong lúc họ chỉ là một thứ thau không hơn không kém. Bằng mọi thủ đoạn , họ cố tô vẽ tên tuổi mình và sống trong ảo tưởng có nhiều fan ái mộ rồi coi mình là trung tâm , coi thường người khác. Cái bệnh "sao" cố hữu đó len lỏi vào tận ngõ ngách chẳng những trong nghệ thuật ca hát mà còn trong các ngành thể thao như bóng đá, quần vợt ...


    Tôi đã từng xem một chương trình ca nhạc tưởng nhớ Phạm Duy, Trinh Công Sơn, Văn Cao , nói chung là những bài hát trữ tình tiền chiến hay tình khúc vượt thời gian nhưng những người hát , hát như trả bài, hát và hét kiểu ngẫu hứng như nhạc rap , nhạc pop đến nỗi một người bạn nhạc sĩ của tôi ở nước ngoài về nói " họ hát kiểu nầy là mang chôn Văn Cao , Phạm Duy, Trinh công Sơn một lần nữa chứ tưởng nhớ gì " .Cũng không quy trách gì cho một số người hát trẻ bây giờ họ chưa có ý thức thế nào là nghệ thuật , những tư duy trong âm thanh , nói chung họ không hiểu âm nhạc là khoa học, là triết học , bởi trình độ văn hóa họ thấp nên chỉ hiểu ca hát như là một phương tiện kiếm tiền , một phương tiện để tạo tên tuổi , giải trí thế thôi. Khi họ hát , ngoài cái họ "hét" sau lưng họ còn những nhóm múa phụ họa chẳng giống ai , động tác múa không ăn nhập gì đến nội dung bài hát , mục đích để khán giả xem múa mà quên đi tiếng hát non kém của "ca sĩ" đang cố "gào" như hát như karaoke trên sân khấu . Nghĩa là mạnh ai nấy hát và nấy múa trên sân khấu .Ở đây tôi muốn bàn thêm một khía cạnh khác , đó là những phương tiện truyền thông , hầu như là họ đã bỏ ngỏ cho nền nghệ thuật càng ngày càng xa rời đạo đúc ,xa rời chân lý của nghệ thuật chân chính mà để cho " người hát " muốn hát thế nào thì hát , (miễn là không phản động ) thì cũng đều phát hình hằng đêm cho đủ thời gian phát sóng .Bởi nhiều khi "người hát" không lãnh thù lao , "cát sê" hay lấy "giá rẻ" , mà chỉ mượn phương tiện truyền thông để quảng cáo tên tuổi mình . Đây là một khe hở để những con ếch nắm bắt cơ hội mang ảo vọng làm con bò chen vào .Những người hát hò chẳng ra gì vội vỗ ngực xưng tên là "sao" , theo sau họ là một nhóm "bồi bút" của những tờ báo lá cải được thuê mướn viết bài ca tụng họ. Đừng nghĩ rằng khán thính giả ngày nay kém hiểu biết như họ mà múa gậy vườn hoang là một sự sai lầm lớn , khán giả ngày nay họ có đủ trình độ , tri thức về âm nhạc, kiến thức về văn hóa ,để nhận xét một ca sĩ chân chính về tài năng , tác phong , và đạo đức .


    Thiết nghĩ ngành truyền thông cần có những người hiểu am sâu về lý luận nghệ thuật ca hát ( mà cả những lĩnh vực khác nữa như lý luân về cải lương, kịch nói , phim ảnh ) để mạnh tay cắt bớt những hình ảnh đi ngược lại giá trị của nghệ thuật chân chính không cho phát sóng.Bởi chức năng của ngành truyền thông là hướng dẫn quần chúng theo mình chứ mình không theo thị hiếu quần chúng được. Nghệ thuật có tiến bộ hay không phần lớn cũng do trách nhiệm của ngành truyền thông , thiết nghĩ ngành truyền thông cần phải xem xét lại nhửng chương trình phát sóng để bỏ bớt những chương trình vô bổ, nhãm nhí những sân chơi may rủi như cờ bạc hiện nay .


    HUY THANH