THAM LUẬN
THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC
DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC, THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC
GIỮ NƯỚC, MỞ RỘNG BỜ CÕI CỦA TỔ TIÊN TA
HUY THANH
ĐỀN THỜ VUA HÙNG
A- NGUỒN GỐC VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ DÂN TỘC VIỆT NAM
1 -NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM:
CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN, là câu tục ngữ mà người Việt Nam nào cũng biết, nó nhắc nhở chúng ta dù đi bất cứ nơi đâu, ở bất cứ địa vị nào trong xã hội cũng đều phải nhớ gốc rễ, nguồn cội của mình. Gốc rễ con người gồm có chủng tộc, đất đai, gia tộc, ba điều căn bản đó đã hình thành nên: dân tộc, đất nước, gia đình dòng họ.
Có khi nào bạn ngồi ở một quán cà phê, trong những
giây phút hiếm hoi rảnh rỗi sau những giờ phút bon chen với cuộc sống,
Bạn tự hỏi: " Ta là ai? từ đâu tới? tại sao ta ngồi trên mảnh đất
nầy? " Câu trả lời dĩ nhiên là " Bạn là người Việt Nam, mảnh đất nầy
là tổ quốc Việt Nam ". Hy vọng rằng bài viết nầy sẽ giải đáp một phần
nào chi tiết về những câu hỏi mà bạn còn vương vấn trong đầu.
Về nguồn gốc, dân tộc Việt Nam theo các nhà sử
học, nhân chủng học, khảo cổ học thì có ba giả thuyết:
1-Giả thuyết thứ nhất: Theo một số nhà nghiên cứu sử học Pháp thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam thuộc dòng dõi người Tây Tạng bên Trung Hoa. Về sau họ bị người Hán đánh đuổi mới chạy xuống vùng trung châu Bắc Việt sinh sống, lập nghiệp. Dần dần họ tiến về phía Nam vừa khai khẩn , vừa xâm lăng các nước nhỏ khác để mở rộng bờ cõi.
2-Giả thuyết thứ hai : Theo một số nhà khảo cổ, nhân chủng học gười Pháp vùng Đông Nam Á thì nguồn gốc dân tộc Viết thuộc giống người Indonésien ở Ấn Độ, họ bị chủng tộc Aryan đánh đuổi chạy xuống vùng Trung Ấn, hoà hợp với chủng tộc Malaysien hình thành nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
3-Gỉa thuyết thứ ba: Giả thuyết nầy được rất nhiều sử gia ủng hộ là nguồn gốc dân tộc Việt Nam thuộc dòng dõi Bách Việt ( gồm trên dưới gần trăm bộ tộc ) trước đây chiếm đóng vùng hạ lưu sông Dương Tử ( Trung Hoa ). Họ gồm một số bộ tộc lớn như: Điền Việt ở Vân Nam, Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Quảng Tây. Sau nầy hầu hết các bộ tộc đều bị người Hoa Hạ, (người Trung Hoa ) xâm chiếm, sát nhập, họ bị đồng hoá dần dần nên trở thành người Trung Hoa chính thống.
1-Giả thuyết thứ nhất: Theo một số nhà nghiên cứu sử học Pháp thì nguồn gốc dân tộc Việt Nam thuộc dòng dõi người Tây Tạng bên Trung Hoa. Về sau họ bị người Hán đánh đuổi mới chạy xuống vùng trung châu Bắc Việt sinh sống, lập nghiệp. Dần dần họ tiến về phía Nam vừa khai khẩn , vừa xâm lăng các nước nhỏ khác để mở rộng bờ cõi.
2-Giả thuyết thứ hai : Theo một số nhà khảo cổ, nhân chủng học gười Pháp vùng Đông Nam Á thì nguồn gốc dân tộc Viết thuộc giống người Indonésien ở Ấn Độ, họ bị chủng tộc Aryan đánh đuổi chạy xuống vùng Trung Ấn, hoà hợp với chủng tộc Malaysien hình thành nguồn gốc dân tộc Việt Nam.
3-Gỉa thuyết thứ ba: Giả thuyết nầy được rất nhiều sử gia ủng hộ là nguồn gốc dân tộc Việt Nam thuộc dòng dõi Bách Việt ( gồm trên dưới gần trăm bộ tộc ) trước đây chiếm đóng vùng hạ lưu sông Dương Tử ( Trung Hoa ). Họ gồm một số bộ tộc lớn như: Điền Việt ở Vân Nam, Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Quảng Tây. Sau nầy hầu hết các bộ tộc đều bị người Hoa Hạ, (người Trung Hoa ) xâm chiếm, sát nhập, họ bị đồng hoá dần dần nên trở thành người Trung Hoa chính thống.
Chỉ có bộ tộc Lạc Việt là vẫn kiên cường chống trả,
không đầu phục. Họ rút lui dần về phiá Nam dựng nước, giữ nước, lập
chánh quyền riêng biệt. Họ vừa khai khẩn đất hoang, vừa chiếm đất của
một số nước nhỏ ở phía Nam, vừa đánh trả các cuộc xâm lặng của Trung
Hoa phía Bắc
Bộ tộc Lạc Viết đó chính là dân tộc Việt Nam ngày nay. Khi bộ tộc Lạc Việt rút lui về phiá Nam ,một mặt họ phải chống đỡ với Trung Hoa về phía Bắc đang muốn đuổi cùng diệt tận thằng "ngoan cố" cuối cùng của Bách Việt. Một mặt họ phải khai hoang, chiếm đất tiến về phía Nam trên tinh thần đấu tranh kiên cường để có đất sống. Họ được hun đúc trong những điều kiện tranh sống ngặt nghèo với thiên nhiên, với con người nên tinh thần hy sinh, sức chiến đấu của họ rất dũng cảm, bền bỉ. Thời đó dân tộc Việt chỉ chiếm một vùng đất nhỏ ở vùng Bắc Bộ những nơi khác là của những bộ tộc thiểu số chiếm đóng từ trước như Mường, Tày, Thái, Mèo, Dao. Dọc theo dãy Trường Sơn là vùng đất của người Cổ Mã Lai tổ tiên của người Chiêm Thành. Dưới hết là đất của Chân Lạp ( Campuchia ), họ nói tiếng Duôn - Khmer
2 -TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN:
Bộ tộc Lạc Viết đó chính là dân tộc Việt Nam ngày nay. Khi bộ tộc Lạc Việt rút lui về phiá Nam ,một mặt họ phải chống đỡ với Trung Hoa về phía Bắc đang muốn đuổi cùng diệt tận thằng "ngoan cố" cuối cùng của Bách Việt. Một mặt họ phải khai hoang, chiếm đất tiến về phía Nam trên tinh thần đấu tranh kiên cường để có đất sống. Họ được hun đúc trong những điều kiện tranh sống ngặt nghèo với thiên nhiên, với con người nên tinh thần hy sinh, sức chiến đấu của họ rất dũng cảm, bền bỉ. Thời đó dân tộc Việt chỉ chiếm một vùng đất nhỏ ở vùng Bắc Bộ những nơi khác là của những bộ tộc thiểu số chiếm đóng từ trước như Mường, Tày, Thái, Mèo, Dao. Dọc theo dãy Trường Sơn là vùng đất của người Cổ Mã Lai tổ tiên của người Chiêm Thành. Dưới hết là đất của Chân Lạp ( Campuchia ), họ nói tiếng Duôn - Khmer
2 -TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN:
Theo truyền thuyết, khi dân Lạc Việt còn ở vùng trung
châu Bắc Việt họ đã thành lập nước đặt tên là Xích Quỷ khoảng hai ngàn
năm trước công nguyên. Đời vua đầu tiên là họ Hồng Bàng do Kinh Dương
Vương cai trị Vua Kinh Dương Vương sau lấy bà Long Nữ con gái Thần
Long vua Hồ Động Đình sinh ra Sùng Lãm. Sùng Lãm sau nối ngôi cha lấy
hiệu là Lạc long Quân đặt tên nước là Văn Lang, (niên hiệu đời vua
Hùng Vương thứ nhất ) đóng đô tại Phong Châu ( Phú Thọ bây giờ ). Lạc long Quân lấy bà Âu Cơ ( Con gái Đế Lai ) sinh ra một trăm trứng,
nở ra năm mươi con trai, năm mươi con gái.
Nhận thấy đất nước còn quá nhiều nơi bỏ hoang nên một
hôm Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ hai người cùng chia đôi con ra. Năm
mươi người con trai theo Lạc Long Quân lên miền núi cao, rừng sâu khai
phá, còn năm mươi người con gái theo bà Âu Cơ xuống đồng bằng, vùng biển
lập nghiệp ( Sùng Lãm tức Lạc Long Quân là con của bà Long Nữ, cháu
ngoại của Thần Long vua Hồ Động Đình nên ông được coi là giống Rồng ,
còn bà Âu Cơ con của Đế Lai là một vị tiên nên được coi là giống Tiên
). Dần dần, một trăm người con đó sinh sôi nẩy nở hết thế hệ nầy đến
thế hệ khác thành dân tộc Việt Nam như ngày nay. Do vậy ta thấy vua Hùng Vương đời thứ nhất là người dựng thành nước Văn Lang tức nước Việt Nam ngày nay, và dân tộc Việt Nam có truyền thuyết là con Rồng cháu Tiên. Chính vì vậy nên lịch sử ta xem đời vua Hùng Vương là đời vua dựng nước lần đầu tiên lập quốc cho đến ngày hôm nay.
3- CUỘC TRƯỜNG CHINH NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM:
3- CUỘC TRƯỜNG CHINH NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM:
Cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam ta trải qua nhiều
thời kỳ, nhiều giai đọan, nhiều mốc thời gian. Những mốc thời gian
chậm hay nhanh tuỳ theo những hoàn cảnh cụ thể của địa thế, con người,
hoàn cảnh trên bước đường viễn chinh mà tổ tiên ta tuỳ cơ ứng phó hết
sức linh hoạt. Ta thử lược khảo một vài mốc thời gian quan trọng trong
cuộc Nam Tiến đó:
Năm 939, đất nước ta chỉ vỏn vẹn ở ven vùng Thanh
Hoá, nước tuy nhỏ nhưng giặc phương Bắc vẫn truy cùng diệt tận Lạc
Việt nên luôn mang quân xâm chiếm. Ngô Quyền với trận thuỷ chiến lần
thứ nhất đã đánh tan quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng, giữ vững nền độc
lập cho nước nhà ( trận thủy chiến Bạch Đằng lần thứ hai là của Trần
Hưng Đạo dẹp tan quân Nguyện với lời thề Sát Đát ). Sau đó các
triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần thay nhau chống giặc phương Bắc, mở mang
bờ cõi về phía Nam.
Sau đó tổ tiên ta mở mang bờ cõi đến vùng Quảng Bình, Quảng Trị (năm 1069 ), vùng
Thừa Thiên (1307) trong việc gả Công Chúa Huyền Trân ), chiếm vùng Thuận Hoá ( 1425 ),
vùng Quy Nhơn ( 1471 ) vùng Phú Yên ( 1611 ) vùng Nha Trang (1653 ) tiến đến đất Cao Miên tức Chân Lạp sau khi thôn tính nước Chiêm Thành ( Còn gọi là Chàm hay Chăm ). Thế lực quân dân ta rất dũng mãnh nên Vua Chân Lạp ( Cao Miên hay Campuchia ) phải xin thần phục nước ta vào năm 1658,
công nhận chủ quyền lãnh thổ Việt Nam (lúc đó triều đình nước ta đặt kinh đô
tại Huế ).
Năm 1680, bên Trung Hoa, nhà Minh bị Mãn Thanh lật đổ (lập nhà Thanh) một số tướng sĩ, quan lại nhà Minh không đầu phục Mãn Thanh chạy sang Việt Nam nhờ Chúa Nguyễn giúp đỡ. Chuá Nguyễn cho họ vùng đất Đồng Nai để khai phá, khẩn hoang, cày cấy, trồng cây, gieo lúa làm lương thực.
Năm 1680, bên Trung Hoa, nhà Minh bị Mãn Thanh lật đổ (lập nhà Thanh) một số tướng sĩ, quan lại nhà Minh không đầu phục Mãn Thanh chạy sang Việt Nam nhờ Chúa Nguyễn giúp đỡ. Chuá Nguyễn cho họ vùng đất Đồng Nai để khai phá, khẩn hoang, cày cấy, trồng cây, gieo lúa làm lương thực.
Nhà Nguyễn tiếp tục mở mang thêm bờ cõi về phía Nam
vùng Phan Thiết ( 1693 ) vùng Biên Hoà, Gia Định Sài Gòn ( năm 1698 ),
vùng Hà Tiên ( 1708 ) do Mạc Cửu dâng cho Chuá Nguyễn và được nhà vua
phong chức Tổng Binh ). Sau khi Mạc Cửu mất, con là Mạc Thiên Tứ lên
thay không có con nối dõi nên xin sát nhập vùng Hà Tiên vào Việt Nam.
Sau khi chiếm được Chiêm Thành, Chúa Nguyễn bắt đầu
lấn chiếm Chân Lạp ( Campuchia ) Người Chân Lạp vốn khiếp sợ triều đình
Việt Nam nên khi dân tộc ta tiến chiếm tới đâu thì họ rút lui nhường
đất đến đó. Hơn nữa thời đó đất của Chân Lạp rộng, người thưa, rừng
hoang thú dữ tràn đầy nên họ không muốn tranh giành với dân Việt làm chi.
Vì mở mang đất đai nhiều quá mà nhân số dân Việt
Nam, chưa phát triển đông nên thiếu nhân sự lao đông khai khẩn đất hoang,
Triều đình nhà Nguyễn hết sức bối rối về việc nầy.
Năm 1680, bên Trung Hoa , Mãn Châu lật đổ nhà Minh lập nhà Thanh thi một số tướng sĩ, quan viên trung thành với nhà Minh chạy sang nước ta nhờ che chở, giúp đỡ như Huỳnh Tấn, Dương Ngạn Địch . Họ vẫn để tóc dài búi lên như nhà Minh chứ không cạo đầu phía trước để tóc dài thắt bính kiểu đuôi sam như nhà Thanh ( Mãn Châu ). Lực lương của họ xin đầu phục Việt Nam là khoảng bốn ngàn quân, cùng bảy mươi chiến thuyền. Chúa Hiền Vương rất mừng vì đây là một lực lượng lao đọng mà nhà vua đang cần nên lập tức khỏan đãi họ và cho họ vùng đất Đồng Nai để khai phá đất hoang, trồng ruộng, rẫy sinh sống. Lúc nầy vùng đất Đồng Nai đang còn là của người Cao Miên ( Chân Lạp ) nhưng vì là vùng bỏ hoang nên vua Chân Lạp cũng không cần để ý tới.
Năm 1680, bên Trung Hoa , Mãn Châu lật đổ nhà Minh lập nhà Thanh thi một số tướng sĩ, quan viên trung thành với nhà Minh chạy sang nước ta nhờ che chở, giúp đỡ như Huỳnh Tấn, Dương Ngạn Địch . Họ vẫn để tóc dài búi lên như nhà Minh chứ không cạo đầu phía trước để tóc dài thắt bính kiểu đuôi sam như nhà Thanh ( Mãn Châu ). Lực lương của họ xin đầu phục Việt Nam là khoảng bốn ngàn quân, cùng bảy mươi chiến thuyền. Chúa Hiền Vương rất mừng vì đây là một lực lượng lao đọng mà nhà vua đang cần nên lập tức khỏan đãi họ và cho họ vùng đất Đồng Nai để khai phá đất hoang, trồng ruộng, rẫy sinh sống. Lúc nầy vùng đất Đồng Nai đang còn là của người Cao Miên ( Chân Lạp ) nhưng vì là vùng bỏ hoang nên vua Chân Lạp cũng không cần để ý tới.
Được sự đồng ý của Chúa Nguyễn, Huỳnh Tấn mang quân chiếm vùng Biên Hoà, Dương ngạn Địch mang quân chiếm vùng Mỹ Tho, người Campuchia rút lui dần về phia tây. Về sau hai tướng Tầu nầy đánh nhau vì bất đồng chánh kiến Huỳnh Tấn giết Dương ngạn Địch, Chúa Ngãi ( nối ngôi Chúa Hiền ) mang quân đánh và diệt được Hùynh Tấn. Đây là sự khôn ngoan của các Chúa Nguyễn vì nhờ tay giặc khai khẩn đất hoang, sau đó để cho họ tự tiêu diệt lẫn nhau để thu giang sơn về một mối.
Năm 1658, nội bộ Chân Lạp lủng củng do chú cháu tranh
giành ngôi vua, họ sang cầu cứu nước ta, Chuá Hiền cho quân sang đánh
bắt vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân về giam nhưng sau đó lại thả ra và
bắt phải triều cống mỗi năm. Năm 1674 ,hoàng tộc Chân Lạp laị tranh gìành ngôi vua, Nặc Ông Đài chạy qua Xiêm ( Thái Lan ) cầu cứu, Nặc Ông Độn chạy
sang nước ta cầu viện .Chúa Hiền cho hai đạo quân tiến qua Chân Lạp đánh
tan quân Xiêm, phá thành Sài Gòn ( Sài gòn lúc đó là đất của Chân Lạp
), bao vây kinh đô Nam Vang. Nặc Ông Đài thua chạy vào rừng rồi chết,
Nặc Ông Thu ra đầu hàng được Chúa Hiền cho làm vua, còn
Nặc Ông Độn được làm Vương đóng ở Sài Gòn.
Năm 1753, vua Chân Lạp không triều cống mà còn lấn
hiếp người Việt, nhà vua sai Nguyễn Cư Trinh mang quân đánh dẹp , dần
dần thu phục các vùng Bà Rịa , Biên Hoà, Sàigòn, Gia Định ,Mỹ Tho , Vĩnh
Long .Về phía biển , Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên. , Phú Quốc năm 1714
.sau đó Mạc Thiên Tứ ( con Mạc Cửu ) khai phá thêm các vùng Long Xuyên,
Rạch Giá, Cần Thơ, Bạc Liêu. Về các tướng Việt có công giúp các Chuá
Nguyễn mở mang bờ cõi về phía Nam là Nguyễn cư Trinh, Trịnh hoài Đức,
Lê quang Định, Ngô nhơn Tịnh (hiện nay tại Sài Gòn đều có tên đường
các vị nầy).
4-- KẾT LUẬN:Có thể nói cuộc trường chinh mở rộng bờ cõi về phía Nam của dân tộc ta nếu tính từ năm 939 là năm Ngô Quyền dựng nền độc lập lâu dài cho đất nước đến năm 1780 là 841 năm .Cuộc Nam tiến của dân tộc ta đã hoàn thành, một dãy non sông gấm vóc hình chữ S kéo dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau nằm dọc theo ven biển Thái Bình Dương là thành quả lớn lao của biết bao nhiêu sự hy sinh của tiền nhân, của những anh hùng dân tộc đã đổ máu xương, công sức xây đắp vun bồi.
Những vùng biển, vùng hải đảo giầu tiềm năng khoáng sản, hải sản dọc ven biển Thái Bình Dương trù phú, trên đất liền, những cánh đồng phì nhiêu bạt ngàn trồng được đủ loại cây lương thực, thực phẩm xanh tốt quanh năm. Những khu rừng nhiều gỗ quý, lâm sản cũng đã cung cấp cho nhân dân ta nhiều sản phẩm tiêu dùng, nhiều lương thực, thịt cầm thú dư thừa. Những vùng núi dọc dãy Trường Sơn nối vùng cao nguyên bạt ngàn cho dân ta biết bao khoáng sản, thắng cảnh tuyệt vời hấp dẫn du khách bốn phương về hội tụ.
Hun đúc bằng tinh thần tự lực tự cường, bền chí gan
góc, dũng cảm hy sinh trong suốt quá trình khai sơn phá thạch mở mang bờ
cõi về phía Nam, dân tộc ta đã anh dũng chống trả giặc xâm lăng phương
Bắc một cách ngoan cường. Các triều đại Trung Hoa như đời nhà Hán,
nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh, không nhà nào là không nếm sự
thất bại thảm hại khi mang quân xâm lấn Việt Nam.
Nếu không có chiến tranh, chia cắt đất nước, chắc chắn nước Việt Nam ta đã vươn mình như con Rồng Châu Á dũng mãnh, làm gương sáng cho những nước chậm phát triển vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 19/ 04/ 2013
Tài liệu tham khảo: Souvenirs historiques BẢN TIẾNG PHÁP ( Trương Vinh Ký)
Nếu không có chiến tranh, chia cắt đất nước, chắc chắn nước Việt Nam ta đã vươn mình như con Rồng Châu Á dũng mãnh, làm gương sáng cho những nước chậm phát triển vùng Đông Nam Á Thái Bình Dương.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 19/ 04/ 2013
Tài liệu tham khảo: Souvenirs historiques BẢN TIẾNG PHÁP ( Trương Vinh Ký)
Việt Nam Sử Lược ( Bùi Kỷ-Trần trọng Kim )
Histoire moderme du pays d'Annam ( Maybon )