Viết về Trịnh Công Sơn: bóng đã mất hình
HUY THANH
1- BỨC THƯ GỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊA CHỈ:
Bây
giờ thì tôi thực sự một lần nữa cám ơn anh. Người ta thường ít khi nói
lời cám ơn đến hai lần cho cùng một ân huệ nhận từ một người khác
,nhưng tôi thì không ,lời cám ơn đầu tiên của tôi với anh hơn mười năm
trước, và hơn mười năm sau, bây giờ vẫn vậy, tôi vẫn lập lại lời cám
anh với một lời lẽ chân tình.
Mới đó mà đã hơn
mười năm anh về với cát bụi, thời gian vẫn nối tiếp lạnh lùng trong cái
lo toan của đời sống tưởng chừng như quay quắt trong tôi như một con
rối trước thời cuộc..
Hôm nay tôi nghe lại những
bài nhạc của anh để tìm những khẩu vị cho tâm hồn mình, để viết lại
những xúc cảm gởi đến người đọc, dù đó chỉ là còn là những dư âm mà có
thể người ta không muốn nhớ nhưng tôi thì không thể nào quên. Cuộc sống
muôn mặt của nó như chiếc mặt nạ khoác vào chúng ta thành những diễn
viên bất đắc dĩ, tham dự vào vở kịch đời sống rất tình cờ mà muốn tồn
vong thì không thể để mình thành những diễn viên tồi.
Con người sống vong thân như một định luật, mà trong đó sự dối trá như một lời quảng cáo chào hàng một cách rẻ tiền.
Tôi
cám ơn anh vì nhạc anh đã cho tôi thấy lại chính mình, thấy thân phận
và tình yêu của mình, tìm lại mình trong những niềm đau ký ức, sự băng
hoại của tâm hồn chừng như quên lãng,vất vưởng như hồn ma ở một góc nhỏ
nào đó để chờ giờ hoá thân.
Những bài nhạc nói
về chiến tranh của anh như một lời tuyên chiến, một lời than thân trách
phận của loài dân nhược tiểu , một lời thở than của loài côn trùng.
Người ta đã cố tròng lên cổ anh chiếc xiềng tội ác và phản bội, họ
không thấy hay không muốn thấy những sự thật nghiệt ngã, họ không coi
anh là chứng nhân mà là một tội nhân, Đành vậy thôi, vì cuộc đời, nghệ
thuật đã ném anh ra đấu trường với tinh thần của một dũng sĩ giác đấu,
đã ban cho anh thanh gươm nhưng không cho tấm lá chắn, đã giao anh cây
trường mâu nhưng không cho cái thuẩn để tự vệ. Anh đã vào cuộc như một
Spartacus để mong biến đổi số phận mình, bạn bè nhưng số phận thì không
thay đổi, anh đã vác cây thập tự giá chạy loanh quanh để tìm một ngọn
đồi làm nơi ẩn thân ,yên nghỉ cho riêng mình
Nhưng
anh lại chới với giữa hai dòng nước, bì bõm "tiến thoái lưỡng nan",
nỗi thao thức tuyệt vọng, bập bềnh trên ly rượu cạn cùng quê hương những
đêm dài thao thức vì ưu thời mẫn thế. Nốt đàn anh còn lại những giọt
cuối cùng, anh đành vắt nốt, đó không phải là tiếng sáo Trương Lương,
cũng không phải là ngọn bạch lạp để Ngũ Tử Tư thức trắng đêm dài lo cho
vận nước, rồi hôm sau thức dậy thấy mình bạc tóc.
Những
bức tranh mà anh phác họa về chân dung cuộc chiến trong từng lời hát
như nhỏ giọt vào tim tôi, nẩy mầm, mọc lên những trái đắng vô danh, tủi
hờn .Ít nhiều anh đã bị sống vong thân, sự đạt thân chỉ còn là chỗ ẩn
núp của một con chim nép mình vào lau sậy để tránh qua cơn bão rớt tình
cờ. Con chim dám đứng trên lau sậy trong cơn mưa bão vì nó tin rằng nó
còn đôi cánh, còn bạn bè, còn những người hiểu anh, còn tôi và anh đã
làm như vậy, nếu là tôi, tôi cũng làm như vậy. Một lần nữa cám ơn anh .
Còn
nhớ năm nào đó khi tôi đang ở Paris, Từ Huy gọi điện thoại từ Việt Nam
báo anh cùng anh Trịnh công Sơn lập nhóm nhạc sĩ " Những Người Bạn " (trong đó có Nguyễn ngọc Thiện, Nguyễn văn Hiên v..v. là những người bạn
đã cùng tôi từng sinh hoạt trong Vụ Văn Hóa Quần Chúng tại số 7 Phan Kế
Bính) Huy mời tôi gia nhập nhưng lúc đó hoàn cảnh tôi ở nước ngoài
còn nhiều khó khăn nên tôi đã không trả lời Từ Huy cho đến khi anh mất.
Những
bài Tình ca của anh thì gợi cho tôi một ý nghĩ khác, nó như là một
huyền thoại nhăn nhúm của đời người. Tình yêu là cái gì nếu không là
nỗi vui mừng và sự đau khổ khi mà con người đã khổ hạnh đi tìm nó, đó là
những chuyến hành hương vô định, lưu lạc trong một cuộc đời hạn định.
Nhạc
tình anh là những tuyệt vọng, phải nói là như vậy, mà ít ra một lần
anh cũng khẳng định như vậy. Những Diễm Xưa,, Mưa Hồng, Gọi tên bốn
Muà, Hạ Trắng là những bài hát hoài niệm, thời gian đau khổ viết về
những người con gái tên Bích Diễm, tên Bích Khê, tên Dao Ánh, tên Hoàng
Anh nào đó, nhưng với những người nghe tình khúc của anh, thì những người
con gái đó đã hoá thân thật gần với những người yêu thương của họ,
chung quanh họ, và cả quanh tôi.
Ở
đây, những bài hát nầy không có cái tôi của Trịnh mà là cái tôi của
cộng đồng, của chúng ta, nó không phải là "Je " mà là "Nous" ,của những
hồn thơ ngát hương từ những đoá hoa hồng không tên cất lên từ thời cổ
đại. Người nghệ sỉ nào cũng có đôi chút lãng man khi mà tâm hồn mình đã
dàn trãi ra từ nghệ thuật, sự bao dung ,lòng thương yêu bao la không
muốn làm ai đau khổ khi mình chấp nhận là tội đồ của khổ đau thay cho
họ. Không thể trách anh đa tình và lãng mạn .Nhưng càng khổ đau, càng
tuyệt vọng thì những bài thơ ,bản nhạc của anh càng tuyệt vời nói theo
A. Musset " Les plus désespérés sont les chants les plus beaux" . (
Những tuyệt vọng nhất là những bài ca hay nhất )
Anh
đã làm được điều đó, Nhưng bây giờ thì những người viết mới họ không
làm được. Tôi đã nhiều lần nghe nhạc của anh , rồi nghe những bài nhạc mới
của họ viết mà cảm thấy buồn nôn. Nghệ thuật bây giờ đã rời xa chân lý
, đi để vào đời như một tên đạo chích lọc lừa ,man trá , đầy dẫy những
ma trận và ảo tưởng cá nhân ,khoác lên chiếc mặt nạ đầy ma mị. Những tác
phẩm đẻ non, yếu đuối, rồi sẽ chết non như một định luật đủ những điều
kiện ắt có và đủ cuả Pythagore, Pascal. Ấy thế mà một số người làm văn
học non trẻ ngày nay không biết thân phận, lại hợm hĩnh coi mình là
trung tâm của nghệ thuật rất buồn cười.
Những
bài hát của anh, sinh ra vội vàng trong thời cuộc. nhưng lớn lên như
một cây cổ thụ, vượt thời gian, không gian, chung quanh những người
ngưỡng mộ và thương yêu anh và hết lòng bảo vệ,chăm sóc nó. Năm 1971,anh đoạt giải dĩa vàng của nền âm nhạc Nhật với Diễm Xưa, tên anh ghi
vào từ điển Bách Khoa Eneyclopédie de tous pays monde đã chứng minh được
điều đó.
Hơn mười năm,
anh không còn trăn trở, nghĩ suy trong chốn vô thường vì anh đã,rời bỏ
đấu trường thế sự, bỏ nhũng lời chúc tán, ngợi khen hay chê bai dù sai
lầm hay đích thật. Anh đã vứt bỏ thanh gươm chiến thắng khi đám đông
khán giả đấu trường cuồng nộ la hét đòi anh xuống tay gươm hạ thủ kẻ
chiến bại dưới chân mình của tên giác đấu thời La Mã Sự bao dung của
người nghệ sĩ khiến anh không làm điều đó. Anh đã chọn làm "nguời phiêu
lãng để quên mình lãng du", hay như "đứa con hoang đã trở về nhà, đất
hoang vu đã khép lại hẹn hò" . Nhưng ai biết, trong cõi xa xôi chốn
Thiên Đàng hay Niết Bàn nào đó, anh đã hỏi những người còn ở lại "quán
trọ " trần gian nầy " làm sao em biết bia đá không đau? "
Để
kết luận loạt bài viết về anh nầy, tôi vẫn còn miên viễn một ý nghĩ,
là muốn hỏi anh theo một lới nói của Swiff: " Le monde est comédie pour
ce qui penses, et tragédie pour ce qui sente". (Cuộc đời là một bi
kịch với nhũng người sống vì tình cảm, và là một hài kịch với những
người sống bởi lý trí), vậy anh chọn Bi Kịch hay Hài Kịch để xác nhận
thân phận mình,trước đây một câu hỏi và cũng có lẽ là một câu trả lời
phải không anh Sơn
Một lần nữa tôi rất cám ơn anh.
2- THAY LỜI KẾT:
Trái
với những bài viết thông thường, khi tôi kết thúc một bài viết Entry
thường có phần Bình Luận hay miêu tả xúc cảm của mình về chủ đề đã viết.
Hôm
nay là một ngoại lệ, tôi xin mạn phép trích dẫn một đoạn tâm sự của
người ca sĩ mà tên tuổi của cô đã gắn liền với các nhạc phẩm của cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn ngày trước, và mãi cho đến bây giờ : đó là nữ ca sĩ
Khánh Ly.
Qua lời đối thoại với Trường Kỳ cũng
là một nhạc sĩ nối tiếng từ thập niên 68-75 (anh Trường Kỳ hiện giờ đã
mất), Khánh Ly đã bộc lộ lên tâm sự của mình vế những kỹ niệm, tình
cảm của mình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi cũng xin mạn phép anh
Trường Kỳ và ca sĩ Khánh Ly bỏ bớt những câu hỏi và câu trả lời vì những
lý do tế nhị ngoài chủ đề đã chọn của bài nầy:
"Ngoài
anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người gắn bó với
Trịnh Công Sơn nhất, Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì
chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm
gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa nầy. Sang
Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho
người nhạc sĩ quá cố nầy vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành
cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm
sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công
Sơn. Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille
Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ
nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001.
Phòng
khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn
ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của
Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào
năm 1992. Một mình với Khánh Ly, nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa
của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được
nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà
chị coi là "gắn bó như một định mệnh".
Dưới
đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly
trong buổi nói chuyện đặc biệt này,xen lẫn với những tiếng sụt sùi,
nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn.
Trường Kỳ:
-Chị
là một trong số những người ở hải ngoại biết được tin nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn qua đời sớm nhất. Cảm giác của chị khi nghe được tin ấy ra sao?
Khánh Ly:
-
Tôi không biết là trong trường hợp những người khác, cảm giác của họ
khi nhận được tin một người thân vừa đi xa như thế nào. Nhưng mà lúc đó
thì tôi hoàn toàn tôi như một người bị đông đá! Đầu óc tôi hoàn toàn
trống rỗng và tôi ngồi sững người trên ghế cho đến khi tôi nghe tiếng
chồng tôi khóc! Lúc đó tôi mới tỉnh lại, tôi nói với nhà tôi là "Anh Sơn
đi rồi!".
Trường Kỳ:
-Sau đó?
Khánh Ly:
-
Sau đó, tôi được nói chuyện với anh Thích, em rể của anh Sơn...ở thành
phố này, tôi muốn xác nhận tin đó là đúng hay chỉ là tin đồn.Tôi được
xác nhận là điều đó đúng và chính anh Thích lúc đó cũng gần như là rơi
vào một tình trạng như tôi. Có lẽ tôi là người đầu tiên liên lạc với anh
Thích.
Trường Kỳ:
- Tôi được bạn bè bên California cho biết chị đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghe tin này...
Khánh Ly:
-
Tôi có ngã từ trên ghế xuống...Tôi cảm thấy tôi thở không được nữa. Đó
là ngày hôm sau, sau khi tôi liên lạc về Sài Gòn. Nhà tôi có đưa tôi đi
cấp cứu và tôi nằm đến chiều thì tôi đòi về. Vì tôi muốn ở nhà để chờ
tin Sài Gòn. Thực sự mà nói, cho tới bây giờ là một tuần lễ đã qua tôi
vẫn thấy dường như điều đó không phải là sự thật, tôi không nghĩ rằng đó
là sự thật.
Trường Kỳ:
- Nhưng đúng là anh Sơn đã ra đi...
Khánh Ly:
-Có
lẽ là tôi phải mất một thời gian nữa, lâu lắm tôi mới có thể tin rằng,
sự ra đi của anh Sơn là chuyện có thật. Những nỗi vui đến với tôi nhanh
và tôi mau quên. Nhưng cái mất mát, cái đau buồn đến với tôi, thường
thâm nhập vào tôi rất là chậm và càng ngày tôi càng nhận thức được nỗi
đau, nỗi khổ của mình là sự thật. Nó không phải là giấc mơ nữa! Còn đến
giờ phút này tôi vẫn như là người sống ở trong một cơn mơ giống như là
sự lập lại của một ngày vào tháng Tư năm 75. Đó là ngày 29 tháng Tư năm
75 khi tôi rời Sài Gòn. Phải đến 15 năm sau khi rời xa Việt Nam tôi mới
nhận thức được, tôi mới chịu nhìn nhận rằng là tôi đã thực sự ở xa Việt
Nam.
Trường Kỳ:
-Trường hợp của anh Sơn đối với chị cũng như vậy?
Khánh Ly:
-Tôi
nghĩ là ông Trịnh Công Sơn đi xa, đi đâu đó một vài giờ đồng hồ,một vài
ngày như ông thường đi ra quán nghệ sĩ mỗi buổi sáng để gặp các bạn bè
của ông. Dẫu rằng ông chỉ ra đó, ông ngồi uống một ly trà rồi ông đi bộ
về. Bây giờ tôi vẫn còn cái cảm giác đó là một lát nữa đây có thể là ông
sẽ trở về . Tại vì ở thành phố này là nơi mà năm 92 tôi được gặp ông.
Cũng trong căn phòng này, chúng tôi đã quây quần với các em của ông, các
cháu của ông, các bạn của ông. Chúng tôi đã ngồi đây rất hạnh phúc
trong một khoảng thời gian mấy tháng trời. Và cũng có lúc ông đi ra
ngoài quán cà phê ngồi để nhìn những người khách lạ đi qua lại. Bây giờ
tôi cũng nghĩ rằng không có mặt ông ở đây chắc là ông đang còn ở một
quán cà phê nào đó và ông sẽ trở về kịp bữa cơm tối nay.
Trường Kỳ:
-Chị đã gặp anh Sơn lần nào sau năm 75?
Khánh Ly:
-Lần
đầu tiên tôi gặp ông Trịnh Công Sơn sau năm 75 là năm 88 tại Paris. Rồi
đến năm 92 thì tại Canada, tại đây. Đến năm 97 tôi về với phái đoàn
Nhật Bổn và năm ngoái, tháng Năm, tôi cũng về với phái đoàn Nhật để hát
cho một cuốn phim nói về một người ký giả Nhật đã chết ở Việt Nam.. Và
khi tìm được xác của anh thì trong túi của anh vẫn còn một cuốn cassette
nhạc của ông Trịnh Công Sơn do tôi hát. Trong suốt thời gian đó, sau
những giờ làm việc với phái đoàn của Nhật, của hãng phim Nhật tôi dành
hết thì giờ để được nói chuyện với ông Trịnh Công
Sơn,
được ngồi với ông và một số bạn bè như Lan Ngọc, như Hồng Vân, như anh
Nguyễn Ánh 9, anh Nguyễn Ngọc Thạch, thoáng gặp Cẩm Vân một lần. Và Hồng
Vân, Lan Ngọc là những người bạn, những người em của anh Nguyễn Ánh 9
thì lại là người quá thân, một nhạc sĩ mà tôi rất là quí mến. Đồng thời
tôi cũng được gặp Bảo Phúc. Bảo Phúc tập nhạc cho tôi tại nhà của anh
Sơn. Và anh Sơn đã chỉ cho tôi hát bài "Đồng Dao 2000" và bài "Tiến
Thoái Lưỡng Nan"
Trường Kỳ:
-Như vậy vào tháng Năm năm ngoái là lần cuối chị gặp anh Sơn?
Khánh Ly:
-Dạ!
Đó là lần cuối. Thật ra sau Tết tôi nghe tin anh Sơn nhập viện,tôi có
dự định về thăm anh. Nhưng rồi chính tôi cũng lại không được khỏe cho
nên tôi hoãn lại. Và đến khi tôi nghe anh Thích và chị Tâm từ Việt Nam
về cho biết là tình hình sức khỏe anh Sơn đã khá tôi cũng mừng. Tôi cũng
mừng và nghĩ rằng có thể là tôi thu xếp để từ giờ đến cuối năm về thăm
anh. Nhưng không ngờ là chỉ có mấy ngày sau thì tôi được tin anh đã nhập
viện và bị "coma".
Trường Kỳ:
-Được biết ở Việt Nam có tin cho là chị sẽ về dự lễ an táng anh Sơn?
Khánh Ly:
-Tôi
biết, có nhiều người e-mail cho tôi và ở bên Úc cũng liên lạc cho tôi
biết về tin đồn này. Nhưng tôi nghĩ là tôi về thì cũng chẳng còn được
nhìn thấy anh. Mà nhiều khi sự có mặt của tôi cũng trở thành thừa thi và
cũng...chẳng có ích lợi gì cho ai! " Cho nên ngày hôm nay tôi có mặt ở
đây cùng với những người cháu của ông Trịnh Công Sơn và ông Hoàng Tá
Thích là em rể của ông Trịnh Công Sơn để làm lễ cầu siêu cho ông Sơn thì
cũng là một sự gặp gỡ, chia xẻ trong gia đình. Tôi nghĩ là về Việt Nam
hay qua đây thì cũng giống nhau thôi!
Trường Kỳ:
-Nhưng thật sự trong thâm tâm chị có muốn về Việt Nam ngay sau khi nghe tin anh Sơn qua đời?
Khánh Ly:
-Tôi rất muốn! Tôi rất muốn! Nhưng tôi suy nghĩ kỹ thì tôi thấy là tôi không nên về!.
Trường Kỳ:
-Tại sao chị cho là chị không nên về, chị nghĩ sao khi nói câu đó?
Khánh Ly:
-Bởi
vì như tôi đã trình bầy là tôi không được thấy mặt ông nữa... và... tôi
cũng chẳng muốn cho ai thấy mặt tôi ở Việt Nam trong những giờ phút đó!
Trường Kỳ:
-Khi
nói chuyện với chị sáng nay tại lễ cầu siêu cho anh Sơn, tôi có nghe
chị nói giữa chị và anh Sơn có một sự liên hệ lạ lùng. Sự liên hệ chị
cho là lạ lùng đó như thế nào?
Khánh Ly :
-
À! cái sự liên hệ giữa ông Trịnh Công Sơn với tôi đã kéo dài một thời
gian quá lâu. Một sự gắn bó như một định mệnh. ông Trịnh Công Sơn có thể
có những giây phút không nhớ đến tôi. Nhưng riêng tôi thì lúc nào tôi
cũng nhớ đến ông. Bởi vì như tôi đã nói, ông là một nửa đời sống của
tôi. Và ngay bây giờ khi tôi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa
cùng tất cả là tôi không biết tôi còn hát nổi nữa hay không.Có thể tôi
sẽ từ giã... bây giờ điều tôi mơ ước nhất là nếu tôi có thể tan biến đi
ra khỏi cuộc đời này hoặc là tôi sẽ không thức dậy sau một đêm, sau một
giấc ngủ thì có lẽ điều đó tốt cho tôi hơn!"
Trường Kỳ:
-Như
chị đã nói, Trịnh Công Sơn là nửa đời sống của chị, thì đó là một sự
liên hệ về mặt tình cảm hay văn nghệ thuần túy hoặc là một sự liên hệ
nào khác?
Khánh Ly:
-Ông
Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn,thánh
thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần ông Trịnh
Công Sơn nhiều và tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm,nhạc
phẩm của ông. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác
phẩm của ông. Cho nên cảm nhận của tôi là mối liên hệ tình cảm đó phải
vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Bởi vì ở ông Trịnh
Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân
cách, nhân phẩm của ông. ông là người nhạc sĩ duy nhất đã sống trong
đời sống này có một tấm lòng không có thù hận. Và phải hiểu những tác
phẩm của ông thì mới có thể nói và yêu thương ông nếu không hiểu những
tác phẩm của ông thì tất cả những điều nói về ông có thể là sai, là
không đúng sự thật! Trong lúc này thì thật ra tôi cũng xin phép là tôi
không dám nói nhiều, nhưng tôi hy vọng trong cuốn sách tôi sẽ in trước
khi tôi từ giã. Tôi sẽ xin được kể lại rất là thật thà,,tất cả mọi
chuyện từ khởi đầu cho tới kết thúc, quan hệ tình cảm giữa ông Trịnh
Công Sơn và tôi. Còn bây giờ tôi xin phép cho tôi được giữ riêng một số
những kỷ niệm rất riêng tư giữa chúng tôi.
Trường Kỳ:
-Khi nào sách sẽ phát hành và tựa đề là gì?
Khánh Ly:
-Tôi
dự định in cuốn sách đó trong năm 2000 vừa qua, nhưng tôi cũng chưa đủ
phương tiện và tôi cũng cảm thấy có nhiều điều còn thiếu sót cho nên có
lẽ là năm tới tôi hy vọng sẽ hoàn tất được cuốn sách đó. Và tôi đã lựa
cho cuốn sách đó một cái tựa cách đây trên 10 năm là "Đằng Sau Những Nụ
Cười".
Trường Kỳ:
-Chị vừa nhắc đến câu "trước khi tôi từ giã ". Chị muốn nói lên điều
Khánh Ly:
-Thưa
anh, thực sự ngay bây giờ khi tôi ngồi đây với anh, tôi không nghĩ là
tôi có cất nổi tiếng hát nữa hay không. Và tôi cũng không biết là tôi
còn sống tới ngày nào, tôi cũng không biết là tôi sẽ đi lúc nào nữa!
Thành ra tất cả những cái gì mà tôi đã viết nếu còn dang dở thì cũng
đành chịu thôi. Và nhà tôi sẽ là người cho in cuốn sách đó với những
điều dở dang. Cứ coi giống như là một câu chuyện nửa đường đứt gánh vậy
thôi. Cũng như một đời người vậy! Tôi không thể nói chắc được bất cứ
chuyện gì trong giây phút này.
Trường Kỳ:
-Là
người hiểu rõ những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như chị nói, và chị
cũng là người đã trình bầy rất nhiều nhạc phẩm của anh Sơn. Đối với chị,
chị yêu thích những nhạc phẩm nào nhất?
Khánh Ly:
-Có
nhiều người yêu những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn. Riêng tôi thì
tôi thấy...tôi lại yêu những Ca Khúc Da Vàng hơn bởi vì nó lớn hơn tình
ca. Tình ca ai viết cũng được, mỗi người viết theo cái cảm xúc của trái
tim mình. Và trong những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn, ai cũng
nhìn thấy mình ở trong đó, nhất là tôi! Luôn luôn tôi nhìn thấy tôi ở
trong tất cả những bản tình ca của ông. Riêng Ca Khúc Da Vàng, tôi còn
nhìn thấy cả một quê hương, cả những mơ ước, cả những đớn đau, thân phận
của một dân tộc, mơ ước của cả một dân tộc về một nền hòa bình, về một
sự thống nhất, một đất nước sau một cuộc .. chiến quá đau thương . Và đó
là cái điều mà cả tôi, và tôi nghĩ rằng rất nhiều người, đều mơ ước
được sống, được ở lại Việt Nam trong sự thống nhất một đất nước Việt Nam
với tự do, với hạnh phúc ..."
Trường Kỳ:
-Anh Sơn đã sáng tác những nhạc phẩm nào dành riêng cho chị?
Khánh Ly:
-Tôi
nghĩ là cũng có... tôi nghĩ là cũng có! Anh Sơn cũng có nói với tôi...
nói với tôi ở đây cùng với tất cả các anh em ở đây, đặc biệt nhất là bài
"Rơi Lệ Ru Người" anh viết sau năm 75 khi anh nghĩ là tôi đã chết trên
biển Đông, và anh đã viết bài đó cho tôi. Rồi mãi đến năm 90,91 anh mới
tìm lại được bài hát đó và anh đã tập cho tôi khi anh qua đây năm 92.
Còn những bài khác thì bằng cách này và cách khác,chúng tôi có những
cách nói với nhau mà không ai biết được, đó là cái cách nói mà không
thành tiếng và chỉ nói bằng mắt mà thôi!"
Trường Kỳ:
-Còn riêng về con người của Trịnh Công Sơn, chị có những nhận xét gì?
Khánh Ly:
-Ông
Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ duy nhất chỉ sống cho người mà không
sống cho mình. Cái ông quan tâm đến là gia đình, là bạn bè, là anh em.
Và trên hết là dân tộc, là quê hương. Có nghĩa ông là người Việt Nam và
ông yêu quê hương, yêu tổ quốc. Cho nên tôi đã nói ông ở lại Việt Nam là
điều đúng. Và ông đã ở lại Việt Nam, ông đã sống những tháng ngày ở
Việt Nam sau năm 75 bằng cả một tấm lòng, một tấm lòng, một trái tim
không nặng nề cho dẫu là có những đau đớn ông phải trải qua, có những
nỗi oan ông phải gánh chịu. Và chính những điều đó ông Trịnh Công Sơn,
hình ảnh của ông lại càng trở nên vĩ đại hơn, lớn lao hơn trong trái tim
của tôi, trong sự suy nghĩ của tôi.
Trường Kỳ:
-Có thể đây là một chi tiết nhiều người đã biết, tuy nhiên trong dịp này xin chị nhắc lại về trường hợp chị gặp anh Sơn?
Khánh Ly:
-Cũng
là tình cờ thôi! Tôi là người may mắn được gặp ông Trịnh Công Sơn năm
64 và đến năm 67 thì tôi bắt đầu được hát cùng với ông. ông là hình, tôi
là bóng. Và tôi đã được sống cùng với tên tuổi của ông từ 67, nếu phải
kể thì phải từ 64 cho tới bây giờ.
Trường Kỳ:
-Và từ đó, nhờ anh Sơn chị mới có được thành công, mới tạo được tên tuổi?
Khánh Ly:
-Từ
ông Sơn cũng như tôi đã thưa nhiều lần là nhờ ông, mọi người mới biết
đến tôi và tôi mới được sự thương yêu của mọi người, tôi mói thành nhân
và mới thành danh. Do đó chẳng bao giờ tôi quên được lời ông dặn tôi là
phải ráng sống với một tấm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và hãy
làm những điều gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam, có nghĩa là cho quê hương
của chúng tôi"
Trường Kỳ:
-Và chị đã luôn thực hành lời dặn này?
Khánh Ly:
-Dĩ
nhiên là tôi làm, tôi cố gắng trong khả năng. Dĩ nhiên là trong đời
sống của một người tôi khó có thể nào nói rằng mình là một người toàn
hảo, không bao giờ làm một điều gì lầm lỗi. Nhưng kể từ ngày ra đời cho
đến bây giờ, rồi từ lúc được biết ông Trịnh Công Sơn tôi chưa bao giờ
tôi phạm phải một cái lầm lỗi nào. Tôi chưa bao giờ làm cho ai phải đau
đớn mà tôi cũng chưa bao giờ phụ lòng tin của ông Trịnh Công Sơn là sống
với mọi người bằng sự tử tế, bằng một tấm lòng mà ông Sơn đã dậy tôi.
Từ những ngày tôi còn trẻ cho tới bây giờ, tôi nghĩ là tôi không làm cho
ông Trịnh Công Sơn thất vọng, cũng như là ông Trịnh Công Sơn không hề
phụ lại lòng yêu thương của những người đã thương yêu ông Sơn trong suốt
mấy chục năm qua.
Trường Kỳ:
-Mọi người cho là nếu không có Trịnh Công Sơn sẽ không có Khánh Ly. Chị có cho nhận xét này là đúng?
Khánh Ly:
-Tôi
luôn luôn nói rằng nếu không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi.
Có thể tôi vẫn chỉ là một cái bóng mờ nào đó hoặc là tôi sẽ có một cái
đường đi nó chật hẹp hơn. Do đó...tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi may mắn đã
có được sự giúp đõ, sự an ủi, dạy bảo, nâng đỡ của ông Trịnh Công Sơn.
Và tôi không bao giờ tôi quên cái ơn nghĩa này.
Trường Kỳ:
-Qua sự thành công của chị, có thể nói chị là một người may mắn?
Khánh Ly:
-Tôi
một người có rất nhiều may mắn, nhưng đồng thời cũng là một người có
rất nhiều bất hạnh. Được may mắn nhiều và cũng đón nhận được nhiều bất
hạnh. Tôi chịu nhiều cái tang trong đời sống, nhiếu cái tang mà không
bao giờ tôi quên. Và mỗi người đi thì để lại trong tim tôi một vết
thương. Bây giờ trong trái tim của tôi chỉ còn một chỗ rất là nhỏ nhoi
là còn nguyên vẹn. Và cái mảnh tim nguyên vẹn đó còn lại, tôi muốn xin
để ghi nhớ ân tình của tất cả mọi khán thính giả ở khắp nơi đã yêu
thương tôi, của các con tôi và của chồng tôi. Bởi vì một người giống như
tôi khó có thể nào mà chịu đựng được quá nhiều bất hạnh như vậy trong
cuộc sống. Những bất hạnh mà những may mắn không đền bù nổi. Tôi tin là
sẽ có người khi nghe tâm sự này của tôi sẽ hiểu những điều mà tôi nói là
thật. Những điều tôi nói đúng theo lời ông Trịnh Công Sơn dậy là sự tử
tế với mọi người. Thì hôm nay những điều tôi nói đều là sự thật, những
sự tử tế tôi muốn gửi đến mọi người. Nếu tôi có đi xa thì cũng xin như
một lời chia tay. Tôi cũng xin một giọt nước mắt của những người đã vì
ông TCS mà yêu thương tôi.
(*Tưạ bài Entry tôi lấy từ ý câu trả lời cuả Khánh Ly trong bài phỏng vấn nầy "Ông là hình, còn tôi là bóng")
HUY THANH
HUY THANH
1- BỨC THƯ GỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊA CHỈ:
Bây giờ thì tôi thực sự một lần nữa cám ơn anh. Người ta thường ít khi nói lời cám ơn đến hai lần cho cùng một ân huệ nhận từ một người khác ,nhưng tôi thì không ,lời cám ơn đầu tiên của tôi với anh hơn mười năm trước, và hơn mười năm sau, bây giờ vẫn vậy, tôi vẫn lập lại lời cám anh với một lời lẽ chân tình.
Mới đó mà đã hơn
mười năm anh về với cát bụi, thời gian vẫn nối tiếp lạnh lùng trong cái
lo toan của đời sống tưởng chừng như quay quắt trong tôi như một con
rối trước thời cuộc..
Hôm nay tôi nghe lại những
bài nhạc của anh để tìm những khẩu vị cho tâm hồn mình, để viết lại
những xúc cảm gởi đến người đọc, dù đó chỉ là còn là những dư âm mà có
thể người ta không muốn nhớ nhưng tôi thì không thể nào quên. Cuộc sống
muôn mặt của nó như chiếc mặt nạ khoác vào chúng ta thành những diễn
viên bất đắc dĩ, tham dự vào vở kịch đời sống rất tình cờ mà muốn tồn
vong thì không thể để mình thành những diễn viên tồi.
Tôi
cám ơn anh vì nhạc anh đã cho tôi thấy lại chính mình, thấy thân phận
và tình yêu của mình, tìm lại mình trong những niềm đau ký ức, sự băng
hoại của tâm hồn chừng như quên lãng,vất vưởng như hồn ma ở một góc nhỏ
nào đó để chờ giờ hoá thân.
Những bài nhạc nói
về chiến tranh của anh như một lời tuyên chiến, một lời than thân trách
phận của loài dân nhược tiểu , một lời thở than của loài côn trùng.
Người ta đã cố tròng lên cổ anh chiếc xiềng tội ác và phản bội, họ
không thấy hay không muốn thấy những sự thật nghiệt ngã, họ không coi
anh là chứng nhân mà là một tội nhân, Đành vậy thôi, vì cuộc đời, nghệ
thuật đã ném anh ra đấu trường với tinh thần của một dũng sĩ giác đấu,
đã ban cho anh thanh gươm nhưng không cho tấm lá chắn, đã giao anh cây
trường mâu nhưng không cho cái thuẩn để tự vệ. Anh đã vào cuộc như một
Spartacus để mong biến đổi số phận mình, bạn bè nhưng số phận thì không
thay đổi, anh đã vác cây thập tự giá chạy loanh quanh để tìm một ngọn
đồi làm nơi ẩn thân ,yên nghỉ cho riêng mình
Nhưng
anh lại chới với giữa hai dòng nước, bì bõm "tiến thoái lưỡng nan",
nỗi thao thức tuyệt vọng, bập bềnh trên ly rượu cạn cùng quê hương những
đêm dài thao thức vì ưu thời mẫn thế. Nốt đàn anh còn lại những giọt
cuối cùng, anh đành vắt nốt, đó không phải là tiếng sáo Trương Lương,
cũng không phải là ngọn bạch lạp để Ngũ Tử Tư thức trắng đêm dài lo cho
vận nước, rồi hôm sau thức dậy thấy mình bạc tóc.
Những
bức tranh mà anh phác họa về chân dung cuộc chiến trong từng lời hát
như nhỏ giọt vào tim tôi, nẩy mầm, mọc lên những trái đắng vô danh, tủi
hờn .Ít nhiều anh đã bị sống vong thân, sự đạt thân chỉ còn là chỗ ẩn
núp của một con chim nép mình vào lau sậy để tránh qua cơn bão rớt tình
cờ. Con chim dám đứng trên lau sậy trong cơn mưa bão vì nó tin rằng nó
còn đôi cánh, còn bạn bè, còn những người hiểu anh, còn tôi và anh đã
làm như vậy, nếu là tôi, tôi cũng làm như vậy. Một lần nữa cám ơn anh .
Còn
nhớ năm nào đó khi tôi đang ở Paris, Từ Huy gọi điện thoại từ Việt Nam
báo anh cùng anh Trịnh công Sơn lập nhóm nhạc sĩ " Những Người Bạn " (trong đó có Nguyễn ngọc Thiện, Nguyễn văn Hiên v..v. là những người bạn
đã cùng tôi từng sinh hoạt trong Vụ Văn Hóa Quần Chúng tại số 7 Phan Kế
Bính) Huy mời tôi gia nhập nhưng lúc đó hoàn cảnh tôi ở nước ngoài
còn nhiều khó khăn nên tôi đã không trả lời Từ Huy cho đến khi anh mất.
Những
bài Tình ca của anh thì gợi cho tôi một ý nghĩ khác, nó như là một
huyền thoại nhăn nhúm của đời người. Tình yêu là cái gì nếu không là
nỗi vui mừng và sự đau khổ khi mà con người đã khổ hạnh đi tìm nó, đó là
những chuyến hành hương vô định, lưu lạc trong một cuộc đời hạn định.
Nhạc
tình anh là những tuyệt vọng, phải nói là như vậy, mà ít ra một lần
anh cũng khẳng định như vậy. Những Diễm Xưa,, Mưa Hồng, Gọi tên bốn
Muà, Hạ Trắng là những bài hát hoài niệm, thời gian đau khổ viết về
những người con gái tên Bích Diễm, tên Bích Khê, tên Dao Ánh, tên Hoàng
Anh nào đó, nhưng với những người nghe tình khúc của anh, thì những người
con gái đó đã hoá thân thật gần với những người yêu thương của họ,
chung quanh họ, và cả quanh tôi.
Ở
đây, những bài hát nầy không có cái tôi của Trịnh mà là cái tôi của
cộng đồng, của chúng ta, nó không phải là "Je " mà là "Nous" ,của những
hồn thơ ngát hương từ những đoá hoa hồng không tên cất lên từ thời cổ
đại. Người nghệ sỉ nào cũng có đôi chút lãng man khi mà tâm hồn mình đã
dàn trãi ra từ nghệ thuật, sự bao dung ,lòng thương yêu bao la không
muốn làm ai đau khổ khi mình chấp nhận là tội đồ của khổ đau thay cho
họ. Không thể trách anh đa tình và lãng mạn .Nhưng càng khổ đau, càng
tuyệt vọng thì những bài thơ ,bản nhạc của anh càng tuyệt vời nói theo
A. Musset " Les plus désespérés sont les chants les plus beaux" . (
Những tuyệt vọng nhất là những bài ca hay nhất )
Anh
đã làm được điều đó, Nhưng bây giờ thì những người viết mới họ không
làm được. Tôi đã nhiều lần nghe nhạc của anh , rồi nghe những bài nhạc mới
của họ viết mà cảm thấy buồn nôn. Nghệ thuật bây giờ đã rời xa chân lý
, đi để vào đời như một tên đạo chích lọc lừa ,man trá , đầy dẫy những
ma trận và ảo tưởng cá nhân ,khoác lên chiếc mặt nạ đầy ma mị. Những tác
phẩm đẻ non, yếu đuối, rồi sẽ chết non như một định luật đủ những điều
kiện ắt có và đủ cuả Pythagore, Pascal. Ấy thế mà một số người làm văn
học non trẻ ngày nay không biết thân phận, lại hợm hĩnh coi mình là
trung tâm của nghệ thuật rất buồn cười.
Những
bài hát của anh, sinh ra vội vàng trong thời cuộc. nhưng lớn lên như
một cây cổ thụ, vượt thời gian, không gian, chung quanh những người
ngưỡng mộ và thương yêu anh và hết lòng bảo vệ,chăm sóc nó. Năm 1971,anh đoạt giải dĩa vàng của nền âm nhạc Nhật với Diễm Xưa, tên anh ghi
vào từ điển Bách Khoa Eneyclopédie de tous pays monde đã chứng minh được
điều đó.
Hơn mười năm,
anh không còn trăn trở, nghĩ suy trong chốn vô thường vì anh đã,rời bỏ
đấu trường thế sự, bỏ nhũng lời chúc tán, ngợi khen hay chê bai dù sai
lầm hay đích thật. Anh đã vứt bỏ thanh gươm chiến thắng khi đám đông
khán giả đấu trường cuồng nộ la hét đòi anh xuống tay gươm hạ thủ kẻ
chiến bại dưới chân mình của tên giác đấu thời La Mã Sự bao dung của
người nghệ sĩ khiến anh không làm điều đó. Anh đã chọn làm "nguời phiêu
lãng để quên mình lãng du", hay như "đứa con hoang đã trở về nhà, đất
hoang vu đã khép lại hẹn hò" . Nhưng ai biết, trong cõi xa xôi chốn
Thiên Đàng hay Niết Bàn nào đó, anh đã hỏi những người còn ở lại "quán
trọ " trần gian nầy " làm sao em biết bia đá không đau? "
Để
kết luận loạt bài viết về anh nầy, tôi vẫn còn miên viễn một ý nghĩ,
là muốn hỏi anh theo một lới nói của Swiff: " Le monde est comédie pour
ce qui penses, et tragédie pour ce qui sente". (Cuộc đời là một bi
kịch với nhũng người sống vì tình cảm, và là một hài kịch với những
người sống bởi lý trí), vậy anh chọn Bi Kịch hay Hài Kịch để xác nhận
thân phận mình,trước đây một câu hỏi và cũng có lẽ là một câu trả lời
phải không anh Sơn
Một lần nữa tôi rất cám ơn anh.
2- THAY LỜI KẾT:
Trái với những bài viết thông thường, khi tôi kết thúc một bài viết Entry thường có phần Bình Luận hay miêu tả xúc cảm của mình về chủ đề đã viết.
Hôm
nay là một ngoại lệ, tôi xin mạn phép trích dẫn một đoạn tâm sự của
người ca sĩ mà tên tuổi của cô đã gắn liền với các nhạc phẩm của cố nhạc
sĩ Trịnh Công Sơn ngày trước, và mãi cho đến bây giờ : đó là nữ ca sĩ
Khánh Ly.
Qua lời đối thoại với Trường Kỳ cũng
là một nhạc sĩ nối tiếng từ thập niên 68-75 (anh Trường Kỳ hiện giờ đã
mất), Khánh Ly đã bộc lộ lên tâm sự của mình vế những kỹ niệm, tình
cảm của mình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi cũng xin mạn phép anh
Trường Kỳ và ca sĩ Khánh Ly bỏ bớt những câu hỏi và câu trả lời vì những
lý do tế nhị ngoài chủ đề đã chọn của bài nầy:
"Ngoài
anh em và người thân trong gia đình, có lẽ Khánh Ly là người gắn bó với
Trịnh Công Sơn nhất, Khánh Ly có lẽ là người nhớ thương ông vô hạn vì
chị đã coi Trịnh Công Sơn như một nửa đời sống của mình sau gần 40 năm
gắn liền với những tác phẩm của người nghệ sĩ tài hoa nầy. Sang
Montreal trong dịp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm lễ cầu siêu cho
người nhạc sĩ quá cố nầy vào ngày 8 tháng Tư năm 2001, Khánh Ly đã dành
cho người viết một cuộc nói chuyện đặc biệt, trong đó chị đã tỏ bầy tâm
sự của mình bằng tất cả sự xúc động sau cái chết của Trịnh Công
Sơn. Cuộc nói chuyện được diễn ra trên lầu nhà hàng La Famille
Vietnamienne, góc đường St André và Duluth, do vợ chồng em gái nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn - bà Trịnh Vĩnh Tâm và ông Hoàng Tá Thích - khai thác từ
nhiều năm qua, vào lúc 7 giờ 30 tối ngày 8 tháng Tư năm 2001.
Phòng
khách trên lầu nơi gia đình em gái Trịnh Công Sơn cư ngụ đã từng diễn
ra những buổi họp mặt thân mật và ấm cúng giữa gia đình và bạn bè của
Trịnh Công Sơn trong dịp ông sang Montreal thăm các em và các cháu vào
năm 1992. Một mình với Khánh Ly, nơi có trưng bày một tác phẩm hội họa
của Trịnh Công Sơn trong một bầu không khí ảm đạm, người viết đã được
nghe những tâm sự của chị liên quan đến Trịnh Công Sơn, vốn là người mà
chị coi là "gắn bó như một định mệnh".
Dưới
đây là những đoạn trích nguyên văn từ những câu trả lời của Khánh Ly
trong buổi nói chuyện đặc biệt này,xen lẫn với những tiếng sụt sùi,
nghẹn ngào trên một khuôn mặt đượm nét u buồn.
Trường Kỳ:
-Chị
là một trong số những người ở hải ngoại biết được tin nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn qua đời sớm nhất. Cảm giác của chị khi nghe được tin ấy ra sao?
Khánh Ly:
-
Tôi không biết là trong trường hợp những người khác, cảm giác của họ
khi nhận được tin một người thân vừa đi xa như thế nào. Nhưng mà lúc đó
thì tôi hoàn toàn tôi như một người bị đông đá! Đầu óc tôi hoàn toàn
trống rỗng và tôi ngồi sững người trên ghế cho đến khi tôi nghe tiếng
chồng tôi khóc! Lúc đó tôi mới tỉnh lại, tôi nói với nhà tôi là "Anh Sơn
đi rồi!".
Trường Kỳ:
-Sau đó?
Khánh Ly:
-
Sau đó, tôi được nói chuyện với anh Thích, em rể của anh Sơn...ở thành
phố này, tôi muốn xác nhận tin đó là đúng hay chỉ là tin đồn.Tôi được
xác nhận là điều đó đúng và chính anh Thích lúc đó cũng gần như là rơi
vào một tình trạng như tôi. Có lẽ tôi là người đầu tiên liên lạc với anh
Thích.
Trường Kỳ:
- Tôi được bạn bè bên California cho biết chị đã phải vào bệnh viện cấp cứu sau khi nghe tin này...
Khánh Ly:
-
Tôi có ngã từ trên ghế xuống...Tôi cảm thấy tôi thở không được nữa. Đó
là ngày hôm sau, sau khi tôi liên lạc về Sài Gòn. Nhà tôi có đưa tôi đi
cấp cứu và tôi nằm đến chiều thì tôi đòi về. Vì tôi muốn ở nhà để chờ
tin Sài Gòn. Thực sự mà nói, cho tới bây giờ là một tuần lễ đã qua tôi
vẫn thấy dường như điều đó không phải là sự thật, tôi không nghĩ rằng đó
là sự thật.
Trường Kỳ:
- Nhưng đúng là anh Sơn đã ra đi...
Khánh Ly:
-Có
lẽ là tôi phải mất một thời gian nữa, lâu lắm tôi mới có thể tin rằng,
sự ra đi của anh Sơn là chuyện có thật. Những nỗi vui đến với tôi nhanh
và tôi mau quên. Nhưng cái mất mát, cái đau buồn đến với tôi, thường
thâm nhập vào tôi rất là chậm và càng ngày tôi càng nhận thức được nỗi
đau, nỗi khổ của mình là sự thật. Nó không phải là giấc mơ nữa! Còn đến
giờ phút này tôi vẫn như là người sống ở trong một cơn mơ giống như là
sự lập lại của một ngày vào tháng Tư năm 75. Đó là ngày 29 tháng Tư năm
75 khi tôi rời Sài Gòn. Phải đến 15 năm sau khi rời xa Việt Nam tôi mới
nhận thức được, tôi mới chịu nhìn nhận rằng là tôi đã thực sự ở xa Việt
Nam.
Trường Kỳ:
-Trường hợp của anh Sơn đối với chị cũng như vậy?
Khánh Ly:
-Tôi
nghĩ là ông Trịnh Công Sơn đi xa, đi đâu đó một vài giờ đồng hồ,một vài
ngày như ông thường đi ra quán nghệ sĩ mỗi buổi sáng để gặp các bạn bè
của ông. Dẫu rằng ông chỉ ra đó, ông ngồi uống một ly trà rồi ông đi bộ
về. Bây giờ tôi vẫn còn cái cảm giác đó là một lát nữa đây có thể là ông
sẽ trở về . Tại vì ở thành phố này là nơi mà năm 92 tôi được gặp ông.
Cũng trong căn phòng này, chúng tôi đã quây quần với các em của ông, các
cháu của ông, các bạn của ông. Chúng tôi đã ngồi đây rất hạnh phúc
trong một khoảng thời gian mấy tháng trời. Và cũng có lúc ông đi ra
ngoài quán cà phê ngồi để nhìn những người khách lạ đi qua lại. Bây giờ
tôi cũng nghĩ rằng không có mặt ông ở đây chắc là ông đang còn ở một
quán cà phê nào đó và ông sẽ trở về kịp bữa cơm tối nay.
Trường Kỳ:
-Chị đã gặp anh Sơn lần nào sau năm 75?
Khánh Ly:
-Lần
đầu tiên tôi gặp ông Trịnh Công Sơn sau năm 75 là năm 88 tại Paris. Rồi
đến năm 92 thì tại Canada, tại đây. Đến năm 97 tôi về với phái đoàn
Nhật Bổn và năm ngoái, tháng Năm, tôi cũng về với phái đoàn Nhật để hát
cho một cuốn phim nói về một người ký giả Nhật đã chết ở Việt Nam.. Và
khi tìm được xác của anh thì trong túi của anh vẫn còn một cuốn cassette
nhạc của ông Trịnh Công Sơn do tôi hát. Trong suốt thời gian đó, sau
những giờ làm việc với phái đoàn của Nhật, của hãng phim Nhật tôi dành
hết thì giờ để được nói chuyện với ông Trịnh Công
Sơn,
được ngồi với ông và một số bạn bè như Lan Ngọc, như Hồng Vân, như anh
Nguyễn Ánh 9, anh Nguyễn Ngọc Thạch, thoáng gặp Cẩm Vân một lần. Và Hồng
Vân, Lan Ngọc là những người bạn, những người em của anh Nguyễn Ánh 9
thì lại là người quá thân, một nhạc sĩ mà tôi rất là quí mến. Đồng thời
tôi cũng được gặp Bảo Phúc. Bảo Phúc tập nhạc cho tôi tại nhà của anh
Sơn. Và anh Sơn đã chỉ cho tôi hát bài "Đồng Dao 2000" và bài "Tiến
Thoái Lưỡng Nan"
Trường Kỳ:
-Như vậy vào tháng Năm năm ngoái là lần cuối chị gặp anh Sơn?
Khánh Ly:
-Dạ!
Đó là lần cuối. Thật ra sau Tết tôi nghe tin anh Sơn nhập viện,tôi có
dự định về thăm anh. Nhưng rồi chính tôi cũng lại không được khỏe cho
nên tôi hoãn lại. Và đến khi tôi nghe anh Thích và chị Tâm từ Việt Nam
về cho biết là tình hình sức khỏe anh Sơn đã khá tôi cũng mừng. Tôi cũng
mừng và nghĩ rằng có thể là tôi thu xếp để từ giờ đến cuối năm về thăm
anh. Nhưng không ngờ là chỉ có mấy ngày sau thì tôi được tin anh đã nhập
viện và bị "coma".
Trường Kỳ:
-Được biết ở Việt Nam có tin cho là chị sẽ về dự lễ an táng anh Sơn?
Khánh Ly:
-Tôi
biết, có nhiều người e-mail cho tôi và ở bên Úc cũng liên lạc cho tôi
biết về tin đồn này. Nhưng tôi nghĩ là tôi về thì cũng chẳng còn được
nhìn thấy anh. Mà nhiều khi sự có mặt của tôi cũng trở thành thừa thi và
cũng...chẳng có ích lợi gì cho ai! " Cho nên ngày hôm nay tôi có mặt ở
đây cùng với những người cháu của ông Trịnh Công Sơn và ông Hoàng Tá
Thích là em rể của ông Trịnh Công Sơn để làm lễ cầu siêu cho ông Sơn thì
cũng là một sự gặp gỡ, chia xẻ trong gia đình. Tôi nghĩ là về Việt Nam
hay qua đây thì cũng giống nhau thôi!
Trường Kỳ:
-Nhưng thật sự trong thâm tâm chị có muốn về Việt Nam ngay sau khi nghe tin anh Sơn qua đời?
Khánh Ly:
-Tôi rất muốn! Tôi rất muốn! Nhưng tôi suy nghĩ kỹ thì tôi thấy là tôi không nên về!.
Trường Kỳ:
-Tại sao chị cho là chị không nên về, chị nghĩ sao khi nói câu đó?
Khánh Ly:
-Bởi
vì như tôi đã trình bầy là tôi không được thấy mặt ông nữa... và... tôi
cũng chẳng muốn cho ai thấy mặt tôi ở Việt Nam trong những giờ phút đó!
Trường Kỳ:
-Khi
nói chuyện với chị sáng nay tại lễ cầu siêu cho anh Sơn, tôi có nghe
chị nói giữa chị và anh Sơn có một sự liên hệ lạ lùng. Sự liên hệ chị
cho là lạ lùng đó như thế nào?
Khánh Ly :
-
À! cái sự liên hệ giữa ông Trịnh Công Sơn với tôi đã kéo dài một thời
gian quá lâu. Một sự gắn bó như một định mệnh. ông Trịnh Công Sơn có thể
có những giây phút không nhớ đến tôi. Nhưng riêng tôi thì lúc nào tôi
cũng nhớ đến ông. Bởi vì như tôi đã nói, ông là một nửa đời sống của
tôi. Và ngay bây giờ khi tôi nói những lời này, thực sự tôi muốn thưa
cùng tất cả là tôi không biết tôi còn hát nổi nữa hay không.Có thể tôi
sẽ từ giã... bây giờ điều tôi mơ ước nhất là nếu tôi có thể tan biến đi
ra khỏi cuộc đời này hoặc là tôi sẽ không thức dậy sau một đêm, sau một
giấc ngủ thì có lẽ điều đó tốt cho tôi hơn!"
Trường Kỳ:
-Như
chị đã nói, Trịnh Công Sơn là nửa đời sống của chị, thì đó là một sự
liên hệ về mặt tình cảm hay văn nghệ thuần túy hoặc là một sự liên hệ
nào khác?
Khánh Ly:
-Ông
Trịnh Công Sơn và tôi có một mối liên hệ cao hơn, đẹp đẽ hơn,thánh
thiện hơn là những tình cảm đời thường. Và vì tôi được gần ông Trịnh
Công Sơn nhiều và tôi được ông cắt nghĩa rõ ràng những tác phẩm,nhạc
phẩm của ông. Tôi thấy rõ, hiểu rõ được con người của ông cũng như tác
phẩm của ông. Cho nên cảm nhận của tôi là mối liên hệ tình cảm đó phải
vượt lên trên tất cả những tình cảm của đời thường. Bởi vì ở ông Trịnh
Công Sơn, điều vĩ đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là nhân
cách, nhân phẩm của ông. ông là người nhạc sĩ duy nhất đã sống trong
đời sống này có một tấm lòng không có thù hận. Và phải hiểu những tác
phẩm của ông thì mới có thể nói và yêu thương ông nếu không hiểu những
tác phẩm của ông thì tất cả những điều nói về ông có thể là sai, là
không đúng sự thật! Trong lúc này thì thật ra tôi cũng xin phép là tôi
không dám nói nhiều, nhưng tôi hy vọng trong cuốn sách tôi sẽ in trước
khi tôi từ giã. Tôi sẽ xin được kể lại rất là thật thà,,tất cả mọi
chuyện từ khởi đầu cho tới kết thúc, quan hệ tình cảm giữa ông Trịnh
Công Sơn và tôi. Còn bây giờ tôi xin phép cho tôi được giữ riêng một số
những kỷ niệm rất riêng tư giữa chúng tôi.
Trường Kỳ:
-Khi nào sách sẽ phát hành và tựa đề là gì?
Khánh Ly:
-Tôi
dự định in cuốn sách đó trong năm 2000 vừa qua, nhưng tôi cũng chưa đủ
phương tiện và tôi cũng cảm thấy có nhiều điều còn thiếu sót cho nên có
lẽ là năm tới tôi hy vọng sẽ hoàn tất được cuốn sách đó. Và tôi đã lựa
cho cuốn sách đó một cái tựa cách đây trên 10 năm là "Đằng Sau Những Nụ
Cười".
Trường Kỳ:
-Chị vừa nhắc đến câu "trước khi tôi từ giã ". Chị muốn nói lên điều
Khánh Ly:
-Thưa
anh, thực sự ngay bây giờ khi tôi ngồi đây với anh, tôi không nghĩ là
tôi có cất nổi tiếng hát nữa hay không. Và tôi cũng không biết là tôi
còn sống tới ngày nào, tôi cũng không biết là tôi sẽ đi lúc nào nữa!
Thành ra tất cả những cái gì mà tôi đã viết nếu còn dang dở thì cũng
đành chịu thôi. Và nhà tôi sẽ là người cho in cuốn sách đó với những
điều dở dang. Cứ coi giống như là một câu chuyện nửa đường đứt gánh vậy
thôi. Cũng như một đời người vậy! Tôi không thể nói chắc được bất cứ
chuyện gì trong giây phút này.
Trường Kỳ:
-Là
người hiểu rõ những tác phẩm của Trịnh Công Sơn, như chị nói, và chị
cũng là người đã trình bầy rất nhiều nhạc phẩm của anh Sơn. Đối với chị,
chị yêu thích những nhạc phẩm nào nhất?
Khánh Ly:
-Có
nhiều người yêu những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn. Riêng tôi thì
tôi thấy...tôi lại yêu những Ca Khúc Da Vàng hơn bởi vì nó lớn hơn tình
ca. Tình ca ai viết cũng được, mỗi người viết theo cái cảm xúc của trái
tim mình. Và trong những bản tình ca của ông Trịnh Công Sơn, ai cũng
nhìn thấy mình ở trong đó, nhất là tôi! Luôn luôn tôi nhìn thấy tôi ở
trong tất cả những bản tình ca của ông. Riêng Ca Khúc Da Vàng, tôi còn
nhìn thấy cả một quê hương, cả những mơ ước, cả những đớn đau, thân phận
của một dân tộc, mơ ước của cả một dân tộc về một nền hòa bình, về một
sự thống nhất, một đất nước sau một cuộc .. chiến quá đau thương . Và đó
là cái điều mà cả tôi, và tôi nghĩ rằng rất nhiều người, đều mơ ước
được sống, được ở lại Việt Nam trong sự thống nhất một đất nước Việt Nam
với tự do, với hạnh phúc ..."
Trường Kỳ:
-Anh Sơn đã sáng tác những nhạc phẩm nào dành riêng cho chị?
Khánh Ly:
-Tôi
nghĩ là cũng có... tôi nghĩ là cũng có! Anh Sơn cũng có nói với tôi...
nói với tôi ở đây cùng với tất cả các anh em ở đây, đặc biệt nhất là bài
"Rơi Lệ Ru Người" anh viết sau năm 75 khi anh nghĩ là tôi đã chết trên
biển Đông, và anh đã viết bài đó cho tôi. Rồi mãi đến năm 90,91 anh mới
tìm lại được bài hát đó và anh đã tập cho tôi khi anh qua đây năm 92.
Còn những bài khác thì bằng cách này và cách khác,chúng tôi có những
cách nói với nhau mà không ai biết được, đó là cái cách nói mà không
thành tiếng và chỉ nói bằng mắt mà thôi!"
Trường Kỳ:
-Còn riêng về con người của Trịnh Công Sơn, chị có những nhận xét gì?
Khánh Ly:
-Ông
Trịnh Công Sơn là người nhạc sĩ duy nhất chỉ sống cho người mà không
sống cho mình. Cái ông quan tâm đến là gia đình, là bạn bè, là anh em.
Và trên hết là dân tộc, là quê hương. Có nghĩa ông là người Việt Nam và
ông yêu quê hương, yêu tổ quốc. Cho nên tôi đã nói ông ở lại Việt Nam là
điều đúng. Và ông đã ở lại Việt Nam, ông đã sống những tháng ngày ở
Việt Nam sau năm 75 bằng cả một tấm lòng, một tấm lòng, một trái tim
không nặng nề cho dẫu là có những đau đớn ông phải trải qua, có những
nỗi oan ông phải gánh chịu. Và chính những điều đó ông Trịnh Công Sơn,
hình ảnh của ông lại càng trở nên vĩ đại hơn, lớn lao hơn trong trái tim
của tôi, trong sự suy nghĩ của tôi.
Trường Kỳ:
-Có thể đây là một chi tiết nhiều người đã biết, tuy nhiên trong dịp này xin chị nhắc lại về trường hợp chị gặp anh Sơn?
Khánh Ly:
-Cũng
là tình cờ thôi! Tôi là người may mắn được gặp ông Trịnh Công Sơn năm
64 và đến năm 67 thì tôi bắt đầu được hát cùng với ông. ông là hình, tôi
là bóng. Và tôi đã được sống cùng với tên tuổi của ông từ 67, nếu phải
kể thì phải từ 64 cho tới bây giờ.
Trường Kỳ:
-Và từ đó, nhờ anh Sơn chị mới có được thành công, mới tạo được tên tuổi?
Khánh Ly:
-Từ
ông Sơn cũng như tôi đã thưa nhiều lần là nhờ ông, mọi người mới biết
đến tôi và tôi mới được sự thương yêu của mọi người, tôi mói thành nhân
và mới thành danh. Do đó chẳng bao giờ tôi quên được lời ông dặn tôi là
phải ráng sống với một tấm lòng, sống với mọi người bằng sự tử tế và hãy
làm những điều gì tốt đẹp nhất cho Việt Nam, có nghĩa là cho quê hương
của chúng tôi"
Trường Kỳ:
-Và chị đã luôn thực hành lời dặn này?
Khánh Ly:
-Dĩ
nhiên là tôi làm, tôi cố gắng trong khả năng. Dĩ nhiên là trong đời
sống của một người tôi khó có thể nào nói rằng mình là một người toàn
hảo, không bao giờ làm một điều gì lầm lỗi. Nhưng kể từ ngày ra đời cho
đến bây giờ, rồi từ lúc được biết ông Trịnh Công Sơn tôi chưa bao giờ
tôi phạm phải một cái lầm lỗi nào. Tôi chưa bao giờ làm cho ai phải đau
đớn mà tôi cũng chưa bao giờ phụ lòng tin của ông Trịnh Công Sơn là sống
với mọi người bằng sự tử tế, bằng một tấm lòng mà ông Sơn đã dậy tôi.
Từ những ngày tôi còn trẻ cho tới bây giờ, tôi nghĩ là tôi không làm cho
ông Trịnh Công Sơn thất vọng, cũng như là ông Trịnh Công Sơn không hề
phụ lại lòng yêu thương của những người đã thương yêu ông Sơn trong suốt
mấy chục năm qua.
Trường Kỳ:
-Mọi người cho là nếu không có Trịnh Công Sơn sẽ không có Khánh Ly. Chị có cho nhận xét này là đúng?
Khánh Ly:
-Tôi
luôn luôn nói rằng nếu không có ông Trịnh Công Sơn thì sẽ không có tôi.
Có thể tôi vẫn chỉ là một cái bóng mờ nào đó hoặc là tôi sẽ có một cái
đường đi nó chật hẹp hơn. Do đó...tôi luôn luôn nghĩ rằng tôi may mắn đã
có được sự giúp đõ, sự an ủi, dạy bảo, nâng đỡ của ông Trịnh Công Sơn.
Và tôi không bao giờ tôi quên cái ơn nghĩa này.
Trường Kỳ:
-Qua sự thành công của chị, có thể nói chị là một người may mắn?
Khánh Ly:
-Tôi
một người có rất nhiều may mắn, nhưng đồng thời cũng là một người có
rất nhiều bất hạnh. Được may mắn nhiều và cũng đón nhận được nhiều bất
hạnh. Tôi chịu nhiều cái tang trong đời sống, nhiếu cái tang mà không
bao giờ tôi quên. Và mỗi người đi thì để lại trong tim tôi một vết
thương. Bây giờ trong trái tim của tôi chỉ còn một chỗ rất là nhỏ nhoi
là còn nguyên vẹn. Và cái mảnh tim nguyên vẹn đó còn lại, tôi muốn xin
để ghi nhớ ân tình của tất cả mọi khán thính giả ở khắp nơi đã yêu
thương tôi, của các con tôi và của chồng tôi. Bởi vì một người giống như
tôi khó có thể nào mà chịu đựng được quá nhiều bất hạnh như vậy trong
cuộc sống. Những bất hạnh mà những may mắn không đền bù nổi. Tôi tin là
sẽ có người khi nghe tâm sự này của tôi sẽ hiểu những điều mà tôi nói là
thật. Những điều tôi nói đúng theo lời ông Trịnh Công Sơn dậy là sự tử
tế với mọi người. Thì hôm nay những điều tôi nói đều là sự thật, những
sự tử tế tôi muốn gửi đến mọi người. Nếu tôi có đi xa thì cũng xin như
một lời chia tay. Tôi cũng xin một giọt nước mắt của những người đã vì
ông TCS mà yêu thương tôi.
(*Tưạ bài Entry tôi lấy từ ý câu trả lời cuả Khánh Ly trong bài phỏng vấn nầy "Ông là hình, còn tôi là bóng")
HUY THANH