NHỮNG BÀI THƠ TÌNH TRONG MUÀ LY LOẠN
ĐƯỢC PHỔ NHẠC TỪ BA THẬP NIÊN 1945 -1975
CHỌN BÀI & VIẾT LỜI BÌNH THƠ:
HUY THANH
I - LỜI BẠT: ĐƯỢC PHỔ NHẠC TỪ BA THẬP NIÊN 1945 -1975
CHỌN BÀI & VIẾT LỜI BÌNH THƠ:
HUY THANH
Không phải ngẫu nhiên mà tôi chọn Thơ ĐƯỢC PHỔ NHẠC Chủ Đề "Tình Yêu Trong Mùa Ly Loạn" đề viết Entry nầy mà vì trong văn học, những bài Thơ Tình trong cuộc chiến rất hiềm hoi, có thể là đếm trên đầu ngón tay. Đất nước ta bây giờ không còn chiến tranh,có thể một ngày nào đó -và cũng mong như vậy -hai chữ chiến tranh sẽ không có chỗ đứng trong trí nhớ mọi người. Dĩ nhiên những cảm xúc về tình yêu trong chiến tranh theo đó sẽ kết thúc, hay trở thành xa lạ, trở thành lữ khách với những thế hệ sau. Một hiển nhiên là chúng ta, những người còn sót lại ở thế hệ chiến tranh trước vẫn còn là nỗi ám ảnh đau thương,một định mệnh dân tộc, một oan khiên của tình người. Do vậy, chủ đề Entry mà tôi chọn lựa dù chỉ chiếm lỉnh một phần rất nhỏ trong khoảng không gian thơ bao la ,nhưng cái xúc cảm của nó rất to lớn, dường như gắn liền với vận mệnh dân tộc, là cái trăn trở của thế hệ chúng ta vẫn đeo đẳng trong tiềm thức cho đến nay. Nói cách khác, Thơ của họ là ghi tình người trong một dấu ấn lịch sử nào đó.
Khi chọn lựa Thơ, tôi cũng đọc rất kỹ để trích đoạn, bởi vì có một số bài Thơ quá dài (như Tha La Xóm Đạo chẳng hạn), một bài Thơ không phải câu nào cũng hay, cũng logic với những câu khác, cũng cần thiết, nên xin phép tác giả và gia đình bỏ qua và thông cảm cho sự chọn lựa nầy. Những câu thơ, những bài thơ hay tôi chọn lựa chỉ là một phần nhỏ của nhiều bài Thơ cùng một chủ đề, nhưng bài viết cũng có nhiều hạn chế nên xin mạn phép chỉ viết vài nhà Thơ tượng trưng, tiêu biểu mà thôi.
Thơ và Nhạc là hai môn nghệ thuật như mặt trái, mặt phải của một bàn tay, nếu nhạc là bóng thì thơ là hình, hay ngược lại , thơ trong nhạc, nhạc trong thơ, chúng sẽ hòa điệu nhau làm thành những tác phẩm thơ ca để đời. Về nhạc sĩ phổ nhạc, ngoài tài năng viết nhạc họ còn phải có sự nhạy cảm khi thưởng thức một bài thơ. Khi đọc Thơ, những âm thanh sẽ lập tức khởi dậy trong âm vực tiềm ẩn của nhạc sĩ theo từng câu, từng chữ, từng vần, từng điệu .Từ những âm thanh vô sắc đó họ sẽ dùng phương pháp ký âm nốt để tạo thành nó có âm sắc bài hát theo âm luật. Phần còn lại là ca sĩ sẽ chắp cánh cho hồn Nhạc, Thơ bay cao. Nhạc sẽ nâng cánh cho thơ và thơ sẽ nâng hồn nhạc bay xa. Trong nghệ thuật phổ Nhạc từ Thơ, do sự ràng buộc của Âm Luật, Âm giai đã khiến cho nhiều khi nhạc sĩ không giữ được nguyên câu thơ mà phải cải biên, lấy ý của của câu Thơ để viết lời bài. Phần đông, các nhạc sĩ phổ Nhạc những bài Thơ thường tìm những bài không có dấu vết chiến tranh, chỉ thuần túy là thơ Tình dang dở, nỗi khổ đau để hòa nhập âm thanh vào đó .Vì từ đó họ mới tìm được những âm thanh tuyệt vời, trọn vẹn để nâng niu từng câu Thơ, thậm chí từng chữ như nhà Thơ Pháp Alfred de Musset đã nói " Những nỗi tuyệt vọng nhất chính là những bài ca đẹp nhất " ( Les plus désespérés sont les chants les plus beaux ). Một số bài Thơ Tình nổi tiếng của các tác giả như: Cung trầm Tưỡng, Du tử Lê, Đinh Hùng, Đỗ trung Quân, Hàn mặc Tử, Hòang Cầm, Hồ Dzếnh, Huy Cận, Nguyễn Nhựợc Pháp, Trịnh Cung, Kim Tuấn, Nhất Tuấn, Nguyên Sa, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Nguyễn tất Nhiên, Phạm thiên Thư, Tản Đà, Trần Dạ Từ, Thanh tâm Tuyền, Thế Lữ, TTKH, Vũ hoàng Chương, Xuân Quỳnh, Hoàng Anh Tuấn, Hà huyền Chi, Nguyễn tất Nhiên, Hồ đình Phương đều đã được các nhạc sĩ phổ nhạc rất nhiều. Nhưng theo tôi thành công về thể loại phổ thơ nầy nhất là các nhạc sĩ : Phạm Duy, Phạm đình Chương, Hoàng Trọng, Phạm Trọng, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Trần Trịnh, Đan Thọ..v..v... Những bài Thơ đã được các nhạc sĩ phổ Nhạc không liên quan đến cuộc chiến, nếu có dịp tôi sẽ hân hạnh giới thiệu với Quý Vị và các bạn Bloggers trong một ngày gần đây.
Sau cùng, để thưởng thức âm điệu nhạc của những bài thơ nầy, xin Quý Vị và các bạn Bloggers vào Google gõ tên bài nhạc để nghe sẽ thấy thế nào là Nhạc trong Thơ và Thơ trong Nhạc.
II- CHỌN THƠ VÀ BÌNH:
1-QUANG DŨNG (1921-1988) Ông tên thật là Bùi đình Diệm.
BÀI THƠ: ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY
PHỔ NHẠC: PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
" Em ở Thành Sơn chạy giặc về * Tôi từ chinh chiến cũng ra đi *Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt *Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì -- * Đôi mắt ngươi Sơn Tây *U ẩn chiều luân lạc *Buồn viễn xứ không khuây *Tôi gởi niềm thương nhớ -- * Em mang giùm tôi nhé Ngày trở lại quê hương * Khúc hoàn ca rớm lệ * Bao giờ trở lại làng Bương -- Mẹ tôi em có gặp đâu không ? *Bao xác già nua ngập cánh đồng * Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ *Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông --*Từ độ thu về loang bóng giặc * Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn *Đất đá ong khô nhiều sương lệ * Em đã bao ngày lệ chưa chan ? *-- Bao giờ tôi gặp em lần nữa *Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca * Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ .Còn có bao giờ em nhớ ta .
Quang Dũng đã viết về tình yêu một ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, một TÂY TIẾN vừa thể hiện cái khí khái đấng trương phu trong thời chiến , vừa thể hiện cái ủy mị của một thư sinh còn nặng gánh gia đình :
" Rải rác biên cương mồ viễn xứ
* Chiến trường đi chẳng tiếc đầu xanh
*Áo bào thay chiếu anh về đất
* Sông Mã gầm lên khúc độc hành ..
Và ta hãy nghe một lời hẹn, dù biết rằng hẹn chỉ để là hẹn :
" Bao giờ tôi gặp em lần nửa
* Ngày đó thanh bình chắc nở hoa
*Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
*Còn có bao giờ em nhớ ta .?
" Xa quá rồi em người mỗi ngã
*Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
* Em đi áo mỏng buông hờn tủi
*Dòng lệ ngây thơ có dạt dào ..
Thiết nghĩ , viết về tình người, tình nước không có những câu thơ nào vượt qua những câu Thơ nầy.
( Ghi chú :Bài thơ nầy đã được nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ nhạc với tựa đề " Đôi Mắt Người Sơn Tây " phổ biến vào những năm 1960 )
2-KIÊN GIANG: ( 1929 - tên thật là Trương khương Trinh, còn bút danh khác là Hà huy Hà, ông còn là soạn giả cải lương nổi tiếng những vở " Áo Cưới Trước Cổng Chùa ", " Người vợ không bao giờ cưới ")..
BÀI THƠ: HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM:
PHỔ NHẠC: PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG
" Em ở Thành Sơn chạy giặc về * Tôi từ chinh chiến cũng ra đi *Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt *Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì -- * Đôi mắt ngươi Sơn Tây *U ẩn chiều luân lạc *Buồn viễn xứ không khuây *Tôi gởi niềm thương nhớ -- * Em mang giùm tôi nhé Ngày trở lại quê hương * Khúc hoàn ca rớm lệ * Bao giờ trở lại làng Bương -- Mẹ tôi em có gặp đâu không ? *Bao xác già nua ngập cánh đồng * Tôi nhớ một thằng con bé nhỏ *Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông --*Từ độ thu về loang bóng giặc * Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn *Đất đá ong khô nhiều sương lệ * Em đã bao ngày lệ chưa chan ? *-- Bao giờ tôi gặp em lần nữa *Chắc đã thanh bình rộn tiếng ca * Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ .Còn có bao giờ em nhớ ta .
Quang Dũng đã viết về tình yêu một ĐÔI MẮT NGƯỜI SƠN TÂY, một TÂY TIẾN vừa thể hiện cái khí khái đấng trương phu trong thời chiến , vừa thể hiện cái ủy mị của một thư sinh còn nặng gánh gia đình :
" Rải rác biên cương mồ viễn xứ
* Chiến trường đi chẳng tiếc đầu xanh
*Áo bào thay chiếu anh về đất
* Sông Mã gầm lên khúc độc hành ..
Và ta hãy nghe một lời hẹn, dù biết rằng hẹn chỉ để là hẹn :
" Bao giờ tôi gặp em lần nửa
* Ngày đó thanh bình chắc nở hoa
*Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
*Còn có bao giờ em nhớ ta .?
" Xa quá rồi em người mỗi ngã
*Bên nầy đất nước nhớ thương nhau
* Em đi áo mỏng buông hờn tủi
*Dòng lệ ngây thơ có dạt dào ..
Thiết nghĩ , viết về tình người, tình nước không có những câu thơ nào vượt qua những câu Thơ nầy.
( Ghi chú :Bài thơ nầy đã được nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ nhạc với tựa đề " Đôi Mắt Người Sơn Tây " phổ biến vào những năm 1960 )
2-KIÊN GIANG: ( 1929 - tên thật là Trương khương Trinh, còn bút danh khác là Hà huy Hà, ông còn là soạn giả cải lương nổi tiếng những vở " Áo Cưới Trước Cổng Chùa ", " Người vợ không bao giờ cưới ")..
BÀI THƠ: HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM:
PHỒ NHẠC HUỲNH ANH
* Lâu quá không về thăm xóm đạo * Từ ngày binh lữa cháy quê hương * Khói bom che lấp chân trời cũ * Che cả người thương góc giáo đường -- *Mười năm trước em còn đi học *Áo tím điểm tô đời nữ sinh * Hoa trắng cài duyên trên áo tím * Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh * --Quen biết nhau qua tình lối xóm * Cổng trường đối diện ngó lầu chuông *Mỗi lần Chúa nhật em xem lễ *Anh học bài ôn trước cổng trường * --Mỗi lần tan lễ chuông ngưng đổ *Hai bóng cùng đi một lối về *E lệ em cầu kinh nho nhỏ *Thẹn thùng anh đứng lại không đi *-- Sau mười năm lẻ anh thôi học *Nức nở chuông trường buổi biệt ly *Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo *Khi nàng áo tím bước vu quy -- *Trở lại thăm trường vô xóm Đạo *Anh làm chiến sĩ giữ quê hương *Giữ mầu áo tím cành hoa trắng *Giữ cả trường xưa nóc giáo đường *--Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng *Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ *Anh đem gạch nát xây tường cũ *Chiếm lại lầu chuông đuổi kẻ thù *--Nhưng rồi người bạn đồng song ấy *Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ *Chuông đổ ngân vang hồi vĩnh biệt *Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ *-- Xe tang đã khuất nẻo đời *Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu *Từ đây tóc rũ khăn sô * Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.--*Lạy Chúa con là người ngoại đạo *Nhưng tin có Chúa ngự trên trời *Trong lòng con giữ mầu hoa trắng *Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi .
* Lâu quá không về thăm xóm đạo * Từ ngày binh lữa cháy quê hương * Khói bom che lấp chân trời cũ * Che cả người thương góc giáo đường -- *Mười năm trước em còn đi học *Áo tím điểm tô đời nữ sinh * Hoa trắng cài duyên trên áo tím * Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh * --Quen biết nhau qua tình lối xóm * Cổng trường đối diện ngó lầu chuông *Mỗi lần Chúa nhật em xem lễ *Anh học bài ôn trước cổng trường * --Mỗi lần tan lễ chuông ngưng đổ *Hai bóng cùng đi một lối về *E lệ em cầu kinh nho nhỏ *Thẹn thùng anh đứng lại không đi *-- Sau mười năm lẻ anh thôi học *Nức nở chuông trường buổi biệt ly *Rộn rã từng hồi chuông xóm đạo *Khi nàng áo tím bước vu quy -- *Trở lại thăm trường vô xóm Đạo *Anh làm chiến sĩ giữ quê hương *Giữ mầu áo tím cành hoa trắng *Giữ cả trường xưa nóc giáo đường *--Giặc chiếm lầu chuông xây ổ súng *Súng gầm rung đổ gạch nhà thờ *Anh đem gạch nát xây tường cũ *Chiếm lại lầu chuông đuổi kẻ thù *--Nhưng rồi người bạn đồng song ấy *Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ *Chuông đổ ngân vang hồi vĩnh biệt *Tiễn anh ra khỏi cổng nhà thờ *-- Xe tang đã khuất nẻo đời *Chuông nhà thờ khóc đưa người ngàn thu *Từ đây tóc rũ khăn sô * Em cài hoa trắng lên mồ người xưa.--*Lạy Chúa con là người ngoại đạo *Nhưng tin có Chúa ngự trên trời *Trong lòng con giữ mầu hoa trắng *Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi .
(Ghi chú ; Bài thơ nầy đã được nhạc
sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc với tựa đề " Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo tím "
phổ biền vào những năm 1970 )
Kiên Giang thì lại khác, bài thơ HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM dường như chủ đề quê hương của ông thoáng qua rất nhẹ, rất mong manh , sau đó dẫn đến cái chết của người yêu của cô gái hy sinh vì bảo vệ giáo đường .Một cái chết mà khi tôi đọc cảm thấy bất ngờ và hụt hẫng, vì nó không có điềm báo hiệu nào hết của người tình học trò sau nầy thành người lính sau khi cô gái vu quy. Tâm điểm bài Thơ chủ yếu là ông nuối tiếc một cuộc tình vói người yêu là con Chiên của Chúa, đạo trong tình, và tình trong đạo. Khổ cuối cùng như là một sám hối đúng như logic của Kinh Thánh là khi vui ta quên mất Chúa, khi tuyệt vọng lại kêu cầu Chúa:
* Lạy Chúa con là người ngoại đạo
* Nhưng tin có Chúa ở trên trời
*Trong lòng con giữ mầu hoa trắng
* Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi
Một bài Thơ kể một chuyện tình rất Thơ bắng những ngôn từ rất dung dị đi vào lòng người .
Là một soạn giã nổi tiếng về cải lương, nhà Thơ cũng cấu trúc bài Thơ trên có một cái hậu cũng không kém phần bi tráng như những vở tuồng mà ông đã viết. Như nhân vật Mộng Long và Sơn Nữ Phà Ca trong "Người Vơ Không Bao Giờ Cưới," như nhân vật Phương Tự trong " Áo Cưới Trước Cổng Chùa " Những vở tuồng ông viết đã đưa nữ nghệ sĩ tài sắc nhưng yểu mệnh Thanh Nga chiếm Huy Chương Vàng giải Thanh Tâm rất sớm từ năm 17 tuổi .
3-HỮU LOAN : (1916-2010 tên thật là Nguyễn hữu Loan)Kiên Giang thì lại khác, bài thơ HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM dường như chủ đề quê hương của ông thoáng qua rất nhẹ, rất mong manh , sau đó dẫn đến cái chết của người yêu của cô gái hy sinh vì bảo vệ giáo đường .Một cái chết mà khi tôi đọc cảm thấy bất ngờ và hụt hẫng, vì nó không có điềm báo hiệu nào hết của người tình học trò sau nầy thành người lính sau khi cô gái vu quy. Tâm điểm bài Thơ chủ yếu là ông nuối tiếc một cuộc tình vói người yêu là con Chiên của Chúa, đạo trong tình, và tình trong đạo. Khổ cuối cùng như là một sám hối đúng như logic của Kinh Thánh là khi vui ta quên mất Chúa, khi tuyệt vọng lại kêu cầu Chúa:
* Lạy Chúa con là người ngoại đạo
* Nhưng tin có Chúa ở trên trời
*Trong lòng con giữ mầu hoa trắng
* Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi
Một bài Thơ kể một chuyện tình rất Thơ bắng những ngôn từ rất dung dị đi vào lòng người .
Là một soạn giã nổi tiếng về cải lương, nhà Thơ cũng cấu trúc bài Thơ trên có một cái hậu cũng không kém phần bi tráng như những vở tuồng mà ông đã viết. Như nhân vật Mộng Long và Sơn Nữ Phà Ca trong "Người Vơ Không Bao Giờ Cưới," như nhân vật Phương Tự trong " Áo Cưới Trước Cổng Chùa " Những vở tuồng ông viết đã đưa nữ nghệ sĩ tài sắc nhưng yểu mệnh Thanh Nga chiếm Huy Chương Vàng giải Thanh Tâm rất sớm từ năm 17 tuổi .
BÀI THƠ: MẦU TÍM HOA SIM
PHỔ NHẠC: PHẠM DUY
(ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ )
*Nàng có ba người anh đi bộ đội . *Những đứa em nàng *Có em chưa biết nói *--Khi tóc nàng xanh xanh *Tôi người vệ quốc quân *Xa gia đình đi kháng chiến *--Yêu nàng như tình yêu em gái *Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới *Tôi mặc đồ hành quân *Đôi giày đinh *Bết bùn đất hành quân *--Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo *Tôi ở đơn vị về *Cưới nhau xong là đi *--Từ chiến khu ba nhớ về ái ngại *Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại *Mà nhỡ khi mình không về *Thì thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê *--Nhưng không chết người anh khói lửa *Mà chết người em nhỏ hậu phương..* Tôi về không gặp nàng *Mẹ ngồi bên mộ con -- *Chiếc bình hoa ngày cưới * Đã thành chiếc bình hương --. *Một chiều rừng mưa .*Ba người anh từ chiến trường Đông Bắc *Được tin người em mất * Trước tin em lấy chồng --*Chiều hành quân qua những đồi sim *Nhớ ai áo rách vai *Ai hát trong mầu hoa * Áo anh sức chỉ đường tà * Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu .
Ghi chú : Bài thơ nầy đã được nhạc sĩ Phạm Duy
phổ nhạc với tựa đề "Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà " phổ biến khoảng năm
1970, nhạc sĩ Dzũng Chinh phổ nhạc với tựa đề " Những đồi Hoa Sim " phổ
biến năm 1967 ) .PHỔ NHẠC: PHẠM DUY
(ÁO ANH SỨT CHỈ ĐƯỜNG TÀ )
*Nàng có ba người anh đi bộ đội . *Những đứa em nàng *Có em chưa biết nói *--Khi tóc nàng xanh xanh *Tôi người vệ quốc quân *Xa gia đình đi kháng chiến *--Yêu nàng như tình yêu em gái *Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới *Tôi mặc đồ hành quân *Đôi giày đinh *Bết bùn đất hành quân *--Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo *Tôi ở đơn vị về *Cưới nhau xong là đi *--Từ chiến khu ba nhớ về ái ngại *Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại *Mà nhỡ khi mình không về *Thì thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê *--Nhưng không chết người anh khói lửa *Mà chết người em nhỏ hậu phương..* Tôi về không gặp nàng *Mẹ ngồi bên mộ con -- *Chiếc bình hoa ngày cưới * Đã thành chiếc bình hương --. *Một chiều rừng mưa .*Ba người anh từ chiến trường Đông Bắc *Được tin người em mất * Trước tin em lấy chồng --*Chiều hành quân qua những đồi sim *Nhớ ai áo rách vai *Ai hát trong mầu hoa * Áo anh sức chỉ đường tà * Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu .
HỮU LOAN trong MẦU TÍM HOA SIM thì lại khác, mối tinh trong bài thơ dường như rất sớm ,ông cưới một người vợ rất "bé bỏng chiều quê " để rồi khi đi chinh chiến lại " nhớ về ái ngại, lấy chồng chiến binh mấy người trở lại " đúng như câu " Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ". Trong thơ ca, mầu tím như một mầu của định mệnh, mầu của chia phôi, trắc trở, nó đã gắn liền với mấu mực và những cuộc tình áo trắng chợt đến, chợt phai như tuổi học trò. Nó cũng là tên của một loài hoa mầu tím Pensée có nghĩa là Nhớ. "Ngày xưa có một chàng trai vì chìu lòng người yêu nên leo xuống bờ vực núi hái một đóa hoa dại mầu tím chưa có tên tặng nàng theo ý muốn của nàng . Khi hái hoa vừa xong chàng bỗng trợt chân té xuống vực, rơi vào dòng nước đang cuồn cuộn chảy ,trước khì xuống tuyền đài, chàng ,đã cố đưa đóa hoa lên vẫy người yêu và nói to; "Pensée moi, pensée moi (Hãy nhớ anh, hãy nhớ anh ). Từ đó loài hoa tím nho nhỏ có tên là hoa Penssée nghĩa là NHỚ. ". Ở các vùng cao nguyên , hoa Pensée cùng các loại hoa khác có mầu tím như hoa sim, hoa mồng tơi là những để tài chia ly trong thơ ca, thơ văn hiện đại.
Mầu tím đúng là mầu định mệnh, mầu chia ly, chiến tranh không cướp đi người chiến sĩ mà cướp đi người em gái nhỏ hậu phương. Hình tương về cuộc chiến tranh trong thơ Hữu Loan rất đặc sắc, chiến tranh không từ ai kể cả những người không biết chiến tranh là gì Những câu thơ:
*Chiếc bình hoa ngày cưới
*Đã thành chiếc bình hương " hay
" Tin người em gái mất
* Trước tin em lấy chồng " .
Những câu Thơ đã nói lên thời buổi loạn ly, sự hỗn mang của tình người trong hoàn cảnh, cái xô bồ không còn trật tự gì của công lý.Người ta làm bất cứ cái gì làm được miễn là đạt được sự tồn vong giữa cái thành và bại, giữa được và mất , giữa cái nhục và cái vinh Nhiều người trách Thơ Hữu Loan yếm thế, chưa gì mà " nhở khi mình không về " chẳng khác nào chưa đánh mà sợ bại, chưa ra quân mà đã đê hèn. Tôi không nghĩ như vậy, mà xem đó là những câu thơ rất thực, rất nhân bản của hồn thơ, bởi vì nếu là một chiến sĩ thì ai cũng có quyền nghĩ đến sự sống và cái chết, chiến thắng và thảm bại cùng những hệ lụy của nó. Không ai có thê mang ảo tưởng thắng trận khi mình vừa ra trận trong một cuộc chiến tranh bất cân xứng, bất trắc ,đầy quy ước:
" Từ chốn xa xôi nhớ về ái ngại
" Lấy chồng chiến binh mấy người trở lại
" Mà nhỡ khi mình không về
" Thì thương người vợ hiền bé bỏng chiều quê
Những đoạn cuối, Hữu Loan đã vẽ lên một bức tranh tuyệt vời khi nói về một rừng hoa sim tím thẩm nối với bầu trời cũng tím thẫm của hòang hôn, tưởng như trời và đất giao thoa ở cõi vĩnh hằng.Trong cái bóng tím lẻ loi đó, hình ảnh nhỏ nhoi của người mẹ ngồi khóc con như một nét chấm phá nổi bật lên một gam mầu của tình mẹ bao la, rồi đồng vọng lên những câu ca dao như đau nhói trái tim người
" Áo anh sứt chỉ đường tà.
" Vợ anh chết sớm mẹ già chưa khâu"
4- GIANG NAM: ( 1929-..)tên thật là Nguyễn Sung)
BÀI THƠ: QUÊ HƯƠNG
PHỒ NHẠC: PHẠM TRỌNG CẦU
*Thuở còn thơ ngày hai buổi đến
trường * Tôi yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ * Ai bảo chăn
trâu là khổ *Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao * --Có những ngày
trốn học đuổi bướm tân cầu ao * Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã
khóc ' Có cô bé nhà bên nhìn tôi cười khúc khích.. *Mắt xoe tròn trông
tinh nghịch làm sao -- * Rồi Cách Mạng bùng lên *Rồi kháng chiến
trường kỳ * Quê tôi đầy bóng giặc * Từ biệt mẹ tôi đi *-- Cô gái
nhà bên có ai ngờ cũng vào vào du kích * Hôm gặp lại tôi cũng cười
khúc khích * Mắt đen tròn thương thương qua đi thôi * Giữa cuộc hành
quân không nói được nên lời *Đơn vị đi qua tôi ngoảnh đầu nhìn lại
*Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi --Rồi hoà bình tôi trở về đây *Với
mái trường xưa bãi mía luống cày * Lại gặp em thẹn thùng nép sau cánh
cửa *Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ * Chuyện chồng con khó nói
lắm anh ơi * Tôi nằm bàn tay em nhỏ bé ngậm ngùi *Em vẫn để yên
trong tay tôi nóng bõng -- *Hôm nay nhận được tin em *Tôi vẫn không
tin dù đó là sự thật *Giặc bắn em rồi quăng xác mất * Chỉ vì em là du
kích em ơi --* Xưa tôi yêu quê hương vì có hoa có bướm *Có những
chiều trốn học bị đòn roi . * Nay tôi yêu quê hường vì trong từng nắm
đất *Có một phần xương thịt của em tôi
( Ghi chú : Bài Thơ nầy đã được nhạc sỉ Phạm trọng
Cầu phổ nhạc, phổ biến vào năm 1975 tại miền Nam sau ngày thống
nhất đất nước )
GIANG NAM với bài Thơ QUÊ HƯƠNG cũng là một
hình ảnh đất nước trong thời ly loạn. Mùa thu ở nơi đó là mùa thu của
khói lửa chiến tranh , bầu trời vẫn ảm đạm, lá vàng vẫn xơ xác, nhưng
những âm vang tình Thơ của mùa Thu đã không còm lãng mạn ,không còn cất
lên vang động dịu êm như một thời yên bình ngày nào Tất cả đã chìm vào
ký ức mịt mù, một tuổi thơ mất tình cờ thay vào đó một tuổi trẻ hoang vu
, chưa định hướng đời cũng như chưa được đời định hướng . GIANG NAM đã
tìm trong ký ức , bám víu vào đó một chút gì niềm vui nhỏ nhoi khi : " Mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học đuổi bướm tận cầu ao
" Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc
Rồi cô bé " với nụ cười khúc khích " đã vào cuộc đời nhà thơ như một cái bắt gặp ngẫu nhiên, hồn nhiên nhưng sâu lắng . Nụ cười đó theo nhà thơ đi vào cuộc chiến tranh với nỗi nhớ nhung nhớ xa xôi, một hoài niệm tuyệt vời :
" Đơn vị đi qua tôi còn ngoảnh lại
* Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi .
Rồi họ tình cờ gặp lại nhau trong cùng một chiến tuyến mà cô du kích bé con vẫn chưa quên những chuyện cổ tích ấu thơ, vẫn nụ cười khúc khích như một thói quen cần thiết khi gặp người anh trai hàng xóm cũ .Hòa bình tạm đến, họ gặp lại nhau :
*Tôi về đây với bãi mía luống cày
* Gặp lại em thẹn thùng nấp sau cánh cửa
* Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
* Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi
* Tôi nắm lấy bàn tay nhỏ bé ngậm ngùi
* Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bõng
Tình yêu của họ đẹp, đẹp vì họ chỉ tỏ tình bằng cái cầm tay của người con trai và sự để yên không rút lại của người con gái . Đó là câu trả lời .Trong tình yêu có những câu trả lời không cần bằng ngôn ngữ mà chỉ bằng ánh mắt , cái cầm tay, một nụ hôn trên mái tóc còn xanh đầu đời. Thế thôi, không cần sáo ngữ như lớp trẻ bây giờ. Những giao cảm đó ,dù nhẹ nhàng ,nhưng cũng đeo đẳng suốt cả đời nhau, dù cả trong mộng mị suốt đời không quên..
Cái chết của người con gái trong Thơ Giang Nam khác với trong Thơ Hữu Loan ,Thơ Giang Nam người con gái chết không có mộ, chết như một anh thư, còn trong Thơ Hữu Loan , người con gái chết còn có ngôi mộ, nơi yên nghỉ cuối cùng.Tuy nhiên cái chết nào cũng là ly biệt, là thảm sầu, là mất mát nên ở một góc cạnh nào đó những đau thương cũng được định nghĩa như nhau..
Về hai chữ Quê Hương , rất nhiều nhà Thơ chọn làm Tựa Bài như : Tế Hanh, Đỗ trung Quân,Kim Giang, Trúc Quỳnh.,Phan lạc Tuyên, Giang Nam. Tôi chỉ chọn hai bài của Giang Nam và Phan lạc Tuyên là hai bài nói về chiến tranh như chủ đề đã chọn lựa.
5-PHAN LẠC TUYÊN ( 1929 ( ? ) tên thật là Phan Lạc Tuyên)
BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG
PHỔ NHẠC ĐAN THỌ* Anh về qua xóm nhỏ * Em chờ dưới bóng dừa * Nắng chiều lên mái tóc * Tình quê hương đơn sơ -- *Quê em nghèo cát trắng * Đất em lúa vừa xanh *Anh là người chiến sĩ * Áo bạc mầu đấu tranh --*Em mời anh dừng lại * Đêm trăng ướt lá dừa * Bên nồi khoai mới luộc *Ngát thơm vườn dâu thưa -- * Em hẹn em sẽ kể * Tình quê hương đơn sơ -- *Mẹ già như chiều nắng *Nhớ con trai chưa về -- *Ruộng nghèo không đủ thóc *Vườn nghèo nong tầm thưa *Nắng lên mầu hoang lọan *Quê nhà thêm xác xơ
( Ghi chú :Bài thơ nầy đã được nhạc sĩ Đan Thọ phổ nhạc với tưa Tình Quê Hương phổ biến khoảng năm 1965 )
PHAN LẠC TUYÊN trong bài Thơ QUÊ HƯƠNG là một tự tình khúc nhiều hơn là một bài Thơ trọn vẹn . Một câu tuy chỉ có năm chữ , nhưng khi đọc tôi có cảm tưởng như tứ thơ của nó dàn trải vô tận hàng ngàn chữ. Đọc đến hết bài Thơ, tôi vẫn còn thấy thiếu sót, hụt hẫng những rung động nào đó về quê hương, phải rồi dòng sông , một con đò. Ông là một người cầm súng nên trong Thơ ông ta bắt gặp những nét đạm bạc của làng quê từ Bắc vào Nam mà trên bước đường chinh chiến ông đã gặp, đã đi qua, đã gởi vào ký ức .Người con gái trong thơ của Ông không phải là người yêu , mà cũng không chết như của Hữu Loan , Giang Nam , mà cô chỉ là chiếc quán trọ bên đường khi người chiến sĩ lữ hành dừng chân đôi giây phút :
" Anh về qua xóm nhỏ.
*Em chờ dưới bòng dừa..
*Nắng chiều lên mái tóc
*Tình quê hương đơn sơ .
Quả vậy, nó đơn sơ tình người và tình đất :
"Quê em nghèo cát trắng
"Đất em lúa vừa xanh
*Anh là người chiến sĩ
* Áo bạc mầu đấu tranh.
Nhưng những người con gái quê thường tỏ tình một cách kín đáo, dù biết rằng trong chiến tranh tình yêu đôi khi là chỉ là sợi khói mong manh :
" Em mời anh dừng lại
*Đêm trăng ướt lá dừa
*Bên nồi khoai mới luộc
* Ngát thơm vườn dâu thưa .
Những câu thơ cuối viết về một làng quê nghèo thật tuyệt vời:
"Mẹ già như chiều nắng
* Nhớ con trai chưa về
* Ruộng nghèo không đủ thóc
* Vườn nghèo nong tầm thưa.
* Nắng lên mầu hoang loạn
* Quê nghèo thêm xác xơ " .
Một bài Thơ năm chữ như là bức tranh tuyệt vời , ta hãy hình dung trong một đêm trăng sáng, người chiến sỉ tạm dừng chân quây quần cùng một gia đình dân quê bên nồi khoai mới luộc còn nghi ngút khói .Người chiến sĩ nét mặt phong trần, áo bạc mầu vì thuốc súng , người con gái e ấp vì có người khách lạ thăm nhà, từ đó họ nảy sinh những cảm tình không ai nói với ai, những tình cảm thầm kín trong một chốn quê nghèo mà ruộng không đủ thóc , nong tằm thưa vì không có dâu .Thế rồi người chiến sĩ ấy sáng mai lại lên đường như con tầu chỉ ghé sân ga một đêm , rồi mai sáng lại tiếp tục làm kiếp lữ hành vào nơi gió cát, để rồi ở chốn xa xôi nào đó người con gái vẫn ngóng chờ , nơi mà quê hương của cô vẫn :
" Nắng lên mầu hoang loạn
*Quê nghèo thêm xác xơ
Bài Thơ nầy khi tôi đọc lên đã thấy những âm thanh nhạc gần gũi đâu đó trong hồn thơ, trong vần điệu , chỉ tiếc rằng nhạc sĩ Đan Thọ đã phổ nhạc nếu không tôi cũng sẽ dùng âm thanh phổ nhạc chấp cánh cho bài Thơ nầy được bay cao
6-VŨ ANH KHANH: ( 1928-1956 tên thật là Võ văn Khanh)
BÀI THƠ: THA LA XÓM ĐẠO
PHỔ NHẠC DZŨNG CHINH
* Đây Tha La xóm đạo *Có trái
ngọt cây lành *Tôi về thăm một dạo *Giữa mùa nắng vàng hanh -- *
Ngậm ngùi Tha La bảo * Đây rừng xanh, rừng xanh *Bụi đùn quanh ngõ
vắng .*Khói đùn quanh nóc tranh *Giáo đường ven mây trắng *Và khói
loạn xây thành --*Viễn khách hỡi hãy dừng chân cho hỏi * Nắng hạ vàng
ngàn hoa gạo rưng rưng * Đây Tha La một xóm đạo ven rừng *Có trái
ngột cây lành in bóng lá -- *Con đường nhỏ bụi phủ mờ gót lạ
* Ngày êm êm lòng viễn khách bơ vơ * Về đây chi khách lạ có ai chờ *
Ai đêm tối xin thưa tôi lạc bước -- *Không có ai chờ đưa đón tôi
đâu *Rồi quạnh hiu khách lặng lẽ cúi đầu *Tìm hoa gạo lạc loài
trên vệ cỏ -- * Ngàn cánh hoa bay ngẩn ngơ trong gió * Gạo rưng rưng
ngàn hoa máu rưng rưng *Nhìn hoa rơi lòng viễn khách bâng khuâng
..--* Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La *Rừng mênh mông xóm đạo với
rừng già *Nắng lổ đổ rụng trên đầu viễn khách -- * Có đám Chiên
lành *.Quỳ cạnh Chúa một chiều xưa lửa dậy * Quỳ cạnh Chúa đám Chiên
lành run rẩy * Chúng con về cõi tục để làm dân * Rồi cởi áo tu * --
Khách ngoảnh mặt nghẹn ngào trong nắng đổ * Nghe gió thổi như trùng
dương sóng vổ *Lá rừng cao vàng rụng lá rừng bay * Giờ khách đi Tha
La nhắn câu nầy *Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé * --Hãy về thăm
xóm đạo *Có trái ngọt cây lành * Ngày êm êm lòng viển khách bơ vơ
*Khách về chi đây khách hởi có ai chờ * Và khách buồn vì tiếng gió đang
hờn * Nghe gió nổi từng cơn -- *Gió vun vút gió rợn rùng gió
rít *Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch *.Thôi hết rồi còn chi nữa
Tha La *Bao người đi thề chẳng trở lại nhà * Nay đã chết giữa chiến
trường ly loạn ....
( Ghi chú :Tha La là một địa danh xóm Đạo ở xã
An Điền, huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh . Bài Thơ nầy đã được nhạc sĩ
Dzũng Chinh phổ nhạc bài hát tên là " Tha La Xóm Đạo " vào năm 1963 ).
. VŨ ANH KHANH trong bài thơ THA LA XÓM ĐẠO lại ở một mảng khác, ở giữa cái Đạo và cái Đời bị trộn lẫn nên ông đã bỏ cái Đạo mà chọn cái Đời , có lẽ ông cho rằng Đời không ổn thì Đạo sẽ không yên nên 'Có đám Chiên lành.
" Quỳ cạnh Chúa một chiều thu lửa dậy
" Quỳ cạnh Chúa đám Chiên lành run rẩy
Chúng con về cõi tục để làm dân
"Rồi cởi áo nhà tu
" Rồi xếp kinh cầu nguyện
Rồi bước trở về trần .
Sau đó, họ từ giã Chúa cầm súng để bảo vệ Tha La :
" Bao người đi thề chẳng trở về nhà
Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn
.Khách ghé qua Tha La như bị cuốn hút trong cái hoang vắng tiêu điều của một xóm Đạo bị tàn phá bởi chiến tranh, xóm đạo không còn vọng hồi chuông đổ, trai tráng cũng đã xếp Thánh Kinh để về tục ,chỉ còn những cụ già trả lời viễn khách qua đường :
* Em chẳng biết gì ư ?
"Cười rung chòm râu trắng
*Đã từ bao năm qua
* Khói loạn phủ mịt trời
Đọc suốt bài Thơ dài của Vũ Anh Khanh nhiều khi tôi tự hỏi tác giả là người trong cuộc, là những con Chiên từ giã cõi tu về với cõi trần ở đất Tha La hay chỉ là một viễn khách qua đường? Trong đoạn đầu nhà Thơ đã viết về Tha La những câu Thơ rất tuyệt khi vẽ về một bức tranh vùng quê bị chiến tranh tàn phá:
" Và khách buồn vì tiếng gió đang hờn
Khách nhẹ cười khi gió nổi từng cơn
"Gió vi vút gió rơn rùng gió rít
" Bỗng đâu đây vẳng véo von tiếng địch
"Thôi hết rồi còn chi nữa Tha La
" Bao người đi thề chẳng trở lại nhà
"Nay đã chết giữa chiến trường ly loạn
Những diễn cảm đoạn Thơ trên không phải chỉ là miêu tả một Tha La ngậm ngùi, tan tác mà còn là tiếng trách hờn oán giận chiến tranh của những người trong cuộc. Trong bài Thơ nầy, tôi không thấy thấp thóang một bóng phụ nữ nào của tác giả như những bài Thơ khác mà chỉ thấy có nhửng hệ lụy của chiến tranh đeo đẳng trong từ nét chữ, lời câu Thơ:
" Rồi quạnh hiu khách lặng lẽ cúi đầu
Tìm hoa rụng lạc loài bên vệ cỏ
"Nghìn cách hoa bay ngẩn ngơ trong gió
"Gạo rưng rưng mầu hoa máu rưng rưng
Đọc mãi, nghiền ngẫm mãi đến đoạn Thơ cuối tôi mới chợt hiều tại sao tác giả lại dành một đọan đầu rất dài để nói về vùng đất Tha La trước và sau chiến tranh. Khi đọc người ta theo nhịp rung cảm của tác giã như bị cuốn hút, hóa thân thành một tín đồ xóm Đạo, để mà thương tiếc, để mà hận thù. Bài thơ đã xuất hiện ẩn số khi đoạn cuối tác giả đã nói :
"Có đám Chiên lành
Quỳ bên Chúa một chiều thu lửa dậy
"Quỳ bên Chúa đám chiên lành run rẩy
"Chúng con về cõi tục để làm dân
"Rồi cởi áo tu
" Rồi xếp Thánh Kinh
Phải, họ tạm biệt Chúa lên đường cứu nước, giữ cho Tha La còn là vùng đất Thánh để hồi sinh lại sau cuộc chiến, tất cả sẽ làm lại từ đầu sau cơn Hồng Thủy của loài người ,và cũng để họ phục sinh lại làm con Chiên, con Chúa :
" Khi hết giặc khách hãy về thăm khách nhé
"Hãy về thăm xóm đạo
" Có trái ngọt cây lành
" Tha la ngàn hoa gạo
" Và gió mát rừng xanh
7 -QUANG DŨNG: (1921-1988 ) Ông tên thật là Bùi đình Diệm
BÀI THƠ: TÂY TIẾN
PHỔ NHẠC PHẠM DUY
* Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi * Nhớ
về rừng núi nhớ chơi vơi *Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi *Mường
Lát hoa về trong đêm hơi -- *Dốc lên khúc khuỷu dốc sâu thẳm *Heo hút
cồn mây súng ngửi trời *Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống *Nhà ai
Pha Buôn mưa xa khơi -- *Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa *Kìa em
xiêm áo tự bao giờ *Khèn lên man điệu nàng e ấp *Nhạc về Viên Chang
xây hồn thơ -- *Người đi Châu Mộc chiều sương ấy * Có thấy hồn lau nẻo
bến bờ *Có nhớ dáng người trên độc mộc *Trôi dòng nước lá hoa đong
đưa --*Rải rác biên cương mồ viễn xứ *Chiến trường đi chẳng tiếc đầu
xanh * Áo bào thay chiếu anh về đất * Sông Mã gầm lên khúc độc
hành -- *Tây Tiến người đi không hẹn ước *Đường lên thăm thẳm một
chia phôi *Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy *Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi
..
Ghi chú: Bài Thơ nầy đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc lấy tựa là Tây Tiến phổ biến vào năm 1958 )III - LỜI KẾT:
Như chúng ta đã thấy Thơ tình trong chiến tranh là Thơ của mọi người, không như những bài Thơ tình thuần túy khác ít nhiều cũng có cái "tôi " riêng lẻ trong đó. Khi đọc những bài Thơ nầy, thú thật tôi đã có những sự xúc động, ít nhiều đau đớn, ít nhiều đồng hành cho những mối tình trong chiến cuộc, nó mong manh như mạng sống, tình cờ như viên đạn lạc vào tâm linh, vào trái tim. Viết Entry nầy tôi không có tham vọng làm một nhà bình luận như nhiều nhà bình luận khác đã viết về họ trên sách vở, trên mạng, mà chỉ xin đứng trong một góc nhỏ văn học để nói lên những nhận định rất cá nhân của mình bằng tất cả trân trọng những người thơ đi trước. Trân trọng đồng nghĩa như một lời tri ân họ đã để lại cho đời những tác phẩm bất tử dù nay họ đã hay sắp bước vào cuộc tử sinh.
HUY THANH