THAM LUẬN
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÙNG TỪ NGỮ
KHI SOẠN THẢO HƠP ĐỒNG KINH TẾ
HUY THANH
Hiện nay, sự giao dịch mua bán dù trong nội điạ hay trên lĩnh vực ngoại thương giữa các nước với nhau, người ta thường căn cứ vào Hợp Đồng Kinh Tế (H Đ K T). Riêng trong lãnh vực mua bán quốc tế, người ta thường ký với nhau những Hợp Đòng Ngoại Thương hay Xuất Nhập Khẩu. Đó là một văn bàn thoả thuận giữa hai hay nhiều nước căn cứ vào luật pháp kinh tế của các bên và quốc tế để giao dịch thương mại lẫn nhau.
Do ngôn ngữ và luật pháp các bên không thống nhất, nên để những điều khoản thỏa thuận được hiểu một cách rõ ràng, tiện cho việc thưc hiện, tránh được những tranh chấp không cần thiết trước Cơ Quan Tài Phán Kinh Tế Quốc Tế, việc soạn thảo, dùng từ ngữ chính xác trong Hợp Đồng Kinh Tế rất quan trọng. Việc cẩn trọng trong khi dùng từ ngữ lúc soạn thảo Hợp Đồng Kinh Tế (không những dành riêng cho việc mua bán quốc tế mà còn cả trong các Hợp Đồng mua bán nội địa, các địa phương với nhau) rất cần thiết cho những chuyên gia soạn thảo H Đ K T. Người ta thường nói: "sai một ly đi ngàn dặm" hay "bút sa gà chết" là nói đến những trường hợp ta có thể sai lầm trong việc giao dịch mua bán với nhau, nhất là trong việc ký Hợp Đồng mua bán. Do vậy việc dùng từ ngữ rất quan trọng cho những chuyên viên soạn thảo văn bản về Kinh Tế nói chung và cho lãnh vực buôn bán nói riêng.
Dưới đây tôi mạo muội trình bày quan điểm của mình trong Entry "Những Nguyên Tắc Cơ Bản dùng từ ngữ khi soạn thảo Hợp Đồng Kinh Tế " căn cứ vào những kinh nghiệm thực tế của tôi sau một thời gian làm việc trong ngành Ngoại Thương đa quốc gia. Bài viết chỉ nhằm trao đổi kinh nghiệm với quý vị, bạn bè đồng nghiệp, và những bạn nào quan tâm trong lĩnh vực nầy chứ không phải là một bài khảo luận hẳn hoi. Nếu có thiếu sót xin các bản chỉ giáo thêm.
Về cách dùng từ ngữ trong khi soạn thảo một Hợp Đồng Kinh Tế, theo tôi có những Nguyên Tắc chính sau đây:
A- VỀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ:
Gồm 4 nguyên tắc chính sau đây:
1- NGUYÊN TẮC 1:
KHÔNG DÙNG CÁC KÝ HIỆU ĐẶC BIỆT VÀ THỪA CHỮ :
Hợp đồng Kinh Tế ( HĐKT ) là một văn bản mang tính cách ràng buộc trách nhiệm của cả hai bên mua và bán trên lĩnh vực quốc tế, nên không dược viết một cách hời hợt hiểu theo nghĩa chung chung, cấm dùng những ký tự như " v..v.. " . " ...." . " ? "mà mục đích để ngắn gon câu văn hay chỉ những vấn đề chưa xảy đến cụ thể trong Hợp Đống. Yêu càu nội dung của Hợp Đồng là phải chính xác , hiểu từng câu văn, từng chữ mốt cách đơn nghiã (ĐƠN CHIỀU) mà không thể gỉải thích theo một nghĩa nào khác (ĐA CHIỀU). Trong kết cấu môt câu văn của Hợp đồng Kinh Tế, người ta không cho phép người soạn hợp đồng viết thưà một chữ nào có thể hiểu nghĩa làm sai lệch ý nghĩa chính của điều kiện hai bên đã thoả ước.
Thí dụ: "Hai bên đồng ý những trường hợp bất khả kháng như chiến tranh, thiên tại, địch hoạ v..v.. thì hai bên sẽ không còn trách nhiệm ràng buộc gì với bất cứ điều khoản nào đã thoả thuận". Việc dùng ký hiệu " v..v.," nầy sẽ xảy ra sự tranh tụng trước cơ quan tài phán quốc tế khi có những trường hợp bất khả kháng khác như " cấm vận, khủng bố," không có ghi trong Hợp Đồng cụ thể. Một thí dụ khác: " Bên mua có thể sẽ không nhân những hàng hoá nào không đúng với quy cách thỏa thuận". Từ "có thể" ở đây là hai chữ thưà, vì nó làm giảm bớt trách nhiệm của bên bán khiến họ ỷ lại trong việc giao dịch mà giao hàng mất phẩm chất trong khi đây không phải là sự đồng ý của bên mua mà do người soạn thảo Hợp Đồng viết thừa chữ khiến ý nghĩa của điều khỏan thỏa thuận được hiểu sai lệch
2- NGUYÊN TẮC 2:
TỪ NGỮ DÙNG PHẢI ĐƠN CHIỀU, CỤ THỂ, CHÍNH XÁC:
Từ ngữ sử dụng phải đơn chiều nghĩa là phải được hiểu chỉ một nghĩa mà không thể giải thich bằng một nghĩa nào khác. Từ ngữ phải được chọn lọc nói lên đúng mục đích cuả Hợp Đồng, không được hiểu một cách chung chung, tổng quát hay khái niệm, Từ ngữ phải cụ thể nghĩa là nói lên được sự nổi bật chắc chắn chủ thể của thoả ước, Từ ngữ chính xác có nghĩa là không gây sự hiểu lầm hay ngộ nhận cho các bên, nó chính là khe hở để những đối tác không có thiện chí lòn lách thực hiện và biện hộ khi xảy ra kiện tụng. Thí dụ: Việc thanh toán hai bên phải bằng ngoại tệ hay đồng Đô La" Cụm từ "đồng Đô La" nói quá chung chung vì hiện nay có những nước dùng rất nhiều đồng Đô La riêng của mình như đô la Singapore, Hồng Kông chứ không phải riêng gì nước Mỹ, Còn danh từ ngoại tệ thì có rất nhiều loại tiền như: nhân dân tệ cuả TQ, đồng Rúp của Nga ,đồng Euro của Âu Châu . Mỗi đồng tiền có một giá trị khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả khác nhau nên khi soạn thảo H Đ K T ta phải dùng từ thật chính xác như USD (đô la của Mỹ) hay đồng Euro của khối thị trường chung Âu Châu vốn là những đồng tiền ổn định về giá trị thanh toán trên thế giới. Việc dùng từ ngữ phải đơn chiều, cụ thể, chính xác trong H Đ K T mới giúp hai bên không tạo ra những khe hở để một bên có thể lợi dụng nếu có ý định xấu trong giao dịch thanh toán.
3- NGUYÊN TẮC 3:
KHÔNG ĐƯỢC THAY ĐỔI TỪ NGỮ CĂN BẢN,PHÁP LÝ CỦA HỢP ĐỒNG HAY GHÉP CHỮ MỘT CÁCH CHỦ QUAN:
Thông thường trong từ ngữ của H Đ K T người ta dùng từ ngữ như một quy ước bất thành văn, đó là những từ được hiểu theo nghĩa một cách ổn cố như " thời hạn của H Đ "mà ta không thể thay bằng " thời hiệu của H Đ " vì hai từ nấy khác nhau có thể đưa đến sự vận dụng sai lạc về thời gian thực hiện
4- NGUYÊN TẮC 4:
KHÔNG ĐƯỢC DÙNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG CỤC BỘ, THỔ NGỮ HAY TIẾNG LÓNG
Sự giao dịch trong kinh tế dù là trong nước hay ngoài nước cũng liên hệ đến rất nhiều đơn vị, cá nhân, công ty, xí nghiệp nằm rải rác ở các vùng tỉnh ly trong nuớc hay nước ngòai. Mỗi một địa phương nhiều khi có những từ ngữ khác nhau khi chỉ về một loại hàng hoà nào đó nên khi soạn H Đ K T ta phải tránh không dùng những từ ngữ điạ phương hay thổ ngữ, tiếng lóng cuả họ khiến từ ngữ kinh doanh trở nên khó hiểu, giải thích được nhiều nghĩa. Việc tránh né dùng những cụm từ nầy giúp cho người ký H Đ K T hiểu đúng mục đích của thoả thuận mà không thể hiểu lầm ý nghĩa khác. Thì dụ ở VN cụm từ "ruốc" ở miền Nam được gọi cho những con vật bé nhỏ hơn con tép người ta thường bắt ở bãi biền gọi là con "ruốc", nhưng một số nơi ở mền Bắc cụm từ "ruốc" chỉ về một loại thịt chà bông làm khô từng sợi nhỏ từ thịt heo. Cũng một từ "ruốc" nhưng là hai loại hàng hoá nầy khác nhau rất xa.
Như vậy, khi soạn thảo H Đ K T, ta phải dùng tiếng phổ thông là tốt nhất để hai bên dể hiểu ,không hiểu lầm nội dung dẫn đến việc thực hiện sai H Đ K T.
Mặt khác, dùng từ ngữ phổ thông giúp cho việc thông dịch được để dàng nếu ta hiệp thương với các đối tác nước ngoài, giúp cho nước ngoài hiểu chính xác nội dung của H Đ K T mà không thể nhầm lẩn được .Hơn nửa, một H Đ K T ngoài những đối tác hiệp thương, còn liên quan đến rất nhiều những ngành khác như Ngân Hàng, Hải Quan, Thuế Vụ. Bảo Hiểm nên việc sử dụng từ ngữ phổ thông là điều rất cần thiết khi soạn thảo một H Đ K T.
B- VỀ HÌNH THỨC CỦA HƠP ĐỒNG KINH TẾ:
1 - Để đảm bảo cho H Đ K T vẫn giữ những điều khoản được hai bên ký kết ban đầu, nếu H Đ K T. được soạn thành nhiều trang đóng tập lại, thì toàn bộ các trang đều phải có số thứ tự cuả trang, mỗi trang đều có đóng một phần con dấu giáp lai của cả hai bên hiệp thương. Hoặc mỗi trang đều phải có chữ ký của người đại diện của cả hai bên. Trường hợp nầy để tránh trường hợp H Đ K T bị một bên không thiện chí rút ruột âm thầm thay đổi điều khỏan bên trong các trang có lợi cho mình, vì chữ ký và con dấu hai bên ký thường nằm ở trang cuối cùng.
.
2- Ngoài ra, những con số trong H Đ K,T, ngoài ký số phải có ký chữ để tránh việc sửa đổi , thêm thắc. Thí dụ:1.500.000 USD ( Một triệu năm trăm ngàn đô la Mỹ ) hay Singapore ngày 29 ( hai mười chín ) tháng 10 ( Mười ) năm 2012 ( Hai ngàn không trăm mười hai ). Ngày ký rất quan trọng vì nó là cơ sở để xác định các luật pháp, công văn được ban hành có hiệu lực trong thời gian ký H Đ K T vì các chánh sách kinh tế nầy có thể bị thay đổi dù nó có hiệu lực hồi tố hay không. Điều nầy rất co lợi cho việc tranh tụng sau nầy.
Nếu có những thay đổi hay bổ sung một số điều khoản trong H Đ K T chính, người ta thường soạn thảo các phụ lục kèm theo, nguyên tắc soạn thảo phụ lục cũng giống như ở H Đ chính, và nó là một bộ phận không thể hiểu tách rời H Đ chính.
3-Nếu là H ĐKT ngoại thương giữa hai quốc gia , ngoài hai bản viết bằng ngôn ngữ của hai quốc gia đó cần phải có một bản viết bằng tiếng Anh là thứ ngôn ngữ thường dùng trong quan hê thương mại quốc tế. Sau nầy nếu có tranh tụng trước Cơ Quan Tài Phán Thương Mại Quốc Tế, bản HĐKT tiếng Anh được coi là có giá trị nhất.
C - KẾT LUẬN:
Tóm lại, việc sử dụng từ ngữ để soạn thảo một H Đ K T rất quan trọng, nhất là những loại H Đ liên quan đến mua bán giữa nhiều địa phương, nhiều quốc gia khác nhau khiến những chuyên viên kinh tế cũng rất thận trọng trong khi soạn các điều khỏan của H, Đ. Câu cú văn phạm của H Đ phải thận trọng từng chi tiết, từng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm xuống hàng, ngoặc đơn hay ngoặc kép phải rõ ràng. Lối hành văn từng điều khỏan phải ngắn gọn, không được dài dòng, không làm sai lệch chủ thể của thoả thuận được ký kết.
Để chấm dứt bài viết nầy, tôi xin kể quý vị nghe một chuyện vui là câu văn bằng tiếng Việt Nam chỉ có 6 chữ, thiếu những dấu phẩy, dấu chấm rõ ràng nên có thể giải thích theo nhiều nghĩa: "CÔ ẤY LÁI XE ĐẸP QUÁ". Trong câu nầy người ta có thể hiểu "CÔ ẤY ĐẸP", "CHIẾC XE ĐẸP", "CÁCH NGỒI LÁI XE ĐẸP" Vậy ta chọn lối giải thích nào?
HUY THANH