1/5/13

THAM LUẬN: THẾ NÀO LÀ LẠM PHÁT ?

THAM LUẬN:


THẾ NÀO LÀ LẠM PHÁT?


HUY THANH





Trên các phương tiện thông tin đại chúng, khi nói về hiệu quả nền kinh tế của một quốc gia, chúng ta thường nghe  nói danh từ lạm phát ( Inflation ) như  là một hệ quả xấu khiến vật giá leo thang làm cho đời sống nhân dân khốn đốn.
Lạm Phát là hệ quả tất yếu của một chánh sách điều hành kinh tế không hiệu quả của nhà nước trừ vài trường hợp đặc biệt. Vậy lạm phát là gì? nó  có vai trò thế nào trong sự phát triển hay suy thoái  của nền Kinh Tế của một  Quốc Gia?


1-KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT ( INFLATION ):

Thuật ngữ Lạm Phát ( Inflation ) dùng trong Kinh Tế Học được hiểu như một  sự mất giá sức mua chung của nền Kinh Tề trong một thời gian nào đó, nó tiếp tục tăng lên và không hề suy giảm trong tương lai  trừ trường hợp nhà nước có những biện pháp hữu hiệu để  giãm phát. Lạm phát làm cho giá trị đồng tiền giảm , sản phẩm thi trường thay đổi giá tăng lên  nên sức mua giảm , nền kinh tế bị trì trệ vì người ta phải bỏ ra một số tiền lớn hơn trước đây để mua cùng một sản phẩm ..
Đứng về quan điểm Quốc Tế , Lạm Phát là sự mất giá của loại đồng tiền nội địa của một quốc gia nào đó so với những đồng tiền ngoại tệ của một quốc gia khác mà nó lấy làm Bản Vị trong khi  các đồng tiền ngọai tệ nầy vẫn đứng vững giá trị ban đầu . .
Tóm lại Lạm Phát là sự tăng lên theo thời gian của chỉ số giá cả ( Price Index ) so với chỉ số giá cả chung trong nền kinh tế trước đây làm gốc của một quốc gia .

1.1- THẾ NÀO LÀ BẢN VỊ   :

Nền Kinh Tế của một quốc gia muốn được vận hành tốt để mua bán sản  phẩm,trao đổi  dịch vụ  trên thương trường  (nội địa hay quốc tế ) thì phải có một lọai hàng hóa đặc biệt làm trung gian để trao đổi, đó là tiền tệ  .Đồng tiền trong lưu thông của mỗi quốc gia có nhiều hình thức khác nhau như vào thời cổ người ta  đúc thành nén vàng , nén bạc, đồng xu  rất bất tiện cho việc mang theo khi cần sử dụng vì quá nặng nề. Dần dần tiền kim loại được thay thế bằng tiền giấy, tiền bút toán chuyển khoản hay  những chứng khoán có giá tri như tiền giấy v..v..
Về nội dung các loại tiền giấy của các quốc gia, mệnh giá đồng tiền  thường được  in bắng chữ số Á Rập, có hình biểu tượng những danh lam thắng cảnh hay những  lãnh tụ nổi tiếng của quốc gia đó.

Như thế, mỗi quốc gia đều có đồng tiền riêng thì làm thế nào để so sánh giá trị của đồng tiền nước nầy với giá trị đồng tiền nước khác trong lãnh vực mua bán sản phẩm, trao đổi lẫn nhau  ? Nói một cách khác cùng một sản phẩm nhưng với nước nầy phải trả bao nhiêu tiền và với nước khác phải trả bao nhiêu tiền?.

Để giải quyết bài toán khó khăn nầy, người ta cùng đồng ý lấy một vật gì đó có giá trị ít thay đổi mà thế giới đều công nhân có giá trị gần ngang nhau làm thước đo tiền giấy của những quốc gia trên thế giới. Người ta thường lấy vàng, bạc, sản phẩm  hay một loại ngoại tê nào đó có sức mua mạnh của một cường quốc kinh tế làm thước đo giá trị đồng tiền giấy của mình. Theo giáo sư Vũ văn Mẫu mà trước năm 1975  tôi học môn Cổ Luật tại trường Đại Học Luật SaiGon thì thời cổ đại, các bộ lạc đã dùng các vỏ sò ốc hến để thay tiền lam vật trung gian trao đổi .

Vậy đồng tiền giấy của một quốc gia muốn được các nước khác công nhận giá trị thì phải có bảo chứng của một khối lượng vàng hay ngoại tệ mạnh mà nước đó đang sở hữu  trong Ngân Hàng hay Kho Ngân Khố của  mình . Vậy Bản Vị  loại tiền giấy của quốc gia nào chính là sự bảo lãnh  gía trị trao đổi  ( Exchange value )  bắng vật chất của một loại hàng hóa đặc biệt được quốc tế công nhận  khi trao đổi ngang giá ban đầu  cho đồng tiền đó .

Nếu dùng vàng hay bạc  để bảo lãnh  tổng giá trị tiền giấy của mình đang lưu thông  trên thị trường thì gọi là KIM BẢN VỊ, còn dùng ngoai tệ mạnh để bảo lãnh thì gọi là  NGOẠI TỆ BẢN VỊ .  .

Thí dụ : Quốc gia X có 100 kg vàng trong kho lưu trữ, họ in ra 1.000 đồng tiền giấy tung ra nền lưu thông tiền tệ để   tiêu dùng mua bán nội đia và quốc tế .. Vậy bản vị  1 đồng tiền giấy của quốc gia X  là 0,1  kg vàng  ( 100 kg : 1.000 đồng  = 0,1 kg vàng ).
Điều nấy có nghĩa bất cứ lúc nào ai mang 1 đồng tiền giấy vào Ngân Hàng X có thể đổi lấy 0,1 kg vàng ròng.

Quốc gia Y có 200 kg vàng trong kho lưu trữ , họ in ra 1.000 đồng tiên giấy tung ra nền lưu thông tiền tệ để tiêu dùng  mua bán nội địa và quốc  tế. Vậy bản vị  1 đồng tiền giấy của quốc gia Y là 0,2  kg vàng ròng ( 200 kg : 1.000 đờng  = 0,2  kg  kg vàng )
Điều nấy có nghĩa bất cứ lúc nào ai mang một đồng tiền giấy vào Ngân Hàng Y có thể đổi lấy  0,2  kg vàng ròng .

Ở quốc gia X , 100 kg vàng giá 1.000 đ , ở quốc gia Y , 200 kg vàng giá 1.000 đ, nêu ta so sánh giá trị tiền  tệ của quốc gia Y thi thấy  nó mạnh gấp đôi X hay nói cách khác tỉ giá hối đoái tiền giấy giữa X và Y  là  50% . Vậy nếu đổi tiền giấy thì 1 đồng của quốc gia  Y đổi lấy 2 đồng của quốc gia  X .

1.2- TỐC ĐỘ LẠM PHÁT  ( INFLATION RATE ) :

Người ta chia tốc độ lạm phát làm 4  cấp như sau : Cấp Ổn định , Cấp thấp , Cấp phi mã , Cấp Siêu Tốc .

1- Cấp Ổn định  :Giá trị tiền giấy có thay đổi nhưng rất nhỏ , chỉ số lạm phát = 0 hay  có số dương nhỏ .
2- Lạm phát  Cấp thấp :Tốc độ chỉ số giá cả tăng từ 0, 3 đến số dương nhỏ hơn 10%
3-Lạm phát  Cấp phi mã :(  Hyper inflation hay Run away inflation )  : Tốc độ chỉ số  lạm phát tăng rất nhanh  theo thời gian ngắn  lên  hai hay ba chữ số .
4- Tốc độ Siêu lạm phát  ( Hyperinflation ) : Tốc độ chỉ số gíá cả  lạm  phát  nhanh hơn  lạm phát phi mã nhiều lần , có khi cả tỉ lần .
.
Trong Thế chiến,  nước Đức đã bị  siêu lạm phát vì nhu cầu chiến tranh, vàng bạc lưu trữ kho  trong nước gần như = 0 nên Bản Vị đồng Mark coi như không có . Nếu năm 1922 giá  một tờ Báo chỉ có 0,3 đồng Mark  ,thì năm 1933 giá một tờ Báo lên đến 700.000.000 đồng Mark, sau đó tăng lên 10.000.000.000 đồng Mark cho giá một tờ Báo .Muốn mua một ổ bánh mì phải dùng một xe tải chở tiền mới mua được.  

2-  CÁC NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT:

Hiểu theo một nghĩa đơn giản thì lạm phát chinh là sự mất giá trị hay sự thay đổi  sức mua của đồng tiền.làm tăng giá sản phẩm, dịch vụ . Nhìn chung nền Kinh Tế của một quốc gia bị lạm phát thì không có lợi cho sự phát triển toàn diện trong sản xuất , tiêu dùng và đời sống dân sinh nên chánh phủ thường tìm mọi biện pháp để giảm áp lực lạm phát ( A reduction of inflationay pressure ) hay ngăn chận lạm phát ( To check, to stem inflation ).  Sự mất giá trị hay thay đổi sức mua của đồng tiền do lạm phát có những nguyên nhân chính sau đây:

a) - Thứ Nhất ,do thay đổi tăng  tổng giá trị khối lượng tiền giấy lưu thông trong nền kinh tế quốc dân:

Nếu vì một lý do nào đó tổng giá trị số lương tiền giấy lưu thông trong nền kinh tế quốc dân ( nội địa và ngoại thương )  không đủ đáp ứng nhu cấu của thị trường mua bán ,dịch vụ nên nhà nước phải in thêm một số  tiền giấy tung vào vòng luân chuyển tiền tệ, khiến tổng giá trị khối lượng tiền giấy tăng lên trong khi số vàng  ( hay ngoại tệ ) làm bản vị trong kho lưu trữ, ngân khố trước đây không thay đổi tăng theo tỉ lệ tương ứng  nên giá trị hay sức mua của đồng tiền bị giảm giá do lượng tiền giấy mới in nầy.
Theo thí dụ trên,  nếu vì lý do nào đó nhà nước X in thêm 2.000 đồng tiền giấy tung vào thi trường  dẫn đến tổng giá trị tiền giấy trong lưu thông tiền tệ là 1.000 đ  ( tiền có sẵn ) + 2.000 đ  ( Tiền mới in ) = 3.000 đ  ( Trong lưu thông tiền tệ ) mà só vàng trong kho lưu trữ vẫn là 100 kg như lúc ban đầu dẫn đến Bàn vị tiền của quốc gia X  1 đồng là: 100  kg vàng: 3.000 đồng =  0,033kg vàng. Xem thế Bản Vị của đồng tiền quốc gia X đã mất giá từ  1 đồng đổi được  0,1 kg vàng lúc ban đầu xuống còn 1 đồng chỉ đổi được  0,033 kg vàng cho một đơn vị tiền tệ sau khi lạm phát. Nói một cách khác đồng tiền của quốc gia X đã bi lạm phát 200%.
Trong thí dụ  trên, ta cũng có thể hiểu Lạm Phát la sự  "lạm"  dụng để in số lượng tiền giấy nhiều hơn giá trị mà số vàng dự trử của nó được lấy làm bản vị ban đầu.

b) - Thứ Hai Lạm phát do Xuất Khẩu:

Nếu nhu cầu số lượng về hàng hóa bán ra nước ngoài của một quốc gia  tăng lên, dẫn đến số lượng  sản phẩm Xuất Khẩu của  nước đó tăng theo. Trong khi lĩnh vực sản xuất nước đó không thay đổi  hay dậm chân tại chỗ  ,thì  số lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản phẩm tiêu dùng trong nước đó sẽ giảm đi, dẫn đến sự khan hiếm  giả tạo trong nước khiền giá cả nội địa tăng lên, chỉ số giá cả tăng lên theo    

 c) -  Thứ Ba Lạm phát do Chi Phí đầy :

Nếu tiền  lương của toàn bộ ngành cung ứng sức lao động  một quốc gia nào đó trên  danh nghĩa tăng lên , nhưng các nhà sản xuất , giới chủ nhân ông  không muốn vì tăng lương vì có thể giảm bớt lợi nhuận của mình  nên tăng giá bán theo , tình trạng nầy dẫn đến lạm phát do chi phí đã quá đầy  trong giá vốn  .

d) - Thứ Tư Lam Phát do Nhu cầu Tiêu Dùng  thay đổi :  

Trong lĩnh vực sản xuất của một quốc gia, nhà sản xuất luôn luôn tìm cách hoàn thiện sản phẩm của mình sao cho đẹp hơn , nhiều chức năng , tiện lợi hơn để  thu hút người mua . Nhưng đến một lúc nào đó , sản  phẩm  đã đạt đến kỹ thuật cao nhất không thể bổ sung được nữa  thì phải tìm cách sản xuất  những  sản phẩm mới ,thay thế sản phẩm cũ  khác tốt hơn tung ra thị trường .Nhưng vì sản phẩm quá mới, kỹ thuật quá  tiên tiến nên giá thành cao chỉ có một số ít người tiêu thụ , những người khác quay lại tiêu thụ sản phẩm cũ rẻ hơn nên giá cả sản phẩm cũ không bị hạ giá mà còn có khuynh hướng tăng theo . Tình trạng nầy dẫn đến lạm phát do Nhu Cầu Tiêu Dùng thay đổi từ sản phẩm cũ qua sản phẩm mới .    

e ) Thứ năm Lạm Phát theo thuyết Kinh Tê J. M.  Keynes: 

Theo lý thuyết của  nhà Kinh tế Học Jonhn Maynard  Keynes ( 1883-1948 ), ông nghiên cứu sự lạm phát hay suy thoái của một nền kinh tế vĩ mô  là do hiệu ứng của những nguyên nhân chính như việc làm của người lao động, lãi suất, và khối tiền tệ lưu thông
Theo lý thuyết  Kinh Tế Keynes.  trong một quốc gia, nếu nhu cấu toàn xã hội tăng lên  thì số lượng tiền giấy trong lưu thông tiền tệ sẽ tăng lên theo. Nếu trữ lượng vàng  (hay bạc hoặc ngoại tệ ) lưu trữ trong kho của quốc gia đó làm Bản Vị cho đồng tiền  không tăng theo,  hay vẫn đứng nguyên một chỗ, thì sẽ  xảy ra tình trạng lạm phát, suy thoái nền Kinh Tế.
Theo lý thuyết J.M. Keynes. để khắc phục tình trạng suy thoái hay lạm phát nầy ta phải kích cầu một cách hửu  hiệu, bởi sức Cung hàng hóa tăng do sức Cầu quyết định. Nếu tình trạng nền Kinh Tế bị suy thoái, lạm phát, ta phải tăng sức Cầu đầu tư hàng hóa, dịch vụ lên trong lĩnh vực công cộng (  đầu tư công của nhà nước ) Từ đó để đáp ứng cho sản xuất, sức Cung nguồn cung cấp lao đông, dịch vụ  việc làm của người lao động sẽ tăng  lên  hạn chế được sự suy thoái của nền Kinh Tế.
Tuy nhiên, lý thuyết Kinh tế của J.M. Keynes chỉ  là lý thuyết chung, sau khi ông mất năm  1948, những nhà Kinh Tế Học khác như J.Richard Hich đã mô hình hóa lý thuyết của ông thêm trên lãnh vực đầu tư và tiết kiệm . Một số nhà Kinh Tế Học khác như Jonh Robison, Richard Kahn, Piero Sraffa, Jamea Meade ,Jonh R, Hicks đã thành lập nhóm " Trường phái sau Keynes " để luận giải thêm lý thyết của J.M. Keynes thêm phần sáng tỏ.
    
3-  YẾU TỐ CẤU THÀNH CỦA LẠM PHÁT TRONG NỀN KINH TẾ VĨ MÔ:

Lạm Phát là một hiện tượng biểu hiện sự suy thoái của nền Kinh Tế  được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong dời sống kinh tế vĩ mô của một quốc gia . Trước khi nghiên cứu về những yếu tố cấu thành nầy, ta cần phải hiểu thế nào la nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia .
Trong thuật ngữ Kinh Tế , người ta thường  nói đến nền  Kinh Tế Vi Mô và nền Kinh Tế Vĩ Mô

A - Nền Kinh Tế Học Vi mô  ( MICROECONOMIC ) :.

Trong nền Kinh Tế Học Vi Mô , người ta chủ yếu nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng nền Kinh Tế  một cách đơn lẻ ,cục bộ ,những lĩnh vực  riêng  từng nhóm sản phẩm hay từng chủng loại , từng đơn vị ,từng  công ty  mà không lưu ý nếu ta  tổng hợp chung thì có những yếu  tố bù trừ lẫn nhau  giữa các ngành .

B-Nền Kinh tế Học Vĩ mô ( MACROECONOMIC ) :

Nền Kinh Tế Học Vĩ Mô tiếng Anh gọi là  Macroeconomic là một nền Kinh Tế tương quan đến toàn bộ cấu trúc những yếu tố phát triển hay suy thoái của một nền Kinh tế trong thời gian nhất định nào đó thường là một năm. Những yếu tố cần khảo  sát trong nền Kinh Tế Vĩ Mô thì có rất nhiều , nhưng nó tập trung ở vấn đề chánh là  sự biến động chỉ Số Giá Cả ( Price Index ) lên hay xuống , Tiền Lương người lao động tăng hay giảm , Tỉ lệ  thất nghiệp  chiếm bao nhiều phần trăm % so với sức cung ứng lao động của toàn xã hội  Chỉ số GDP biến động thế nào trong một thời gian dự toán  của chánh sách phát triển Kinh Tề của nhà nước ?

C- Tim hiểu về chỉ số  G D P  (  GROSS DOMESTIC PRODUCT )

Ngày nay trên các phương tiện truyền thông , khi đề cập sự phát triển hay suy thoái của một nền Kinh Tế người ta thường nói đến sự tăng hay giảm của  chỉ số G  D  P . Trước hết ta phải tìm hiểu G D P là gì , nó có vai trò quan trọng thế nào trong sự phát triển nền Kinh Tế của một Quốc Gia ?

G D P là chữ viết tắt của từ Gross  Domestic  Product , tức là tổng giá trị bằng tiền của tất cả những sản phẩm , những dịch vu cung ứng cho đến  giây phút cuối cùng trong một thời điểm nhất định nào đó thường là một năm của một quốc gia .
Các nhà Kinh Tế thường tính chỉ số G D P theo công thức kinh toán như  sau :

 Chỉ số GDP = C + G + I + N  X
trong đó C là số tiêu dùng của tổng số hộ gia đình ,  G  là số tiêu dùng của Nhà Nước  , I  là Tổng giá trị đầu tư  , X là cán cân thương mại .

I được tính bằng công thức I =  De  + I n    ( De là tổng mức khấu hao ,  In là  tổng giá trị  đầu tư ròng )

Từ các công thức trên  ta suy ra  NX tức xuất khẩu ròng  được tính như sau : N X  = X - M   ( X là Export tức xuất khẩu  ,  M là Import tức nhập khẩu , N X là xuất khẩu ròng  )

5- KẾT LUẬN :

Lạm phát là một tình huống xấu của nền Kinh Tế , tuy nhiên người ta không thể loại trừ nó ra khỏi hẳn đời sống của một  nền Kinh tế bởi sự tương quan logic giữa cái động của sự phát triển và cái tỉnh của sự kềm hãm tất yếu do nó sản sinh ra  . Như đời sống của một con người  sinh  ra  là  phải có " lão ,  bệnh ,  tử " , lạm phát  là một chứng bệnh  của đời sống Kinh Tế mà nó không thể tránh khỏi trong sự phát triển tất yếu vật chất theo  con đường xoáy trôn ốc tiến lên, mở rộng của mình .

Vấn đề là khi có lạm phát , ta phải sớm tìm những biện pháp cấp thời ngăn chận đừng để nó lây lan, -phát triển thêm  . Các biện pháp đó tùy tình hình cụ thể mà ta có thể kích cung hay kích cầu , hoặc cả hai cùng một lúc một cách linh hoạt để từ đó điều chỉnh giảm tốc độ lạm phát của giá trị đồng tiền  hiện tại.

Mong rằng bài viết "Thế nào  Lạm Phát " nầy, dù là còn viết ở dạng thô bởi khuôn khổ hạn hẹp của trang Blog nầy sẽ đóng góp thêm một số ý kiến  nhỏ cho những độc giả quan tâm đến lĩnh vực Kinh Tế trong nền Kinh Tế quốc dân .

Đà Lạt, những ngày cuối tháng tư, hai ngàn không trăm mười ba .




HUY THANH   


x_3d5eb2fd