28/1/13

Thơ KHI ANH VỀ

THƠ

KHI ANH VỀ

HUY THANH

Khi anh về đá xanh mầu rêu cổ
Nén nhang buồn nghiêng đổ bóng liêu xiêu
Gíó mong manh se sắt sợi mưa chiều
Hoàng hôn bỗng khói hương làm cay mắt

Hương khói đó vào hồn  anh  huyễn hoặc
Khi  ngậm ngùi cân nhắc chuyện trần gian
Để đông qua ,xuân ,hạ đến thu tàn
Em khép mắt mênh mang sầu đáy huyệt?

Trăng tình anh chỉ còn vầng trăng khuyết
Không đủ soi những bước đến mê đường
Lạc lối về, chết đuối chốn u cung
Nên đánh rớt nụ cười trong tiếng khóc


Vẫn biết thế, mặt trời mai vẫn mọc
Không có em, hoa cỏ vẫn hẹn hò
Không có anh, trời đất vẫn nên thơ 
Tội hồn anh nửa vành  trăng thiên cổ


Em đi  rồi đồi sim hoa vẫn nở
Vết mực nào tim tím tuổi  thơ ngây ?
Anh cố tìm một làn chỉ trên tay
Xem vận rủi, vận may, ngày thay đổi?

Ngàn thông gọi lời kinh chiều sám hối
Núi đồi nào vời vợi khói mong manh
Lòng muốn quên nhưng không nhớ sao đành
Chân lê bước, hồn anh đành để  lại


Tiếng chuông chiều khơi hoài âm oan trái
Nén nhang tàn đành chia nửa đời nhau
Những buồn vui theo cuộc thế cơ cầu
Em  gởi lại trong vùng sâu cổ tích
.

Bước dạ hành chiếc giầy rơm trắng bạch
Chai gót đời , rỉ máu  gót chân hoang
Trăng cao nguyên trong chén rượu sắp tàn
Nên men ấy chứa chan đầy mộng mị


Khi anh về lạc loài dăm thế kỷ
Tóc còn xanh sao để trắng bụi đời ?
Tình còn nồng sao vội đã  tàn hơi ?
Nên khép mắt, buông trôi lời khát vọng


HUY THANH
  

Photobucket  
 
x_3d5eb2fd

21/1/13

TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ : MÓN QUÀ GIÁNG SINH

 

TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ

THE GIFT OF THE MAGI

(MÓN QUA GIÁNG SINH )

TÁC GIẢ : O HENRY

NGƯỜI DỊCH :  HUY THANH

NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH :

One dollar and eighty-seven cents. That was all. And sixty cents of it was in pennies. Pennies saved one and two at a time by bulldozing the grocer and the vegetable man and the butcher until one's cheeks burned with the silent imputation of parsimony that such close dealing implied. Three times Della counted it. One dollar and eighty- seven cents. And the next day would be Christmas.

There was clearly nothing to do but flop down on the shabby little couch and howl. So Della did it. Which instigates the moral reflection that life is made up of sobs, sniffles, and smiles, with sniffles predominating.

While the mistress of the home is gradually subsiding from the first stage to the second, take a look at the home. A furnished flat at $8 per week. It did not exactly beggar description, but it certainly had that word on the lookout for the mendicancy squad.

In the vestibule below was a letter-box into which no letter would go, and an electric button from which no mortal finger could coax a ring. Also appertaining thereunto was a card bearing the name "Mr. James Dillingham Young."

The "Dillingham" had been flung to the breeze during a former period of prosperity when its possessor was being paid $30 per week. Now, when the income was shrunk to $20, though, they were thinking seriously of contracting to a modest and unassuming D. But whenever Mr. James Dillingham Young came home and reached his flat above he was called "Jim" and greatly hugged by Mrs. James Dillingham Young, already introduced to you as Della. Which is all very good.

Della finished her cry and attended to her cheeks with the powder rag. She stood by the window and looked out dully at a gray cat walking a gray fence in a gray backyard. Tomorrow would be Christmas Day, and she had only $1.87 with which to buy Jim a present. She had been saving every penny she could for months, with this result. Twenty dollars a week doesn't go far. Expenses had been greater than she had calculated. They always are. Only $1.87 to buy a present for Jim. Her Jim. Many a happy hour she had spent planning for something nice for him. Something fine and rare and sterling--something just a little bit near to being worthy of the honor of being owned by Jim. There was a pier-glass between the windows of the room. Perhaps you have seen a pierglass in an $8 flat. A very thin and very agile person may, by observing his reflection in a rapid sequence of longitudinal strips, obtain a fairly accurate conception of his looks. Della, being slender, had mastered the art.

Suddenly she whirled from the window and stood before the glass. her eyes were shining brilliantly, but her face had lost its color within twenty seconds. Rapidly she pulled down her hair and let it fall to its full length.

Now, there were two possessions of the James Dillingham Youngs in which they both took a mighty pride. One was Jim's gold watch that had been his father's and his grandfather's. The other was Della's hair. Had the queen of Sheba lived in the flat across the airshaft, Della would have let her hair hang out the window some day to dry just to depreciate Her Majesty's jewels and gifts. Had King Solomon been the janitor, with all his treasures piled up in the basement, Jim would have pulled out his watch every time he passed, just to see him pluck at his beard from envy.

So now Della's beautiful hair fell about her rippling and shining like a cascade of brown waters. It reached below her knee and made itself almost a garment for her. And then she did it up again nervously and quickly. Once she faltered for a minute and stood still while a tear or two splashed on the worn red carpet.

On went her old brown jacket; on went her old brown hat. With a whirl of skirts and with the brilliant sparkle still in her eyes, she fluttered out the door and down the stairs to the street.

Where she stopped the sign read: "Mne. Sofronie. Hair Goods of All Kinds." One flight up Della ran, and collected herself, panting. Madame, large, too white, chilly, hardly looked the "Sofronie."

"Will you buy my hair?" asked Della.

"I buy hair," said Madame. "Take yer hat off and let's have a sight at the looks of it."

Down rippled the brown cascade.

"Twenty dollars," said Madame, lifting the mass with a practised hand.

"Give it to me quick," said Della.
Oh, and the next two hours tripped by on rosy wings. Forget the hashed metaphor. She was ransacking the stores for Jim's present.

She found it at last. It surely had been made for Jim and no one else. There was no other like it in any of the stores, and she had turned all of them inside out. It was a platinum fob chain simple and chaste in design, properly proclaiming its value by substance alone and not by meretricious ornamentation--as all good things should do. It was even worthy of The Watch. As soon as she saw it she knew that it must be Jim's. It was like him. Quietness and value--the description applied to both. Twenty-one dollars they took from her for it, and she hurried home with the 87 cents. With that chain on his watch Jim might be properly anxious about the time in any company. Grand as the watch was, he sometimes looked at it on the sly on account of the old leather strap that he used in place of a chain.

When Della reached home her intoxication gave way a little to prudence and reason. She got out her curling irons and lighted the gas and went to work repairing the ravages made by generosity added to love. Which is always a tremendous task, dear friends--a mammoth task.

Within forty minutes her head was covered with tiny, close-lying curls that made her look wonderfully like a truant schoolboy. She looked at her reflection in the mirror long, carefully, and critically.

"If Jim doesn't kill me," she said to herself, "before he takes a second look at me, he'll say I look like a Coney Island chorus girl. But what could I do--oh! what could I do with a dollar and eighty- seven cents?"

At 7 o'clock the coffee was made and the frying-pan was on the back of the stove hot and ready to cook the chops.

Jim was never late. Della doubled the fob chain in her hand and sat on the corner of the table near the door that he always entered. Then she heard his step on the stair away down on the first flight, and she turned white for just a moment. She had a habit for saying little silent prayer about the simplest everyday things, and now she whispered: "Please God, make him think I am still pretty."

The door opened and Jim stepped in and closed it. He looked thin and very serious. Poor fellow, he was only twenty-two--and to be burdened with a family! He needed a new overcoat and he was without gloves.
Jim stopped inside the door, as immovable as a setter at the scent of quail. His eyes were fixed upon Della, and there was an expression in them that she could not read, and it terrified her. It was not anger, nor surprise, nor disapproval, nor horror, nor any of the sentiments that she had been prepared for. He simply stared at her fixedly with that peculiar expression on his face.

Della wriggled off the table and went for him.

"Jim, darling," she cried, "don't look at me that way. I had my hair cut off and sold because I couldn't have lived through Christmas without giving you a present. It'll grow out again--you won't mind, will you? I just had to do it. My hair grows awfully fast. Say `Merry Christmas!' Jim, and let's be happy. You don't know what a nice-- what a beautiful, nice gift I've got for you."

"You've cut off your hair?" asked Jim, laboriously, as if he had not arrived at that patent fact yet even after the hardest mental labor.

"Cut it off and sold it," said Della. "Don't you like me just as well, anyhow? I'm me without my hair, ain't I?"

Jim looked about the room curiously.

"You say your hair is gone?" he said, with an air almost of idiocy.

"You needn't look for it," said Della. "It's sold, I tell you--sold and gone, too. It's Christmas Eve, boy. Be good to me, for it went for you. Maybe the hairs of my head were numbered," she went on with sudden serious sweetness, "but nobody could ever count my love for you. Shall I put the chops on, Jim?"

Out of his trance Jim seemed quickly to wake. He enfolded his Della. For ten seconds let us regard with discreet scrutiny some inconsequential object in the other direction. Eight dollars a week or a million a year--what is the difference? A mathematician or a wit would give you the wrong answer. The magi brought valuable gifts, but that was not among them. This dark assertion will be illuminated later on.

Jim drew a package from his overcoat pocket and threw it upon the table.

"Don't make any mistake, Dell," he said, "about me. I don't think there's anything in the way of a haircut or a shave or a shampoo that could make me like my girl any less. But if you'll unwrap that package you may see why you had me going a while at first."
White fingers and nimble tore at the string and paper. And then an ecstatic scream of joy; and then, alas! a quick feminine change to hysterical tears and wails, necessitating the immediate employment of all the comforting powers of the lord of the flat.

For there lay The Combs--the set of combs, side and back, that Della had worshipped long in a Broadway window. Beautiful combs, pure tortoise shell, with jewelled rims--just the shade to wear in the beautiful vanished hair. They were expensive combs, she knew, and her heart had simply craved and yearned over them without the least hope of possession. And now, they were hers, but the tresses that should have adorned the coveted adornments were gone.

But she hugged them to her bosom, and at length she was able to look up with dim eyes and a smile and say: "My hair grows so fast, Jim!"

And them Della leaped up like a little singed cat and cried, "Oh, oh!"

Jim had not yet seen his beautiful present. She held it out to him eagerly upon her open palm. The dull precious metal seemed to flash with a reflection of her bright and ardent spirit.

"Isn't it a dandy, Jim? I hunted all over town to find it. You'll have to look at the time a hundred times a day now. Give me your watch. I want to see how it looks on it."

Instead of obeying, Jim tumbled down on the couch and put his hands under the back of his head and smiled.

"Dell," said he, "let's put our Christmas presents away and keep 'em a while. They're too nice to use just at present. I sold the watch to get the money to buy your combs. And now suppose you put the chops on."

The magi, as you know, were wise men--wonderfully wise men--who brought gifts to the Babe in the manger. They invented the art of giving Christmas presents. Being wise, their gifts were no doubt wise ones, possibly bearing the privilege of exchange in case of duplication. And here I have lamely related to you the uneventful chronicle of two foolish children in a flat who most unwisely sacrificed for each other the greatest treasures of their house. But in a last word to the wise of these days let it be said that of all who give gifts these two were the wisest. O all who give and receive gifts, such as they are wisest. Everywhere they are wisest. They are the magi.

B- MÓN QUÀ GIÁNG SINH


NGƯỜI DỊCH VIỆT NGỮ  :

HUY THANH

1-TÁC GIẢ :O'HENRY  :

Ông là nhà văn người Mỹ ; ông tên thật là WILLIAM SYDNEY PORTE sinh năm 1862 tại New York Hoa Kỳ.Cuộc đời ông lắm gian truân từ hạnh phúc gia đình , nghề nghiệp đến sức khỏe .Về hạnh phúc gia đình ông mấy lần thành hôn đều đổ vỡ, vợ mất sớm .Về nghề nghiệp thì ông làm đủ nghề để sống như bán hàng, môi giới, thiết kế, kế toán ..v..v. Nghề cuối cùng của ông là làm kế toán Ngân Hàng tại Austin Texas Năm 1884 ông đã bị án oan " Biển thủ Công Quỹ " Ngân Hàng nên Toà Án kết , án xử tù ông năm năm khiến ông phải trốn tránh Honduras ( Trung Mỹ) . Sau  đó  hay tin vợ bệnh nặng ông trở về chăm sóc cho đến khi vợ mất và sau đó thụ án tù .Sau ba năm , do hạnh kiểm tốt ,ông đươc trả tự do.Ông trở về New York sống ẩn dật , viết văn kiếm sống.Thời gian ở tù ông viết rất nhiều tác phẩm thường đọc cho bạn tù nghe .Ông đã viết suốt cuộc đời 273 truyện ngắn ,18 tập truyện dài trong đó có tập" CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG "  THE LAST LEAF nổi tiếng mà tôi đã giới thiệu với quý vị Bloggers trong một Entry trước. Ông mất năm 1910 sau một cơn bệnh viêm phổi  nặng . Do công ông đã đóng góp nhiều tác phẩm cho nền văn học nên năm 1919 Hội Nghệ Thuật Khoa Học Mỹ  (Society of Art and Scienne ) đã lập giải thưởng đứng tên ông để tưởng niệm.( XIN XEM THÊM VỀ TIỂU SỬ CỦA ÔNG TRONG ENTRY TÔI DỊCH TRUYỆN THE LAST LEAF: "CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG " của tôi đăng ngày trước đây


2- MÓN QUÀ GIÁNG SINH

"Một đồng tám mươi bảy xu," Della đếm đi đếm lại thì đúng là như vậy.Đây là món tiền dành dụm của cô suốt mấy tháng qua. Ngày nào cũng vậy ,cô rất tiết kiệm tiền khi đi chợ, cô luôn tìm mua thức ăn những loại  giá "bèo" nhất cho bữa cơm gia đình. Ngay cả lúc bệnh hoạn, cô cũng ráng cố gắng đi từ đầu chợ đến cuối chợ tìm kiếm những thứ rẻ nhất mua về cho những bữa  cơm đạm bạc . Della đếm đi  đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa , vẫn "một đồng tám mươi bảy xu "không hơn  không kém , không nhầm lẫn chút nào. Ngày mai là đến ngày lễ Giáng Sinh rồi mà mình chỉ có "một đồng tám mươi bảy xu " thì làm gì được đây ? Della thầm nghĩ như thế rồi tủi lòng cô ngồi xuống khóc . James , chồng cô và cô ở trong căn phòng nhỏ tồi tàn thuê tại thành phố NEW YORK vỏn vẹn gồm một phòng ngủ, một phòng tắm , một nhà bếp nhỏ. James có được việc làm , kiếm được chút ít tiền tiêu mỗi tháng . Sau khi lãnh lương, trả tiền thuê phòng hai vợ chồng chỉ còn lại chút it tiền để đắp đổi cơm gạo qua ngày . Della đã cố hết sức tìm một công ăn ,việc làm để giúp đỡ tài chánh cho chồng nhưng chưa có. Niềm hạnh phúc duy nhất ,  lớn lao mà họ có được là sự thương yêu nhau .Những khi James đi làm về hai người thường ôm chầm , quấn quít bên nhau  sau đó thì hai vợ chồng cùng ăn bữa ăn cơm tối rất vui vẻ  dù  những bữa cơm vô cùng đạm bạc. Della ngừng khóc  rồi cô đứng lên nhìn một con mèo xám trên bức tường cùng màu lông bên ngoài cửa sổ. Cô muốn ngày mai ; lễ Giáng Sinh sẽ mua cho James một món quà có ý nghĩa nhất  nhưng mình chỉ còn "một đồng tám mươi bảy xu " thì làm sao đây trong khi cô muốn món quà phải mang đậm đà ý nghĩa tình yêu cô dành cho chồng .
Della quay người lại, chợt thấy hình bóng mình trong chiếc gương soi treo trên vách. Một ý tưởng chợt đến , nảy sinh làm mắt cô ngời lên niềm hy vọng .Gia đình cô hiện nay chỉ còn hai vật quí giá Thứ nhất là chiếc đồng hồ vàng của James ,chiếc đồng hồ này trước đây là của ông nội anh  lưu truyền đến đời cha anh, sau cùng đời đến anh dù qua bao đời nó vẫn còn chạy tốt .Thứ hai là mái tóc dài và đẹp của Della. Thời đó các bà mệnh phụ quý phái thường đang có phong trào khoe của bằng những mái tóc giả , kiểu tóc mốt mới thời thượng thay  đổi luôn để chứng tỏ đẳng cấp thượng lưu quý tộc của mình nên tóc bán rất có giá. Della buông mái tóc dài óng mượt xuống . Ô , thật tuyệt đẹp, không khác nào chiếc áo khoác đang choàng qua lưng cô. Della lại cuộn tóc lên cô trầm ngâm nghĩ đến ý tưỏng của mình lúc nãy rồi lặng lẽ khóc . Lát sau chừng như vơi bớt nỗi xúc cảm cuả mình ,Della đứng dậy lấy áo khoác đi ra phố .Della đi khắp con đường có nhiều tiệm trang điểm  đăng bảng  "Mua Tóc". Cô dừng lại trước bảng hiệu "Madame Eloise". Bà chủ tiệm là một phụ nữ mập mạp, Della hỏi :
-Bà mua tóc tôi không?
-Nghề của tôi chuyên mua tóc mà
Bà nói tiếp
-Cô hãy dở nón ra cho tôi xem tóc cô thế nào.
Della buông mái tóc đẹp tuyệt vời của mình xuống Bà ta ngắm nghía
- Hai mươi đồng, không cao hơn đâu nhé
Bà ta ngả giá mua , bàn tay vẫn nâng niu mái tóc óng ả của Della.Chần chừ giây lát , Della gật đầu
-Trả tiền cho tôi và cắt nhanh lên
Hai giờ sau, Della ra khỏi cửa tiệm mua tóc với mái tóc cắt ngắn ngủn , cô đi hết những cửa hàng dọc đường phố để tìm mua quà cho James với tất cả sự vui mừng.Sau cùng cô cũng chọn mua được sợi dây đồng hồ bằng vàng. James rất quí chiếc đồng hồ của mình  nhưng khổ nỗi là nó lại không có dây. Khi Della thấy sợi dây này, cô biết rằng James sẽ thích nó, nó phải là của anh và cô quyết tâm mua cho bằng được.
Della hỏi người bán :
Sợi dây đồng hồ nầy giá bao nhiệu ?
Hai mươi mốt đồng chẵn không bớt gíá  .Người bán nói
Della móc túi trả hai mươi mốt đồng, không kèo nài giá cả như khi đi mua rau thịt ở chợ ,cô nhanh chân trở về nhà ,trong túi còn  "tám mươi bảy xu"
Della vào nhà, cô nhìn mái tóc ngắn của mình trong gương và tự hỏi "Mình làm gì với mái tóc mới nầy?". Sau đó ,cô xuống bếp chuẩn bị bữa cơm tối gia đình . Khoảng nửa giờ sau thì xong. Della lại ngắm mình trong gương một  lần nữa .Mái tóc chỉ còn là  những sợi quăn khắp đầu. Della kêu nhỏ " Chúa ơi, mình giống như cô bé thời học sinh quá ". Rồi cô tự hỏi :James sẽ nghĩ sao khi thấy tóc mình ngắn thế này? " Trời sắp tối, bữa cơm đuợc dọn ra như hằng ngày  , Della hồi hộp chờ đợi James về ,cô hy vọng trong mắt James mình vẫn còn xinh đẹp như thuở chưa cắt tóc.
Cửa mở, James bước vào nhà . Tối nay anh trông rất gầy sút hẳn như có việc gì suy nghĩ lắm , James đứng sững sờ nhìn chằm chập vào Della. Im lặng . Không gian như  nghẹt thở.Sự im lặng như trời đất lặng im trước khi cơn giông bão ập đến. Della hồi hộp , cô không hiểu được chồng đang nghĩ gì, sẽ nói gì. Tự nhiên cô hoảng sợ như một tội đồ và muốn khóc. James không giận dữ sau một chút ngạc nhiên . Anh đứng đó lặng yên nhìn cô với ánh mắt mà cô chưa bao giờ thấy ở chồng. Della chạy đến bên James ôm chầm chồng rồi òa lên khóc :
-Ðừng nhìn em như thế James ạ , em bán tóc để mua cho anh món quà ngày Giáng Sinh mà.
Rồi cô nức nở :
-Tóc em sẽ dài ra như xưa mà .Em phải bán nó thôi ,nếu không tiền đâu em mua quà Giáng Sinh cho anh .Jamme hãy tha thứ cho em.Hãy nói lời Chúc Giáng Sinh vui vẻ với em đi 
Rồi như sực nhớ ra diều gì, cô lại nói:
-Em có một món quà Giáng Sinh tặng cho anh này.
James thẫn thờ hỏi vợ:
- Em đã cắt bán tóc rồi à?
- Ðúng thế, em đã cắt bán rồi, anh có còn yêu em nữa không? em vẫn là Della của anh mà.
James nhìn quanh, rồi hỏi lại ngớ ngẩn như người trong cơn mộng du:
-Em nói là em đã bán tóc rồi à?
- Ðúng vậy, em đã nói thế mà. Cũng tại vì em yêu anh. Thôi bỏ chuyện đó đi. Chúng ta bắt đầu ăn tối nhé anh.
Chợt James; bước tới ôm chầm lấy Della, anh hôn cô. Lát sau, Jamme   từ từ rút trong túi áo ra một  hộp quà Giáng Sinh nhỏ để lên bàn. Giọng anh nhẹ nhàng , âu yếm với vợ:
-Anh cũng có món quà Giáng Sinh cho em. Anh yêu em, Della, dù cho mái tóc em có ra sao đi nữa. Em hãy mở hộp quà Giáng Sinh nầy của anh ra xem thì sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ nhìn em đến như thế ..Della xé bỏ lớp giấy hoa bọc ngoài chiếc hộp. Cô chợt kêu lên mừng rỡ, rồi sau đó những giọt nước mắt vui mừng thi nhau lăn dài trên má.  Món quà Giáng Sinh mà James tặng cô là một bộ kẹp tóc tuyệt  đẹp. Dường như người ta chế tạo nó chỉ dành kẹp cho mái tóc tuyệt đẹp của cô. Della đã mơ ước mua nó từ lâu khi trông thấy lần đầu trong một cửa hiệu dưới phố  nhưng cô biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm chủ nhân được nó cả ; một bộ kẹp tuyệt đẹp và đắt tiền.. Bây giờ chúng đã là của cô, nhưng mái tóc dài óng ả  còn đâu nữa để mà kẹp nó. Della nâng niu món quà , giọng đầy xúc cảm:
-Tóc em rồi cũng sẽ dài ra thôi anh ạ, Giáng Sinh năm sau chăc kẹp được rồi, tóc em mau dài lắm anh yêu ạ.
Nói xong cô chợt nhớ món quà là sợi dây đồng hồ vàng mua tặng cho James. Cô chạy vào lấy trong túi áo khoác ra khoe với chồng:
- Ðẹp không anh, em tìm kiếm khắp nơi mới chọn mua được nó. Giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn nó mỗi ngày khi xem giờ trên tay và nhớ em. Chiếc đồng hồ từ nay đã có dây đeo rồi
Rồi cô nói như nũng nịu với chồng:
-Đưa đồng hồ đây để em gắn dây.đeo vào tay anh  .James ,anh hãy nhìn sợi dây đeo mới nầy, anh bằng lòng không?
James không làm theo lời Della hối thúc.  Anh ngồi xuống, chậm rãi, mỉm cuời nói âu yếm với vợ:
-Della, em hãy cất món quà này đi. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ vàng để mua bộ kẹp tóc cho em đó.
Hai vợ chồng chợt hiểu ra, họ ôm chầm lấy nhau, những giọt nước mắt long lanh. Hạnh phúc như lăn dài trên vai hai người. Lát sau, lâu lắm, James nói khẽ với Della:
- Thôi nín đi em, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu bữa cơm tối được rồi

3- BÌNH LUẬN ENTRY


Truyện của O' Henry viết ngắn như thế cho ta đọc,cốt chuyện thật đơn giản nhưng trầm sâu ,ẩn tích dưới đó nhiều giọt nước mắt của tình người, tình yêu. Hình như có một cái gì đó thôi thức, có lẻ từ một tiếng nói của trái tim , một tình yêu chân chính, một thông điệp cao cả từ Thượng Đế khi tạo ra Adam và Eva mà James và Della lại nghĩ ngay về món quà cho nhau trong ngày sinh nhật của Chuá . Thật đẹp, thật tuyệt vời, họ nghĩ về nhau như một thần giao cách cảm,một tiếng nói lương tâm, một tình yêu nhiều khải tượng thiên thần.Và rồi Della quyết định đi bán mái tóc óng ả đẹp tuyệt vời của mình để mua cho James món quà Noel là chiếc dây đeo đồng hồ mà anh ưa thích .Còn James thì đi bán chiếc đồng hồ cưng quý giá để mua tặng cho Della chiếc cặp tóc mà nàng ao ước, thèm khát bấy lâu để cặp mái tóc dài đẹp tuyệt vời của cô.. Họ hành động ,tình cờ bởi một thiên lương nhân tính trong tình vợ chồng, không ngần ngại, không tính toán so đo như những cặp vợ chồng khác đầy rẫy trên thế giới nầy.Và rồi, cả hai khi chợt hiểu về nhau, thâý về nhau ,mới hiểu rằng phía sau những cái nhìn tầm thường của những điều tầm thường là những điều vĩ đại , cái vĩ đại thoắt ẩn, thoắt hiện , mong manh như sương khói mà  trĩu nặng tình  người . Đối với người phụ nữ, sắc đẹp , cái răng, cái tóc là những tài sản quý giá nhất , họ có thể chết để bảo toàn nó nhưng ở đây Delta đã không ngần ngại hy sinh , một hy sinh không do dự , không toan tính Tính cách nhân bản, nhân văn, cuả truyện ngắn đã khiến tôi, và có lẽ chúng ta nữa, cũng phải suy nghĩ đến những người chung quanh, những vấn đề chung quanh hiện nay, nhất là trong tình chồng nghĩa vợ, để tìm những giải pháp, hành động nhằm nắm giữ vững hạnh phúc được lâu bền, dù hoàn cảnh có thế nào chăng nữa.
Truyện ngắn của O HENRY là những biểu cảm thực sự của đời ông , bàng bạc trong những tác phẩm , những địa phương ông đã đi qua ( Vùng Trung Mỹ ),nơi ở ( Texas , New york ), nghề nghiệp ông làm ( bán hàng, ký giả, hoạ sĩ, diễn viên, hớt tóc,cò đất, thất nghiệp, ở tù.. v..v.), thậm chí những chứng bệnh cuả ông như ho lao, viêm phổi cũng đã được đưa vào tác phẩm . Ẩn hiện đâu đó nhân vật với tác giả chỉ là một người , họ đã thoát thai, thăng hoa như hình với bóng .Có lẽ vì vậy nên văn phong của ông viết rất thực , không cầu kỳ mà bình dị ,những mẩu đối thoại trong truyện cũng quanh quẩn ngoài đời ở đâu đó chung quanh chúng ta ( xin đọc Chiếc lá cuối cùng ) Nó đã góp mặt những sự đồng cảm ,dung di rất nhiều khi đọc tác phẩm của ông

HUY THANH


x_3d5eb2fd  photo HT-EMT4.jpg

17/1/13

TRUYỆN NGẮN : XÓM MÈO HOANG


TRUYỆN NGẮN 


 photo BiatruyenTR_zps685a2dcd.jpg  photo Biatruyensau_zps7cecb67b.jpg

XÓM MÈO HOANG  


HUY THANH

1-

Thằng Sửu đẩy cánh cửa gỗ ọp ẹp vào trong căn nhà bỏ hoang mục nát, căn nhà tối mù mù vì trời đã hoàng hôn, Nó chợt nghe tiếng ho của bà ngoại vang lên đâu đó, ở dưới đất ,trong cái bóng tối nhá nhem ở cuối nhà lúc chạng vạng . Bà cụ thu mình trong cái mền rách lũng nhiều chỗ trên chiếc chiếu rách dưới đất Những đêm trời nóng , tay chân bà thòng qua mấy lỗ rách , chiếc mền thành chiếc áo lạnh che cái rét của những ngày mưa bão trái muà .
Đây là căn nhà bỏ hoang, một trong nhiều căn nhà ở vùng đất sạt lở mà chủ nhà của nó đã bỏ đi vì đất lở đã gần sát tường nhà .Vì không người ở từ lâu nên đám mèo hoang từ đâu kéo về làm tổ, chúng sinh sôi nầy nớ nhanh chóng hằng trăm con,. Chúng rầm rật suốt ngày trên nóc nhà , cắn lộn, tranh dành chỗ ở. Mèo cái gọi mèo đực khi động dục tru lên như tiếng trẻ con khóc suốt ngày đêm mà ai nghe phải cũng rùng mình tưởng chừng như có ma . Người lân cận gọi khu nhà nầy là xóm Mèo Hoang ..

Sửu năm nay đã mười sáu tuổi, Cha nó trước đây đưa đò bị cơn bão nổi làm chìm đò,ông chết mang  theo cái sản nghiệp cuối cùng là chiếc đò dưới lòng sông lạnh.Mẹ nó ít lâu sau cũng qua đời vì bệnh lao, kết quả của những ngày đi moi từng đống rác ,nhặt từng cái vỏ chai gánh ra vựa bán ve chai đầu xóm để kiếm vài chục ngàn mua gạo cho ba miệng ăn trong nhà . Những đêm mưa gió Sửu thấy mẹ ngồi chổm dậy , khoác vôi chiếc áo mưa , gánh vội đôi gánh ra đường để tìm đến những đống rác mà người ta vưà quét dọn ở mấy hàng ăn, hàng uống vừa đóng cửa đổ ra ngoài đường , Bà phải vội vã như thế vì sợ sẽ có người như bà chịu khó đi nhặt rác trong đêm mưa gió , hay xe nhặt rác đi gom trong đêm khuya, hoặc những con chó hoang ban đêm đi sục sạo những miếng ăn thưà làm tung toé " hàng hóa" ra ngoài và như thế sáng hôm sau bà không còn gì để nhặt nữa .Có thể nói người dành ăn với người và chó  
Sau khi mẹ chết , bà ngoại Sửu bán căn nhà nhỏ ẹp ẹp trong khu nhà ổ chuột ở một xóm ngoại ô để chôn cất con gái , hai bà cháu đến xin cất nhà chòi ở tạm trên mảnh đất của một ông nhà giàu tốt bụng đang bỏ trống. Vì không có người trông coi đất , ông chủ đất bằng lòng cho hai bà cháu ở tá túc qua ngày ,xây một căn chòi , cho trồng những giàn mướp, giàn bầu chung quanh  làm thức ăn sinh sống Căn chòi đựợc xây lên bằng những mảnh gỗ tạp, chấp vá bằng những chiếc áo mưa, những poncho cũ , những bao gạo,bao  ny lon tái chế  .Ban ngày thì nắng rọi vào " nhà ", hừng hực cái nóng ngây ngật hắt từ cái nóc trải đầy bao ny long chấp vá  Đêm thì như ngủ dưới  " khách sạn ngàn sao."   Những ngày mưa gíó hai bà cháu phải leo lên chiếc " chõng tre " để tránh những dòng nước ngập cuồn cuộn chảy, vào nhà .Phải lấy thau chậu ra hứng nuớc mưa dột như suối,từ nóc nhà đổ xuống, chưa vài ba phút đã đầy thau chậu phải thức canh mang đổ suốt đêm. không ngủ được .

Người ta thường nói làm nghề thì "cha truyền con nối," , mà thực vậy , ở Sửu là " mẹ truyền con nối" , vì chỉ hai năm sau, tuổi già sức yếu, bà ngoại Sửu mang chứng bệnh lao , hậu quả của bao ngày nuôi con gái bệnh hoạn bị lây nhiễm ,bà không còn đi đứng được nữa . Thế là Sửu phải nghỉ học làm cái nghề bất đắc dĩ như mẹ trước đây hồi còn sống là đi moi rác,nhặt rác , kiếm ve chai, giấy vụn người ta bỏ để bán lấy tiền độ nhật .

Trong một lần đi lượm rác , Sửu thấy ở một khu vực ngoại ô, cạnh con sông có một khu đất bị sạt lở, những căn nhà gạch sát bờ sông người ta đả bỏ đi hết thành một xóm nhà hoang , Nhiều căn nhà mà người có gan không sợ cái chết bất ngờ còn có thể trưng dụng ở được ít nhất là vài tháng nữa mới sụp lở hoàn toàn, Sửu bàn với bà ngoại nên ra nhà đó ở tạm ít lâu ,it ra cũng tránh được nắng cháy , mưa tràn , bão cuốn bất ngờ trong căn chòi hẩm hiu nầy .Thế là hai bà cháu liều mạng dọn về đây ở, vì đối với họ cái chết cũng như cái sống bây giờ cũng cùng ý nghĩa như nhau . Họ  cũng đành đánh đu với số phận vì không còn gì để mất ngay cả tính mạng của mình

Xóm nhà Mèo Hoang lại có thêm một gia đình mới về ở, đó là gia đình ông bà Chín cùng một đứa con gái gia cảnh cũng nghèo không có nhà cửa để ở.. Đứa con gái tên là Dần , cũng làm nghề moi rác kiếm sống, Sửu quen với nó vì cả hai thường moi những đống rác trên đường phố . Dần đã chỉ cho Sửu những con đường nhiều nhà giầu, nhà hàng, có những " hàng hoá " bán được nhiều tiền như sắt vun,, ve chai vụn, nhưạ thau của mấy xí nghiệp gần đó thải ra. Gia đình ông Chín "cư ngụ " ở trước một mái hiên nhà ga xe tầu hoả , tối đến, ba người co ro trong một chiếc mùng cũ rách nát,,Ban đêm khi ngủ họ thường giật mình thức dậy khi đoàn tầu rầp rập đi qua,. hú lên những tiếng còi inh ỏi  , đất rung chuyển  như sắp có địa chấn .
Sửu đã chí cho Dần  xóm  Nhà  Mèo Hoang và gia đình ông Chín đã dọn về đó ở , còn hơn ở sát nhà ga đánh đu tính mạng với tử thần .
Những người ít học, thường đặt tên con theo tên của năm sinh âm lịch như Tý , Sửu, Dần,hay các lọai trái cây như Mít . Xoài ., Mận cho dễ nhớ, dễ gọi , Họ không biết chọn những danh từ hoa mỹ đẹp trùng tên với những loài hoa ,hay trùng với những cái gì đẹp nhất trong xã hội loài người như Đức, Tâm , Cúc . Lan như những người có học, Họ mong muốn con họ lớn lên sẽ như cái tên, nhưng họ hoàn toàn thất vọng vì trong xã hội nầy quá có nhiều người thất đức và mất nhân tâm.

Như vậy,con Dần nhỏ hớn thắng Sửu một tuổi ,mười lăm tuổi và,chỉ còn môt tuần nữa là Tết , thằng Sửu sẽ mười bảy, tuổi ,con Dần sẽ mưới sáu , cái thời quá độ giữa ấu thơ và trưỏng thành . Đôi lúc đi móc rác về khuya  chúng thấy những cặp nhân tình ngồi trong bóng tối ôm nhau hôn , những con chó, con mèo cái và đực thản nhiên làm những chuyên di truyền nòi giống làm chúng cảm thấy có một thế giới người lớn nào đó nửa xa lạ, nửa quen thuộc đầy bí mật mà chúng tò mò muốn khám phá .

Sửu múc một lon nước lạnh tứ cái lu sành đã vỡ phân nửa mà tối qua nó đã múc nước từ con sông cáu bẩn đầy rác thải của một lò mổ heo gần đó . Nó để qua đêm cho cặn lóng xuống hôm sau dùng tắm giặt .. Nó rửa mặt , đánh răng chuẩn bị cho một ngày kiếm ăn trên đường phố .Con Dần cũng vưà thức dậy ,nó nhìn thắng Sửu đang chuẩn bị đồ nghề , nó nói to
- Anh Sửu hôm nay đừng "ra phố" hôm nay mình kiếm huyết heo ,đồ lòng vế nấu cháo đưa ông Táo , sau đó cùng ăn chung nghe .
Sửu ngạc nhiên :
- Ai mà cho, không được đi " chôm chỉa " đó nghe , mà ở đâu vậy ?
Nó dứt câu và hốt hoảng khi phát hiện giọng nói mình sao hôm nay phát âm ồ ồ  không còn thanh tao như hôm qua
Con Dần làm ra vẻ bí mật :
- Đợi em một lát, dẫn anh đi
Trong khi chờ đợi con Dần, nó nhìn qua bên kia bờ sông. Mặt trời vừa lấp lửng nhô lên sau những hàng cây dừa đong đưa theo chiều gió,, ánh sáng khi ẩn, khi hiện dưới dòng nước chảy cuồn cuộn lấp loáng như những mãnh gương vỡ trôi bập bềnh trên sóng nước .Vài chiếc ghe lường gắn máy chứa đầy trái cây như bưởi, xoái, mít ,sầu riêng , măng cụt ,lướt qua,. Tiếng máy ghe lường nổ bành bạch trên sông, mùi khói ,mùi xăng không át nồi mùi thơm của những trái mít ,sầu riêng theo gió vào tận hơi thở làm thằng Sửu thèm chảy nước bọt   Một vài chiếc tầu nhỏ kéo nhửng chiếc xà lan chở đầy cát, đá khẩm sát mặt nước trôi bập bềnh . Nó đi qua để lại những đợt sóng lớn vồ vào bờ làm đất vỡ từng mảng lớn xuống đáy sông . Bây giờ nó mới hiểu thế nào là sạt lở .Nhiều chiếc xuồng ghe chở rau cải, miệt vườn bơi nhanh  cho kịp phiên chợ sớm đi qua  Những người đàn bà đội nón lá thoăn thoắt tay bơi, nhửng người đàn ông uốn mình cong lưng oằn oại tay chèo cho ghe trôi nhanh qua dòng nước ngược. Một ngày mới bắt đầu..Cũng có nghĩa là sự vất vả  của kiếp người cùng khốn lại bắt đầu .Tất cả làm lại từ đầu như ngày hôm qua. theo một chu kỳ số phận  .Như mặt trời lặn rồi mọc. Như đêm rồi ngày.Vòng chu kỳ của một đời người không bao giờ thay đổi cũng như sống rồi chết, chết rồi sống . Có thay đổi chăng là những trăn trở của con người nghèo khó theo hoàn cảnh và thời gian,từng không gian về những lao đao của cuộc sống. mưu sinh . Họ bơi ngược , chống chỏi dòng nước ngược như những người đàn ông, đàn bà kia, cố vượt dòng nước , vượt những cái nghịch lý đau đớn của kiếp người, để rồi còn được hơi thở , còn được gọi là người, dù là sống trong trăn trở,chối bỏ quá khứ, từ chối tương lai. và đổ thừa cho số phận.
- Anh Sửu đang suy nghĩ gì vậy ?
Con Dần đứng sau lưng thằng Sửu từ lâu, nó luyến thắng hỏi .
- Anh chờ em chứ suy nghĩ gì.
Thằng Sửu bỗng im lặng .Nó thấy con Dần hôm nay khác như mọi bữa , Tóc nó chải cẩn thận không để đầu bù tóc rối như những ngày trước .Chíếc áo bà ba mới may có hình hoa cúc ôm sát lấy thân hình thon nhỏ của nó , làm nổi bật lên nhửng đoá hoa cúc trên cặp ngực vừa đến tuổi dậy thì . Con Dần cũng nhìn nó, đôi mắt tròn đen lay láy .Cặp mắt đó làm nó nhớ lại cái cảnh tai nạn mấy tháng trước mà nó đã cứu con Dần rồi hai đứa quen nhau . Hôm đó nó với con Dần băng qua đường để giành nhau nhặt đống rác mà người ta vừa vứt bỏ ben kia đường Con Dần gánh một bao rác phế thải to kếnh Vì cái bao to che khuất nên nó không thấy một chiếc xe gắn máy vừa đến. Thằng Sửu vội xô con Dần né qua một bên, và nó hứng trọn sức mạnh của chiếc xe máy tông vào. Cũng may mà nó thấy trước tai nạn nên vết thương nhẹ, nó ngồi dậy kéo con Dần đang nằm sóng soài trên mặt đất , mặt tái xanh vì sợ hãi.Trên khuôn mặt tái xanh cuả con Dần , nó chỉ còn thấy đội mắt đen lay láy rướm lệ của con Dần nhín nó như thay những lời cám ơn.
-Anh nhìn áo mới của em phải không ?
Con Dần nhìn Sửu vẫn bắng đôi mắt đen lay láy hỏi .Thằng Sửu vội chống chế không dám nói những điều mình suy nghĩ :
- Anh nghĩ đến ngày nào em sẽ lấy chồng bỏ xóm mèo hoang nầy
Con Dần nhìn lảng đi nơi khác đề tránh những tia nhìn khó hiểu của đôi mắt thằng Dần , nó nói như nói với chính nó :
- Còn khuya mới có chuyện đó, ai mà lấy em, nghèo, xấu như ma lem .
Ngừng giây lâu nó nói tiếp :
- Nhưng mà em sẽ lấy chồng sau khi anh có vợ, anh lớn hơn em một tuổi mà, phải làm gương trước chớ .Em nghe mẹ em nói những người con gái tuổi Dần con Cọp cao số lắm, tình duyên  thường lận đân .Còn tuổi Sửu con trâu như anh phải làm vất vả như trâu để nuôi vợ, nuôi con .
Thằng Sửu hỏi :
-Cao số là gì ?
- Là sống cô độc đến già đến chết . Nếu là con gái thì có chồng muộn, chồng chết sớm , có khi ở goá suốt đời , nếu không thì  mình chết trè bỏ chồng bỏ con .Người ta gọi đó là định mạng , số phận anh à .
Thắng Sửu càng thắc mắc :
-Định mạng, số phận là gì ?
Con Dần ngơ ngác trước câu hỏi bất ngờ của thằng Sửu , nó lanh trí chợ nhớ tới một người thầy bói có lần xem bói cho người đi đường mà nó trông thấy nên ra mặt  "tài lanh " :
-Trời vậy mà không biết, là lằn chỉ tay trên bàn tay anh đó .
- Anh không tin , mà có chắc anh sẽ chết trước em đó, nếu sợ thì hai đứa lấy chồng vợ một lượt đi .
Cả hai đứa cùng cười, hình như cả hai đứa đều hiểu những ẩn ý vưà nói với nhau

2  -

. Hai người đàn ông mình trần trùng trục khiêng con heo mập to tướng treo lên cái móc gíá cong như lưỡi câu bằng sắt, con heo dường như biết sắp chết nên kêu lên thảm thiết . Một người cầm dao thọc vào ngay cổ của nó ,con heo kêu lên mấy tiêng sau cùng nhỏ dần, rồi im bặt Người còn lại cầm cái chậu thau hứng dòng máu đang phún xối xả ra từ vết dao đâm lõm ,sâu của người đàn ông mổ heo chuyên nghiệp dưới cổ họng con heo . Chung quanh hai người ,lũ trẻ lớn có, bé có, mõi đứa cầm một lon sửa bò chờ đợi vét những dòng huyết heo chảy dưới đất ,lẩn những giọt nước tiểu của heo thải ra vì quá sợ hãi, đau đớn . Khi hai người đàn ông vừa rời chỗ xác con heo vưà chết thì lũ trẻ xông vào, Chúng chen lấn, xô đẩy, chửi thề , xô đẩy nhau , cố lấy cái lon sữa bò vét lấy, vét để những dòng huyết heo chưa kịp khô còn đọng dưới đất .Thằng Sửu cũng trong đám đó, nó lớn chồng ngồng ,to con nên những đứa trẻ khác không tranh lại. Lon sữa bò của Sửu đã gần đầy nên nó lui ra cho những đứa khác hốt những bải huyết heo lẫn cát còn vương vãi dưới đất .
Hai đứa hả hê đi về nhà,chúng nó nghĩ chiều nay sẽ có một buổi cháo lòng ăn những ngày cuối năm cho đỡ đói ,
Dọc đường, con Dần thấy cái ao bỏ hoang, nước rác tồn đọng bốc mùi hôi thúi nhưng lại mọc đầy rau muống tươi tốt, xanh um nên nó vội leo xuống lặt lấy lặt để . Nó định chiều nay sẽ trộn rau muống vào cháo huyết heo ăn sẽ nhiều và no hơn,vì nó thường thấy khi người ta trộn cám nấu cho heo ăn ,họ thường bỏ những bã rau muống nhặt trong những đống rác ngoài chợ vào
Hai đứa đi ngang qua một cái miếu hoang ,con Dần cũng không quên cúi xuống nhặt những cọng rau "càng cua " mọc theo khe hở của những viên gạch lát đã rêu phóng, mốc meo dưới đất,
Hai đứa sắp về đến nhà,, con Dấn đang đi bỗng ôm bụng ngồi bệt  xuống đất, nhăn nhó  la lên:
-Ôi, đau quá anh Sửu ơi
Thằng Sửu vôi ngồi xuống theo con Dấn, Nó vach áo con Dần lên , một con rắn cạp nông trong đám rau muống mà nó đang ôm trong người phóng ra lủi nhanh vào bụi rậm. Vết cắn của con rắn độc còn in dấu răng trên da thịt con Dần máu từ đó ứa ra không ngớt .Cạp Nông là một lọai rắn kịch độc được mệnh danh là vua của loài rắn, mình nó ngắn , thường ẩn thân dưới bụi cỏ, lùm cây , thay đổi mầu sắc da theo mầu cây lá nơi nó ẩn nấp. Chính vì vậy nên con Dần khi nhặt rau muống ,không thấy rắn nên vô tình mang nó vào mình .
Mặt con Dần từ trắng hồng trở thành tái xanh. Thằng Sữu hoảng hốt , nó quýnh quáng la lên :
-Rắn cắn, rắn cắn bớ người ta cứu với
Nhưng tiếng kêu thất thanh của nó vang lên, dù đầy sợ hãi và tuyệt vọng , nhưng ở một vùng đất vắng vẻ không có người qua lại nầy làm gì có ai nghe thấy . Thằng Sửu bỗng nhớ một ông thầy thuốc Nam trước đây đả dạy nó cách chữa trị rắn cắn là buộc chặt vết thương không cho máu chảy về tim vì trong máu có độc, sau đó tìm cánh hút máu độc ra khỏi thân thể người bị rắn cắn từ miệng vết thương .Nó vội xé áo loay hoay tìm cách buộc không cho máu con Dần chảy về tim nhưng con Dần lại bị cắn nơi bụng thì làm sao buộc ,nên nó chỉ còn biết cúi xuống dùng miệng hút máu độc ra từ miệng vết thương phun xuống đất.
Con Dần mở mắt nhìn thằng Sửu như thầm cám ơn, hình như nó hết đau ,nó mở mắt to nhìn thằng Sửu như muốn nói điều gì đó . Thằng Sửu nhìn vào đôi mắt con Dần, đôi mắt tròn lay láy từ từ mất dần nét tinh anh cuả một cô gái đương xuân , mặt nó dần dần thâm tím lại. Thằng Sửu hiểu rằng từ nay nó sẽ không còn nhìn thấy đôi mắt đó nữa .
Một dòng nước bọt trào ra nơi miệng con Dần ,môi con Dần mấp máy, hình như nó muốn nói điều gì nhưng thốt không thành tiếng nữa , Đôi môi đó bây giờ trở thành thâm tím .Hai dòng nước mắt của con Dần bỗng trào ra lăn dài trên má làm ướt ngực thằng Sửu ,nó cũng chợt oà khóc theo con Dần .
Thân thể con Dần chợt nhiên mất hơi ấm ,rồi trở nên lạnh lẽo, dần dần lạnh như một tảng băng .Thằng Sửu chợt nhớ đến lời nói của con Dần  " Con gái tuổi Dần cao số, lấy chồng muộn chồng chết trước , mình ở goá suốt đời .Nếu không thì mình chết trước bỏ lại chồng con  " .Bây giờ nó mới hiểu thế nào là số phận , là định mệnh của một kiếp người .
Thằng Sửu nhắm mắt lại , hình ảnh con Dần với nó những ngày cùng vui đùa trong Xóm Mèo Hoang hiện ra như giấc mộng . Những ngày hai đứa đi móc từng đống rác ,chia nhau từng vỏ lon , từng cái bao ny lon cáu bẩn để cùng bán kiếm sống trong khu Xóm Mèo Hoang như chợt hiện về .  Tuy  kiếm tiền vất vả nhưng  cả hai đều bằng lòng với số phận , cho nhau những nụ cười vô tư khi nhật được thật nhiều rác thải .
Kỷ niệm mà nó không bao giờ quên là một lần hai đứa khát nước , con Dần nhặt đươc một lon Coca còn it nước nguời ta quăng trong thùng rác vội nhường cho nó uống trước trong khi nó cũng khát nước như thằng Sửu .
Thằng Sửu bỗng cảm thấy rùng mình chảy nước mắt khi có cảm nghĩ là nó đang ôm không phải con Dần mà ôm cuộc đời của hai đứa , ôm một khối băng giá lạnh từ trong con tim nó lạnh ra ,cái lạnh đó, nó biết mình chỉ gặp một lần , rồi sẽ không bao giờ có nữa .

                 HUY THANH

( Trích tập truyện ngắn VÀO NƠI GIÓ CÁT )


Photobucketx_3d5eb2fd

15/1/13

TRUYỆN SONG NGỮ : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG "

TRUYỆN NGẮN SONG NGỮ ANH VIỆT


CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG



NGUYÊN TÁC :THE LAST LEAF

TÁC GIẢ NHÀ VĂN MỸ : O HENRY

NGƯỜI DỊCH  : HUY  THANH


1-TÁC GỈA :
 
Nhà văn O HENRY tên thật là WIALLIAM SIDNEY PORTER sinh ngày 11/9/1862 tại North Carolina .Năm 1882 ông có triệu chứng bệnh lao bị lây từ mẹ nên được gia đình cho đến cư ngụ tại một trại chăn nuôi bò ở Texas miền Tây nước Mỹ , hy vọng khí hậu vùng nầy sẽ làm bớt cơn bệnh của ông ,vì vậy nên các tác phẩm của ông thường nhuốm một mầu sắc bệnh hoạn cho nhân vật khi ông viết những tác phẩm đầu tay. Cuộc sống của ông cũng không được may mắn về tình yêu với mấy lần dang dở GIA ĐÌNH ,về nghề nghiệp cũng không được ổn định, Ông đã làm nhiều nghề như hoạ viên kỹ thuật, kiến trúc, thư ký, đầu bếp Nghề cuối cùng ông làm là Kế toán cho một Ngân Hàng , Nhưng ông cũng đã không may mắn với nghề nầy khi Ngân Hàng do quản lý tài sản không chặt nên bị thất thoát tiền bạc Thế là họ đổ trách nhiệm cho người kế toán.Thời đó, người có tiền bạc, những nhà quyền quý tiếng nói của họ ảnh hưỡng mạnh đến luật pháp, nên ông bi kết án năm năm tù vì tội " biển thủ công quỹ ". Năm 1901 do chấp hành kỷ luật tốt trong tù nên ông được thả trước thời hạn . Sau đó ông trở về Newyork sống ẩn dật để quên đi quá nhứ buồn đau và chú tâm viết truyện.Thời gian từ năm 1904 đến năm 1910 ,ông đã viết trên 10 tập truyện, trong đó có những tập truyện nổi tiếng như AFTER TWENTY YEARS ( SAU HAI MƯƠI NĂM ) ,THE CHURCH WITH AN OVERSHOT WHEEL ( NGÔI GIÁO ĐƯỜNG VỚI CỐI XAY NƯỚC) , THE DREAM ( GIẤC MỘNG ) THE LAST LEAF ( CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ) MÓN QUÀ NGÀY GIÁNG SINH .
Ông mất ngày 5/6/1910 vì chứng bệnh viêm phổi mãn tính, để lại cho nền Văn Học Mỹ nhiều tác phẩm hay và sự thường tiếc của hằng triệu độc gỉa trên thế giới.

2- NGUYÊN TÁC TIẾNG ANH :

THE LAST LEAF

O. HENRY


Many artists lived in the Greenwich Village area of New York . Two young women named Sue and Johnsy shared a studio apartment at the top of a three-story building. Johnsy's real name was Joanna.
In November, a cold, unseen stranger came to visit the city. This disease, pneumonia, killed many people. Johnsy lay on her bed, hardly moving. She looked through the small window. She could see the side of the brick house next to her building.
One morning, a doctor examined Johnsy and took her temperature. Then he spoke with Sue in another room. "She has one chance in -- let us say ten," he said. "And that chance is for her to want to live. Your friend has made up her mind that she is not going to get well. Has she anything on her mind?" "She -- she wanted to paint the Bay of Naples in Italy some day," said Sue.
"Paint?" said the doctor. "Bosh! Has she anything on her mind worth thinking twice -- a man for example?"
"A man?" said Sue. "Is a man worth -- but, no, doctor; there is nothing of the kind."
"I will do all that science can do," said the doctor. "But whenever my patient begins to count the carriages at her funeral, I take away fifty percent from the curative power of medicines."
After the doctor had gone, Sue went into the workroom and cried. Then she went to Johnsy's room with her drawing board, whistling ragtime.
Johnsy lay with her face toward the window. Sue stopped whistling, thinking she was asleep. She began making a pen and ink drawing for a story in a magazine. Young artists must work their way to "Art" by making pictures for magazine stories. Sue heard a low sound, several times repeated. She went quickly to the bedside.
Johnsy's eyes were open wide. She was looking out the window and counting -- counting backward. "Twelve," she said, and a little later "eleven"; and then "ten" and "nine;" and then "eight" and "seven," almost together.
Sue looked out the window. What was there to count? There was only an empty yard and the blank side of the house seven meters away. An old ivy vine, going bad at the roots, climbed half way up the wall. The cold breath of autumn had stricken leaves from the plant until its branches, almost bare, hung on the bricks.
"What is it, dear?" asked Sue.
"Six," said Johnsy, quietly. "They're falling faster now. Three days ago there were almost a hundred. It made my head hurt to count them. But now it's easy. There goes another one. There are only five left now."
"Five what, dear?" asked Sue.
"Leaves. On the plant. When the last one falls I must go, too. I've known that for three days. Didn't the doctor tell you?"
"Oh, I never heard of such a thing," said Sue. "What have old ivy leaves to do with your getting well? And you used to love that vine. Don't be silly. Why, the doctor told me this morning that your chances for getting well real soon were -- let's see exactly what he said – he said the chances were ten to one! Try to eat some soup now. And, let me go back to my drawing, so I can sell it to the magazine and buy food and wine for us."
"You needn't get any more wine," said Johnsy, keeping her eyes fixed out the window. "There goes another one. No, I don't want any soup. That leaves just four. I want to see the last one fall before it gets dark. Then I'll go, too."
"Johnsy, dear," said Sue, "will you promise me to keep your eyes closed, and not look out the window until I am done working? I must hand those drawings in by tomorrow."
"Tell me as soon as you have finished," said Johnsy, closing her eyes and lying white and still as a fallen statue. "I want to see the last one fall. I'm tired of waiting. I'm tired of thinking. I want to turn loose my hold on everything, and go sailing down, down, just like one of those poor, tired leaves."
"Try to sleep," said Sue. "I must call Mister Behrman up to be my model for my drawing of an old miner. Don't try to move until I come back."
Old Behrman was a painter who lived on the ground floor of the apartment building. Behrman was a failure in art. For years, he had always been planning to paint a work of art, but had never yet begun it. He earned a little money by serving as a model to artists who could not pay for a professional model. He was a fierce, little, old man who protected the two young women in the studio apartment above him.
Sue found Behrman in his room. In one area was a blank canvas that had been waiting twenty-five years for the first line of paint. Sue told him about Johnsy and how she feared that her friend would float away like a leaf.
Old Behrman was angered at such an idea. "Are there people in the world with the foolishness to die because leaves drop off a vine? Why do you let that silly business come in her brain?"
"She is very sick and weak," said Sue, "and the disease has left her mind full of strange ideas."
"This is not any place in which one so good as Miss Johnsy shall lie sick," yelled Behrman. "Some day I will paint a masterpiece, and we shall all go away."
Johnsy was sleeping when they went upstairs. Sue pulled the shade down to cover the window. She and Behrman went into the other room. They looked out a window fearfully at the ivy vine. Then they looked at each other without speaking. A cold rain was falling, mixed with snow. Behrman sat and posed asthe miner.
The next morning, Sue awoke after an hour's sleep. She found Johnsy with wide-open eyes staring at the covered window.
"Pull up the shade; I want to see," she ordered, quietly.
Sue obeyed.
After the beating rain and fierce wind that blew through the night, there yet stood against the wall one ivy leaf. It was the last one on the vine. It was still dark green at the center. But its edges were colored with the yellow. It hung bravely from the branch about seven meters above the ground.
"It is the last one," said Johnsy. "I thought it would surely fall during the night. I heard the wind. It will fall today and I shall die at the same time."
"Dear, dear!" said Sue, leaning her worn face down toward the bed. "Think of me, if you won't think of yourself. What would I do?"
But Johnsy did not answer.
The next morning, when it was light, Johnsy demanded that the window shade be raised. The ivy leaf was still there. Johnsy lay for a long time, looking at it. And then she called to Sue, who was preparing chicken soup.
"I've been a bad girl," said Johnsy. "Something has made that last leaf stay there to show me how bad I was. It is wrong to want to die. You may bring me a little soup now."
An hour later she said: "Someday I hope to paint the Bay of Naples ."
Later in the day, the doctor came, and Sue talked to him in the hallway.
Even chances," said the doctor. "With good care, you'll win. And now I must see another case I have in your building. Behrman, his name is -- some kind of an artist, I believe. Pneumonia, too. He is an old, weak man and his case is severe. There is no hope for him; but he goes to the hospital today to ease his pain."
The next day, the doctor said to Sue: "She's out of danger. You won. Nutrition and care now -- that's all."
Later that day, Sue came to the bed where Johnsy lay, and put one arm around her.
"I have something to tell you, white mouse," she said. "Mister Behrman died of pneumonia today in the hospital. He was sick only two days. They found him the morning of the first day in his room downstairs helpless with pain. His shoes and clothing were completely wet and icy cold. They could not imagine where he had been on such a terrible night.
And then they found a lantern, still lighted. And they found a ladder that had been moved from its place. And art supplies and a painting board with green and yellow colors mixed on it.
And look out the window, dear, at the last ivy leaf on the wall. Didn't you wonder why it never moved when the wind blew? Ah, darling, it is Behrman's masterpiece – he painted it there the night that the last leaf fell."

3 -BẢN DỊCH TIỀNG VIỆT

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

NGƯỜI DỊCH : HUY THANH


Có rất nhiều hoạ sĩ sống trong làng Greenwich của thành phố New York , trong đó có hai cô họa sĩ trẻ là Sue và Johnsy cùng ở chung trong một căn phòng nhỏ trên tầng thượng của căn chung cư ba tầng.,tên thật của hai cô là Johnsy là Joanna
. Tháng mười một, một vị khách lạ mặt viếng thăm thành phố, đó là căn bệnh quái ác viêm phổi tràn lan . Căn bệnh này đã giết chết nhiều người. Chảng may Johnsy lại mắc phải căn bệnh đó, cô nằm liệt giường không dậy nổi. Qua ô cửa sổ nhỏ,cô chỉ có thể thấy bức tường gạch của chung cư kế bên.
Vào buổi sáng, bác sĩ được mời đến khám bệnh ,đo nhiệt độ cho Johnsy.,Sau đó ông gọi Sue sang phòng khác. nói nhỏ :
: -Cô ấy chỉ có một phần mười cơ hội để sống.Cơ hội ấy tuỳ vào ý chí sinh tồn của cô ấy ,Cô có thể tin rắng cô ấy sẽ không thể nào khoẻ lại được nữa. Hình như cô ấy đang lo lắng điều gì phải không?
-Cô ấy ,cô ấy muốn ngày nào đó sẽ ngồi vẽ cảnh vịnh Naples ở Ý. Sue trả lời.
-Vẽ à ? nhảm nhí quá ,chẳng lẽ cô ấy không có điều gì bận tâm khác hơn sao ? nghĩ về một người đàn ông chẳng hạn?"
-Một người đàn ông à? .Sue nói.:
-Liệu một người đàn ông có đáng không, nhưng,không, bác sĩ a, không có chuyện đó đâu.
Bác sĩ nói
: -Tôi sẽ làm hết sức mình,.Nhưng khi nào cô ấy bắt đầu đếm những chiếc xe ngựa đi dự đám tang của mình, tôi sẽ trừ đi 50% khả năng chửa lành bệnh bằng thuốc men., lúc đó chắc tôi bó tay .
Bác sĩ ra về, Sue đi vào phòng ,cô oà khóc.vì thương bạn . Khi vơi cảm xúc, cô đi đến phòng của Johnsy mang theo bảng vẽ,. miệng huýt sáo một khúc nhạc jazz.
Johnsy nằm quay mặt ra cửa sổ. Sue ngưng huýt sáo,vì nghĩ Johnsy đang ngủ. Cô bắt đầu vẽ hình minh hoạ cho một câu chuyện trên tờ báo .Những hoạ sĩ trẻ , nghèo phải vất vả để đến với "nghệ thuật" bằng cách vẽ tranh minh hoạ cho những câu truyện trên tạp chí.để kiếm cơm .
Sue bỗng nghe thấy một âm thanh nho nhỏ, lặp lại lặp lại vài lần. Cô liền nhè nhẹ bước đến cạnh giường Johnsy đang nằm .
Mắt Johnsy vẫn mở ,cô nhìn ra cửa sổ và đếm lùi:
-Mười hai, , rồi ít lâu sau , cô đếm tiếp :
-Mười một”;, “mười,” ,“chín”; “tám”, “bảy”, một cách liên tục.
Sue nhìn ra cửa sổ theo hướng nhìn của Johnsy ,Bên ngoài chỉ có một khoảng sân trống , một bức tường của căn nhà cao bảy mét. Một cây thường xuân già cỗi leo bám lưng chừng bức tường.Từng cơn gió thu lạnh lẽo thổi bay gần trơ trụi hết những chiếc lá tàn úa cho đến khi cành của nó còn chơ vơ ,cheo leo trên những viên gạch.xanh rêu . Có gì mà đếm nhỉ ? Sue tự hỏi như thế .Sau cùng Sue cũng đặt câu hỏi nầy với bạn :
-Bạn thân yêu ơi, bạn đếm gì vậy ? Johnsy không trả lời bạn, cô đếm tiếp :.
-Sáu,.
Johnsy nói thì thầm với mình :
. -Mỗi lúc chúng càng rơi nhanh hơn. cách đây ba ngày còn cả trăm chiếc. Mình đếm chúng tới mức nhức cả đầu.,nhưng bây giờ thì dễ rồi. Trông kìa lại thêm một chiếc nữa rơi., chỉ còn lại năm chiếc nữa thôi.
-Năm gì vậy bạn yêu dấu? Sue hỏi bạn ..
-Năm chiếc lá. Trên cái cây kia ,,khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì mình cũng sẽ vĩnh biệt trần gian. Mình đã biết điều đó ba ngày nay rồi. Bác sĩ không nói cho bạn biết à ?
"Ồ,mình chưa nghe ai nói như thế bao giờ cả,,những chiếc lá thường xuân già úa kia có liên quan gì đến căn bệnh của bạn cơ chứ? Bạn vẫn yêu thích cái cây trường xuân đó mà , đừng có ngốc như thế. Sáng nay, bác sĩ bảo mình là cậu sẽ mau chóng bình phục,chính xác là như vậy . Mình cam đoan mười trên một là bạn sẽ sớm hêt bệnh ngay thôi, Cố gắng ăn một ít súp nha Bây giờ thì mình tiếp tục vẽ đây,,để mình bán tranh cho toà soạn báo và mua thức ăn rượu cho chúng mình nửa chứ .
Johnsy nói mà mắt vẫn nhìn ra cửa sổ :
-Bạn không cần mua thêm rượu nữa đâu, mình sắp chết rồi .Lại thêm một chiếc lá rơi kìa. Không,mình không muốn ăn súp gì hết. Còn bốn chiếc lá nữa thôi mình muốn nhìn chiếc cuối cùng rơi trước khi trời tối., lúc đó , mình sẽ vĩnh biệt bạn, vĩnh biệt trần gian nầy .
-Johnsy ơi,bạn hãy hứa với mình là nhắm mắt lại thôi không nhìn ra cửa sổ cho đến khi mình vẽ xong được không? Mai mình phải giao những bức tranh này rồi.
- Khi nào bạn vẻ xong hãy gọi mình đậy nhé .
Johnsy nói xong, nhắm mắt lại ,cô nằm bất động, trắng toát như một bức tượng bị sụp đổ xuống.. Cô suy nghĩ , "mình muốn nhìn chiếc lá cuối cùng rụng xuống., mình chán phải chờ đợi lắm rồi., mình cũng rất chán phải suy nghĩ. Mình muốn buông xuôi hết mọi thứ , thả mình rơi xuống, giống như một trong những chiếc lá héo úa cằn cỗi đáng thương kia. "
-Hãy cố ngủ đi nha bạn .Mình phải đi mời bác Behrman lên để ngồi làm mẫu cho mình vẽ một ông thợ mỏ già nua. Hãy nằm yên đó cho đến khi mình quay lại. nha .
Ông già Behrman là một hoạ sĩ già sống ở tầng trệt của căn hộ chung cư. Behrman là một người thất bại trong nghệ thuật vẻ tranh.Nhiều năm , ông luôn mong muốn vẽ một tác phẩm kiệt tác nghệ thuật, nhưng chưa bao giờ bắt đầu vẽ nó cả. Ông kiếm tiền bằng cách làm người mẫu cho những hoạ sĩ không có đủ tiền thuê người mẫu chuyên nghiệp. Behrman là một ông lão vóc người nhỏ ,khó tính,nhưng luôn quan tâm đến hai cô gái trẻ dồng nghiệp nghèo sống ở tầng trên căn hộ phía trên ông..

Sue bước vào căn phòng ở của ông già Behrman , Trong góc phòng một khung vải bạt còn trắng tinh, suốt hai mươi lăm năm chờ một nét vẽ đầu tiên nhưng không bao giờ có .
Sue kể cho ông nghe về ý tưỡng của Johnsy,nỗi lo sợ của bạn cô là sẽ lìa xa cõi đời như chiếc lá cuối cùng rời cành trên cây thường xuân ngoài cửa sổ.
Ông lão Behrman vô cùng tức giận về cái ý tưởng bi quan quái dị của Johnsy, ông lớn tiếng :
- Ở đời này làm gì có người nào ngu ngốc muốn tìm lấy cái chết chỉ vì những chiếc lá rơi rụng từ một cây trường xuân già cỗi như thế ? Tại sao cô lại để cho cái ý tưởng ngu ngốc kỳ hoặc kia đến thế lọt vào tâm trí cô ta?"
-Cô ấy bệnh rất nặng,,chứng bệnh đã khiến cô ấy có những suy nghĩ lạ lùng.
-Đây không phải là nơi để cho một người tốt bụng như cô Johnsy nằm chờ chết,, cô phải sống .
Ông gìà Behrman thét lên.
-Một ngày nào đó tôi sẽ vẽ nên một kiệt tác nghệt thuật,,và ba chúng ta sẽ rời khỏi cái ổ dịch nầy .

Khi cả hai lên phòng thì Johnsy còn đang ngủ , Sue kéo tấm rèm xuống để che cửa sổ lại. Cô và ông gìa Behrman đi vào căn phòng bên kia. Họ nhìn ra cây trường xuân ngoài cửa sổ với vẻ lo âu. Sau đó họ nhìn nhau ,chẳng nói với nhau lời nào.
Tuyết lại rơi và một cơn mưa lạnh kéo đến, Ông già Behrman ngồi xuống làm mẩu trong dáng một người thợ mỏ.già nua thất nghệp

Sáng hôm sau, Sue thức dậy ,cô thấy Johnsy với đôi mắt lờ đờ thất thần ,cố mở to nhìn chằm chập vào ô cửa sổ buông kín rèm
Johnsy.thều thào :
-Kéo rèm lên bạn ơi;, mình muốn nhìn ra ngoài.
Sue làm theo.lời bạn yêu cầu
Sau một đêm mưa to gió lớn Trên bức tường có cây thường xuân gìà cỗi đeo bám chỉ còn lại trơ trụi trên cành cây một chiếc là cuối cùng Chiếc lá vẫn còn màu xanh thẫm ở chính giữa.,nhưng ngoài thì phủ một màu vàng úa. Nó vẫn bám trụ kiên cường trên nhánh cây cao bảy mét mà không rơi.
Johnsy noí
: -Đó là chiếc lá cuối cùng .Mình cứ nghĩ tối qua nó sẽ rơi vì nghe đêm qua tiếng gió gào thét dữ dội, Nó sẽ rơi và mình cũng sẽ chết. nhưng tại sao nó không rơi nhỉ ?.
Sue nói :
-Bạn thân yêu ơi! ,Hãy nghĩ đến mình, nếu như bạn không nghĩ đến bản thân bạn nữa., Mình sẽ phải làm gì đây cho bạn ?
Nhưng Johnsy nhìn Sue, cô không nói, mắt như hàm xúc một sự biết ơn
Hôm sau, khi trời sáng, Johnsy đòi bạn vén màn cửa sổ lên cho mình.ngắm bên ngoài Chiếc lá trường xuân cuối cùng vẫn còn ở đó. Johnsy nằm ngắm nhìn nó thật lâu. Cô gọi Sue khi bạn đang nấu món súp gà.
- Sue ơi ,mình thật là tệ ,một cái gì đó đã khiến chiếc lá cuối cùng kia không rơi rụng đủ để nói lên là mình thật tệ hại còn thua chiếc lá.Bạn mang cho mình một bát súp gà nhé. Một ngày nào mình hy vọng sẽ khoẻ để ngồi vẽ một bức tranh vịnh Naples như ý muốn..
Chiều hôm đó, bác sĩ đến khám bệnh ,Sue đã kéo ông ra hành lang kể cho ông về hiện tượng đêm qua và sáng nay. Bác sĩ vui mừng nói :
-Cô ấy đã san bằng cơ hội sống rồi ,với sự chăm sóc tốt của cô ,Johnsy sẽ thắng thần chết .Bây giờ tôi phải khám một bệnh nhân khác cũng ở trong chung cư này,. tên ông là Behrman,, tôi nghĩ ông ấy cũng là một hoạ sĩ như hai cô đó. Ông ta bị bệnh viêm phổi cấp tình .Vì quá già yếu nên bệnh tình rất trầm trọng. không còn hi vọng qua khỏi đâu Hôm nay tôi sẽ mang ông ta đến bệnh viện để làm giảm những cơn đau cho ông ấy.

Hôm sau, bác sĩ lại tái khám cho Johnsy, ông vui mừng nói với Sue: :
-Cô ấy thoát nạn rồi cô đã thắng.,chỉ còn chăm sóc và dinh dưỡng thúc ăn bổ dưỡng là cô ấy sẽ khỏi .
Sue đến bên giường nơi Johnsy đang nằm, một cánh tay cô vòng qua ôm lấy bạn, cô nói trong ngậm ngùi :.
-Mình có một câu chuyện kể bạn nghe đây con chuột bạch bé nhỏ ạ .Hôm nay ông Behrman đã chết vì bệnh viêm phổi trong bệnh viện.rồi. Ông chỉ nhiễm bệnh trong hai ngày. Buổi sáng ngày đầu tiên, người ta tìm thấy ông nằm vật vã vì đau sốt trong căn phòng lầu dưới của ông ấy. Giày và quần áo của ông ướt sũng ,lạnh như băng. Người ta không thể tưởng tượng ông ấy đã đi đâu trong một đêm giông bão khủng khiếp đến như vậy.
Sau đó,,họ tìm thấy chiếc đèn lồng của ông vẫn còn cháy sáng. Một cái thang bị dời đi chỗ khác Những dụng cụ cọ, sơn, một giá vẽ lấm lem hai màu xanh lá cây và màu vàng của những chiếc lá uá ..
Hãy nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng trên tường ngoài cửa sổ đi bạn yêu dấu. Bạn có tự hỏi rằng tại sao nó không lay động mỗi khi có cơn gió thổi qua hay không? Đó là chiếc lá được vẽ bằng giấy tô mầu, một, kiệt tác nghệ thuật của ông Behrman . Vào đêm mưa gíó khi chiếc là cuối cùng thât sự đã rơi rụng ông đã dầm mưa leo lên gắn chiếc lá giả vào cho bạn nghĩ rằng chiếc là vẫn còn nguyên ở đó., và bạn sẽ không bao giờ chết . Một kiệt tác của ông Behrman trong cái đêm mưa gió khi chiếc lá cuối cùng thực sự vừa rơi rụng .

HUY THANH

  Photobucket x_3d5eb2fd

13/1/13

Thơ: ĐỌC THƯ TÌNH CŨ

ĐỌC THƯ TÌNH CŨ

HUY THANH

Rồi những tình thư sẽ ngủ yên
Theo bờ mi khép kín hai miền
Hương yêu huyễn mộng thành mây khói
Cũng lắng sâu vào đáy mắt em  

Nét chữ mờ theo nhân dáng ai
Trong ta mất một bóng trang đài
Lệ khô mờ úa tờ thơ cũ
Nét mực lụn tàn, nhan sắc phai

Những lá tình thơ đã nát nhầu 
Nên dòng ký ức vội xanh xao
Theo em, một nửa vầng trăng khóc
Một nửa chôn vùi mấy bể dâu

Ta vẫn tìm em nhân dáng xưa?
Nhớ đàn, nhớ phách, nhớ đêm mưa
Nhớ chân ai rụng ngoài xa vắng
Nhớ khúc ly tao, lạnh bốn mùa .

Những lá thư tình sẽ hết hương
Nên hồn thơ lạc chốn mê cung
Mây trôi ảo ảnh, chim về núi
Ký ức lưu đày giữa khói sương

Tóc bạc phủ mầu xanh tóc mai
Nghiêng trăng, xõa tóc ,trắng bờ vai
Đường ngôi lệch những ngày thơ ấu
Em có soi gương ,mộng viễn hoài ?

Em có tìm trong miền viễn xa?
Hơi thơ diễm ảo dưới trăng tà
Bay cao lắng đọng thành tinh tú
 Đầy những lâu đài ước gấm hoa

Những lá tình thư, những  nét xinh
Giờ phai nét mực: ý vong tình
Tay thon tháp bút rời thi họa 
Lạc lối hồn thơ ngập tuyết trinh

Tương tư đọc lại mấy tình thơ
Một cõi mê ly, lạc bước chờ
Tiếc thương nét mực hòai sơ cổ 
Chiếc lá hồn ta rụng hững hờ.
HUY THANH
x_3d5eb2fd

Thơ: TẾT THA HƯƠNG NHỚ MUÀ XUÂN CŨ

Thơ
TẾT THA HƯƠNG NHỚ MUÀ XUÂN CŨ
HUY THANH
1-MUÀ XUÂN CŨ
Chiều xuống rộn ràng giữa phố hoa
Khói hương nghi ngút đón ông bà
Tiếng xe rộn rịp về trăm ngã
Rung mấy chậu mai trước cửa nhà

6/1/13

THƠ: LỜI TRÁCH THỦY TINH

THƠ:

LỜI TRÁCH THỦY TINH
HUY THANH
Tặng miền Trung muà mưa bão


Photobucket


Người vì nhan sắc của Mỵ Nương
Nên đã gây ra cảnh chiến trường
Việt Nam chưa dứt hờn chinh chiến
Sao vội gây đời lắm tai ương

Trong cuộc đua nầy ngươi đã thua
Một lời ban bố của cha Vua:
" Mai ai đến sớm, thì ta gã "
" Công Chúa Mỵ Nương sánh Mã Phò (1 )

NHẠC HUY THANH VÀ TIẾNG HÁI MỘT THỜI KHÓI SƯƠNG


NHẠC HUY THANH VÀ TIẾNG HÁT MỘT THỜI KHÓI SƯƠNG

1-LỜI TÂM SỰ ĐẦU ENTRY:

A - THAY LỜI TÂM SỰ:
   Tôi im lặng nhìn những giọt cà phê lặng lẽ rơi như nhịp gõ của thời gian, tiếng nhạc như đưa hồn tôi vào một thời nào xa vắng. Tiếng hát người ca sĩ chập chùng, khi ẩn, khị hiện  quanh quẩn đâu đây như gởi nỗi niềm oan khuất, nỗi nhớ mịt mù. Ngoài trời sương như chiếc áo mỏng khoác lên núi đồi, lặng lẽ  trên rừng thông mờ ảo như chiếc mạng lưới nhện che những khuôn mặt kiều diễm của những ngừơi phụ nữ Á Rập trong xứ Ngàn Lẻ Một Đêm. Tôi rất thích đắm  mình, thưởng thức hương vị cà phê trong tiếng nhạc Tiền Chiến nhè nhẹ, tiếng nhạc  như rung động từ tái tim tôi, quanh quẩn dưới bàn chân, chạy dần lên bốn góc tường không gian đầy những nét vẽ nhái theo những bức danh họa của Picasso. Những bài nhạc Tiền Chiến có thể ra đời trong khi tôi  mới còn là một bào thai trong bụng mẹ ,những tiếng hát thành danh trong khi tôi chỉ mới còn là một đứa trẻ ê a cắp sách đến trường. Nhưng  bây giờ sao những âm thanh tiếng hát đó dường như quá quen thuộc, như từ một cõi nhớ từ hoài niệm của tôi đi ra  mà khỏang cách không gian, thời gian dường như trở thành vô nghĩa.

4/1/13

TẢN MẠN : THƠ VÀ NHẠC HUY tHANH

THƠ

NGÀY THÁNG CHO NGƯỜI

(LẠC BƯỚC MUÀ THU )

HUY THANH

Photobucket
1-
Em đi khép nắng nửa trời
Mưa phai mấy độ , sương rơi mấy mùa
Ta đi vào cuộc ngẩn ngơ.
Tàn thu lạc giữa hững hờ chớm đông.
Ai xuôi lệ nến hai dòng.
Nên trong trắc trở chênh chông lối về.
Cho em ngày tháng hôn mê .
Một miền cổ tích, bốn bề chiêm bao.
2- 
Đêm khuya bấc lụn dầu hao.
Nghe trong hoang phế chênh chao dáng nằm.
Em đi nát ánh trăng rằm.
Còn ta thắp nến lặng câm tiễn người.
Ngô đồng từng chiếc lá rơi .
Như từng giọt lệ khóc lời oan khiên
Hai bờ sinh tử truân chuyên .
Người đi ,kẻ đến thiêng liêng kiếp người
3-
Một mai ta có qua đời
Xin mang máu lệ viết lời bi ca 
Em quên chải chuốt lược ngà. 
Quên thay áo luạ bước qua bãi sầu.
Lạt lòng nhớ mối tình Ngâu
Chim ô nào nối được cầu nhân gian.
Cho ta nửa giấc mộng tàn
Cho người ngày tháng đa đoan nửa vời.
4-
Lệ tôi hay lệ của người
Mà sao nhỏ xuống tim tôi lạnh lùng ?
Lạc lòai những tuổi phù dung .
Nên thân cát bụi nát cùng cỏ hoa .
Em đi ngày tháng chia xa,
Con chim chết dưới cội hoa ngậm ngùi

HUY THANH

Mời quý vị và các bạn cùng nghe bài nhạc của Huy Thanh sáng tác được viết từ cảm hứng của Bài Thơ nầy . Trân trọng ,

.NGÀY THÁNG CHO NGƯỜI
Sáng tác :HUY THANH -
Ca sĩ trình bày :LỆ THU -
Album : NHÃ CA 2
Liên hệ : Trung tâm phát hành Sóng Nhạc  PO .BOX 699 CAWNDALE CALIFORNIA 9026 USA

Lời 1 :
Thần thánh cho em cát bui đến trần gian.Từng vết xe tang trên đường đến nghĩa trang. Đường rời trần cô đơn vài hoa giấy. Bay phất phơ giữa câu kinh cầu nguyện còn ngày nào buồn hơn không em Ngày tháng dung nhan lưu lạc dưới mộ sâu. Lệ nến mưa bay khô lịm đã từ lâu. Rừng lanh lùng không bao giờ trút lá nên bước nai cũng nghe như lạc loài ngày mù lòa nào chết trên tay. Đ K :Thôi ấm êm cũng xin nuôi một thời. Tay trắng tay cuối cuộc đời buông trôi.Và mùa thu ngô đồng vừa trút lá.Mây đã lên đường hồn chiều bay muôn phương.Tình đã rêu phong trên ngọn sóng trùng dương, Đời sống mênh mông xa lạ dấu người thương.Tình một thời chia nhau từ tấm áo, nhưng đến nay đã tan theo nụ cười. Đời bọt bèo nào cũng buông trôi.

LỜI 2 :
Giọt đắng trên môi nghe nặng tuổi ngàn sau.Vườn trái cây xưa câm lặng suốt đời nhau.Giọt lệ nào cho em từ kiếp trước, bia đá xanh đã chia xa phận người, thuyền lạc buồm giờ thênh thang trôi.Một thuở qua truông nghe lạc bước mùa thu Lệ nến cho em nghe nặng tuổi phù du. Tình một thời tan như dòng nước lũ, theo kiếp rong đã ăn năn phận mình, tình dã tràng giớ đã lênh đênh. Đ K :Ta ngỡ khi nắm tay trong nụ cười.Em đã đi với phân dòng sông trôi. Nào ngờ đâu trong cuộc tình tiếp nối.Nước mắt đong đầy vực sầu thương không nguôi.Tình đã tan đi như bọt thủy triều dâng. Cồn cát cô đơn xa lạ dấu tình nhân.Tình buổi đầu lên ngôi giờ gãy cánh. Bao đớn đau xót xa trong cuộc đời. Giọt lệ nào nhỏ xuống tim tôi

Hết


.....................


 photo signature_4_zps19708f87.gif

3/1/13

MÊNH MÔNG CHIỀU ĐÀ LẠT

THƠ

MÊNH MÔNG CHIỀU ĐÀ LẠT


HUY THANH

SƯƠNG GIĂNG MỘT BÃI NƯƠNG CHIỀU

HƯ KHÔNG TRẢI XUỐNG  HOANG LIÊU THÁC NGÀN

NƯỚC HỒ LÀM VỠ MÂY TAN

HOA ĐÀO TAN TÁC CÁT VÀNG TĨNH KHÔNG

DẤU CHÂN LÃNG TỬ  VÔ HỒN

NGHE TRONG RÊU ĐÁ DẬP DỒN TIẾNG TIÊU

MÂY BAY ĐÃ BỎ RÁNG CHIỀU

ĐỒI THÔNG HAI MỘ LIÊU XIÊU MẢNH ĐỜI

LY CÁ PHÊ ĐẮNG ĐẦY, VƠI

HỎI LOÀI HOA TÍM CÓ LỜI TRI ÂM ?

PENSEÉ : NỖI NHỚ THƯƠNG THẦM ?

AI  ĐEM MẦU TÍM TRAO LẦM DUYÊN AI

XÓT NGƯỜI TỰA CỬA HÔM MAI

TIẾNG TIÊU RẮC XUỐNG DẠ ĐÀI NGẨN NGƠ

CHIỀU TÀN TỪ CÕI HƯ VÔ

HỒN CAO NGUYÊN LẠNH ĐÔI BỜ MẮT AI ?

TA BUÔNG MỘT TIẾNG THỞ DÀI

MÊNH MÔNG ĐÀ LẠT. CHIỀU PHAI RÁNG CHIỀU


Photobucket


HUY THANH


 photo signature_4_zps19708f87.gif