21/1/13

TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ : MÓN QUÀ GIÁNG SINH

 

TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ

THE GIFT OF THE MAGI

(MÓN QUA GIÁNG SINH )

TÁC GIẢ : O HENRY

NGƯỜI DỊCH :  HUY THANH

NGUYÊN BẢN TIẾNG ANH :

One dollar and eighty-seven cents. That was all. And sixty cents of it was in pennies. Pennies saved one and two at a time by bulldozing the grocer and the vegetable man and the butcher until one's cheeks burned with the silent imputation of parsimony that such close dealing implied. Three times Della counted it. One dollar and eighty- seven cents. And the next day would be Christmas.

There was clearly nothing to do but flop down on the shabby little couch and howl. So Della did it. Which instigates the moral reflection that life is made up of sobs, sniffles, and smiles, with sniffles predominating.

While the mistress of the home is gradually subsiding from the first stage to the second, take a look at the home. A furnished flat at $8 per week. It did not exactly beggar description, but it certainly had that word on the lookout for the mendicancy squad.

In the vestibule below was a letter-box into which no letter would go, and an electric button from which no mortal finger could coax a ring. Also appertaining thereunto was a card bearing the name "Mr. James Dillingham Young."

The "Dillingham" had been flung to the breeze during a former period of prosperity when its possessor was being paid $30 per week. Now, when the income was shrunk to $20, though, they were thinking seriously of contracting to a modest and unassuming D. But whenever Mr. James Dillingham Young came home and reached his flat above he was called "Jim" and greatly hugged by Mrs. James Dillingham Young, already introduced to you as Della. Which is all very good.

Della finished her cry and attended to her cheeks with the powder rag. She stood by the window and looked out dully at a gray cat walking a gray fence in a gray backyard. Tomorrow would be Christmas Day, and she had only $1.87 with which to buy Jim a present. She had been saving every penny she could for months, with this result. Twenty dollars a week doesn't go far. Expenses had been greater than she had calculated. They always are. Only $1.87 to buy a present for Jim. Her Jim. Many a happy hour she had spent planning for something nice for him. Something fine and rare and sterling--something just a little bit near to being worthy of the honor of being owned by Jim. There was a pier-glass between the windows of the room. Perhaps you have seen a pierglass in an $8 flat. A very thin and very agile person may, by observing his reflection in a rapid sequence of longitudinal strips, obtain a fairly accurate conception of his looks. Della, being slender, had mastered the art.

Suddenly she whirled from the window and stood before the glass. her eyes were shining brilliantly, but her face had lost its color within twenty seconds. Rapidly she pulled down her hair and let it fall to its full length.

Now, there were two possessions of the James Dillingham Youngs in which they both took a mighty pride. One was Jim's gold watch that had been his father's and his grandfather's. The other was Della's hair. Had the queen of Sheba lived in the flat across the airshaft, Della would have let her hair hang out the window some day to dry just to depreciate Her Majesty's jewels and gifts. Had King Solomon been the janitor, with all his treasures piled up in the basement, Jim would have pulled out his watch every time he passed, just to see him pluck at his beard from envy.

So now Della's beautiful hair fell about her rippling and shining like a cascade of brown waters. It reached below her knee and made itself almost a garment for her. And then she did it up again nervously and quickly. Once she faltered for a minute and stood still while a tear or two splashed on the worn red carpet.

On went her old brown jacket; on went her old brown hat. With a whirl of skirts and with the brilliant sparkle still in her eyes, she fluttered out the door and down the stairs to the street.

Where she stopped the sign read: "Mne. Sofronie. Hair Goods of All Kinds." One flight up Della ran, and collected herself, panting. Madame, large, too white, chilly, hardly looked the "Sofronie."

"Will you buy my hair?" asked Della.

"I buy hair," said Madame. "Take yer hat off and let's have a sight at the looks of it."

Down rippled the brown cascade.

"Twenty dollars," said Madame, lifting the mass with a practised hand.

"Give it to me quick," said Della.
Oh, and the next two hours tripped by on rosy wings. Forget the hashed metaphor. She was ransacking the stores for Jim's present.

She found it at last. It surely had been made for Jim and no one else. There was no other like it in any of the stores, and she had turned all of them inside out. It was a platinum fob chain simple and chaste in design, properly proclaiming its value by substance alone and not by meretricious ornamentation--as all good things should do. It was even worthy of The Watch. As soon as she saw it she knew that it must be Jim's. It was like him. Quietness and value--the description applied to both. Twenty-one dollars they took from her for it, and she hurried home with the 87 cents. With that chain on his watch Jim might be properly anxious about the time in any company. Grand as the watch was, he sometimes looked at it on the sly on account of the old leather strap that he used in place of a chain.

When Della reached home her intoxication gave way a little to prudence and reason. She got out her curling irons and lighted the gas and went to work repairing the ravages made by generosity added to love. Which is always a tremendous task, dear friends--a mammoth task.

Within forty minutes her head was covered with tiny, close-lying curls that made her look wonderfully like a truant schoolboy. She looked at her reflection in the mirror long, carefully, and critically.

"If Jim doesn't kill me," she said to herself, "before he takes a second look at me, he'll say I look like a Coney Island chorus girl. But what could I do--oh! what could I do with a dollar and eighty- seven cents?"

At 7 o'clock the coffee was made and the frying-pan was on the back of the stove hot and ready to cook the chops.

Jim was never late. Della doubled the fob chain in her hand and sat on the corner of the table near the door that he always entered. Then she heard his step on the stair away down on the first flight, and she turned white for just a moment. She had a habit for saying little silent prayer about the simplest everyday things, and now she whispered: "Please God, make him think I am still pretty."

The door opened and Jim stepped in and closed it. He looked thin and very serious. Poor fellow, he was only twenty-two--and to be burdened with a family! He needed a new overcoat and he was without gloves.
Jim stopped inside the door, as immovable as a setter at the scent of quail. His eyes were fixed upon Della, and there was an expression in them that she could not read, and it terrified her. It was not anger, nor surprise, nor disapproval, nor horror, nor any of the sentiments that she had been prepared for. He simply stared at her fixedly with that peculiar expression on his face.

Della wriggled off the table and went for him.

"Jim, darling," she cried, "don't look at me that way. I had my hair cut off and sold because I couldn't have lived through Christmas without giving you a present. It'll grow out again--you won't mind, will you? I just had to do it. My hair grows awfully fast. Say `Merry Christmas!' Jim, and let's be happy. You don't know what a nice-- what a beautiful, nice gift I've got for you."

"You've cut off your hair?" asked Jim, laboriously, as if he had not arrived at that patent fact yet even after the hardest mental labor.

"Cut it off and sold it," said Della. "Don't you like me just as well, anyhow? I'm me without my hair, ain't I?"

Jim looked about the room curiously.

"You say your hair is gone?" he said, with an air almost of idiocy.

"You needn't look for it," said Della. "It's sold, I tell you--sold and gone, too. It's Christmas Eve, boy. Be good to me, for it went for you. Maybe the hairs of my head were numbered," she went on with sudden serious sweetness, "but nobody could ever count my love for you. Shall I put the chops on, Jim?"

Out of his trance Jim seemed quickly to wake. He enfolded his Della. For ten seconds let us regard with discreet scrutiny some inconsequential object in the other direction. Eight dollars a week or a million a year--what is the difference? A mathematician or a wit would give you the wrong answer. The magi brought valuable gifts, but that was not among them. This dark assertion will be illuminated later on.

Jim drew a package from his overcoat pocket and threw it upon the table.

"Don't make any mistake, Dell," he said, "about me. I don't think there's anything in the way of a haircut or a shave or a shampoo that could make me like my girl any less. But if you'll unwrap that package you may see why you had me going a while at first."
White fingers and nimble tore at the string and paper. And then an ecstatic scream of joy; and then, alas! a quick feminine change to hysterical tears and wails, necessitating the immediate employment of all the comforting powers of the lord of the flat.

For there lay The Combs--the set of combs, side and back, that Della had worshipped long in a Broadway window. Beautiful combs, pure tortoise shell, with jewelled rims--just the shade to wear in the beautiful vanished hair. They were expensive combs, she knew, and her heart had simply craved and yearned over them without the least hope of possession. And now, they were hers, but the tresses that should have adorned the coveted adornments were gone.

But she hugged them to her bosom, and at length she was able to look up with dim eyes and a smile and say: "My hair grows so fast, Jim!"

And them Della leaped up like a little singed cat and cried, "Oh, oh!"

Jim had not yet seen his beautiful present. She held it out to him eagerly upon her open palm. The dull precious metal seemed to flash with a reflection of her bright and ardent spirit.

"Isn't it a dandy, Jim? I hunted all over town to find it. You'll have to look at the time a hundred times a day now. Give me your watch. I want to see how it looks on it."

Instead of obeying, Jim tumbled down on the couch and put his hands under the back of his head and smiled.

"Dell," said he, "let's put our Christmas presents away and keep 'em a while. They're too nice to use just at present. I sold the watch to get the money to buy your combs. And now suppose you put the chops on."

The magi, as you know, were wise men--wonderfully wise men--who brought gifts to the Babe in the manger. They invented the art of giving Christmas presents. Being wise, their gifts were no doubt wise ones, possibly bearing the privilege of exchange in case of duplication. And here I have lamely related to you the uneventful chronicle of two foolish children in a flat who most unwisely sacrificed for each other the greatest treasures of their house. But in a last word to the wise of these days let it be said that of all who give gifts these two were the wisest. O all who give and receive gifts, such as they are wisest. Everywhere they are wisest. They are the magi.

B- MÓN QUÀ GIÁNG SINH


NGƯỜI DỊCH VIỆT NGỮ  :

HUY THANH

1-TÁC GIẢ :O'HENRY  :

Ông là nhà văn người Mỹ ; ông tên thật là WILLIAM SYDNEY PORTE sinh năm 1862 tại New York Hoa Kỳ.Cuộc đời ông lắm gian truân từ hạnh phúc gia đình , nghề nghiệp đến sức khỏe .Về hạnh phúc gia đình ông mấy lần thành hôn đều đổ vỡ, vợ mất sớm .Về nghề nghiệp thì ông làm đủ nghề để sống như bán hàng, môi giới, thiết kế, kế toán ..v..v. Nghề cuối cùng của ông là làm kế toán Ngân Hàng tại Austin Texas Năm 1884 ông đã bị án oan " Biển thủ Công Quỹ " Ngân Hàng nên Toà Án kết , án xử tù ông năm năm khiến ông phải trốn tránh Honduras ( Trung Mỹ) . Sau  đó  hay tin vợ bệnh nặng ông trở về chăm sóc cho đến khi vợ mất và sau đó thụ án tù .Sau ba năm , do hạnh kiểm tốt ,ông đươc trả tự do.Ông trở về New York sống ẩn dật , viết văn kiếm sống.Thời gian ở tù ông viết rất nhiều tác phẩm thường đọc cho bạn tù nghe .Ông đã viết suốt cuộc đời 273 truyện ngắn ,18 tập truyện dài trong đó có tập" CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG "  THE LAST LEAF nổi tiếng mà tôi đã giới thiệu với quý vị Bloggers trong một Entry trước. Ông mất năm 1910 sau một cơn bệnh viêm phổi  nặng . Do công ông đã đóng góp nhiều tác phẩm cho nền văn học nên năm 1919 Hội Nghệ Thuật Khoa Học Mỹ  (Society of Art and Scienne ) đã lập giải thưởng đứng tên ông để tưởng niệm.( XIN XEM THÊM VỀ TIỂU SỬ CỦA ÔNG TRONG ENTRY TÔI DỊCH TRUYỆN THE LAST LEAF: "CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG " của tôi đăng ngày trước đây


2- MÓN QUÀ GIÁNG SINH

"Một đồng tám mươi bảy xu," Della đếm đi đếm lại thì đúng là như vậy.Đây là món tiền dành dụm của cô suốt mấy tháng qua. Ngày nào cũng vậy ,cô rất tiết kiệm tiền khi đi chợ, cô luôn tìm mua thức ăn những loại  giá "bèo" nhất cho bữa cơm gia đình. Ngay cả lúc bệnh hoạn, cô cũng ráng cố gắng đi từ đầu chợ đến cuối chợ tìm kiếm những thứ rẻ nhất mua về cho những bữa  cơm đạm bạc . Della đếm đi  đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa , vẫn "một đồng tám mươi bảy xu "không hơn  không kém , không nhầm lẫn chút nào. Ngày mai là đến ngày lễ Giáng Sinh rồi mà mình chỉ có "một đồng tám mươi bảy xu " thì làm gì được đây ? Della thầm nghĩ như thế rồi tủi lòng cô ngồi xuống khóc . James , chồng cô và cô ở trong căn phòng nhỏ tồi tàn thuê tại thành phố NEW YORK vỏn vẹn gồm một phòng ngủ, một phòng tắm , một nhà bếp nhỏ. James có được việc làm , kiếm được chút ít tiền tiêu mỗi tháng . Sau khi lãnh lương, trả tiền thuê phòng hai vợ chồng chỉ còn lại chút it tiền để đắp đổi cơm gạo qua ngày . Della đã cố hết sức tìm một công ăn ,việc làm để giúp đỡ tài chánh cho chồng nhưng chưa có. Niềm hạnh phúc duy nhất ,  lớn lao mà họ có được là sự thương yêu nhau .Những khi James đi làm về hai người thường ôm chầm , quấn quít bên nhau  sau đó thì hai vợ chồng cùng ăn bữa ăn cơm tối rất vui vẻ  dù  những bữa cơm vô cùng đạm bạc. Della ngừng khóc  rồi cô đứng lên nhìn một con mèo xám trên bức tường cùng màu lông bên ngoài cửa sổ. Cô muốn ngày mai ; lễ Giáng Sinh sẽ mua cho James một món quà có ý nghĩa nhất  nhưng mình chỉ còn "một đồng tám mươi bảy xu " thì làm sao đây trong khi cô muốn món quà phải mang đậm đà ý nghĩa tình yêu cô dành cho chồng .
Della quay người lại, chợt thấy hình bóng mình trong chiếc gương soi treo trên vách. Một ý tưởng chợt đến , nảy sinh làm mắt cô ngời lên niềm hy vọng .Gia đình cô hiện nay chỉ còn hai vật quí giá Thứ nhất là chiếc đồng hồ vàng của James ,chiếc đồng hồ này trước đây là của ông nội anh  lưu truyền đến đời cha anh, sau cùng đời đến anh dù qua bao đời nó vẫn còn chạy tốt .Thứ hai là mái tóc dài và đẹp của Della. Thời đó các bà mệnh phụ quý phái thường đang có phong trào khoe của bằng những mái tóc giả , kiểu tóc mốt mới thời thượng thay  đổi luôn để chứng tỏ đẳng cấp thượng lưu quý tộc của mình nên tóc bán rất có giá. Della buông mái tóc dài óng mượt xuống . Ô , thật tuyệt đẹp, không khác nào chiếc áo khoác đang choàng qua lưng cô. Della lại cuộn tóc lên cô trầm ngâm nghĩ đến ý tưỏng của mình lúc nãy rồi lặng lẽ khóc . Lát sau chừng như vơi bớt nỗi xúc cảm cuả mình ,Della đứng dậy lấy áo khoác đi ra phố .Della đi khắp con đường có nhiều tiệm trang điểm  đăng bảng  "Mua Tóc". Cô dừng lại trước bảng hiệu "Madame Eloise". Bà chủ tiệm là một phụ nữ mập mạp, Della hỏi :
-Bà mua tóc tôi không?
-Nghề của tôi chuyên mua tóc mà
Bà nói tiếp
-Cô hãy dở nón ra cho tôi xem tóc cô thế nào.
Della buông mái tóc đẹp tuyệt vời của mình xuống Bà ta ngắm nghía
- Hai mươi đồng, không cao hơn đâu nhé
Bà ta ngả giá mua , bàn tay vẫn nâng niu mái tóc óng ả của Della.Chần chừ giây lát , Della gật đầu
-Trả tiền cho tôi và cắt nhanh lên
Hai giờ sau, Della ra khỏi cửa tiệm mua tóc với mái tóc cắt ngắn ngủn , cô đi hết những cửa hàng dọc đường phố để tìm mua quà cho James với tất cả sự vui mừng.Sau cùng cô cũng chọn mua được sợi dây đồng hồ bằng vàng. James rất quí chiếc đồng hồ của mình  nhưng khổ nỗi là nó lại không có dây. Khi Della thấy sợi dây này, cô biết rằng James sẽ thích nó, nó phải là của anh và cô quyết tâm mua cho bằng được.
Della hỏi người bán :
Sợi dây đồng hồ nầy giá bao nhiệu ?
Hai mươi mốt đồng chẵn không bớt gíá  .Người bán nói
Della móc túi trả hai mươi mốt đồng, không kèo nài giá cả như khi đi mua rau thịt ở chợ ,cô nhanh chân trở về nhà ,trong túi còn  "tám mươi bảy xu"
Della vào nhà, cô nhìn mái tóc ngắn của mình trong gương và tự hỏi "Mình làm gì với mái tóc mới nầy?". Sau đó ,cô xuống bếp chuẩn bị bữa cơm tối gia đình . Khoảng nửa giờ sau thì xong. Della lại ngắm mình trong gương một  lần nữa .Mái tóc chỉ còn là  những sợi quăn khắp đầu. Della kêu nhỏ " Chúa ơi, mình giống như cô bé thời học sinh quá ". Rồi cô tự hỏi :James sẽ nghĩ sao khi thấy tóc mình ngắn thế này? " Trời sắp tối, bữa cơm đuợc dọn ra như hằng ngày  , Della hồi hộp chờ đợi James về ,cô hy vọng trong mắt James mình vẫn còn xinh đẹp như thuở chưa cắt tóc.
Cửa mở, James bước vào nhà . Tối nay anh trông rất gầy sút hẳn như có việc gì suy nghĩ lắm , James đứng sững sờ nhìn chằm chập vào Della. Im lặng . Không gian như  nghẹt thở.Sự im lặng như trời đất lặng im trước khi cơn giông bão ập đến. Della hồi hộp , cô không hiểu được chồng đang nghĩ gì, sẽ nói gì. Tự nhiên cô hoảng sợ như một tội đồ và muốn khóc. James không giận dữ sau một chút ngạc nhiên . Anh đứng đó lặng yên nhìn cô với ánh mắt mà cô chưa bao giờ thấy ở chồng. Della chạy đến bên James ôm chầm chồng rồi òa lên khóc :
-Ðừng nhìn em như thế James ạ , em bán tóc để mua cho anh món quà ngày Giáng Sinh mà.
Rồi cô nức nở :
-Tóc em sẽ dài ra như xưa mà .Em phải bán nó thôi ,nếu không tiền đâu em mua quà Giáng Sinh cho anh .Jamme hãy tha thứ cho em.Hãy nói lời Chúc Giáng Sinh vui vẻ với em đi 
Rồi như sực nhớ ra diều gì, cô lại nói:
-Em có một món quà Giáng Sinh tặng cho anh này.
James thẫn thờ hỏi vợ:
- Em đã cắt bán tóc rồi à?
- Ðúng thế, em đã cắt bán rồi, anh có còn yêu em nữa không? em vẫn là Della của anh mà.
James nhìn quanh, rồi hỏi lại ngớ ngẩn như người trong cơn mộng du:
-Em nói là em đã bán tóc rồi à?
- Ðúng vậy, em đã nói thế mà. Cũng tại vì em yêu anh. Thôi bỏ chuyện đó đi. Chúng ta bắt đầu ăn tối nhé anh.
Chợt James; bước tới ôm chầm lấy Della, anh hôn cô. Lát sau, Jamme   từ từ rút trong túi áo ra một  hộp quà Giáng Sinh nhỏ để lên bàn. Giọng anh nhẹ nhàng , âu yếm với vợ:
-Anh cũng có món quà Giáng Sinh cho em. Anh yêu em, Della, dù cho mái tóc em có ra sao đi nữa. Em hãy mở hộp quà Giáng Sinh nầy của anh ra xem thì sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ nhìn em đến như thế ..Della xé bỏ lớp giấy hoa bọc ngoài chiếc hộp. Cô chợt kêu lên mừng rỡ, rồi sau đó những giọt nước mắt vui mừng thi nhau lăn dài trên má.  Món quà Giáng Sinh mà James tặng cô là một bộ kẹp tóc tuyệt  đẹp. Dường như người ta chế tạo nó chỉ dành kẹp cho mái tóc tuyệt đẹp của cô. Della đã mơ ước mua nó từ lâu khi trông thấy lần đầu trong một cửa hiệu dưới phố  nhưng cô biết rằng mình sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm chủ nhân được nó cả ; một bộ kẹp tuyệt đẹp và đắt tiền.. Bây giờ chúng đã là của cô, nhưng mái tóc dài óng ả  còn đâu nữa để mà kẹp nó. Della nâng niu món quà , giọng đầy xúc cảm:
-Tóc em rồi cũng sẽ dài ra thôi anh ạ, Giáng Sinh năm sau chăc kẹp được rồi, tóc em mau dài lắm anh yêu ạ.
Nói xong cô chợt nhớ món quà là sợi dây đồng hồ vàng mua tặng cho James. Cô chạy vào lấy trong túi áo khoác ra khoe với chồng:
- Ðẹp không anh, em tìm kiếm khắp nơi mới chọn mua được nó. Giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn nó mỗi ngày khi xem giờ trên tay và nhớ em. Chiếc đồng hồ từ nay đã có dây đeo rồi
Rồi cô nói như nũng nịu với chồng:
-Đưa đồng hồ đây để em gắn dây.đeo vào tay anh  .James ,anh hãy nhìn sợi dây đeo mới nầy, anh bằng lòng không?
James không làm theo lời Della hối thúc.  Anh ngồi xuống, chậm rãi, mỉm cuời nói âu yếm với vợ:
-Della, em hãy cất món quà này đi. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ vàng để mua bộ kẹp tóc cho em đó.
Hai vợ chồng chợt hiểu ra, họ ôm chầm lấy nhau, những giọt nước mắt long lanh. Hạnh phúc như lăn dài trên vai hai người. Lát sau, lâu lắm, James nói khẽ với Della:
- Thôi nín đi em, bây giờ chúng ta có thể bắt đầu bữa cơm tối được rồi

3- BÌNH LUẬN ENTRY


Truyện của O' Henry viết ngắn như thế cho ta đọc,cốt chuyện thật đơn giản nhưng trầm sâu ,ẩn tích dưới đó nhiều giọt nước mắt của tình người, tình yêu. Hình như có một cái gì đó thôi thức, có lẻ từ một tiếng nói của trái tim , một tình yêu chân chính, một thông điệp cao cả từ Thượng Đế khi tạo ra Adam và Eva mà James và Della lại nghĩ ngay về món quà cho nhau trong ngày sinh nhật của Chuá . Thật đẹp, thật tuyệt vời, họ nghĩ về nhau như một thần giao cách cảm,một tiếng nói lương tâm, một tình yêu nhiều khải tượng thiên thần.Và rồi Della quyết định đi bán mái tóc óng ả đẹp tuyệt vời của mình để mua cho James món quà Noel là chiếc dây đeo đồng hồ mà anh ưa thích .Còn James thì đi bán chiếc đồng hồ cưng quý giá để mua tặng cho Della chiếc cặp tóc mà nàng ao ước, thèm khát bấy lâu để cặp mái tóc dài đẹp tuyệt vời của cô.. Họ hành động ,tình cờ bởi một thiên lương nhân tính trong tình vợ chồng, không ngần ngại, không tính toán so đo như những cặp vợ chồng khác đầy rẫy trên thế giới nầy.Và rồi, cả hai khi chợt hiểu về nhau, thâý về nhau ,mới hiểu rằng phía sau những cái nhìn tầm thường của những điều tầm thường là những điều vĩ đại , cái vĩ đại thoắt ẩn, thoắt hiện , mong manh như sương khói mà  trĩu nặng tình  người . Đối với người phụ nữ, sắc đẹp , cái răng, cái tóc là những tài sản quý giá nhất , họ có thể chết để bảo toàn nó nhưng ở đây Delta đã không ngần ngại hy sinh , một hy sinh không do dự , không toan tính Tính cách nhân bản, nhân văn, cuả truyện ngắn đã khiến tôi, và có lẽ chúng ta nữa, cũng phải suy nghĩ đến những người chung quanh, những vấn đề chung quanh hiện nay, nhất là trong tình chồng nghĩa vợ, để tìm những giải pháp, hành động nhằm nắm giữ vững hạnh phúc được lâu bền, dù hoàn cảnh có thế nào chăng nữa.
Truyện ngắn của O HENRY là những biểu cảm thực sự của đời ông , bàng bạc trong những tác phẩm , những địa phương ông đã đi qua ( Vùng Trung Mỹ ),nơi ở ( Texas , New york ), nghề nghiệp ông làm ( bán hàng, ký giả, hoạ sĩ, diễn viên, hớt tóc,cò đất, thất nghiệp, ở tù.. v..v.), thậm chí những chứng bệnh cuả ông như ho lao, viêm phổi cũng đã được đưa vào tác phẩm . Ẩn hiện đâu đó nhân vật với tác giả chỉ là một người , họ đã thoát thai, thăng hoa như hình với bóng .Có lẽ vì vậy nên văn phong của ông viết rất thực , không cầu kỳ mà bình dị ,những mẩu đối thoại trong truyện cũng quanh quẩn ngoài đời ở đâu đó chung quanh chúng ta ( xin đọc Chiếc lá cuối cùng ) Nó đã góp mặt những sự đồng cảm ,dung di rất nhiều khi đọc tác phẩm của ông

HUY THANH


x_3d5eb2fd  photo HT-EMT4.jpg