16/6/14

THAM KHẢO: VÀI KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI

THAM KHẢO

VÀI KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI 
 HUY THANH

1-KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM:

Bảo hiểm (INSURANCE) là một dịch vụ được quy định bằng Hợp Đồng trong đó ghi rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của hai bên cùng  ký: người được bảo hiểm  (N Đ B H) và người nhận bảo hiểm. (N B H). Theo đó người được Bảo Hiểm (N Đ B H) phải đóng cho Người nhận Bảo Hiểm (N B H) một số tiền theo thỏa thuận của Hợp Đồng làm một lần hay nhiều lần. Người nhận Bảo Hiểm  (N B H) có trách nhiệm bồi thường cho người được Bảo Hiểm (N Đ B H) một số tiền theo đúng Hợp Đồng quy định nếu có những rủi ro về tài sản, sức khoẻ, tính mạng được ghi trong hợp đồng đối với người được Bảo Hiểm.(N Đ B H)

Trong giao dịch ngoai thương giữa hai nước, vấn đề vận chuyển hàng hoá giữa hai bên rất quan trong Ngoài chi phí do cự ly vận chuyển xa hay gần, phương tiện bằng đường biển, đường hàng không, hay đường bộ, số container vận chuyển nhiều hay ít, còn có một chi phí khác rất quan trọng đó là Phí Bảo Hiểm Hàng Hoá  (Premium)

Trong Entry nầy, kính mời quý vị và các ban  cùng tôi tham khảo những vấn đề trong một  Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận Chuyển Bằng  Đường Biển (A CONTRACT OF MARINE INSURANCE).

Bài viết nầy tác gỉa chỉ đúc kết một số kinh nghiệm của mình trong công tác hơn 10 năm làm trong ngành xuất nhập khẩu của một công ty nước ngoài nếu có những sai sót mong các anh chi bậc đàn anh chỉ bảo cho. 




2-HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI  VÀ PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HẢI  (CONTRACT OF MARINE INSURANCE AND PREMIUM)

  2.1 HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI (Contract of Marine Insurance): là bảng thoả thuận giữa người chủ hàng hoá xuất  (hay nhập khẩu )  được gọi là người đươc  bảo hiểm  (N Đ B H) và người nhận bảo hiểm  (N B H). Theo đó người nhận bảo hiểm (N B H) sẽ bồi thường cho người chủ hàng hoá là người được bảo hiểm (N Đ B H) những thiệt  hại xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hải,  với điều kiện người được  bảo hiểm  (N Đ B H) phải đóng một số tiền  cho người nhận bảo hiểm ( N B H ) số tiền goi là phí bảo hiểm (premium). 

  2.2-PHÍ BẢO HIỂM HÀNG HẢI  (Premium)  

Phí nầy được tính theo một tỉ lệ nào đó trên giá trị của món hàng được bảo hiểm hay số tiền được bảo hiểm toàn bộ, nó tùy thuộc vào những vấn đề sau:

a)-Tỉ lệ bảo hiểm cao, hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu bảo hiểm rộng hay hẹp, nhiều hay ít .Nghĩa là tuỳ theo số lương và tính chất của các rủi ro mà người N Đ B H yêu cầu  người N B H phải bồi thường theo Hợp Đồng

  b)-Phí Bảo hiểm không thể thay đổi dù rủi ro, tổn thất sau nầy có giảm hay tăng đến đâu

  c)- Khái niệm về các lọai tổn thất:

    c.1 -Tổn thất riêng ( Particular average ): Là tổn thất của một bộ phận hàng hoá ghi rỏ  trong Hợp Đồng mà N Đ B H nếu không mua, thì không được bồi thường

    c.2- Tổn thất chung  ( Général average ): Là tổn thất do hậu quả hành động của thuyền trưởng nhằm bảo vệ chung cho hàng hoá, con tầu. Thí dụ tầu gặp bảo tố nặng quá sắp chìm ,phải vất hàng hoá để cứu tầu, cứu người.

c .3- Tổn thất toàn bộ ( Total loss ): Là tổn thất khi hàng hóa được bảo hiểm bị huỷ hoại tòan bộ hay không còn phẩm chất ban đầu ( loss of specie ). Những trường hợp khác là người chủ hàng không lấy hàng được ( như vàng rơi chìm dưới đáy biển ), tầu bị mất tích trên biển không tìm thấy, bị va chạm chìm xuống đáy biển ( như tầu Tianic trước đây )  

   c.4- Tổn thất toàn bộ ước  tính ( Constructive total loss ): Là tổn thất mà N Đ B H đươc quyền  từ chối lấy hàng khi hàng hoá của mình bị hư hỏng mà mức sửa chữa, khắc phục chi phí cao hơn giá trị thực tế của nó khi đến cãng giao nhận. 

   c.5- Tổn thất bộ phận ( Partial loss ): Là tổn thất mà giá trị hàng bị giảm so với giá trị thực tế

   c 6-Về các loại chi phí có hai loại: 

1- Chi phí riêng ( Pariicular Charges ): Là chi phí do N Đ B H chi ra để bảo đảm an toàn cho hàng hoá,không có ghi trong Hợp Đồng Bảo Hiểm  

2- Chi phí cứu hộ ( Salvage Charges ): Là chi phí trả do N B H chi ra cho người đi cứu hộ, trục vớt tầu, hàng hoá  không có ghi trong Hợp Đồng Bảo hiểm 

 2.3 -CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM VÀ KHÔNG BẢO HIỂM:

  a ) - Điều kiện không bảo hiểm tổn thất riêng  FPA ( Institute Cargo Clause free from particular average ): Điều kiện nầy N B H không bồi thường về những tổn thất riêng trừ trường hợp thuyền bị chìm, bi cháy nổ, bị mắc cạn. N B H chỉ chịu trách nhiệm trong những trường hợp:

    1- Trị giá hàng bị mất trong khi bốc dỡ, vận chuyển

    2-Trị giá hàng bi mất,bi hư do chạm phải ngoaị vật như tãng băng, đá ngầm, tai nạn đụng tầu, cháy nổ, bão tố

  b) -Điều kiện bảo hiểm tổn thất riệng  W A ( Institute Cargo Clause W A- With particular average ):  Ngoài nhũng bồi thường theo F P A như trên N B H còn phải bồi thường những tổn thất bất ngờ mà sự thiệt hại lên đến một tỉ lệ nào đó quy định trong Hợp Đồng

 c-Điều kiện bảo hiểm phụ : Ngoài trách nhiệm bồi thường theo F P A và W A như trên, N B H còn phải bồi thường những truờng hợp khác như :

1-Hàng bi hư do nước mưa hay nước ngọt  RFWD ( Rain or fresh water damage )

2-Hàng bi lấm dầu mở ( Oil, Grease ), do tiêp xúc với hàng khác ( Contact with other cargo ), hư hại do axit ( Acid ), rỉ sét ( Rust ), tự bốc cháy ( Sprontancous combustion ), nhiễm mùi ( Contamination) 

  3- Hàng bị hư do cọ xát, trầy xước ( Chafing) , do mốc ( Hook damage ) đổ

 vỡ ( Breakage ), Cong ( Bending ), Bẹp ( Denting )

   4-Hàng bi mất  vì bị  trôm cắp  hay không giao hàng ( Pilferage or nondelivery )

Ngày 1/1/1982, Hiệp Hội Bảo Hiểm Quốc Tế Anh  ban hành những điều khỏan bổ sung mới cho Bảo Hiểm Hàng Hải các điều khoản gọi là INSTITUTE CARGO CLASSE  A, B, C  thay thế cho các điều kiện  A R ,W A ,F P A. Cụ thể thêm một số trường hợp như sau:

Điều khỏan A thêm  bảo hiểm rủi ro bị cướp biển. Điều khỏan B thêm bảo hiểm rủi ro hàng hoá bị sóng cuốn khỏi tầu hay bị ném xuống biển. Điều khoản C thêm rủi ro vận chuyển đường bộ  xe bị lật đổ hay tầu hỏa bị trật đường ray. Nhưng hiện nay trên thế giới các quốc gia thường sử dụng cả hai loại trên tùy theo thỏa thuận của hai bên.

Tại VN, các điều kiện Bảo Hiểm của Hội Bảo Hiểm Quốc Tế Luân Đôn được áp dung từ ngày 9/8/1990 bằng quyết định số 305/TC/BH của Bộ Tài Chánh

3-  MUA BẢO HIỂM HÀNG HẢI:

Thông thường khi ký Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hải, các Công Ty đều nhờ một người trung gian làm môi giới  ( Insurance broker ) vì người nầy rất giỏi về nghiệp vụ bảo hiểm quốc tế như thông thạo luật bảo hiểm, quan hệ rông rải trong lĩnh vực B H, nắm vững gíá cả trong giới bảo hiểm. Họ có thể tìm được nơi Bảo Hiểm đáng tin cậy, giá cả phải chăng để cho N Đ B H an tâm về hàng hoá của họ.

Ở VN ,Công Ty Bảo Việt là nơi nhận Bảo Hiểm hàng hoá nhung họ chỉ nhận bảo hiểm từng chuyến ( Voyage Policy ) chứ không bao ( Open policy ) chỉ trừ những công ty lớn có uy tín . 

  A- Bảo hiểm Hàng xuất khẩu:.

 Khi xuất khẩu hàng theo các điều kiện giá CIF, CI P, DES, DEQ, DDU, DDP, sau khi giao hàng cho tầu vận chuyển xong, N Đ B H phải làm giấy Yêu Cầu Bảo Hiểm Hàng Hoá gởi cho Bảo Việt trong đó  N Đ B H cần lưu ý  những vấn đề sau:

   1- Tiền Bảo Hiểm dùng loại tiền nào thì sẽ được bồi thường bằng loại tiền đó

   2-Phí bảo hiểm được tính theo công thức:  I = V. R =  ( C +  F ) . ( a+1)  . R  chia  (1-R ).  Trong đó  I  là Phí bảo hiểm, V là giá tri bảo hiểm (Premium ), C giá FOB xuất khẩu của hàng hoá , F là cước phí , a là số lải dự đoán (khoãng 10 % ), R là tỉ lệ Bảo Hiểm ( Insurance rate ) được xác định bằng cách tra bảng.

  B- Bảo Hiểm Hàng nhập khẩu:

Khi Nhập Khẩu hàng,người nhập khẩu cũng phải mua bảo hiểm hàng hoá trong những điều kiện mua theo giá EXW, FCA, FAS, FOB, CFR, CPT, Bảo Việt chỉ cho những Công Ty lớn ký Hợp Đồng Bảo Hiểm Bao (Floting policy ). Trị giá bảo hiểm nhập khẩu đựơc tính bằng công thức: V = ( C + F) chia (1- R ).

  C- Chọn Container nhập xuất hàng:

Khi xuất nhập hàng ,người chủ hàng phải biết cách chọn Container chứa hàng để sao cho các Container  vừa chứa  đủ hàng hoá, không thừa không thiếu, bởi vì chi phí vận chuyển hàng phụ thuộc rất nhiều  vào số lượng, trọng lượng Container chở  trên tầu.

Năm 1968, Tổ chức  "Quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO" công bố tiêu chuẩn quốc tế về Container như sau:

  1-  Container tiêu chuẩn dài 20 fíf  ( 6.055 m m  ), trọng lượng tổng cộng 20 tấn, ký hiệu là IC

   2- Các Container khác nếu có thì là bội số hay ước số của IC  như: -  I A ISO  dài 40 fit, nặng 30 tấn dài gấp 2 lấn I C nhưng trong lượng chỉ tăng 50 %.  -IB.ISO  dài 30 fit nặng 25 tấn dài gấp 1,5 IC nhưng trọng lương chỉ tăng 25 %   - ID ISO dài 10 fit, nặng 10 tấn trọng lương chỉ còn 50%   - IF ISO  dài 5 fit trọng lượng chỉ bằng 25% của IC 

   3-Các Container còn đựơc  ISO tiêu chuẩn hoá bằng chiều cao, chiều rộng của thùng là 8 fit (2.435 m/m), trọng lượng bao bì bên trong không được vượt quá 10%  trọng lượng container.  

Do vậy nếu ta muốn chở hàng 28 tấn thì ta chọn một container I A, thay vì chọn  2 Container I B và I D tốn nhiều chi phí hơn do tốn mặt bằng và trọng lượng rỗng khi vận chuyển trên tầu.

Mong rằng bài viết nầy sẻ đóng góp thêm vài tư liệu cho quý vị, các bạn về vấn đề bảo hiểm trên lảnh vực ngoai thương để nếu cần tham khảo sử dụng. Trân trọng.
HUY THANH