13/3/13

THAM LUẬN: TÍNH ĐẶC THÙ CỦA THƠ VIỆT NAM


THAM LUẬN:

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA THƠ VIỆT NAM
HUY THANH

Photobucket


Thật là khó định nghĩa Thơ  (hay Thi Ca) là gì cho thật đầy đủ theo tính chất văn học nghệ thuật của nó, bởi vì tất cả sự định nghĩa  Thơ từ trước tới nay đến nay chỉ là phiến diện chứ không toàn diện Tôi thiết nghĩ Thơ cũng  có những nét đặc thù  riêng của nó, đó là những tính chất khiến Thơ khác hẳn với những bộ môn nghệ thuật khác như văn, nhạc, hội họa.
Nhiều học giã đã cố gắng đinh nghĩa thi ca nhưng những định nghĩa nầy còn mang tính chất phiến diện, như giáo sư Dương Quảng Hàm chỉ định nghĩa Thơ theo hình thức: " Thơ là một thể văn có thanh, có vần, có thể ngâm vịnh được ", hay một nhà thơ Trung Hoa định nghĩa Thơ là sự tổng hợp giữa Thi và Ca  như : " Tụng kỳ ngôn, vị chi thi, vịnh kỳ thanh vị chi ca " tức " Đọc nên lời cho nên là thơ, ngâm thành tiếng cho nên là ca ". Theo định nghĩa của Theodore de Bauville mà ta có thể tương đối chấp nhận được là: "  Thơ vừa là nhạc, là họa, là tạc tương, là hùng biện. Thơ phải làm vui tai, thích chí, tỏ ra được âm thanh, bắt chước được mầu sắc khiến cho trông thấy mọi vật và  kích thích ở ta những rung động mà thơ là nghệ thuật hoàn hảo, cần thiết và bao trùm các nghệ thuật khác "
.
Tìm những nét đặc thù của Thơ  Việt Nam chính là điều cần thiết để góp vốn cho việc định nghĩa Thơ sau nầy được rõ ràng hơn trong lĩnh vực văn học dân gian.


1- HÌNH THỨC CỦA THƠ:  
 
Theo tôi, hình thức của Thơ gồm có 3 tính chất là: Tính chất  Hình ảnh, Tính chất  Nhạc  Điệu  và Tính chất Cô động

  1.1 TÍNH CHẤT  HÌNH ẢNH CỦA THƠ:

Trong thi ca, tác giả thường dùng lời Thơ để nói lên một hình ảnh nào đó, hình ảnh đó sẽ gợi cái ý mà tác gỉa muốn nói, muốn bày tỏ nỗi lòng mình, đồng thời cũng chuẩn bị cho một nội dung sắp tới trong những câu kế tiếp.
Thí dụ:

" Cỏ non xanh tận chân trời"
" Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "

Nguyễn Du ( Truyện Thúy Kiều )

Tác gỉa mô tả một hình ảnh cảnh quang đẹp trong buổi chiều ngày lễ Thanh Minh để nói lên lòng người cũng hớn hở vui mừng của những người đi tảo mộ nhang khói cúng kiến cho người thân đã mất. Đồng thời để chuẩn bị cho Thúy Kiều gặp Kim Trọng và gặp mộ Đạm Tiên để giới thiệu cái thuyết định mệnh

hay :

" Ruộng nghèo không đủ thóc"
"Vườn nghèo nông tầm thưa "

Phan lạc Tuyên (Tình quê hương )

Tác gỉa muốn vẽ lên một hình ảnh làng quê nghèo khó để  nói với người đọc nỗi đau thương và mất mát trong thời chiến tranh loạn lạc
hay :

"Thế kỷ chúng tôi trót buồn trong mắt "
." Dăm bảy nụ cười không đủ xoá ưu tư "
"Tay quờ quạng cầm tay vài tiếng hát "
"Lúc xoè ra chẳng có một âm thừa"

"Cửa địa ngục hai bên lồng ngực "

"Phải vác theo trăm tuổi đường dài"
"Nên có gởi cho ai vài giọng nói "
"Cũng nghe buồn da diết chạy trên môi "

 Nguyên Sa ( Bây giờ )

Tác gỉa vẽ lên chân dung một người bất thường trong một xã hội bình thường để nói lên một nội tâm bấn loạn, chán chường, sống vong thân, trong thế cuộc nhiễu nhương, giả trá đang xảy ra trước mắt
hay :

" Làng tôi đó xóm đen mầu tiết đọng "
" Tre cau gầy rũ tóc ướt mưa sương "

Yên Thao ( Làng tôi )

Tác giả tả cảnh một làng quê ảm đạm ,ngụ ý  những câu sau nầy nói lên cái tâm trang u uất của con người  chán nản cảnh chiến tranh
 hay :

" Em chốn tình xa thiên cổ về "
" Gót hài xao động áo sương che "
" Mang trăng ký ức vào du mộng"
 "Mắt khép rèm mi lạnh ước thề"

Huy Thanh  (Người về từ thiên thu )

Tác giả muốn đưa lên hình ảnh một người về trong ký ức, vế trong cõi chiêm bao để chuẩn bị những câu thơ sau nói lên , hay kể lể những tâm tình hiện thực.

1.2-TÍNH CHẤT NHẠC ĐIỆU CUẢ THƠ :
 
Khi ta đọc hay ngâm một bài Thơ thì dường như trong từng luật bằng trắc,âm điệu các vần nối tiếp nhau lên xuống nghe rất du dương đó là nhạc điệu của thơ
Thí dụ :
" Gió đưa cây cải về trời "
" Rau răm ở lại chịu lời đắng cay ".

(Ca dao,  hát ru)

Thuở còn Thơ , chúng ta ai cũng đã nằm trên võng, trong nôi đưa kẽo kẹt, nghe lời ru ngọt ngào của mẹ để đi vào giấc ngủ. Sự êm ái du dương của lời ru chính là nhạc điệu trong Thơ
hay:

" Lòng e thẹn cũng theo tờ vụng dại "
"Tới bên em chờ đợi mãi không về "
"Em đã xé lòng non cùng giấy mới "
"Mây đầy trời hôm ấy phủ sơn khê "

(Xuân Diệu)
hay :

" Đêm nay lạnh tìm em trên gác tối "
" Trong tay em dâng cả tháng năm thừa "
"Có lẽ đâu tâm linh còn chọn lối "
" Để đi về cay đáng những thu xưa "

(Vũ hoàng Chương  - Quên )

Và đây niềm đau của một cuộc tình dang dở

" Trên nẻo ấy tơi bời em đã biết "
"Những tình phai duyên ứa mộng không thành "
"Trên nẻo ấy sẽ từ muôn đáy huyệt"
"Ái ân xưa vùng dậy níu chân anh "

(Vũ hoàng Chương - Quên)

 hay :

 " Em đi chắt lọc nắng vàng"
 " Hong khô mái tóc nắng ngang qua dầu "
 " Gập ghềnh một bước chiêm bao "
 "Nón rơi áo lỡ qua cầu gió bay "
 " Tôi tìm chút gió heo may "
 " Chia mùa  thu lạnh cuối ngày cho em "

( Huy Thanh - Một  cõi  trời quên )

1.3- TÍNH CHẤT CÔ ĐỌNG CỦA THƠ:

Tính cô đọng trong Thơ  là sự tóm tắt, kết tụ những hình ảnh tứ thơ sao cho phù hợp với niêm luật thơ, không thiếu, không thừa vần và chữ nhưng vẫn bảo đảm cho người đọc hiểu ý của tác giả thật trọn vẹn. Một bài thơ tứ tuyệt hay đường luật dù có vài câu, vài chữ nhưng phải nói lên được cái ý, cả những nghĩa đen, nghĩa bóng của bài, phải đầy đủ cho độc gỉa hiểu và thấm cái ý của tác giả. Chính vì sự giới hạn của niêm, luật, số câu, số chữ, đối, nên trong Thơ Đường người ta thường dùng điển cố hay điển tích ( là những mẩu chuyện cổ tích hay truyền thuyết trong lịch sử dân gian ) để dẫn dắt người đọc hiểu sâu thêm về nội dung một tác phẩm đương thời. Ngoài ra sự gò ép của vần điệu khiến nhiều lúc người làm thơ phải đảo chữ, ghép chữ đôi khi trở thành vô nghĩa, xảo ngữ. Đây là cái khuyết điểm của loại thơ Đường Cung Đình nầy nên nó không được phổ biến trong các tác phẩm của những nhà thơ bây giờ, và rất ít độc giả đương đại.

Trước đây tôi cũng làm thơ Đường, nhưng từ khi tôi thấy nó quá gò bó, ép minh trong khuôn khổ  một cách gần như tuyệt đối nên hạn chế rất nhiều ý thơ cũng như cách dùng từ ngữ. Bản chất của Thơ là phải phóng khoáng, khai phá, tự do trong lãng mạn và siêu thoát, chứ không phải đi trong vòng lẫn quẩn như Thơ Đường, một lối khuôn sáo mòn cũ đã lỗi thời.
  
Thí dụ trong bài thơ " Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông " nói tới một bài thơ tứ tuyệt của Thôi Hộ như sau:

" Tích niên kim nhật thư môn trung "
"Nhân diện đào hoa tương ánh hồng "
"Nhân diện bất tri hà xứ khứ "
"Đào hoa y cựu tiếu đông phong "
Thôi Hộ 

Dịch nguyên nghĩa : Bài thơ  "Hoa đào năm trước " của Thôi Hộ  : " Ngày nầy năm trước cũng tại cánh cửa nầy . Khuôn mặt người đẹp nhuộm ánh hồng giống như mầu hồng của  ngàn hoa rạng rỡ. Nhưng bây giờ người đẹp xưa biết về đâu , ra đi không trở lại  để gặp nhau lần nữa  Trong khi hoa đào năm trước vẫn  vô tình mỉm cười trứớc làn gió đông  "

"Năm xưa ,cánh cửa, ngày nầy"
" Giai nhân mượn sắc hoa cài hồng nhan "
"Người , hoa giờ đã ly tan "
"Hoa cười trong gió đông sang lạnh lùng "

( Huy Thanh dịch )

" Cửa kia năm trước ngày nầy "
"Người vay hoa thắm hoa lây má hồng "
" Người hoa giờ biết đâu trông"
" Hoa không người vẫn gió đông cợt đùa "  

( Thu Tịch dịch )

Bài thơ nầy làm cách đây mấy thế kỷ nhưng tôi vẫn thấy còn hay, hay với những người biết đọc thơ cổ , nhưng sẽ không hay với những người làm thơ bây giờ. Bởi  vì cách dùng từ ngữ bài Thơ nầy bị gò bó trong thể thơ Tứ Tuyệt nên có vẻ thô kệch,  ý thơ, tình thơ không cao, không mang một mầu sắc triết lý nào rõ nét để có thể mang đến sự đồng cảm, gần gũi  với  người đọc.
Nếu vẫn với  những hình ảnh và tứ thơ  nầy , lồng ghép trong một lối làm Thơ mới, hình ảnh và ý thơ sẽ rõ nét hơn, gợi cảm hơn, đồng cảm với người đọc hơn vì nó không hạn chế số chữ và số câu như loại Thơ tứ tuyệt.


2- NỘI DUNG CỦA THƠ:


Về nội dung của Thơ, theo tôi có 3 tính chất chính lá : tính chất mơ mộng , tính chất tình cảm và tính chất chủ quan

2.1-TÍNH CHẤT MƠ MỘNG CỦA THƠ  :

Tính chất mơ mộng của Thơ là tính chất nổi bật của Thơ, nó làm cho hồn thơ phong phú hơn, lãng mạn hơn, nó nối liền giữa thức tế và ảo tưởng đưa người đọc vào một thế giới siêu thoát , nó làm cho những hành động tầm thường thành cao cả, những xúc động ngọt ngào không thể quên:
Một nụ hôn bình thường nhưng đối với  nhà thơ là cả cái gì vĩ đại do tính chất mơ mộng của nó:
Thí dụ

" Ôi phút huyền vi môi sát môi "
"Truyền hơi nghe tiếng vọng luân hồi "
"Mê hường tà áo xanh tiền kiếp "
" Trăng xuống kề vai núi chuyển dời "

Đinh Hùng ( Nhập mộng )
hay :

" Mây trời cuốn bước chân đi"
" Bàn chân hoài niệm giấc mê cuối ngày "
"Nửa chiều mưa tạnh cơn say "
"Xin nâng sóng tóc thu gầy chìm hương"
" Em về gối mộng đầm sương "
"Còn mang hơi thở trùng dương bên mình "

Đinh Hùng ( Nỗi lòng thu nhỏ )


Tính mơ mộng là thi nhân như thoát tục

" Ánh xuân lướt cỏ xuân tươi "
" Bên rừng thổi sáo một hai Kim Đồng "
"Tiếng đưa hiu hắt bên lòng"
" Buồn ơi . Xa vắng. Mênh mông là buồn "

Thế Lữ ( Tiếng sáo Thiên Thai )


Và đây buổi chia tay cuả hai người tình giang hồ :

" Men say dậy giữa điêu tàn
" Buồn rơi ngầy ngật thu vàng lối em "

Huy Thanh  ( Rượu, thuốc, em và tôi  )


hay :

"Tro than một bãi phù du "
"Nam ai như có giọng sầu đâu đây "

Huy Thanh (  Rượu thuốc , em và tôi  )


2.2 - TÍNH CHẤT TÌNH CẢM CỦA THƠ:

Trong văn học nghệ thuật, tình cảm là yếu tố chính, nhưng trong thi ca yếu tố nầy lại nổi bật hơn hết, nó đóng một vai trò xúc tác với người đọc làm cho họ đồng cảm với tác giả về chủ đề bài thơ, về ngôn từ, về vần điệu đã chọn lựa. Tình cảm chính là sự khởi đầu của một tác phẩm trong thi ca. Người làm thơ phải tương hội sự lãng mạn sự đa tình, sự mơ mộng để viết nên những câu thơ tuyệt vời. Tình cảm của tác giả phải bao la đi vào mọi lãnh vực của siêu nhiên và tâm linh, dàn trải trên một bề rộng đa dạng, một chiều sâu tâm linh gần gũi với mọi người.

" Thiên tường địa cửu hữu thời tận "
" Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ "
( Trời đất lâu dài cũng có lúc hết ,
nhưng sầu này dằng dặc biết thuở nào nguôi )

(Bạch cư Dị -Trường hận ca )


Tình cảm nhiều khi làm cho người ta quên hết thực tế ma đi vào viễn mộng xa xôi :

" Lòng thấy giăng tơ một mối tình "
"Em ngừng tay lại giữa thoi xinh "
" Hình như hai má em bừng đỏ "
"Có lẽ là em nghĩ đến anh "

Nguyễn Bính ( Mưa xuân )


Rồi  thi nhân dấn sâu vào tình cảm, sống mơ mộng giữa ảo và thật :

" Tôi vẫn còn đây hay ở đâu "

" Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ? "
"Sao bông phượng nở trong mầu huyết "
" Nhỏ xuống hồn tôi những giọt châu ? "

Hàn Mặc Tử ( Những giọt lệ )


Cũng có lúc tình cảm hoà hợp với thiên nhiên

"Chim rừng quên cất cánh "
"Gió say tình ngây ngây "
" Có phải sầu vạn cổ "
" Chất trong hồn chiều nay? "

Hồ Dzếnh ( Chiều )


Hay quay quắt về quá khứ, hoài nghi về tương lai:

" Người ấy thường hay vuốt tóc tôi"
" Thở dài trong lúc thấy tôi vui "
" Bảo rằng hoa dáng tim tan vỡ "
" Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi "

T.T. KH ( Hai sắc hoa tigôn )


Và nỗi niềm biệt ly

"Đưa người ta không đưa sang sông"
" Sao có tiếng sóng ở trong lòng "
" Bóng chiều không thắm không vàng vọt "
"Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong "

Thâm Tâm ( Tống biệt hành )


2.3- TÍNH CÁCH CHỦ QUAN CỦA THƠ :

Chủ quan trong thơ là tác gỉa mang cái nhìn từ khía cạnh tâm linh của mình để dàn trải lên những hình ảnh khách quan, khoác cho nó một chiếc áo tâm linh tình cảm của chính mình.Tất cả ảnh tượng, không gian, thời gian có tính khách quan đều được tác giả gom góp về, tô cho nó cái nhìn chủ quan trong tình cảm hiện hữu hay chủ đề Thơ của mình rồi tung ra thành Bài Thơ. Tính cách chủ quan trong Thơ cũng có khi làm tác giả cũng làm nhầm lẫn không sát với thực tế. Nhưng điều đó không cần thiết vì thơ không phải là khoa học nên đặc thù của thơ có những ước lệ riêng của nó mà ta không thể bắt bẻ được

.Thí dụ:

" Ngày tháng hạ khi không mà trở rét"

" Giọt nắng vàng như sươg mờ lạnh ngắt "
" Sao khi không người ngoảnh mặt kiêu sa "

(Du tử Lê- Từ công Phụng -Trên ngọn tình sầu )

Nếu ai đó phê bình Thơ mà nói muà hạ làm gì trời trở rét, giọt nắng mà sao lạnh ngắt đuợc là chứng tỏ người ấy không biết gi về thơ .

" Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát "
" Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông "

Nguyên Sa ( Áo lụa Hà Đông )

Cũng một ý trên ,họ có thể phê bình một tà áo dài mà làm sao làm mát cả trời nắng Sài Gòn được?
Tuy nhiên tính cách chủ quan của Thi Ca cũng có những hạn chế nhất định của nó, vì quá chủ quan nên tác giả nhiều đi qúa tầm siêu thực, vượt qua những nhân thức cuả một người bình thường  khiến có những câu thơ vô nghĩa, khó hiểu, sáo ngữ, mang tính cách làm dáng cho có vẻ huyền bí mà thôi.

" Anh vẫn yêu mầu áo ấy vô cùng "

Nguyên Sa ( Áo lụa Hà Đông )


Tính cách chủ quan ở đây là tác giả chỉ ngắm những tà áo lụa Hà Đông chứ không ngắm những mầu áo lụa khác 
Và đây thêm một chủ quan khác là tác giả chỉ nhớ nắng Sài Gòn chứ không nhớ nắng Hà Nội hay Huế, bài nhạc tưởng nhớ là của Chopin chứ không phải của Mozart mặc dù cả hai đều là hai nhà soạn  nhạc cổ điển.

" Mưa Trung Nguyên anh nhớ nắng Sài Gòn "
" Nhớ đường phố áo em dài đại lộ "
" Một khúc Chopin một trời tưởng nhớ"
" Bài Thánh ca buồn chìm giữa hoàng hôn "

Huy Thanh ( Mưa Trung Nguyên nhớ nắng Sài Gòn )


Ta hãy đọc bài thơ tình cảm của một nhạc sĩ nổi tiếng VN, đồng thời là tác giả bài Quốc Ca hiện nay :

" Vi vu rừng lại sáng rừng "
" Xa xôi tiếng đáp cũng ngừng xa xôi "
" Nương nương qua tiếp đồi đồi "
" Áo Chàm nàng Thổ pha phôi sắc chàm "
"Cầu mây treo giữa gió ngàn "
"Mây bông giăng giữa trăng ngàn đêm sương "

Văn Cao (Đêm ngàn )


Photobucket


HUY THANH
x_3d5eb2fd