9/3/13

TRUYỆN DỊCH: CÔ BÉ BÁN QUE DIÊM


TRUYỆN DỊCH SONG NGỮ ANH VIỆT:

CÔ BÉ BÁN QUE DIÊM

Photobucket


NGUYÊN TÁC TIẾNG ANH:

THE   LITTLE   MATCH-SELLER
TÁC GIẢ: HANS  CHRISTIAN ANDERSEN

NGƯỜI DỊCH:  HUY THANH


1- VÀI NÉT TIỂU SỬ VỀ NHÀ VĂN  HANS CHRISTIAN ANDERSEN

Hans Christian Andersen (1805–1875) là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch.  Andersen sinh ra  tại Odense, là con trai của một người thợ đóng giầy nghèo khó, qua đời lúc cậu mới 11 tuổi. Vào thuở thiếu thời, cậu bé này đã phải sống trong khu nhà tồi tàn, phải tranh đấu để vươn lên trong một xã hội có nhiều giai cấp gò bó. Sau khi theo học tại một ngôi trường dành cho các trẻ em nghèo, Andersen rời bỏ Odense lúc 14 tuổi để theo nghề nghệ sĩ tại thủ đô Copenhagen. Mặc dù cố gắng kiếm ăn bằng các công việc như kịch sĩ, ca sĩ, diễn viên múa, Andersen vẫn nằm trong cảnh túng thiếu. Tại Copenhagen, Andersen được ông Jonas Collin, một trong các giám đốc của Rạp Hát Hoàng Gia giúp đỡ và ông này trở thành người bạn thâm niên.

Nhờ ông Jonas Collin, Andersen nhận được một học bổng để theo đại học Copenhagen vào năm 1828. Năm sau, Andersen viết ra vở kịch đầu tiên, có tên là “Tình Yêu trong Tháp của Nhà Thờ Thánh Nicolai” (Love in St. Nicolai Church Tower). Andersen cũng viết các tiểu thuyết và các vở kịch nhưng các sáng tác này ít khi được nổi tiếng  Cuốn tiểu thuyết danh tiếng nhất của ông là “Ứng Tác” (Improvisation, 1835).

Năm 1835, Hans Christian Andersen cho xuất bản tập truyện thần tiên đầu tiên và ông tiếp tục viết tới tập thứ 156 trước khi qua đời. Tập thứ nhất gồm các câu chuyện như “Chiếc Hộp dễ cháy” (The Tinder Box), “Claus nhỏ và Claus lớn” (Little Claus and Big Claus), “Nàng Công Chúa và Hạt Đậu” (The Princess and the Pea), “Các Bông Hoa của Bé Ida” (Little Ida’s Flowers)... Các truyện của Andersen trở nên phổ biến vào đầu thập niên 1840.

Các tác phẩm của Hans Christian Andersen đã mở ra một đường hướng mới về nội dung và thể văn bởi vì ông là một nhà cải cách thực sự trong phương pháp kể chuyện. Các câu chuyện của ông hấp dẫn trẻ em lẫn người lớn do tác giả đã đưa vào trong truyện các cảm xúc và ý tưởng ngoài tầm hiểu biết tức thời của trẻ em, trong khi những yếu tố này vẫn còn nằm trong tầm nhìn của lớp thiếu niên. Andersen đã khéo léo phối hợp khả năng kể chuyện tự nhiên và trí tưởng tượng dồi dào, đã dùng các đặc tính phổ thông trong các truyền thuyết nhân gian để sáng tạo ra những câu chuyện liên quan tới nhiều nền văn hóa.

Do là một nhà văn danh tiếng, Hans Christian Andersen đã quen với nhiều nhân vật trong hoàng gia Đan Mạch, thân với các nghệ sĩ lừng danh như nhà soạn nhạc Franz Liszt (1811-1886), nhà thơ Heinrich Heine (1797-1856), các tiểu thuyết gia như Victor Hugo (1802-1885) và Charles Dickens (1812-1870). Ông Andersen cũng từng du lịch khắp châu Âu và viết ra nhiều cuốn sách liên quan đến các kinh nghiệm của ông, trong số này đáng kể nhất là cuốn “Tạp Ghi của Nhà Thơ” (A Poet’s Bazaar, 1842) và “Tại Thụy Điển” (In Sweden, 1851). Một cuốn sách tự thuật khác của ông là cuốn “Chuyện Thần Tiên của Đời Tôi” (The Fairy Tale of My Life, 1855).

Hans Christian Andersen là một nhân vật thành công trong các phẩm nhưng ông lại gặp nhiều thất bại trong tình yêu . Ông đã từng yêu ba phụ nữ trong đó có nữ ca sĩ người Thụy Điển Jenny Lind và cô ái nữ của ông Jonas Collin

Có nhiều truyện trẻ em danh tiếng được nhiều người biết tới, chẳng hạn như chuyện Bạch Tuyết, Cô Bé Lọ Lem, Nàng Công Chúa Ngủ Trong Rừng... Các nhà văn viết truyện trẻ em lừng danh như Charles Perrault người Pháp, anh em Grimm người Đức, đã tạo nên những câu chuyện rất phổ thông, gây ảnh hưởng tới nền văn chương của phương Tây. Một bậc thầy khác về nghệ thuật viết truyện thần tiên hay truyện trẻ em là nhà văn Hans Christian Andersen. Các truyện của Andersen có nguồn gốc từ các truyền thuyết nhân gian, lại hàm chứa bên trong thể văn cá nhân và các yếu tố tự thuật hay tính châm biếm xã hội đương thời.


2- NGUYÊN TÁC  TIẾNG ANH: 

THE LITTLE  MATCH - SELLER

TÁC GIẢ : ENDERSEN

T was terribly cold and nearly dark on the last evening of the old year, and the snow was falling fast. In the cold and the darkness, a poor little girl, with bare head and naked feet, roamed through the streets. It is true she had on a pair of slippers when she left home, but they were not of much use. They were very large, so large, indeed, that they had belonged to her mother, and the poor little creature had lost them in running across the street to avoid two carriages that were rolling along at a terrible rate. One of the slippers she could not find, and a boy seized upon the other and ran away with it, saying that he could use it as a cradle, when he had children of his own. So the little girl went on with her little naked feet, which were quite red and blue with the cold. In an old apron she carried a number of matches, and had a bundle of them in her hands. No one had bought anything of her the whole day, nor had anyone given her even a penny. Shivering with cold and hunger, she crept along; poor little child, she looked the picture of misery. The snowflakes fell on her long, fair hair, which hung in curls on her shoulders, but she regarded them not.

Lights were shining from every window, and there was a savory smell of roast goose, for it was New-year’s eve—yes, she remembered that. In a corner, between two houses, one of which projected beyond the other, she sank down and huddled herself together. She had drawn her little feet under her, but she could not keep off the cold; and she dared not go home, for she had sold no matches, and could not take home even a penny of money. Her father would certainly beat her; besides, it was almost as cold at home as here, for they had only the roof to cover them, through which the wind howled, although the largest holes had been stopped up with straw and rags. Her little hands were almost frozen with the cold. Ah! perhaps a burning match might be some good, if she could draw it from the bundle and strike it against the wall, just to warm her fingers. She drew one out—“scratch!” how it sputtered as it burnt! It gave a warm, bright light, like a little candle, as she held her hand over it. It was really a wonderful light. It seemed to the little girl that she was sitting by a large iron stove, with polished brass feet and a brass ornament. How the fire burned! and seemed so beautifully warm that the child stretched out her feet as if to warm them, when, lo! the flame of the match went out, the stove vanished, and she had only the remains of the half-burnt match in her hand.

She rubbed another match on the wall. It burst into a flame, and where its light fell upon the wall it became as transparent as a veil, and she could see into the room. The table was covered with a snowy white table-cloth, on which stood a splendid dinner service, and a steaming roast goose, stuffed with apples and dried plums. And what was still more wonderful, the goose jumped down from the dish and waddled across the floor, with a knife and fork in its breast, to the little girl. Then the match went out, and there remained nothing but the thick, damp, cold wall before her.

She lighted another match, and then she found herself sitting under a beautiful Christmas-tree. It was larger and more beautifully decorated than the one which she had seen through the glass door at the rich merchant’s. Thousands of tapers were burning upon the green branches, and colored pictures, like those she had seen in the show-windows, looked down upon it all. The little one stretched out her hand towards them, and the match went out.

The Christmas lights rose higher and higher, till they looked to her like the stars in the sky. Then she saw a star fall, leaving behind it a bright streak of fire. “Someone is dying,” thought the little girl, for her old grandmother, the only one who had ever loved her, and who was now dead, had told her that when a star falls, a soul was going up to God.

She again rubbed a match on the wall, and the light shone round her; in the brightness stood her old grandmother, clear and shining, yet mild and loving in her appearance. “Grandmother,” cried the little one, “O take me with you; I know you will go away when the match burns out; you will vanish like the warm stove, the roast goose, and the large, glorious Christmas-tree.” And she made haste to light the whole bundle of matches, for she wished to keep her grandmother there. And the matches glowed with a light that was brighter than the noon-day, and her grandmother had never appeared so large or so beautiful. She took the little girl in her arms, and they both flew upwards in brightness and joy far above the earth, where there was neither cold nor hunger nor pain, for they were with God.

In the dawn of morning there lay the poor little one, with pale cheeks and smiling mouth, leaning against the wall; she had been frozen to death on the last evening of the year; and the New-year’s sun rose and shone upon a little corpse! The child still sat, in the stiffness of death, holding the matches in her hand, one bundle of which was burnt. “She tried to warm herself,” said some. No one imagined what beautiful things she had seen, nor into what glory she had entered with her grandmother, on New-year’s day.


3- BẢN  DICH TIẾNG VIỆT 

CÔ BÉ BÁN QUE DIÊM 

NGƯỜI DỊCH: HUY THANH

Năm ấy vào một đêm Giáng Sinh trời rất lạnh, tuyết rơi liên tục đã mấy ngày qua như vội vã phủ cho thành phố một nét đẹp thanh khiết để đón mừng ngày Chúa ra đời.

Trên đường phố, một cô bé tay ôm đầy những hộp que diêm đựng trong một bao giấy, cô vừa đi, vừa cất tiếng rao hàng. Đôi chân trần của cô bé lê trên hè phố buốt lạnh vì đôi dép cũ của cô sáng nay bị bọn trẻ vô giáo dục trên đường phố nghịch ngợm cất giấu. Đôi bàn chân của cô bé sưng vù, da tím lại dưới cái lạnh như cắt của thời tiết. Cô bé cố lê từng bước dưới sát mái hiên nhà hai bên phố cho đỡ lạnh. Đôi mắt ngây thơ của cô chốc chốc lại ngước nhìn đám đông người thản nhiên qua lại, như vừa van xin, vừa  ngại ngùng.
Tối nay, lòng cô bé chỉ cầu mong bán có một xu  hộp que diêm như ngày thường mà không ai hỏi mua cả.
Càng về khuya, trời càng lạnh. Tuyết vẫn rơi đều trên hè phố. Cô bé bán diêm thấy mỏi mệt, Hai bàn chân nhỏ bé bây giờ tê cóng không còn cảm giác. Cô bé khao khát được về nhà nằm cuộn mình trong chăn, trên chiếc giường tồi tàn để tìm một giấc ngủ và quên cái rét lạnh và đói khát nhưng khi cô bé nghĩ đến những lời mắng chửi, những lằn roi tàn ác của người dì ghẻ thì cô không muốn về nhà nữa.

Cô bé rùng mình, hối hả bước nhanh trên đường phố . Lát sau, cô bé bắt đầu để ý đến những ngôi nhà hai bên đường., nhà nào cũng trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ nào có cây Giáng Sinh thì có treo đầy những trái châu nhiều mầu sắc lấp lánh. Có nhà chuẩn bị ăn tiệc Giáng Sinh  nên dọn ra bàn nào là thịt gà tây, rượu, bánh trông thật ngon. Cô bé thèm nuốt nước bọt, mắt hoa lên, tay chân run rẩy  vì đói hơn bao giờ hết trước những món ăn ngon trước mắt.  Cô bụm mặt, thất thểu bước đi trong khi tiếng nhạc Giáng Sinh vọng lên vang lừng. Mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng ngày sinh nhật Chúa.

Cả ngày nay ,cô bé chẳng bán được gì cả , mà cũng chẳng  cho đồng nào. Cô bé đáng thương vẫn mang cái bụng đói lê lết trên đường, tóc cô tuyết bám đầy thành từng búp mà cô cũng không màng để ý.

Chung quanh khu phố  ,cửa sổ mọi nhà đều mở toang  sáng rực ánh đèn  Mùi thơm ngào ngạt của  thịt ngỗng quay đang bốc khói . Đêm nay là Giáng Sinh , ngày mai là sang năm mới rồi .Cô bé nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu còn sống,cô bé cũng đón giao thừa ở nhà. Nhưng khi bà mất và gia sản lại tiêu tan , gia đình cô phải rời  ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân leo quanh , nơi cô đã từng sống những ngày êm đềm để đến sống chui rúc trong một hẻm tối tăm, tồi tàn trong một căn nhà ọp ẹp mà ngày đêm  luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa của bà dì ghẻ độc ác .

Cô bé ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.  Cô bé không dám về nhà nếu không bán được một  bao que diêm, hay không nhận được đồng bố thí nào của ai mang về; chắc chắn là ba em sẽ đánh em.Vả lại, ở nhà cũng rét như ở đây mà thôi . 
Hai cha con cô bé ở trên gác, sát mái nhà . Mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở trên vách gỗ , gió vẫn thổi lồng lộng vào trong nhà.

Lúc này hai bàn tay cô bé đã tê cóng ,cứng đờ ra, cô bé tự nhủ :
-Chà , lúc nầy mà quẹt một que diêm lên tự sưởi cho mình thì đỡ lạnh biết mấy nhỉ .Tại sao mình không thể rút một que diêm  quẹt lấy áp vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ?

Nghĩ xong ,cô bé cũng làm liều quẹt một que diêm ,ngọn lửa rất nhạy liền cháy loé lên . Ánh lửa lúc đầu mầu xanh lam, dần dần chuyển sang mầu trắng ,rồi lại  rực hồng lên môt lúc quanh que gỗ, sáng chói trông rất vui mắt.
Cô bé hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà , ánh sáng mới kỳ diệu làm sao Cô bé tưởng mình như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt , có những hình chạm khắc nổi bằng đồng sáng choang . Ánh lửa trong lò cháy đều đặn trông rất vui và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.

-Thật là dễ chịu

Cô bé thầm nhủ như vậy , hai bàn tay cô bé đưa lên  hơ trên ngọn lửa . Hai bên tay cầm diêm,  ngón cái nóng bỏng phồng lên.

-Chà ,khi gió bấc thổi  mang đầy tuyết mà được ngồi hàng giờ như thế nầy trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì thích biết bao nhiêu. 

Cô bé vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa tắt, lò sưởi biến mất. Cô bé ngồi đó, tay cầm que diêm cho đến khi đã tàn hẳn . Cô bé chợt nghĩ ra cha đã giao cho mình đi bán diêm; đêm nay, bán không được mà còn đốt sưởi ấm như thế nầy về nhà thế nào cũng bị cha đánh đòn .

Cô bé lại quẹt que diêm thứ hai , diêm cháy sáng rực . Bức tường trước mắt cô như biến thành một tấm rèm bằng vải, cô bé. nhìn thấy tận bên trong nhà  nơi  cô đang ngồi là một bàn ăn đã trải khăn  trắng tinh . Trên bàn , chén đĩa bằng sứ quý giá bày la liệt  .Trên một dĩa , còn có cả một con ngỗng quay thơm phức . Nhưng điều kỳ diệu nhất là  cô bé thấy ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa , mang cả dao ăn cắm trên lưng nó tiến về phía cô bé.

 Rồi que diêm thứ hai lại tắt. Trước mặt cô bé chỉ còn những bức tường dầy đặc lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho ảo tưởng , chẳng có cái bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng tanh, đường phố lạnh lẽo phủ đầy tuyết trắng xoá, bông tuyết bay đầy trong làn gió bấc như cắt da.
Những khách bộ hành với quần áo len ấm áp vẫn vội vã đi đến những nơi hẹn hò ,họ hoàn toàn thờ ơ trưóc cảnh nghèo khổ của cô bé bán diêm đang run bần bật vì đói rét bên vệ đường.

Cô bé lại quẹt que diêm thứ ba ,cô bé trông thấy trước mắt hiện ra một cây thông Noel. Cây này to và trang trí lộng lẫy hơn cây mà cô đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt cô bé. Cô bé vưà với đôi tay về phía cây Noel thì que diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời

-Chắc hẳn có ai vừa chết " cô bé tự nhủ, vì bà cô bé , người hiền hậu độc nhất trong đời cô đã mất từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Đức Chuá ".

Cô bé lại quẹt một que diêm nữa áp vào tường, ánh lửa sáng xanh tỏa ra xung quanh và cô bé nhìn thấy rõ ràng là bà của cô  đang mỉm cười với cô. Cô bé mừng rỡ reo lên "Bà ơi cho cháu theo với ,cháu biết rằng khi que diêm tắt thì bà cũng biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này. Trước kia khi bà chưa về với nước Chuá ,bà cháu ta đã từng sống sung sướng biết bao . Ngày đó bà đã từng nói với cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà . Bà ơi cháu van bà, bà xin với Đức Chuá cho cháu về với bà chắc Người không từ chối đâu ".
Que diêm lại tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô bé cũng biết mất.

Thế là cô bé quẹt , quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao . Cô bé muốn níu bà lại  .Liên tiếp những que diêm nối nhau cháy, chiếu sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô bé thấy bà của mình to lớn ,đẹp lão như thế . Bà cầm lấy tay cô mỉm cười ,hai bà cháu bay vụt lên cao, bay cao mãi ,bỏ sau lưng cái đói rét cái , cái đau buồn   . Họ đã bình thản về với nước Chuá

*  *
  *

Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất . Mặt trời lên, rực rỡ trên bầu trời xanh nhạt . Mọi người hân hoan ra khỏi nhà để đón ngáy đầu năm Chuá ra đời .

Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một góc tường người ta thấy một cô bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười , cô bé đã chết vì lạnh cóng trong một đêm Giáng Sinh. Trong ngày mồng một đầu năm Chuá ra đời ấy ,người ta thấy chung quanh xác cô bé đầy dẫy nhũng những bao diêm trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người qua đường dừng lại , họ bảo nhau: "Chắc cô bé muốn sưởi cho ấm ."

Nhưng không ai biết những điều kỳ diệu cô bé đã trông thấy, nhất là cảnh  rực rỡ lúc hai bà cháu  nắm tay bay lên để đón lấy ánh mặt trời đầu tiên của ngày năm mới Chúa ra đời .


4- THAY LỜI KẾT:

Truyện ngắn "Cô Bé Bán Diêm" của văn hào người Đan Mạch Andersen được rất nhiều người xem trên thế giới nhưng ít ai biết rằng cốt truyện về cô bé là có thật trong cuộc đời nhà văn Andersen
Số là vào một buổi tối mùa thu tại thành phố Copenhagne ( Đan Mạch) , văn hào đang đi thì bỗng nghe tiếng goi :
" Chú ơi, chú mua giùm cháu bao diêm "
Một tiếng mời chào mệt mỏi chợt vọng đến tai Andersen. Phía trước mặt ông là bóng dáng một con người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà sang trọng. Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho ông thấy đó là một đứa bé gái còn nhỏ .Văn hào tiến lại gần cô bé hỏi
-" Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ ? "
 Đó là một cô bé khoảng mười tuổi, co ro trong bộ quần áo bẩn thỉu, áo rách để lộ đôi vai gày yếu. Nhìn gương mặt của cô bé ,có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.
"Chú ơi, mua giùm cháu bao diêm "
Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh nài nỉ :
" Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bố thí cho cháu đồng nào ".
Cô bé rơm rớm nước mắt. Thân hình tiều tụy ốm yếu của cô run lên khi gió lạnh thổi qua.
- "Thế sao ? "
Andersen động lòng trắc ẩn , ông khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé.
"Gia đình cháu đâu cả rồi ? Không ai lo cho cháu sao ?
" Cô bé buồn bã lắc đầu. Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh. Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.
" Không có tiền ,cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi ! "
Cô bé nhìn Andersen, đôi mắt cầu khẩn. Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt. Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì. Hai cha con chen với nhau trên một gác xếp tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách. Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng.
" Cháu đừng lo! "Abdersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của cô bé
" Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả. Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất ".
" Ôi, lạy Chúa! "
 Cô bé vưà nói với vẻ mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay ông"
 " Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này. Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no. Nhưng nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú? "
" Sao cháu khéo lo thế? "
Andersen mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu
-" Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa. Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt ".
-" Ồ, thích quá! Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà. Mà chú tên gì nhỉ? "
- "Chú là Andersen,
Ông âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé
" Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa?
" Tên chú nghe quen lắm "
Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của ông
-" Chú có phải là thợ mộc không?"
- "Không phải!
"Andersen mỉm cười lắc đầu.
- "Thợ may?"
-" Cũng không".
-" Hay chú là bác sĩ ?
- "Ồ, không phải đâu. Thế này này..."
Ông đưa ngón tay trỏ viết viêt vào không khí, vẻ hơi đùa cợt.
- A ! Cô bé reo lên
 -" Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút! "

Andersen chỉ tủm tỉm cười. Ông thấy yêu cô bé quá. Cô bé khiến ông, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của ông êm ả trôi qua. Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên. Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứn run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương. ... Sau đó Andersen đi du lịch đâu đó... và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm.

Khi về thăm lại khu phố năm nào, Andersen tự trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm. Phải mua ngay cho cô bé một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông...
Và Andersen sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết:
- " Con bé chết rồi còn đâu. Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa 2 ngôi nhà. Cái chết cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẳn. Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm. Có điều lạ là hai má nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười."
" À này,"
Ông ta tiếp tục kể trước khuôn mặt chết lặng của Andersen,
" Khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm. Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ: tặng chú Andersen. " .
Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm. Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu năm nào

Hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch. Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà để tặng hương hồn cô bé bán diêm?

( Bài Entry nầy có tham khảo, trích dẫn từ một số tài liệu trên  Internet - Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia về tiểu sử nhà văn  Andersen )

HUY THANH


x_3d5eb2fd