14/9/13

THAM LUẬN : NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU CỦA MỘT VĂN BẢN PHÁP QUI


THAM LUẬN:
NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU 

CỦA MỘT VĂN BẢN PHÁP QUI
 HUY THANH 


A- THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN PHÁP QUI:

Văn bản pháp qui  là một công văn có nội dung hướng dẫn thực hánh một điều luật nào đó do nhà nước ban hành ,nhằm mục đích cụ thể hoá và thống nhất phương pháp thực hiện cho những đơn vị liên quan cấp dưới trực tiếp khi cần hành xử đến điều luật đó .
Văn Bản Pháp Qui rất tổng quát , nêu lên một cách toàn diện cho các đơn vị mà không nêu đích danh đơn vị nào , không phân biệt ngành nào ,và có hiệu lực trong thời gian kéo dài cho đến khi có một Văn Bản Pháp Qui khác sửa đổi, bổ sung hay thay thế
Văn bản Pháp Qui khác Văn Bản Pháp Luật ở chỗ : Văn Bản Pháp Luật chỉ có hiệu lực thời gian ngắn , có đối tương phải thực hiện rõ ràng ,Văn bản Pháp Luật được ban hành trên cơ sở một Văn Bản Pháp Quy đã được định hướng .



B- NHỮNG ĐỊNH DANH CỦA VĂN BẢN PHÁP QUI: 

1- ĐỊNH DANH  LIÊN HỆ ĐẾN NHIỀU BAN NGÀNH :

1.1- Nghị định liên tịch :
Nôi dung Nghị định Liên Tịch liên quan đến sự thỏa thuận trong một hội nghi giữa một bên là Nhà Nước, một bên là các Đoàn thể, Tổ chức Xã Hội có cáp bậc tương đương
1..2- Thông tư liên bộ :
Nội dung Thông tư Liện Bộ hứớng dẫn thực hiện một vần đề pháp ché nào đó liên hệ đến nhiều Bộ ,do các Bộ thống nhất chỉ đạo thi hành

2-ĐỊNH DANh LIÊN HỆ ĐẾN CẤP CHÍNH PHỦ :

2.1- Nghi quyết của Chánh Phủ
Nội dung Nghị Quyết của Chánh Phủ là ban hành các chánh sách lớn của cả nước về kinh tế, ngoai giao, quốc phòng .Những Kế Hoạch lớn của nền Kinh tế Quốc Dân, Tài khóa , sử dụng ngân sách, Các công tác lớn khác như quản lý hành chánh trên mọi lãnh vực đối nội và đối ngoại của quốc gia . Các lĩnh vực bang giao quốc tế.
2.2 -Nghị định của Chánh Phủ :
Nội dung Nghị Định của Chánh Phủ ban hành quyền lợi, nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện Hiến Pháp, văn bản luật của nhà nước, hệ thống tổ chức các cấp , Ban hành các chánh sách về qủan lý hành chánh, trật tự trị an trên toàn lãnh thổ .
2..3- Quyết định của Thủ Tướng
Nội dung Quyết Định của Thủ Tướng là quy định chính sách như bổ nhiệm chức vụ,kỷ luật, nâng cấp,,thuyên chuyển,, phê duyệt các dự án kinh tế lớn trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng ,
2.4- Chỉ thị của Thủ Tướng :
Nội dung Chỉ Thi của Thủ Tướng là phổ biến chủ trương, chánh sách, các biện pháp tháo gỡ, chỉ đạo phương pháp quản lý với các đơn vi trực thuộc ban ngành các cấp

3-ĐỊNH DANH  LIÊN HỆ ĐẾN CẤP BỘ NGÀNH

3.1 - Quyết đinh cấp Bộ : :
Nội dung Quyết định cấp Bộ là ban hành chế độ trong nội ngành như giải thể, thành lập,,quy định trách nhiệm,tồ chức trong ngành . Bổ nhiệm, thuyên chuyển, phê duyệt các phương án kinh tế,, việc sử dụng Ngân Sách,cấp vốn cho những đơn vị trực thuộc .
3.2 -Thông tư cấp Bộ :
Nội dung Thông tư cấp Bộ là giải thích hướng dẫn các chủ trương chánh sách của nhà nước về nhửng vấn đề trong phạm vi của Bộ , đề ra những biện pháp thi hành, giải quyết những khó khăn tồn tại trong khi thực hiện những công tác nội bộ
3.3- Chỉ thị cấp Bộ
Nội dung Chỉ Thị Cấp bộ là hướng dẫn những biện pháp, thực hiện các phương pháp quản lý cải tổ ,sắp xếp lại các tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong ngành của Bộ quản lý

4-ĐỊNH DANH  LIÊN HỆ ĐẾN CẤP ĐỊA PHƯƠNG :

4.1 - Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân điạ phương :
Nội dung quyết định của UBND địa phương nhằm ban hành,chế đô,,chánh sách thực hiện luật pháp đến từ Trung Ương thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương ,nhằm mục đích làm tốt các chỉ thị chủ trương của Chánh Phủ. . Đôn đốc theo dõi, giám sát các đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện các nghị quyết của Hội Đồng Nhân Dân địa phương . Tổ chức, kiện toàn lại các đơn vỉ, cơ quan ban ngành trực thuộc như cách chức , thuyên chuyển công chức. Phê chuẩn,cấp vốn các kế hoạch, dự án kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc dưới quyền tại địa phương .
4.2- Chỉ thị của Uỷ Ban Nhân Dân địa phương
Nôi dung chỉ thi cuả UBND địa phương là hướng dẫn, truyền đạt những chủ trương, chánh sách của nhà nước, các, nghi quyết của Hội Đồng Nhân Dân địa phương đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện những vấn đề trên trong địa bàn mình quản lý
4.3- Quyết định theo chức năng ban ngành địa phương :
Nội dung các quyết định chức năng ban ngành địa phương là các phòng ban quan hệ ngành mình quản lý có quyền ra các Quyết Định để triển khai những văn bản của các cấp lãnh đạo . Chỉ đạo việc thực hiện cụ thề các văn bản, Đôn đốc, theo dõi , có chế độ khen thưởng hay kỷ luật những công chức dưới quyền và phê duyệt những kế hoạch cấp dưói đề nghị
.
4.4- Nghị Quyết của Hội đồng Nhân dân :
Nội dung Nghị Quyét của HĐND là ban hành những biện pháp thi hành luật pháp địa phương một cách nghiêm chỉnh, biện pháp giải quyết phát triển kinh tế địa phương . Theo dõi tình hình an ninh, trật tư, quốc phòng , tìm biện pháp nâng cao đời sống nhân dân ở địa phương

C- NHỮNG YÊU CẦU CHÍNH KHI SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP QUI :

1- CÁCH HÀNH VĂN TRONG VĂN BẢN :

Văn Phong của các Văn Bản Pháp Qui phải cô đọng vấn đề một cách ngắn gọn, không dư chữ, thiếu chữ hay thiếu ý thừa ý , phải bảo đảm được ý chí mạnh mẽ cuả vấn đề một cách nghiêm túc . Tránh dùng những từ ngữ đa chiều .

2-- CÁCH KẾT CẤU CHỦ ĐỀ :

Tuỳ theo từng loại văn bản pháp quy như quyết định, nghi quyết, chỉ thị hay thông tư mà ta chọn cách kết cấu chủ đề khác nhau. Nếu là nghị quyết, chỉ thị, thông tư thì thường dùng văn xuôi ,còn nếu là quyết định thì bố cục phải chia làm nhiều Chương Mục , trong Chương Mục chia thành nhiều điều khỏan, trong mỗi điều khỏan có từng tiểu tiết .

3--NGÔN NGỮ TỪ NGỮ SOẠN THẢO:

Ngôn ngữ, từ ngữ soạn thảo phải làm sao cho người đọc hiểu rõ, quán triệt vấn đề một cách nghiêm túc. Câu văn viết ngắn gọn, không mô tả , diễn cảm dài dòng , lý luận, biện luận lê thê hay lạc đề . Tránh dùng những ký hiệu có nghĩa lửng như chấm than (! ) , vân vân ( v...v... ) ,chấm hỏi ( ? ) .

D- TÍNH LOGIC CỦA CÁC NGÔN TỪ, QUAN HỆ HỮU CƠ CỦA CÁC Ý TƯỠNG

Tính logic của các từ ngữ là chữ sau phải giải thích nghĩa của chữ trước một cách nhất quán trong cùng môt câu . Tránh tình trạng ý sau mâu thuẫn vối ý trưóc , ý sau đá ý trước như đầu voi đuôi chuột ., Vì nhiều từ ngữ VN có thể giải thích , hiểu nhiều cách khác nhau nên trong một văn bản pháp qui người ta thường thận trọng định nghĩa của từng từ ngữ sử dụng trong văn bản bằng câu mở đầu như sau ." những từ ngữ dùng trong văn bản nầy có nghĩa như sau .."

E- KHÔNG NÊN DÙNG NHỮNG NGÔN TỪ CỔ ĐIỂN, NGÔN TỪ CÓ NGHĨA ĐA CHIỀU , TIẾNG LÓNG , TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG 

Trong văn bản pháp qui , thường người ta bắt buộc dùng ngôn từ phổ thông mà người dân ba miền đều sử dụng , đều hiểu nghĩa một cách nhất quán Những ngôn từ cổ điển thường gây sự khó hiểu cho người đọc như thay vì " ký kết Hơp Đồng " lại ghi là " Ký khế ước " hay " đang làm công tác " ghi là : Thi hành công vụ ", hoặc " nhóm thanh thiếu niên đua xe gây rối trật tự đường phố " lại ghi là ; " nhóm thanh thiếu niên đi bão "

F- BỐ CỤC PHẢI CHIA RO4 RÀNG TỪNG PHẦN CÓ NÊU NỔI BẬT CHỦ ĐỀ CHÍNH

Cách bố cục một văn bản Pháp Qui làm cho người đọc hiểu ngay, nhớ ngay những vấn đề thiết yếu đồng thời tính tương quan cuả các vấn đề đó với nhau . Theo tuần tự các vấn đề lớn có một tiêu đề nhất định được đánh số La Mã in hoa I , II, III, IV V VI..X.. hay chử hoa La tinh A, B, C, D. Sau đó nếu phân các tiểu tiết khác thì ghi số Á Rập thường như 1, 2, 3 hay nhỏ hơn nữa là 1.1 , 1.2 ,1.3 v,,v,,
,.
Những số liệu phát triển về kinh tế , dân số ngoài con số ghi năm ,tháng, có thể dùng Đồ Thị bằng hình để diễn tả bằng hình vẽ mầu trên ô tròn , hay đường Sin, Parabol, Hyperbol
..
Những chữ quan trọng có thể viết chữ Hoa hay viết chữ xiên ( chữ nghiêng ) ,  hay  tô đậm để làm nổi bật ý người viết , hoặc gạch dưới những chữ cần nhấn mạnh . Những từ phản ngữ phải ghi trong dấu ngoặc kép . Thí dụ : " cái "chợ" đó ( Ý người viết không coi đó là cái chợ vì nếu không có dấu ngoặc kép " " ngươi đọc sẽ hiểu lầm là người viết công nhân coi đó là cái chơ. )

Ngoài ra ta có thể thay một sô ngôn từ VN có vẻ hơi thô kệch bằng những ngôn từ Hán Việt thường dùng ai cũng hiểu được như " vợ quan chức " ta ghi là " phu nhân " " chồng " ghi là "phu quân " , trai gái "lấy nhau " ta ghi là "lập gia đình " hay " thành hôn " .Tuy nhiên cũng nên tránh dùng những tiếng mà chỉ một số người có kiến thức mới hiểu được , thí dụ thay ví " con gái cưng " laị viết là " con gái rượu " , hay " máu Hoạn Thư " để chỉ những người đàn bà hay ghen
.
Ngoài ra những ngôn từ ghép chữ, vay mượn chữ nước ngoài phải có ghi chú giải thích rõ ràng vì không phải ai cũng hiểu nghĩa của nó . Thí dụ Quota ( là hạn ngạch số lượng , thời gian cho phép xuật khẩu một mặt hàng nào đó ) hay thanh toán bằng LC ( Thư tín dụng ) , xuất cảnh diện ODP ( xuất cảnh diện đoàn tụ gia đình )

Hy vọng bài viết nầy sẽ bổ sung một số ý kiến về vấn đề nghiên cứu một văn bản Pháp Qui cho quý vị và các bạn trên lãnh vực quản lý , cũng như tìm hiểu về chánh  sách cuả nhà nước hiện nay .




Photobucket

HUY THANH