7/9/13

Tham luận: ẢNH HƯỞNG ĐẠO THIÊN CHÚA TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

ẢNH HƯỞNG ĐẠO THIÊN CHÚA 
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

HUY THANH

I - NHỮNG CÂU THƠ NỔI TIẾNG CỦA HÀN MẶC TỬ


"Người đi một nửa hồn tôi mất"
" Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ"
( NHỮNG GIỌT LỆ)

"Sao bông phượng nở trong mầu huyết "
"Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ? "
(NHỮNG GIỌT LỆ )

" Ngày mai trong đám xuân xanh ấy"
" Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi "
(MÙA XUÂN CHÍN ).

" Ở đây sương khói mờ nhân ảnh"
" Ai biết tình ai có đậm đà "
( ĐÂY THÔN VỸ DẠ ) 


II - NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐẠO THIÊN CHÚA :

A- Nguồn gốc của Đạo Thiên Chúa ,sự phát triển của Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam:

Đạo Thiên Chúa được rao giãng trên nền tảng cuốn Kinh hánh ghi chép lịch sử hình thành Trời Đất do Đức Chúa Trời Jê Hô Va tạo ra và những hoạt động của con ngài tức ĐứcChúa Jêsus dành cho con người. Đạo Công Giáo được du nhập vào nước ta vào thế kỷ XVI vào năm 1533 ( Giáo Sĩ Inikhu truyền giảng ở Trà Lũ Nam định, giáo sĩ Ordonez , các giáo sĩ dòng Đa Minh giảng ở Côn Đảo, Quảng Nam).   Sang thế kỷ XVII , một thánh đường đã được xây cất ở Quảng Nam và quyển Kinh Thánh đầu tiên được in bằng chữ Nôm. 
Năm 1926 linh mục Alexandre de Rhode ( Đắc Lộ ) được Chúa Trịnh cho phép giảng đạo . Nhưng thời đó còn dùng chữ Hán, chữ Nôm nên việc dùng sách chữ La Tinh rất khó cho các giáo sĩ khi truyền bá Kinh Thánh.  Chính vì vậy nên linh mục Alexandre de Rhode đã biến chế từ các mẫu tự La Tinh và Pháp, căn cứ vào lối phát âm của dân V N để tạo thành chữ quốc ngữ riêng của nước ta 
Vậy có thể nói là nhờ tôn giáo mà chúng ta có chữ quốc ngữ đến bây giờ , không lệ thuộc vào chữ Hán của Trung Hoa, hay kiểu nhái chữ Hán là chữ Nôm. Năm 1668 VN có 4 vị linh mục là : Giuse Trang, Luca Bền. Gioan Huệ, Benedito Hiền. Sang thế kỷ XVIII nhà nước phong kiến cấm đạo, ngoài Bắc , linh muc bị trục xuất, bị giết, Thánh Đường bị phá hủy.Trong Nam Chúa Minh Vương ra lệnh đốt phá nhà thờ, bỏ tù tu sĩ.
Sang thế kỹ XIX Đời Vua Minh Mạng, Tự Đức việc cấm đạo gắt gao, tàn bạo , 400.000 giáo dân bị cầm tù, 3.500 bị xử tử, làng đạo bị đốt phá, tài sản giáo dân bị tịch thu. Sau khi quân Pháp tràn vào VN và nắm quyền cai trị thì họ mở Cửa cho giảng đạo tự do trở lại.
Sang thế kỹ XX Tòa Khâm Mạng được xây tại Saigon vào năm 1925, năm 1933 vị Giám mục đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng. Ngày nay những ngưòi học Kinh Thánh chia làm ba giáo phái :
1-Thiên Chúa Giáo còn gọi là Công Giáo ( Thờ Chúa Jêsus, Đức Mẹ  đồng trinh Maria, Đức Thánh Cha Giu se.)
2-Tin Lành còn gọi là Tân Giáo ( Chỉ duy nhất thờ Chúa Jêsus )
3-Chính thống giáo . 

B -Tóm tắt nội dung cuốn Kinh Thánh  :


Là  cuốn sách Giáo Lý ghi chép sự hình thành của vũ trụ, con người, những sự phát triển của Thiên Chúa, những họat đông của Đức Chúa Trời trong việc lập thành trái đất, kiến tạo thời gian, vạn vật ,sinh vật ..Sách chia làm 2 phần:

1-Phần Cựu Ước là phần viết trước lúc Chúa Jêsus ra đời nói về sự xây dựng trái đất, vũ trụ, thực vật, sinh vật của Đức Chúa Trời  Jê hô Va là cha của Đức Chúa Jêsus

2-Phần Tân Ước kể lại cuộc đời của Chúa Jêsus và những họat động của ngài trong cộng đồng nhân loại .

Phần Cựu Ước có 46 cuốn gồm 3 loại: 1- Loại lịch sử    2-Loại văn chương thơ phú    3- Lọai sấm ký tiên tri .
Phần Tân Ước có 27 cuốn gồm 3 phần: 1- Loại lich sử gồm 4 cuốn:  1-Phúc Âm   2-Loại Thánh Thư   3- Sách Khải Huyền 

3-Cuộc đời của Đức Chúa Jêsus Christ :


Chúa Jésus Christ ( Chúa Jêsus Ki Tô có nghĩa là đấng Cứu thế ) sinh đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12 năm chót của kỹ nguyên trước và năm đầu của kỷ nguyên mới theo Tây Lịch. ( ngày lể Noel, Giáng Sinh ) . Ngài sinh ra nơi máng cỏ trong một hang đá nuôi bò lừa ở Bethéem ( Do Thái ). Theo Thánh Kinh Giêsus Kito là ngôi hai Thiên Chúa ( Thiên Chúa có ba ngôi  là Đức Chúa Cha , Đức Chúa Con ,Đức Chúa Thánh Thấn ) được nhập thể làm người. Khi chuẩn bị cho Chúa Jêsus chào đời ,Đức  Chúa Trời đã chọn một phụ nữ là bà trinh nữ Maria để làm người sinh ra Đức Chúa Jêsus. Đức Chúa Trời đã sai sứ thần Gabriel đến để giải thích cho bà Maria biết những hiện tượng mầu nhiệm sẽ xảy ra là bà sẽ được con Thiên Chúa nhập thể làm thành bào thai . Vì vậy khi bà Maria về ở với chồng là ông Giu se thì bà đã có mang là Đức Chúa Jêsus mặc dù bà vẫn còn là một đồng trinh . Nhiều người không biết vẫn tưởng ông Giu se là cha của Chúa Jêsus, nhưng thực sự là không phải. 
Đạo Tin Lành hay Tân Giáo căn cứ vào Thánh Kinh chỉ thờ phượng ba ngôi Đức Chúa Trời, đức Thánh Linh và Đức Chúa Jêsus, không thờ phượng Đức mẹ Maria và Đức Cha Juse khác với bên Công Giáo thờ cả hai. 
Vua Hérode của Israel nghe tin đồn có một đứa trẻ ra đời  sau nầy sẽ làm vua, ông sợ mất ngôi nên ra lệnh giết tất cả  trẻ con từ hai tuổi trở xuống trong thành Bethéem. Nhờ Thiên thần báo kịp nên ông Giu se và bà Maria đã đem Đức Chúa Jêsus trốn sang Ai Cập.
Sau khi vua Hérode chết, Ông Giu Se đưa gia đình về sống ở Nazareth, Chúa Jêsus khi lớn giúp ông Giu se làm việc trong một xưởng mộc. Năm 30 tuổi  Chúa Jêsus nhờ ông Gioan làm phép rửa tội ở sông Gio đa No và ngài bắt đầu đi giảng đạo. Ngài đã làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế như người chết sống lại, người câm biết nói, người mù thấy lại, người què biết đi. Ngài được dân chúng tôn sùng là đấng Cứu thế và thu nhận được 12 tín đồ  nhưng những nhóm tu sĩ Do Thái lại ganh tị, thù ghét ngài nên luôn tìm cách hãm hại ngài.    
Năm Đức Chúa 33 tuổi, Juda, một trong 12 tín đồ của ngài đã phản bội, dẫn lính đến bắt ngài nộp cho quanTổng Trấn Ponte Pilate để lấy 30 đồng bạc. Sau đó Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá tại đồi Golgotha phía Tây Bắc Jérusalem. Ngài chết được ba ngày thì sống lại ở thế gian ( Lễ Phục Sinh ) và ở thêm 40 ngày để giảng đạo với 11 môn đồ còn lại.
Ngày cuối cùng , ngài phán với các môn đồ: "  Mọi quyền hành trên trời đất đã ban cho ta.Vậy các con hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thánh tẩy họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần , dạy họ giữ hết mọi  điều ta đã truyền cho các con.Và nay ta ở cùng các con cho đến tận thế "
Sau đó một đám mây quyện lấy ngài và đưa Đức Chúa Jêsus lên trời.

III- Đạo Thiên Chúa trong Thơ Hàn Mặc Tử :  

A- Tác giả và tác phẩm :

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí ( TênThánh là Francois ) sinh ngày 22/9/1912 tại Đồng Hới. Năm 15 tuổi ông đã nghiên cứu, làm nhiều bài Thơ Đường Luật rất hay, sau đó ông được gia đình cho ra Huế học ở trường dòng Pellerin ( Nhà thơ Hàn Mặc Tử theo đạo Thiên Chúa ). Ở Huế ông làm nhiều bài thơ đăng báo ở Sàigòn với bút hiệu Phong Trần, sau đó đổi là Lệ Thanh


Ông học đến năm thứ ba thì nghỉ học đi làm ở Sở Đạc Điền Quy Nhơn. Năm 1934 ông vào SaiGon làm báo phụ trách văn chương cho báo " Saigon ", sau đó chủ trương tờ Công Luận Văn Chương .Thời gian nầy ông đổi biệt hiệu lại là HÀN MẶC TỬ. Năm 1936 ông xuất bản tập thơ GÁI QUÊ, sau đó ông đi Huế, Đalat, Nha Trang để tìm nguồn cảm tác rồi mắc bệnh phong ( cùi). Ông lại trở về Quy Nhơn thuê một mái nhà tranh cách Quy Nhơn 15 km đế trú thân và tuyệt giao với bạn bè, kể cả người bạn thơ mà cũng là người yêu là nữ sĩ Mộng Cầm ( 1 ). Năm 1937 ông xuất bản tập Thơ ĐAU THƯƠNG gồm 50 bài thơ. Năm 1938 ông vào trại cùi Quy Nhơn. Năm 1939 ông xuất bản tập thơ XUÂN NHƯ Ý, Năm 1940 ông xuất bản tập thơ THƯỢNG THANH KHÍ.

Thoạt đầu ông đổi bút hiệu là  HÀN MẠC TỬ tức là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo. Nhà thơ Quách Tấn chê chữ HÀN  MẠC là rèm lạnh còn thiếu một ánh trăng khuyết nên ông sửa lại chữ MẠC  thành chữ MẶC có ánh trăng phong cảnh đẹp hơn , và cũng còn có nghĩa là một văn nhân dùng nghiên bút.Thời đó có 4 nhà thơ nổi tiếng ở thành Bình Định gọi là Bàn Thành tứ hữu ( Thành Đồ Bàn bốn người bạn ) gồm : Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên..
  
Trưa ngày 11/11/1940 sau khi đi rước kiệu La Vang ( Quảng Trị ) về ông kêu mệt nằm nghỉ một chút rồi mất luôn trong một ngày mưa gió . Sau khi ông mất người ta tìm thấy trong túi ông một bài văn bằng chữ Pháp dịch nghĩa như sau  :" Tôi muốn ca lên những bài khen ngợi , hứng uống cho thật đã những lời êm dịu của các bà , khi các bà đồng hát bài Thánh Ca HOSANNA HOSANNA ( Xin cứu với, xin cứu với ) . Xin hãy ném những đóa hoa hồng, hoa súng, những điệu hát réo rắt và những hơi nhạc thơm tho và xin hãy rưới trúc cho tràn trề nào là đức hạnh, can đảm và hạnh phúc.
Đêm thứ 24 tháng 10 năm 1940.
FRANCOIS TRÍ.
(CẢM TẠ THƯỢNG ĐẾ )

-Ảnh hưởng đạoThiên Chúa trong thơ Hàn mặc Tử :

Thi sỉ Hàn Mặc Tử qua đời để lại nhiều tập thơ hay như "  GÁI QUÊ" ," XUÂN NHƯ Ý" " THƯỢNG THANH KHÍ " " ĐAU THƯƠNG " v..v.. Trong những tập thơ đó ba tập " Xuân Như Ý ", Đau Thương " " Thượng Thanh Khí " ảnh hưởng nhiều nhất từ đạo Thiên Chúa.
Là một tín đồ Thiên Chúa, trong cơn bệnh hoạn tuyệt vọng đau thương , thi sĩ Hàn chỉ biết trong cậy vào đức Chúa Jêsus , Đức mẹ Maria như một  nguồn cứu rỗi  linh thiêng ban ân điển cho những tháng ngày còn lại trên cõi dương thế. Do vậy, niềm tin về Thiên Chúa Ki Tô  từ đó bàng bạc trong thơ của ông.
Nhìn chung , đạo Thiên Chúa ảnh hưởng Thơ ông theo những lĩnh vực thuộc Kinh Thánh  như sau 

a- Đức tin

Đức Tin là vấn đề cơ bản của người theo đạo Thiên Chúa cũng như  Tin Lành  có đức tin thì con người mới được cứu rỗi. Là tín đồ Thiên Chúa, Hàn Mặc Tử biết những sự mầu nhiệm, quyền phép lạ của  Đức Chúa Jêsus trong việc cứu nhân độ thế như làm người chết sống lại, người mù thấy đường, người què biết đi nên nhà thơ luôn tin tuyệt đối vào Đức Chúa vạn năng có thể cứu vớt những sự khốn cùng bệnh tật mà thi sĩ đang cưu mang.:
"Maria , linh hồn tôi ớn lạnh"
"Run như run thần tử thấy long nhan"
"Run như run hơi thở chạm tơ vàng"
" Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến "
( bài AVE MARIA )

Trong Đức Tin tuyệt vời, thi sĩ dường như thoát tục trên một thể xác bệnh hoạn, để tâm hồn mình được  thanh thản gần với Chúa nhiều hơn :
"Phượng Hoàng bay trong một tối trăng sao
"Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa"
"Đương cầu xin ọc thơ ra đường sữa "
"Ta ngất đi trong khoái lạc của hồn đau "
(Bài  ĐÊM XUÂN CẦU NGUYỆN )

b- Cầu Nguyện :

Cầu nguyện là một trong những việc làm thường xuyên mỗi ngày của tín đồ Thiên Chúa và tín đồ  Tin Lành .Cầu nguyện càng nhiều càng tốt vì sẽ nhân được ơn cứu rỗi càng ngày càng to .  Nhà thơ của chúng ta cũng vậy, để được cứu rỗi khỏi đớn đau của thân xác ông chỉ biết nguyện cầu :
"Tôi van lơn cầu nguyện Chúa Jêsus "
"Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối "
"Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi "
" Của bàn tay thi sĩ kẻ nên trăng "
" Trong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng "

( bài  ĐÊM CẦU NGUYỆN )
Hay :
"Bỗng đêm nay trước cửa ánh trăng quỳ "
"Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu"
"Lời nguyện gẫm xanh như mầu huyền diệu"
" Não nề lòng viễn khách giữa cơn mê "
(bài HÃY NHẬP HỒN EM)

c- Ngày Hồng Thủy
Trong Kinh Thánh có nói đến trận lụt Hồng Thủy do Chúa Jêsus làm ra để tiêu diệt loài người quá gian ác để tạo một thế giới khác tốt đẹp hơn. Trân Hồng Thũy đó Chúa Jêsus đã tẩy luyện nhân loại trong 150 ngày để tiêu diệt hết loài người tội lỗi cùng muông chim cầm thú . Ngài chỉ để lại mỗi loại một cặp cùng với gia dình Nô Ê để sinh sôi nẩy nở giống nòi sau nầy .Lúc đó , Chúa sẽ phán xét người nào được lên Thiên Đàng, người nào phải xuống địa ngục. Dĩ nhiên những người con của Chúa đều được lên Thiên Đàng , có cả thi sĩ Hàn của chúng ta :
"Ôi hồn thiêng không hề chết đặng"
"Làm sao hồn chẳng hiểu nghĩa vô biên"
"Ngày tận thế là ngày tán loạn"
Xác của hồn, hồn của xác y nguyên"
( bài HỒN LÌA KHỎI XÁC )
Hay :
"Lụt hồng thủy trời không cho tái lại"
" Khiến bồ câu bay bổng quá không gian"
"Ra không gian là vượt hẳn thượng tầng "
"Tấp tới đến ở ngoài kia vũ trụ "

(bài HỒN LÌA KHỎI XÁC )


d-Điều Cứu Rỗi  :
Trong những lúc cơn đau bộc phát lúc trăng lên, Hàn Mặc Tử lắng sâu tâm tưởng tìm một vùng có ánh sáng vị tha, huyền diệu  để tâm hồn và thể xác nương tựa hầu giảm bớt nỗi khổ đau chồng chất, nối tiếp vì bệnh nan y ."
"Tứ thời xuân, tứ thời xuân non nước"
"Phúc thiêng liêng nhuần gội thiều quang"
"Thiên hạ bình và trời tuôn ơn phước"
" Như triều thiên vờn lượng khắp không gian "

( bài NGUỒN THƠM )   


IV- KẾT LUẬN :

1- Theo tôi nhận xét : 
Thơ Hàn Mặc Tử rất tuyệt vời trong những bút pháp thơ Tình trong Đời và trong Đạo .Những bài thơ tình trong Đời như " Bẽn lẽn " , " Cô liêu " ," Vớt hồn " " Những giọt lệ " là những bài Thơ hay trác tuyệt để cho đời . Những bài Thơ ảnh hưởng đạo Thiên Chúa thì lại tràn nầy nỗi niềm tuyệt vọng , nỗi ám ảnh cái chết đã gần kề  ,những bài thơ vừa van lơn, vừa trách số phận, vừa hằn học với định mệnh .Đến vực thẳm mà không thể quay đầu lại, nhà Thơ chỉ còn níu kéo vào Đức Chúa để tìm sự an ủi cho chính mình.Từ một tâm hồn hoảng loạn , sự bình an của Thiên Chúa đã đến với nhà Thơ nên ông bớt trầm cảm, tìm từ cõi tối thượng một sự thoát tục để linh hồn tạm rời thể xác về với hư không. Do đó, ta thấy những bài Thơ định mệnh của ông mang đượm sắc mầu huyền vi của tôn giáo với những ảnh hưởng vô thượng của trời, trăng, mây, nước,vũ trụ.  

Tôi xin mượn lời nhà bình luận Trần thanh Mại đã nhận xét về nhà thơ Hàn Mặc Tử để dẫn chứng  nhận định trên như sau : " Thi sĩ quá say sưa trong bầu không khí lạ của cõi Trời mới chiếm nên quên mất lối đi về, con đường đó còn dính líu đến người thế gian . Thi sĩ đã đi lạc đường ra ngoài mức, ngòai trình độ lĩnh hội của người thế gian, nghĩa là ngoài cả lĩnh hội chính thi sĩ nữa".

2-Là một thi sĩ đa tài:
 Nhưng cũng đa tình, nhà Thơ Hàn Mặc Tử có nhiều nàng Thơ, nhiều người yêu như " Mộng Cầm, Mai Đình, Thương Thương, Kim Cúc, Ngọc Sương.. Trong đó có hai nhà Thơ nữ là Mộng Cầm và Mai Đình

3- Về chuyện tình của Hàn Mặc Tử  và nữ thi sĩ Mộng Cầm
Tôi được biết  bà tên thật là Huỳnh thị Nghệ sinh ngày 17/7/1917 tại Phan Thiết là cháu gọi thi sĩ Bích Khê bắng cậu . Bà quen với Hàn Mặc Tử qua trao đổi Thơ Văn khi nhà thơ Hàn phụ trách văn chương cho báo "Trong Khuê Phòng ", sau đó thi sỉ Hàn ra Phan Thiết  gặp bà và hai người  tâm đầu ý hợp nên một tuần Hàn Mặc Tử đã  ra thăm bà một lầ . Hai người thường đi chơi với nhau trong tình cãm thơ văn trong sáng. Chỗ hai người thường đến tâm sự là Lầu Ông Hoàng , một hôm Hàn mặc Tử bàn đến chuyện hôn nhân thì bà nói chỉ yêu nhau trong tình thơ văn mà thôi vì hai người tôn giáo khác nhau không thể lấy nhau được. Sau đó một trận mưa lớn đến, hai người nấp mưa bên một ngôi mộ, khi Hàn Mặc Tử về thì phát hiện mình bị phong cùi, có người cho rằng sở dĩ nhà thơ mắc bệnh phong cùi vi hơi đất của ngôi mộ người chết vì bệnh cùi xông lên lây nhà thơ. Nhưng bà Mộng Cầm nói không có việc đó vì nếu có thì bà cũng bị cùi chứ sao chỉ một mình Hàn Mặc Tử bị? .Từ khi Hàn Mặc Tử mất tới nay, bà Mộng Cầm vẫn ở Phan Thiết, bà qua đời vào ngày 23/7/2007; hưởng thọ 90 tuổi. Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ( tức ca sĩ Nhật Trường ) đã viết bài nhạc Hàn Mặc Tử  rất hay và rất được phổ biến nói về cuộc tình nầy của nhà thơ.


Ta hãy cùng xem một bài thơ của nữ sĩ Mộng Cầm viết cho Hàn mặc Tử nhân ngày sinh nhật của ông vào ngày : 22/09 mỗi năm

CHAN CHỨA
Nếu anh đếm được những vì sao
Thì hiểu em yêu đến bực nào
Tinh tú trên trời không đếm được
Tình yêu càng vói lại càng cao

Cả năm chỉ có một lần xuân
Nhưng với lòng em xuân mỗi tuần
Thơ thẩn tâm hồn hoa nở nhụy
Cạn dòng tâm sự được bao lần

Cho nên không thể nói không yêu
Mà nói rằng yêu, yêu rất nhiều
Trời đất ngập tràn thơ vĩnh biệt

Lòng em chan chứa biết bao nhiêu


Ngày sinh nhật Hàn Mặc Tử  22/ 9/1999 
MỘNG CẦM

Mời quý vị xem video clip HÀN MẶC TỬ, sáng tác Trần Thiện Thanh do ca sĩ Phương Dung trình bày.

HUY THANH