2/9/13

THAM LUẬN : CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ

THAM LUẬN: CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA
HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ

HUY THANH

1- NHA PHIẾN LÀ GÌ:

Nha Phiến hay Á Phiện (Ma tuý) là một chất chiết xuất từ vỏ của mầm cây Anh Túc (cây Thầu Dầu) có tên khoa học là Papaver Somniferum, chất nầy có tính chất làm dịu cơn đau, nhưng cũng làm cho con người bị nghiện ngập, mất hết lý trí, Triệu chứng người nghiện ngập nha phiến là luôn chảy nước mắt, mũi, nuớc dãi. Tay chân lúc nào cũng oằn oại như bị liệt. Họ rất sợ tắm nước nên cả tháng không tắm, người lúc nào cũng bẩn thỉu có mùi hôi khó chịu. Nếu có á phiện thì họ hút, chích say sưa, lúc đó tâm hồn họ phơi phới như đi trên mây, về gió. Đầu óc họ không còn tỉnh trí, sống trong ảo giác, viễn tưởng rất mạnh. Khi lên cơn nghiện mà không có nha phiến, họ làm bất kể điều gì để có thuốc thỏa mãn cơn ghiền như giết nguời (kể cả giết cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè, con cái) vì mất hết lý trí. Họ nằm lăn ra đất, co giật như người bị động kinh nếu không có nha phiến kịp thời để hút chích kịp thời.



Nha Phiến được du nhập vào Trung Hoa từ Ấn Độ đời nhà Đường. Đến khi Trung Hoa bị liệt cường xâu xé, nó du nhập ngày càng mạnh vào đất nước đông dân nầy. Người Hy Lạp phát hiện rất sớm loại độc dược nầy họ gọi là dầu Anh Túc (Opion), người Anh gọi đó là Thuốc Phiện (Opium). Trong dầu cây Anh Túc có chất Morphine alcaloid làm giảm nhẹ cơn đau, gây buồn ngủ, và chất Héroin opioid có tác dụng chống cơn đau nhức. Chất nầy thường đựơc sử dụng một liều rất ít trong y học để trị bệnh. Lúc đầu, Thổ Dân da đỏ thường quấn thuốc lá hút chung với chất nầy, nhưng sau vì hệ miễn nhiễm thân thể chống lại nó không có tác dụng gây "mê", nên họ hút trực tiếp bằng cách đốt thuốc bằng một ống hút đốt dứới ngọn đèn. Dưới sức nóng của nhiệt độ cao, chất alkaloid trong nha phiến được giải phóng thành hơi khói và họ nằm hít hơi đó vào phổi. Sau nầy, chất nha phiến được biến chế nhiều loại được gọi nhiều tên khác nhau là xì ke, ma tuý..v..v, nó được nghiền thành bột để hít, hay pha nước cốt để chích, hoặc làm thành viên nén . Hiện nay vì hậu quả của chất nha phiến quá tàn khốc cho đạo đức, sự thông minh, nhân tình của con người nên cả thế giới đều bài trừ nó. Tất cả các nước đều cấm trồng cây Anh Túc. Luật pháp các quốc gia và quốc tế đều dành những hình phạt nặng như tử hình, chung thân cho những người khai thác, tàng trữ, chế biến, buôn bán, vận chuyển chất ma tuý. Một nhà xã hội học Mỹ đã nói : "Sử dụng, chế biến, tiêu thụ ma túy là một tội ác lớn nhất của loài người". Tuy nhiên vì tính chất siêu lợi nhuận khổng lồ của việc buôn bán ma tuý, mà vẫn có những kẻ cam tâm bán tánh mạng của mình cho việc tiêu thụ vận chuyên "Nàng tiên nâu" nầy,người ta gọi nha phiến là vàng trắng

2- CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN :

Chiến tranh Nha Phiến có hai lần:

1- Lần thứ nhất vào khỏang năm 1840 đến năm 1842 là cuộc chiến tranh giửa Anh và Trung Hoa,, nhằm buộc nhà Thanh phải mở cửa cho hàng hoá Anh nhất là Nha Phiến được tự do nhập vào bán tại Trung Hoa. Mượn cớ Tổng Đốc nhà Thanh là Lâm Tắc Từ, tịch thu và đốt hơn 2 vạn thùng thuốc phiện của thương nhân Anh nên Anh phái 41 tàu chiến, 15 nghìn quân đánh Quảng Châu (Guangzhou) và Hạ Môn (Xiamen). Lâm Tắc Từ đả chuẩn bị phòng binh nên quân Anh phải rút lui . Quân Anh lại chuyển lên đánh Chiết Giang (Zhejiang) rồi sau đó tiến đánh Trực Lệ (Zhili;), đánh vào Thiên Tân (Tianjin), Bắc Kinh,sau đó tập kích Hạ Môn .Tháng 5.1841, Anh lại tiến công Quảng Châu,, chiếm Thượng Hải (Shanghai), .Quân Thanh thua to ,nhà Thanh buộc phải ký Điều ước Nam Kinh 1842.

2- Cuộc chiến tranh Nha Phiến lần thứ hai vào khỏang năm 1857 khi liên quân Anh - Pháp tấn công nhằm ép nhà Thanh nhượng thêm quyền lợi buôn bán, ngưọc lại sẽ giúp nhà Thanh đàn áp, dẹp loạn "Thái Bình Thiên Quốc (Taiping tianguo) nhưng nhà Thanh không đồng ý .Anh mượn cớ tàu Arâu (Arow) bị bắt giữ tháng10năm 1856). Pháp mượn cớ một giáo sĩ bị giết ở Quảng Tây (Quangxi )năm 1856 để gây chiến. Tháng 12.năm 1857, liên quân Anh - Pháp đánh chiếm Quảng Châu; tháng 5 năm.1858, đánh chiếm pháo đài Đại Cô (Dagu), tiến vào Thiên Tân. Nhà Thanh thua trận nên xin hoà và ký "Điều ước Thiên Tân 1858). Tháng 8 năm1858, quân Anh - Pháp lại đánh Đại Cô, Thiên Tân và tiến vào Bắc Kinh, đốt phá Cung điện mùa hè Viên Minh (Yuanming), buộc nhà Thanh phải ký Điều ước Bắc Kinh 1860. Nội dung chính của điều ước là Trung Hoa mở thêm,cắt vùng Cửu Long (Jiulong) cho Anh,. Cho các nước mở công sứ quán ở Bắc Kinh và tự do truyền giáo. Trung Quốc phải bồi thường chiến phí cho Anh - Pháp mỗi nước 8 triệu lạng bạc. Trong chiến tranh Chiến tranh nha phiến lần thứ nhất Vua nhà Thanh Gia Khánh chỉ phải đối phó với phong trào phản Thanh phục Minh của dân chúng nhưng đến đời vua sau là Đạo Quang, còn phải thêm trận chiến chống mua bán, sử dụng thuốc phiện của các nước châu Âu nhập vào . Hệ lụy là dẫn đến cuộc chiến mà lịch sử gọi là CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN,

Trong chín mươi năm (1821 – 1911), về phương diện chính trị, kinh tế, Trung Hoa chịu sự uy hiếp mỗi ngày một tăng của các cường quốc phương Tây Phương , họ xâu xé mảnh đất Trung Hoa như đàn sư tử xé xác con mối . Về phương diện văn hóa,nền văn minh Âu Tây xâm nhập dưới mọi hình thức : Dân tộc Trung Hoa bây giờ mới hết tự phụ rằng mình văn minh nhất, hùng cường tinh hoa nhất thế giới (Trung Hoa) Về phương diện nội trị, nhà Thanh tỏ ra bất lực trước bốn cuộc nổi loạn lớn, mà một cuộc suýt làm cho nhà Thanh bị lật đổ. Các miền Bắc, Nam,, duyên hải và nội địa, mỗi miền phát triển một cách riêng, không còn sự thống nhất về tư tưởng, về lối sống nữa. Năm 1792, sứ thần Anh Mac Cartrey đến Bắc Kinh xin được ưu đãi về thông thương, nhưng bị vua Càn Long từ chối. Năm 1816, một phái đoàn khác cũng thất bại. Họ chỉ được giao thiệp với một số người Trung Hoa làm trung gian, vì người ngoại quốc không được phép đi lại trong nước, cũng không được phép bán thẳng cho các nhà buôn Trung Hoa khác.Người Âu mua của Trung Hoa nhiều nhất là trà, gấm vóc, mà bán cho Trung Hoa rất ít vải, đồ nỉ, các đồ xa xỉ phẩm của họ. Người Trung Hoa không ưa đồng hồ máy móc càng khó bán hơn nữa, thực phẩm thì nặng, không được giá, lại khó chuyên chở, không có lợi. Chỉ có thuốc phiện là nhẹ, giá lại cao. Tiếng Nha phiến gốc của Ả Rập, người Trung Hoa gọi nó là Cù Túc. Người Ả Rập đem nó vào Trung Hoa từ đời nhà Đường thế kỷ VIII, người Bồ Đào Nha mang qua từ đời Minh. Mới đầu nhập cảng rất ít, người ta dùng nó làm một vị thuốc, gọi là “phúc thọ cao”; vỏ của nó gọi là túc xác (vỏ thẩu) dùng làm thuốc ngủ, làm dịu cơn đau… Từ thế kỷ XVI, người Trung Hoa mới dùng ống tẩu để hút .Qua thế kỷ XVII, công ty Đông Ấn của Anh bắt đầu sản xuất nhiều và nhập cảng ồ ạt vô Trung Hoa. Từ đó, Trung Hoa nổi tiếng là nước có nhiều người nghiện nha phiến nhất thế giới. Năm 1830, họ có từ hai tới 10 triệu người nghiện. Năm 1838 Anh chở vô 40.000 thùng nha phiến, mỗi thùng gần 70 kg giá từ một đến hai ngàn đồng bạc Mễ Tây Cơ (Mexique). Vua Gia Khánh và Đạo Quang nhiều lần ra lệnh cấm hút thuốc nha phiến vì nha phiến làm cho kinh tế khốn đốn (riêng Quảng Châu năm 1898 số thuốc phiện nhập cảng đã làm cho Trung Hoa thiệt mất 30 triệu lạng bạc), mà số nghiện bị nhiễm độc, hóa ra vô dụng mỗi ngày một tăng một cách đáng ngại. Nhưng càng cấm thì dân chúng lại càng hút, mà bọn buôn lậu và tham quan ô lại càng làm giàu. Khi chính quyền đã thối nát thì cấm gì cũng không ai nghe, không nghe thì lại càng cấm ngặt hơn, rốt cuộc lịnh cấm không còn giá trị gì cả, trên cứ cấm dưới cứ buôn lậu, cứ hút. Tàu buôn Anh neo ở ngoài khơi, xa bờ một quảng khu hải phận Trung Hoa, Bọn buôn lậu chèo thuyền nhỏ ra chở vào bờ Năm 1838 vua Đạo Quang họp triều thần bàn về vụ nha phiến. Họ quyết định cho người nghiện thời hạn một năm để cai, hết thời hạn đó vẫn còn hút thì bị xử tử. Rồi vua lại ban sắc lệnh : họp mười người làm một “bảo”, phải khuyên răn nhau, nếu có một người hút thì chín người kia đều bị tội, người hút, người bán đều bị xử tử; quan lại biết mà không báo thì bị cách chức.


Sau cùng nhà vua cử Lâm Tắc Từ ( một vị quan nổi tiếng là liêm khiết làm khâm sai đại thần, kiêm Tiết Chế Thủy Sư ở Quảng Đông ) để thi hành việc cấm tuyệt bán nha phiến. Lâm Tắc Từ tới Quảng Châu, sai tịch thu và hủy 3.500 tẩu thuốc phiện và trên 12.000 lạng thuốc phiện. Ông lại điều tra biết được bọn buôn lậu và số thuốc bọn thương nhân Anh chở tới. Ông sai xây những công trình phòng thủ bờ biển, đem nhiều quân tới đóng. Sau đó ông viết cho lãnh sự Anh một bức thư buộc nội trong ba ngày phải trình hết số nha phiến mà thương nhân Anh tích trữ; trách bọn con buôn đã lợi dụng lòng nhân từ của triều đình cho họ làm ăn dễ dàng để đầu độc người Trung Hoa. Họ không tuân. lệnh . Ông đem quân tới bức, họ bất đắc dĩ phải nộp 1.300 thùng. Biết là chưa đủ số, ông bảo thương nhân các nước tạm thời dời đi chỗ khác rồi ông đoạn tuyệt lương thực, bắt giam hết các người làm công của Anh, mấy ngày sau lại đem binh vây thương quán Anh. Lãnh sự Anh đành phải khuyên các thương nhân nộp toàn bộ số thuốc phiện, hết thảy được 20 ngàn thùng, nặng tới một tấn, trị giá 5.600 vạn đồng bạc Mễ Tây Cơ. Lâm Tắc Từ tự xem xét, đốt hết, đổ xuống biển, rồi báo cáo cho thương nhân các nước biết nếu về sau thuyền buôn nào vào bến mà chở thuốc phiện thì hàng hóa bị sung công, người bị tội chết. Các nước đều tuân theo, trừ Anh. Một chiếc tàu Anh ghé Hương Cảng bọn thủy thủ lên bờ, say rượu, gây lộn, một người Trung Hoa bị bọn chúng giết. Lâm Tắc Từ yêu cầu người Anh giao nộp hung thủ cho ông xử tử vì “Sát nhân thường mạng”, Lãnh sự Anh không chịu, bảo theo luật của họ. tội rất nặng cũng chỉ phạt 20 Anh bảng và giam cầm 6 tháng thôi. Lâm tắc Từ ra lệnh cấm người Trung Hoa buôn bán với Anh. Anh phản ứng lại. Đầu mùa hè 1840, mười lăm chiến thuyền Anh chở 15.000 quân tới Áo Môn (Ma cao). Thế là chiến tranh nha phiến lần thứ nhất bùng nổ ,

Quân Anh rút lui, tiến lên phương Bắc, bắn phá nhiều điểm quan trọng ở phía Nam vàm sông Dương Tử, chiếm được nhiều đảo và nhiều thị trấn một cách dễ dàng vì khí giới của Thanh đã kém xa (cung tên địch với đại bác) mà quân Thanh cũng thiếu tinh thần, sĩ quan Thanh rất tồi tệ : lính của họ là lính ma, chỉ có trên giấy tờ, họ ghi tên đầy tớ, bà con của họ vào sổ lính để lãnh lương, bọn đó không biết bắn súng, không có kỹ thuật gì cả, cấp chỉ huy coi họ như nô lệ, mà họ lại hống hách với dân, ăn cắp, ăn cướp của dân, một số nghiện thuốc phiện. Miền Bắc không thuộc quyền của Lâm Tắc Từ, quan lại tham nhũng, sắc lệnh triều đình không được tuân, thương nhân vẫn chở lén thuốc phiện về bán. Khi được tin quân Anh vào Chiết Giang rồi vào hải khẩu Thiên Tân, Vua Thanh hoảng hốt. Lãnh sự Anh đưa thư của thủ tướng Anh yêu cầu 6 điều khoản trong đó có các điều khoản quan trọng như bồi thường hàng hóa đã bị thiêu hủy;, mở các nơi Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Định Hải, Thượng Hải làm bến cho các tàu buôn Âu Tây, để cho thuyền Anh chở nha phiến vào mua bán tự do .

Để lấy lòng các nước Phương Tây, nhà Thanh đình cách chức Lâm Tắc Từ nên sai tống đốc Kì Thiện xuống thay để thương nghị với Anh. Kì Thiện nhút nhát, hủy bỏ mau các công trình phòng thủ của Lâm Tắc Từ, rồi cầu hòa với lãnh sự Anh là hải quân đô đốc George Elliot. Elliot thấy Kì Thiện khiếp nhược, nên càng yêu sách nhiều,như nhượng Hương Cảng cho Anh, mở Quảng Châu làm nơi buôn bán, bồi thường 62 triệu lạng bạc, về số nha phiến bị thiêu hủy, 6 triệu lạng nữa về quân phí. Nhà Thanh không chịu nhận những điều kiện nhục nhã đó , phía bên Anh cũng không bằng lòng vì không có điều khoản nào bảo đảm sự an toàn cho người Anh sau này. Thế là quân Anh tấn công khốc liệt hơn.,các công trình phòng thủ trước đây của Lâm Tắc Từ đã phá hủy rồi nên quân Anh đổ bộ lên, chiếm được 500 khẩu đại bác .Thừa thắng, hải quân Anh theo bờ biển ngược lên, chiếm Hạ, Môn Thượng Hải, rồi ngược dòng sông Dương Tử, nã đại bác vào Nam Kinh. Vua Thanh phải nuốt nhục, ký điều ước Nam Kinh (1842), điều ước đầu tiên Trung Quốc bỏ cái huy hiệu Thiên triều mà đứng vào địa vị bình đẳng ký với nước khác (các điều ước ký với Nga dưới triều Khang Hi đều do các quan hai nước ký với nhau thôi). Điều ước gồm 12 khoản trong đó cắt Hương Cảng làm thuộc địa Anh là quan trọng nhất. Thấy nhà Thanh khiếp nhược để cho Anh uy hiếp như vậy, các nước khác như Pháp, Bồ Đào Nha cũng đòi được đối đãi như người Anh, buộc Trung Hoa mở các thương phụ khác cho họ, Trung Hoa phải cho và họ tự ý khuếch trương buôn bán ở Trung Hoa, Nha phiến nhập vô nhiều, đầu độc dân Trung Hoa, số người nghiện tăng lên tới nỗi người phương Tây có cảm tưởng rằng người Trung Hoa nào cũng nghiện, dân tộc họ là một dân tộc nghiện. Hương Cảng thành một căn cứ của Anh để xâm lược Trung Hoa và Anh chiếm ưu thế nhất. Ảnh hưởng tinh thần là dân chúng mất lòng tin Thanh triều, mất lòng tự tin, toàn quốc từ vua tới dân đâm ra sợ sệt người da trắng mà mới nửa thế kỷ trước, thời Càn Long họ khinh là dã man.


3- BÌNH LUẬN ENTRY:

Nha Phiến hay Ma Tuý là một chất độc tố nguy hiểm, nó tàn phá con người từ thể xác đến tâm hồn, sức tàn hại của nó là biến con người thành như con vật mất hết nhân tính. Nó phá hủy các giá trị chân lý, ý thức đạo đức của con người. Chính vì vậy nên tất cả quốc gia trên thế giới đều tuyên chiến với ma tuý, họ muốn tiêu diệt cây Anh Túc trên trái đất nầy. Những luật pháp răn đe gắt gao, những bản án cao nhất dành kẻ trồng cây, gây giống, thu hoạch chế biến, tàng trữ, vận chuyển mua bán chất ma túy của các nước trên thế giới đã nói lên điều đó. Nhưng thói thường cái gì cấm đoán nó lại bộc phát ngấm ngầm mạnh mẽ, giá trị mua bán ngày càng cao, sức mạnh siêu lợi nhuận của nó càng hấp dẫn. Ma tuý hiện nay được coi như là một thứ vàng trắng lén lút mua bán trong một môi trường của thế giới ngầm xã hội đen đầy bạo lực, mạng người, và máu lửa. Nó là hàng hóa của các tầng lớp quý tộc, giầu có, những đại ca siết cò súng mà không run tay, những đại gia ném tiền bạc tỷ cho một đêm trác táng. Không ít những thế lực chánh trị cực đoan cũng tham gia vào đó để có nguồn tài chánh mua súng đạn, vũ khí giết người hàng loạt gây chiến tranh thực hiện cho những tham vọng và ảo tưởng ngông cuồng. Lâm Tắc Từ, Tổng Đốc nhà Thanh, đã từng dâng sớ lên vua Thanh sau khi thấy cái tai hại của ma tuý tàn hại nhân dân Trung Hoa : "Nếu cái đà nầy tiếp diễn, chừng vài chục năm nữa Trung Hoa sẽ không còn một người lính nào dám cầm súng bảo vệ đất nước". Sau khi được vua giao quyền hành, Lâm Tắc Từ đã thực hiện những cuộc cải cách cương quyết như chém những người dính líu đến ma tuý, kể cả người ngoại quốc, tịch thu và đốt sạch hàng vạn thùng nha phiến của thương nhân Âu Châu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà liệt cường trong đó có Anh Pháp tấn công Trung Hoa gây nên hai cuộc Chiến Tranh Nha Phiến như trên. Nhưng còn một cuộc chiến tranh nữa mà không thấy đề cập tới là cuộc chiến tranh trong lòng người, chính chúng ta phải chiến đấu với chính chúng ta, chúng ta phải cương quyết tiêu diệt ma tuý, đừng sử dụng nó, dù chỉ là thử cho biết để thỏa tính tò mò. Hút chích thử ma tuý là một bản án tử hình dù chỉ mới vi phạm lần đầu. Hệ luỵ của hút chích ma túy là những chứng bệnh thế kỷ như lời tuyên án tử hình với những kẻ sử dụng nó.

HÃY NÓI KHÔNG VÀ TUYÊN CHIẾN VỚI MA TÚY

( Tài liệu trích và tham khảo Bách Khoa Toàn Thư )


HUY THANH