12/8/13

THAM LUẬN: KIM DUNG VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP

THAM LUẬN:
KIM DUNG VÀ NHỮNG TRIẾT LÝ SỐNG TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP

HUY THANH

A- NHỮNG NÉT LỚN VỀ CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP, TÁC PHẨM CUẢ KIM DUNG:

                                       Tranh vẽ Kim Dung ( Nguồn : Internet )

Kim Dung (Jin Yong) sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924 là một trong những nhà văn ảnh hưởng nhất của văn học Trung Quốc hiện đại Từ năm 1955 đến 1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng Việt, Hàn, Nhật, Thái, Anh, Pháp, Indonesia. Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.
Tên ông được đặt cho tiểu hành tinh 10930 Jinyong (1998 CR2), là tiểu hành tinh được tìm ra trùng với ngày sinh của ông (6 tháng 2). Tháng 2 năm 2006, ông được độc giả bầu là nhà văn được yêu thích nhất Trung Quốc.



B- NHỮNG NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐÃ VIẾT GÌ VỀ KIM DUNG

"Vô Kỵ giữa chúng ta" hay là "hiện tượng Kim Dung" là tên một cuốn tiểu luận dày hơn 300 trang của Đỗ Long Vân. Cuốn sách nổi tiếng ngay sau khi được xuất bản vào năm 1967. Cuốn sách bị cấm tại Việt Nam từ 30 tháng 4, 1975 cho đến năm 2000, khi nó được in lại trong một tuyển tập. Trước đó tập tiểu luận này cũng được đăng rải rác trên mạng với lời bình của Nguyễn Quốc Trụ. Cuốn tiểu luận được viết bằng bút pháp ấn tượng, với tầm nhìn sâu rộng và những phân tích tỉ mỉ, nên nhanh chóng nhận được sự hoan nghênh của người đọc. Nguyên Sa đánh giá cao tác phẩm này, còn Bùi Giáng thì tỏ ra hết sức khâm phục, ông thường nhắc đến cuốn sách trong các bài luận kiếm hiệp của mình như một đỉnh cao khó vươn tới.Cuốn" Vô Kỵ giữa chúng ta" hay là "hiện tượng Kim Dung" không xét tới bộ truyện ưu tú Lộc Đỉnh Ký, vì khi ấy bộ truyện này chưa ra đời. Tập sách chỉ xoay quanh "Thiên long bát bộ", "Anh hùng xạ điêu", "Thần điêu đại hiệp", "Ỷ thiên Đồ long ký" với những phân tích về võ công, về nội lực, về tính cách nhân vật và những triết lý ẩn chứa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Ở đoạn mở đầu, Đỗ Long Vân tỏ ý muốn tìm ra câu giải đáp cho cái gọi là "hiện tượng Kim Dung" ở khắp miền Nam Việt Nam thời ấy. Sách được xuất bản lần đầu tiên năm 19667 in tại nhà in Trình Bày, Sài Gòn.Bùi Giáng trong "Thi Ca tư tưởng", trong lúc nói về Đỗ Long Vân: Cuốn sách của ông bàn về Kim Dung nằm trong vùng tư tưởng thâm viễn như cuốn lớn của thiên tài Trung Hoa, mà còn khiến người Trung Hoa, người Đông Phương, Tây Phương nói chung ngày sau sực tỉnh. Tầm quan trọng của cuốn sách kia quả thật rộng rãi không cùng. Tôi có thể đưa ra vài nhận định khác của ông ở đôi chi tiết. Nhưng không cần. Điều cốt yếu, ông đã nói xong, và những dư vang vô số sẽ tỏa khắp mọi chốn. Và sẽ còn khiến người ta thể hội cái mạch thẳm trong những tác phẩm của những thiên tài xưa nay, bất luận là Đông Phương hay Tây Phương Sách tôi bị cháy hết, nhưng tôi sẽ tìm riêng cuốn "Trương Vô Kỵ Giữa Chúng Ta" để đọc lại

C- CHỦ ĐỀ TRONG TÁC PHẨM KIM DUNG

Chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc là đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Kim Dung. Ông nhấn mạnh đến sự độc lập tự chủ của người Hán, và nhiều tác phẩm của ông là bối cảnh khi Trung Quốc bị đe dọa bởi những người phương bắc như Khiết Đan, Nữ Chân, Mông Cổ. Nhưng dần dần chủ nghĩa yêu nước của ông cũng bao gồm các dân tộc thiểu số tạo thành nước Trung Quốc bây giờ. Kim Dung đặc biệt khâm phục các đặc điểm của người Mông Cổ, Mãn Châu. Trong Anh hùng xạ điêu, hình tượng của Thành Cát Tư Hãn và các con của ông là những vị tướng tài ba, những dũng sĩ kiêu dũng trên đại mạc đứng lên lập nên đại nghiệp, uy hiếp Tống lụn bại. Hoặc như trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung miêu tả vua Khang Hy nhà Thanh là một người có lòng trắc ẩn và có năng lực. Trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong mặc dù là người Khiết Đan nhưng từ nhỏ đã được người Hán nuôi dưỡng. Chính điều đó đã khiến Kiều Phong vì người Hán ngăn cản vua Liêu tiến quân.
Các tác phẩm của Kim Dung có thể coi là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm các lĩnh vực y thuật dân tộc Trung Quốc, châm cứu, võ thuật, âm nhạc, thư pháp, cờ vây, trà đạo, các triết học của đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão, và lịch sử phong kiến Trung Hoa. Các nhân vật lịch sử hòa trộn vào các nhân vật trong truyện.
Các tác phẩm của ông rõ ràng đã tỏ lòng tôn trọng và tán thành các giá trị truyền thống Trung Hoa, đặc biệt là các quan niệm Khổng giáo như là mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, anh em, và nhất là giữa sư phụ và đồ đệ, giữa các huynh đệ. Kim Dung cũng nhấn mạnh vào các giá trị nhiều lần truyền thống như là diện.
Cuối cùng ông phá vỡ các phép tắc đó trong tác phẩm cuối cùng Lộc Đỉnh ký. là một nhân vật chính nhưng Vi Tiểu Bảo không theo mô thức của các nhân vật chính mà Kim Dung đã dàn dựng, không phải là một biểu tượng của một anh hùng hảo hán, chính tà bất phân, không theo một tiêu chuẩn đạo đức nhất định, nhưng là một kẻ sống rất "nghĩa khí" và rất hết lòng vì bạn bè.
Các tác phẩm của Kim Dung đã nhận được nhiều phê bình từ độc giả và các nhà phê bình văn học. Nghê Khuông, một nhà văn nổi tiếng và là bạn của Kim Dung đã viết rất nhiều bài viết phân tích các nhân vật và thế giới võ thuật trong các tác phẩm của ông.
Tuy nhiên nhiều tác phẩm của Kim Dung đã bị cấm ở nhiều nơi ngoài Hồng Kông vì những lí do chính trị. Nhiều tác phẩm bị cấm ở Trung Hoa đại lục vì bị cho là chế nhạo Mao Trạch Đông và Cải cách văn hóa. Chính quyền Đài Loan cũng cấm vì cho rằng các tác phẩm này ủng hộ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hiện giờ các tác phẩm của Kim Dung không bị cấm nữa. Một số chính trị gia như Đặng Tiểu Bình còn là người hâm mộ các tác phẩm của ông. Cuối năm 2004, nhà xuất bản giáo dục nhân dân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đưa tác phẩm Thiên Long Bát Bộ vào sách giáo khoa lớp 12. Bộ Giáo dục Singapore cũng làm như vậy đối với các trường cấp 2, 3 sử dụng tiếng Trung Quốc

D- NHỮNG THÉ VỎ, CHIÊU THỨC TRONG KIẾM HIỆP KIM DUNG :

Chiêu thức cũng là một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Có những chiêu thức tuy không nói ra nhưng hàm chứa một triết lý sống, ví dụ:
Chiêu Độc Cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung trong Tiếu ngạo giang hồ. Với tiêu chí vô chiêu thắng hữu chiêu, chỉ có tiến không có lùi. Nó cũng như bản tính của Lệnh Hồ Xung tính tình phóng đãng (vô chiêu) không muốn đi theo tập tục lễ giáo (hữu chiêu), làm việc gì cũng theo ý mình không cần phải e ngại (chỉ có tiến không có thoái).
Chiêu Hàng long thập bát chưởng của Cái Bang, là một môn võ công thuần cương, tấn công trực diện, nên chỉ có những người tâm địa ngay thẳng như Kiều Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh... là đạt tới đỉnh cao của nó.Thừa Chí tình cờ học được.Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm
Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ .
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung ( THIẾN )
Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.
Song thủ hỗ bác: chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc.
Độc cô cửu kiếm: môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được những chiêu thức nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung có thể kể đến:
Kim xà bí kíp: là võ công do Hạ Tuyết Nghi-Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và Viên Thừa chí tình cờ học được.
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung.
Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.Lăng ba vi bộ: Khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
Đàn chỉ thần công: Môn võ này dùng sức mạnh nội công để bắn đi hòn đá nhỏ bằng ngón tay. Đây là tuyệt học đắc ý của Hoàng Dược Sư.
Lạc Anh thần kiếm chưởng: Cũng là một chiêu đắc ý của Hoàng D Kim xà bí kíp: là võ công do Hạ Tuyết Nghi-Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và Viên Thừa chí tình cờ học được.
Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm
Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ .
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung.
Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.Lăng ba vi bộ: Khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
Đàn chỉ thần công: Môn võ này dùng sức mạnh nội công để bắn đi hòn đá nhỏ bằng ngón tay. Đây là tuyệt học đắc ý của Hoàng Dược Sư.
Lạc Anh thần kiếm chưởng: Cũng là một chiêu đắc ý của Hoàng Thừa chí tình cờ học được.Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn.
Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm
Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ .
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung ( THIẾN )
Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.
Song thủ hỗ bác: chiêu thức quái đản của Chu Bá Thông, là thuật phân tâm sao cho 2 bàn tay có thể ra 2 chiêu khác nhau cùng 1 lúc.
Độc cô cửu kiếm: môn võ của Độc Cô Cầu Bại, được những chiêu thức nổi tiếng nhất trong truyện Kim Dung có thể kể đến:
Kim xà bí kíp: là võ công do Hạ Tuyết Nghi-Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và Viên Thừa chí tình cờ học được.
Hàng long thập bát chưởng là chưởng pháp lừng danh, chỉ truyền cho đệ tử Cái Bang từ 8 túi trở lên và lập nhiều công lớn . Dịch cân kinh (Dịch cân Tẩy tủy kinh, Đạt Ma Dịch cân kinh) là một phương pháp rèn luyện nội công của phái Thiếu Lâm
Thái cực quyền của Trương Tam Phong chưởng môn phái Võ Đang sáng tác, là một môn võ .
Ảm nhiên tiêu hồn chưởng là môn võ công quái dị của Dương Quá.
Càn khôn đại nã di, bí kíp nội công thượng thặng của Minh Giáo.
Quỳ Hoa bảo điển - Tịch tà kiếm phổ, là 1 loại võ công nhưng bị biến đổi thành 2 cách luyện, cả 2 cách luyện đều đòi hỏi người luyện phải tự cung.
Đả cẩu bổng pháp: môn võ công gậy đánh chó, chỉ dành cho bang chủ Cái Bang.Lăng ba vi bộ: Khinh công thượng thừa của phái Tiêu Dao, môn võ mà Đoàn Dự vô tình học được.
Đàn chỉ thần công: Môn võ này dùng sức mạnh nội công để bắn đi hòn đá nhỏ bằng ngón tay. Đây là tuyệt học đắc ý của Hoàng Dược Sư.
Lạc Anh thần kiếm chưởng: Cũng là một chiêu đắc ý của Hoàng D

E -TÓM TẮT CỐT TRUYỆN TIẾU NGẠO GIANG HỒ :

Đất Trung Hoa ngày xưa có năm ngọn núi gọi là Ngũ Nhạc gồm : Thái Sơn, Hắng Sơn, Tung Sơn, Hành Sơn, và Hoa Sơn. Mỗi núi có một môn phái hiếm hiệp cát cứ làm lãnh địa để làm dinh trại, thâu nhận , dạy dỗ đệ tử để lưu truyền môn võ thuật của mình của mình  Người đứng đầu phái được gọi là chuởng môn, một chức vụ như là vua một nước . Mỗi chưởng môn đều có những ngón võ bí kíp riêng, mỗi người là một đại cao thủ nên có những ngón vỏ bí  truyền ,tuyệt luân, không ai địch nổi .Họ thường đứng ra thâu nhận và nuôi dưỡng  rất nhiều các đồ đệ của mình để dạy dỗ, làm những hậu duệ sau nầy để lưu truyền môn võ của mình sau khi họ qua đời. Mối giao hảo của các kiếm phái dựa trên hình thức đồng đạo võ lâm nhưng thực ra cũng ngấm ngầm đố kỵ ghen ghét lẩn nhau ,chỉ chờ có dịp trổ tài tranh nhau để thống nhất các phái. Trong các cuộc tỉ võ phe nào thắng , chưỡng môn của họ sẽ lên làm minh chủ võ lâm tương tự như làm vua cả thé giới,một chức vụ mà chưỡng môn nào cũng khát vọng muốn làm dù phải trả bất cứ giá nào  .Thời đó võ lâm có hai loại là Chính Phái và Tà Phái , phe nào cũng tự xưng mình là Chính Phái và gọi phe kia là Tà Phái hay Ma Đạo  hay Ngụy Giáo, Ma Giáo .  
Chưởng môn phái Hoa Sơn là Nhạc Bất Quần là một người lớn tuổi nhưng mặt mày thanh tú đẹp như ngọc vì nhờ có nội công thâm hậu , mặc dù hơn sáu mươi tuổi nhưng vẫn còn như bốn mươi Dáng dấp như một nhà nho nên thường đựợc gọi là tiên sinh ..Ông được gọi là Quân tử Kiếm  vì cốt cách hiên ngang đường đường chính chính , không đánh lén kẻ địch bao giờ . Ông,được giới vỏ lâm chính đạo cho là mẫu mực của bậc quân tử trong làng võ thuật  Môn vỏ bí truyền của Nhạc Bất Quần là Hoa Sơn Kiếm Pháp và vỏ công Tử Hà Công thâm hậu khiến chính phái hay tà phái cũng phải kiên dè .
Nhạc Bất Quần có vợ là Ninh Trung Tăc , một cô con gái rất xinh đẹp là Nhạc Linh San rất hiếu thảo .Lúc đó ở Phúc Oai Tiêu Cục của Lâm Chấn Nam người ta đồn đại có một vỏ công bí kíp tên là Tịch Tà Kiềm Phổ mà ai luyện thành công sẽ là vô địch vỏ lâm nên ai cũng khao khát muốn chiêm giữ lấy. Dư Thương Hải chưởng môn phái Thanh Thành chuẩn bị đánh Phục Oai Tiêu Cục để chiếm đoạt bí kiếp nên Nhạc Bất Quần sai con gái là Nhạc Linh San  cùng với đệ  tử thứ nhì là Lao Đức Nặc mở quán rượu gần đó để thừa cơ " ngao cò tranh nhau " ra tay chiếm đoạt bí kíp ( âm mưa thứ nhất của Quân tử kiếm ). Y cũng biết rằng đệ tử thứ hai của mình là Lao Đức Nặc là gián điệp của Chưỡng môn phái Tung Sơn là Tả Lãnh Thiền cài vào hàng ngũ phái Hoa Sơn để dò la tin tức, (Tã Lãnh Thiền cũng có tham vọng làm Minh Chủ Võ Lâm như Nhạc bất Quần ) ,  nhưng ông ta giả vờ như không biết để " tương kế tựu kế " về sau nầy ( âm mưu thứ hai của Quân Tử Kiếm ) .Khí phái Thanh Thành đánh tan Phước Oai Tiêu Cục bắt vợ chồng Lâm Chấn Nam  về núi tra khảo nơi cất của bộ Tịch Tà Kiếm Phổ  thì y cho người theo dõi để thừa cơ ra tay trước ( âm mưu thứ ba của Quân tử Kiếm )Đại đệ tử của Nhạc Bất Quần là Lệnh Hồ Xung một người kiếm pháp, võ công thâm hậu, tính tình rất phóng khoáng thẳng thắn, có những suy nghĩ khác sư phụ là phân biệt chính tà rỏ ràng, trong tà có chính, trong chính có tà tuỳ con người chứ không ai không thuộc chính phái đều là tà cả. Chính vì vậy Lệnh Hồ Xung giao du với tất cả những người theo Xung là chính mặc dù họ ở trong  "tà giáo"
Một hôm , Lệnh Hồ Xung nghe được tấu khúc Tiếu Ngạo Giang Hồ của hai tiền bối chính và tà  giáo cùng hoà đàn với tiêu là Lưu Chánh Phong của (chính giáo) phái Hằng Sơn và Khúc Dương trưỡng lão của Ma Giáo. Họ đã tặng cho Lệnh Hồ Xung hai bộ cầm phổ, tiêu phổ  Tiếu Ngạo Giang Hồ và được gởi lời di chúc của Lâm Chấn Nam trước khi chết  (vì biết Lệnh Hồ Xung là chính nhân quân tử thực sự nên ông bà tin tưởng):  " Xin Lệnh Hồ hiền điệt báo cho con tôi là  Lâm bình Chi, dưới hầm một căn nhà cũ ở ngõ Hướng Dương có vật gì đó của tổ tiên nhà họ Lâm truyền lại cần phải giữ gìn cẩn thận. Trong đó có lời di chúc là con cháu đời sau bất cứ ai cũng không được mở ra xem  nếu không sẽ có tai họa ghê gớm " Vật gì  đó chình là bí kíp Tịch tà Kiếm Phổ một kiếm phổ vô địch vỏ lâm nhưng cũng độc ác nhất thiên hạ là người luyện kiếm muốn đạt kiếm pháp thượng thừa thí phải tự thiến mình (cắt đứt đường sinh dục như thái giám) Lâm bình Chi con trai Lâm Chấn Nam trên bước đường đi tìm cha mẹ bị các phe phái tấn công để khai thác tìm ra chỗ giấu bí kíp, thừa cơ đó, Nhạc Bất Quần ra tay cứu giúp, nhận y về làm đệ tử để lợi dung tình thầy trò sau nầy tìm ra nơi cất giấu của Tịch Tà Kiếm Phổ từ Lâm Bình Chi .( âm mưu thứ tư của Quân Tử Kiếm ). Vì Lệnh Hồ Xung tánh tình khẳng khái, phóng khoáng thường ngao du với những nhân vật chính phái lẫn tà phái nên Nhạc Bât Quần ra lệnh giam đại đệ tử trên núi Ngọc Nữ Phong .Tai đây Lệnh Hồ Xung  tình cờ học được Hoa Sơn Kiếm Pháp và Độc cô Cửu Kiếm của sư thúc tổ là Phong thanh Dương tiền bối truyền day. Chiêu thức kiếm nầy là dùng kiếm tông như nước chảy mây trôi khắc chế loại thế kiếm dùng khí công căn cứ vào nội công như của Nhạc Bất Quần
Nhạc bất Quần biết được rất tức giận vu cáo cho Lệnh Hô Xung lấy Tịch Tà Kiếm Phổ của nhà Lâm Bình Chi, sai đệ tử thứ hai là Lao Đúc Nặc canh giữ Lệnh Hồ Xung. Sở dĩ y sai Lao Đức Nặc canh giữ Xung vì biết y la gián điệp của Tả Lãnh Thiền chưỡng môn phái Tung Sơn nên giả vờ tạo bộ Kiếm Phổ giả cho Lao Đức Nặc đánh cắp mang về cho Tả Lãnh Thiền .Thực sự ra Nhạc Bất Quần đã lấy được bộ Tịch Tà Kiếm Phổ thật ( âm mưu thứ năm của Quân Tử Kiếm ) và y đã tự thiến để học . Sau khi thành công âm mưu làm bộ bí kiếp giả cho Lao Đức Nặc mang về , Nhạc Bất Quần trục xuất Lệnh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn đuổi xuống núi ..
Bộ Tich Tà Kiếm Phổ thật  có ghi " Võ lâm xưng hùng, Dẫn đao tự cung " nghĩa là muốn xưng hùng vỏ lâm phải tự thiến mình ( cắt bộ phận sinh dục đàn ông ), đó là cái tai họa ghê gớm mà quyển bí kíp đã ghi rõ cấm con cháu không được học , Nhưng bộ Tịch tà kiếm phổ giả mà Lao Đức Nặc đánh cắp giao cho Tã Lãnh Thiền do Nhạc Bất Quần chế ra lại không ghi câu nầy nên y học mãi mà không phát huy tác dụng cao . Còn Nhạc Bất Quần vì tham vọng làm minh chủ võ lâm nên y đã tự thiến mình mặc dù  y chỉ có một con gái là Nhạc Linh San , y chấp nhận phạm tội bất hiếu " Bất hiếu hữu tam , vô hậu vi đại "  ( có ba điều bất hiếu , không có con trai nối dõi là bất hiếu lớn nhất ).
Lệnh hồ Xung bị  sư phụ Nhạc Bất Quần đuổi khỏi phái Hoa Sơn, Xung lang thang kết  bạn với nhiều người chính và tà phái, trong đó có cô bạn gái  Nhậm Doanh Doan con gái của giáo chủ Triều Dương Thần Gíáo thuộc phe  " ma giáo ".  Một hôm Lệnh hồ Xung bị kẻ ác tập kích đánh lén nên bi thương trầm trọng , Nhậm Doanh Doanh phải cõng Lệnh Hồ Xung lên chùa Thiếu Lâm nhờ các nhà sư điều trị , chấp nhận cho họ giam, cầm tù bản thân mình  để cứu Lệnh Hồ Xung  . Khi Lệnh hồ Xung hết bệnh , Xung thấy tình cảm của Doanh Doanh đối với mình quá cao thượng nên tìm cách cứu Doanh Doanh ra khỏi Thiếu Lâm Tự , Lệnh hồ Xung vận động bạn bè kéo lên Thiếu Lâm Tự đòi thả Doanh Doanh ra . Thiếu Lâm Tự cầu viện phe chính phái  giúp đở trong đó có Hoa Sơn, Tung Sơn   Lệnh Hồ Xung  buộc lòng phải giao đấu với sư phụ là Nhạc Bất Quấn để cứu Doanh Doanh . Lệnh hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm chống lại Hoa Sơn Kiếm Pháp của Nhạc Bât Quần và thắng sư phụ.. Nhạc Bất Quần thấy đại đệ tử quá tài giỏi, và y cũng có những mưu kế sau nầy nên dụ Lệnh Hồ Xung gia nhập lại phái Hoa Sơn và hứa gả con gái là Nhạc Linh San cho Xung  Nhưng Lệnh hồ Xung biết âm mưu của sư phụ nên từ chối khiến Nhạc Bất Quần tự ái dùng kiếm pháp khí tông đánh kiêm pháp kiêm tông của Lệnh Hồ Xung . Lệnh hồ Xung nghĩ tình thầy trò trước đây nên không chống trả .Nhạc Bât Quần tức giận đá Lệnh hồ Xung nhưng y lại té làm gãy xương chân.. Đây thực ra là một màn kịch của Nhạc Bất Quần vi y biết trận đấu có Tả Lãnh Thiền ( chuởng môn phái Tung Sơn ), là kẻ thù tranh bá sau nầy của y đứng coi nên khi y đá vào Lệnh Hồ Xung nhưng lén vận công tự làm gãy xương chân của mình để đổ thừa cho Lệnh Hồ Xung đánh sư phụ tàn nhẫn, bôi lọ Lệnh Hồ Xung là phản đồ  .Vì có mặt Tả Lãnh Thiền nên Nhạc Bất Quần không tiện dùng Tịch Tà Kiếm, Phổ  để đánh Lệnh Hồ Xung mà phải giả vờ dùng  "khổ nhục kế " yếu sức  bị gãy xương để cho Thiền xem thường y mà không đề phòng , sau nầy quả nhiên Tả Lãnh Thiền mắc mưu nầy của y nên bị đánh mù mắt ,thật là một âm mưu hiểm độc ( âm mưu thứ sáu của Quân Tử  Kiếm )  
Những âm mưu đó của Nhạc Bất Quần đã qua mặt nhiều người, chỉ có vợ của y la Ninh Trung Tắc biết , bà cũng biết Nhạc Bất Quần đã tự thiến để học Tịch Tà Kiếm Pháp vì từ lâu y đã tránh chuyện gối chăn với bà . Vi tự thiến nên Nhạc Bất Quần dần dần thay đổi tiếng nói trở thành eo éo như phụ nữ, râu lại rụng mà không mọc lại , hành động yểu điệu như người phụ nữ không giống người đàn ông nửa .Bà Ninh Trung Tắc rất buồn vì chồng tham vọng làm Võ Lâm Minh Chủ  Võ Lâm mà hy sinh hạnh phúc gia đình nên bà khuyên y từ bỏ đừng luyện Tịch Tà Kiếm Phổ , vu cáo Lệnh Hồ Xung  nửa . Nhạc Bất Quần giả vờ nghe lời vợ quăng tấm áo cà sa có ghi cách luyện Tịch Tà Kiếm Phổ xuống núí trước mặt vợ cho bà yên lòng , nhưng thực ra y dự định sẽ lén vợ ra nhặt lại và không cho bà Tắc biết ,.( âm mưu thứ bảy của Quân Tử Kiếm ) . Sáng hôm sau y ra khe núi định nhặt lại áo cà sa ghi chép kiếm phổ nhưng có người đã nhặt mất . Người nhặt chính là Lâm Bình Chi  con của Lâm chấn Nam mà trước đây y đã nhận về làm đệ tử . Đã từ lâu Lâm Bình Chi nghi ngờ sư phụ đã lấy được Tịch Tà Kiếm Phồ của gia đình mình nên y âm thầm theo dõi, Khi thấy Nhạc Bất Quần quăng tấm áo cà sa xuống núi Chi đã nhanh tay nhặt trước.  Được kiếm phổ  Lâm Bình Chi vì nóng lòng muốn trả thù cho cha mẹ nên y đã tự thiến mình học ngấu nghiến  môn kiếm thượng thừa  quái ác nầy  .Nhạc Bất Quần cũng nghi ngờ Lâm bình Chi lấy bí kiếp nên ông ta dùng một âm mưu rất độc là kêu Chi vào vào gả con gái là Nhạc Linh San cho Chi. Sau đêm tân hôn Nhạc Bất Quần tìm gặp riêng con gái và hỏi Nhạc Linh San tối qua có hạnh phúc không ? .Dĩ nhiên Lâm Bình Chi khi nhặt được bí kíp y đã tự thiến  thành thái giám rồi thì làm sao thực hiện nghĩa vụ người chồng trong đêm động phòng hoa chúc được,. Tuy nhiên vì muốn giữ thể diện nên Nhạc Linh San nói dối với cha là rất hạnh phúc, lời nói dối nầy đã giúp cho Lâm Bình Chi không bị Nhạc Bất Quần giết chết vì Nhạc Bất Quần nghĩ Lâm Bình Chi không phải là người nhặt được bí kiếp, vì nếu nhặt được thì y đã tự thiến mình rồi , đâu còn gì để ân ái với Nhạc Linh San trong đêm động phòng  ( âm mưu thứ tám của Nhạc Bất Quần ) .làm  Minh Chủ Vỏ Lâm trên núi Tung Sơn , sau rốt chỉ còn Tả Lãnh Thiền và Nhạc Bất Quần quyết đấu . Tả Lãnh Thiền sử dụng chiêu thức trong Tịch Tà Kiếm Phổ giã , còn Nhạc Bất Quần sử dụng chiêu thức Tịch Tà Kiếm Phổ thật , Tả lãnh Thiền có ý xem thường địch thủ về nội công vì trước đây y đả chứng kiến tân mắt Nhạc Bất Quần đã đá Lệnh Hồ Xung  một cái mà gãy xương chân ( đây là một mưu kế khổ nhục mà Nhạc Bất Quần đã thực hiện để gạt Tả Lãnh Thiền ). nên y đã bị Nhạc Bất Quần  dùng Tịch Tà Kiếm Pháp thật đâm cho mù  mắt. Chừng  đó vỏ lâm mới vỡ lẽ là Nhạc Bất Quần  đã chiếm được bí  kiếp Tịch Tà kiếm Phổ từ lâu và âm thầm luyện tập, chiếc mặt nạ Nguỵ quân tử của y đã rơi. Sau cùng Nhạc Bất Quần cũng lên làm bá chủ võ lâm . Lệnh Hồ Xung sau đó  lên làm chưởng môn phái Hắng Sơn, cùng Nhậm Doanh  Doanh yêu nhau .Nhạc Bất Quần thấy Lệnh Hồ Xung cũng là một chưởng môn chính phái nên ông ta săn đón niềm nở không như lúc đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi phái Hoa Sơn .  Nhậm Doanh Doanh lúc đó mới nói nhỏ bên tai Lệnh Hồ Xung  nhận xét về Nhạc Bất Quần chỉ ba tiếng: " Ngụy Quân Tử ".
Nhạc Bất Quần về sau bị biến thái giới tính nên điên điên khùng khùng  bỏ vợ, bỏ con. Tịch Tà Kiếm Pháp của y vì vậy kém hiệu lực, đánh không lại Độc Cô Cửu Kiếm của Lệnh Hồ Xung . Y bị Nhậm Doanh Doanh bóp miệng nhét vào viên thuốc Tam Thi Não Thần Đan là thuốc độc khống chế người khác của Triều Dương Thần Giáo để khỏi tuyên truyền bêu riếu Lệnh Hồ Xung. Sau cùng y bị tiểu ni cô Nghi Lâm giết chết. Còn Lâm Bình Chi bị biến thái nên hoá điên loạn, giết vợ là Nhạc Linh San, y bi đánh mù mắt nên được Lao Đức Nặc dẫn về Tung Sơn cùng sống với Tả Lãnh Thiền, hai kẻ tham vọng vi Tịch Tà Kiếm Phồ thành hai kẻ mù đui sống  cho hết chuỗi ngày tàn.

 F-BÌNH LUẬN ENTRY :

TIẾU NGẠO GIANG HỒ là một truyện võ hiệp hay, lôi cuốn , dẫn độc giả mới đầu đi từ cái giản dị nhất rồi sau đó những nút thắc dần dần hiện ra dẫn người đọc như đi vào một mê cung. Những cái mê đồ đó Kim Dung đã rất khéo léo xây dựng với từ những kết quả chuẩn bị có sẵn để tạo những gút mắc ban đầu chưa có sẵn để người đọc càng ngày càng cảm thấy muốn được biết kết quả nút thắt đó là gì ? giải quyết ra sao. Tiểu thuyết Kim Dung có cái hay là đọc một trang ta phải lần đọc trang thứ hai và tiếp tục như thế cho đến hết cuốn dù là vài trăm trang . Thú thật từ nhỏ tôi đã mê  đọc tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung đến bỏ ăn bỏ ngủ vì lối viết truyện rất hấp dẫn của ông. TIẾU NGẠO GIANG HỒ là một truyện viết rất có hậu, kẻ gieo gió thì phải gặt bão, người hiền lương thì được trời đất thương xót ban phước lành. Nhưng chủ đề mà tôi muốn nói về quyển sách nầy là chữ NGỤY, tức là giả trá nham hiểm của lòng người . Nhạc Bất Quần một nhân vật tiếng tăm, có thực tài, thông minh xuất chúng, lại là chưởng môn một chính phái đức cao trọng vọng , Thay vì dùng sự thông minh đó để làm những lợi ích cho võ lâm nhưng y lại đi lệch đường ,. mưu đồ lợi lộc cho cá nhân, khát vọng làm Minh Chủ Ngũ Nhạc Kiếm Phái đến nỗi y đã không từ bỏ thủ đoạn nào để thực hiện ý đồ. Với tham vọng cuồng điên đó , y đã hy sinh tất cả danh dự, người thân gia đình , đệ tử và ngay chính bản thân mình .
Chuyện kết thúc bằng  một cuộc đọ sức giữa năm phái để tìm người giỏi ra để rồi có một kết cục thảm hại . Suốt câu truyện , càng đọc tôi càng thấy kinh tởm cho một con người có những âm mưu hiểm độc, nắm bắt thời cơ rất tài tình để ngụỵ tạo những hoàn cảnh lừa đảo, khiến người thông minh nhất cũng phải nhầm lẫn .Ở đây chúng ta cũng  rút ra được một bài học là những con người học cao ,có tài, có cái bề ngoài đức cao trọng vọng , một  khi họ trở lòng mà không biểu hiện ra mặt thì rất khó đối phó, mà khi họ ra mặt thì mọi việc đã muộn , phần thua sẽ thuộc về người bấy lâu đã tin tuởng họ.
Nhân vô thập toàn , dù Nhạc Bất Quần có thông minh cỡ nào tôi vẫn còn thấy y còn hai khuyết điểm mà chắc có lẽ Kim Dung cố tình bỏ trống để gỡ những nút thắt mà ông đã thắt lại chung quanh nhân vật ngụy quân tử Nhạc Bất Quần . Đó là sau khi gả con gái là Nhạc Linh San cho Lâm Bình Chi, với mục đích là kiểm tra coi Chi có phải là người đã nhặt được Tịch Tà Kiếm Phổ hay không  ( vì khi nhặt được, muốn học môn kiếp pháp đó ,Lâm bình Chi  phải tự thiến mình như thái giám nên không thể  "hành sự  đêm động phòng hoa chúc được )  nên y hỏi con gái là  :  đêm tân hôn con có Hạnh Phúc không " , mà quên rằng tâm lý của một người con gái sau đêm đó không ai dám nói thật những vấn đề phòng the cho ai biết dù là cha ruột mình, hơn nữa lại là một người khác phái . Nhạc Linh San đã nói dối cha là : " Con hạnh phúc "  mà Nhạc Bất Quần vội tin ngay thì đúng y quả là sơ hở, mất cảnh giác của một tay ma đầu hiểm độc . Phải chi y nhờ vợ với tư cách là mẹ của Linh San hỏi con thì chắc chắn San đã khóc lóc nói thật với mẹ là Chi đã thành  " thái giám "  , vì người mẹ là người cùng phái ,dễ cho người con gái tâm sự những điều thầm kín nhất . Thứ hai là khi vợ mình phản đối chuyện luyện tập Tịch Tà Kiếm Phổ sao Nhạc Bất Quần không đốt chiếc áo cà sa trước mặt vợ, vì dù sao y cũng đã học rồi  (nên đánh Tả Lảnh Thiền chưỡng môn phái Tung Sơn  mù mắt ) mà quăng xuống núi làm gì, sao y không nghĩ có người sẽ lượm được, nhất là Lâm Bình Chi chủ nhân thực sự của bộ kiếm pháp vẫn còn trên núi Hoa Sơn  .Hơn nữa Nhạc Bất Quần đã  làm được bí kiếp giả thì tại sao y lại không làm một bí kiếp gỉả khác để gạt vợ mình ?

Tóm lại TIẾU NGẠO GIANG HỒ với hai nhân vật:  "Ngụy Quân Tử Kiếm" Nhạc Bát Quần và người đại đệ tử  Lệnh Hồ Xung là hai thái cực đối kháng, với bộ truyện nầy Kim Dung đã nói lên rằng cuộc đời ta cũng không nên nhìn vào cái bề ngoài quá của một con người mà phán đoán cái tâm của họ. Con người nhiều khi trong giai đoạn nầy có thể họ tốt, nhưng những giai đoạn khác họ cũng có thể biến thành người xấu. Khi  bắt gặp một vấn đề gi ta phải bình tĩnh xem thực hư ra sao, nếu cần phải kiểm chứng để khỏi rơi vào cái bẫy của những Ngụỵ Quân Tử còn dẫy đầy trên thế giới nầy.

Tài liệu tham khảo: Viết, tổng hợp, trích dẫn, lược khảo từ Internet.


 photo HT-EMTk2_zpsd0a58da9.jpg


HUY THANH