23/8/13

THAM LUẬN: BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG ) CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG


THAM LUẬN:
BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "
Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG )
CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG
HUY THANH



1-VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KIM DUNG:
Trong một Entry trước, khi bàn về vai trò Nguỵ Quân Tử trong cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của nhà văn Kim Dung, tôi đã giới thiệu tiểu sử về nhà văn nầy. Nay tôi tóm lược thêm vài nét chính về nhà văn nầy để quý bạn đọc thêm tư liệu tiện đường tham khảo. Kim Dung sinh năm 1924 tại Triết Giang Trung Hoa, năm 1948 ông sang cư ngụ ở Hồng Kông làm báo Sau đó lập ra tờ Minh báo tại Hồng Kông .và tờ Nam Dương Thương Báo ở Singapore. Năm 1995 ông được chính phủ Trung Quốc mời về Bắc Kinh trao Hàm Giáo Sư danh dự, được mời giảng thuyết cho nhiều trường Đại Học ở Bắc Kinh. Ông là nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp hay nhất Trung Hoa, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được hằng triệu độc gỉả ngưỡng mộ, Sau đó hằng chục cuốn phim được xây dựng theo tác phẩm của ông cũng đã được tung ra chiếu trên các rạp hát, trên các phương tiện truyền thông đã làm say mê hằng triệu người trên khắp thế giới vốn yêu nghệ thuật thứ bảy về loạt phim kiếm hiệp nầy. Đặc biệt ở Việt Nam, tác phẩm Kim Dung do Tiền Phong Từ Khánh Phụng và Hàn Giang Nhạn dịch đã làm say mê độc gỉa ở các thấp niên 60, và có lẽ, mãi cho đến bây giờ tên tuổi những cuốn sách "Cô Gái Đồ Long", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Hiệp Khách Hành", "Anh Hùng Xạ Điêu " v..v.. cũng khó có thể quên được trong lòng người mộ điệu. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung cũng đã dấy lên một phong trào tranh luận, phân tách nhân vật, cốt truyện, tâm lý, quan điểm triết học trong các cuốn tiểu thuyết và nhân vật của ông từ các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.


2-TÓM TẮT TRUYỆN " Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG ):
 
Đây là cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp hoàn toàn hư cấu, được viết xảy ra vào thời kỳ của lịch sử Trung Hoa từ cuối đời nhà Nguyên sang đầu đời nhà Minh, Những nhân vật hư cấu như Trương Vô Kỵ, Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu cùng những nhân vật có thực trong lịch sử Trung Hoa như Chu Nguyên Chường, Thường Ngộ Xuân, v.,.v.. dưới ngòi bút Kim Dung đã làm người đọc có cảm tưởng tất cả họ là thật, rất thật trong lịch sử Trung Hoa. Khi đọc cuốn "Ỷ Thiên Đồ Long Ký " người đọc có cảm tưởng đây là một tiểu bản chi tiết của lịch sử Trung Hoa thời bấy giờ mà các nhà viết sử Trung Hoa vì quá dài nên không ghi hết. Giữa cái thực và cái hư của từng hoàn cảnh lịch sử, như những thế võ, bài quyền, tên tuổi nhân vật, môn phái, kiếm phái của Trung Hoa còn truyền tụng đến ngày hôm nay đã làm "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" như một cuốn tiểu thuyết tả chân lịch sử, thực cấu ,hoà quyện vào dòng chảy hiện thực lịch sử Trung Hoa . Kim Dung đã rất khéo léo làm chúng ta quên đang đọc " tiểu thuyết hư cấu", mà đang đọc những điều bí ẩn thực sự của lịch sử Trung Hoa thời bấy giờ ..Kim Dung đã đưa chúng ta đi từ cuốn sách hư cấu thành thực cấu, đến từng chi tiết một của lịch sử,mà dường như đã bị bỏ quên.
" Nghĩa của tựa cuốn sách như sau: Ỷ Thiên" là tên một thanh kiếm rất bén, trong lòng thanh kiếm có cất giấu cuốn vỏ công tuyệt đỉnh "Cửu Âm Chân Kinh", còn "Đồ Long Đao" là một thanh bảo đao chém sắt như chém bùn, trong lòng thanh đao cất giấu cuốn binh pháp " Vũ Mục Di Thư " của Nhạc Vũ Mục tức Nhạc Phi danh tướng đời Tống, một cuốn sách nói về binh pháp tuyệt vời. Đây là hai điều bí ẩn của hai vũ khí thượng thừa nầy, mà trong giới võ lâm ít có người biết đến. Họ chỉ biết thông thường là hai vũ khí nầy rất tốt, chiếm được nó, có thể dùng làm vũ khí để khống chế vũ khí khác của kẻ địch. Đây cũng là hai loại vũ khí tương khắc mà người nào chiếm được hai báu vật nầy, sẽ lấy ra hai bí kip bằng cách dùng nội công thâm hậu chém chúng vào nhau, sức tương phản hai chất kim khí sẽ va chạm mạnh làm chúng gãy ra để lộ hai bí kiếp từ bên trong hai vũ khí. Được chúng, một cuốn là võ công, một cuốn là binh pháp thì lo gì không lên làm bá chủ võ lâm, hơn thế nữa còn có thể dụng binh, xây dựng lực lượng, đánh chiếm thiên hạ lên làm Vua. . Đồ Long có nghĩa là giết con Rồng, tức là giết vua Nguyên để chiếm lại ngôi báu cho Hán Tộc, nên một số phe nhóm võ lâm hiểu lầm là chiếm được đao Đồ Long nó ngoài là một thanh Đao độc nhất vô nhị, nó tượng trưng cho Vỏ lâm chí tôn, mà còn một thứ sắc phong Vua cho chủ nhân cầm thanh bảo đao đó Chính vì vậy nên họ đánh nhau, ra sức tranh đoạt, gây những trân gió tanh mưa máu khắp võ lâm.
Sau cùng, phe võ lâm Minh Giáo đã chiếm được cả hai bí kíp, giáo chủ của Minh Giáo là Trương vô Kỵ đã học được binh pháp trong Vũ Mục Di Thư ông đem những điều đã học chỉ huy hàng ngũ Minh giáo đánh tan quân Mông Cổ ( quân Nguyên ), cứu hàng ngàn người của các môn phái bị quân Nguyên giam cầm, bao vây trên núi, Đồng thời, sau đó ông cũng giúp cho các thủ lãnh khởi nghĩa chống Nguyên đương thời (có thật trong lịch sử Trung Hoa ) như :Chu nguyên Chương (sau nầy là vua nhà Minh ), Thường Ngộ Xuân,, Từ Đạt đánh tan quân xâm lăng Mông Cổ ra khỏi bờ cõi để xây dựng Minh triều .sau 15 năm kháng chiến gian khổ Tôi cũng cần nói thêm về hoàn cảnh đất nước Trung Hoa thời bấy giờ để quý vị độc gỉả chưa hiểu lắm về bối cảnh lịch sử Trung Hoa trong cót truyện xảy ra để tiện việc theo dõi .Đất nước Trung Hoa thời đó là của dòng dõi dân tộc Hán , nhưng chung quanh họ có nhiều bộ tộc khác , coi như là những "nước " nhỏ mà Người Hán xem là dân " man ri mọi rợ " . Như dân ở phiá Nam họ gọi là Nam Man ,phía Bắc gọi là Bắc Dịch, phiá đông gọi là Dông Di, phía tây gọi là Tây Nhung . Tuy nhiên dù tư tưởng bành trướng của Hán Tộc có kiêu căng cách mấy đi nửa họ củng đã từng nếm mùi thất bai ,mất nước trước những " nước nhỏ man di " xâm chiếm, tấn công và cai trị họ . Nhiều nước " man di " đã chiếm Trung Hoa lập ra nhà Nguyên ( quân Mông Cổ ), nhà Thanh ( quân Mãn Châu ) v.. v..Nội dung lịch sử của cuốn sách nầy Kim Dung đã chọn bối cảnh Trung Hoa đang bị quân Mông Cổ cai trị lập nhà Nguyên và phong trào kháng Nguyên đang nổi dậy ở nhiều tầng lớp nhân dân cùng như các môn phái võ thuật để giành lại đất nước cho dòng dõi Hán Tộc
Trương Vô Kỵ giáo chủ Minh Giáo là một người bản tánh nhân hậu, hiền hoà .thực thà, chơn chất ,sau khi giúp Chu Nguyên Chương đánh đuổi quân Nguyên lên làm vua Minh, lấy hiệu là Minh Thái Tổ ( nhà Minh trị vì 13 đời ,kéo dài 275 năm. từ năm 1368 đến năm 1643) đã âm thầm ra đi ,du sơn ngoạn thủy,.Trương vô Kỵ đã trao lại cuốn binh pháp Vũ Mục Di Thư cho Thường Ngộ Xuân , một tướng lảnh đã từng khởi nghĩa có thật trong lịch sử Trung Hoa ,để cùng người yêu mà cũng là kẻ thù địch trước đây là Quận Chuá Mông Cổ Triệu Minh ( Triệu Mẩn ) đi tiêu dao nơi non bồng nước nhược ,Hai người đã bỏ cả cao sang quyền quý, danh lợi để cùng xây đắp hạnh phúc, cái hạnh phúc không có gíó tanh, mưa máu, xác chết , sự tham lam và lòng thù hân giữa các dân tộc . Trương Vô Kỵ giờ đây không còn là một Giáo Chủ Minh Giáo danh trấn giang hố, một Cao thủ,.một Võ Lâm Chí Tôn nửa mà là người chồng yêu vợ nồng nàn Mỗi ngày Trương Vô Kỵ chỉ làm cái công việc không liên quan gì tới Vỏ Lâm như đã hứa với Triệu Minh là chỉ kẻ lông mày cho vợ mà thôi

3-MỘT SỐ NHÂN VẬT CHÍNH ,VAI TRÒ ,TÌNH YÊU CỦA HỌ TRONG CUỐN " Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " : 

3.1- TÌNH YÊU CỦA TRƯƠNG VÔ KỴ :
Trương Vô Kỵ là Giáo Chủ của Minh Giáo ,( một môn phái mà giới Vỏ Lâm tự xưng là Chánh Đạo thường gọi họ là Ma Giáo ) là một chàng trai có cuộc đời từ nhỏ long đong, Mẹ là Hân Tố Tố con gái của Bạch Mi Giáo Chủ Hân Thiên Chính ( phe " tà " ) và cha là Trương Thuý Sơn đồ đệ thứ năm của của Trương tam Phong phái Võ Đang ( phe " chính " ) .Hai bên giòng họ nội ngoại của Trương Vô Kỵ cả hai phe "chánh " , "tà " đều có đủ . Phe "chánh " thì có các sư thúc thuộc phái Võ Đang như Dư Đại Nham ,Tống Viển Kiều ,Phe " tà "thì có ông ngoại Hân Thiên Chính ,cha nuôi Kim mao Sư Vương Tạ Tốn .Vô Kỵ tánh tình nhân hậu , hiền lành , chân thật nên từ nhỏ đã bị giới vỏ lâm lừa gạt rất nhiều lần. Nhưng do bản chất thông minh thiên phú , lại gặp cơ duyên may mắn nên Vô Kỵ đã nhiều dịp may học được rất nhiều võ công ,bí kip "kinh thiên động địa " đã bị thất truyền như Cửu Dương Thần Công hay Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp . Trương vô Kỵ khi lên làm Giáo Chủ Minh Giáo , ông đã tích cực giúp cuộc kháng Nguyên đi đến thành công .Trong khi " Hành Đạo" ông đã bỏ cái "tôi " của mình ra mà lúc nào cũng nghĩ đến "đại nghĩa " là đánh tan quân xâm lăng Mông Cổ,,giành lại đất nước cho người Đại Hán .. Ông đã vì sự nghiệp chung mà lọai bỏ thù riêng khi Chu Nguyên Chương một thuộc hạ đả phản bội ông . Khi giao đấu với Chu Nguyên Chương , Vô Kỵ chỉ cần sử dụng một ngón tay là giết chết Chu Nguyên Chương ngay ,nhưng ông lại nghĩ đến đại cuộc dân tộc đang cần những người lảnh đạo kháng chiến như Chu Nguyên Chương nên đã tha cho y , và sau nầy chính Vô Kỵ đã giúp Chu Nguyên Chương kháng Nguyên thành công, giúp cho y lên ngôi vua tức Minh Thái Tổ .. Một điểm mà tôi ghi nhận về Vô Kỵ nữa là dù không đẹp trai, nhưng Vô Kỵ rất có số đào hoa ..Vô Kỵ đã được rất nhiều phụ nữ thầm yêu trộm nhớ ,ra tay,giúp đỡ ,cứu nạn như Triệu Minh, Hân Ly, Chu Chỉ Nhược , Tiểu Siêu mà vẩn " ngốc nghếch" không thấy được tâm tư của họ thì thật là điều đáng trách . Thế mới biết anh hùng dù có " khôn " chỗ nầy nhưng lại có cái " ngu " chỗ khác ...

3.2- TÌNH YÊU CỦA TRIỆU MINH ( TRIỆU MẪN )
Triệu Minh là Quận Chuá người Mông Cổ ,tên cô là Minh Minh Đặc Mục Nhỉ ,,con gái của Nhữ Nam Vương ,là Phó Vương của nhà Nguyên .Triệu Minh là một cô gái thông minh, trẻ đẹp , đối đáp nhanh nhẩu, quyền biến xử lý tốt trong mọi tình thế nên rất được cha yêu mến. Triệu Minh được vua Nguyên giao nhiệm vu xâm nhập Trung Nguyên đề tìm hiểu tình hình chống đối, khởi nghĩa cuả người Hán , nhất là giới võ lâm để tìm cách chia rẽ, loại trừ tiêu diệt những mầm mống chống đối của người Hán tộc. Triệu Minh đả cải trang , khi thành một thư sinh tuấn tú , khi là một cô tiểu thư khuê các xâm nhập vào Trung Nguyên dưới sự bảo vệ ngấm ngầm của các cao thủ vỏ lâm người Tây Vực, người Mông Cổ . Triệu Minh được lệnh cha dùng mọi biện pháp để thâu nạp, mua chuộc chia rẽ, cài đặt gián điệp vào các phe phái giang hồ để lung lạc,thu nạp tin tức, chia rẽ các lực lượng chống đối Mông Cổ. Triệu Minh đã dùng tài trí của mình bắt được các cao thủ vỏ lâm của các phái Thiếu Lâm, Hoa Sơn, Côn Luân , Võ Đang , Không Động nhốt vào hầm sâu . Mỗi ngày cô dùng nhục hình để ép buộc mỗi cao thủ phải dạy cho cô một tuyệt học võ công của Môn phái mình .Nhưng Trương Vô Kỵ vốn trước đây đã từng là thấy thuốc đã chế ra lọai thuốc kịch độc dùng Cữu Dương Thần Công cách chỉ bắn vào gan bàn chân của Triệu Minh khiến cô bị "nhột " ,, luôn cười nắc nẻ ,ngứa ngáy khó chịu bàn chân chịu không nổi nên phải đồng ý yêu sách của Vô Kỵ là thả tất cả mọi người ra thì Vô Kỵ mới cứu chữa . Khi Vô Kỵ cứu chữa , Triệu Minh khám phá ra là chàng trai nầy có một tấm lòng nhân hậu , mặc dù cô là kẻ thù mà không dùng những lọai thuốc độc chết người khác mà chỉ dùng một loại thuốc như "đuà bỡn " để ép buộc cô thả người . Từ đấy bản tính thiên lương của một thiếu nữ trổi dậy, từ tâm phục, lòng thù hận dân tộc không còn , một tình yêu nảy nở nhen nhúm càng ngày càng sâu đậm lúc nào mà cô không hay . :
. Triệu Minh đã đưa cho Vô Kỵ Hắc ngọc đọan tục cao để chữa trị vết thương cho sư bá của Vô Kỵ .Khi yêu Vô Kỵ Triệu Minh mới khám phá ra rằng tình yêu chân chính giữa người và người mới là cái chân lý đích thực của cuộc sống nên cô không muốn xa Vô Kỵ giây phút nào. Cô muốn cùng Vô Kỵ bôn ba khắp giang hồ ma không dính dáng gì đến công danh lợi lộc, sự chém giết, lòng thù hận hết đời nầy sang đời khác. Tình yêu của một Quận Chúa Mông Cổ rất minh bạch, lối tỏ tình không e ấp như những cô gái Trung Hoa khác mà công khai bằng hành động. Cô đã sử dụng Ỷ Thiên Kiếm đánh những cao thủ Ba Tư trong thế tự sát để cả hai đối thủ cùng chết để cứu Vô Kỵ. Khi Vô Kỵ hỏi lý do thì cô nói vì Vô Kỵ đã ôm cô em gái cô cậu là Hân Ly (Thù Nhi) trước mặt cô nên cô không muốn sống nữa. Khi Vô Kỵ và đám quần hùng bị quân Mông Cổ bao vây, cô đã khóc lóc nói dối với cha là Nhữ Nam Vương rằng cô đã có thai với Trương Vô Kỵ, nếu giết Vô Kỵ cô sẽ tự sát cho tròn đạo nghĩa vợ chồng .Sau đó vì thương con, nên Nhữ Nam Vương phải rút quân thả Vô Kỵ đồng thời ông cũng đã đoạn lìa tình phụ tử (từ con). Triệu Minh bị đuổi ra khỏi Hoàng Tộc, bị tước ngôi vị Quận Chuá . Đoạn văn nầy Kim Dung đã viết hết sức cảm động khi hai cha con vĩnh biệt, chia tay nhau trong nước mắt, Người cha vì đất nước, dân tộc hy sinh con mình, Người con vì chữ tình nên đành phụ chữ hiếu, chữ trung với đất nước. Cả hai đều khuyên nhủ nhau tự bảo trọng trên bước đường ly biệt mà sẽ không có ngày gặp lại.

3.3- TÌNH  YÊU CỦA TIỂU SIÊU:
Tiểu Siêu là cô gái có hai dòng máu Hán và Ba Tư, cha là Hàn Thiên Diệp người Hán, mẹ là Đại Ỷ Ty người Ba Tư Mẹ cô là Thánh Sứ Nữ.của Bái Hỏa Giáo Ba Tư đang chuẩn bị lên ngôi Giáo Chủ , Nhưng vì trên bước đường dong ruổi đây đó, Đại Ỷ Ty yêu một chàng trai người Hán nên bà không còn trong trắng nữa. Theo điều luật của Bái Hoả Giáo Ba Tư cô phải lên giàn hoả tự thiêu trừ khi làm được một điều gì rất khó khăn có lợi cho bổn gíáo Ba Tư .Đại Ỷ Ty nhận một nhiệm vụ rất khó khăn là tìm cho được bộ Càn Khôn Đại Nả Di Tâm Pháp đã bị thất lạc mang về cho Bái Hoả Giáo Ba Tư . Bà phải gỉả dạng, cải trang thành người đàn bà xấu xí mang tên Kim Hoa Bà Bà dẫn con gái là Tiểu Siêu xâm nhập lên Quang Minh Đỉnh của Minh Giáo Trung Hoa để lấy lại cuốn sách về .Lúc đó Tiểu Siêu mới 15 tuổi , là một cô gái lai nên đẹp tuyệt trần. Để giúp mẹ hoàn thành sứ mạng,và cũng để che dấu tung tích,, Tiểu Siêu giả vờ làm miệng luôn méo để vào làm nô tỳ cho Dương Bất Hối con gái của tả sứ Minh Giáo Dương Tiêu chờ thời cơ lấy sách Cô là người giỏi võ công, rành binh pháp nhưng luôn giấu kín hành tung mình . Dương Tiêu vốn người thận trọng, nên đã xiềng xích chân cô vào dây xích sắt, cô đi đâu là có tiếng kêu leng keng, loảng xoảng tới đó. Nhiệm vụ của Tiểu Siêu là tìm đường hầm lên Quang Minh Đỉnh vốn bí mật mà cả phe Minh Giáo cũng không biết để lấy lại cuốn sách Đại Nả Di Tâm Pháp về cho Bái Hoả Giáo Ba Tư, nhiệm vuị mà mẹ cô trước đây không hoàn thành . Khi Vô Kỵ lên ngôi Giáo Chủ, vốn bản tánh nhân hậu nên Vô Kỵ ra lệnh chặt hết xiềng xích , giải thoát cho Tiểu Siêu được tư do và phóng thích cô. Nhưng Tiểu Siêu vì cảm động trước tấm lòng nhân hậu, quân tử của Vô Kỵ nên tình nguyện ở lại làm "người hầu " cho Vô Kỵ suốt đời. Tiểu Siêu giúp Vô Kỵ tìm ra được đường hầm lên Quang Minh Đỉnh lấy được cuốn Càn Khôn Đại Nả Di Tâm Pháp để cho Vô Kỵ học và triển khai Cữu Dương Thần Công đẩy hai cánh cửa đá hàng nghìn cân giải thoát cho quần hào Minh Giáo đang bị nhốt .Khi quân Nguyên tấn công, bao vây Quang Minh Đỉnh ,Tiểu Siêu đã thể hiện tài binh pháp bố trận, Cô đã cầm cờ Minh Giáo ,chỉ huy lập thế trận cho Ngũ Hành Kỳ của Minh Giáo dùng nước, hỏa công cản trở sự tấn công của quân Nguyên lên Quang Minh Đỉnh, và sau đó đẩy lùi họ. Từ đấy Vô Kỵ không xem Tiểu Siêu là cô "người hầu" nữa mà là một người bạn tâm giao, lúc nào cũng có bên nhau. Tiểu Siêu đã ngấm ngầm yêu thương Vô Kỵ nhưng cô vẫn giữ kẽ bên ngoài, vẫn là một người hầu bình thường. Một hôm Tiểu Siêu tình cờ thấy mẹ mình sắp bị đưa lên giàn hỏa vì không tròn sứ mang nên cô đã cứu mẹ bằng cách nói rõ với các Bảo Thụ Vương Bái Hỏa Giáo Ba Tư rằng cô đã lấy được Càn Khôn Đại Nã Di Tâm Pháp và cô chính là con của Đại Ỷ Ty,cô vẫn còn là trinh nữ và bằng lòng trở về Ba Tư để thay mẹ lên ngôi Giáo Chủ Bái Hoả Giáo, Cô nói với các sứ gỉa Ba Tư bằng tiếng Ba Tư rành rẽ nên họ đều quỳ xuống tung hô cô như vị Giáo Chủ, lúc đó Vô Kỵ với vỡ lẽ rằng cô "hầu " của mình chính là Thánh Sứ Nữ của Bái Hỏa Giáo Ba Tư (một chức vụ như Chẩn Giáo Chủ cuả môn phái nầy). Lần cuối cùng chia tay. Tiểu Siêu đã thố lộ tình yêu của mình với Vô Kỵ và nói rõ nhiệm vụ của mình lên Quang Minh Đỉnh, lúc đó Vô Kỵ mới cảm động ôm tiểu Siêu vào lòng , Tiểu Siêu đã khóc ướt đầm nước mắt trên vai Vô Kỵ. Buổi chia tay hai người trên bãi biển thật não lòng và cảm động. Tiểu Siêu xuống thuyền đi về Ba Tư, thuyền đã đi xa rồi mà Vô Kỵ còn ngỡ như Tiểu Siêu còn ở đâu đây, Quanh chàng tiếng cười, tiếng nói rộn ràng những ngày tháng năm xưa với Tiểu Siêu như còn văng vẳng đầy trong kỷ niệm .

4-BÌNH LUẬN EN TRY:
 .
Từ muôn thủa, tình yêu luôn là một đề tài lớn trong những tác phẩm văn học như tiểu thuyết, thi ca, Dù được viết ở bất cứ loại chủ đề nào, nó cũng hiện diện, khi tiềm ẩn, khi xuất hiện rõ ràng trên từng tác phẩm của người viết.Trong tiểu thuyết vỏ hiệp, tình yêu không phải là một chủ đề lớn, mà chủ đề chính la cốt truyện với những lô gic cổ điển ác lai ác báo, ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão. Tình yêu có mặt như một thứ điểm trang cho cốt truyện thêm phần hấp dẫn, thêm lâm ly bi đát mà thôi. Nhưng ở Ỷ Thiên Đồ Long Ký, tình yêu đã được nâng chất lên thành chủ đề chính một cách tuyệt vời khiến người đọc nhiều lúc phải rơi nước mắt. Tình yêu của Triệu Minh đối với Trương Vô Kỵ là một tình yêu khai phá, nó bộc lộ những cam đảm không ẩn danh như lời hát tự nhiên của gió rừng sơn cước, của bảo cát đại ngàn. Cô gái Quận Chúa Mông Cổ đã làm những gì mình muốn làm cho tình yêu cho bằng được, bất kể phải trả gía, kể cả hy sinh danh vọng, điạ vị, gia đình và cả tánh mạng mình nữa. Thật là một tình yêu cao quý, tuyệt vời nếu không nói là đam mê, nóng bỏng. Từ một cô gái theo phong tục Mông Cổ lúc nhỏ đã sống trên lưng ngựa, khi lớn lên giữa đại ngàn hoang mạc phải tranh sống với thiên nhiên khắc nghiệt và dã thú. Máu trước mắt cô là những bát nước quen thuộc hằng ngày cần phải uống để sống, để môi còn hát được những thiên anh hùng ca du mục của tổ tiên Thành Cát Tư Hãn. Nhưng tình yêu đã biến cô trở thành một cô gái bạc nhược, cái bạc nhược đáng yêu của một phụ nự tầm thường khao khát được làm vợ và làm mẹ, Cái khao khát dung dị hiền lành muốn yêu và cần được yêu. Cái nhân bản "nhân chi sơ tính bổn thiện" của con người còn chảy rạo rực trong huyết quản. Không ai có thể kết tội Triệu Minh vì tình phụ hiếu hay phản bội giống nòi, cô đã làm hét sức mình, nhưng dù sao cô cũng vẫn chỉ là một con người nên không thoát khỏi những định luật của nhân gian là " bi lụy chốn tình trường " Cô đã mang tiếng bất hiếu với cha, phản bội dân tộc, vì đã từ bỏ cái " ác" để trở về cái " thiện", từ bỏ bóng tối để bước vào ánh sáng. Ai dám buộc tội kẻ đã phản bội cái Ác để trở về cái Thiện? Tình yêu của Triệu Minh không những tôi, mà những người thông lý lẽ siêu nhiên của Trời đất đều phải cúi đầu thán phục.



Tình yêu của Tiểu Siêu đối với Vô Kỵ là thứ một tình yêu kín đáo, một tình yêu tiểu ngã, âm thầm nhưng dữ dội như những cơn sóng ngầm dưới đáy đại dương trước giờ giông bão. Tình yêu của cô là bước đột phá cuối cùng trước khi khi cô cam đảm nói lên thân phận của mình cho mọi người biết, nói với Vô Kỵ những sự thất về đời mình,cũng như thố lộ tình yêu của mình lần đầu tiên mà cũng là lần cuối cùng. Tiểu Siêu đã rất can đảm, suốt thời gian làm "người hầu" của Vô Kỵ, cô đã nhịn nhục, chịu đựng những cảnh Vô Kỵ cười đuà vô tư với Dương Bát Hối, hay Triệu Minh, cô đã không dám ghen tức mặc dù cô đã ngầm ghen tức. Tiểu Siêu khác Triệu Minh ở chỗ đã vì chữ Hiếu nên phải phụ Tình . Khi biết mẹ cô là Đại Ỷ Tỉ tức Kim Hoa Bà Bà sắp bị lên giàn hoả vì tội đã thất tiết khi sắp được lên ngôi Giáo Chủ, cô đã cam đảm nói lên sự thật cho các vị Trưởng Lão Chấp Pháp Ba Tư mình chính là con của Đại Ỷ Ty, vẫn còn trinh trắng và chấp nhận sẽ về Ba Tư thay mẹ lên ngôi Giáo Chủ Bái Hỏa Giáo Ba Tư. Tiểu Siêu biết rằng lời nói của cô là một bản án tử hình cho tình yêu của mình đối với Vô Kỵ, một tình yêu mà cô đã thờ phượng ngấm ngầm đến suốt đời, ngập trán niềm hy vọng. Tiểu Siêu đã đặt chữ Hiếu, chữ Trung lên trên chữ Tình là một sự hy sinh đáng khâm phục. Từ cái Tiểu Ngã tầm thường Tiểu Siêu đã bước vào cái Đại Ngã vĩ đại một cách đường bệ, uy nghi mà hoa thơm cỏ lạ lát đường cho cô đi đến vinh quang cũng có những đoá hoa được nuôi trồng bằng nước mắt.
Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký còn nhiều mối tình khác nữa mà phạm vi bài viết nầy không cho phép tôi viết dài thêm như mối tình của nữ "ma đầu" Hân Tố Tố và Trương Thuý Sơn (tức là ba mẹ của Trương Vô Kỵ) hay của Hân Ly (Thù Nhi) của Chu Chỉ Nhược với Trương Vô Kỵ

(GHI CHÚ: Quý Vị Độc gỉả nào muốn biết thêm về Tiểu Siêu xin vào Blog Người Nhặt Lá Bàng trong loạt bài viết về Kim Dung sẽ rõ hơn)

HUY THANH . .


LỜI BÀI HÁT TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN

Composer: Huy Thanh - Artist : Mai lệ Huyền - Album: Nhã Ca 5 chủ đề Ý Nhạc Tình Thơ

Nêu biết tình yêu là đau khổ.thi xin anh đừng giận hờn .tình yêu không còn nhiệm mầu. Hai đứa chia lìa nhau  Mang theo đau đớn về sau. Như cây lìa cành một mùa đông. Trôi theo thời gian mênh mông. Cầm bằng chim gãy cánh Bơ vơ kiếp chờ mong. Nước mắt em như mưa trên tượng đá. Nước mắt anh như giòng sông rã rời. Ngàn năm có đâu bao giờ, kiếp sống giang hồ. Cam dừng bước chờ. Ngàn năm đá kia rêu mờ. Đã nghe bơ vơ như tượng đá mơ. Nếu biết minh yêu là dang dở. Thì xin anh đừng giận hờn. Dù đau thương ngập cả hồn.Mơ ước xin vùi chôn. Tơ duyên như bóng hoang hôn.Sinh trong cuộc đời là chia ly. Nước mắt làm cho vơi nhớ. Vi tinh yêu dang dở thiên thu vẫn đẹp hơn.

(GHI CHÚ :Vì âm thanh Clip bài hát nầy trước đây đăng trên Entry Ngạn Ngữ Trái Tim không rõ nên hôm nay tôi đăng lại trên Blog nầy trên Youtube )
.