12/10/13

Phiếm luận : TẢN MẠN VỀ MƯỜI HAI CÁCH CƯỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

PHIẾM LUẬN:
TẢN MAN VỀ MƯỜI HAI CÁCH CƯỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
HUY THANH

Ông bà ta thường nói " nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" cũng chẳng sai, vì khi ta có được một nụ cười trên môi là ta cảm thấy khoẻ khoắn yêu đời hơn,  cũng đồng nghĩa với ta là đã thỏa mãn một điều gí đó về tinh thần hay vật chất.  
Về sinh lý học, cười hay khóc là một biểu hiện sinh lý từ những dây thần kinh do các nơtron trong não điều khiển , biến cảm giác vô thức thành ý thức, từ đó tác động lên các mô vật chất làm ta phải cười. Gặp nhau người VN ta gật đầu chào là cười ( dù có thể trong lòng ta lúc đó đang héo hắt),
Cười mang đến cái hên cho ta và cả cho người tiếp nhận. Bạn thử nghĩ một gia đình hạnh phúc mà không có nụ cười cuả vợ chồng, con cái, thì như một bông hoa không có mùi hương vậy vì A good laugh is sunshine in a house. (Một nụ cười tươi là ánh mặt trời ở trong nhà) mà.


Sáng chủ nhật tuần rồi tôi gặp lại người bạn trước đây tha hưong cầu thực ở Malaysia trên đường phố, gặp nhau tôi hỏi nó "-Sao  ? mầy làm bên đó khá không? "Nó trả lời: " Ở bển tao không khá nhưng về VN tao thành triệu phú" Tôi ngạc nhiên :-" Ô, giỏi vậy ? mầy làm nghề gì mà thành triệu phú vậy?. Nó trả lời tỉnh bơ: "-Có gì đâu, tao chỉ đem 100 Đô về đổi ra tiền VN là thành triệu phú rồi " Hai đứa ôm nhau cười trước sự ngạc nhiên của khách qua đường. Họ cũng cười theo mặc dù không biết lý do chúng tôi cười là gì.? Thế là ngày mới của chúng tôi bắt đầu bằng nụ cười như thế.  
Đầu tuần, chắc quý vi Bloggers cũng đang mệt vì cơn nhàn hạ của ngày chủ nhật hôm qua chưa hết nên làm việc rất  "oải" phải không ? chúng ta cùng thư giản tìm vài nụ cười nha:

1-BIỂU HIỆN NỤ CƯỜI:



 1- Nụ cười ha hả (hay cười đắc chí): Nụ cười nầy xuất hiện khi ta đắc chí, đạt đến một niềm vui vật chất hay tinh thần nào lớn lao nào đó. Hiện tương nầy thường kèm theo nhắm híp con mắt lại.Những người có nụ cười nầy sống rất bộc trực, chơn chất, tính tình thẳng thắn. Thí dụ bạn thích chí về người ban thân nào đã "bốc thơm" bạn giữa đám đông, thì bạn sẽ có nụ cười nầy.

2 - Nụ cười mỉm chi (mỉm chi cọp
): Khi ta đồng ý một chuyện gì đó không lớn lao lắm,nụ cười đó cũng là câu trã lới cho đối tác rằng o k.Thí dụ có người bạn trai nói yêu bạn, ban cười mỉm chi tung hỏa mù cho hắn lo lắng chơi, nhưng thực ra " tình trong như đã mặt ngoài còn e " rồi.


c) 3 -Nụ cười sang sảng hay ngạo mạn : Là nụ cười của kẻ trượng phu  khi đắc ý việc gì đó hay thất bai việc gì đó mà không nản lòng, không sợ sệt những hậu quả mình đã làm . Thí dụ nụ cười của Kinh Kha sau khi ám sát thất bại Tần Thủy Hoàng


4 - Nụ cười mê hoặc: Là nụ cười sai khiến người khác làm chuyện gì đó để mưu lợi cho mình hay cho một tập thể nào đó, và cũng để hại cho người bị mê hoặc. Thí dụ nụ cười Đắc Kỷ với Trụ Vương, cuả Tây Thi với vua Ngô Phù Sai,

5 -Nụ cười thách đố
:   Là nụ cười thách thức kẻ mạnh hơn mình dù mình có phải chết. Thí dụ nụ cười của Lê Lai cứu Chuá  Lê Lợi  khi sa cơ bị giặt Minh bắt, hay của Spartacus anh hùng  lãnh đạo người nô lệ chống lai sự tàn ác của quân La Mã thời Trung Cổ

6 - Nụ cười duyên dáng : Là nụ cười cuả các quý cô, quý bà muốn mình đẹp hơn nữa dù đã đẹp sẳn rồi. Nụ cười đó làm tăng tính chất duyên dáng đẹp sẵn của quý bà. Thí dụ trước khi chụp ảnh phải tạo dáng bằng nụ cười (có khi cười để quảng cáo kem đánh răng, savon, mỹ phẩm sữa tắm, gội đầu ..  v..v ..)

7 - Nụ cười dê: Là nụ cười của những anh chàng háo sắc thấy quý cô quý bà đẹp là nhìn cười híp con mắt, lân la làm quen ( anh từ bây giờ gọi là tán gái) Cũng tôi nghiệp cho con dê đực nó chỉ dẫn chừng hai mươi dê cái đi ăn  lá sua đũa, lá cây chứ đâu có làm gì  mà bị mang danh Sư phụ cuả các tay bợm nhậu háo sắc.

8 - - Nụ cười bao dung: Là nụ cười làm quen, tha thứ cho nhau khi hai người có chuyện gì giận nhau, nghịch chơi ( bây giờ bọn trè gọi là bo xì) trong tình ban bè hay vợ chồng.

9 --Nụ cười khinh khi
:  Là nụ cười biểu hiệu sự khinh ghét đối tượng, sau nụ cười đó là cái bĩu môi (trề môi), nụ cười nầy dễ làm cho đối tượng nổi nóng oánh, mình nên cẩn thận khi có nụ cười nầy.


10  - Nụ cười ra nước mắt: Là nụ cười gắng gượng cho người ta vui nhưng thực ra mình rất khổ tâm. Thí dụ ban tiễn đưa người yêu lấy chồng khác, lúc tham dự đám cưới bạn cười chúc cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc nhưng lòng bạn thì buồn trống vắng như chuà bà Đanh.

11 - Nụ cười gượng: Nụ cười nầy khi bạn thất vọng một điều gì nhưng vì lý do sĩ diện hay lịch sự bạn cũng cố cười để che giấu những bực tức trong lòng.

12 - Nụ cười thâm
: Là nụ cười biểu hiện sư bằng mặt nhưng không bằng lòng, bề ngoài bạn cười với đối thủ nhưng trong thâm tâm đang che đậy một âm mưu gì đó. Nụ cười nầy không biểu hiện ra mặt nhưng trong lòng ban có sự khinh khi đối tượng đng ở trước mặt.
Tôi chỉ nghĩ ra được bao nhiêu nụ cười đó thôi, bạn nào có cao kiến hơn xin bổ sung giùm. Đa tạ.

2 THƯ GIÃN CHUYỆN CƯỜI :



   2.1 -VIỆT KIỀU
Một anh chàng chaỵ xe ôm chở người khách đàn ông đi qua trung tâm SaiGon, khi đến vùng ngoại thành quân Thủ Đức đường hơi vắng . Người khách bỗng nói:
-" SaiGon mới có 20 năm mà thay đổi nhiều quá, đường sá thì rộng thêm, nhà cửa nhiều nhà cao từng, ai cũng giầu có quá".
Người chạy xe ôm thấy phấn khởi vì  mình vớ phải khách sộp Việt Kiều ở nước ngoài về nên hỏi:
"- Vậy ông ở nước nào về vậy? "
 "-Tôi vừa ở Mỹ về" 
 " Vây ông  là Việt Kiều ở tiểu bang nào? " 
" Có tiểu bang tiểu biết nào đâu, ở Mỹ Tho, vừa ở tù ra mà "
Người chạy xe ôm vội hỏi:
"- Ông bị tội gì mà ở tù lâu vậy?
Người khách thản nhiên:
-' Giết người cướp xe ôm"
 Nghe xong người chạy xe ôm đạp khách té xúống đường rồi chạy mất. Hi Hi

  2.2 -HẬU SINH KHẢ Ố


Để thử trí thông minh cuả học trò ráp vần câu "Không thầy đố mầy làm nên", thầy cho các chữ:
" đố", làm" " không" " thầy" " mầy" " nên"  và nói với học sinh : " đố em nào ráp đúng câu thành ngữ thầy cho 10 điểm".
Ai cũng ráp vào đúng câu: "không thầy đố mầy làm nên"
Chỉ một học sinh khả ố ráp như sau: " Làm thầy mầy không nên đố " Hi Hi   

 2.3 - THỬ TRÍ THÔNG MINH CỦA QUAN
Mới sáng sớm,, một người nông dân vaò đánh trống đi thưa quan. Anh ta không biết chữ lại nóí năng lắp bắp  nên quan phải hỏi trực tiếp : -" Ngươi thưa chuyện gì ? "
 -" Dạ thưa quan con vừa mất hai con trâu, trong đó có một con cái , con còn lại con không biết là đực hay cái ? 
Quan hỏi
-" Vậy mất từ lúc nào ? "
-" Dạ con cũng không biết mất từ năm ngoái hay năm nay nữa "
 Quan lại hỏi
-" Vậy có nghi ngờ ai là người trộm không?
-" Dạ con nghi người trộm không có bà con với con, mà đối với con, nó cũng không phải là người dưng."
Quan quay qua thầy đồ, bảo viết rõ ràng lại đơn giùm người nông dân. Lát sau thầy đồ viết xong lá đơn như sau
: "Dạ thưa quan con vừa mất một con trâu cái đang có chửa sắp tới ngày sinh đẻ, mất đúng ngay vào giờ giao thừa năm nay, con nghi người ăn trộm trâu là vợ con"
Bạn có bái phục thầy đồ chưa?


 2. 4 - BÉ CÁI NHẰM   
Một đêm khuya vắng lặng khách lang thang ngoạn cảnh sông nước, trên sông có một chiếc ghe neo đậu đang lắc lư qua lại trên sông càng lúc càng mạnh dần. Có tiếng cười khúc khích của hai vợ chồng trong ghe. Tiếng người vợ nũng nịu :
-" Xich lên một chút anh ơi, không phải chỗ đó, xich xuống một chút  nữa, đúng rồi, chỗ đó, đã quá  hi hi"
 Khách nổi tính tò mò đến lén nhìn vào lỗ thông hơi của ghe và vội phì cười. Thì ra ông chồng đang gãi lưng cho bà vợ.


HUY THANH