6/12/13

THƠ: KHÚC GIAO HƯỞNG MUÀ ĐÔNG

THƠ

KHÚC GIAO HƯỞNG MUÀ ĐÔNG

Photobucket

HUY THANH

1-
Khi ta đàn một cung trầm
Thì em giọng hát vương thầm nỗi đau
Một khi vàng đá chênh chao
Thì âm giai cũng lạc vào ngũ cung
Khi ta gõ một tiếng rung
Giọng em như có bão bùng đâu đây

3/11/13

THƠ: MƯA TRUNG NGUYÊN NHỚ NẮNG SÀI GÒN

THƠ:

MƯA TRUNG NGUYÊN
NHỚ NẮNG SÀI GÒN

HUY THANH




Mưa trung nguyên anh nhớ nắng Sài Gòn
Nhớ đường phố áo em dài đại lộ
Một khúc Chopin, một trời tưởng nhớ
 Bài thánh ca buồn chìm giữa hoàng hôn

30/10/13

THÔNG BÁO

   THÔNG BÁO     



   Thân gởi các Bloggers ,  
  
Vì lý do bận công tác  nên trang Blog HUY THANH   tạm ngưng hoạt động một thời gian .

   Trân trọng Cảm ơn các bạn trong thời gian qua đã cùng tham gia trao đổi , bình luận trong các lĩnh vực : văn học , nghệ thuật , xã hội ...

Xin tạm biệt các bạn   .

Hẹn gặp lại các bạn trong thời gian tới . Thân

HUY THANH 

29/10/13

THAM LUẬN: VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ VỊNH ÔNG TIẾN SĨ GIẤY CỦA NGUYỄN KHUYẾN

 THAM LUẬN: VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ VỊNH ÔNG TIẾN SĨ GIẤY CỦA NGUYỄN KHUYẾN

XEM INTERNET GIÙM BẠN 
VÀI SUY NGHĨ VỀ BÀI THƠ VỊNH ÔNG TIẾN SĨ GIẤY CỦA NGUYỄN KHUYẾN

HUY THANH  CHỌN BÀI


28/10/13

LỜI TẠ TÌNH GIỮA TRẦN GIAN BIẾN ĐỘNG

LỜI TẠ TÌNH GIỮA TRẦN GIAN BIẾN ĐỘNG



HUY THANH

1-
Người đi không có hành trang
Mà lòng chít một vành tang giã từ
Áo bay mấy nẻo sương mù
Bập bềnh gíó cát vào thu trời buồn
Trên dòng ký ức đau thương
Sầu rơi thăm thẳm . cuối đường điêu linh
Ngậm ngùi tắt lửa ba sinh
Ta nghiêng nửa bóng thấy mình lao đao

23/10/13

BÌNH LUẬN :VÀI CẢM NGHĨ BÀI THƠ ĐƯA EM VÀO ĐỘNG HOA VÀNG CỦA PHẠM THIÊN THƯ

THAM LUÂN:
VÀI CẢM NGHĨ BÀI THƠ ĐƯA EM VÀO ĐỘNG HOA VÀNG
CỦA NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ



HUY THANH

1- LỜI MỞ ĐẦU VỀ NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ: 
Phạm thiên Thư tên thật là Phạm Kim Long sinh ngày 1/1/1940 tại Hải Phòng trong một gia đình làm nghề bốc thuốc Đông Y.  Năm 1954, ông theo gia đình vào Nam .Khi còn học Trung Học, ông học trường Trung Học Văn Lang Saigòn, tại đây ông  phải lòng một nữ sinh người miền Bắc tên là Hoàng thị Ngọ nên có bài Thơ nổi tiếng Ngày Xưa Hoàng Thị ra đời (bà Hoàng Thị Ngọ hiện nay ở Mỹ). Sau khi đậu bằng Tú Tài,  ông theo học trường  Phật Học Vạn Hạnh. Sau đó ông đi tu theo đạo Phật rồi lại hoàn  tục. Năm 1964 đến năm 1973 ông là tu sĩ Phật Giáo  (với pháp danh Thích tuệ Không ) thường làm thơ đạo và đời. Năm 1973 ông đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm  HẬU TRUYỆN KIỀU ĐOẠN TRƯỞNG VÔ THANH

Đây có thể coi là hậu truyện Kiều của Việt Nam gồm 3.254 câu phá kỷ lục dài hơn Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du  chừng 254 câu  (Truyện Kiều của Nguyễn Du khoảng trên dưới 3.000 câu) mà hay không thua kém gì Truyện Kiều cuả Tố Như Tiên Sinh  trước đây. Từ năm 1973 - 2000 ông nghiên cứu thành công môn dưỡng sinh điện công PHATHATA  (Pháp - Tâm - Thân) có tính chất thiền phối hợp với võ thuật  phổ biên rộng rãi và có nhiều đệ tử theo học. Ông từng mở quán cà phê Hoa Vàng ở Cư Xá Bắc Hải SaìGòn để làm nơi tụ tập giao lưu các thi hữu bốn phương.  Ông viết rất nhiều Thơ, các bài thơ của ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như Em lễ Chùa nầy, Nửa Hồn Thương Đau, Đưa em vào động hoa Vàng ...  Bài thơ Đưa Em Vào Động Hoa Vàng có thể nói là một trường thi lục bát tuyệt vời của ông với tứ thơ nửa đạo, nửa đời. Do ông đã từng đi tu nên Thơ ông như là rao giảng Kinh bằng Thơ  như Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ, ông cũng đã dịch nhiều Kinh Phật bằng Thơ phồ biến rộng rãi trong giới ni tăng.
Theo tôi nhà thơ Phạm Thiên Thư là một tu sĩ nhưng không thực hóa được cõi đạo mà mênh mang trong lãng mạn cõi đời. Do vậy ông đã đi tu một thời gian rồi hoàn tục để làm thơ tình, .Nhưng có điều tôi tâm phục  nhất ông là rất có tâm huyết với nền văn học V N  nói chung và với văn thơ nói riêng. Ông luôn tìm cho mình một hướng đi mới về tư duy, sáng tạo ngôn ngữ thơ, khai phá những gì mới để sáng tác  (những tác phẩm  viết từ tự điển cười của ông đã nói lên điều đó), có thể nói Phạm Thiên Thư đã tạo ra được một hướng sáng tác riêng của mình.  
Ông đã sử dụng loại thơ lục bát  một cách nhuần nhuyễn, kết hợp giữa câu cú, vần điệu, hình ảnh thực mà ảo một cách tuyệt vời như hình với bóng mà bóng cũng không thể xa hình.
Vì là một bài Thơ dài, nên tôi kính mong quý độc giả đừng đọc lướt qua hay nóng vội mà hãy đọc từ đoạn để chiêm nghiệm bài thơ, thú thật trước khi viết Entry  nầy, tôi đã đọc đi, đọc lại bài thơ nầy kỹ càng trên dưới chừng hai mươi lần để hiểu được cái tâm của bài Thơ nầy.

21/10/13

THAM KHẢO: VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN : OAN KHUẤT CÔNG THẦN TRONG TRANH GIÀNH NGÔI BÁU

THAM KHẢO

VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN OAN KHUẤT CÔNG THẦN 
NẠN NHÂN TRONG TRANH GIÀNH NGÔI BÁU

HUY THANH


Trong lịch sử  nước ta đời Hậu Lê đã  xảy ra một vu  Án Oan chấn động nhân dân thời bấy giờ, và cả cho đến hôm nay.  Mỗi khi đọc lại lịch sử, người hậu thế chúng ta cũng không tránh khỏi ngậm ngùi thương tiếc cho một khai quốc công thần là nạn nhận của một cuộc tranh giành ngôi  báu đến nỗi phải bị tru di tam tộc, máu chảy đầu rơi, chết trong oan khuất: đó là quan khai quốc công thần đời Hậu Lê  Hành Khẩn Lại Bộ Thượng Thư Nguyễn Trãi.
Ta thử xem lại vụ án nầy thế nào mà làm chấn động nhân dân lúc đó đến thế, câu chuyện xoay quanh giữa hai nhân vật chánh là Hành khẩn Lại Bộ Thương Thư Nguyễn Trãi và bà vợ thứ ba của ông là Lễ Nghi Học Sĩ  Nguyễn Thị Lộ. Về tiểu sử Nguyễn Trãi thì nhiều sách đã viết, ở đây tôi chỉ lược khảo lại vài nét tiểu sử của hai nhân vật để chúng ta có những khái niệm về thân thế sự nghiệp của hai người trong  vụ án nầy.

20/10/13

10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới

10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới

14 tháng 10 2013 lúc 17:43
10 vị tướng vĩ đại nhất lịch sử thế giới

 Lịch sử nhân loại từ cổ đến kim có nhiều vị tướng tài giỏi xuất chúng.
Với thiên tài quân sự của mình, họ có thể làm thay đổi cả trật tự thế giới.
Xin giới thiệu mười danh tướng tiêu biểu sau đây:


1. Alexander đại đế (384 - 322)
 Người chinh phục vĩ đại nhất suốt lịch sử của Hi Lạp cổ. Những chiến công của ông được đánh giá cao vì nó làm cho văn hoá Hi Lạp được lưu truyền khắp nơi, đạt đến đỉnh cao nhất trong lịch sử Văn minh nhân loại.



19/10/13

NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM ĐỌC LẠI LỊCH SỬ VIỆT NAM

“Việt Nam có hai trong 10 nữ tướng vĩ đại nhất Thế Giới “

BÀI COPY TỪ FACE BOOK THU YẾN VŨ TỨC BLOGGER ÉN MÙA THU

19 tháng 10 2013 lúc 20:12
“Việt Nam có hai trong 10 nữ tướng vĩ đại nhất TG“

Trong top 10 nữ tướng lừng danh thế giới, Triệu Thị Trinh và Hai Bà Trưng được báo Tây tôn vinh là những chỉ huy tài ba nơi trận mạc.
(Kienthuc.net.vn) - Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.
Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:

LỜI CHÚC NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2013


NHÂN NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2013 TÔI XIN TRÂN TRỌNG GỞI ĐẾN QUÝ VỊ NỮ ĐỘC GIẢ GẦN XA, QUÝ BẠN BÈ, CÁC CHỊ, CÁC EM ĐÃ CÙNG TÔI TRAO ĐỔI COMMENTS TRONG THỜI GIAN VỪA QUA MỘT NGÀY VUI VẺ, THẮNG LỢI, TRÀN ĐẦY HẠNH PHÚC. THÂN

18/10/13

TẢN MẠN CUỐI TUẦN: NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MÙA

TẢN MẠN CUỐI TUẦN:
NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MÙA  
CHỌN NHẠC VÀ VIẾT DẪN NHẠC: 
 HUY THANH 



A -DẪN Ý NHẠC QUA TÌNH CA BỐN MÙA:

Những hình ảnh tuyệt đẹp của bốn muà XUÂN , HẠ, THU ,ĐÔNG luôn luôn hiện diện trong những bài Ca trữ tình hayThơ lãng mạn từ xưa tới nay. Hình như tâm cảm con người đối với cảnh vật bốn mùa có những sự rung động gần gũi hơn khi bàng hòang nhớ về một kỷ niệm nào đó đã xa khuất.

15/10/13

THƠ NHẠC: MỘT CHUYỆN TÌNH


THƠ NHẠC:
MỘT CHUYỆN TÌNH 
HUY THANH

1- THƠ:
MỘT CHUYỆN TÌNH
1-
Chuyện tình ảo ảnh phù du
Xa nhau thì đã sương mù áo bay
Người về tóc trắng sương phai
Nên trong ký ức lạc loài xanh xao
Trở trăn hồi bước chiêm bao
Người đi qua đó lao đao nửa đời

THƠ: MỘ LÁ

THƠ:

MỘ LÁ




HUY THANH 

(đồng cảm tựa một bài thơ của Lan Phương)

ta nhặt chút nắng hanh vàng trên cỏ
nhuộm niềm đau vào xác lá ngu ngơ
trời vẫn xanh sao mà vàng nỗi nhớ?
sao vẫn đưa từng bóng lá ơ thờ?

14/10/13

THAM LUẬN THÀNH CÁT TƯ HÃN CON SƯ TỬ CỦA VÙNG THẢO NGUYÊN THẾ KỶ XII-XIII

THAM LUẬN: 

THÀNH CÁT TƯ HÃN CON SƯ TỬ CỦA VÙNG THẢO NGUYÊN THẾ KỶ  XII-XIII 

HUY THANH 
(TỔNG HỢP, VIẾT NHẬN ĐỊNH, VIẾT BÌNH LUẬN TỪ NHIỀU TÀI LIỆU TRÊN INTERNET)

1-TIỂU SỬ, CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP THÀNH CÁT TƯ HÃN:
1.1- TIỂU SỬ :


Thành Cát Tư Hãn  tên gọi Thiết Mộc Chân  sinh năm 1162, mất năm 1227, là người lập ra Đế quốc Mông Cổ  sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á vào năm 1206. Ông được người Mông Cổ coi như là một vị lãnh đạo  mang lại sự ổn định về chính trị, kinh tế cho khu vực Á-Âu. Cháu nội của ông  sau này,là Hốt Tất Liệt đã thiết lập ra triều đại nhà Nguyên của Trung Hoa. Nhiều nhân vật nổi tiếng là hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn, những kẻ đi xâm chiếm nhiều đất đai về tay mình như Timur Lenk, kẻ chinh phục dân Thổ Nhĩ Kỳ, Babur, người sáng lập ra đế quốc Mogul trong lịch sử Ấn Độ.
Thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân rất nghèo khổ, khi ông lên 9 tuổi, cha ông đã đưa ông đến gia đình vợ tương lai là Bột Nhi Thiếp. Ông phải sống ở đó cho đến khi đủ tuổi lấy vợ là 12 tuổi. Sau đó cha ông bị đầu độc bởi bộ lạc Tháp Tháp Nhi  trên đường trở về nhà ,Thiết Mộc Chân sau đó đã trở thành thủ lĩnh của bộ lạc mình .Trong những năm sau đó, ông và gia đình sống một cuộc đời du cư nghèo khó, sống được là nhờ các loài động vật gặm nhấm. Trong một lần đi săn bắn như vậy ông đã giết chết người anh/em cùng cha khác mẹ là Bekhter trong một cuộc tranh giành chiến lợi phẩm, năm 1182, ông đã bị những người cùng bộ lạc cũ bắt trong một cuộc tập kích và bị giam cầm với gông trên cổ. Sau đó ông trốn thoát với sự trợ giúp của những người coi ngục có cảm tình. Mẹ ông đã dạy ông nhiều bài học sống sót trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Mông Cổ tới sự cần thiết của liên minh với những bộ tộc  khác.

12/10/13

Phiếm luận : TẢN MẠN VỀ MƯỜI HAI CÁCH CƯỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

PHIẾM LUẬN:
TẢN MAN VỀ MƯỜI HAI CÁCH CƯỜI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
HUY THANH

Ông bà ta thường nói " nụ cười bằng mười thang thuốc bổ" cũng chẳng sai, vì khi ta có được một nụ cười trên môi là ta cảm thấy khoẻ khoắn yêu đời hơn,  cũng đồng nghĩa với ta là đã thỏa mãn một điều gí đó về tinh thần hay vật chất.  
Về sinh lý học, cười hay khóc là một biểu hiện sinh lý từ những dây thần kinh do các nơtron trong não điều khiển , biến cảm giác vô thức thành ý thức, từ đó tác động lên các mô vật chất làm ta phải cười. Gặp nhau người VN ta gật đầu chào là cười ( dù có thể trong lòng ta lúc đó đang héo hắt),
Cười mang đến cái hên cho ta và cả cho người tiếp nhận. Bạn thử nghĩ một gia đình hạnh phúc mà không có nụ cười cuả vợ chồng, con cái, thì như một bông hoa không có mùi hương vậy vì A good laugh is sunshine in a house. (Một nụ cười tươi là ánh mặt trời ở trong nhà) mà.

8/10/13

THAM LUẬN: TÌM HIỂU THẾ NÀO LÀ ĐẠO LÃO GÍÁO

THAM LUẬN:

THẾ NÀO LÀ ĐẠO LÃO GÍAO?

HUY THANH
 

 A -NGUỒN GỐC CỦA ĐẠO LÃO GIÁO:

Đạo Lão Giáo ra đời vào thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa, thời kỳ nầy xảy ra từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Thời kỳ nầy diễn ra suốt ba trăm năm lọan lạc chiến tranh, các nước tranh đấu giành đất đai, mở rộng bờ cõi, gây chiến tranh liên tục khắp nơi. Sự chết chóc, đau khổ bao trùm lên đời sống con người khiến họ sống trong nỗi sợ hãi lo âu thường xuyên, Từ đó, những tư tưỡng bi quan về cuộc sống hình thành, phân hoá nhiều lớp người , họ nhận định về cuộc sống rất khác nhau. Một số ngươi coi đó là định mệnh phải chấp nhận. Một số người khác lại cho là cuộc sống cần phải có yếm thế,để rút kinh nghiện vươn lên. Một số người khác thì lại coi con người sinh ra để tự tử khi cần phải phẩn uất, phản kháng xã hội. Mặt khác sự thành bại của nhiều nước đã khiến luân lý bị đảo lộn, nước thắng tận diệt đạo đức nước thua trận, do đó quan điểm xã hội thay đổi rất mau chóng.
Học thuyết đạo Lão Tử ra đời trong giai đoạn nầy đã giúp mọi người nhìn được cái chân lý của cuộc sống , nó hướng thượng con người vui sống, lạc quan dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người đề xướng ra học thuyết nầy là Lão Tử, về sau Trang Tử là người đi sâu vào học thuyết hơn, và bổ sung nhiều điều bổ ích khác .

Truyện dịch MẸ TÔI

  1. TRUYỆN DỊCH
    MẸ TÔI

    NGUYÊN TÁC TIẾNG PHÁP
    TÁC GIẢ EDMONT DE AMICIS
    NGƯỜI DỊCH: HUY THANH


    (Tặng những người mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam  20/10/ 2013)

6/10/13

THƠ: BÀI LÃNG DU CỦA NGƯỜI TÌNH MẤT TRÍ

THƠ

BÀI LÃNG DU CỦA NGƯỜI TÌNH  MẤT TRÍ

HUY THANH

1-

người lãng du khi muốn bỏ quên đời
đốt điếu thuốc để che buồn đôi mắt
lửa lập loè cháy tình yêu huyễn hoặc
những que diêm quăng xuống đất ngậm ngùi

5/10/13

THƠ: PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG

MỜI NGHE NỮ NGHỆ SĨ LỆ HƯỜNG NGÂM DIỄN BÀI THƠ:

PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG
HUY THANH  
1)
Tôi đi tìm một bóng tôi 
Loanh quanh chỉ thấy rã rời thịt xương
Cuộc đời còn lắm tai ương 
Sinh non thế kỷ nên thương thân mình 

THAM LUẬN: HỒ QUÝ LY NHÂN VẬT TIẾN BỘ CẢI CÁCH THỜI PHONG KIẾN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

HỒ QUÝ LY NHÂN VẬT TIẾN BỘ CẢI CÁCH THỜI PHONG KIẾN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

HUY THANH

 I- NHÂN VẬT HỒ QUÝ LY  TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM:

Hồ Quý Ly  ( tên trước khi đổi họ Hồ là Lê Quý Ly), sinh năm 1336  mất năm 1407. Trước đây ông mang họ Lê vì ông tổ bốn đời là Hồ Liêm làn con nuôi quan tuyên huấn Lê Huấn nên đổi họ Lê  .Nhưng sau nầy khi xét lại gia phả thấy mình có thuỷ tổ là Hồ công Mãn dòng giõi vua Thuấn bên Trung Hoa nên đổi lại là họ Hồ.



3/10/13

THAM LUẬN: BÙI GIÁNG NHÀ THƠ ĐIÊN GIỮA CÕI ĐỜI HƯ THỰC

NHÂN DỊP SẮP NGÀY GIỖ 15 NĂM NHÀ THƠ BÙI GIÁNG 07/10/2013 TÔI VIẾT VỀ NHÀ THƠ ĐIÊN GIỮA CÕI ĐỜI HƯ THỰC NẦY


 photo HT-EMT81.jpg

HUY THANH

Tôi gặp nhà thơ Bùi Giáng được ba lần, lần thứ nhất vào giữa năm 1974 tại khuôn viên trường Đại Học Vạn Hạnh ở đường Trương Minh Giảng (nay là trường Sư Phạm đường Nguyễn văn Trổi) khi tôi theo người cậu là nhạc sĩ Anh Việt Thu đi trình diễn buổi récital piano classique theo lời mời của Ban Đại Diện Sinh Viên Trường. (lúc đó nhân ngày lễ tốt nghiệp phát bằng Cử Nhân cho sinh viên ra trường). Hình ảnh một ông già râu tóc bạc, tóc để dài nhưng không búi,ăn mặc xềnh xoàng ngồi uống cà phê với một nhóm sinh viên hăng say tranh luận về triết học đã gây cho tôi một ấn tượng đặc biệt về nhà thơ lớn nầy. Lần thứ hai vào khoảng tháng 12 năm1974 ông vào trường Đại Học Luật Khoa ở đường Duy Tân, nơi tôi đang theo học Ban Cao Học Tư  Pháp  để tìm một người bạn (nay là trường Đại Học Kinh Tế đường Phạm Ngọc Thạch). Lúc đó, vì vội vàng vào giảng đường nên tôi chỉ kịp gật đầu chào ông . Lần thứ ba, khoảng cuối năm 1976 khi tôi đang đi cùng người bạn ở vòng xoay ngã sáu Sai Gon thì bạn tôi la lên:" Bùi Giáng kìa mầ ". Tôi quay lại nhìn thì thấy ông ăn mặc rách rưới, đang đứng ở dưới chân tượng Phù Đổng Thiên Vương, mắt ngó lên trời, chỉ trỏ nói lảm nhảm những gì không nghe rõ. Phía sau là một đám trẻ con tò mò, có đứa la to "Ông già điên, ông già điên". Ông đi qua những dãy phố, cúi nhặt những bao thuốc lá, giấy báo cũ, vỏ chai bỏ vào một cái bao to mang bên cạnh mình. Tôi cứ ngỡ ông lượm ve chai về bán nhưng sau nầy một người cháu của ông cho biết là ông mang về thấy người mua ve chai nào đi ngang qua ông cũng gọi vào cho. Với ông, một hoa hậu hay một cô gái lam lũ đi mua ve chai cũng như nhau. Tôi rất quý trọng ông về phẩm chất đó. Đấy, những hình ảnh về nhà Thơ lớn Bùi Giáng trong tôi chỉ có thế, nhưng nó đã trở thành một nổi ám ảnh, thôi thúc mà cho đến hôm nay sau 13 năm từ ngày ông mất, tôi mới có dịp viết về ông: Một nhà thơ điên giữa cuộc đời hư thật.
Nếu gọi Bùi Giáng là nhà thơ cũng không đúng hẳn mặc dù đa số tác phẩm ông là Thơ, bên cạnh đó ông cũng có những bài Nhận Định,Giảng Luận, Phê Phán, Triết Học, Tạp Văn  dịch thuật v .v..., tóm lại theo tôi ông là nhà Thơ, nhà Dịch Thuật,Nhà Nghiên Cứu Văn Học .Ở đây, tôi giới thiệu Bùi Giáng trên lãnh vực Thơ.cùng một số bài tiêu biểu của ông để chúng ta cùng thưởng thức

2/10/13

BẠN MUỐN VỀ VIÊT NAM ĐẦU TƯ Ư? XIN MỜI

BẠN MUỐN VỀ VIỆT NAM ĐẦU TƯ Ư?  XIN MỜI 

HUY THANH


Tuần qua tôi có nhận được Email của một người bạn bên Mỹ, trong thư anh có ý muốn về Việt Nam đầu tư một doanh nghiệp thương mại bằng vốn 100% nước ngoài  (anh là người Mỹ gốc Việt). Mặc dù trước đây tôi với anh cũng đã từng học qua Kế Toán Mỹ, nhưng anh nghe nói Kế Toán Việt Nam khác rất nhiều với Kế toán Mỹ nên anh rất ngại chánh sách Kế Toán Việt Nam thay đổi luôn, nhiều bất cập ,nhất là hoạt động trong lĩnh vực Tài Chánh Kế Toán. Chủ yếu anh hỏi về Chế độ Báo Cáo Tài Chánh trong lĩnh vực Kế Toán là một vấn đề quan trọng  mà bất cứ một chủ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm trước khi mình đầu tư ở một nước khác, nhất là nước đó theo chủ nghĩa xã hội. Biết tôi đang quản trị một doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam, anh gợi ý tôi trao đổi những kinh nghiệm, những vấn đề thiết yếu khi quản trị Kế Toán tại Việt Nam theo luật Kế Toán của nước chủ nhà.
Thực ra, kinh nghiêm quản trị Kế Toán Tài Chánh là điều quan trọng. Nhưng trước hết bạn phải nắm vững Luật Kế Toán và những thông tư, nghi định về lĩnh vực nầy của nhà nước, sau đó phải linh hoạt xử lý một cách hợp pháp các vấn đề  trên cho phù hợp với những điều kiện của doanh nghiệp là làm sao có lợi nhất cho doanh nghiệp mình.
Trong Entry nầy, tôi  không nêu lên những kinh nghiệm của mình mà chỉ nêu lên những vấn đề chủ yếu, một số nguyên tắc chính phải Hiểu và Làm khi lập và Báo Cáo Kế Toán Tài Chánh đối với những doanh nghiệp có  vốn nước ngoài đầu tư ở Việt Nam.

29/9/13

THƠ TỨ QUÝ

THƠ TỨ QUÝ 
HUY THANH

XUÂN



hoa khoe một cõi đất trời
nụ mai vàng ánh tựa lời cỏ hoa
áo em hai mảnh khép tà
bướm vờn ong gọi lòa xòa tóc xuân 

28/9/13

THƠ: NGUYÊN TÁC: L'AUTOME (MÙA THU)

THƠ:
NGUYÊN TÁC: L'AUTOME
MÙA THU)
TÁC GIẢ: ALPHONSE DE LAMARTINE
DỊCH THƠ:  HUY THANH

1- VÀI NÉT TIỂU SỬ  TÁC GIẢ:
Lamartine sinh năm1790 tại  Burgundy, trong 1 gia đình quý tộc sa sút. Tuổi thơ của ông trải qua êm đềm ở làng Milly, nơi người mẹ đã dạy ông những bài học đầu tiên về tình người.  Lớn lên ông vào học ở một trường Công giáo địa phương, sau đó nghỉ ở nhà tự học bằng cách đọc sách. Ông đọc nhiều sách của Rousseau, Chateaubriand, Bible, Dante, Swedenborg…, những tác giả này sau đó có ảnh hưởng nhiều đến văn chương của ông.
Năm 1811, ông sang Naples nước Ý để du lịch. Tại đây ông có một mối tình để 40 năm sau đó viết thành cuốn tiểu thuyết Graziella nổi tiếng. Bốn năm sau (1815), Napoléon I đánh chiếm Paris. Lamartine gia nhập đội cảnh vệ Hoàng gia, theo vua Louis XVIII chạy sang Bỉ, rồi sang Thụy Sĩ, một thời gian ngắn sau lại trở về Pháp.
Năm 1816, ông bị ốm nặng, phải vào bệnh viện ở Aix les Bains an dưỡng. Tại đây ông gặp được Julie Charles, vợ một viên sĩ quan, bị lao phổi, cũng đang điều trị. Hai người gần nhau nhiều, lại cùng cảnh ngộ, nên bất chấp thân phận, họ nảy sinh một tình yêu nồng đậm. Song cuộc tình vụng trộm ấy kéo dài chưa lâu, thì Julie Charles từ trần (tháng 12 - 1817). Mối tình đau khổ này mang lại nhiều cảm xúc nhất cho thi sĩ, khiến Lamartine viết thành tập thơ "Trầm tư", tác phẩm nổi bật nhất trong sự nghiệp của ông.
Năm 1820, tập thơ "Trầm tư" ra đời, biến ông từ một nhà thơ tỉnh lẻ thành một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Cùng năm đó ông kết hôn với Mary Ann Birch, người về sau sinh ra cho ông 2 người con, nhưng đều chết sớm.
Từ năm 1825 đến 1828, ông làm cho một toà đại sứ Pháp tại Ý. Năm sau (1829), ông gia nhập viện hàn lâm Pháp. Ngày 24 tháng 2 năm 1848, ông được bầu làm bộ trưởng Ngoại giao Pháp và giữ chức này được gần 3 tháng. Lúc này ông vẫn có chân trong chính phủ Pháp lâm thời.
Năm 1851, ông tuyên bố rút lui khỏi chính trường, về quê nhà, sống rất thiếu thốn bằng nghề viết văn.
Năm 1869, ông mất tại Paris, hưởng thọ 79 tuổi.
Tác phẩm và tên tuổi của Lamartine gắn liền với tập thơ "Méditations" (Trầm tư), ra đời năm 1820  ( Nguồn trích tiểu sử từ Bách Khoa Tòan Thư Wikipedia )

21/9/13

VỚI ĐÀ LẠT

BÀI XƯỚNG HỌA THƠ TỰ DO

VỚI  ĐALẠT

Tuần qua tôi nhận được Email của nhà thơ Nhã My - Sương Lam tức Face book Ngọc Lam  từ thủ đô Washington của Hoa Kỳ gởi về Việt Nam tặng một bài Thơ tựa bài là VỚI ĐALẠT.  ĐàLạt là nơi tôi thường trú mỗi khi về Việt Nam coi như là quê hương thứ hai của tôi, tôi có một thời gian dài sinh sống và làm việc ở đây. Rất cám ơn nhà Thơ nữ Nhã My Sương Lam đã có hảo ý gởi tặng.
Tôi xin đáp tặng lại, họa ý lại cô một bài Thơ tự do cùng tựa để gọi là đền ơn tri ngộ. Trân trọng cám ơn

20/9/13

THAM LUẬN: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÙNG TỪ NGỮ KHI SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH TẾ


THAM LUẬN

Photobucket

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN DÙNG TỪ NGỮ

KHI SOẠN THẢO HƠP ĐỒNG KINH TẾ

HUY THANH


Hiện nay, sự giao dịch mua bán dù trong nội điạ hay trên lĩnh vực ngoại thương giữa các nước với nhau, người ta thường căn cứ vào Hợp Đồng Kinh Tế (H Đ K T). Riêng trong lãnh vực mua bán quốc tế, người ta thường ký với nhau những Hợp Đòng Ngoại Thương hay Xuất Nhập Khẩu. Đó là một văn bàn thoả thuận giữa hai hay nhiều nước căn cứ vào luật pháp kinh tế của các bên và quốc tế để giao dịch thương mại lẫn nhau.
Do ngôn ngữ và luật pháp các bên không thống nhất, nên để những điều khoản thỏa thuận được hiểu một cách rõ ràng, tiện cho việc thưc hiện, tránh được những tranh chấp không cần thiết trước Cơ Quan Tài Phán Kinh Tế  Quốc Tế, việc soạn thảo, dùng từ ngữ chính xác trong Hợp Đồng Kinh Tế rất quan trọng. Việc cẩn trọng trong khi dùng từ ngữ lúc soạn thảo Hợp Đồng Kinh Tế  (không những dành riêng cho việc mua bán quốc tế mà còn cả trong các Hợp Đồng mua bán nội địa, các địa phương với nhau)  rất cần thiết cho những chuyên gia soạn thảo H Đ K T. Người ta thường nói: "sai một ly đi ngàn dặm" hay "bút sa gà chết" là nói đến những trường hợp ta có thể sai lầm trong việc giao dịch mua bán với nhau, nhất là trong việc ký Hợp Đồng mua bán. Do vậy việc dùng từ ngữ rất quan trọng cho những chuyên viên soạn thảo văn bản về Kinh Tế nói chung và cho lãnh vực buôn bán nói riêng.

18/9/13

HỒI KÝ: KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC

HỒI KÝ:

KÝ ỨC VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG TRUNG HỌC

HUY THANH


















Làm người ai cũng có ít nhất một lần cắp sách đến trường  Hầu như là trong đời sống ngắn ngủi 60 năm của mình, con người đã bỏ ra trên 20 năm đầu tiên của cuộc đời để học hỏi, để thu thập kiến thức tinh hoa của nhân loại làm hành trang để đi vào cuộc sống.
Trong khoảng tuổi đời cắp sách, từ bậc Tiểu Học, Trung Học rồi  đến Đại Học hay hơn thế nữa, quãng đời học Trung học suốt 7 năm đèn sách  luôn gắn bó với ký ức đời người. Bởi vì thời gian đó con người bắt đầu trưởng thành từ tâm hồn đến thể xác, có những tư duy về xã hội, nhận định về cuộc sống dù rất còn non trẻ. Quan trọng nhất là những chuyển biến trên lãnh vực tâm hồn, tình cảm đối với những người thân thiết chung quanh như trong gia đình, học đường, hay đối với những người khác phái.

THƠ: PHIÊN KHÚC MÙA ĐÔNG


THƠ

Photobucket



PHIÊN KHÚC MUÀ ĐÔNG

HUY THANH

1-

Khi nuớc mắt đã giọt dài giọt vắn

Đọng trên đầu môi lịm nỗi đau riêng

Ta trở về nghe hồn đau trĩu nặng

Dậy buồn lên phong kín những ưu phiền

15/9/13

THƠ: TRUNG THU TA VÀ EM

THƠ




Photobucket


TRUNG THU 
TA và EM 
 HUY THANH

Em soi hồn nến nhỏ

Tìm chút tuổi thơ nầy

Gót son nào bỏ dở ?

Chiếc lồng đèn xa bay

14/9/13

THAM LUẬN : NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU CỦA MỘT VĂN BẢN PHÁP QUI


THAM LUẬN:
NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH YẾU 

CỦA MỘT VĂN BẢN PHÁP QUI
 HUY THANH 


A- THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN PHÁP QUI:

Văn bản pháp qui  là một công văn có nội dung hướng dẫn thực hánh một điều luật nào đó do nhà nước ban hành ,nhằm mục đích cụ thể hoá và thống nhất phương pháp thực hiện cho những đơn vị liên quan cấp dưới trực tiếp khi cần hành xử đến điều luật đó .
Văn Bản Pháp Qui rất tổng quát , nêu lên một cách toàn diện cho các đơn vị mà không nêu đích danh đơn vị nào , không phân biệt ngành nào ,và có hiệu lực trong thời gian kéo dài cho đến khi có một Văn Bản Pháp Qui khác sửa đổi, bổ sung hay thay thế
Văn bản Pháp Qui khác Văn Bản Pháp Luật ở chỗ : Văn Bản Pháp Luật chỉ có hiệu lực thời gian ngắn , có đối tương phải thực hiện rõ ràng ,Văn bản Pháp Luật được ban hành trên cơ sở một Văn Bản Pháp Quy đã được định hướng .

11/9/13

NHẠC SĨ PHẠM DUY: MỘT NGÔI SAO LỚN CỦA NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM ĐÃ TẮT

NHẠC SĨ PHẠM DUY
MÔTNGÔI SAO LỚN CỦA NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM ĐÃ TẮT
HUY THANH

I -MỞ ĐẦU:
Tôi đã từng nghe nhạc Phạm Duy gần hết cuộc đời mình, từ thủa còn mài đũng quân trên ghế Tiểu học qua tiếng hát của mẹ như Nương Chiều, Ngày Trở Về, Chiến sĩ Vô Danh, Bà mẹ quê .. đến Thời Học Trung Học, nhất là vào  Đại Học khi tôi bắt đầu biết sáng tác nhạc và có nhạc phổ biến trên thương trường bày bán trên thị trường
Trên phương tiện truyền thông thì tôi càng khâm phục ông hơn khi nghe nhạc ông như những tâm tình rất gần gũi với những người có tâm hồn yêu nhạc chân chính .
Phải thành thật mà nói rằng tôi rất khó tính ( khó tính ngay cả chính mình )  trong khi nhận định , lý luận về âm nhạc của một người nào đó. Nhất là sau năm 1975, sự lạm phát của tác phẩm và nhạc sĩ gần như phi mã với những bài hát như một thứ "mì ăn liền " nghe rồi quên. Ai cũng có thể tự xưng là ngôi sao, ca sĩ nhạc sĩ cả  mặc dù họ ca hát, sáng tác chẳng ra thể thống gì. Miễn có tiền là ra CD, Album tung ra bán ì xèo trên thị trường và quảng cáo hằng đêm trên ti vi như cái chợ tạp hóa chồm hổm

Thơ: BA BÀI TÔI NHẬT TỤNG

BA BÀI TÔI NHẬT TỤNG

HUY THANH


I- TÔI VÀ EM

tôi đi vào cuộc tàn phai
bể dâu uống cạn gót giầy ngậm sương
đêm qua mau đến dị thường.
tóc xanh điểm trắng mười phương hải hồ.

nhạc lòng tủi ánh trăng tơ.
nốt cao, nốt thấp, mộng hờ ảo sương.
đêm phai ký ức đầu nguồn
ngùi trông kỷ niệm trắng dường chiêm bao

mắt em hai mảnh thu sầu
con trăng mười sáu rụng lầu thế gian
môi anh còn điếu thuốc tàn.
lập loè ánh lửa hai hàng lẻ loi

mai tôi rời bỏ cuộc chơi.
em nghe lau lách rã rời nhan dung?

II- TÔI VÀ TÔI

tôi về vàng đá xanh xao
bước chân lãng tử tiêu hao nửa đời
thôi đành bỏ cuộc rong chơi
lênh đênh ngày tháng rã rời thịt xương.

cười phôi thai cuộc hí trường.
trên dòng tóc trắng cảm thương thân mình.
chiếc cầu hai ngã tử sinh.
chưa qua mà tiếc thương mình hư hao

III- TÔI VÀ BẠN BÈ

chúng tôi lỡ đầu thai lầm thế kỷ
nên bạn bè nhiều đứa bỏ đi xa
năm mươi năm: đứa thành quỷ, thành ma
đứa quên hết tiếng cha cùng tiếng mẹ

tiếng ru hời thuở nằm nôi thơ bé
xin trả về thời ấy những ngây thơ
giờ ở đây chỉ còn tiếng "hê lô"
khi gặp gỡ thay lời chào rất vội

hát tình ca cũng không còn nốt mới
khi dứt rồi không để vọng dư âm
tay bắt tay lòng giấu những cuồng tâm
nụ cười gượng che bao điều toan tính

ly rượu đắng, tách cà phê , nhạc Trịnh
đủ quên đời hoang phí chút thời gian
khi ra về lòng trĩu nặng xốn xang
môi thâm tím cố mang vài tiếng hát

vỗ bàn tay cũng không thành nhã nhạc
nên rưng rưng dành vuốt mắt cho đời
ngày qua đi chỉ còn mấy nụ cười
không đủ xoá ngậm ngùi trong ký ức

chân quờ qụang, nên hồn rơi đáy vực
vác trăm năm theo tuổi trượt đường dài
quá khứ mịt mờ, rách nát cả tương lai
nên không dám gởi ai lời dịu ngọt

mắt gian ngoa phải che bằng kính mát
môi dối gian phải hút thuốc đến tàn
đã bao lần tóc nhuộm với thời gian
rồi đêm tối đọc lời kinh sám hối

bạn bè tôi, một lũ người vô tội
giờ quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
xoè bàn tay năm ngón rất vô tình
đếm không đủ những lời kinh xóa tội

HUY THANH

7/9/13

Tham luận: ẢNH HƯỞNG ĐẠO THIÊN CHÚA TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

ẢNH HƯỞNG ĐẠO THIÊN CHÚA 
TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ

HUY THANH

I - NHỮNG CÂU THƠ NỔI TIẾNG CỦA HÀN MẶC TỬ


"Người đi một nửa hồn tôi mất"
" Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ"
( NHỮNG GIỌT LỆ)

"Sao bông phượng nở trong mầu huyết "
"Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu ? "
(NHỮNG GIỌT LỆ )

" Ngày mai trong đám xuân xanh ấy"
" Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi "
(MÙA XUÂN CHÍN ).

" Ở đây sương khói mờ nhân ảnh"
" Ai biết tình ai có đậm đà "
( ĐÂY THÔN VỸ DẠ ) 

5/9/13

Thơ: HOÀI NIỆM

HOÀI NIỆM
HUY THANH 





ta nhen nhúm hồn thơ thành khói thuốc

khói tự trầm hâm hấp nóng chiêm bao
em môi tím thâm son thời chân guốc
sân trường bay hai vạt yếm lụa đào

3/9/13

THAM LUẬN: NHỮNG BÀI THƠ TÌNH CHỦ ĐỀ ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI TRONG MÙA LY LOẠN ĐƯỢC PHỔ NHẠC TỪ BA THẬP NIÊN 1945 ĐẾN 1975 .

NHỮNG BÀI THƠ TÌNH TRONG MUÀ LY LOẠN 
ĐƯỢC PHỔ NHẠC TỪ BA THẬP NIÊN  1945 -1975 

CHỌN BÀI & VIẾT LỜI  BÌNH THƠ:
HUY THANH




I - LỜI BẠT:  

Không phải ngẫu nhiên mà tôi chọn Thơ  ĐƯỢC PHỔ NHẠC Chủ Đề "Tình Yêu Trong Mùa Ly Loạn" đề viết Entry nầy  mà vì trong văn học, những bài Thơ Tình trong cuộc chiến rất hiềm hoi, có thể là đếm trên đầu ngón tay. Đất nước ta bây giờ không còn chiến tranh,có thể một ngày nào đó -và cũng mong như vậy -hai chữ chiến tranh sẽ không có chỗ đứng trong trí nhớ mọi người. Dĩ nhiên những cảm xúc về tình yêu trong chiến tranh theo đó sẽ kết thúc, hay trở thành xa lạ, trở thành lữ khách với  những thế hệ sau. Một hiển nhiên là chúng ta, những người  còn sót lại ở thế hệ chiến tranh trước vẫn còn là nỗi ám ảnh đau thương,một định mệnh dân tộc, một oan khiên của tình người. Do vậy, chủ đề Entry mà tôi chọn lựa dù chỉ chiếm lỉnh một phần rất nhỏ trong khoảng không gian thơ bao la ,nhưng cái xúc cảm của nó rất to lớn, dường như gắn liền với vận mệnh dân tộc, là cái trăn trở của thế hệ  chúng ta vẫn đeo đẳng trong tiềm thức cho đến nay. Nói cách khác, Thơ của họ là  ghi tình người trong một dấu ấn lịch sử nào đó.
Khi chọn lựa Thơ, tôi cũng đọc rất kỹ để trích đoạn, bởi vì có một số bài Thơ quá dài (như Tha La Xóm Đạo chẳng hạn), một bài Thơ không phải câu nào cũng hay, cũng logic với những câu khác, cũng cần thiết, nên xin phép tác giả và gia đình bỏ qua và  thông cảm  cho sự chọn lựa nầy. Những câu thơ, những bài thơ hay tôi chọn lựa chỉ là một phần nhỏ của nhiều bài Thơ cùng một chủ đề, nhưng bài viết cũng có nhiều hạn chế nên xin mạn phép chỉ viết vài nhà Thơ tượng trưng, tiêu biểu mà thôi.

2/9/13

THAM LUẬN : CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ

THAM LUẬN: CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA
HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ

HUY THANH

1- NHA PHIẾN LÀ GÌ:

Nha Phiến hay Á Phiện (Ma tuý) là một chất chiết xuất từ vỏ của mầm cây Anh Túc (cây Thầu Dầu) có tên khoa học là Papaver Somniferum, chất nầy có tính chất làm dịu cơn đau, nhưng cũng làm cho con người bị nghiện ngập, mất hết lý trí, Triệu chứng người nghiện ngập nha phiến là luôn chảy nước mắt, mũi, nuớc dãi. Tay chân lúc nào cũng oằn oại như bị liệt. Họ rất sợ tắm nước nên cả tháng không tắm, người lúc nào cũng bẩn thỉu có mùi hôi khó chịu. Nếu có á phiện thì họ hút, chích say sưa, lúc đó tâm hồn họ phơi phới như đi trên mây, về gió. Đầu óc họ không còn tỉnh trí, sống trong ảo giác, viễn tưởng rất mạnh. Khi lên cơn nghiện mà không có nha phiến, họ làm bất kể điều gì để có thuốc thỏa mãn cơn ghiền như giết nguời (kể cả giết cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè, con cái) vì mất hết lý trí. Họ nằm lăn ra đất, co giật như người bị động kinh nếu không có nha phiến kịp thời để hút chích kịp thời.

30/8/13

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ

HAI BỨC THƯ MỘT ẨN DỤ:

I- BỨC THƯ THỨ NHẤT:

NHÀ VĂN, NHÀ BIÊN KỊCH SÂN KHẤU
NGUYỄN QUANG VINH GỞI ĐÀM VĨNH HƯNG

Đôi lời muốn nói với Mr Đàm

Có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.

>>Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 thẳng thừng chê Mr Đàm, Hà Hồ
>> Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 sẵn sàng xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng

Tối nay rảnh, có mấy điều muốn nói với Đàm Vĩnh Hưng. Rảnh thật, chứ nếu bận thì anh không ngứa mồm. Sau trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, Hưng "mần" lại bằng tâm thư. Em "mần" tâm thư thì anh "mần" mấy dòng lung tung, lang tang thế này thôi:
Một là với đám đông, đôi khi có ai đó cởi truồng rồi vừa múa vừa hát "xòn xòn xòn đô xòn, xòn xòn xòn đô rê", có thể hút cả nghìn người coi, thậm chí có người còn nhảy dựng lên, múa theo, hát theo, ngây ngất ấy chứ, nhỉ, em nhỉ?
Hai là em có giọng hát và đã tạo ra được khán giả của riêng em. Và nhiều đơn vị tổ chức ca nhạc, bầu sô kiếm được bộn tiền nhờ vào em và một số người hát như em (anh cố tình dùng chữ 'người hát'). Điều đó không phủ nhận. Và em là một người hát nổi tiếng, nổi tiếng đến độ, nếu em có facebook, chẳng cần nhọc công nghĩ ra câu chữ, văn chương, vấn đề, em chỉ cần đưa cái bàn chân em lên, cái bàn chân vừa xỏ vào đôi giày hiệu cỡ 5.000 USD chẳng hạn rồi viết mấy chữ: "Hưng có giày mới nè", thì chí ít cũng vài ba chục nghìn link, nhỉ, Hưng nhỉ. Bọn anh, viết vỡ mặt, tìm kiếm thông tin, những mong mang đến bạn đọc những cảm nhận, suy nghĩ, bình luận nghiêm túc, cao lắm chỉ được mấy trăm link. Em nổi tiếng quá gì nữa, nhỉ, Hưng nhỉ.
Ba là có ai đó viết sau khi em gửi tâm thư rằng: tài năng và nổi tiếng là khác nhau, chắc em đã đọc, và người ta nói em nổi tiếng chứ không tài năng, nghĩa là em là người hát chứ không hẳn là ca sĩ - ca sĩ ở đây là chữ dùng trang trọng, đúng đắn và chính xác, chữ dùng cho nghề, chữ dùng cho nghệ thuật. Một vài tờ báo (be bé) gọi em bằng danh xưng: "Ông hoàng nhạc Việt" và em có vẻ khoái, khoái là khác mà đúng là khác em ạ, đôi khi hai chữ danh xưng "Ông hoàng" vào trường hợp em lại xúc phạm đến một thế hệ ca sĩ lớn - lớn và tài năng của nước Nam mình đấy.
Bốn là nếu sau lời nhận xét của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, dù ở mức độ nào, với tư cách là lớp sau, là người đã thu băng và biểu diễn nhiều bài của bác, em có lên báo thì em phải tỏ lòng biết ơn những nhận xét ấy, có thể nó không đúng hết nhưng nó trúng đó em ạ, chứ em chẳng cần gì phải khoe giải - ui giời giải nước mình thì hơn cả bọn anh, em biết rồi - em lại khoe về tài, khoe về cả sự cầu cạnh của bác khi mời em hát... nó khôi hài, nó hỗn, nó kém về ứng xử. Nếu em cám ơn những nhận xét của những người có nghề nghiệp, và tiếp tục trau dồi nghề nghiệp, tiếp tục học, tiếp tục rèn giũa nghề, thì uy tín em với khán giả sẽ lên, nhưng bây giờ em đã đánh mất cơ hội đó rồi... Tiếc nhỉ, Hưng nhỉ? 
Năm là em cứ hát cho lớp khán giả hâm mộ em, chẳng sao cả, nhưng lại như có ai đó viết rất đúng rằng nếu không có em không sao, còn không có Nguyễn Ánh 9 đất nước sẽ rất thiệt thòi vì một tài năng em ạ.Vừa rồi, dư luận hơi ồn ào, rồi qua tâm thư của em, bác Nguyễn Ánh 9 có gửi lời xin lỗi mọi người, xin lỗi em... nhưng nếu em từng trải, em hiểu rằng, đó là lời xin lỗi của một người đàng hoàng, đối với lớp cháu con rằng, bác không chấp. Thế đó em nhé. Cái từ xin lỗi của bác nghe nó đau và cay đấy.
Chúc em khỏe. Chúc em cố gắng để một ngày nào đó, anh gọi em là ca sĩ. Đừng viết tâm thư gửi anh nữa nhé, nói như tiếng Hà Tĩnh là "đọc nó nhọc" (mệt), nên anh nỏ (không) đọc... Đôi khi anh chỉ ước mình góp chút tí ti hương sắc cho cuộc sống như vẻ đẹp khiêm nhường của hoa khoai lang thế này mà đã thấy khó, Hưng ạ.

Vài nét về tác giả:
Nguyễn Quang Vinh sinh năm 1959 ở Quảng Bình, là nhà văn, nhà biên kịch (điện ảnh, truyền hình, sân khấu), đạo diễn nhiều chương trình nghệ thuật .

 BÌNH LUẬN  ENTRY :

Bức thư viết một cách nhẹ nhàng nhưng ngẫm ra quá nhiều đau xót .Từng nét chữ , tùng câu văn như những vết đao đâm như muôi xát vào lòng tôi mặc dù tôi không phải là người trong cuộc .Cám ơn anh Vinh qua bức thư nầy đã cho tôi nhận diện lại tầm băng hoại của một số người gọi là "ca sĩ thế hệ trẻ " một thế hệ lấy xác thịt làm nghệ thuật , lấy lừa lọc làm định hướng, lộng giả thành chân. Dĩ nhiên , tôi không vơ đũa cả nắm vì hiện nay may mắn thay còn một số ít người hát trẻ biết còn nghĩ đến tiền đồ nghệ thuật chân chính, Qua cách phô diễn , cách trình diễn , cách hát của họ mặc dù họ không nói ra , nhưng đó là những tuyên ngôn mà người hát và người nghe đều đồng cảm . "Hữu xạ tự nhiên hương " trong nghệ thuật là một điều tất yếu , người ta không thể gióng trống, khua chuông , hô khẩu hiệu , xức dầu thơm là nổi danh mà cái danh phải đến từ người nghe, từ khán giả ban cho .
Nghệ thuật tự nó định hướng trong lòng người nghe như một chân lý chứ không thể áp đặt , rao bán , phô trương , cái sơn phết hào nhoáng lòe loẹt bên ngoài chỉ làm cho nghệ thuật trở lại thời kỳ đồ đá mà thôi .

HUY THANH




  • II - BỨC THƯ THỨ HAI :


    CỦA GIÁO SƯ TIẾN SĨ

    TRẦN QUANG HẢI GỞI CHO ĐỘC GIẢ



    -NHẠC SĨ NGUYỄN ÁNH 9 LÀ NGƯỜI DÁM NÓI THẲNG



    TO - Là nhạc sĩ và là người hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, GS-TS Trần Quang Hải gửi cho Tuổi Trẻ một số ý kiến sau sự kiện nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đưa ra nhận xét về một số ca sĩ. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trong đêm nhạc ngày 24-8 tại TP.HCM. Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc


    TIN BÀI LIÊN QUAN

    GS-TS Trần Quang Hải cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 "là người dám nói thẳng và chỉ ra những lỗi của các ca sĩ tự cho là ngôi sao hay diva".


    "Với tư cách là một dân tộc nhạc học gia (ethnomusicologist), tôi đã nghe rất nhiều các bài bản của những ca sĩ được báo chí " tôn vinh" một cách thiếu suy xét vì nhiều ca sĩ hiện nay đều "hét" chứ không còn "hát" nữa. Các nhạc phẩm vui hay buồn đều diễn tả một kiểu và lại bị phân tán bởi một toán vũ điệu phía sau ca sĩ vung tay, múa chân làm phân tán sự chú trọng vào lời ca. ặt khác, các ca sĩ hiện nay chỉ dồn vào y phục, càng hở hang càng tốt, chịu ảnh hưởng nhiều cách diễn xuất của các nghệ sĩ Hàn Quốc. Những lời nhận xét thành thật của một nhạc sĩ có tài, sống lâu năm trong nghề như Nguyễn Ánh 9 là những lời cảnh cáo để làm thức tỉnh những ca sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm sống thật sự và có đủ trình độ văn hóa.


    Ca sĩ Mỹ Tâm là người biết tôn trọng vị trí của mình và có một lời nói của một người được giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn".


    Chỉ với thời gian mới đánh giá đúng mức tài nghệ của một ca sĩ "chuyên nghiệp". Có ca sĩ nào dám nhìn sự thật và tự kiểm thảo mình để biết rõ những ưu khuyết điểm để tự sửa đổi cho mình hay hơn, giỏi hơn, tốt đẹp hơn.Tôi đã sống trong nghề nhạc sĩ và làm văn nghệ từ gần 50 năm ở hải ngoại, trình diễn trên 3.500 buổi ở 70 quốc gia trên thế giới mà lúc nào cũng thấy mình vẫn còn cần học hỏi rất nhiều ở những người thầy (lớn tuổi có, nhỏ tuổi cũng có). "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", ai cũng có thể làm thầy của mình và mình phải biết chấp nhận những lời phê bình chính đáng để vươn lên cao hơn nữa trong nghề nghiệp.


    Tôi rất phục anh Nguyễn Ánh 9 là người có đủ can đảm vạch những điểm yếu của các ca sĩ "nổi danh".


    GS-TS TRẦN QUANG HẢI (Paris, Pháp)




    BÌNH LUẬN ENTRY :


    Tôi cũng rất hoan nghênh GS TS Trần quang Hải đã viết một bài nhận định rất hay về nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 .


    Ông là một nhạc sĩ có chân tài , nhiều bài nhạc của ông đã góp phần vào giá trị nền âm nhạc Việt Nam vượt thời gian và không gian cho đến bây giờ còn mãi trong lòng người mộ điệu .Là một nhạc sĩ , tôi cũng rất thông cảm với ông khi thấy tác phẩm của mình hay những tác phẩm nghệ thuật chân chính khác bị chà đạp bởi những giọng hát không ra gì .Họ hát như làm xiếc , muốn biến chế kiểu nào thì biến chế bởi trình độ hiểu về triết lý trong âm nhạc của họ còn hạn chế .Tác phẩm của một nhạc sĩ chân chính là cái tâm, là đứa con , người cha nào mà không đau xót khi đứa con của mình bị vùi dập bởi những kẻ không ra gì .


    Nghệ thuật bây giờ là một thứ vàng thau lẫn lộn mà chưa được chọn lựa hay sàng lọc ,chính vì vậy nên đã sản sinh ra những "người hát " tự cho mình là sao nầy sao nọ trong lúc họ chỉ là một thứ thau không hơn không kém. Bằng mọi thủ đoạn , họ cố tô vẽ tên tuổi mình và sống trong ảo tưởng có nhiều fan ái mộ rồi coi mình là trung tâm , coi thường người khác. Cái bệnh "sao" cố hữu đó len lỏi vào tận ngõ ngách chẳng những trong nghệ thuật ca hát mà còn trong các ngành thể thao như bóng đá, quần vợt ...


    Tôi đã từng xem một chương trình ca nhạc tưởng nhớ Phạm Duy, Trinh Công Sơn, Văn Cao , nói chung là những bài hát trữ tình tiền chiến hay tình khúc vượt thời gian nhưng những người hát , hát như trả bài, hát và hét kiểu ngẫu hứng như nhạc rap , nhạc pop đến nỗi một người bạn nhạc sĩ của tôi ở nước ngoài về nói " họ hát kiểu nầy là mang chôn Văn Cao , Phạm Duy, Trinh công Sơn một lần nữa chứ tưởng nhớ gì " .Cũng không quy trách gì cho một số người hát trẻ bây giờ họ chưa có ý thức thế nào là nghệ thuật , những tư duy trong âm thanh , nói chung họ không hiểu âm nhạc là khoa học, là triết học , bởi trình độ văn hóa họ thấp nên chỉ hiểu ca hát như là một phương tiện kiếm tiền , một phương tiện để tạo tên tuổi , giải trí thế thôi. Khi họ hát , ngoài cái họ "hét" sau lưng họ còn những nhóm múa phụ họa chẳng giống ai , động tác múa không ăn nhập gì đến nội dung bài hát , mục đích để khán giả xem múa mà quên đi tiếng hát non kém của "ca sĩ" đang cố "gào" như hát như karaoke trên sân khấu . Nghĩa là mạnh ai nấy hát và nấy múa trên sân khấu .Ở đây tôi muốn bàn thêm một khía cạnh khác , đó là những phương tiện truyền thông , hầu như là họ đã bỏ ngỏ cho nền nghệ thuật càng ngày càng xa rời đạo đúc ,xa rời chân lý của nghệ thuật chân chính mà để cho " người hát " muốn hát thế nào thì hát , (miễn là không phản động ) thì cũng đều phát hình hằng đêm cho đủ thời gian phát sóng .Bởi nhiều khi "người hát" không lãnh thù lao , "cát sê" hay lấy "giá rẻ" , mà chỉ mượn phương tiện truyền thông để quảng cáo tên tuổi mình . Đây là một khe hở để những con ếch nắm bắt cơ hội mang ảo vọng làm con bò chen vào .Những người hát hò chẳng ra gì vội vỗ ngực xưng tên là "sao" , theo sau họ là một nhóm "bồi bút" của những tờ báo lá cải được thuê mướn viết bài ca tụng họ. Đừng nghĩ rằng khán thính giả ngày nay kém hiểu biết như họ mà múa gậy vườn hoang là một sự sai lầm lớn , khán giả ngày nay họ có đủ trình độ , tri thức về âm nhạc, kiến thức về văn hóa ,để nhận xét một ca sĩ chân chính về tài năng , tác phong , và đạo đức .


    Thiết nghĩ ngành truyền thông cần có những người hiểu am sâu về lý luận nghệ thuật ca hát ( mà cả những lĩnh vực khác nữa như lý luân về cải lương, kịch nói , phim ảnh ) để mạnh tay cắt bớt những hình ảnh đi ngược lại giá trị của nghệ thuật chân chính không cho phát sóng.Bởi chức năng của ngành truyền thông là hướng dẫn quần chúng theo mình chứ mình không theo thị hiếu quần chúng được. Nghệ thuật có tiến bộ hay không phần lớn cũng do trách nhiệm của ngành truyền thông , thiết nghĩ ngành truyền thông cần phải xem xét lại nhửng chương trình phát sóng để bỏ bớt những chương trình vô bổ, nhãm nhí những sân chơi may rủi như cờ bạc hiện nay .


    HUY THANH

27/8/13

TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM CỦA NGƯỜI NHẬT



TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG

VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM

CỦA NGƯỜI NHẬT





HUY THANH


I- LƯỢC KHẢO:

Trận tấn công Trân Châu Cảng hay là Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Nhật Bản là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á,. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra .Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt HOA KỲ tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy"). Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”..

25/8/13

THƠ: TÔI ĐI TÌM TÔI


THƠ :



  

TÔI ĐI TÌM TÔI 



HUY THANH 


Tôi đi tìm lại bóng tôi
Chung quanh chỉ thấy rã rời cơn đau
Thịt da như có cấu cào
Vết thương trổ nhánh, máu  mầu chung thân

THAM LUẬN: TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM CỦA NGƯỜI NHẬT

THAM LUẬN:

TRẬN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG 
VÀ TINH THẦN DŨNG CẢM
CỦA NGƯỜI NHẬT

HUY THANH   

A  -TRÂN ĐÁNH TRÂN CHÂU CẢNG, TRẬN HẢI CHIẾN KHÔNG TIỀN KHOÁNG HẬU TRONG THẾ CHIẾN THỨ HAI GIỮA MỸ VÀ NHẬT:


 LƯỢC KHẢO:



Trận tấn công Trân Châu Cảng hay là Chiến dịch Hawaii theo cách gọi của Bộ Tổng tư lệnh Nhật Bản là một đòn tấn công quân sự bất ngờ được Hải quân Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Hawaii vào sáng Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, dẫn đến việc Hoa Kỳ sau đó quyết định tham gia vào hoạt động quân sự trong Thế chiến thứ hai. Trận đánh này được trù tính sẽ ngăn ngừa và giữ chân Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam Á,. Cuộc tấn công bao gồm hai đợt không kích với tổng cộng 353 máy bay xuất phát từ sáu tàu sân bay Nhật Bản. Trận tấn công đã đánh chìm bốn thiết giáp hạm Hoa Kỳ (hai chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), và gây hư hỏng cho bốn chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương. Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu và ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và bốn tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.
Cuộc tấn công là một sự kiện lớn trong Thế chiến thứ hai. Nó đã diễn ra trước khi có bất cứ một lời tuyên chiến chính thức nào được đưa ra .Tòa Đại sứ Nhật Bản ở Washington đã được chỉ thị phải chuyển giao thông điệp này ngay trước thời điểm trù định cho cuộc tấn công ở Hawaii. Cuộc tấn công, và đặc biệt là bản chất “bất ngờ” của nó, là hai nhân tố khiến cho công chúng Hoa Kỳ thay đổi quan điểm từ những người theo chủ nghĩa biệt lập (Isolationism) như vào những năm giữa thập niên 1930 sang ủng hộ việc Hoa Kỳ tham chiến. Nhật Bản đã không đưa ra một lời tuyên chiến chính thức nào trước khi thình lình tấn công Trân Châu Cảng, trong khi hai quốc gia Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn còn đang trong giai đoạn đàm phán, vì thế cuộc tấn công bất ngờ này bị dư luận quốc tế xem là đánh lén (sneak attack), và Tổng thống Franklin D. Roosevelt HOA KỲ tuyên bố rằng ngày 7 tháng 12 năm 1941 "sẽ sống mãi trong sự khinh bỉ" ("A date which will live in infamy").
Tiếp theo Hoa Kỳ, Anh và các thuộc địa của Anh, chính phủ Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh cũng tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11 tháng 12, Đức Quốc xã và Ý cũng tuyên chiến với Hoa Kỳ lấy cớ là Hoa Kỳ đã phá vỡ “sự trung lập”..

VIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN : BÓNG ĐÃ MẤT HÌNH

Viết về Trịnh Công Sơn: bóng đã mất hình

 photo HUYTHANH-EMT11.jpg 

 
HUY THANH

1- BỨC THƯ GỞI MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐỊA CHỈ:


Bây giờ thì tôi thực sự một lần nữa cám ơn anh. Người ta thường ít khi nói lời cám ơn đến hai lần cho cùng một ân huệ nhận từ một người khác ,nhưng tôi thì không ,lời cám ơn đầu tiên của tôi với anh hơn mười năm trước, và hơn mười năm sau, bây giờ vẫn vậy, tôi vẫn lập lại lời cám anh với một lời lẽ chân tình.
Mới đó mà đã hơn mười năm anh về với cát bụi, thời gian vẫn nối tiếp lạnh lùng trong cái lo toan của đời sống tưởng chừng như quay quắt trong tôi như một con rối trước thời cuộc..
Hôm nay tôi nghe lại những bài nhạc của anh để tìm những khẩu vị cho tâm hồn mình, để viết lại những xúc cảm gởi đến người đọc, dù đó chỉ là còn là những dư âm mà có thể người ta không muốn nhớ nhưng tôi thì không thể nào quên. Cuộc sống muôn mặt của nó như chiếc mặt nạ khoác vào chúng ta thành những diễn viên bất đắc dĩ, tham dự vào vở kịch đời sống rất tình cờ mà muốn tồn vong thì không thể để mình thành những diễn viên tồi.

24/8/13

Thơ: ĐIỀU CÓ THỂ

THƠ
ĐIỀU CÓ THỂ

HUY THANH

1- ẢO VỌNG
có thể anh đem giọt acid nhỏ xuống đời mình cho gỉ sét
để cây đinh đóng hai cuộc đời, anh với em, gãy làm đôi
khi anh mua một trận cười em trả  bằng tiếng khóc
để trọn kiếp hai ta làm con tằm ăn dâu ngàn năm giấu mặt
dệt những ảo vọng cho đời

THƠ: RƯỢU, THUỐC, EM VÀ TÔI


THƠ


RƯỢU 


THUỐC 

EM VÀ TÔI


HUY THANH





Photobucket


1-

Rượu đầy hãy uống mềm môi
Đêm nay cạn hết những lời ly tan
Men say, say giữa điêu tàn
Buồn rơi ngất ngưởng, thu vàng lối em

Thuốc tàn ta lại đốt thêm
Cho hương lửa ám khói chìm xanh xao
Tro than một bãi phù du
Nam ai  như có giọng sầu đâu đây

23/8/13

THAM LUẬN: BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG ) CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG


THAM LUẬN:
BÀN VỀ TÌNH YÊU TRONG TIỂU THUYẾT KIẾM HIỆP "
Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ " ( CÔ GÁI ĐỒ LONG )
CỦA NHÀ VĂN KIM DUNG
HUY THANH



1-VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KIM DUNG:
Trong một Entry trước, khi bàn về vai trò Nguỵ Quân Tử trong cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp "Tiếu Ngạo Giang Hồ" của nhà văn Kim Dung, tôi đã giới thiệu tiểu sử về nhà văn nầy. Nay tôi tóm lược thêm vài nét chính về nhà văn nầy để quý bạn đọc thêm tư liệu tiện đường tham khảo. Kim Dung sinh năm 1924 tại Triết Giang Trung Hoa, năm 1948 ông sang cư ngụ ở Hồng Kông làm báo Sau đó lập ra tờ Minh báo tại Hồng Kông .và tờ Nam Dương Thương Báo ở Singapore. Năm 1995 ông được chính phủ Trung Quốc mời về Bắc Kinh trao Hàm Giáo Sư danh dự, được mời giảng thuyết cho nhiều trường Đại Học ở Bắc Kinh. Ông là nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp hay nhất Trung Hoa, tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được hằng triệu độc gỉả ngưỡng mộ, Sau đó hằng chục cuốn phim được xây dựng theo tác phẩm của ông cũng đã được tung ra chiếu trên các rạp hát, trên các phương tiện truyền thông đã làm say mê hằng triệu người trên khắp thế giới vốn yêu nghệ thuật thứ bảy về loạt phim kiếm hiệp nầy. Đặc biệt ở Việt Nam, tác phẩm Kim Dung do Tiền Phong Từ Khánh Phụng và Hàn Giang Nhạn dịch đã làm say mê độc gỉa ở các thấp niên 60, và có lẽ, mãi cho đến bây giờ tên tuổi những cuốn sách "Cô Gái Đồ Long", "Tiếu Ngạo Giang Hồ", "Hiệp Khách Hành", "Anh Hùng Xạ Điêu " v..v.. cũng khó có thể quên được trong lòng người mộ điệu. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung cũng đã dấy lên một phong trào tranh luận, phân tách nhân vật, cốt truyện, tâm lý, quan điểm triết học trong các cuốn tiểu thuyết và nhân vật của ông từ các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam.

22/8/13

THAM LUẬN: NHÂN NGÀY GIỖ TỖ HÙNG VƯƠNG THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC , GIỮ NƯỚC MỞ RỘNG BỜ CỎI CỦA TỔ TIÊN TA

THAM LUẬN
THỬ NHÌN LẠI NGUỒN GỐC 
DÂN TỘC VIỆT NAM VÀ SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC, 
GIỮ NƯỚC, MỞ RỘNG BỜ CÕI CỦA TỔ TIÊN TA 

HUY THANH 




                                                 ĐỀN THỜ VUA HÙNG

A- NGUỒN GỐC VÀ TRUYỀN THUYẾT VỀ DÂN TỘC VIỆT NAM

 1 -NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT NAM:

CÂY CÓ CỘI, NƯỚC CÓ NGUỒN, là câu tục ngữ mà người Việt Nam nào cũng biết, nó nhắc nhở chúng ta dù đi bất cứ nơi đâu, ở bất cứ địa vị nào trong xã hội cũng đều phải nhớ gốc rễ, nguồn cội của mình. Gốc rễ con người gồm có  chủng tộc, đất đai, gia tộc, ba điều căn bản đó đã hình thành nên: dân tộc, đất nước, gia đình dòng họ.
Có khi nào bạn ngồi ở một quán cà phê, trong những giây phút hiếm hoi rảnh rỗi sau những  giờ phút bon chen với cuộc sống, Bạn tự hỏi: " Ta là ai? từ đâu tới? tại sao ta ngồi trên mảnh đất nầy? " Câu trả lời dĩ nhiên là " Bạn là người Việt Nam, mảnh đất nầy là tổ quốc Việt Nam ". Hy vọng rằng bài viết nầy sẽ giải đáp một phần nào chi tiết về những câu hỏi mà bạn còn vương vấn trong đầu.

21/8/13

THAM LUẬN: KHÔN KHÉO NGOẠI GIAO, VŨ KHÍ MẠNH CHO NHỮNG NƯỚC YẾU

THAM LUẬN

KHÔN KHÉO NGOẠI GIAO,
VŨ KHÍ MẠNH CHO NHỮNG NƯỚC YẾU

HUY THANH


Nước ta ,một đất nước nhỏ bé Châu Á nằm tiếp giáp biển Thái Bình Dương, phiá Bắc giáp Trung Hoa, một nước lớn hùng mạnh,đông dân , lúc nào cũng có tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Nam . Lịch sử đã chứng minh rằng từ khi lập quốc và mở rộng bờ cõi , tổ tiên ta đã bao lần kiên cường chống giặc ngoại xâm phương Bắc, các triều đại Đinh Lê Lý Trần đã từng cho các triều đại phong kiến khổng lồ Trung Hoa  như ,Hán, Tống  Nguyên, Minh, Thanh nếm mùi thảm bại chua cay khi kéo quân qua khỏi Ải Nam Quan, biên giới hai nước.
Tuy nhiên, vì Trung Hoa la một nước lớn, khi thua keo nầy họ sẽ bày keo khác, vì tham vọng chiếm đất của họ không bao giờ từ bỏ, và cũng vì tự ái một dân tộc nên họ sẽ tiếp tục xâm lấn nước ta để trả thù, để chứng minh sức mạnh của một nước lớn đối với lân bang.
Mỗi khi thắng Trung Hoa, triều đình ta đều mong muốn có một nền hoà bình lâu dài nên muốn cho khỏi tiếp tục chiến tranh vì sự trả thù của họ, tổ tiên ta đã thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo ,khôn khéo "vưà đánh vừa xoa" là bang giao với họ để xoa dịu bớt cơn "nóng nảy dân tộc " của họ vì thảm bại  để tạm thời có một thời gian hoà bình, hầu ổn định lại lực lượng chờ chống trả một cuộc chiến tranh mới. Đó là tạo thế hoà bình để chuẩn bị chiến tranh. Ta thử xem tổ tiên ta đã thực hiện đường lối chiến tranh tâm lý đó như thế nào.

20/8/13

BÀI CUỐI CÙNG GỞI NGƯỜI TRÊN YAHOO BLOG

THƠ

BÀI CUỐI CÙNG
GỞI NGƯỜI TRÊN
YAHOO BLOG
HỒNG KÔNG
( Chia buồn với những Blogers Yahoo Hồng Công
khi được tin Yahoo nầy sẽ ngưng hoạt động )

HUY THANH

 photo Comoln.gif

Rằng thôi cũng tạ ơn đời
Trăm cay nghìn đắng rã rời tiếng thơ
Rằng bao mộng dệt đâu ngờ
Buồn chưa trút cạn, bây giờ mất nhau
Nỗi lòng ta biết về đâu
Thuyền xưa neo giữa bãi sầu thế gian

19/8/13

THƠ: SINH NHẬT NHỚ ƠN SINH THÀNH

SINH NHẬT
NHỚ ƠN SINH THÀNH

HUY THANH

TẶNG THU YẾN VŨ
NHÂN NGÀY SINH
NHẬT  2O/08/2013



18/8/13

TRUYỆN DỊCH: MẸ TÔI

  • TRUYỆN DỊCH
    MẸ TÔI
    NGUYÊN TÁC TIẾNG PHÁP: MA MÈRE
    TÁC GIẢ E. AMICIS
    NGƯỜI DỊCH: HUY THANH
    Tặng những người con còn mẹ trong mùa Lễ Vu Lan 2013

    Henry con
    Sáng nay trước mặt cô giáo em con, con đã nói một lời thiếu lễ độ với mẹ con, ba muốn từ đây sự việc đó không bao giờ tái diễn nữa. Sự hỗn láo mà con đối với mẹ là một nhát dao đâm vào trái tim ba con biết không. Những năm con còn thơ ấu. mẹ con đã thức suốt ngày đêm gập mình trên chiếc nôi của con, theo dõi từng hơi thở hổn hển của con khi con bệnh nặng. Mẹ con đã lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng sẽ mất con. Nhớ lại ngày đó ba không thể nào không giận con được, con hãy nghĩ xem , tại sao con lại xúc phạm đến mẹ, người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh mạng sống để nhường cho con được sống.

16/8/13

TRUYỆN KINH DI: CON QUỶ CỤT ĐẦU TRÊN ĐỐI CRUCK

TRUYỆN NGẮN KINH DỊ:

CON QUỶ CỤT ĐẦU TRÊN ĐỒI CRUCK

HUY THANH

(  CẢNH BÁO BẠN ĐỌC:  nếu bạn nào yếu tim hay ở một mình xin đừng đọc truyện nầy vào ban đêm, xin cám ơn)

1-
Ngày Hải mua được căn biệt thự nầy vợ chồng anh rất mừng. Mừng vì nó tọạ lạc trên một đỉnh đồi cao với rừng thông bao bọc chung quanh rất kín đáo. Ngày đêm tiếng thông reo hoà với tiếng thác đổ ầm ầm tạo thành một khúc nhạc rừng nửa hoang vu, nửa bí mật. Vợ chồng anh thích ở những nơi yên tĩnh sau những tháng năm dài vật vã với cuộc sống Sài Gòn.Với một số vốn kha khá tích lũy do cần kiệm anh gởi Ngân Hàng mỗi tháng để lấy tiền lãi dùng cho sinh hoạt.Còn bao nhiêu anh dốc hết mua một biệt thư kiểu cổ xây từ thời Pháp Bảo Đại  ở Đà Lạt nầy để hai vợ chồng về đó an hưởng tuổi già . Hai vợ chồng anh có một đứa con đang du học ở nước ngoài. Vì cả hai vợ chồng đều lớn tuổi, nên khi dọn về ở anh phải mang theo người quản gia vừa điếc, vừa câm làm từ hồi còn trẻ với ba anh để quản lý ngôi biệt thự khi vợ chồng đi vắng. Một điều nữa làm Hải rất thích là ngôi nhà cổ rất hợp với tinh thần hoài cổ của vợ chồng anh, và anh mua ngôi biệt thự cổ nầy với cái giá rất hời chỉ bằng nửa giá các biệt thự khác cùng loại

15/8/13

THƠ: DẠ TÂM KHÚC

THƠ:


DẠ TÂM KHÚC


HUY THANH


1-

cuối cùng người cũng xa ta

cá chìm đáy nước,nhạn sa lưng trời

con dơi mùa lạnh ngủ vùi

đêm rơi tiếng vạc,vọng lời thiên thu

mê hoan hồn đắm khói mù

ta trong ảo ảnh,mịt mù vết thương


2-

khuya, ta thiền chốn vô thường

nhập tâm dạ khúc khi mường tượng nhau

tàn trăng thấy bạc mái đầu

mới hay hồn nến xót đau ngàn trùng

đi tìm ký ức rưng rưng

khóc trang tình sử,điệp trùng hỗn mang

em về rụng bước ly tan

ta đi tiếc ánh trăng vàng lẻ loi


3-

sao chìm mấy kiếp đầy vơi

câu thơ dạ khúc cuối trời rưng rưng

loài chim nào lại hoá thân

thành con hồ điệp ngại ngần khóc trăng

ca trù tiếng dế hỗn mang

câu thơ sót đốm lửa tàn nhỏ nhoi

nhập tâm vỡ vụn tiếng cười

đánh rơi tiếng khóc, một thời gối chăn


4-

đêm buông nửa ánh nến tàn

chiêm bao huyền hoặc hỗn mang lối về

tình sầu lạc bến sông mê

nên nghe trong gió não nề kiếp xưa

dạ tâm trổi mấy âm thừa

nửa đêm tỉnh giấc bơ vơ nẻo tình

những lời vàng đá chông chênh


lần theo ánh nến ,mông mênh vọng về
.
HT -tr

HUY THANH