20/12/14

THAM LUẬN : THUẬT DÙNG NGƯỜI VÀ CÁCH SỬ DỤNG NGƯỜI TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH


THAM LUẬN

THUẬT DÙNG NGƯỜI VÀ CÁCH SỬ DỤNG NGƯỜI TRONG QUẢN TRỊ KINH DOANH.




HUY THANH

A- THẾ NÀO LÀ THUẬT DÙNG NGƯỜI? 

Trong xã hội, con người không thể sống đơn lẻ mà phải sống cộng đồng, làm việc một cách cộng sinh thì mới làm được nhiều công việc một lúc hỗ trợ cho nhau để thỏa mãn nhu cầu đời sống lẫn nhau. Con người cần nương nhau để tồn tại. Xã hội loài người thường được tổ chức thành từng Nhóm Đơn Hợp hay Phức Hợp ( Đa hợp ). Mỗi Nhóm thường có một, hay nhiều người đứng đầu gọi là người Lãnh đạo hay tập đoàn Lãnh Đạo.  Nhóm hay người Lãnh đạo có nhiệm vụ soạn thảo kế hoạch, phân công, chỉ đạo việc thực hiện sao cho kết quả công việc được tối ưu cho cộng đồng mình đang chỉ huy, mang lại vật chất, tinh thần tốt đẹp cho đoàn thể.. Nhóm " Đơn Hợp " nhỏ nhất trong cộng đồng loài người là gia đình, ngoài ra còn có các nhóm cộng đồng khác như Công ty, Xí nghiệp, các Đơn vi hành chánh sự nghiệp như ấp, xã, phường, quân, huyện, tỉnh, thành phố ,,v,,v.. Nhóm "Phức Hợp " là dân tộc của một quốc gia, hay nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn không cùng một mầu da hay tiếng nói v..v.. .
Những người Lãnh Đạo hay tập Đoàn Lãnh Đạo các nhóm có quyền phân phối công việc cho tùng người tuỳ theo khả năng của họ, cốt sao cho hiệu quả công việc được trôi chảy, thành công mỹ mãn .Muốn cho công việc được kết quả như ý muốn, người lãnh đạo hay nhóm lãnh đạo phải biết khả năng, kỹ năng của từng người để phân công việc cho họ hợp lý hầu được hiệu quả như ý muốn. Sự tính toán, phân công đó cốt lỏi là phải hợp lý, đúng với khả năng từng người và khởi động thế nào để họ phát huy khả năng đó một cách toàn diện chính là Thuật Dùng Người.
.

14/12/14

THƠ: NGÀY EM ĐI

THƠ :
 
NGÀY EM ĐI

HUY THANH








Ngày em đi

Mưa cuồng đổ
 
Nhòa khu phố

Khép xuân thì
 

25/11/14

THƠ: THƯA EM

THƠ

THƯA EM

HUY THANH

Thưa em vàng đá phai rồi
Còn chăng chiếc bóng ngậm ngùi hương xưa.
Cuộc tình sớm nắng chiều mưa
Chỉ còn hương lửa cuối mùa nhân gian.

16/9/14

THƠ NHẠC: ĐOẠN CUỐI CUỘC TÌNH

THƠ NHẠC
ĐOẠN CUỐI CUỘC TÌNH
 HUY THANH

1-
Một lời vàng đá trao nhau
Trăm năm hai chữ lẽ nào lại quên ?
Dù sông lắm bãi gập ghềnh
Dù đời phải bước chông chênh qua đò
Dù đời hạnh phúc bơ vơ
Duyên ta vẫn giữ bài thơ tháng ngày
Lời xưa ghi tạc dạ nầy
Mà sao nay để đắng cay xé lòng ?
Đường tình những bước long đong .
Sóng xô từng lớp chập chùng biển dâu
Vết thương nhỏ máu ban đầu.
Bây giờ nhỏ lệ xuống cầu vu quy

2/9/14

THƠ: TẠ TÌNH KHÚC

THƠ:
TẠ TÌNH KHÚC 


                                      HUY THANH

1- 
Người đi không có hành trang
Mà lòng chít một vành tang giã từ
Áo bay mấy nẻo sương mù
Bập bềnh gió cát mấy thu trời buồn
Một dòng ký ức đau thương
Sầu rơi thăm thẳm . cuối đường điêu linh
Ngậm ngùi tắt lửa ba sinh
Vách nghiêng nửa bóng, nửa hình lao đao

29/8/14

THAM LUẬN: BÙI GIÁNG NHÀ THƠ ĐIÊN GIỮA CÕI ĐỜI HƯ THỰC

THAM LUẬN: BÙI GIÁNG NHÀ THƠ ĐIÊN
GIỮA CÕI ĐỜI HƯ THỰC


HUY THANH

Tôi gặp nhà thơ Bùi Giáng được ba lần, lần thứ nhất vào giữa năm 1974 tại khuôn viên trường Đại Học Vạn Hạnh ở đường Trương Minh Giảng ( nay là trường Sư Phạm đường Nguyễn văn Trổi ) khi tôi theo người cậu là nhạc sĩ Anh Việt Thu đi trình diễn buổi récital piano classique theo lời mời cuả Ban Đại Diện Sinh Viên Trường. (lúc đó nhân ngày lễ tốt nghiệp phát bằng Cử Nhân cho sinh viên ra trường)



25/8/14

THƠ KHÔNG TỰA ĐỀ .

THƠ

KHÔNG TỰA ĐỀ

HUY THANH

Con ruồi đống rác
Đôi bạn quanh đời
Ông già tóc bạc
Đêm ho khàn hơi

21/8/14

THƠ: ĐIỆU BOLÉRO CUỐI CÙNG


THƠ:
ĐIỆU BOLÉRO CUỐI CÙNG


HUY THANH

ĐIỆU BOLÉRO MỘT

1-

anh vẫn thường nghe em hát vào những đêm mưa ngoại ô Sài Gòn,
những đêm không trăng chỉ còn ánh sáng hỏa châu soi vằng vặc,
những đêm côn trùng nằm im nghe từng hối đại bác,
dội về từng nhịp theo tiếng gõ cầu kinh,
mẹ không ngồi im hết được giờ thiền,
khi tiếng trẻ khóc ré lên từ nhà bên cạnh,
tiếng ru hờ quờ quạng giữa cơn mơ
trên gác trọ bình dân cũng thật tình cờ,
trong ánh điện câu mù mờ soi không đủ sáng,
người sinh viên gục đầu trong giấc mơ tản mạn,
cố học đôi ba câu sinh ngữ chập chờn,
để mai nầy lỡ rời bỏ quê hương,
còn chút vốn liếng chữ nước người đổi miếng cơm manh áo

10/8/14

THƠ: BIỆT KHÚC NHÃ UYÊN

THƠ
BIỆT KHÚC  NHÃ UYÊN 

HUY THANH


Em đi chiều sương trắng

Lá úa dưới chân đồi

Mậy buồn thiu đứng lặng

Khi  hoàng hôn khẽ rơi

5/8/14

THƠ: TIỄN ĐƯA

THƠ:


TIỂN ĐƯA



HUY THANH

Đưa nhau trời lúc ngậm sương

Con chim mỏi cánh cuối đường lao đao

2/8/14

THƠ: HƯ MỘNG



HƯ MỘNG
 HUY THANH
Chiều tím lên đồi em với ta
Mang sao về nối dãy Ngân Hà
Chờ trăng lên dáng ngà trong mắt
Làn mi tắm ướt giọt sương pha

26/7/14

Thơ: ĐỌC THƯ TÌNH CŨ

Thơ:
ĐỌC THƯ TÌNH CŨ

HUY THANH




Rồi những tình thư sẽ ngủ yên
Theo bờ mi khép kín hai miền
Hương yêu huyễn mộng thành mây khói
Cũng lắng sâu vào đáy mắt em  

20/7/14

TẢN MẠN: NGHE NHẠC NHỮNG TÌNH KHÚC CHỦ ĐỀ DƯ ÂM - NHẠC HUY THANH


TẢN MẠN

NGHE NHẠC NHỮNG  TÌNH KHÚC CHỦ ĐỀ  DƯ ÂM 


 HUY THANH

Theo lời yêu cầu của một số bạn hữu trên Blog muốn nghe lại một lúc tất cả các sáng tác nhạc của HuyThanh nên hôm nay tôi xin gom lại tất cả các sáng tác của mình vào cùng một Entry ,chung vào một Video Clip: " NHỮNG TÌNH KHÚC CHỦ ĐỀ DƯ ÂM " để các bạn và quý vi có muốn nghe lại thì sử dung.

1- Những sáng tác nầy do Huy Thanh sáng tác, cũng có một số bài cùng nhạc sĩ Anh Việt Thanh một người bạn hiện nay ở Cộng Hoà Pháp sáng tác chung.

2- Những bài nhạc nầy trích từ các Album Nhã Ca 2, 3, 4, 6 được phát hành từ Việt Nam và Hải Ngoại do ban nhạc The Blue Note hoà âm âm, phối khí.

3- Nơi liên hệ phát hành: TRUNG TÂM SÓNG NHẠC HẢI NGOẠI P.O BOX 639 LAWNDATE CALIFORNIA 90260 USA



1 -LỜI BÀI NHẠC: MỘT CHUYỆN TÌNH

Nhạc Pháp Histoire d;amour
Dịch lời Việt: Huy Thanh
Ca sĩ: Phương Thu

Chuyện đời em đau thương một kiếp là tình yêu anh. Ngậm ngùi tơ vương ôi buồn đã tràn đầy đôi tim.Chuyện tình như đêm không một ánh sao rồi mang đến cho ta thêm đớn đau, buồn thiên thu hơn duyền tình khác.
Dù tình yêu đương không còn cháy nồng nàn trong đêm. Dù niềm mơ tan nhưng còn thức gợi lại hương duyên.Một rừng thu phong vong lời tiễn đưa người đau đớn khi quay về chốn xưa ngày trôi đi nào thấy bao giờ.

ĐIỆP KHÚC:
Đó là ngày tan vỡ tình yêu chuyến xe tang nở hoa sầu thấy ân tình bay như làn khói đến hư vô xót xa đời. Có bao giờ ta đền mộng ước cũ. Chốn xưa mà anh đã từ giã, với ân tình nay đã lìa xa ta . Sớm mai nào khói sương đưa người.

Chuyện tình ta nhân gian cũng biết là tình chia phôi. Mà nguời thương yêu bây giờ đã thành loài hoa rơi. Dạt dào trôi theo bao nguồn sóng đưa, và trên không ngôi sao rụng bến mơ ngàn dư âm nào tắt bao giờ.

13/7/14

MỜI NGHE BÀI NHẠC: CHUYỆN TÌNH THIÊN NGA

MỜI NGHE BÀI NHẠC

CHUYỆN TÌNH THIÊN NGA
Nhạc: Anh Việt Thanh
Lời: HUY THANH 
Ca sĩ: Hoàng Oanh
Album Nhã Ca
Liên hệ Po.Box 699 Cawndalg California 9026  USA



I- LỜI GIỚI THIỆU NỘI DUNG BÀI HÁT CỦA HUY THANH:


Lời bài hát nầy tôi viết từ xúc cảm khi đọc xong cuốn truyện ngắn The Snow Gosse ( Con chim trốn tuyết ) của nhà văn Paualal Gallico. Chuyện kể về mối tình của anh chàng họa sĩ nghèo tàn tật đứng tuổi Rhayader và cô bé Frith trong thời thế chiến thứ hai. Cuối truyện là Rhayader sau chuyến ra khơi cuối cùng để cứu quân Đồng Minh hy sinh không trở lại khiến Frith đợi chờ mãi trên bờ biển vắng. Bài nhạc nầy tôi viết chung với nhạc sĩ Anh Việt Thanh một người bạn thân hiện nay ở Cộng Hòa Pháp.

7/7/14

Thơ: LẶNG LẼ MỘT TUẦN

 LẶNG LẼ MỘT TUẦN



HUY THANH

Sáng chủ nhật đến giáo đường đi lễ
Dấu chân hồng em để lại ngoài hiên
Ngoài sân anh cũng âm thầm xưng tội
Góc giáo đường lạc lõng một con chiên*

3/7/14

THƠ: TA VÀ EM




HUY THANH



Em nhặt ánh nắng tàn ươm khoé mắt
Ánh  lưu ly từ đó nhuộm hòang hôn
Ta ruổi dong, một thân tìm bộ lạc
Nơi ẩn thân chờ bão cát thôi cuồng

28/6/14

Thơ: THƯƠNG THÂN

THƯƠNG THÂN


HUY THANH


Ta buồn đi đến quán bar
Hớp ly rượu nhạt, phôi pha cõi lòng
Người đông, tiếng nhạc bập bùng
Riêng ta lạc lõng một vùng nhớ thương

26/6/14

THAM LUẬN: KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ

THAM LUẬN:

KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ


HUY THANH

I -MỞ ĐẦU:

Khi con người ở chế độ nguyên thuỷ, cuộc sống còn sơ khai chưa có quần áo để mặc phải đóng khố bằng lá cây, nhà ở là những hạng động thiên nhiên có sẵn, họ sống cuộc đời du canh du cư thì sự tự do bình đẳng đồng nghĩa với mạnh ai nấy làm theo ý mình. Do đó, có khi việc làm của họ đụng chạm đến người khác sống trong cộng đông nên trong xã hội nguyên thủy đâm ra tranh đấu, làm rối ren, mất trật tự nguyên sơ tự nhiên.
Dần dần, ý thức sống quần cư, tập thể bắt đầu nảy sinh khi con người biết tụ tập sống thành bộ tộc, bộ lạc quần thể nên ý thức luật pháp bắt đầu hình thành để giữ vững trật tự trong cộng đồng. Muốn vậy phải có một người hay một tập đoàn đứng ra làm nhiệm vụ cai quản, giữ gìn, thực thi những luật pháp mà mọi người công nhận. Kèm theo đó cần phải có một lực lượng sức mạnh cưỡng chế để răn đe, đưa những kẻ phạm pháp vào khuôn phép của tập thể, đó chính là khái niệm luật pháp thời sơ khai.
Người đứng đầu tập đoàn đó trong thời kỳ tiền sử chính là Tù Trưởng hay Trưởng Tộc, Thời kỳ đầu nguyên thủy, sức mạnh răn đe chỉ dựa vào thần quyền hay tôn giáo. Người cầm đầu được thần thánh hóa, xem như họ là người của Trời  ( con trời ) ban xuống cai trị nhân dân nên chế độ chuyên chế phong kiến bắt đầu hình thành. Khi bắt đầu có Vua lãnh đạo đất nước họ gọi là Thiên Tử. Do độc đoán về quyền cai tri, nên Vua dần dần đi sai lầm đường lối của tập thể, làm theo ý muốn chủ quan mình,  nên ý thức cộng đồng trổi dậy, có những tư tưởng chống đối, đó là ý thức về Quyền Tự Do Dân Chủ của con người
.

21/6/14

THƠ: DẠ TÂM KHÚC

THƠ:
DẠ TÂM KHÚC
HUY THANH
1-
cuối cùng người cũng xa ta
cá chìm đáy nước, nhạn sa lưng trời
con dơi mùa lạnh ngủ vùi
đêm rơi tiếng vạc, vọng lời thiên thu
mê hoan hồn đắm khói mù
ta trong ảo ảnh, mịt mù vết thương

16/6/14

THAM KHẢO: VÀI KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI

THAM KHẢO

VÀI KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM HÀNG HẢI 
 HUY THANH

1-KHÁI NIỆM VỀ BẢO HIỂM:

Bảo hiểm (INSURANCE) là một dịch vụ được quy định bằng Hợp Đồng trong đó ghi rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của hai bên cùng  ký: người được bảo hiểm  (N Đ B H) và người nhận bảo hiểm. (N B H). Theo đó người được Bảo Hiểm (N Đ B H) phải đóng cho Người nhận Bảo Hiểm (N B H) một số tiền theo thỏa thuận của Hợp Đồng làm một lần hay nhiều lần. Người nhận Bảo Hiểm  (N B H) có trách nhiệm bồi thường cho người được Bảo Hiểm (N Đ B H) một số tiền theo đúng Hợp Đồng quy định nếu có những rủi ro về tài sản, sức khoẻ, tính mạng được ghi trong hợp đồng đối với người được Bảo Hiểm.(N Đ B H)

Trong giao dịch ngoai thương giữa hai nước, vấn đề vận chuyển hàng hoá giữa hai bên rất quan trong Ngoài chi phí do cự ly vận chuyển xa hay gần, phương tiện bằng đường biển, đường hàng không, hay đường bộ, số container vận chuyển nhiều hay ít, còn có một chi phí khác rất quan trọng đó là Phí Bảo Hiểm Hàng Hoá  (Premium)

Trong Entry nầy, kính mời quý vị và các ban  cùng tôi tham khảo những vấn đề trong một  Hợp Đồng Bảo Hiểm Hàng Hoá Vận Chuyển Bằng  Đường Biển (A CONTRACT OF MARINE INSURANCE).

Bài viết nầy tác gỉa chỉ đúc kết một số kinh nghiệm của mình trong công tác hơn 10 năm làm trong ngành xuất nhập khẩu của một công ty nước ngoài nếu có những sai sót mong các anh chi bậc đàn anh chỉ bảo cho. 

13/6/14

Truyện ngắn: BUỔI SÁNG - BUỔI CHIỀU

Truyện ngắn:

BUỔI SÁNG - BUỔI CHIỀU
HUY THANH



Dẫn truyện:
Phòng học của họ được chia làm hai tốp học, tốp lớp lớn học buổi sáng, tốp lớp nhỏ học buổi chiều. Họ cùng ngồi chung một bàn, một chỗ, nhưng không bao giờ biết mặt nhau. Buổi sáng trước khi về người lớp lớn viết cho người lớp nhỏ một lá thư nhét vaò trong hộc bàn. Buổi chiều người lớp nhỏ đọc thư người lớp lớn, viết trả lời thư, gởi người lớp lớn cũng bằng cách nhét vào hộc bàn. Họ cứ viết thơ trao đi trao lại như thế cho gần đến cuối năm học.

8/6/14

THƠ: TIỄN ĐƯA

THƠ:
TIỄN ĐƯA 


Photobucket

HUY THANH

Đưa nhau trời lúc ngậm sương
Ta nghe mỏi bước cuối đường lao đao
Bước chân dẫm nát cơn sầu
Đường mê trợt bước qua cầu thế  gian

5/6/14

THƠ: HÌNH NHƯ LY BIỆT



Photobucket 

       (HAI CHA CON HUY THANH )

THƠ

HÌNH NHƯ LY BIỆT  

HUY THANH


(
Lấy nguồn cảm tác trong cuốn "Chinh Phụ Ngâm Khúc",

đọan chia tay giữa CHINH PHỤ và CHINH PHU ở chốn Hàm Dương )

31/5/14

THAM LUẬN: VÀI GHI NHẬN VỀ NHÀ VĂN NAM BÔ HỒ BIỂU CHÁNH

THAM LUẬN
VÀI GHI NHẬN VỀ NHÀ VĂN NAM BỘ HỒ BIỂU CHÁNH


HUY THANH

1-VÀI NÉT TIỂU SỬ NHÀ VĂN HỒ BIỂU CHÁNH:

Nhà văn Hồ Biểu Chánh sinh ngày 01/10/1884 (1885?) tại tỉnh Gò Công miền Nam Việt Nam. Ông tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ thành là "Hồ Biểu Chánh". Ông theo học chữ Nho, sau đó là chữ Quốc Ngữ và sau cùng là chữ Pháp tại tỉnh Mỹ Tho Năm 17 tuổi ông lên Saigon học tại trường Chasseloup Laubat, đậu bằng Thành Chung năm 1905, sau đó ông làm việc tại Saigon và Bạc Liêu Ông xuất thân là thư ký thông ngôn, sau đó ông được thăng dần lên chức tri huyện, rồi tri phủ, làm viêc tại huyện Càn Long, Ô Môn, Phụng Hiệp. Năm 1936 ông thăng lên chức Đốc Phủ Sứ, sau đó một năm ông xin về hưu Năm 1946 ông lại được mời ra làm Nghị viên hội đồng đô thành Sàgòn và sao đó làm Đổng lý văn phòng Bộ Thông Tin (Cấp thứ trưởng) của thủ tướng Nguyễn văn Thinh. Ông nổi tiếng là ông quan thanh liêm, hay thương người nghèo khổ, tranh đấu cho giai cấp bần cùng trong xã hội. Cuối năm 1946, ông từ quan về hưu sống ẩn dật, hiến cuộc đời còn lại của mình cho sự nghiệp văn học.

26/5/14

Thơ: HÀO KHÍ DIÊN HỒNG


HÀO KHÍ DIÊN HỒNG 

 HUY THANH

(" Đầu tôi chưa rơi xuống đất xin bệ hạ chớ lo" lời Thái Sư Trần thủ Độ)
("Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc" lời Trần bình Trọng )

Trong đêm tối bỗng vang lừng tiếng trống
Họ từng đòan lũ lượt kéo về đây
Lửa rực trời vạn đuốc sáng trên tay
Hô vang dội với lời thề: "SÁT ĐÁT"

20/5/14

THAM LUẬN: SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

THAM LUẬN:
 
SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG  LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY
VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHƯ THẾ NÀO?

HUY THANH 

1-VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY:
 
Nghĩa đen của từ Lãng mạn: "Lãng" tức sóng nước, chỉ sự rộng lớn mênh mông; còn "Mạn" là sóng từng lớp tràn lên bờ, không bị hạn chế, bởi bất cứ vật cản nào. "Lãng Mạn" là sức sóng nước vỗ tràn lên bờ liên tục không ngừng, không bị ràng buộc gì, hết lớp nầy đến lớp khác. Tình cảm của con người trong văn chương như nước cuộn tràn như vậy, tự do bày tỏ, không hạn chế gì hết. Vào thế kỷ XX, ở Phương Tây triết lý La Mã, Hy Lạp đã lùi dần nhường chỗ cho những tư tưởng tự do bộc phát lan rộng như của John Loc, Montesquieu, J.J Roussau. Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do lãng mạn nầy là con người phải sống cho chủ nghĩa cá nhân một cách tự do nhiều hơn cho cộng đồng. Phong trào văn chương lãng mạn là một hình thức trong trào lưu tư tưởng mới nầy, nó bộc phát trong văn chương nhiều hơn hết nên được gọi là văn chương lãng mạn.

14/5/14

THƠ: ĐƯA NGƯỜI TUYỆT VỌNG

ĐƯA NGƯỜI TUYỆT VỌNG
HUY THANH


Photobucket

1-
Thuyền xa một bến sông sâu
Thấy ta tóc đã ngả mầu tuyết sương
Chèo qua một bến vô thường
Thương người tuyệt vọng dặm trường viễn xa
Tóc bay mấy nẻo  giang hà
Áo suông mấy độ, tàn hoa mấy lần

8/5/14

NHÂN TRỊ HAY PHÁP TRỊ MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ CHẾ ĐỘ TỒN VONG

NHÂN TRỊ HAY PHÁP TRỊ
MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỂ CHẾ ĐỘ TỒN VONG

HUY THANH
(Nguyên luật sư Tòa Thượng Thẩm Saigon )



    
     Hình LS HUY THANH


Sự phát triển cuả xã hội loài người thường được phân hoá thành hai từng lớp người khác biệt nhau: là giai cấp thống trị và giai cấp bị tri. Tầng lớp thống trị thường được gọi là Vua, Chúa, Quan Lại hay Lãnh Đạo, còn giai cấp bị trị được gọi là dân đen, thứ dân hay dân chúng. Giai cấp thống trị thường có trình độ hiểu biết cao, kiến thức sâu rộng, họ vạch ra những Kế Hoạch đường hướng phát triển của đất nước và chỉ huy việc thực hiện trong luật pháp gồm có Hiến Pháp và những điều luật. Còn giai cấp bị trị là những kẻ thi hành theo đường hướng đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào giai cấp thống trị cũng đúng mà nhiều lúc còn sai gây tai hại cho giai cấp bị trị nên họ phải đứng lên lật đổ gọi là Cách Mạng. Lãnh đạo là một nghệ thuật quyền biến từ thực tế của hoàn cảnh để tìm những xu hướng phát triển tốt nhất cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà mình đang cai trị. Đó là cách hành xử Pháp Luật theo Pháp trị cứng ngắc hay Nhân Trị một cách linh hoạt có lý có tình. Trong lịch sử cổ kim, giai cấp lãnh đạo thường nổi lên từ cái đúng, nhưng dần dần họ lại rơi vào cái sai, cái lỗi thời lũy thoái mà không thấy, hay họ có thấy mà vì bị chói loà trong hào quang chiến thắng nên cố tình không cải cách khiến dân chúng bất mãn phải nổi lên chống đối. Sách binh pháp Tôn Tử có câu: " Biết Người, biết ta trăm trận trăm thắng "tức là ta phải biết thời thế, biết ta là ai,biết người là ai, để tìm một sách lược cho phù hợp với ta và người hầu cả hai đều đạt được mục đich cuối cùng cho nguyện vọng của mình. Trong lich sử cổ kim, có nhiều người lãnh đạo giỏi, nhưng họ lại chỉ biết ta mà không biết người nên có những hậu quả thất bại nặng nề, thậm chí còn bị thân bại danh liệt đến khi cuối đời . Ta thử trở về thời Xuân Thu -Chiến Quốc ( 479- 220 ) của lịch sử Trung Hoa, một nhân vật tôi thấy tiêu biểu cho chủ đề của Entry Pháp Trị nầy là Công tôn Ưởng thường gọi là Vệ Ưởng hay Thương Ưởng. Ông là một nhà cải cách chính trị lớn, nhìn xa, thấy rộng  nhưng vì quá tự phụ, cao ngạo tài của mình mà không biết người biết ta nên thất bại thảm hại đến nỗi thân bại danh liệt.

1/5/14

THƠ: ĐỒI TRĂNG

THƠ :
ĐỒI TRĂNG 



HUY THANH

Em đi từ tạ đồi trăng ấy
Để núi cao nguyên lạnh tủi sầu
Thăm thẳm một ngàn đêm thức dậy
Cũng một ngàn đêm ta mất nhau

25/4/14

BÀN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THƠ CA VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ 19



BÀN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THƠ CA VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ 19
LUẬT THEO THƠ  HAY THƠ THEO LUẬT?



HUY THANH

Mở đầu:

Thơ là gì?:
Thơ là nghệ thuật dùng từ ngữ, âm điệu để chuyển tải những xúc cảm giữa người với người về một chủ đề nào đó gọi là sự đồng cảm. Thơ thường được diễn đạt từ hai câu trở lên hoặc nhiều câu (đơn hợp hoặc phức hợp). Trong một tổ hợp thơ (bài thơ) thường tác giả chuyển tải tình cảm đến người đọc bằng chủ đề bài tức tứ thơ, nhạc thơ, vần thơ và họa thơ. (thơ như vẽ)

18/4/14

Thơ: TẠ ƠN ĐỜI, TẠ ƠN EM

Thơ
TẠ ƠN ĐỜI, TẠ ƠN EM
HUY THANH


1-
Thì thôi cũng tạ ơn em
Phù vân chín đỉnh, cơ duyên cuối cùng
Những lời hoa nguyệt  phong vân
Đành  trôi theo nước, tan vần khói mây

13/4/14

THƠ TUÝ TỬU HÀNH


TUÝ TỬU HÀNH

HUY THANH



Rượu ta cặn bụi phong trần

Giang hồ nửa gánh, giang sơn nửa bầu

Vào đời bước thấp bước cao

Đi trong họan lộ mà ngao ngán tình

5/4/14

MỜI NGHE BÀI NHẠC: CHUYỆN TÌNH THIÊN NGA

MỜI NGHE BÀI NHẠC

CHUYỆN TÌNH THIÊN NGA
Nhạc : Anh Việt Thanh
Lời : HUY THANH 
Ca sĩ : Hoàng Oanh
Album Nhã Ca
Liên hệ Po.Box 699 Cawndalg California 9026  USA



21/3/14

THƠ: ĐÊM BỆNH VIỆN VÙNG CAO

THƠ:

ĐÊM BỆNH VIỆN VÙNG CAO

HUY THANH



Nửa đêm bừng tỉnh giấc

Nghe đứa bé chào đời

Cơn mơ còn ngầy ngật

Người đi biển mồ côi

12/3/14

Truyện dịch: HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CÓ BỘ ÓC VÀNG

Truyện dịch
HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CÓ BỘ ÓC VÀNG
Nguyên tác tiếng Pháp: LA LEGENDE DE L'HOMME À LA CERVELLE D'OR
Tác giả: ALPHONSE DAUDET
Người dịch: HUY THANH



I- LỜI NGƯỜI DỊCH :
Alphonse Daudet là nhà văn lãng mạn, tiến bộ của Pháp vào cuối thế kỷ 19, trong bối cảnh thời đó ông đã có nhũng sáng tác đã kích chế độ phong kiến. Phần lớn tác phẩm của ông chỉ trích tầng lớp trí thức bán rẻ chất xám của mình để đổi lấy danh vọng tiền tài. Do hoàn cảnh nhà nghèo, khi 16 tuổi ông vừa phải đi học vừa đi làm, có khi đi chăn cưù cho những nhà giàu có trong làng nên những ấn tượng về xã hội đã in đậm vào tác phẩm của ông một cách sâu sắc. Trong giai đọan mà chế độ phong kiến đang cầm quyền, ông không thể trực diện phê phán mà chỉ ẩn dụ dưới những chuyện huyền thoai để người đọc hiểu và có sự đồng cảm ngấm ngầm. Tác phẩn nầy được trích từ cuốn "Lettres de mon moulin" ( Những bức thư viết từ nhà máy xay quạt gió " trong đó tôi thấy có hai truyện ngắn là " La Legende de l'homme a la cervelle d'or" và" Le petit chose" là hai truyện tiêu biểu nhất. Truyện ngắn nầy ông viết dưới hình thức lá thư trả lời cho một nữ độc giả khi bà nầy yêu cầu ông viết cho bà đọc những truyện vui hơn thay vì những truyện buồn. Nguyên tác bằng ngoại ngữ viết thật hay, thật xúc tích, mặc dù người dịch đã hết sức cố gắng nhưng cũng không thể nào chuyển tải hết những văn phong của ông qua tiếng Việt được. Kính mong các dịch giả đàn anh lượng thứ và chỉ bảo cho những sai sót khiếm khuyết nếu có. Riêng những tên nhân vật, địa danh, người dịch xin giữ nguyên bản để thể hiện sự tôn trọng tác giả.
Sau cùng, người dịch cũng cám ơn TS Nguyễn Nam  (một người bạn học cùng trường Đại Học  Sorbonne PARIS  trước đây), một người bạn ở Paris, đã chịu khó truy tìm bản gốc của tác phẩm nầy trong kho tàng văn học cổ điển cuả Pháp gởi về VN để tôi có tư liệu dịch hầu  quý vị.
Trân trọng.

6/3/14

THƠ: ĐỘC THOẠI NGÀY SINH NHẬT

THƠ : 

ĐỘC THOẠI NGÀY SINH NHẬT 

HUY THANH 

( Tặng tôi ngày sinh nhật  )

Photobucket



Một ly chanh Rhum đắng
Bên đứa con gái buồn
Chiều quán bar tĩnh lặng
Ngoài trời mưa cứ tuôn

21/2/14

THAM LUẬN: ĐỌC TRUYỆN NGẮN " ANH PHẢI SỐNG " CỦA KHÁI HƯNG

THAM LUẬN

ĐỌC  TRUYỆN  NGẮN:

ANH PHẢI SỐNG

CỦA KHÁI HƯNG


HUY THANH


1- VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN KHÁI HƯNG:

 Khái Hưng ( 1896- 1947) tên thật là Trần khánh Giư người xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương (Hải Phòng).. Bút hiệu KHÁI HƯNG là ông lấy chữ đầu của tên họ ráp vào. K (KHÁNH) H ( KHÁNH) Á (KHÁNH) I (GIƯ) H (KHÁI) Ư (GIƯ) N (TRẦN) G (GIƯ) một lối chơi chữ rất khéo của tác giả .
Khái Hưng từng học trường Albert Sarraut, ông đã đỗ bằng Thành Chung và Tú Tài 1, sau đó vào làm công chức nhà nước nhưng chán cảnh làm công bộc vì không đúng chí hướng của mình nên Khái Hưng nghỉ và xin chân day học ở trường tư thục Thăng Long tại Hà Nội. Nơi đây ( từ năm 1930- 1936 ) ông quen nhà văn Nhất Linh, cũng từ Pháp về, hai người cùng dạy một trường. Ý hợp tâm đầu, cả hai cùng thành lập nhóm "Tự Lực Văn Đoàn " chính thức ra mắt trên diễn đàn văn học từ năm 1933. Ban đầu có những cây viết nòng cốt như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, sau đó thêm nhiều nhà văn khác như Thạch Lam v..v..gia nhập nhóm
Từ đó, cặp bài trùng Nhất Linh, Khái Hưng thường viết chung những truyện ngắn, truyện dài theo khuynh hường cải cách xã hội bằng văn học, phê phán hiện tượng mê tín dị đoan, lề lối phong kiến hủ lậu Nho Giáo trong gia đình và ngoài xã hội. Những tác phẩm viết chung của họ rất nổi tiếng nên người ta thường gọi Khái Hưng là Nhị Linh mặc dù ông lớn hơn Nhất Linh 9 tuổi.
Những tác phẩm nổi tiếng của Khái Hưng là: Hồn Bướm Mơ Tiên (1933), Trống Mái (1936), Nửa Chùng Xuân (1937) Tiêu Sơn Tráng Sĩ (truyện võ hiệp 1937) Tiếng Suối Reo ( 1940 ).
Những tác phẩm cùng viết chung với Nhất Linh là: Gánh hàng Hoa, Đời mưa gió, Anh phải sống,
Ông cũng đã có dịch một bài thơ nổi tiếng cuả Félix Arvers tựa là Tình tuyệt Vọng rất nổi tiếng như sau:

 Lòng ta chôn một khối tình
Tình trong giây phút mà thành thiên thâu
 Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu
 Mà người gieo thảm như hầu không hay 


Khái Hưng mất năm 1947 trong một hoàn cảnh không rõ ràng.

14/2/14

TRUYỆN NGẮN: CUỐI DỐC SƯƠNG MÙ


TRUYỆN NGẮN HỒI KÝ :
CUỐI DỐC SƯƠNG MÙ


HUY THANH




MỘT
TÔI MỘT MÌNH

Tôi bước vào quán cà phê khi cơn mưa bắt đầu dội xuống thành phố những hạt đầu tiên. Qua cửa kiếng đục, những bóng bộ hành vội vã chạy trú mưa mờ nhạt như bóng ma thoắt ẩn thoắt hiên trong ánh đèn xe chạy vội nhấp nháy.

10/2/14

TRUYỆN NGẮN: HỒI KÝ: VÀO NƠI GIÓ CÁT

TRUYỆN NGẮN HỒI KÝ :
VÀO NƠI GIÓ CÁT

HUY THANH

   


 1-
Tôi đã đắn đo suy nghĩ nhiều lần trước khi quyết định cùng đoàn từ thiện đi sang đất Chùa Tháp lần nầy, Như  vậy có nghĩa là một số công việc kinh doanh của tôi trong Công Ty phải tạm dừng lại suốt hai tuần lễ tôi vắng mặt ở văn phòng  làm việc. Những công việc khác tôi tạm thời giao cho người trợ lý thay mặt tôi điều hành. Chuyến đi nầy được tài trợ bởi một Hội Thánh Tin Lành người Việt Nam có trụ sở đặt tại Bắc  California Mỹ, đoàn gồm 20 người, trong đó có 6 người VN, 6 Việt kiều và 8 người Mỹ.

5/2/14

THAM LUẬN: BÀI THƠ ĐƯỜNG "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC " VÀ CUỘC TRANH BIỆN GIỮA TÔN THỌ TƯỜNG VÀ PHAN VĂN TRỊ

THAM LUẬN:

BÀI THƠ ĐƯỜNG "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC " VÀ CUỘC TRANH BIỆN 
GIỮA TÔN THỌ TƯỜNG VÀ PHAN VĂN TRỊ .


HUY THANH

Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị là hai danh sĩ, hai nhà thơ lớn của nước ta sống vào thế kỷ thứ 18,19 trong thời kỳ Pháp thuộc .Công bằng mà nói, theo tôi cả hai người đều có lý tưởng dân tộc , nhưng họ đã thể hiện bằng hai đường lối, hai cách khác nhau, thậm chí chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung . Lịch sử cận đại kết án Tôn thọ Tường theo giặc Pháp, một thứ Việt Gian thời đại , còn Phan văn Trị là chí sĩ yêu nước . Theo tôi quan điểm lịch sử cận đại có cái nhìn quá khe khắt về Tôn thọ Tường , bởi vì trong lịch sử không phải ai làm việc cho Pháp, cộng tác với Pháp đều là Việt Gian bán nước ,mà trái lại, đó cũng có thể là một biện pháp tạm thời ,cũng có một số trong họ sau nầy đã nổi lên chống Pháp ( như Đội Cấn ). Nếu Tôn thọ Tường là hạng người vong bản việt gian thì ông không dại gì mà làm những bài Thơ u uất , bày tỏ nỗi lòng của mình khi làm việc cho Pháp gởi đến các sĩ phu trước những đôi mắt của dò xét của mật thám Pháp. Biện chứng như thế nên tôi mạnh dạn viết những nhận định về Tôn Thọ Tường không phải là một lời biện hộ đúng sai , mà chỉ là một lời giải bày chua xót thay cho ông , một người của lịch sử mà không đặt đúng vào vị trí của lịch sử. Nói cách khác lời tôi phản biện cho ông có thể đi ngược lại quan điểm lịch sử cận đại vốn đã méo mó ít nhiều . Cũng có thể những nhà sử học trước đây cũng có cái nhìn về Tôn Thọ Tường như tôi nên lúc đó tại Sài Gòn có hai con đường Tôn thọ Tường và Phan văn Trị ở Sài Gòn .

31/1/14

HỒI KÝ : KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI

HỒI KÝ :

KỶ NIỆM VỀ TÌNH YÊU ĐẦU ĐỜI 

HUY THANH





1 -LỜI MỞ ĐẦU:

Nhân dịp xuân về, mùa của những đôi tình nhân đã ,đang, và sẽ yêu thương , tôi xin viết lại một kỷ niệm vui lẫn buồn về mối tình đầu của mình thời còn là học sinh Trung Học.
Người ta ai cũng có nhiều kỷ niệm nhất là những kỷ niệm về tình yêu , những kỷ niệm đó dù vui hay buồn cũng  gắn bó với một thời dĩ vãng, là những chứng tích khó quên của tình yêu . Đăng lại hồi ký nầy , mong rằng quý độc giả , nhất là những bloggers ở lứa tuổi 40, 50 trở lên có dịp tìm lại hình bóng tình yêu của mình ở một khía cạnh nào đó với nhiều sự cảm thông và gần gũi .  

29/1/14

TẢN MẠN CUỐI NĂM: NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MUÀ

  TẢN MẠN CUỐI NĂM:

NGHE LẠI NHỮNG TÌNH CA BỐN MÙA

CHỌN NHẠC VÀ DẪN NHẠC:  HUY THANH


1- A -DẪN Ý NHẠC QUA TÌNH CA BỐN MÙA:

Những hình ảnh tuyệt đẹp của bốn muà XUÂN, HẠ, THU, ĐÔNG luôn luôn hiện diện trong những bài Ca trữ tình hay Thơ lãng mạn từ xưa tới nay. Hình như tâm cảm con người đối với cảnh vật bốn mùa có những sự rung động gần gũi hơn khi bàng hòang nhớ về một kỷ niệm nào đó đã xa khuất.

26/1/14

THAM LUẬN: NHỮNG THÍCH KHÁCH NỔI TIẾNG THỜI XUÂN THU


THAM LUẬN


NHỮNG THÍCH KHÁCH NỔI TIẾNG THỜI XUÂN THU, CHIẾN QUỐC.

HUY THANH

Trong những cuộc chiến tranh giành quyền lực, đất đai, địa vi giữa các thế lực thời phong kiến với nhau trong lịch sử Trung Hoa, có một mặt trận thầm lặng nhưng đầy thử thách gian lao, đòi hỏi người chiến binh phải cùng sống chết với kẻ thù trong hang hùm nọc rắn của họ: đó là mặt trân Ám Sát, người thực hiện nhiệm vụ nầy được gọi là thích khách. Sở dĩ gọi họ là thích khách vì họ chính là những người khách được kẻ thù mời đến để thương lượng hay làm đàm phán một điều gì đó, rồi thừa cơ khách ra tay giết người chủ mời. Cách thực hiện mặt trận nầy là tập kích bất ngờ, tiêu diệt người cầm đầu, chỉ huy của kẻ địch để triệt hạ những kế sách, sách lược chỉ huy có hại cho đất nước mình. Sau đó người chiến binh sẽ chấp nhận hy sinh nếu không thoát được dù thành công hay thất bại.Người chiến binh thực hiện mặt trận nầy phải là người thông minh, gan dạ, biết ứng phó tùy tình huống và xem cái chết nhẹ như lông hồng.

25/1/14

THAM LUẬN : KỸ THUẬT SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH ,VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP

THAM LUẬN:
KỸ THUẬT  SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH  VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP.

HUY THANH

A- SOẠN THẢO THÔNG BÁO HAY THÔNG CÁO:

1- Thông báo hay Thông Cáo là gì:

Thông cáo hay Thông Báo một văn bản ngắn, viết bằng văn xuôi có mục đích truyền đạt nội dung cho mọi người cùng biết, hoặc để thi hành về một vấn đề nào đó liên quan đến đơn vị phát hành văn bản .Thông báo chỉ có giá trị thông tin, hướng dẫn, để biết hay định hướng chung một vấn đề chứ nó không có không có giá trị thay thế được những văn bản pháp qui, hay luật pháp.

22/1/14

THAM LUẬN: MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC

THAM LUẬN:

MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC

HUY THANH 





Thơ và nhạc là hai hình thức của nghệ thuật dùng để chuyển tải những hoài cảm, tâm cảm đến người thưởng thức. Hai hình thức đó luôn bổ khuyết, nâng cánh cho nhau, để cùng tạo sự thanh thoát ,rung cảm dạt dào cho người nghe. Nói một cách khác Thơ đã có trong nhạc và Nhạc đã có trong Thơ. Hôm nay tội kính gởi đến quý vị và các bạn một số bài Thơ hay được các nhạc sĩ phổ nhạc, được phổ biến rộng rãi trong quần chúng ở VN cũng như hải ngoại.Trong các bài Thơ được phổ nhạc, vì lý do nầy hay lý do khác, nhạc sĩ đôi khi cải cách một số lời bài hát để phù hợp với âm luật, hay chỉ chọn một đoạn nào đó để phổ nhạc những bài thơ quá dài để bảo đảm cho luật cân phương âm nhạc về trường canh được bảo toàn. Những bài thơ tôi chọn giới thiệu, nếu dài quá tôi cũng xin mạn phép tác giả thu gọn lại vài khổ, tuy nhiên ý thơ vẫn bảo toàn , để người nghe nhạc được thưởng thức, vừa nhạc trong Thơ, vừa nắm vững tâm ý, hồn thơ toàn diện của bài thơ đăng lại. Mặt khác bài Thơ sẽ bổ sung cho những tâm ý, hồn thơ mà trong nhạc còn thiếu sót (bởi bị bó buộc của âm luật).Có những bài Thơ dù dài nhưng tôi vẫn lấy toàn bài vi nó là bài Thơ hay, ngược lai những bài Thơ khác tôi bỏ qua vài đoạn không cần thiết .
Một số những bài thơ hay được phổ nhạc tôi đã giới thiệu trong những Entry trước đây như : Đôi mắt người Sơn Tây của Quang Dũng ( Phạm đình Chương ) , Hoa trắng thôi cài trên áo tím của Kiên Giang (Huỳnh Anh), Tha la xóm đạo của Vũ Anh Khanh ( Dzũng Chinh, Mầu tím hoa sim của Hữu Loan (Phạm Duy) Quê Hương của Phan lạc Tuyên (Đan Thọ, Quê Hương của Giang Nam (Phạm Trọng).. tôi mạn phép không lập lại trong Entry nầy.
Như thường lệ, quý vị, các bạn muốn nghe những bài nhạc nầy xin vào Google, gõ tên bài nhạc để nghe.
Những tác phẩm tôi liệt kê sau đây chỉ một phần trong rất nhiều bài Thơ được phổ Nhạc mà tôi đã nghe nhiều lần sau khi chọn lựa rất kỹ theo quan điểm cá nhân của mình (cũng có thể một số bạn cũng không tán đồng):


20/1/14

THAM LUẬN: THỬ NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC VIẾT LỜI VIỆT DU NHẬP VÀO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TỪ NHỮNG THẬP NIÊN CỦA THẾ KỶ 19

THAM LUẬN :

THỬ NHÌN LẠI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC VIẾT LỜI 
VIỆT DU NHẬP VÀO NỀN ÂM NHẠC VIỆT NAM TỪ NHỮNG THẬP NIÊN CỦA THẾ KỶ 19 
HUY THANH


1- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT DU NHẬP VÀO VIỆT NAM :TỪ THẾ KỶ 19 :

Có thể nói Phong trào Nhạc Ngoại Quốc viết lời Việt du nhập vào Việt Nam cùng một lúc với trào lưu văn hóa nghệ thuật Âu Tây phát triển tại nước ta vào những thập niên giữa thế kỷ  19 ( 1950-1975 ) .Trên lãnh vực âm nhạc những bài hát nước ngoài nầy cũng ào ạt chiếm lĩnh sự thưởng ngọan của quần chúng yêu nghệ thuật Việt Nam như một thứ thức ăn mới thay đổi khẩu vị của những bài nhạc viết theo khuôn sáo cũ.

Theo tôi, sự du nhập dòng nhạc ngoại nầy lúc đó có hai dòng chảy song song: thứ nhất là dòng chảy nhạc cổ điển (classique), thứ hai là dòng chảy nhạc hiện đại (modern)

Dòng chảy nhạc cổ điển rất âm thầm du nhập bằng các bản nhạc kinh điển ,thính phòng, những khúc giao hưởng Âu Tây của các nhạc sĩ cổ như Mozart, Betthoven, Strauss, Chopin, Brahms Dòng chảy nhạc hiện đại thì rất đa dạng, vừa có nhạc tình êm dịu, nhạc trung dịu, vừa có nhạc sôi động với lối trình diễn nhún nhẩy kiểu Âu Châu mà thời đó người ta gọi là nhạc kích động hay nhạc TWIST. Cổ vũ rầm rộ cho phong trào nhạc kích động trong thập niên 70 là các nhạc sĩ Trường Kỳ, Khánh Băng, Lê hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Tùng Giang, Nam Lộc. Họ vừa sáng tác theo mô típ Nhạc Trẻ, vừa viết hay dịch lời Việt các bài nhạc ngoại quốc hay.Về ca sĩ trình diễn các loại nhạc kích động nầy thì rất ít nhưng người nào cũng được nhiều khán giả ái mộ như Hùng Cường, Mai lệ Huyền, Túy Phượng, Elvis Phương.

18/1/14

ĐOẢN VĂN: TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

ĐOẢN VĂN

TẢN MẠN NGÀY CUỐI NĂM

HUY THANH




MỘT: MỘT NGÀY CỦA THANH 
Chớp mắt đó lại sắp hết một năm ,thời gian trôi qua vùn vụt như ai đó ví như tiếng vó câu ngựa nhanh như ngoài khung cửa sổ. Cứ mỗi lần thấy đường phố rộn rịp du khách, những mầu hoa đủ sắc thắm tươi trên lề đường, góc chợ, khu phố là tôi thấy muà xuân lại sắp về.
 Buổi sáng tôi thường thức dậy khi sương mù còn dầy đặc trên những đồi thông còn say ngủ, những đám mây còn lặng lờ dừng chân nghe ngóng tiếng thác bạt ngàn. Tôi có thói quen tập thể dục buổi sáng bằng cách leo lên đồi cao nhìn xuống bờ hồ xa tít, hít thở những tinh hoa của trời đất bằng bước chân khởi hành cho một ngày mới, khi không khí cao nguyên chưa ô nhiễm khói xe  mịt mù.
Quán cà phê nằm tận đỉnh đồi mà rất đông khách. Hình như ở vùng đất cao nguyên, uống cà phê thơm nóng trong mù sương giá lạnh, nghe nhạc trữ tình là một điều không thể thiếu, nhất là những người có một chút máu giang hồ vặt, tâm hồn lãng mạn, một chút ngông đời như tôi. Thú tao nhã ấy dường như là một thời thượng, một thói quen chẳng phải của riêng tôi, mà là còn của cư dân trên vùng thành phố sương mù nầy.  Những người uống cà phê ở đây như theo một luật lệ bất thành văn là  vào quán thì phải im lặng, không nói chuyện phiếm, không làm ồn  ào mà họ để tư duy chìm vào những tiếng hát thoang thoảng, tiếng nhạc rơi rụng dần theo từng giọt cà phê rớt tràn đầy vị đắng trong ly.Mỗi người có một khoảng hoài niệm riêng ,một suy tư chập chùng nào đó trong  trong ký ức, một góc nhỏ lẻ loi nào cuả kỷ niệm .Tất cả dường như có sự tương giao giữa con  người, hiện tại và dĩ vãng  trong  âm thanh  mời gọi của núi rừng, của ký ức.

16/1/14

THƠ: BÀI THƠ TRÊN LÁ CỎ

THƠ:
BÀI THƠ TRÊN LÁ CỎ
HUY THANH

Tặng blogger Cuocsong




Tôi về thu nhặt bóng tôi
Một hồn hoang lạnh, xác côi cút buồn
Tóc người nhuộm nắng tà dương
Áo bay theo gió, thả hương cuối chiều
Tình chưa vầy cuộc tin yêu
Trên không đứt một cánh diều - xót xa

13/1/14

THAM LUẬN: LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833

THAM LUẬN:
LÊ VĂN KHÔI VÀ CUỘC BINH BIẾN THÀNH BÁT QUÁI NĂM 1833
 HUY THANH





1-LỜI MỞ ĐẦU:
Trong lịch sử, không ít những vị vua khi mới lập nghiệp thường nhờ những tướng giỏi hy sinh giúp mình xây dựng giang sơn xã tắc. Nhưng khi lên ngôi vua rồi, tạo dựng được thế lực, quyền uy, ngai vàng vững chắc thì đâm ra lại sợ những vị công thần đó chiếm đoạt ngôi báu của mình hay làm giảm đi oai thế của mình. Do đó ,họ  tìm cách hãm hại công khai hoặc ngấm ngầm những người đã sát cánh cùng minh trong những ngày gian khổ. Một trong những ông vua đó là Minh Mạng với sự trả thù tả quân Lê văn Duyệt sau khi ông chết. Chỉ vì sợ quyền lực của mình bị lung lay bởi vị quan tài giỏi ,đầy công lao nầy. Điều đáng trách là Minh Mạng không dám trả thù công khai khi tả quân Lê văn Duyệt khi còn sống mà trút hết thù hận vào hậu duệ của ông là con nuôi Lê văn Khôi nên xảy ra cuộc binh biến thành Bát Quái (thành Phiên An)  năm 1833, là thành mà Tả quân Lê văn Duyệt cho xây tám cửa như một trận đồ bát quái để giữ an ninh trật tự tại Gia Đinh khi ông còn phụ trách vùng phía Nam trên cương vị Tổng Trấn Gia Định thành. Cuộc trả thù nầy chỉ vì lòng ích kỷ  nhỏ nhen của vua Minh Mạng mà biết bao người vô tội phải chết oan, xương ngập xương, máu ngập máu trong đó có nhiều người Trung Hoa và các giáo sĩ người Pháp, binh sĩ hai bên tham chiến suốt ba năm trời (từ năm 1833 đến năm 1835 giữa binh lính Lê văn Khôi và triều đình).

12/1/14

THƠ: NHỮNG ĐÓA HOA NGÀY TỰU TRƯỜNG

THƠ: NHỮNG ĐÓA HOA NGÀY TỰU TRƯỜNG




 HUY THANH



Rồi cánh phượng cũng rơi vào quá khứ
Cổng trường xưa không còn khép trầm tư
Chân em lại qua lối mòn xưa cũ
Mùa hè qua trong ký ức tạ từ

10/1/14

THAM LUẬN : VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN " CỦA THẠCH LAM


HUY THANH


1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM:

Nhà văn Thạch Lam (1910- 1942) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quảng Nam, ông là em của nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đỗ bằng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học, ông đỗ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan "là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931, sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đã đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay ,một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.

Những sáng tác truyện ngắn  của nhà văn Thạch Lam:

Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chết, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Buổi Sớm, Tiếng Sáo,  Người Bạn Trẻ, Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu