13/12/12

Ký sự ngắn : THÀNH PHỐ DALAT :119 NĂM THI GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT

THÀNH PHỐ ĐÀLAT: 119 NĂM THI GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT 

HUY THANH


1 -LỜI MỞ ĐÀU :

Tôi viết bài ký sự ngắn nầy khị ĐàLạt sắp tròn 119 tuồi tính từ lúc cao nguyên Lâm Viên được Bác sĩ người Pháp YERSIN tìm thấy năm 1893 ,  Cho;đến ngày nay thành phố Dalat đã trãi qua biết bao thăng trầm. Hiện nay, Dalat la một vùng đất du lich nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, một thành phố văn minh, sạch đẹp có nhiều phong cảnh hữu tình đã thu hút hằng triệu du khách mỗi năm.Trong bài viết nầy tôi chỉ lược sơ,tóm  tắt  những đặc trưng của Dalat về khí hậu, nhân văn, con người, đất đai, địa lý, thắng cảnh và những bước phát triển vượt bậc cuả nó .Không phải ngẫu nhiên mà tôi viết về ĐaLat mà vì tôi đã sinh sống ở đây, thành phố quen thuộc thơ mộng,hợp với tâm hồn lãng mạn của tôi rất nhiều..  Trân trọng..  



2-ĐALAT XỨ SỞ HOA VÀ SƯƠNG MÙ:

Thành phố Đat Lạt là một thắng cảnh trên vùng đất cao, trung guyên của Việt Nam , nói tới Dalat người ta nghĩ ngay tới một vùng khí hậu tươi mát quanh năm phủ bọc trên một vùng sườn đồi cao nguyên rông lớn. Trên vùng đất đó có nhiếu sông núi, thác ghềnh,nhiều rừng thông bạt ngàn cao vút nhìn xuống vô số thung lũng sâu thoai thoải nhiều đáy vực.Một nét nổi bậc khác của DaLat là hoa, đủ thứ sác hoa tươi bốn muà từ những sườn đồi trải xuống đồng bằng  tạo cho thành phố có những nét đẹp đặc trưng không nột nơi nào so sánh được.Người ta thường gọi Dalat là thành phố ngàn hoa, nhất là hoa đào , nhạc sĩ Hoàng Nguyên đã viết bài nhạc" Ai lên xứ hoa đào mà không quên mang về cành hoa " để nói về nét đặc trưng nầy cuả DaLatNhìn chung, Dalat có nét văn minh Âu châu nhưng không hẳn là không tìm thấy nét diụ dàng của phương Đông tiềm ẩn trong nền kiến trúc của nhiều ngôi biệt thự cổ, im ắng nằm trên sườn đồi như trầm tư về một quá khứ xa xăm nào đó..

Nếu đứng ở trung tâm thành phố, trên Đồi Cù nhìn ngược về bốn phía, ta thấy Suối vàng Dankia ở phía Bắc,hai ngọn núi Lang Bian mờ nhạt trong sương quanh năm mây phủ tráng.xoá.Phía Nam có đường đi về SaiGon qua đèo Prenn  dài 11 km có nhiều thác nước đẹp hùng vĩ như thác Prenn. Phía Tây trước đây từ thác Cam Ly có đường đi qua Ban mê Thuộc theo ngã Tà Nung, Nam Ban  rồi rẻ qua đường đi Lạc Thiện. Phiá Đông có đường đi về tĩnh Phan Rang sau khi du khách vượt qua đèo Ngoạn Mục ( Bell vue ) dài 20 km phong cảnh rât đẹp, hữu tình.


Tên thành phố" DaLat" hiện nay vẫn còn  là một ẩn số, giả thuyết thứ nhất cho là Dalat có nguồn gốc từ Dàlàc ( tiếng dân tộc gọi là Đaq Lạch ) .Đaq là nước, Lạch là tên một bộ tộc thiểu số đã định cư bên những cánh rừng thưa trên cao nguyên Lang Bian ( Lâm Viên ).Ông Cunhac, viên công sứ đầu tiên ở DaLat đã nói như sau : " Ở hồ nước mà dòng suối nhỏ của bộ tộc Lat chảy qua người ta gọi là DaLat " .Theo tiếng Thượng Dak nghĩa là nước . (The lake region where the small stream of the Lat tribe flows through is called " Dalat" .Da or Gak means " water " ).Giã thuyết thứ hai là khi người Pháp khám phá ra Dalat khí hậu tươi mát quanh năm nên đã mở rộng ra và xây dựng nơi đây thành một thành phố nghĩ mát , du lich cho toàn cõi Đông Dương cho nên họ gọi nơi đậy là vùng : " Cho người nầy niềm vui, cho người kia mát lạnh " ghi theo tiếng La Tinh là DAT ALLIS LAETITIUM  ALLIS TEMPERRIEM .Họ lấy các chữ đầu của câu trên ghép thành  Đ À   LẠT   .  


Hiện nay giã thuyết được công nhận DaLat là dòng sông quê hương của người Lat trong cộng đồng dân tộc Việt ."Do đó Dalat là tên gọi tiếng Việt Nam, không lai tiếng Hoa, không lai tiếng Pháp .Như thế người đật tên cho thành phố Dalat là người Việt Nam, Dalat là người con gái Việt Nam " ( "Thus, Dalat is a real Vietnamese name without being mixed with any other Chinese or French name at all. It was the Vietnamese who named Dalat, their home town and Dalat has deserved to be a graceful  Vietnamese girl " )


Cuối thế kỹ 19, bác sĩ Yersin người Pháp đã tìm được cao nguyên Lâm Viên và công bố ông đã tìm ra Dalat , theo hồi ký Tap Chí Đông Dương thời đó, Yersin tuyên bố ông tìm ra Dalat ngày 26/1/1893 Dần dần vì đất rộng nguời thưa, khí hậu lại mát mẻ nên nhân dân ở các nơi khác kéo về đây lập nghiệp.Các biệt thư người Pháp , nguời Hoa mọc lên như nấm , đường sá được mỡ rộng thêm.Tôn giáo cũng du nhập phát triển dần, năm 1942 Nhà thờ Chánh Tòa dược xây dưng . Đạo Phật cũng phát triển, nhiều chùa được xây dựng ở Linh Sơn.Dân số càng ngày càng đông . Hoàng Đế Bảo Đại vi vua cuối cùng của nhà Nguyễn muốn chọn Dalat làm đất Hoàng triều Cương Thổ cuả hòang tộc nhà vua.Năm 1957 Dân số Dalat trên 60.000 người trong đó người Hoa đông nhất, kế đến là người Việt Nam quê ở Bình Định, Phú Yên, Quãng Nam , Quãng Ngãi. Năm 1958 chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập tỉnh Tuyên Đức trong đó lấy hai quận là Đơn Dương và Đức Trong. Năm 1957 Viện Đại Học DàLat được xây  dựng, năm 1959 xây dựng Trường Vĩ Bị Quốc Gia và Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử Lực.Một số đường ,địa danh mang tên Pháp đổi thành tên VN như đường Maréchal Foch thành đường Duy Tân, Grand lac thành Hồ xuân Hương, Lac des Soupirs thành Hồ Than Thở, Vallée D'Amour thành Thung Lũng Tình Yêu, Bois D' amour thành Rừng Ái Ân.    .   

Nhìn trên cao thì thành phố ĐàLạt bao quanh Hồ Xuân Hương, đường phố nằm trên những con dốc đồi thoai thỏai, hai bên là những biệt thự cổ kính nằm sâu trong vùng đối, im lặng trong mù sương vào buổi chiều như một thành phố ma.Nếu bạn có tâm hồn nghệ sĩ, ban sẽ lang thang vào những chiều gió lạnh , ngắm cảnh của mây nước, nghe tiếng thông reo, ngắm ngàn hoa nở rộ lung linh theo tiếng thác đổ vọng từ xa.Vào quán caphê nhạc, bên tách cà phê nóng , không khí lạnh lẽo như diù bạn tìm về những kỹ niệm xa vời, mong manh .Những tiếng nhạc chìm như trầm mình vào những giọt cà phê đắng vị xót ,vị thương. " Phố núi cao phố núi mù sương, phố xá thênh thang tời thấp thât buồn, Anh khách lạ đi lên đi xuống , may mà có em đời còn dễ thương .Xin cãm ơn thành phố có em, xin cãm ơn một mái tóc mềm.Mai xa lắm trên đồn biên giới, còn một chút gì để nhớ để quên " " Còn một chút gì để nhớ nhac Phạm Duy ", mặc dù nhạc sĩ viết cho thành phố Pleiku nhưng phảng phất trong đó một hình ảnh Dalat nên thơ của vùng cao nguyên. Đó là lý do sau mỗi ngày hết giờ làm việc tôi thường lang thang góc phố, đỉnh đồi để tìm những cãm hứng sáng tác Khi chợ mới Dalat được xây đựng , số du khách nội địa và nước ngoài mỗi ngày càng đông hơn, người mua người bán tấp nập.Chợ cất thành nhiều tầng mặt tiền hướng ra Hồ Xuân Hương. Các mặt hàng phần đông là rau cải, thổ sản, Những dịp lễ hôi du lich, thành phố rực rỡ với ngàn hoa khoe sắc, bạn sẽ thấy những người bán hàng rong gánh hàng mặc những chiếc áo dài tha thướt mời chào khách .Một điểm đặc biệt cuả DaLat là các nữ sinh đi học đtều mạc áo len bên ngoài, áo dài trắng bên trong dù học buổi trưa hay chiều. " Các nữ sinh cái áo muôn thuở vẫn là chiếc áo len mầu đen.Vào những buổi tan học, nhìn các cô đua nhau đi khắp đường phất phơ tà áo dài lụa trắng nổi bật trong chiếc áo len đen cùng với chiếc nón bài thơ xinh xinh xứ Huế ( ..As for the school girls, their everlasting adornment is the black woolen sweater .The school being over, they they can be seen walking in all directions to their hommes in their waver white " Áo Dài " featured with black wooen sweaters and conical poem palm-hats made in Huế . " Để đáp ứng cho nguồn du khách nước ngoài năm 1961 phi trường Liên Khương được thành lập, dinh Bảo Đại được làm nơi tham quan cho du khách ( tôi cũng có một lần hân hạnh được ngồi thử vào " ngai vàng " của vị vua cuối đời nhà Nguyễn xem cãm giác mình khi làm " Quân Vương " ra sao , nhưng không có hoàng hậu đâu nha, hi hi ) Sau năm 1975 đến nay Dalat vươn mình thành một trung tâm du lịch có tầm cở quốc tế, năm 1985 mỡ rộng Hô xuân Hương, xây cất nhiều khách sạn tai Lang Bian,Đồi Cù . Những thắng cảnh như thác Prenn, Datania , Suối Vàng, được nâng cấp. Các tỉnh, thành phố cũng đua nhau thành lập nhiều khách sạn , nhà nghĩ ở đây như Hâu Giang,Đồng Tháp, tp HCM ..v..v..Vào những muà hè những thắng cãnh cuả DaLat có trên 10.000 khách tham quan mỗi ngày. Năm 1992 sân Golf xây dựng tại Đồi Cù đã thu hút hằng triêu khách nước ngoài đến từ Châu Âu, Châu Mỹ .Sự phát triển của dân số, kinh tế , nhu cầu xây dựng của tầng lớp trí thức, nhà giàu phất lên khiến môi trườngsinh thái tự nhiên của Dalat bị thu hẹp lại, những khu vưc đầu nguồn bị lấn chiếm như : Prenn, Suối Vàng, Đập Đa Thiện, Hồ Than Thở, Hố Tuyền Lâm ..v..v. Cạnh Hồ than Thở một số dân đã phá đồi thông lấy đất trổng rau, đất chung quanh hồ nhân dân đào đãi tìm thiếc sa khoáng làm lòng hồ càng ngày càng dơ bẩn, Tính đến nay Dalat có khoảng 3.000 biệt thự kiến trúc đủ kiểu mang mầu sắc nữa cổ điển nửa hiện đại , nguồn điện hiện nay sữ dụng được cung cấp từ thủy điện Đa Nhim và Suối Vàng. Dalat có nhiều thắng cảnh, ở đây tôi chỉ giới thiệu một số thắng cảnh nổi tiếng cuả Dalat như :1-Hồ xuân Hương 2-Hô Than Thở 3-Núi Bà 4-Hồ Suối Vàng 5-Thác Prenn 6-Thác Pongour 7- Thác Gougar 8- Núi Voi 9-Đồi Cù 10-Hồ Tuyền Lâm 11-Thác Cam Ly 12-Thác DatanLa 13- Thung Lũng Tình yêu .
 1-Hồ Xuân Hương ( THE HO XUAN HUONG Lake ) :
 Hồ ở ngay Trung Tâm TP Dalạt, lòng hồ đẹp,nước trong sóng gợn lăn tăn, hồ có nét đẹp của Âu Châu . Hồ nằm trên độ cao 1.477m rộng 6 ha, trước đây người Pháp gọi là Grand Lac ( Hồ lớn) Vào muà hạ nước hồ xanh biếc, muà mưa nước mầu đỏ ngầu .Chung quanh hồ những bóng cây đào đơm bông khoe sắc, vào mùa xuân khiến hồ như khoác một mầu hồng áo cuả đất trời .Hồ mang tên nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương sống vào thế kỹ 19 đã sáng tác ra những bài thơ Nôm có giá tri văn học. .
 2- Hồ Than Thở (LAKE OF SIGHS)
:Vị trí hồ Than Thở cách tp Dalat 6 km vây quanh là những rừng thông, khi gió lớn tiếng thông reo vi vút như lời Than Thở cũa ai đó dưới mặt hồ.Có những truyền kể về tên Hồ " : ngày xưa nàng Thủy yêu một chàng tên Tâm,sau chàng phụ nàng nên nàng nhảy xuống Hồ tự tữ. Du khách có thể thấy một nấm mồ, mộ bia ghi tên THẢO, bên dưới có ghi hai câu thơ " Mây xanh nước biếc dù thay đổi.Ngàn năm THỦY vẫn ở trong TÂM "
3-Núi Bà (MOUNT BÀ LANG BIAN) :
 Núi Bà là một trong hai ngọn núi của đỉnh Lang Bian, cao nhất,đứng sừng sững ở độ cao 2.170 m. Chung quanh có nhiều hố sâu, thung lũng Đứng ở Dalạt ta có thể nhìn thấy núi Bà như hình tương của người đàn bà khoả thân nằm ngữa mặt lên trời ngắm nắng mưa sương tuyết.Theo truyền thuyết núi Bà có tên là LANG BIAN vì ngày xưa tù trưỡng bộ tộc người LAT tên là LANG yêu người con gái tên là BIAN con tù trưỡng bộ tộc CHIL.Nhưng vì họ khác bộ tộc nên không được lấy nhau, do đó cã hai đều tìm lấy cái chết bên nhau để phản đối tập tục chia rẻ quá khắt khe.Sau đó cha của nàng BIAN hối hận nên tìm cách thống nhất các bộ tộc LAT, CHIL, SRE lại thành dân tộc K'ho bây giờ.Từ đó nam nử ở các bộ tộc khác nhau được lấy nhau bình thường .
 4 -Hồ Suối Vàng ( LAKE OF YELLOW SPRING )
:Nằm cách Dalạt 12 km về hướng Bắc, cảnh vật nơi đây đẹp thơ mộng, đứng nơi đây ta thấy xa xa những rừng thông bạt ngàn trên nhiều qủa đồi san sát như hình cái tô úp lại, phía dưới là suối nước chảy hiền hoà len lách qua vách đá.Tên Suối Vàng có vì theo truyền thuyết xưa vùng nầy có rất nhiều vàng sa khoáng mà người ta có thể đào đải được.Hồ Suối vàng gồm 2 hồ là Dankia ở trên và Ankroet ở dưới.Du khách lên hồ Suối Vàng sẽ có cãm tưỡng như mình là Lưu Nguyễn lạc động Đào nguyên hay Từ Thức lạc chốn Bồng Lai Tiên Cảnh . Hi.
5-Thác Prenn (PRENN WATER FALL ):
 Nằm dưới chân đèo Prenn, theo tiếng Chăm tên thác có nghĩa là " vùng xa xưa bị xâm chiếm " Thác Prenn cao 6m, nuớc từ trên cao đổ xuống kết thành một bức màn nước sáng lóng lánh , bên dưới có cây cầu bắt ngang qua, ta có thể đi trong làn nước qua cầu trông thấy nước bên trên như ta lạc vào thủy cung như chuyện Tây Du Ký .Hi .Muốn tới thác Prenn phải đi xuống dưới chân đèo bằng những bậc thang, chung quanh có những cây thộng reo như đón mừng du khách.
6-Thác Pongour ( PONGOUR WATER FALL ):
Là ngọn thác đẹp hùng vĩ,hoang dã nằm phía Nam Dalat cách khoãng 50 km, dân ở đây thường gọi là thác 7 tầng hay là thác Thiên Thai.Tên Thác giãi thích theo truyền thuyết là ngày xưa có bộ lạc Ka Nai do nữ tù trưỡng tên KaNai , một cô gái đẹp và có sức mạnh chinh phục được dã thú.Cô đã chinh phục được 4 con tê giác, đem tê giác về sử dụng trong công việc khai phá đất đai, khai mương làm rẫy cho bộ tôc .Sau đó bộ tộc của nàng bị người Prenn xâm lấn, nàng thúc binh ngồi trên lưng tê giác chiến đấu chống kẻ thù.Sau chiến tranh , để ngăn ngừa giặc tái chiếm, nàng dùng tê giác để khai phá thêm một vùng đất mới Do đó Pongour dịch theo nghĩa tiếng K'ho có nghĩa là 4 sừng tê giác .Pon là 4, gou là sừng.
7-Thác Gougar ( GOUGAR WATER FALL) :
 Nằm cách Dalat 38 km, ngọn thác cao, nước đổ mạnh thành tiếng gầm rú bốn muà, người địa phương gọi là thác Ổ Gà vì nước đổ chia làm hai nhánh :một bên nước mầu đỏ như lòng đỏ trứng gà, một bên nước mầu trắng như lòng trắng trứng gà .Tiếng thác gầm, tiếng thông reo, tiếng chim kêu tạo thành khúc nhạc giao hưỡng tuyệt vời mà du khách đến đây không thể nào quên được.Theo truyền thuyết thì Gougar theo tiếng Chăm là Gougah là một vực sâu chứa kho tàng của vị hòang hậu vua Chăm Chế Mân, tên Chăm bà là Naf Bút người nước Việt ( Yuan), bà chính là Huyền Trân Công Chuá Sau khi Chế Mân chết, bà trở vế nước Việt Sau đó quân Chiêm tràn qua yêu cầu bà về nước của chồng. Bà không về mà chỉ xin vua cha cho mình ở một vùng đất không thuộc Việt, cũng không thuộc Chăm để bài tỏ lòng trung lập của mình và sống cho đến chết. Đó là vùng Gougar. Nhân nói về Công Chuá Huyền Trân tôi xin mạn phép trình bày 2 ý kiến : thứ nhất là trong dã sử, người ta nói tướng Trần Khắc Chung người mang Huyền Trân từ trên giàn hỏa của Chăm sau khi Chế Mân chết (luật Chăm phải chết thiêu theo chồng) trốn về nước Việt là nhân tình của Huyền Trân trước đây ở Việt là sai, vì lúc đó Huyền Trân mới trên ngoài 20 tuổi, còn Khắc Chung năm ấy đã già hàng chú bác của Công Chuá. Còn ý thứ hai là có hai câu thơ " Hai Châu Ô Lý muôn ngàn dặm. Một gái Huyền Trân giá mấy mươi", tôi hoàn toàn phản đối hai câu thơ nầy, vì thứ nhật Huyền Trân đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình lấy vua Chế Mân để giữ lấy hòa bình cho cã hai nước, cứu bao nhiêu sinh mạng binh sĩ hai bên, tránh cho trăm họ tang tóc và lấy hai châu Ô Lý của Chăm để mỡ mang bờ cỏi nước Việt ta về phía Nam, như vậy cái giá Huyền Trân đâu phãi" chỉ mấy mươi" như nhà thơ kia đã viết.Nếu hiểu nghĩa cái " giá mấy mươi" là của người bàng quang đánh gíá tri con người của Huyền Trân cũng như tác giã, hai câu thơ trên thì còn sai hơn nữa .Thứ hai, Chế Mân là một ông vua minh quân của nước Chăm ,ông lấy Huyền Trân chỉ là gỡ thế cờ chính trị của nước Chăm đang lưỡng đầu thọ địch. Cưới Huyền Trân chỉ là một biện pháp tình thế, vì phía trên là Viêt đang chực chờ bành trướng, bên trái là Xiêm La ( Thái Lan ) cũng đang lăm le xâm chiếm , ông phải chọn một, là nghiêng về phía nào có lợi cho tổ quốc hơn, ông đã chọn Việt vì lúc đó nước ta hùng mạnh hơn Xiêm.Một sự khôn ngoan về chiến lược. Ngoài ra, Chế Mân cũng biết rằng mục đích của vua ta gã Huyền Trân chỉ là muốn lấy đất đai của Chăm để mỡ mang bờ cỏi, nhưng ông vẫn đồng ý dâng hai châu Ô Lý vì muốn thực hiện ý đồ chiến lược " tương kế tựu kế " với vua ta,và theo ông,, không phải sự thành công chính trị nào mà không có cái giá của nó.Cái giá đó là hai châu Ô Lý muôn nghìn dặm đổi lấy Huyền Trân gíá tri bằng nền hoà bình cuả trăm họ hai nước thì theo tôi vua Chế Mân chỉ có lời chứ không lổ.Hơn nửa , nếu không làm rể vua nước ta liệu hai châu Ô Lý đó có còn bền vững không khi mà nước Việt đã dòm ngó mãnh đất đó và lăm le mang quân xâm chiếm ? Chỉ tiếc rằng ông mất sớm ,và cũng tội cho công Chúa Huyền Trân đã sớm thành con cờ cũa những thủ đoạn chánh tri ngày xưa..Thế mà hai câu thơ trên phỉ báng Chế Mân như một người ngu dốt, háo sắc là sai lầm.Tôi thiết nghĩ những nhà viết sữ học cần phải công bình hơn trong nhân định về lịch sữ.Hãy nghe bài nhạc " Nước non ngàn dặm ra đi " cũa nhạc sĩ Phạm Duy nói vê tâm sự Huyền Trân như sau "..Bước đi vào lòng muôn dân, dù đường thiên lý xa vời, dù tình cố lý chơi vơi cũng không bằng lòng thương mến người (chữ người ở đây là dân tộc Việt ).." và khi Chế Mân chết: "Mới hay tình nhẹ như tơ, mộng ngoài biên giới mơ hồ, chẳng ngăn được sóng vỗ bờ, những đêm tàn hồn về trên Tháp ma ". Có phải Huyền Trân ra đi chỉ muốn ngăn đựơc sóng vỗ bờ là cuộc chiến tranh giữa Chăm Việt ? .
 8-Núi Voi ( MOUNT ELEPHANT) :
Ngọn núi Voi cao1.750 m nằm phía Tây Nam Dalạt , núi có tên trên vì theo truyền thuyết người LAT và người CHIL là hai bộ tộc sống gần nhau.Khi tù trưởng LANG của người LAT và nàng BIAN yêu nhau họ định cưới nhau nên mời cã muông thú về dự đám cưới .Nhưng vì khác bộ tộc nên cha nàng BIAN không gã khiến hai người chọn lấy cái chết để tròn tình nghĩa ( tôi đã kể với quý vị trong sự tích núi LANG BIAN ).Có hai con voi đi đám cưới của hai người, khi đi dự đám cưới , vừa đến núi Prenn thì hay tin hai người đã tự tự tữ chết nên chúng vô cùng thương tâm, không đủ sức vượt qua núi Prenn để đưa đám tang hai người,chúng kiệt sức ngã xuống chết hoá thành hai ngọn núí mà du khách khi chiêm ngưỡng nơi nầy sẽ thấy có hình hai con voi khuỵ xuống nằm chết.Mặc dù đây là chuyện hoang đường, nhưng về luân lý cũng nói lên được đạo đức từ ngàn xưa, khi sơ khai dù là con vật hay người cũng có những đạo lý riêng.
 9-Đồi Cù ( CU HILL )
 :Đồi Cù nằm ở trung tâm DaLat( cũng như Hồ Xuân Hương), đó là trái tim của thành phố.Khi bước vào cữa ngỏ DaLat, ta có thể thấy những ngọn đồi cỏ xanh biếc chung quanh vây bọc nhiều hàng thông cho bóng mát quanh năm . Đồi tên gọi là đồi Cù vì hình dạng những ngọn đồi tròn, san sát nhau như lưng những con Cù đang im lặng trầm mình trong nắng ấm.Ngồi trên đồi Cù nhìn xuống hồ Xuân Hương, giữa cảnh trời nước bao la, gíó mát thông reo bạn sẽ thấy những ưu phiên cuộc sống như bay bỗng, những Stress một ngày như chìm xuống nhường cho cái phong thái thơ và thẩn nổi lên. Tôi vẫn thường tìm đến đây những chiều cuối tuân, để thư giãn bằng cánh chơi golf, tenis, hay lang thang nằm dưới cỏ để làm thơ " Ta đã thấy hồn ta rêu trên núi. Nắng lạc loài trăn trối với đồi thông.Hoàng hôn chậm gió đìu hiu xuống vội.Để kịp ta vuốt lại tóc em bồng " ( Thơ Huy Thanh ) hi
10- Hồ Tuyền Lâm ( TUYỀN LÂM LAKE ) :
Hồ nằm xa trung tâm Dalat, cách chừng 4 km, sau khi bạn băng qua những rừng thông bạt ngàn ,bạn sẽ đến một vùng hồ nước mênh mông, đó là hồ Tuyền Lâm. Nước hồ xanh biếc quanh năm ,hồ được góp nguồn từ suối Tía và thượng nguồn sông DaTam từ núi Voi đổ về.Tên Hồ do cãnh vật núi rừng giao thoa nên người ta lấy chữ TUYỀN là suối, chữ LÂM là rừng để đặt tên .Bạn có thể ngày cuối tuần cùng người yêu đi dạo cãnh, có thể dùng Cano hay thuyền buồm lướt trên mặt hồ , khi mệt có thể tấp vào một thung lũng, cập thuyền hay cano lên bãi cỏ ngồi tâm sự với người yêu, lúc đó bạn sẽ thấy tình yêu thăng hoa đầy cảm xúc.Tôi đã từng đến đây ngắm cảnh và cảm thấy mình như trẻ lại với những kỹ niệm tình đầu ."Ta đã thấy từ trên vành môi đỏ.Mắt em trong hay là nước mặt hồ ?.Bỗng thấy lòng trẻ thơ hơn ngọn cỏ.Để nổi buồn bỗng chốc hoá hư vô " hi hi ( Thơ Huy Thanh )
11- Thác Cam Ly ( CAMLY WATER FALL ) :
Thác nằm ở phía Tây, cách Dalat 3 km được nối với Hồ Xuân Hương bằng một dòng suối nhỏ.Cam Ly dịch theo tiếng Hán Việt: CAM là ngọt LY là nuớc thấm trong lòng đất .Từ đó nơi đây địa danh được hiểu theo nghĩa là " vùng đất có nước ngầm rất ngọt làm mát lòng du khách".Tên Cam Ly đẹp nên một người Pháp đã nhận định và thắc mắc cái tên đó như sau : "L'aspect primiif ne se cest guère modifié jusqu'à ces dernières années .À la place du lac coulait le petit ruisseau de la tribu des Lac et qu'on appelait Da Lat ( Da ou Dak eau en Moi ) et auquel pour une raison que je n'explique guère on a substitne le nom Annamite de Cam Ly." Tôi xin mạn phép dịch như sau " Cho đên những năm gân đây, cãnh vật hoang dã vẫn không thay đổi, ở chỗ hồ nước, dòng suối nhỏ của bộ lạc Lat chãy qua được gọi là Dalạt ( theo tiếng Thưọng là Da hay Dak là nước ở tôi ), và tôi cũng không hiểu tại sao người ta lại thay thế bằng tên An Nam ( Việt Nam ) là Cam Ly,"
12- Thác Datanla " ( DATANLA WATER FALL ):
Thác nằm ở gần giữa đèo Prenn, cách Dalat 5 km, nằm dưới vực sâu thoai thoải cách mặt đất khỏang 350 m.Đường xuống thác bạn sẽ thấy vô cùng thích thú khi dọc đường, những con chồn, con sóc nấp trong bụi cây nhìn những vi khách không mời với đôi mắt nữa tò mò ,nữa lo sợ. Datanla do các chữ ghép laị của ngưới K'hor là ĐÀ - TÀM N'HA có nghĩa là Nước Dưới Lá.Khi người Chăm xâm chiếm nơi đây ho phải rút quân về vì không có nước cho quân sĩ dùng ,chỉ có người Lat biết dưới lá có nguồn nước nên họ giữ vững được bờ cõi.Theo truyền thuyết thì Datanla là nơi LANG ( vị tù trưỡng người LAT) đã nói trong sự tích núi LANG BIAN trên )đã anh dũng giết hai rắn tinh và bảy con chó sói để cứu nàng BIAN xinh đẹp.Nơi đây bây giờ cũng là nơi hẹn hò của những thanh mai trúc mã dân tộc thiểu số ra đây để tâm sự vào những buổi hoàng hôn.
13-Thung lũng tình yêu ( VALLEY OF LOVE ) :
Nằm cách xa trung tâm thành phố,nếu bạn đứng trên đồi nhìn xuống sẽ thấy quang cảnh Thung Lũng Tình Yêu đẹp như một bức tranh thũy mặc: phiá xa là đỉnh Lang Bian hiện ra mờ nhạt trong sương khói, dưới chân là mặt hồ nước trong xanh vây quanh bởi nhiều ngọn đồi đầy tiếng thông reo muôn thuở.Mặt hồ Đa Thiện có những cánh buồm du lich đủ mầu sắc thoát ẩn, thoắt hiện trong tàn cây , kẻ lá như mời khách phong lưu dạo trên sông nước, gõ mạn thuyền hát bài ca " hề ly khách ".Vào cuối tuần ,bạn có thể dẫn người yêu đến thung lũng nầy để tâm sự,giữa cảnh trời trăng mây nước bạn sẽ cảm thấy tình yêu như được thăng hoa cùng cảnh vật :. Bạn sẽ tâm phục, khẩu phục người khéo chọn tên cho thung lũng nầy : THUNG LŨNG TÌNH YÊU .

.
Đến đây tôi kết thúc bài ký sự nầy,mong quý vị Bloggers đã,đang, và sẽ đến Dalat xin xem đây là một bài sơ khảo, giúp biết chút ít về những nét chính của DaLat, để mua vui trong muà hè du lịch sắp tới nầy. Bài viết chắc chắn sẽ có nhiều sơ sót, nhất là đối với những Bloggers quê quán ở Lâm Đồng- Đalạt, Bởi vì, người viết bài nầy sinh ra ở miền Tây, là cư dân của đất SaìGòn ở từ khi học Tiểu Học. Dalạt chỉ là đất dung thân "kiếm cơm" nên khi viết vế DaLat cũng không tránh khỏi sai sót như ngưòi tập tểnh soạn một bài nhạc, vô tình lạc một vài nốt giũa cung " trưởng" và cung "thứ"mà thôi
.
*Tài liệu tham khảoTiếng Pháp : 1-J.VANAL: Le Langbian, revue Indochine - 2- H JACOTOT : Le Docteur A. Yersin 1er trimestre 3- E TARDIFF : Naissance de Dalat 1899-1990
 *Tài liệu tham khảo tiếng Anh : 1- Việt Nam Social Science Committee and Lâm Đồng Province Results of Socio-Economic Investigation in Lam Dong 1990. 2- Revue Indochine , review ofyears 1944 3- Reports on Scientific Subjects received by Lam Dong Province in Nov/1989 from the author Nguyen Diep about history , natural scenery , humans of Dalat .

HUY THANH

Photobucket

Photobucket