11/12/12

THAM LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM: HỒ QUÝ LY NGƯỜI ĐI TRƯỚC THỜI CUỘC, CÔNG HAY TỘI

THAM LUẬN:
HỒ QUÝ LY: MỘT NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
HUY THANH

1- NHÂN VẬT HỒ QUÝ LY  TRONG LICH SỬ VIỆT NAM:
Hồ Quý Ly  (tên trước khi đổi họ Hồ là Lê Quý Ly), sinh năm 1336  mất năm 1407. Trước đây ông mang họ Lê vì ông tổ bốn đời là Hồ Liêm làn con nuôi quan tuyên huấn Lê Huấn nên đổi họ Lê. Nhưng sau nầy khi xét lại gia phả thấy mình có thuỷ tổ là Hồ công Mãn dòng giõi vua Thuấn bên Trung Hoa nên đổi lại là họ Hồ.
Hồ quý Ly sinh trưởng trong một gia đình dân giả, ông thăng quan tiến chức, vào hàng vọng tộc vương gia không phải bằng khoa cử mà là vì có hai người cô được Thái Thượng Hoàng Trần Minh Tông sủng ái. Hai bà sinh cho Minh Tông  hai thái tử là thái tử Kinh tức vua Duệ Tông và, thái tử Phủ tức vua  Nghệ Tông.
Hồ quý Ly rất được lòng vua Nghệ Tôn nên ông đựợc phong  làm  đến chức Khu Mật Đại sứ tướcTrung Tuyên Hầu tức là chức Thái Sư  Phụ Chính Nhà Trần.  Sau nầy vua Trần Minh Tông gã con gái là công chúa Huy Ninh nên Hồ Quý Ly làm con rể vua, lại có nhiều cơ hội thâm nhập vào hoàng gia đời Trần.

Hồ Quý Ly có công đánh bại quân Chiêm được nhà vua ban gươm và cờ mang chữ "Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức". Chính vì quá được nhà vua Nghệ Tông nuông chiều,  trọng vọng nên ông tỏ vẻ kiêu căng khiến quần thấn, gia tộc nhà Trần  sợ ông soán ngôi nên tìm cách lọai trừ. Sau khi vua Duệ Tông mang quân chinh phạt Chiêm Thành  đánh nhau với vua Chiêm là Chế Bồng Nga bị tử  trận, Thượng Hoàng Nghệ Tông  bèn lập con của Duệ Tông lên ngôi là Trần phế Đế. Vua Phế Đế cùng các  quan, tôn thất nhà Trần bàn âm mưu ám sát Hồ qúy Ly trong một kỳ lễ Hôi Thề truyền thống của nhà Trần hằng năm. Nhưng âm mưu bị thất bại khiến 370 người  bị vua Nghệ Tông  ra lệnh xử chém cùng gia đình, con cái  họ, trong đó có bà con thân thích của nhà vua .Nhiều đại thần như Trần Khắc Chân bị xử phải tự sát bằng tam ban triều điển  (chọn cách chết bằng gươm, bằng thuốc độc, hay thắt cổ bằng dây lụa). Vua Trần Phế Đế  bị giáng chức vua xuống làm Minh Đức Đại Vương.  Sự việc xảy ra khiến Hồ quý Ly càng thêm đề phòng, tạo thêm vây  cánh, đồng thời trấn áp phe cánh nhà Trần bằng những biện pháp " nhổ cỏ nhổ tạn gốc"  rất tàn bạo. Việc xử án quá nặng của Trần Nghệ Tông đã vô tình đào sâu thêm thù hận giữa hoàng tộc, nhân dân và Quý Ly. Năm 1394, Thượng Hoàng Nghệ Tông băng hà thọ 74 tuổi, người che chở, bảo bọc  Hồ Quý Ly không còn nữa nên ông   không e dè dùng kế  sách "tiên hạ thủ vi cường " ra tay trước cướp ngôi nhà Trần bằng cách phế vua Thiếu Đế  (vào năm Canh Thìn 1.400 ) lập nên nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu ( có nghĩa là thật vui,cũng có ý so sánh triều đại của mình sẽ hoàng kim an lạc như thời đại vua Ngu ,vua Thuấn bên Tầu )  ).Hồ Quý Ly lên ngôi vua chỉ có một năm thì nhường ngôi vua cho con là Hồ Hán Thương ,ông lên làm Thái Thượng Hoàng nhưng vẫn điều khiển việc nước .Năm Ất Dậu 1405 quân Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ (  mượn cớ có sự cầu viện  của Trần thiểm Bình ,một tay lái buôn chánh trị mạo nhận là dòng dỏi Nghệ Tông ) nên  sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh nhà Hồ. Mới lên ngôi chưa được 7 năm , thời gian  quá ngắn nên nhà Hồ chưa thu phục được  lòng dân,một số dân vẩn còn tưởng nhớ nhà Trần. Sau nhiều trận chiến quân nhà Hồ thua to,Hồ Quý Ly cùng Hồ hán Thương chạy đến Thanh Hoá thì bị giặc bắt, nhà Hồ chấm dứt năm 1407. 
Trong thời gian nhà Hồ trị vì , dù chỉ có bảy năm ,nhưng Hồ quý Ly đã có những cải cách rộng lớn về xã hội , quân sự ,chúng tỏ ông  có tài về tổ chức ,lảnh đạo đất nước một cách cấp tiến dù đang ở chế độ phong kiến.  Có thể nói ông đả làm một cuộc Cách Mang trước mấy thế kỹ mà các vì vua sau nầy mới lần mò làm.  Ta hãy xem ông đã cải cách những  gì:
2- NHỮNG CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY

   2.1 -  TIỀN TỆ:  Nhận thấy tiền xu,đồng ngày xưa nặng nề khi mang số lượng nhiều, thương buôn có khi phải xỏ thành xâu mang theo rất bất tiện nên ông ra lệnh dùng tiền giấy thay cho tiền đồng gọi là tiến "Thông Bảo Hội Sao". Tuỳ theo mệnh giá tiền mà vẽ hình như đám mậy (1 đồng), con rùa ( 2 đồng), com lân (3 đồng), rong biển (10 đồng), làn sóng( 30 đồng). Ai có tiền đồng thì mang đổi thành tiền giấy. Xem vậy Hồ Quý Ly đã làm hai điều về chánh sách tiền tệ: thứ nhất là đổi tiền không lưu dụng ra tiền lưu dụng  tương tự như ta đã đổi tiền hai lần trong những năm sau 1975, thứ hai là tiền đồng lấy làm bản vị cho tiền giấy tương tự như hiện nay tiền  giấy của một nước lấy vàng làm bản vị (kim bản vị) hay một tiền có giá tri như USD chẳng hạn làm bản vị (ngoai tệ  bản vị).
   2..2-  THI CỬ: Về Thi cử thì cứ năm đầu thi Hương thì năm sau thi Hội..Quy định sỉ tử vào thi phải làm văn thể tứ trường gồm : thứ nhất làm kinh nghĩa, thứ hai làm thi phú, thứ ba làm chiếu biểu, thứ tư làm văn sách .Đặc biệt trong kỳ thi Hương sĩ tử phải thi môn Toán Pháp mới được vào thi Hội .Về chế độ đải ngộ những người làm giáo dục thì những giáo chức  ở các  lộ,phủ,châu đều được cấp ruộng đất .Quan Đốc Học ở các lộ, Quan Giáo Thọ ở Phủ  Châu đều được cấp ruộng từ 10, 12, 15 mẫu tùy theo địa phương lớn hay nhỏ.
   2.3--TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH, ĐỊA CHÍNH, TƯ PHÁP:  Về tổ chức  hành chánh thì một số lộ Lộ đổi thành Trấn, đặt thêm nhiều chức quan như An Phủ Sứ, Thông Phán, Chủ Bạ, Lãnh Uý.  Hệ cấp quản lý thì chia ra: Lộ quản lý Phủ và Châu. Phủ và Châu quản lý Huyện.  Lộ nào cũng phải có sổ sách phân chia ruộng đất rõ ràng.   Những vụ kiện cáo đã xử ở điạ phương mỗi năm phải trình cho trung ương tại Kinh xét duyệt để tránh oan sai cho dân (như Hệ cấp Toà Sơ Thẩm  và Phúc Thẩm  bây giờ),  Lại bắt các địa phương  kê khai hộ tịch  những người từ 2 tuổi trở lên (tương tự như khai Hộ Khẩu như bây giờ )
   2.4- VỀ MẦU SẮC PHẨM PHỤC CÁC QUAN: Về mầu sắc thì quan nhất phẩm áo mầu tiá,nhị phẩm mầu đỏ ,tam phẩm mầu hồng, tứ phẩm mầu sắc lục ,ngũ phẩm mầu luc, v.. v, Các nô tỳ thì mặc áo sắc trắng. Ông cũng hạn chê số nô tỳ ở các  gia đình giầu có hoàng tộc, chủ trương đãi ngộ họ tử tế.
2.5 -VỀ ĐẠC ĐIỀN: Trước đây các nhà giầu có,quý tộc được tự do ngăn sông , biển để lấy đất canh tác, nay thì nay trừ vương tộc, thứ dân không được có quá 10 mẫu. Người có tội thí được chuộc tội. bằng ruộng đất .   
   2.6 -VỀ HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG:  Ông cho phổ  biến  những đơn vị đo lường mới như : cân, thước,đấu để dân chúng lấy  đó làm tiêu chuẩn buôn bán, trao đổi
   2.7 -VỀ QUÂN SỰ: Ý thức được nhà Minh sẽ sang  xâm lăng nên ông tích cực tổ chức quân sự lại chia quân làm hai cánh: cánh Nam Bắc gồm 12 vệ, cánh quân Đông Nam có 8 vệ, mỗi vệ có 8 đội, mổi đội có 18 người Đại quân có 30 đội, Trung Quân có 20 đội. Ngoài ra ở kinh thành còn có những đội quân cấm vệ bảo vệ vua và hoàng tộc.  
Về đường thủy, ông rất chú trong vì giặc xâm lăng thường sang bằng đường sông nên ông cho xây dựng các  đồn lũy bờ sông, cắm cọc nhọn lòng sông dành khi thuỷ chiến ở ngã ba  sông Bạch Hạc ( Việt Trì ). Ông giao cho con là thủy sư Hồ Nguyên Trừng đóng những chiến thuyền to, bên trên lót ván, người chèo thì ngồi phia dưới để khi trân chiến xảy ra trên thuyền thì tướng, quân sĩ dễ bề xoay sở. Trên bộ thì  ông cho xây thành Đa Bang kiên cố, chung quanh có hào sâu, bốn bên có trạm gác ngày đêm.           
   2.8 -- VỀ VĂN HOÁ: Hồ quý Ly rất chú trọng văn thơ, vì bản thân ông cũng là một nhà Thơ, nên ông chủ trương dịch các tác phẩm hay về Kinh Thư, cải cách các  môn, chế độ thi cử.
    
3- BÌNH LUẬN:
Theo tôi ,Hồ quý Ly là người có tài, một nhà mưu lược về cải cách xã hội, chính trị, quân sự đi trước thời cuộc . Nhưng cái tài của ông chỉ trong lĩnh vực tham mưu chứ không thể tuốt gưom ra trận. Ông cũng có đức ,nhưng rất ít, cái ít đức của ông phát sinh từ lòng  khát vọng làm quan, làm vua, khi mình trót sinh trong một thế gia tầm thường. Niềm khao khát đó càng có cơ hội khi ông có hai bà cô được vua để mắt tới, vời về cung làm thứ phi sinh cho nhà vua hai người con. Nương cơ hội đó,một người làm quan cả họ được nhờ  nên Hồ Quý Ly được xem như Hoàng Tộc.Với tài trí thông minh, ông đã  chinh phục được lòng yêu mến, sự tin dùng cuả vua Trần Nghệ Tôn (sau nầy là Thái Thượng Hoàng ) đến mù quáng. Hồ Quý Ly rất có nhiệt tâm với tiền đồ dân tộc, sau khi lên làm vua, ông đã hối hả cải cách mọi việc ngoài mục đích xoá sạch những gì nhà Trần để lại, còn là tạo cho dân chúng một xã hội sống dễ thở hơn so với trước đây.
Việc hạn chế đất đai trong tay nhà giầu, hạn chế nô tỳ  trong nhà vọng tộc, buộc phải đối xử tốt với người nô lệ như một giải phóng lờp người cùng khổ, tránh xã hội có những tầng lớp địa chủ mới như ngày nay đã làm.Việc dùng tiền giấy thay tiền đồng là một việc đổi mới rất độc đáo. Ai có tiền đồng đem đổi tiền giấy, Hồ Quý Ly đã hình thành một Ngân Hàng Nhà Nước mà Trung Hoa lúc đó vẫn còn đang mê muôi  với vàng nén, bạc nén, đồng xu.Việc giáo dục ông cũng cải cách rất nhiều bằng cách đem môn toán pháp vào kỳ thi Hội (một khoa học về cách tính). Ông  rất quan tâmđến sự nghiệp giáo dục, ban bỏng lộc cho những người có công, nhiệm vu trong ngành giáo dục như thầy, cô dạy học  để khuyến khích họ dạy giỏi đào tạo trò hay, một điều mà cho đến bây giờ người ta dường như bỏ quên ngành nầy.
Về quân sự, phía Bắc ông ra sức xây thành, đắp lũy, cắm cừ cọc dưới sông đề phòng quân Minh tấn công  xâm lược, phía Nam ông cho dàn quân sát biên giới đề phòng Lâm Ấp (Chiêm Thành) sang quấy phá .Lúc đó Chiêm Thành (Chăm) đang ở thời kỳ cực thịnh về văn hoá, quân sự (nhất là thời vua Chăm là Chế Bồng Nga có hằng vạn chiến thuyền, hằng nghìn thớt voi trân luôn kéo quân qua xâm lấn nước ta, có khi vua quan ta phải tháo chạy khỏi kinh đô). May mắn là sau đó Chế Bồng Nga bị kẻ phản bội thuốc độc chết, vị vua Chăm thay Chế Bồng Nga sau nầy  không hiếu chiến nên tạm thời hoà bình về phía Nam). Lo lắng cho tiền đồ dân tộc trước nạn xâm lăng, Hồ Quý Ly một hôm hỏi con là Tủũy Sư Hồ nguyên Trừng: "Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc ?" Hồ nguyên Trừng trả lời cha:"  Thần không ngại đánh mà chỉ sợ lòng dân có theo hay không mà thôi ".Phải chăng Hồ nguyên Trừng đã nhận thức được thế nước lòng dân lúc bấy giờ?
Ta hãy phân tích tại sao nhà Hồ thất bại trong cuộc kháng Minh mà lý do chímh là  không thu phục đươc nhân tâm ( lòng dân ). Theo tôi có những lý do sau khiến nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ: 
           
   1- Thứ nhất là: Theo tâm lý, thường những người vốn khát vọng  một điều gì đó khi đạt được những điều cao hơn khát vọng thường có tình tự kiêu, nhất là kẻ có tài. Hồ quý Ly cũng không khỏi những định luật nhân quả đó. Đây cũng là lý do thứ nhất  khi sau nầy thoán đoạt ngôi vua Hồ Quý Ly không được triếu thần, nhân dân  ủng hộ dẫn đến thất bại.
   2- Thứ hai là: Khi cuộc "đảo chính " ám sát Hồ Quý Ly bất thành, cách giãi quyết trị tội của Thương Hoàng Trần Nghệ Tông  quá tàn độc ,quá thiên lệch về phiá Hồ Quý Ly. Thượng Hoàng lập tức phế ngay con mình đang làm vua là Trần Phế Đế xuống làm Đại Vương, thay con khác lên ngôi. Những "loạn thần tặc tử" gồm 370 gia đình  (trong đó có những người có công với nhà Trần) người đều bị chém đầu. Gia đình họ, con trai trên hai tuổi thì bịchôn sống, con gái thì bị làm nô tỳ. Thậm chí một số tướng giỏi dòng họ nhà vua cũng bị bức tử trong ngục. Lối hành xử luật pháp quá đáng nầy của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tôn đã vô tình đẩy Hồ Quý Ly vào thế thù địch một mất một còn với hoàng tộc họ Trần, cũng có nghiã là thù địch với nhân dân trong chế độ phong kiên nặng nghĩa tình vua tôi "quân, sư, phụ " lúc đó. Đây là lý do  thứ hai vì không được nhân dân ủng hộ nên Hồ Quý Ly thất bại.                                     .
3- Thứ ba là ngay thời kỳ vua Trần Nghệ Tông còn sống,Hồ Quy Ly vớ tư cách quan Phụ chính triều đình ra lệnh dời kinh đô từ thành  Đại La (Thành Thăng Long, từ đời Lý thái Tổ lập nên) mà chuyển vào thành Tây Đô  (Thanh Hoá), sau nầy được gọi là thành  (hay truông ) nhà Hồ. Tôi nghĩ, theo ý ông chuyển kinh đô  vào Thanh Hoá  để xa biên giới Trung Hoa, lỡ khi họ xâm lăng đường xa quân sĩ mệt nhọc, ta có thời gian  nghĩ cách dàn quân đối phó.  Mặt khác về phia Nam ta gần biên giới Chiêm Thành hơn để đề phòng họ sang quấy phá bất ngờ. Nhưng Hồ Quý Ly đã quên một điều là kinh đô dưới chế độ phong kiến như trái tim của một dân tộc, nơi đó linh hồn, là vận mạng nước non đều có hồn thiêng bảo vệ. Dời đô là thế cờ hạ sách chẳng đặng đừng mỗi  khi quốc phá gia vong, khi quân giặc đã bao vây kinh thành  Còn đây là hoà bình, việc dời đô là điềm xui xẻo trong thời phong kiến luôn tin và cái "may" và cái "rủi ". Làm như vậy là trù quyến nước non, nước mất nhà tan dân đen điệu đứng. Đó là lý do thứ ba mà nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
 4- Thú tư là Hồ quý Ly chủ quan: ông không cho mình là" soán ngôi" mà chỉ "thế thiên hành đạo" như các đời vua trước Đinh ,Lê,Lý.Trần. Theo ông ta là chỉ truất phế vua không có năng lực cai tri đất nước để thay người có năng lực mà thôi. Ông cho rằng việc lên ngôi của mình là xu thế tât yếu của thời cuộc như "tre tàn thì măng phải mọc " Đời vua nầy hết thời thì phải nhường cho đời vua sau  .Ta hãy xem lại lịch sử những cuộc đổi thay quyền lực trước đây để xem biện luận của Hồ Quý Ly trước việc ông hạ bệ nhà Trần  ra sao :
    a ) -Từ đời nhà Đinh, khởi đầu do Đinh bộ Lĩnh sáng lập sau khi diệt lọan thập nhị sứ quân thống nhất giang sơn, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi tức Đinh Tiên Hoàng. Đến năm 980  nhà Đinh  trao quyền lực lại cho nhà Tiền Lê (Thập đạo tướng quân Lê Hoàn). Việc thay đổi ngai vàng cũng rất đơn giản không đổ máu. Trước  nạn ngoại xâm của nhà Tống, tướng  Phạm cự Lượng trước khi xuất  binh đánh Tống đề nghị nước phải có vua chỉ huy, mà vua Đinh Tuệ lúc ấy mới có 6 tuổi còn quá nhỏ nên dân chúng và quân sĩ đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua. Trước thế nưóc lòng dân, Thái Hậu Dương Vân  Nga phải  lấy long bào ban cho Lê Hoàn, ông lên ngôi vua lấy hiệu Lê  Đại Hành Hoàng  Đế. Theo Hồ Quý Ly đó không phải là "soán ngôi" mà  chỉ  chuyển giao quyền lực theo định luật "tre tàn măng mọc" hợp vời đạo trời.
    b-  Sang thời kỳ nhà Tiền Lê, việc chuyển trao quyền lực cho nhà Lý thi hoàn cảnh như sau: Khi Lê Hoàn mất, giao ngai vàng cho con cả là Lê long Việt lên làm vua  thì  bị  em là Lê Long Đỉnh  ám sát chết.  Lê long Đỉnh lên ngôi vua ăn chơi trác táng, làm nhiều điều tàn ác, lấy thú giết người làm trò chơi, cho róc mia trên đầu nhà sư, hoang dâm vô đạo nên sức khoẻ suy yếu. Mỗi khi lâm triều không ngồi trên ngai  vàng nổi mà phải nằm nên được gọi là vua Lê Ngoạ Triều. Lê ngoạ Triều chêt ,con thì còn nhỏ nên tướng Đào Cam Mộc và Sư Vạn  Hạnh tôn Lý công Uẩn lên làm vua tức Lý  Thái Tổ. Đây cũng không phải là "soán ngôi" vì không có đổ máu  mà theo Hồ Quy Ly là diễn tiến của định luật  "tre tàn măng mọc"  theo đạo trời.
   3- Sang thời kỳ chuyển giao quyền lực từ đời nhà Lý sang nhà Trần thì rât êm ả, dưới tài trí của Thái Sư Trần Thủ Độ thì vị vua cuối cùng đời nhà Lý là  nữ  vương Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (cháu của Trần Thủ Độ) để lập triều đại đời Trần. Đây cũng không phải là "soán ngôi"  vì không có đổ máu  mà là diển tiến của định luật "tre tàn  măng mọc" hợp vời đạo trời. 
Xét về cách biện luận của Hồ Quý Ly cho là mình không "soán ngôi"  mà chỉ  "thế thiên hành đạo " vì lên ngôi không có đổ máu như các đời vua trước là không đúng. Ông quên mất rằng sau vụ ám sát hụt ông ở lễ Hội Thề Thái Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông đã giết 370 gia đình nhóm "Phản Loàn". Tuy ông không trực tiếp ra tay nhưng dân chúng đều cho rằng chính ông là nguồn cội cuộc thảm sát nầy, nấp sau bóng Nghệ Tông xúi bẩy Thượng Hoàng  trả thù. Do đó Hồ Quý Ly  tuy không vay nợ máu trực tiếp nhưng phải trả nợ máu gian tiêp cho Hoàng Tộc và nhân dân. Đó là điều ông chưa nghĩ tới. Khi quân Minh sang mượn cớ Phò Trần diệt Hồ,  dân chúng không theo ông chống giặc kháng chiến  khiến ông và triều đình rơi vào thế cô lập,  lực lượng ít nên thua trận ngai vàng mất mà nước cũng mất.
5- Thứ năm là những cuộc cải cách về xã hội, chánh trị, giáo dục, của Hồ Quý Ly tuy rất xuât săc nhưng  đã đi quá sớm trước thời cuộc .Trong chế độ phong kiến,về tư tưởng một vấn đề nào đó khi đã ăn sâu vào luân lý, đạo đức hay nhân sinh quan lưu truyền từ ngàn xưa thì viêc thay đổi phải cần có thời gian thực dụng ,lấy kết quả thuyết phục. Nhà Hồ trị  vì có 7 năm thời gian ngắn ngủi ấy không cho nhà Hồ chứng minh được cái "thế thiên hành đạo" của mình bằng hiệu quả. Mà ngược lại ,những chánh sách như: ruộng đất, thi cử, xài tiền giấy, thay đổi mầu phẩm phục,cải cách tổ chức lại địa phương chỉ làm cho nhân dân ngán ngẫm, cảm gíác như bị áp đặt, mà mục đích chính là xoá tất cả dấu vết của đời Trần.
5- KẾT  LUẬN:
Khi bình luận một nhân vật nào đó,nhất là nhân vật của lịch sử tôi thường  phải đứng trên bình diện tổng thể để nhận định,phải đặt tôi vào thế hệ đó để nhìn xã hôi qua lăng kính đương thời. Hồ Quý Ly là một nhân vật đặc biệt ,ranh giới giữa công và tội không rõ ràng, nói cách khác trong công có tội và trong tội có công. Hình như lịch sử đã quá khe khắt khi viết vê ông như một loạn thần tặc tử, có quá bất công chăng khi ngưòi ta chỉ quá thiên về cái tội mà quên cái công .Lịch sử đã chứng minh những cải cách của Hồ Quý Ly là đúng, dù hơi muộn vài thế kỷ sau, và lịch sử cũng cho thấy những con người đi trước thời cuộc luôn luôn là kẻ tội đồ.
Trong lịch sử Việt Nam ,có hai " tội đồ" mang tiếng cướp ngôi vua là Hồ quý Ly và Mạc đăng Dung  (Mạc đăng Dung lên ngôi xưng là Mạc thái Tổ năm 1527- 1529  thời kỳ nầy là thời kỳ Lê-Mạc hay Nam BắcTriều) Nhưng Mạc Đăng Dung lại giết vua  Lê để chiếm ngôi , ông cũng có những cải cách nhưng không triệt để vì vẫn lo sợ sẽ đụng tới cái gốc là dân chúng còn ủng hộ nhà Lê. Còn Hồ quý Ly thì không giết vua mà chỉ truất phế, ông lại cải cách triệt để và dứt khoát. Khi giặc Minh xâm lấn, Mạc Dăng Dung tự cởi trần, trói mình trước doanh trai giặc để dâng biểu triều cống đất đai, xin hàng  tướng giặc một cách nhục nhã. Còn Hồ quý Ly lại đánh tới cùng mặc dù binh ít, thế cô, Ông đã phải rút quân bảo toàn lực lượng  từ châu thổ sông Hồng về Thanh Hoá, sau đó lực bất tòng tâm ,đành thua trận bị giặc bắt  cùng gia quyến gỉai về Tầu.                
 Theo tôi, Hồ Quý Ly là người yêu nước, điều nầy không có trang sách sử nào nói đến, họ đã bỏ quên mầu trắng của tờ giấy trước một chấm đen của vết mực vấy vào. Họ chỉ chăm chú vào vết đen nhỏ nhoi mà cho là tờ giấy bẩn trong khi đó mầu trắng sạch sẽ  thì dẫy đầy chung quanh mà họ  không nhìn thấy, họ cũng quên rằng nhờ mầu trắng ta mới biết là có mầu đen trong đó.
Để kết luận tôi xin dẫn chứng một bài Thơ yêu nước của Hồ Quý Ly khi bị bắt sang Trung Hoa, tướng giặc hỏi tình hình phong tục tập quán nước ta thế nào, ông trả lời bằng một bài Thơ bằng tiếng Hán dịch ra như sau:  
                                                               An Nam muốn hỏi rỏ
                                                               Xin đáp phong tục thuấn 
                                                               Y quan chẳng kém Đường
                                                               Lễ Nhạc người như Hán
                                                                Bình ngọc suối hồng hương
                                                                Đao vàng cá nhỏ vẩy
                                                                 Mỗi độ mùa xuân tới    
                                                     .   .       Mận đào nở chật vườn
( Nếu muốn hỏi về phong tục nước Nam tôi thì xin trả lời phong tục nước chúng tôi rất thuần đạo lý, chẵng kém đời nhà Đường, lễ nhạc chẳng thua kém nhà Hán các ông. Trên nguồn, dưới nứớc luôn có tái nguyên dồi dào, mỗi độ muà xuân cây trái, tài lộc dẫy đầy đất nước )
Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 
1- Đại Việt Sữ Ký Toàn Thư     
2- Việt Nam Sữ Lược  tác giả Bùi Kỷ - Trần trọng Kim. 

HUY THANH