12/12/12

THAM LUẬN: NHO GIÁO ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO .

THAM LUẬN: NHO GIÁO ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO 
 
HUYTHANH

Trong một bài Tham Luận của tôi đăng trên BLOG nầy ngày 7/9/2011 có tựa đề ĐẠO THIÊN CHÚA ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ NHƯ THẾ NÀO đã được rất nhiều bạn đọc gần xa góp ý, nhiều bạn yêu cầu tôi viết những chủ đề tương tự cho đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão. Về đạo Phật tôi thiết nghĩ rất nhiều tác phẩm Văn Thơ Viết Nam đã trực diến nói đến chúng ta khỏi cần bàn luận riêng một Entry ( như Quan Âm thị Kính ). Bài Thơ 100 câu Đưa em Tìm Động Hoa Vàng ( tôi cũng đã giới thiệu trên Entry nầy ngày 12/03/2011 ) của nhà thơ tu xuất PHẠM THIÊN THƯ là đại diện cho chủ đề về đạo Phật trong thi ca cận đại V N. Hôm nay tôi xin viết hầu quý vị cũng một chủ đề cũ, nhưng với đề tái mới là ẢNH HƯỞNG ĐẠO NHO GIÁO TRONG VĂN THƠ VIỆT NAM. Mời quý vị cùng tham khảo:



I- VÀI NẾT CHÍNH VỀ NHO GÍÁO:

Học thuyết Nho Giáo sáng lập từ thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc bên Trung Hoa,,do Khổng Tử ( sinh 551 -mất 478 trước Công Nguyên ) khởi xướng, sau nầy học thuyết được bổ sung do Mạnh Tử ( sinh 372 - mất 289 trước Công Nguyên ) củng cố, làm sáng tỏ hơn, Học thuyết Nho Giáo đã ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp nhà cầm quyền phong kiến, nhân dân thời đó, Có lẽ hiện nay nó cũng còn nhiều ảnh hưởng trong dân gian như một thứ phong tục tập quán trong đời sống con người Việt Nam Theo Khổng Tử, chữ NHO có nghĩa là mềm, chữ NHO dùng để chỉ người tài đức, có kiến thức,đạo đức. Về học thuyết Nho Giáo, thì gồm có những cuốn Kinh Sách chính sau đây:
 
1.1 LỤC KINH gồm 6 cuốn:

1.1.1 : KINH THI :

Tỗng số 305 Thiên gồm 3 lọai : PHONG là những bài hát trong cung đời nhà Chu , những bài ca dao của các nước chư hầu , NHÃ , là hững bài hát dành cho triều đình . TỤNG là những bài hát dành cho nơi thờ phượng . .

1.1.2 :KINH THƯ : gồm ĐIỂN nói về phép tắc ứng xử , MÔ nói về ,mưu kế, đối phó , HUẤN nói về cách giáo dục truyền dạy , CÁO nói về chỉ huy, truyèn bảo ,THỆ nói về răn dạy tướng sĩ ,MỆNH nói về mệnh lệnh chép từ thời nhà Nghêu cho đến thời Đông Chu .

1.1.3 :KINH LỂ Nói về lễ nghi tập tục trong dân gian

1.1.4 : KINH NHẠC (:bị thất lạc khi Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò )

1.1.5 :KINH DỊCH :nói về sự biến hoá của trời đất, những đặc điểm tinh tuý của vũ trụ khi hình thành con người

1.1.6 KINH XUÂN THU: Ghi chép lịch sữ của nước Lỗ và càc chư hầu

Vì cuôn  KINH NHẠC đã bị TầnThủy Hoàng thiêu hũy nên chỉ còn laị NGŨ KINH

1.2 TỨ THƯ gồm 4 cuốn:

1.2.1 :ĐẠI HỌC: viết về đạo làm người quân tử

1.2.2 :TRUNG DUNG: Viết về đạo trung dung, ái quốc,

1.2.3 LUẬN NGỮ :Gồm 10 quyển ghi lời dạy học trò của Khổng Tữ

1.2.4 : MẠNH TỬ: Viết phê bình các học thuyết khác

Tóm lại học thuyết Nho giáo có mấy điểm chính như sau:

A - Nhận định về VŨ TRỤ QUAN:
 
Vũ trụ ban đầu rất hỗn mang nhưng trong đó có cái linh diệu là Thái Cực, Thái Cực rất huyền bí nên ta không biết Bản Thể mà chỉ biết cái Động Thể, nó phát ra hai tính chất là Động ( Dương ) và Tỉnh ( Âm ) tương hoà nhau sinh thành sinh ra thời đất van vật .( Thiên địa vạn vật nhất thể ). Người sinh ra từ cái Đức của trời đất, là sự giao hợp của âm dương, tích tụ tinh khí của ngũ hành ( nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí giã Lễ Ky ). Theo Nho Giáo , Trời là Chúa Tể của vũ trụ, làm biến hoá thế gian, con người cho hợp với sự điều hòa vạn vật ( thuyết Thiên Mệnh ). Nho giáo tin có Quỷ Thần là khí thiêng của trời đất, khi con người chết, thể xác tan biến chỉ còn lại cái khí tinh anh bay lên trên không gian, vũ trụ. Con người phải sống " Quân tử chi đạo " vì Trời phú cho họ sự thông minh do lương tâm hướng dẩn thì phải làm theo luong tâm.

B- Nhận định về NHÂN SINH QUAN:

Con người phải sống cho quân tử, lúc nào cũng làm theo theo đức hạnh, biết thông đạt cái lý cao minh của trời đất. Ngoài đạo đức con người phải tinh thông cả lễ, nhạc xạ, ngự, thư, số. Bản thân con người phải.lấy tu thân làm gốc .Sự giáo dục thì lây tam cương, ngũ thường, tứ đúc, tam tòng làm căn bản ..Về chánh trị Nho Giáo chủ trương tập quyền vào một người tức là Vua, vua cai trị dân theo ý trời tức là ý dân ( thiên ý tại nhân tâm ), vua là cha mẹ dân ( thử chi vi dân chi phụ mẫu ), dân phải tuân lệnh vua tuyệt đối vì Vua là trên hết kể cả Thầy và Cha ( Quân Sư Phụ )

a-TAM CƯƠNG là sợi dây ràng buộc VUA TÔI ( tức Quân Thần,) CHA CON ( Phụ tử ), VỢ CHỒNG ( Phu phụ ), ba sợi dây nầy là giềng mối của trật tự xã hội

b-NGŨ THƯỜNG là năm đức tính gồm NHÂN (lòng thương người ) NGHĨA là làm việc phải hợp theo lẻ công bằng, lẽ phải LỄ là phải biết tôn kính trên dưới, TRÍ là phải hiểu biết lý lẽ để hành động TÍN phải lây sự tin tưởng, chữ TIN làm trọng trong mọi công việc.
 
c-TỨ ĐỨC: Là những điều dành cho phụ nữ gồm CÔNG là khéo léo trong thêu thùa, bếp núc, may vá, việc nhà; DUNG: là giữ nét đẹp hiền hòa khiêm tốn; NGÔN: lời ăn tiếng nói phải nhỏ nhẹ, cẩn thận; HẠNH: là nết na, tính tình hiền đức.
 
d -TAM TÒNG gồm TẠI GIA TÒNG PHỤ: khi ở nhà phải theo cha XUẤT GIÁ TÒNG PHU: khi có chồng phải theo chồng làm tròn bổn phận vợ hiền, dâu thảo, PHU TỬ TÒNG TỬ: khi chồng chết phải ở vậy lo cho con không được lấy chồng khác
 
C-Nhận định về THIÊN MỆNH:

Theo học thuyết Nho Giáo, Trời là Chuá Tể của vũ trụ, ngài là người có quyền lực ngự trị thiên nhiên, ngài sắp xếp biến hoá thế gian rất hợp lý gọi là Thiên Mệnh, Con người như con cá có thể vùng vẩy , bơi lội tự do nhưng lúc nào cũng phải nằm trong một dòng nước chảy cuốn trôi mà không thể thoát ra được, sự cuốn trôi đó là Thiên Mệnh. Mặc dù có Thiên Mệnh, nhưng con người không thể khoanh tay chờ mệnh má phải phấn đấu hết sức mình rồi mới biết mệnh trời như thế nào. Kinh dịch có ghi: Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức là Sự hành động của trời rất mạnh, người quân tử dù phải theo mà tự cường không nghĩ.

II ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM: 
 
  Do sự phát triển sâu rộng của Nho Giáo nước láng giềng Trung Hoa và nhiều năm bị họ đô hộ, nước ta lệ thuộc rất nhiều vào văn hóa cùa người Tầu, Trong thơ văn cũng vậy, các nhà thơ nhà văn khi viết tác phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều về Nho Giáo đặc biệt là hai cuốn Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu. Ta thử tìm hiểu xem Nho Giáo đã ảnh hưỡng các lĩnh vực nào nào trong hai tác phẩm nầy:

1-THUYẾT THIÊN MỆNH:


A-TRONG TRUYỆN KIẾU: "Ngẫm hay muôn sự tại trời .Trời kia đã bắt làm người có thân.Bắt phong trần phải phong trần.Cho thanh cao mới được phần thanh cao" ( câu 3241-3244 ) hay " Trăm năm trong cỏi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau " hay " Lạ gì bỉ sắctư phong . Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen " ( câu 2153-2154 ) hay " Phận hồng nhan có mong manh. Nửa chùng xuân thoắt gãy cành thiên hương " ( câu 65-66) hay " Đau đớn thay phận đàn bà. Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung " ( câu 83-84 ) hay " Rằng hồng nhan tự nghìn xưa. Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu " ( câu 107-108).
 
B- TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN : "Cùng nhau bàn bạc xa gần.Chữ tài chữ mệnh xưa hoà ghét nhau " ( câu 429-430) hay " Éo le ai khéo đặt bày Chửtài liền với chữtai một vần " ( câu 593-594) hay " Nào hay nuớc chảy hoa trôi ..Nào hay phận bạc như vôi thế nầy " ( câu 629-630 ) hay " Nên hư có số ở trời. Bòn chân sao khỏi, đổi dời sao xong " ( câu 1993-1994 )

2-TAM TÒNG TỨ ĐỨC:

A-TRONG TRUYỆN KIỀU: " Đã cho vào bậc bỏ kinh.Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.,Ra tuồng trên bộc trong dâu.Thì con người ấy ai cầu làm chi: ( câu 505-508 )hay " Nàng rằng phận gái chữ tòng, Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi "  

B- TRONG TRUYỆN LỤCVÂN TIÊN: " Nguyện cùng nguyệt lão hỡi ông. Trăm năm cho vẹn chữ tòng mới an " ( câu 243-244) hay " Vái trời cho đặng vuông tròn. Trăm năm cho trọn lòng son với chồng " ( câu 251-252) hay " Nàng rằng làm phận nữ nhi. Một câu chín tiết phải ghi vào lòng. Trăm năm cho trọn đạo tòng. Sống sao thác vậy một chồng mà thôi " ( câu 1567-1568)

3-TRUNG HIẾU:

A-TRONG TRUYỆN KIỀU: " Trên vì nước, dưới vì nhà.Một là đắc hiếu hai là đắc trung " ( câu 2483-2484 ) hay " Để lời thệ hải sơn minh. Làm con trước phải đền ơn sinh thành " ( câu 603-604) hay " Nhớ ơn chín chữcao sâu. Một ngày một ngã bóng dâu tà tà " ( câu 1253-1254 )
 
B-TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIỀN: "Trọn đời một tấm lòng son. Chí làm trả nợ nước non cho rồi " ( câu 627-628) hay " Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh làm câu sửa mình " ( câu 5-6 ) hay " Hai hàng lụy ngọc ròng ròng. Tưởng bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu, Cánh buồm bao quản gió xiêu. Nghìn trùng bể rộng chín chiều ruột đau. Thương thay chín chữ cù lao. Ba năm nhủ bộ biết bao nhiêu tình " ( câu 581-588)

4-TÌNH VỢ CHỒNG -BẠN BÈ ( TRONG LỤC VÂN TIÊN ): "Vợ chồng là đạo tào khương" ( câu 983 ): hay " Nguyệt Nga đứng dựa bên phòng.Tay ôm bứctượng khóc ròng như mưa " ( câu 1287-1288 ) hay " Nghe qua Tử Trực chạnh lòng.Hai hàng nước mắt ròng ròng như mưa. Thưa rằng chạnh nhớ tình xưa.Nghĩa đà kết nghĩa tình chưa phỉ tình " ( câu 1209-1212) I I I -.
 

III-BÌNH LUẬN ENTRY:
Phải công nhận rằng Nho Giáo đã đóng góp vào sự giáo dục con người trong lĩnh vực đạo đức rất lớn, nó hướng thiện con người sống chân thực, tận tụy hai chữ hiếu trung, SỐNG THỰC VỚI CÁI ĐẠI NGÃ CỦA MÌNH, Cái chân lý làm người đó đã đào tạo nên biết bao anh hùng trong lịch sử cổ kim làm nên những chuyện vĩ đại có ích lợi cho đất nước, xã hội loài người. Nhờ có Nho Giáo mà hiện nay đao đức con người dù có suy đồi nhưng vẫn còn gốc rễ, cội nguồn nên đã hãm thắng những sự tuột dốc tội lỗi của lớp trẻ ngày nay mà môi trường giáo dục gần như bất lực, bỏ ngỏ. Thời đại càng văn minh thì hầu như người ta sống thiên về vật chất càng nhiều. Những giá trị luân lý, đạo đức dường như chỉ còn là những chứng nhân lịch sữ hay những nỗi suy tư mang máng bên lề của ký ức trước những lo toan của gạo tiền cơm áo, danh vong và địa vị hằng ngày. Hoàn cảnh ra đời của Nho Giáo chĩ là sự đúc kết những cái Thiện trong một xã hội nhiểu nhương đời Xuân Thu Chiến Quốc mà con người chỉ biết nói chuyện với nhau bằng gươm giáo, bằng máu tanh, bằng những khát vọng vật chất điên cuồng. Tuy nhiên Nho Giáo không phải là một học thuyết toàn thiện bởi vì nó được sinh ra trong hoàn cảnh nào thí ít nhiều nó cũng phục vụ cho hoàn cảnh đó. Ngoài những diều dạy hay, Nho Giáo cũng phục vụ cho chế độ phong kiến một cách mù quáng như làm cho con người ngu trung, nhắm mắt phục vụ cho giai cấp phong kiến một cách mù quáng bằng cách sắp xếp Vua là trên hết, rồi mới tới thầy, thứ ba mới đến cha ( Quân Sư Phụ ). Hay câu " Quân xử thần tử thần bất tử bất trung "là người bị Vua tuyên Án chết thì phải nhắm mắt chết dù họ có làm đúng đi chăng nữa, Nếu không bằng lòng chết thì không phải là trung thần. Nho Giáo muốn đưa quyền uy của vua lên tối thương vì muốn có một đạo quân trung thành, liều chết một cách cuồng tín, theo lệnh vua để đi chinh chiến, xăm lăng mà không biết cuộc chinh chiến đó có chính nghiã hay không, có tàn ác hay không sẽ đi tới đâu. Nho giáo lại khuyến khích, trọng nam khinh nữ, đàn ông mà không có con trai nối dõi thì là tội bất hiếu lớn, họ khuyến khích đẻ thật nhiều con trai chỉ vì muốn có nhân lực bổ sung cho những cuộc chiến tranh hao phí quá nhiều nhân mạng vì tham vọng bá quyền, hay bành trướng của các thế lực phong kiến thời đó. Họ bỏ quên vai trò người phụ nữ mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn là những kỳ công mà người đàn ông không bao giờ làm được. Trọng nam khinh nữ là những quan niệm sai lầm của Nho Giáo cần phải hủy bỏ mặc dù hiện nay một số người cũng còn mang nặng những định kiến cổ hủ nầy. Tóm lại, thuyết Nho Giáo có những mặt tích cực đáng phát huy và những mặt tiêu cực cần hạn chế hay hủy bỏ, bởi vì mỗi một lý thuyết ( kể cả những học thuyết triết học, chánh trị ) nhiều khi đúng trong thời đại nầy nhưng sẽ lạc hậu hay sai lầm trong những thời đại sau cần phải bổ sung và cải tiến.
 
HUY THANH