14/12/12

THAM LUẬN: THỬ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIẾT TIỂU THUYẾT TẠI VIỆT NAM

THAM LUẬN:

THỬ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIẾT TIỂU THUYẾT TẠI VIỆT NAM

HUY THANH

Từ khi nước ta có chữ Hán mượn của Trung Hoa, rồi sau đó có chữ Nôm, rồi đến chữ quốc ngữ thì nhửng nhà văn đã sớm biết dùng những ký tự đó đề viết ra những câu truyện dài, ngắn để lại cho đời sau đọc. Mới đầu những cốt truyện được viết ngắn mang tích cách kể lại như chuyện cổ tích rồi sau đó phát triển dài ra rất nhiều trang, viết như hiện thực thì được gọi là Tiểu Thuyết.



1-THẾ NÀO LÀ TIỂU THUYẾT:

Danh từ Tiểu Thuyết mưọn trong thuật ngữ Trung Hoa là TIỂU GIA CHI THUYẾT, tiểu là nhỏ, thuyết là nói, tức là những chuyện nói tạp nhạp, tầm thường của tư nhân trong sinh hoạt đời sống. Thời điểm đó ở Trung Hoa danh từ Tiểu Thuyết là những bài viết dùng để mua vui của hạng người tầm thường. Khi nền văn học Trung Hoa và Việt Nam bị ảnh hưỡng văn học Âu Tây thì danh từ tiểu thuyết được định nghiã ngang với danh từ ROMAN cuả Pháp hay NOVEL của Anh. Vậy "Tiểu Thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi viết ra để tả tình tự con người, phong tục, xã hội, những sự tích kỳ lạ làm cho người đọc hứng thú. Nó cũng có thể là  câu chuyện sự thật, hay trí tưởng tượng mà tác gỉa khéo tô điểm thêm bớt tình tiết sao cho người đọc bị lôi cuốn, tò mò, thích thú.

2-CÁC KHUYNH HƯỜNG VIẾT TIỂU THUYẾT:

2.1- VIẾT THEO GIẢ TƯỞNG ( une fiction ):
Viết theo trí tưỡng tưởng tượng trong quá khứ, hiện tại, hay tương lai .

2.2- VIẾT THEO TƯỜNG THUẬT ( un récit )
Kể lại, thêm hư cấu những việc có thật đã xảy ra

2.3VIẾT THEO  PHONG TỤC ( une peinture de moeurs )
Viết những tâm lý người đời, những phong tục tập quán xã hội:

3-CÁC CÁCH VIẾT TIỂU THUYẾT:

A- THEO CÁCH VIẾT DIỄN TẢ:
::
A.1 - VIẾT THEO VĂN VẦN: Như "truyện Thúy Kiều" của Nguyễn Du, "Chinh Phụ Ngâm" của Đoàn Thi Điểm, "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu

A :2- VIẾT THEO TRUYỆN KÝ: Như " Vua Quang Trung " của Phan trần Chúc

A-3 VIẾT THEO VĂN XUÔI: Như " Đoạn Tuyệt", "Trống mái" của Nhất Linh. "Dọc đường gói bụi " của Khái Hưng

B- THEO CÁCH VIẾT HÌNH THỨC:
:
B-1 VIẾT THEO TRUYỆN KỂ: Những truyện truyền khẩu trước đây sau nầy được viết thành truyện như "Tấm Cám," "Thạch Sanh, Lý Thông"

B-2 VIẾT THEO TRUYỆN NGẮN: Như "Câu chuyện gia đình " của Nguyễn Bá Học

B-3 VIẾT THEO TRUYỆN DÀI: Như "Ngọn Cỏ Gió Đùa " của Hồ Biệu Chánh

C- THEO NỘI DUNG:

C1 VIẾT THEO TẢ CHÂN ( ROMANS DE MOEURS )

Là cách viết tả thực xã hội mà tác gỉa đang sống, nhằm mục đích khuyên răn hay cải cách xã hội.

C2 VIẾT THEO TRUYỀN KỲ ( ROMANS D' AVENTURE )

Lá cách viết kể lại những chuyện lạ trong dân gian nhàm mục đích kích thích sự tò mò, trí tưởng tưọng của người đọc.

C3 VIẾT THEO TÌNH CẢM ( ROMANS PASSIONNELS )

Là cách viết diễn tả nội tâm của con người nhất là trong lĩnh vực yêu thương đôi lứa, vợ chồng, gia đình, xã hội .Bố cục cách viết nầy thường
là quen nhau, yêu nhau, rồi tan vỡ. Lối viết nầy thường chú trọng hình thức văn chương, bóng bẩy ,trò chuyện, diễn đạt nội tâm có tính
phân tích. lý luận.

4- PHÂN LỌAI TIỂU THUYẾT:

Tiểu thuyết thường được diễn tả bằng hai thứ chữ là Chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ

4.1 A - LOẠI HÌNH THỨC VIẾT BẰNG CHỮ NÔM

Loại nầy hường dùng thể Thơ Lục Bát ( như "Bích Câu Kỳ Ngộ ", "Nhị Độ Mai " ",Đọan trường Tân Thanh" , "Luc Vân Tiên " ) hay. Loại Thơ Đường Luật (như " Bach Viên Tôn Các" ) hoặc .Loại Song Thất Lục Bát ( như "Chinh Phụ Ngâm " )
VỀ CÁC TÁC GIẢ: Có nhiều tiểu thuyết viết bằng chữ Nôm nhưng ta không biết rõ tác giả là ai ( khuyết danh ) như "Bạch Viên Tôn Các"," Nhị Độ Mai," chuyện "Phan Trần" ,, "Bích câu kỳ ngộ ". Chỉ biết rằng họ là các nho sĩ sống từ thới Hồng Đức đến nhà Mạc.( 1470-1592 ). Người ta chỉ dự đoán họ viết khoảng từ đời Trân đến, Nhà Mạc rồi,nhá Hậu Lê và thịnh nhất là đời nhà Nguyễn
Còn một số tác giả khác nổi tiếng ta cũng biết đó là " Đoạn Trườn Tân Thanh " của Nguyễn Du, "Lục Vân Tiên " của Nguyễn Đình Chiểu, "Chinh Phụ Ngâm" cuả Đoàn thị Điểm.

4.2 B -LOẠI HÌNH THỨC VIẾT BẰNG CHỮ QUỐC NGỮ

Đặc điểm của lọai tiểu thuyết nầy là viết theo văn xuôi, cốt truyện thường lấy khung cảnh xã hội làm nền tãng. Mới đầu có những tác phẩm
còn dính liếu tới truyện Nôm như "Truyện đời Xưa " (của Trương Vĩnh Ký.) "Nam Hải Dị Nhân" (của Phan Kế Bính ), "Truyện cổ nước Nam" ( của Nguyễn văn Ngọc ).
Sau đó xuất hiện những truyện dịch của Trung Hoa như "Thuỷ Hử", "Thuyết Đường", "Phong Thần", "Tam Quốc Diễn nghĩa "
Khi người Pháp thực hiện chế độ thuộc địa tại nước tạ thì xuất hiện rất nhiều tiểu thuyết dịch của Tây Phương như " Mai Nương Lệ Cốt " ( Manon Lescant của Ablé Prévost do Nguyễn văn Vĩnh dịch ) "Ba người Ngư Lâm Pháo Thủ " ( Les trois Mouquetaires của Alexandre Dumas ) "Những kẻ khốn nạn "( Les Misérables của Victor Hugo )

TẠI MIỀN NAM:
Đầu tiên là cuốn " Hoàng Tố Oanh hàm Oan " ( 1910 ) của Trần Chánh Chiếu, Chúa Tàu Kim Quy ( 1922 ), Khóc Thâm (1930 ) của Hồ Biểu Chánh

TẠI MIỀN BẮC:
Có những truyện ngắn như " Hưng đạo Đại Vương " ( 1914 ) của Phan Kế Bính ," Giấc mộng Con " ( 1916 ) của Tãn Đá, "Câu truyện Gia
Đình" ( 1918 ) của Nguyễn Bá Học. Những truyện dài như" Quả dưa Đỏ " ( 1925 ) của Nguyễn trọng Thuật ," Tố Tâm " ( 1925 ) của Hoàng
Ngọc Phách , " Người quay Tơ" ( 1927 ) của Nhất Linh
Nhìn chung  tiểu thuyết trong thời kỳ nầy có thể phân lọai ra những khuynh hướng như sau

1- Khuynh hướng lãng mạn:
Gồm những nhà văn cũ như Tản Đà với "Giấc Mông Con", Đông Hồ Lâm tấn Phác với "Linh Phương Lệ Ký", Bà Tương Phố với "Giọt Lệ Thu". Nhóm những nhà văn mới như Song An Hoàng Ngọc Phách với " Tố Tâm " (1925 ), Khái Hưng với " Hồn Bướm Mơ Tiên " (1933 ). Nguyễn công Hoan với " Tắt Lửa Lóng " ( 1936 ) Thế Lữ với " Gió trăm ngàn " ( 1941 )

2- Khuynh hướng Đạo Lý:
Gồm những tác phẩm của Nguyễn Bá Học, Phạm duy Tốn,, Phan Kế Bính, Lê văn Trương.

3- Khuynh hướng xã hội:
Gồm có Nhất Linh với " Đọan Tuyệt ", " Lạnh Lùng " 1935 ) Khái Hưng với " Nửa Chừng Xuân " (1933 ) , Thạch Lam với " Gió đầu
Muà " ( 1937 ), Trần Tiêu với " Con Trâu " ( 1943 )

4- Khuynh hướng tả chân:
Tam Lang với " Tôi Kéo Xe " ( 1935 ), Nguyên Hồng với " Bỉ Vỏ " (1937 ), Ngô tất Tố với "Tắt Đèn " (1939 ).

3- BÌNH LUẬN EN TRY:

Nhìn chung, sự tiến hoá của lãnh vực viết, sáng tác tiểu thuyết tại nước ta tuy khởi đầu chậm nhưng phát triển rất nhanh nhất là trong thời kỳ Pháp thuộc. Nếu ở các triều đại phong kiến trước, việc mượn chử Hán tự của Trung Hoa và sau nấy có riêng chữ Nôm của ta nhưng nền văn học cũng lệ thuộc quá nhiều vào Trung Hoa, ăn sâu vào tâm lý và nhận thức quần chúng. Phần lớn các tiểu thuyết ở giai đoạn đầu chỉ là dịch thuật, phỏng dịch, biến cải, phóng tác các cốt truyện dã sử, thần thoai hay dân gian của Trung Hoa nên rất xa cách người đọc. Tiểu thuyết trong giai đoạn nầy không đóng góp vào văn học mà chỉ tuyên truyền cho đạo lý Trung Hoa hay chỉ là đọc để mua vui vì tò mò giải trí. Khi người Pháp sang nước ta cùng với chủ nghĩa dân chủ tư sản thì ý thức tự do dân chủ mới làm trí thức người Việt bừng tỉnh, có một cái nhìn riêng tư, đòi hỏi sự độc lấp về văn học nước nhà. Sự xuất hiện của chữ Quốc Ngữ ra khỏi lãnh vực Giáo Đường ( chữ Quốc Ngữ VN do linh mục A, Rhode sáng tạo từ nguồn gốc La Tinh ban đầu chỉ để cho giáo dân đọc và học Kinh Thánh trong nhà thờ ) du nhập vào xã hội là những phương tiện để người Việt Nam gần gũi hơn nhau trong lãnh vực tư tưởng, đồng thời vươn tầm xa nhận thức văn hoá của các nước tiên tiến Âu Tây. Từ những bình minh của ngành tiểu thuyết còn sơ khai có tính cách tự phát, bộ môn tiểu thuyết đã dần định hướng theo một lối đi chung của dân tộc cùng chiều hướng lịch sử phát triển. Cùng với Thơ và Báo chí nó đã góp phần xây dựng to lớn vào kho tàng văn học của Việt Nam những tác phẩm hay, có tính cách giáo dục, mở mang kiến thức, là công cụ đấu tranh về mặt tư tưởng, đạo đức và cả lãnh vực chánh tri nữa.

Tài liệu tham khảo bằng tiếng Pháp: THÉORIE DE L" ART ET DES GENRES LITÉRAIRES  ( JEAN SUBERVILLE )

HUY THANH