11/12/12

THAM LUẬN : VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI THÁI HẬU DUONG VÂN NGA

THAM LUẬN:
VÀI SUY NGHĨ VỀ CUỘC ĐỜI THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA
HUY THANH 

A-LƯỢC KHẢO TRÍCH DẪN:
1- Thân thế : 
 Dương Vân Nga (chữ Hán 楊雲娥; 952 - 1000 ),là Hoàng Hậu của hai triều vua Đnh và Lê  trong lịch sử Việt Nam. Bà là vợ của vua Đinh Tiên Hoàng,( Đinh bộ Lĩnh ) rồi sau trở thành Hoàng hậu của vua Lê Đại Hành ( Lê Hoàn )  khi vua  Đinh tiên Hoàng mất . Bà có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chuyển giao quyền lực từ nhà Đinh sang nhà Tiền Lê. Người con trai của bà với Đinh Tiên Hoàng tên Đinh Toàn, là vua cuối của nhà Đinh lên ngôi khi 6 tuổi  . Còn người con gái của bà với Lê Hoàn là Lê Thị Phất Ngân trở thành hoàng hậu của Lý Thái Tổ ( Lý công Uẩn )  mẹ của vua Lý Thái Tông sau này. Vì làm hoàng hậu của nhiều triều đại, sử sách cũng nhắc tới bà với tên Dương hậu hay Dương thái hậu.
Sử sách không ghi rõ Dương Vân Nga sinh năm nào, (cũng có tài liệu ghi bà sinh năm 952). Về thân thế của bà cũng có nhiều giả  thuyết:
  1.1- Bà là con gái của ông Dương Thế Hiển quê ở vùng Nho Quan, Ninh Bình. Tên Vân Nga là ghép từ hai chữ Vân Long (nay thuộc xã Gia Vân Gia Viễn và Nga My (nay thuộc xã Gia Thủy, Nho Quan, cũng là quê ngoại Đinh Bộ Lĩnh) là tên thôn quê của cha và mẹ bà. Hiện nay, xã Gia Thủy, Nho Quan còn đền thờ bà.
  1.2-Có tài liệu viết cha bà tên là Dương Thái Huyền. Có tài liệu viết tên bà là Dương Ngọc Vân, con gái của Bình vương Dương Tam Kha. Theo sách "Võ tướng Thanh Hóa trong lịch sử dân tộc", dẫn gia phả họ Dương cho biết Dương Diên Nghệ có ba con trai là Dương Nhất Kha, Dương Nhị Kha. Dương Tam Kha. Bà là con của Dương Nhị Kha và cháu của Dương Tam Kha. Chưa rõ nguồn tài liệu nào chính xác.
  1.3-Theonhững tài liệu khác thì Dương Vân Nga vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh ( hậu duệ vủa Ngô Quyền ).  Khi Đinh Tiên Hoàng  ( Đinh bộ Lĩnh )dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ ( khi đó bà đã có hai con lớn ) Sau đó đưa người con gái riêng của bà - tức em Ngô Nhật Khánh - làm vợ Đinh Liễn con ruột mình. Tuy nhiên, quan điểm này không vững do nhiều tình tiết không hợp lý.

 
2-Sự nghiệp:
 2.1 :Thái hậu, hoàng hậu triều Đinh Tiên Hoàng:
Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Theo Đại việt sử ký toàn thư, Vua Đinh Tiên Hoàng có 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Trong đó được nhắc đến nhiều là hoàng hậu hai triều Dương Vân Nga vì bà là tổ nghề may.Tuy nhiên, không thấy nói đến bà là ai trong số 5 hoàng hậu có  trên.
Khi Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu, chính sử ghi rõ: "Vua Lê Đại Hành lập Đại Thắng Minh Hoàng hậu triều Đinh làm hoàng hậu triều Lê " .Các sử gia chỉ trích Lê Hoàn rất nhiều trong việc này.Theo sử sách, năm Kỷ Mão 979, Đinh Bộ Lĩnh cùng con trai Đinh Liễn bị viên hoạn quan Đỗ Thích ám sát. Trước đó Thái tử Hạng Lang bị Đinh Liễn giết. Đinh Toàn - con Dương Vân Nga - con trai còn lại của Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi. Dương Vân Nga trở thành Thái hậu giữ quyền thế vua.
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu gần đây có xu hướng bác bỏ giả thiết cho rằng cha con Đinh Tiên Hoàng là do gian thần thái giám  Đỗ Thích giết mà đặt giả thiết thủ phạm chính là Lê Hoàn cùng với sự hậu thuẫn của Dương Vân Nga. Họ lý giải rằng Lê Hoàn muốn toan tính lấy ngôi, còn Dương Vân Nga trong cuộc tranh đua với các hoàng hậu khác để giành ngai vàng cho con trai mình là Đinh Toàn đã cấu kết với Lê Hoàn âm mưu giết chồng ..
2.2-  Hoàng hậu triều Lê Đại Hành:


đền vua Lê Đại Hành, nơi thờ Dương Vân Nga
Đinh Toàn khi đó mới 6 tuổi, Thập đạo tướng quân Lê Hoàn là nhiếp chính. Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp thấy quyền lực rơi vào tay Lê Hoàn, lại nghi Dương Vân Nga cùng Lê Hoàn tư thông nên cử binh đến đánh. Lê Hoàn dẹp tan, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp đều bị giết. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chăm với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh tái chiếm kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Năm 980, quân Tống chuẩn bị sang đánh, Dương Vân Nga cùng triều thân tôn Lê Hoàn lên làm vua, tức vua Lê Đại Hành. Lê Hoàn sau khi chiến thắng quân Tống lập nên nhà Tiền Lê. Dương Vân Nga trở thành một trong năm Hoàng hậu của Lê Đại Hành ,bà mất năm 1000
Về việc sau khi lên ngôi , Lê Hoàn lấy Dương Vân Nga phong chức Hoàng hậu , các sử gia phong kiến đặc biệt chỉ trích Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: "Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"
Các sử gia hiện đại có cái nhìn khác về Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: "...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ... Các vị ấy không hiểu rằng đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt cho đến nửa đời Trần . Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu ( Dương vân Nga ) không những thế mà còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn"
 2.3- Hoàng hậu hai triều :
Sử sách chỉ nhắc đến Dương Vân Nga là hoàng hậu hai triều Đinh - Lê, nhưng gần đây có ý kiến cho rằng bà là hoàng hậu ba triều. Theo cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình thì bà Dương Thị là hoàng hậu ba triều. Trước khi lấy Đinh Tiên Hoàng, bà đã lấy Hậu Ngô Vương Ngô Xương Văn và sinh ra con là Ngô Nhật Khánh. Điển hình trong số những người ủng hộ giả thiết này là ba tác giả: Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ trong tác phẩm Nhìn lại lịch sử do NXB Văn hoá thông tin ấn hành năm 2003. Tuy nhiên, giả thiết bà là hoàng hậu ba triều có những chỗ không ổn, nếu đi sâu tìm hiểu những tình tiết từ các nguồn sử sách và tài liệu những năm gần đây. Những căn cứ bác bỏ bà là Hoàng Hậu của vua Hậu Ngô Ngô xưiơng Văn trước khi về làm vợ Đinh Bộ Lĩnh là:
  2.3.1- Hoàng hậu là một nhân vật quan trọng trong cung đình, trong đời sống đế vương. Hoàng hậu là "mẫu nghi thiên hạ". Phàm sách sử khi chép tới vua và hoàng tử đều nói đến vợ vua và mẹ hoàng tử, không thể bỏ qua. Vậy mà tất cả các sách sử, từ sách cổ xưa nhất như Việt sử lược đến những sách sử sau này như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án..., đều không thấy chép Dương Vân Nga  từng là vợ nhà Hậu Ngô  Ngô Xương Văn và là mẹ của sứ quân Ngô Nhật Khánh, tất phải có lý do, vì đây không phải là sự thực. Hơn nữa, nếu quả thực Dương hậu ( Dương Vân Nga ) là vợ Hậu Ngô vương Ngô xương Văn nghĩa là bà là hoàng hậu của ba triều, Ngô, Đinh và Lê, một trường hợp hy hữu trong lịch sử. Sự hy hữu đó càng khiến các sử gia không thể bỏ qua mà không nhắc đến, lập luận hay kết án khi Dương Vân Nga đã có ba đời chồng , ba đời con .
  2.3.2 -Hơn nữa, có một tình tiết ghi trong sử: . Những hậu duệ của Ngô Vương Ngô Quyến là hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn đều làm vua, thậm chí  Ngô Xương Văn dù là em còn được mọi người kính trọng hơn vì công trạng khôi phục ngôi vua cũng như tính nhún nhường, khiêm cung của ông. Trong quyển gia phả Ngô  Xương Ngập có nói rõ vợ ông là Phạm Thị, còn con là  Ngô Xương Xí . Còn gia phả của Ngô Xương Văn,( như giả thuyết của sách Phả hệ họ Ngô Việt Nam, ) vợ là Dương Thị và con là Ngô  Nhật Khánh, lại không được sử sách nhắc đến là vợ và con của  Ngô Xương Văn .
  2.3.3 -Khi Lê Hoàn lập Dương Vân Nga làm hoàng hậu, chính sử ghi rõ: "Vua lập Đại Thắng Minh hoàng hậu triều Đinh làm hoàng hậu" và các sử gia rất nặng lời với Lê Hoàn trong việc này. Vậy mà đối với việc Đinh Bộ Lĩnh lấy mẹ Ngô Nhật Khánh, ta chỉ thấy sử chép: "lấy mẹ Nhật Khánh" mà không hề thấy ghi "lấy hoàng hậu cũ của Nam Tấn vương".  ( Ngô xương Văn là vua Hậu Ngô  xưng là Nam tấn Vương ) . Hơn nữa, không ai chê cười vua Đinh lấy mẹ Ngô Nhật Khánh  là Dương  Hậu  ( không phải là Dương Vân Nga ) cả. Các sử gia thông cảm cho mục đích chính trị của việc này vì Đinh Tiên Hoàng muốn ràng buộc họ Ngô vào thân thích để thu phục Ngô Nhật Khánh bởi vì Khánh là hậu duệ của Ngô Quyền ,. Nếu mẹ Khánh  là Dương vân Nga  trước đây là vợ Nam Tấn vương Ngô Xương Văn, hẳn các sử gia (như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên...) sẽ kết tội trước hết là  vua Đinh tiên Hoàng  "làm  gương xấu " cho Lê Hoàn trong việc lấy vợ vua trước, và những dòng viết "nặng lời" dành cho Lê Hoàn, trước hết phải dành cho vua Đinh Tiên Hoàng khi lấy vợ của Nam tấn Vương Ngô xương Văn
  2.3.4-. Có lẽ nhắc đến tên Dương Vân Nga , không ít người biết truyền thuyết khi bà mới sinh thường hay khóc nhè . Một hôm có người đạo sĩ đi qua, ông đọc hai câu thơ khiến cô bé nín bặt:

"Nín đi thôi, nín đi thôi! Một vai gánh vác cả đôi sơn hà".
Lời tiên tri của ông đạo sĩ ứng nghiệm vào việc bà lấy Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành.Nhưng đời sau có thể đoán rằng, câu sấm này là do người ta đặt ra sau khi sự việc đã diễn ra. Như vậy, khi sự việc đã diễn ra, sau khi Dương Vân Nga  đã mất (năm 1000), bà đã chỉ lấy 2 vua, Đinh và Lê, nên người đời mới đặt ra câu sấm, mượn lời ông đạo sĩ, để bà gánh vác "đôi sơn hà Đinh , Tiền Lê ) mà không gánh vác "ba sơn hà Ngô, Đinh,Tiền Lê " .Điều nầy xác định bà không phải là vợ của  Nam tấn Vương Ngô Xương Văn .
  2.3.5- Mặt khác, còn một truyền thuyết  nữa ở Ninh Bình kể về mối tình thời trẻ giữa Lê Hoàn và Dương Vân Nga. Dân gian cảm thông, biện minh cho quan hệ của hai người sau này trong cung đình nên đã hợp pháp hoá cho mối tình của họ từ tuổi thanh xuân, để đến khi vào cung, việc họ làm chỉ là "nối lại tình xưa", làm giảm nhẹ tình tiết mà các nhà nho gọi là Lê Hoàn đã "lấy mẹ goá, hiếp con côi". Câu chuyện trên dù là có thật hay chỉ là giai thoại, nó cũng phản ánh một giá trị: Lê Hoàn và Dương Vân Nga trạc tuổi nhau. Và đó mới là cơ sở để dân gian thêu dệt câu chuyện tình thời trẻ đẹp đẽ, "xứng đôi vừa lứa" của họ với thái độ đồng tình. Nếu bà là một hoàng hậu trong cung thành Cổ Loa đời vua Ngô Xương Văn và sau lại theo con là  Ngô Nhật Khánh về Đường Lâm - Sơn Tây thì bà không thể gặp được Lê Hoàn ở Hà Nam hoặc Thanh Hoá (quê Lê Hoàn có hai thuyết, một thuyết cho rằng ở Hà Nam, thuyết khác nói rằng ở Thanh Hoá). . 
 2.3.6 - Bà và Lê Hoàn trạc tuổi nhau thì bà không thể sinh ra Ngô Nhật Khánh vì khi Khánh nổi dậy làm sứ quân năm 965 ít nhất cũng phải 18 tuổi, mà Lê Hoàn xấp xỉ tuổi bà khi đó mới 24. .Các tác giả trong Nhìn lại lịch sử cho rằng có thể Dương Vân Nga và Lê Hoàn biết nhau ngay từ lúc hàn vi, nhưng vì không "môn đăng hộ đối" nên Dương Tam Kha ( cha hay chú Dương Vân Nga ) không chấp nhận gã cho Lê Hoàn. Giả thiết này rất gượng ép. Theo các tác giả này, bà sinh năm 928. Như vậy, ít nhất đến năm 965 khi  Nam tấn Vương Ngô Xương Văn tử trận (lúc đó bà 37 tuổi còn ở Cổ Loa với tư cách là hoàng hậu Hâu Ngô.. Chỉ khi Nam Tấn vương mất bà mới theo cha là Dương Tam Kha ( - theo các tác giả Nhìn lại lịch sử - ) về Ái châu và bà cũng không "tòng tử", theo con là Ngô Nhật Khánh về Đường Lâm. Đây chính là một tình tiết hơi khó hiểu trong lập luận của ba tác giả trên. Giả sử cứ cho rằng giả thiết trên đúng là bà về Ái châu, thì theo chính sử, ngay sau khi Nam Tấn vương mất, Đinh Liễn ( con Đinh Bộ Lĩnh ) từ Cổ Loa trở về Hoa Lư  được sai đi Châu Ái  chiêu mộ quân. của Lê Hoàn, lúc này Lê Hoàn 24 tuổi, một trong số những người theo Đinh Liễn về Hoa Lư để làm thủ hạ Đinh bộ Lĩnh.  Như vậy, năm 965, tại Ái châu, trong một khoảng thời gian rất ngắn, một người quyền quý, đứng tuổi mới đến là Dương  Hậu  ( không phải là Dương Vân Nga  ) và một người nghèo khó, lam lũ, trẻ trung vừa đi như Lê Hoàn, làm sao mà gặp được nhau, và gặp nhau trong môi trường nào với sự ngăn cách giàu nghèo của xã hội ngày ấy để trở thành tình nhân khi hai bên chênh nhau nhiều tuổi ? .
  2.3.7- Điều đáng nói hơn là tác giả Đinh Công Vĩ, trong bài viết riêng của mình, lại ghép hai tư liệu không hề logic lại với nhau để khẳng định một lần nữa điều này. Một mặt, tác giả dẫn ngọc phả ở Thanh Hóa để khẳng định mối tình thời son trẻ của Dương hậu .(Dương Vân Nga ) và Lê Hoàn khi bà chưa lấy Ngô Xương Văn. Tiếp theo, tác giả lại viết: "Theo một tài liệu khác thì sau đó bà lấy Ngô Xương Văn". Chỉ căn cứ vào phép toán số học có thể thấy không thể có chuyện này. Bởi lẽ, bà lấy Ngô Xương Văn (tác giả căn cứ vào sử chép: " DươngTam Kha lấy Ngô Xương Văn làm con mình") khoảng năm 945, lúc bà 17 tuổi nhưng trước đó bà đã yêu Lê Hoàn thì Lê Hoàn lúc ấy cũng chỉ là một cậu bé mới lên 4 tuổi thôi. Dương Tam Kha lấy con thứ hai của Ngô Vương ( Ngô Quyền ) là Xương Văn làm con mình mà kết luận rằng "lấy làm con mình tức là cho làm con rể" là điều phỏng đoán hơi đi quá. Dương Tam Kha vốn là cậu ruột của Ngô Xương Văn, khi ông không có con trai thì việc nhận cháu làm con nuôi cũng là điều dễ hiểu. "Nhận làm con nuôi " mà suy ra là "làm con rể" thì chưa hoàn toàn thuyết phục. Hơn nủa khi Dương tam Kha nhận Ngô Xương Văn làm con nuôi thì Dương Vân Nga trở thành em gái của Ngô Xương Văn , anh em dù không cùng chung huyết thồng cũng khó mà lây nhau được.
Vậy, dù là bà yêu Lê Hoàn lần đầu khi cả hai người chưa vào Hoa Lư (theo giai thoại mà sử không chép) trước hay sau khi Ngô Xương Văn chết đi nữa thì cũng chỉ nói lên một điều: Bà không hề lấy và làm vợ Ngô Xương Văn ,cũng không phải là Dương Hậu ghi trong thời đó.Do Dương vân Nga  cùng một lứa tuổi với Lê Hoàn , như thế thì  bà không phải là mẹ  Ngô Nhật Khánh (vì Khánh cũng sinh khoảng 945 - 946 để năm 965 trở thành một sứ quân). Giả thiết của ba tác giả trên rất mâu thuẫn về không gian và thời gian không chấp nhận được
 2.3.8- .Gia phả gọi bà là Dương Vân Nga, tức là gọi theo giai thoại dân gian. Chính các tác giả Nhìn lại lịch sử cũng có nhận xét rằng "Dương Vân Nga" chỉ là cái tên trong truyền thuyết dân gian. Đóng góp của các nhà soạn Phả hệ họ Ngô Việt Nam là không thể phủ nhận, thậm chí rất đáng trân trọng và thán phục. Nhưng, cũng như chính cuốn gia phả đã dẫn, có những giả thuyết đã quá xa xưa, như trường hợp giả thuyết nói tổ tiên 7 đời của Ngô Quyền cách ông những 700 năm (điều không thể xảy ra – như kết luận của của sách này) chẳng hạn, thì ta thấy rằng, gia phả - cả họ Ngô lẫn họ Đinh  - cũng chỉ là một nguồn tài liệu để tham khảo mà thôi, không đủ để cải chính mọi điều trong chính sử.
Cuối cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam có dẫn danh sách một loạt tài liệu tham khảo cổ xưa. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến cổ sử cần lưu ý. Chuyện bà Dương Hậu ( vợ Nam tấn Vương Ngô Xương Văn ) có phải là Dương Vân Nga hay không  cách đây đã hơn 1000 năm. Hãy thử làm một phép so sánh để thấy sự khó khăn của những người nghiên cứu sử học ( cũng như so sánh với sự xung đột giữa anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ cách đây chỉ hơn 200 năm (cuối 1786, đầu 1787). Sự kiện giữa anh em nhà Nguyễn Tây Sơn, dù xảy ra khi sử học Việt Nam đã khá phát triển (sau khi Đại Việt sử ký toàn thư đã ra đời ngót 100 năm), thế nhưng những gì sách sử để lại về nó đều còn nhiều chỗ không rõ ràng khiến đời sau gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu nó. Với một sự kiện xảy ra cách đây 200 năm mà còn khó xác định tính chân thực như vậy, huống chi, tài liệu tham khảo cổ xưa nhất cho các nhà biên soạn cuốn Lịch sử họ Ngô Việt Nam là một cuốn gia phả cổ cũng "chỉ" được soạn vào tận năm 1477, tức là đã cách xa thời đại của bà Dương hậu lúc còn sống những 500 năm! Điều kiện nghiên cứu xưa kia khó khăn hơn ngày nay nhiều, từ phương tiện lưu giữ đến phương tiện truyền tin, rất khó tránh khỏi việc "tam sao thất bản". Đó những khó khăn mà không chỉ các tác giả gặp phải khi soạn thảo gia phả, mà ngay với các nhà sử học khi nghiên cứu lịch sử cũng gặp phải điều tương tự. Việc "chế biến" thông tin, trong những trường hợp còn quá mờ mịt nếu căn cứ vào sử sách, là khó tránh khỏi. Trong trường hợp này, những nhà soạn Phả hệ đã "chế biến" thông tin thiếu chính xác, chưa hợp lý.
  2.3.9- Có một tình tiết sử cũ ghi lại mà các nhà nghiên cứu, những người ủng hộ quan điểm bà Dương Vân Nga  lấy 3 vua, tác giả Nhìn lại lịch sử chưa chú ý. Khi khẳng định Dương Vân Nga mẹ Đinh Toàn cũng là mẹ Ngô Nhật Khánh, các tác giả lại không nghiên cứu thấu đáo về quá trình đấu tranh của Ngô Nhật Khánh. Vì Mẹ  Ngô Nhật Khánh và hoàng hậu Dương thị ( Dương Vân Nga ) phải là hai người chứ không thể là một người, có thể do họ trùng tên.
Sử sách khi đề cập việc Đinh Bộ Lĩnh lấy mẹ  Ngô Nhật Khánh không ghi bà mang họ gì; cũng không ghi là Dương Vân Nga chính là mẹ Ngô Nhật Khánh. Các gia phả cho thấy trước khi đến dụ hàng Ngô Xương Xí, Đinh Bộ Lĩnh đã đến yết kiến Dương Tam Kha để xin "tác động" và lấy con ông , và thông qua tác động của bà,  Ngô Xương Xí đã hàng vua Đinh mà không gây đổ máu. Việc lấy mẹ Ngô Nhật Khánh và lấy Dương vân Nga là hai việc làm riêng rẽ của vua Đinh tiên Hoàng chỉ một mục đích nhằm thu phục hai anh em họ Ngô cát cứ trên hai vùng khác nhau. Để cho hai họ Ngô được sống là cách làm thông minh nhất của vua Đinh. Bởi lẽ, chính họ Ngô chứ không phải họ nào khác, đang nắm quyền trị nước ( Con của Ngô Vương Ngô Quyền ) đang là chính thống dòng dỏi Ngô Vương,, vì thế khi đánh dẹp các sứ quân, ông không thể đối xử với họ Ngô theo kiểu tiêu diệt  như đối với các sứ quân khác họ Đỗ, họ Nguyễn, họ Lã hay họ Kiều được. Ông đã giành thiên hạ bằng cả "uy vũ" lẫn "đức độ", bằng cả "lý" lẫn "tình".
  2.3.10 -Mẹ Ngô Nhật Khánh là Dương Hậu ( Không phải là Dương Vân Nga ) dù đã có tuổi khi lấy Vạn Thắng vương Đinh Bộ Lĩnh, chính là người đã sinh ra Đinh Hạng Lang, con út của Tiên Hoàng, sớm nhất là năm 975 (vì Đinh Toàn con của Dương Vân Nga  sinh năm 974 và là anh một cha khác mẹ của Hạng Lang). Đinh Tiên Hoàng vì bà, và vì để lấy lòng Ngô Nhật Khánh nữa, đã lập Hạng Lang làm thái tử nối ngôi . Ngô Nhật Khánh chứa chấp ý đồ  sau khi vua lập em làm thái tử và nhưòng ngôi, ông ta định sau này sẽ làm phụ tá cho cậu em ruột còn thơ ấu đang làm vua để nắm quyền bính . Nhưng việc đó không qua được Nam Việt vương Đinh Liễn vốn là người đã trưởng thành và có nhiều công lao trong việc đánh dẹp, ngoại giao của nước Đại Cồ Việt. Theo chính sử, Đinh Liễn giết Hạng Lang đầu năm 979 để diệt mầm mống lên làm vua của người em cùng cha khác mẹ, mà quyền bính có  thể rơi vào tay Ngô Nhật Khánh , một họ ngoại tộc . Tuy nhiên, vì yêu con và không thể tiếp tục gây đổ máu, Đinh Tiên Hoàng đã không trừng phạt Đinh Liễn bằng cái chết khi giết em cùng cha khác mẹ  của mình .Việc ĐinhTiên Hoàng không trừng phạt Đinh Liễn bằng án tử hình khiến  Ngô Nhật Khánh vô cùng tức giận và đây mới chính là động cơ chủ yếu thúc giục Khánh bỏ sang Chiêm Thành. Ông ta lấy dao rạch mặt vợ là con gái Đinh Tiên Hoàng, em Đinh Liễn và bảo rằng: "Cha mày lừa dối ức hiếp mẹ con ta...". Lời nói bị lừa dối đó hẳn chứa đựng sự tức giận vì  ĐinhTiên Hoàng đã "nuốt lời". Vua Đinh hứa đưa em  cùng mẹ khác cha của Khánh là Hạng Lang lên ngôi, nhưng khi em Khánh bị hại thì kẻ thủ phạm lại không bị trừng phạt đích đáng theo ý muốn của Khánh, bởi thế Khánh mới tìm đến Chiêm Thành để cầu viện báo thù. Ý định của Khánh là mượn quân Chiêm để về nước làm vua, khôi phục nhà Ngô. Nếu Hạng Lang không chết mà được nối ngôi như dự kiến thì sớm muộn Khánh cũng  tiêu diệt họ Đinh, phế truất ấu chúa này mà giành lấy ngôi .Dã tâm và hành vi của Ngô Nhật Khánh có thể cho thấy sáng tỏ một lần nữa Dương hậu ( Dương Vân Nga ) không phải là mẹ Ngô Nhật Khánh.   .Nếu Dương Vân Nga là mẹ Khánh, thì em cùng mẹ khác cha của Khánh  là Đinh Toàn, sau này được nối ngôi, Khánh sẽ được làm phụ chính (y hệt như chức vụ của Lê Hoàn) .  Ngô Nhật Khánh không cần phải đi mượn quân Chiêm Thành để giành quyền nữa. Mặt khác, kể cả trường hợp Khánh đã "trót" bỏ sang Chiêm khi Tiên Hoàng và Đinh Liễn chưa bị hại, thì sau khi  "em Khánh " là Đinh Toàn lên ngôi, sao Khánh không về  cùng với mẹ là Thái Hậu Dương Vân Nga  phụ chính triều đình mà phải xui vua Chiêm động binh để rước cái chết vào mình .
Tóm lại , từ những lập luận bác bỏ những nghi vấn lịch sử về việc Dương Vân Nga trước khi lấy Đinh Bộ Lỉnh và Lê Hoàn đã lấy Nam Tấn Vương Ngô xương Văn, và bà là mẹ của sứ quân Ngô nhật Khánh ta có thể kết luận như sau :  
  • Thứ nhất : Dương hậu Dương Vân Nga  là con Bình vương Dương Tam Kha, (hoặc có thể là con Dương Thế Hiển hay Dương Thái Huyền hoặc Dương Nhị Kha, sau làm con nuôi Dương Tam Kha ). Từ việc Dương Tam Kha nhận Ngô Xương Văn làm con  nuôi có thể suy đoán vua Dương tam Kha  không có con  hoặc rất hiếm muộn.
  • Thứ hai :Dương hậu  Dương vân Nga không lấy Ngô Xương Văn và bà không phải là mẹ của Ngô Nhật Khánh. Bà chỉ là hoàng hậu hai triều Đinh, Lê như sử sách đã ghi. Bà trạc tuổi Lê Hoàn và thọ khoảng 55-60 tuổi. Bà sinh ra Đinh Toàn lúc trên dưới 30 tuổi.
  • Thứ ba Ngô Nhật Khánh không phải cháu ngoại Dương Tam Kha.
Chỉ còn một vài khả năng cuối cùng, vẫn có thể xảy ra, nhưng chỉ có thể làm thay đổi ít nhiều thông tin của 1 trong 3 kết luận trên chứ không thể thay đổi được kết luận Dương hậu Dương Vân Nga chỉ là hoàng hậu 2 triều chứ không phải 3 triều như sau :
A) Khả năng một : Trong 4 hoàng hậu còn lại của Đinh Tiên Hoàng ( loại trừ Dương Vân Nga ra ) có thể có  bà mẹ của Ngô Nhật Khánh cũng mang họ Dương
B) Khả năng hai :. Có thể Nam tấn Vương Ngô Xương Văn cũng lấy một người vợ họ Dương khác, không phải là Dương Vân Nga ( người lấy 2 vua Đinh, Lê sau này) và ông không phải là cha của Ngô Nhật Khánh.
C-Khả năng ba :.. Giáo sư sử học Lê Văn Lan, trong cuốn "Lịch sử Việt Nam - hỏi và đáp" (2004) đã có cách biện luận rất ngắn gọn  để phản bác giả thuyết Dương Vân Nga là hoàng hậu ba triều của cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam. Ông cho rằng: :Cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam chỉ nói tới việc Ngô Xương Văn có một bà vợ mang tên Dương Vân Nga, sau đó không hề nhắc tới việc bà Dương Vân Nga này lấy ai nữa. Do đó không thể kết luận bà Dương Vân Nga lấy vua Đinh và vua Lê  sau nầy chính  là bà Dương Vân Nga đã lấy Ngô Xương Văn trước đó .  
 2.4- Các con của Dương Vân Nga :
Căn cứ vào những ghi chép trong chính sử, tài liệu lưu truyền trong dân gian, Dương Vân Nga đã sinh ra ít nhất một người con với Đinh Tiên Hoàng và một người con với Lê Đại Hành.
 2.4.1- Đinh Toàn (974 - 1001) là con trai thứ 2 của Vua Đinh Tiên Hoàng, sau khi vua cha và người anh Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn lên làm vua được 8 tháng. Khi Thái hậu trao ngôi báu cho Lê Hoàn, Đinh Toàn  xuống  ngôi trở thành Vệ Vương, sống trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp  loạn vùng Cầm Thuỷ, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên, mất năm 27 tuổi.
 2.4.2 -Lê Thị Phất Ngân: là con gái của bà với Lê Hoàn. Chính sử không cho biết Lê Đại Hành và Hoàng hậu Dương Vân Nga có bao nhiêu người con, nhưng theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì hai người có một cô con gái tên là Lê Thị Phất Ngân. Khi đến tuổi trưởng thành, vua Lê Đại Hành  đã gả công chúa Phất Ngân cho Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn , Ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý (1000) tại kinh đô Hoa Lư, công chúa Phất Ngân hạ sinh Lý Phật Mã. Năm 1009 Lý Công Uẩn được quần thần nhà Tiền Lê tôn lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Lý, lúc này công chúa Phất Ngân trở thành một trong số những hoàng hậu của vua. Lý Thái Tổ . Năm 1028 Lý Thái Tổ mất, để lại di chiếu truyền ngôi cho con trưởng là Thái tử Lý Phật Mã. Thái tử lên ngôi (tức Lý Thái Tông) đã tôn phong mẹ mình làm thái hậu.
 6- Nhan sắc Dương Vân Nga :


Dương Vân Nga trước điện Vân Sàng
Theo các truyền thuyết dân gian, sinh thời Dương Vân Nga rất xinh đẹp. Bà có khuôn mặt bầu bĩnh rất phúc hậu song vẫn có nét thanh tú, cao sang. Nước da của bà hoàng hậu họ Dương trắng hồng và cặp mắt phượng, mày ngài lúc nào cũng long lanh đầy tình tứ. Nhan sắc bà được mô tả trong cuốn "Hoàn Vương ca tích" (tìm thấy ở Hà Nam). Bà không chỉ đẹp mà còn tràn đầy sinh lực của một phụ nữ đang ở thời xuân sắc nhất ..
“Môi son rừng rực, mặt hoa rờn rờn
Mắt kia sao mọc cờn cờn
Cổ kia đã trắng lại tròn hân hân”.
Vẻ đẹp của bà quyến rũ đến nỗi mỗi nước đi cũng làm cả vùng thiên nhiên, cây cỏ xao động, bừng sáng:
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm...”.
Chắc hẳn chính vẻ đẹp thanh tú, mỹ miều và uyển chuyển của bà đã khiến cho cả vị chúa động Hoa Lư Đinh Bộ Lĩnh và sau này Thập đạo tướng quân Lê Hoàn mê đắm. Đó là lý do bà được làm chính cung ở cả hai triều đại nhà Đinh và nhà Tiền Lê 
Dương Vân Nga được thờ phụng cùng với Lê Hoàn tại đền Vua Lê Đại Hành ở khu di tích cố đô Hoa Lư. Bà cũng được phối thờ cùng Lê Hoàn tại 4 nơi khác ở Ninh Bình như ở đền Đồng Bến, thành phố Ninh Bình . Tương truyền là nơi bà đón Vua Lê đánh thắng giặc Tống trở về; tại đền vua Lê, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn; tại chùa Trung Trữ, Ninh Giang, huyện Hoa Lư, bà cũng được phối thờ cùng hai vua. Cuối đời Dương Vân Nga tu hành tại động Am Tiên ở phía đông kinh thành Hoa Lư, tại đây còn lưu bài thơ về cuộc đời và sự nghiệp của bà.
Ở thành phố Ninh Bình, tên tuổi Dương Vân Nga cùng với Lê Đại Hành được đặt cho hai con đường song song với nhau nằm bên bờ sông Vân, tên sông có ý nghĩa là giường mây, nơi ghi dấu truyền thuyết tình yêu giữa hai người.
Tên tuổi Dương Vân Nga hiện tại được đặt cho nhiều đường đường phố thuộc các thành phố khác như: Đà Nẵng, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, TP HCM và Thanh Hóa.
 C- BÌNH LUÂN CHO ENTRY
Thú thật khi nghiên cứu, đọc kỷ, về tiểu sử của Thái Hậu Dương Vân Nga tôi có phần nào thất vọng  về bà trong nhiều vấn đề đời sống tình cảm cũng như sự nghiếp chung của đất nước  :
  C.1- Trong lịch sử ,vai trò của Dương Vân Nga rất mờ nhạt ,bà chỉ nổi bật lên một chút trong vai trò Thái Hậu khi trao long bào cho Lê Hoàn lên làm vua với những lý do mà lịch sữ giải thích hãy còn rất mơ hồ : vì tình riêng hay sự nghiệp chung của non sông ? . Thực ra, từ khi Đinh Tiên Hoàng mất, bên ngoài thì Thái Hậu Dương Vân Nga thay vua Đinh Toàn ( 6 tuổi ) trị vì đất nước nhưng thực tế bên trong là do ngườii tình của bà làThập Đạo Tướng Quân Lê Hoàn nhiếp chính  chỉ đạo điều hành đất nước  .Bà chỉ là một Thái Hậu tượng trưng cho Vương Quyền mà thôi . Điều nầy chứng minh rằng nếu như không có tư thông từ trước khi Đinh Tiên Hoàng còn sống, thì không thể nào Lê Đại Hành vội lập Dương Vân Nga làm Hòang Hậu khi mới lên ngôi và còn trong thời kỳ tang chế chồng là Đinh Bộ Lỉnh .
  C.2- Một vở tuồng cải lương gần đây tưa là THÁI HẬU DƯƠNG VÂN NGA (  sau năm 1975) đã hư cấu Thái Hậu Dương Vân Nga như là một người tài giỏi điều hành đất nước ,vì lợi ích chung của xã tắc, vì lòng yêu nước nên mới hy sinh sự nghiệp nhà Đinh để chuyển quyền lực sang nhà Lê mà bỏ phần Lê Hoàn đã lập Dương Vân Nga làm Hoàng Hậu và sự tư thông của hai người trước khi Đinh Tiên Hoàng mất .Tôi thiết nghĩ, dù là hư cấu trong văn học nghệt thuật , nhưng cần phải trung thực kết cấu của lịch sử , không được phiến diện ,thì tính thuuyết phục, giáo dục văn học  mới cao được.      
 C.3- Hiển nhiên ,và chắc chắn là Dương Vân Nga đã tư thông với Lê Hoàn từ khi tiên đế ( chồng mình ) là Đinh Tiên Hoàng còn sống , Đinh tiên Hoàng đã qua hơn nửa đời nam chinh , bắc chiến, từng dẹp lọan thập Nhị Sứ Quân , biết bao chiến công hiển hách được tôn vinh là Vạn Thắng Vương  . Khi lên làm vua thì Đinh Tiên Hoàng đã luống tuổi , sức khoẻ cũng không còn cường tráng như thời " chăn trâu cờ lau tập trận" tại Hoa Lư . Khi lên làm vua , ông không những lấy một  Dương Vân Nga mà còn bốn bà Hoàng Hậu khác nên sức khoẻ về phương diện  gối chăn chắc chắn ông cũng không còn là một " Vạn Thắng Vương" như trên chiến trường  nửa. Thời điểm đó Lê Hoàn và Dương vân Nga cùng trang lứa tuổi ,còn trẻ , trai tài gái sắc đang độ tuổi thanh xuân thường gặp nhau trong triều nên nảy sinh những tình cảm  "loạn luân " tình vua tôi , phạm đạo nghĩa luân lý quân thần ,Nhưng vì Đinh tiên Hoàng còn sống nên họ không dám ra mặt công khai. Có một gĩa thuyết lịch sử cho rằng Đổ Thích tên hoạn quan cận thần  ám sát Đinh bộ Lỉnh không phải chỉ vì nằm mơ thấy một ngôi sao rơi vào miệng , nghĩ mình sẽ lên làm vua nên ra tay tàn độc phản chủ giết vua mà do sự sắp xếp của Lê Hoàn và Dương Vân Nga .Đổ Thích chỉ là con cờ thí chốt , là lá chắn  của Lê Hoàn và Dương Vân Nga .Dù sao đi nửa, lịch sử bao giờ cũng có những thâm cung bí sử , mà kẻ hâu sinh như tôi cũng không biết đâu là thật đâu là giả .
 C.4 - Nhưng ,một hiển nhiên mà lịch sử không chối cải, và ai cũng công nhận là Lê Hoàn khi lên ngôi đã lấy Dương Vân Nga làm vợ và  phong chức Hoàng Hậu công khai . Lê đại Hành đã lấy vợ goá của một người mà mình đã từng cúc cung phục vụ tận tụy khi còn sống . Cũng không ngoài khả năng Lê Hoàn cũng đã từng quỳ lạy , tung hô Dương Vân Nga khi bà còn là Hoàng Hậu nhà Đinh . Trong tình nghĩa vua tôi , theo tôi đây là một viêc làm rất đáng trách, và còn đáng trách hơn là khi Đinh tiên Hoàng còn  sống họ đã lén lúc tư thông với nhau phạm nghĩa quân thần  như một đôi gian phu dâm phụ .Tôi không đồng ý với học giã Hoàng xuân Hản biện minh cho sự  "thông dâm" ( mới đầu là lén lút  và sau công khai nầy ) là lúc đó đạo Nho chưa phát triển , ý thức về " quân, sư, phụ " chưa thấm nhuần , nên ý thức phạm tội của họ là không có . Theo tôi ,dù lúc đó đạo Nho chưa phát triển thật, nhưng cái nhân luân tiềm ẩn trong con người luôn có một ý thức phân biệt thiện, ác, sai trái .Cái đó người ta thường gọi là lương tâm . Lương tâm là ý thức tự nhiên từ bản năng  con biết phân biệt việc làm đúng sai mà không  cần phải học mới biết . Còn đối với Dương Vân Nga, một bậc mẩu nghi thiên hạ , đúng ra phải " tại gia tòng phụ, xuất già tòng phu, phu tử tòng tử "  làm gương cho nhân dân, đằng nầy , bà đã làm những điều trái nghich đạo lý như thế thử hỏi bà có xứng được lưu danh thiên cổ không ? .Tôi rất đồng ý với hai  học gỉa Ngô sĩ Liên, Ngô thì Sĩ khi họ viết : " ..đạo vợ chồng là đầu của nhân luân , Đại Hành thông dâm cùng vợ vua , nghiễm nhiên lập làm Hoàng Hậu  mất cả lòng hổ thẹn . Đem cái thói ấy truyền cho đời sau con cái bắt chuớc mà dâm dật há cũng phải là mở dầu cái họa đời sau "         
 C.5- Lê Hoàn là một Thập Đạo Tướng Quân  ( chỉ huy 10 đạo quân ) giữ quyền nhiếp chính, được sự tin dùng của Đinh Tiên Hoàng, đúng ra ông phải vẹn nghĩa chữ trung để giữ đạo quân thần , đằng nầy ông đã để mình  rơi vào  những chữ " anh hùng không qua khỏi ải mỹ nhân ", bị sắc đẹp của của Dương Vân Nga mê hoặc mà làm những việc đáng chê trách .. Nếu Lê Đại Hành không có một chiến công hiển hách đánh tan tác bọn xâm lăng phương Bắc nhà Tống  ra khỏi bờ cỏi, bảo vệ chủ quyền độc lập của nước ta  thì sẽ không có một ông vua Lê Đại Hành trong lich sử Việt Nam ,cũng không có một con đường Lê Đại Hành trên  lảnh thổ nước ta như bây giờ .Thật cảm phuc mà cũng đáng tiếc thay
  C.6 -Về những giai thoại nói Dương Vân Nga chẳng những làm Hòang Hâu  nhà Đinh, nhà Lê, mà còn của nhà Ngô  trước đó ( Ngô xương Văn hậu duệ của Ngô Quyền ) thì không rỏ ràng, một số lý luận căn cứ vào sách sử rất mơ hồ, chỉ nói là Dương Hậu mẹ của Dương Nhật Khánh mà không nói rỏ là Dương Vân Nga hay nhầm lẫn một bà Hoàng Hậu họ Dương nào khác .Tôi rất đồng ý với phản biện là Dương Hâu vợ của Ngô Xương Văn không phải là Dương Vân Nga , mà chỉ chấp nhận bà chỉ làm Hoàng hậu hai triều Đinh, tiền Lê mà thôi.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH TỪ BÁCH KHOA TOÀN THƯ MỞ :
1- Nguyễn Văn Trò : Cố đô Hoa Lư " , NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội - 1998  Trang 134 có bài "Sự tích tên gọi Dương Vân Nga", sách còn giải thích Vân Long là mây rồng, Nga My là mày ngàI 
2- Nguyễn Danh Phiệt  : "Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước"
3-  Bảo Bình :" Dương Vân Nga - hoàng hậu hai vua, Báo Đất Việt," ngày 15/05/2011
4- "Đại Việt sử ký toàn thư "
5-"Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục " 
6- Nguyễn danh Phiệt  ":Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước "- NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, 1990
7-Trương đình Tưỡng . Lê Hoa :  "Truyền thuyết Hoa Lư "-
8- Phan duy Kha, Lả duy Lan , Đinh công  Vĩ  :  "Nhìn lại lịch sử -" NXB Văn hóa thông tin,
HUY THANH