12/12/12

Thơ: GIỚI THIỆU BÀI THƠ " CHIẾN SĨ ÁO CHÀM " CỦA NHÀ THƠ ĐINH HÙNG

 BÌNH THƠ
GIỚI THIỆU NHÀ THƠ ĐINH HÙNG VÀ BÀI THƠ " CHIẾN SĨ ÁO CHÀM "
HUY THANH 

1- LỜI MỞ ĐẦU:
    1.1 LỜI BẠT:
Trong một ngày rỗi rảnh sắp xếp lại  phòng "đọc sách"  vốn bề bộn như một thư viện nhỏ của mình, tình cờ tôi thấy trong tập Thơ của nhà thơ Đinh Hùng có một bài thơ nôi dung nói về lòng yêu nước của những chiến sĩ người dân tộc Mường đã sát cánh cùng nhân dân ta đuổi giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi từ thời chống Nguyên, kháng Mông. Lich sử đã chứng minh rằng trong cơn quốc phá gia vong giặc xâm lăng đất nước, nhân dân ta đã nổi dậy kiên cường đuổi giặc trong đó có sự góp sức của các dân tộc thiểu số đủ mọi thành phần trong nước.
Thiết nghĩ, sự hy sinh chiến đấu của họ lịch sử của ta đã cố ý hay vô tình bỏ qua mà không ghi nhận một cách trang trọng những anh hùng dân tộc thiểu số đó dù ta vẫn rêu rao họ là người VN sống trong cộng đồng VN. Phải chăng là sai sót hay là vong ân? Viết bài Entry ngắn nầy tôi chỉ mong góp chút ít công sức vào văn học, mang lịch sử về với chính sử để thế hệ sau có cái nhìn về lịch sử thông thoáng hơn.

 
     1.2 -TIỂU SỬ NHÀ THƠ ĐINH HÙNG:           
Nhà thơ ĐINH HÙNG (1920-1967) sinh ở Hà Đông, tuy Thơ ông xuất hiện rất sớm trong thời kỳ thơ mới cùng với Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, ThếLữ, Thạch Lam  nhưng mãi đến năm 1945, về sau thơ ông mới được tôn vinh trên diễn đàn văn học với các tập thơ "MÊ HỒN CA", "ĐƯỞNGVÀO TÌNH SỬ", "TIẾNG CA BỘ LẠC"..Tôi còn nhớ trước năm 1975 ông phụ trách chương trình Thi Nhạc Giao Duyên tại Đài Phát Thanh SaiGon cùng với các nghệ sĩ Tô Kiều Ngân, Quách Đàm, Duy Trác, Hòang Oanh, Hồ Điệp. Thơ ông đã được nhiều nhạc sĩ phổ nhac hay ,nổi tiếng như: Chiều tím  ( nhạc sĩ Đan Thọ ), Mộng dưới Hoa ( bài thơ Tự tình dưới hoa , nhạc sĩ Phạm đình Chương ), Mái tóc da hương ( bài Thơ Một tiếng em , nhạc sỉ  Đan Thọ ).  
   1.3 -NHẬN XÉT CHUNG CỦA NGƯỜI VIỀT:
Theo tôi nhận xét, Thơ Đinh Hùng lãng mạn, cái lãng mạn siêt thoát vào tâm linh, vào một thế giới huyền bí mơ hồ nhưng cũng không kém phần nghiệt ngã. Ông dùng thuật ngữ rất tài hoa, những ngôn từ, ý tưởng bài thơ kết nhau như mang nhện mà nếu lọc ra một câu, một chữ, thì bài thơ sẽ sụp đổ hoàn toàn.
ĐINH HÙNG làm rất nhiều Thơ, đủ loại thơ từ thể Cổ đại đến Hiện đại, chủ đề chính ngoài tình yêu đôi lứa còn những tình cảm khác như quê hương  đất nước, con người. Thơ ông sáng tạo nhiều ngôn ngữ Thơ một cách tuyệt vời, cách gieo vần và thuật ngữ bằng trắc như quyện lấy nhau tạo thành nững nét du dương về âm vần như một bài hợp tấu .
Về khuynh hướng viết, theo tôi thơ ĐINH HÙNG có thể chia làm mấy lọai như sau:
  a) Chủ nghĩa bi quan ( Pessimism ): Những hướng sao rơi, Lạc hồn ca, Thi phẩm
  b) Chủ nghĩa duy tâm ( Idealism ): Sông núi giao thần, Ánh mắt giăng mưa, Tiết điệu bàn tay 
  c) Chủ nghĩa khoái lạc ( Hedonism ): Bài ca Man rợ,Trời Ảo Diệu, ..;.
  d) Chủ nghĩa lãng mạn ( Romanticism ): Hoa Sứ, Mê Hồn Ca ,Đường vào tình sữ..
Ta hãy lướt qua trích đoạn vài câu thơ của ông :
" Anh sẽ tạc hình em nguyên khối ngọc"
" Tay tình si lén đặt giữa hồn sầu"
" Rồi những ngày dài rồi những canh thâu"
" Từng giọt lệ nát nhầu vai cẩm thạch "
" Ý nhạc tâm linh, cung đàn thể phách"
" Xin ghi vào tiết điệu một bàn tay "
       (TIẾT ĐIỆU BÀN TAY)
"Những cánh hoa nầy rất mỏng manh"
" Ngày mai cho gió cuốn xa cành"
" Và ngày mai ữửa em đi dạo"
" Sẽ gặp hồn tôi trên cỏ xanh "
       ( THI PHẨM)
" Khi miếu đường kia phá bỏ rồi"
":Ta đi về những hướng sao rơi "
" Lạc loài theo dấu chân cầm thú "
"Từng vệt dương sa mọc khắp người "
       ( NHỮNG HƯỚNG SAO RƠI )
" Trăng ơi đừng bỏ kinh thành "
" Hồn cố đô vẫn thanh bình như xưa "
"Nhởn tiền chợt sáng thiên cơ "
"Biết chăng ảo phố mê đồ là đâu ?"
"Ta say ánh lửa tinh cầu "
"Dựng lên địa chấn loạn mầu huyền không "
" Trận cười tan hợp núi sông "
" Cơn mê kỳ thú lạ lùng cỏ hoa"
"Hí trường đổi lớp phong ba "
" Mượn tay nguỵ tạo xoá nhòa biển dâu "
     ( SÔNG NÚI GIAO THẦN )
" Ta lạc hồn giữa lâu đài kỳ dị "
"Suốt muôn đời không hiểu dãy hành lang"
" Dưới hiên tây từng thế kỹ điêu tàn "
"Gạch ngói cũ nghe hoa thềm rụng cánh "
       ( MÊ HỒN CA ) 
2-GIỚI THIỆU BÀI THƠ:
 CHIẾN SĨ ÁO CHÀM
Có ai thấy kiếm thần linh hiển
Hồn thép reo, sấm chớp động muôn trùng
Rừng núi hỡi xin về đây nhận diện
Tà áo Chàm xưa bừng sáng nghi dung
Những chiến sĩ Ngàn Thiêng xuất hiện
Những người con Bộ Lạc kiêu hùng 
Những họ Đinh, họ Quách, họ Bế, họ Cung
Và họ Nguyễn, họ Trần từ ngàn năm huyền sử
Giã biệt hải tần, nối đường tuần thú
Chia tay nhau, chào biển lớn, về ngàn
Những người con chung, dòng máu hiên ngang
Xuyên rừng thẳm vượt đèo cao, tìm lên Núi Cấm
Hởi những chiến binh khăn choàng thổ cẩm
Nòi hùm thiêng hùng cứ dãy biên cương
Đất Hiền Lương nuôi mạch sống phi thường
Cùng sỏi đá cao nguyên, dâng lên hào khí
Hởi những chiến binh áo Chàm hùng vĩ
Những bàn chân hài xảo có mây vương
Những cặp mắt đọng trời xanh huyền bí
Những hàng mi sao rụng biếc canh trường
Những vầng trán hoang sơ, bên lửa rừng in vầng trăng xế
Hơi thở chìm sâu cơn gió quật cường
Ôi sức mạnh thần kỳ Giao Châu linh địa
Mảnh hồn rừng mở rộng cánh trầm hương
Từ đêm ấy, từ đêm con sông ,rừng trườn mình thức giấc
Vầng trăng rừng khép mặt bàng hoàng
Cơn gió chuyển tiếng cồng rạo rực
Hồn Vạn Kiếp mênh mang lời ai thúc giục
Lời hịch truyền kết hợp non sông
Từ buổi Diên Hồng đồng tâm thệ ước
Còn nhớ câu " Quyết Chiến "đã hô vang
Quân với dân thà chết đánh không hàng
Lòng bô lão, tráng niên hoà một mối
Chữ " SÁT ĐÁT" khắc cả vào đá núi
Và hằng trên muôn vạn cánh tay hùng
Đây những chiến sĩ áo Chàm Châu Ma Lục
Từ HắcGiang sát cánh với Kỳ Cùng
Phố Kỳ Lừa hơp lực với Đồng Đăng
Hang Văn Dú cũng dựng thành doanh trại 
Từ Kỳ Cấp, Nữ Nhi mười chặng tên bay, cùng Lộc Châu nối liền quan ải
Rừng Lạng Sơn hòa nhịp thở Cao Bằng
Động Tam Thanh giăng lưới tận Chi Lăng
Níu mây trời, tuôn khí núi, trùng trùng lan mấy cỏi
Những cánh tay rừng khơi nguồn vạch suối
Những cánh tay căng mạch máu lâm tuyền
Những cánh tay sôi huyết quản ,đồng bằng truyền gân cốt cao nguyên
Những cánh tay từng vật nghiêng Cọp dữ
Những cánh tay Sơn Cước đã vung lên
Dao quắm uy linh chung một lời nguyền " SÁT ĐÁT "in hằn nét chữ
Và đoàn quân dã chiến đựng cờ thiêng
Châu Ma Lục đồng lòng quyết tử
Một trân mê hồn động địa kinh thiên
Từ hai ngã Lạng Sơn - Sông Kỳ Cùng ngân vang tiếng hú
Tiếng hú ngân dài đến tận vô biên
Mười dặm sơn thôn bỗng nhập thần quyền
Từng dãy núi chuyễn mình lớn lên vĩ đại
Từng lớp nhà sàn họp nhau liền mái
Từ Mẫu Sơn, Bản Thượng, và Man Khê, Đan Ký tới Ôn Khâu 
Những xóm Mường giàn đội ngũ đứng giao đầu
Như mãnh thú những thổ dân sẵn sàng ứng chiến
Từ thượng đỉnh Mê Sơn ,như thiên thần đột nhiên xuất hiện
Cánh phượng hoàng tung gió vượt đèo cao
Từ thâm lâm, u cốc, như tiềm giao
Cuộn lòng suối, kề hang sâu trấn ngự
Những cặp mắt hỏa tinh ngùn ngụt lửa 
Lửa căm hờn đỏ rực hào quang
Những chàng trai, những bà Mế, những cô Nàng
Từng thôn bản, từng khóm cây bừng bừng nổi giận
Và tất cả lao vào cơn địa chấn
Và Thầy Mo, và Tù Trưỡng, và Quan Lang
Cả mười hai động Mán , cõi Viêm Bang
Cùng trích huyết ăn thề giết lợn, mổ trâu tế cờ xuất trận
Một hàng khiên đã chắn ngang biên trấn
Một lá cờ ngạo nghễ vút bay cao
Cờ SÁT ĐÁT- KHÁNG NGUYÊN nhuộm máu anh hào
Máu sơn cước trào sôi theo hồi trống giục
Và những chiến sĩ áo Chàm Châu Ma Lục
Đã khai đao- ôi dao quắm bạt ngàn
Ánh thép rợn người , mê lọan không gian
Thép toé lửa bỗng cười lên sang sãng
Bầy quân Nguyên đã tới đây tán mạng
Còn nhớ chăng quyền lực thép Giao Châu ?
Rừng núi Lạng Sơn uy dũng ngẩng cao đầu
Dòng suối bạc ca vang lời máu chuyển
Ca rằng :
Hỡi người chiến sĩ áo Chàm
Châu Ma Lục của Việt Nam nghìn đời
Sao sa ánh mắt sáng ngời
Vầng trăng có hiện hình người đêm xưa?
.
3- BÌNH LUẬN ENTRY:
Đinh Hùng viết như vậy cho chúng ta đọc. Chủ đề ông chọn viết là những giai đọan lịch sử chống Minh kháng Nguyên hào hùng của dân tộc ta để giữ vững độc lập bờ cõi nước nhà. Trong sư góp sức bảo vệ đất nước vĩ đại đó, có cả những dân tộc thiểu số miền cao nguyên, trung du, thượng du như Tầy, Mán, Mường. Đặc biệt là dân tộc Mường, một bộ tộc thiểu số có tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm, lòng trung hậu tuyệt đối.  
Nhìn chung, bài thơ CHIẾN SĨ ÁO CHÀM  làm theo thể Thơ Tự Do, mang tính cách trường thi . Đoạn lục bát cuối cùng như là một nét chấm phá, một chữ ký kết thúc, một cô động đưa người đọc trở về ngôi nhà xưa sau khi đã ruổi dong qua cuộc trường chinh đầy sóng gió.
Toàn bài Thơ, những ngôn ngữ, thổ ngữ, địa danh của dân tộc thiểu số nấy hầu như được ông lập đi lập lại như là một dấu nhấn đặc thù, thể hiện những cá tính hoang sơ tiềm ẩn trong bầu nhiệt huyết chói chang hào khí man dại của núi rừng. Điểm ta nhận thấy nội dung đặc thù ở đây là họ đã góp sức chiến đấu bằng tất cả tấm lòng cùng vối thần linh ra trận. Khắp nơi những địa danh có bản châu Mường  đóng trại đều nhất tề nổi dậy như Châu Ma Lục, Hắc Giang, Kỳ Cùng, Đồng Đăng, Kỳ Lừa,Văn Dú .Khi họ xung trận, già trẻ bé lớn đều một lòng đuổi giặc như những Thầy Mo, Tù Trưỡng,Quan Lang, Cô Nàng đều hô vang lời thề " Sát Đát ". Họ ra chiến trường  trong vạn sắc áo Chàm tung bay tin vào sự yểm trợ của thần linh núi rừng. Những dao quắm vung lên những áo choàng thổ cẩm bay phấp phới, cả vùng rừng núi,cây cỏ, mãnh thú đều  cùng nhau ra trận            
Toàn bài thơ là một khúc trường thi hùng tráng nói về tinh thần chống ngọại xâm của cộng đồng dân tộc ta theo truyền thống khi " giặc đến nhà đàn bà phải đánh " Họ ra trận với một khí thế xung trận tuyệt vời từ con người đến hồn thiêng sông núi.
Theo tôi CHIẾN SĨ ÁO CHÀM là một bài thơ hay về cách chọn chủ đề hài hoà với loại thơ tự do là loại Thơ vốn chấp nhận tất cả những tứ thơ không giới hạn  của nó.( những loại thơ có câu, có chữ thường gò bó người viết vì phải cô đông tứ thơ trong vòng số chữ, số câu đó nên nhiều lúc diễn tả không được tròn ý ) . Trong cách chọn ngôn ngữ Thơ, tác giả đã khéo chọn nhũng dị ngữ, ần ngữ, cổ ngữ, tân ngữ hòa trộn với nhau khiến người đọc cảm thấy thỏa mãn với những khao khát hồn thơ cổ hoà với hồn thơ kim gần gủi mà không xa cách.   
Về hình thức, kết đọan là những đọan lục bát như cô đọng lại tất cả những gì đã dàn trải rộng ra từ đầu bài, như muốn gom lại ấn tượng cho người đọc những cảm gíác kết thúc có cái hậu rất thiện, rất bao la, phủ lên toàn diện  bài thơ. 
HUY THANH