CHIỀU CUỐI NĂM
1-
Xem ra đông đã tàn rồi
Mà xuân chưa đến cho đời nở hoa
Nụ mai ẩn dưới côi già
Đàn chim én rủ bay xa chân trời
Chắt chiu giọt nắng mồ côi
Ta ngồi vắt chữ viết lời du ca
2-
Xem ra tình cũng đã già
Xem ra ta cũng sầu ta một đời
Người đi mấy dặm mù khơi
Tóc bay một thủa chơi vơi dáng kiều
Sóng đưa đời đến cô liêu
Buồn ta trôi dạt giữa chiều cuối năm
HUY THANH
30/12/12
29/12/12
HỒI KÝ : NHỮNG KỶ NIỆM VỀ HAI NHẠC SĨ GIÁP VĂN THẠCH VÀ TỪ HUY
HỒI KÝ :
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ HAI NHẠC SĨ GIÁP VĂN THẠCH VÀ TỪ HUY
HUY THANH
Lâu lắm rồi tôi mới tiếp tục viết những trang hồi ký , những tháng năm phải bỏ dở viết vì công việc làm ăn cũng có, mà vì lười cũng có .Công việc tất bật của thời đại làm Kinh Tế Thị Trường đã cuốn hút tôi phải bỏ dở những lương thực tâm hồn để chọn lấy lương thực của thời đại sống thực dụng, với ít nhiều trăn trở, đè nén, trầm uất .
Những ngày Giáng Sinh vừa qua, tôi mới có đôi chút rảnh rỗi để xem lại quyển Hồi Ký đang viết bỏ dở, trong đó có những đoạn tôi viết về những kỷ niệm thời mình còn say mê làm Văn Nghệ với những nhạc sĩ bạn bè sau ngày đất nước thống nhật .Đặc biệt có hai nhạc sĩ, hai người bạn đã mất để lại cho tôi nhiều dấu ấn kỷ niệm nhất là hai nhạc sĩ Giáp văn Thạch và Từ Huy
1- KỸ NIỆM VỀ NHẠC SĨ GIÁP VĂN THẠCH :
Một chiều tình cờ ngồi trong phòng làm việc, tôi chợt nghe một bài hát, quen thuộc mà xa xôi, gần gũi như lắng đọng những da diết của tình người .Bài hát " Quê Hương " của nhạc sĩ Giáp văn Thạch phổ thơ cuả nhà thơ Đỗ Trung Quân . Những âm thanh dìu dặt mang tính chất dân ca, một lời mời gọi, nhắc nhở tôi nhớ đến anh với những ngày tháng cũ, khuôn mặt của anh dường như sáng lên khi anh hát cho tôi nghe đoạn cuối : " quê hương nếu ai không nhớ , sẽ không lớn nổi thành người " . Những ngày sống ở đất khách quê người, tôi đã tâm đắc hai câu thơ đó, những giai điệu đó như một lời kinh nhật tụng, và mãi đến hôm nay tôi mới viết những dòng hối ký kỷ niệm về anh như một lời cám ơn và tạ lỗi
Một sáng chủ nhật nào đó, anh mang bài thơ phổ nhạc Quê Hương đến gặp tôi , vẫn cái dáng dấp nghệ sĩ với mái tóc dài rẽ đôi ở giữa, anh cầm đàn hát say sưa bài nhạc và nhờ tôi góp ý bài nhạc mới phổ nhạc của mình. Giọng anh buổi sáng đó hơi khàn khàn có lẻ vì đêm qua hơi quá chén với bạn bè ở Đài Phát Thanh tỉnh Sông Bé ( anh làm tại Sở Thông Tin Văn Hoá tỉnh Sông Bé nay một phần là tỉnh Bình Dương ,công tác về văn nghệ quần chúng ).
Thạch là một người sống rất giản đơn, tâm hồn anh rất phóng khoáng , mỗi ngày đi làm việc hay đi công tác ở các huyện thị anh thường cởi chiếc Mobylette cũ mèm như một người bạn già chung thủy trên mọi ngã đường dong rủi . Cũng có những lần anh rủ tôi đi theo cho biết thế nào là làm văn nghệ quần chúng Thời gian rảnh ,tôi cũng đã tò mò đi theo anh đi đến các công ty Cao Su Phước Hoà, Phú Riềng ,Xí nghiệp Cao Lanh , các công Ty Điện Lực, Thương nghiệp tỉnh Sông Bé để xem anh làm văn nghệ quần chúng . Sông Bé lúc đó là một tỉnh lớn ở miền Đông Nam Bộ gồm các huyện thị như : Thị xã Thủ Dầu Một ,Thuận An ( Lái Thiêu ) Tân Uyên, Bến Cát, Bình Long. Phuớc Long. Lộc Ninh , Đồng Phú ( Đồng Xoài ) . Nay đã chia hai thành tỉnh Bình Dương và Bình Phước .
Một kỹ niệm đáng nhớ là tại Công Ty Cao Su Phước Hoà huyện Tân Uyên, trong một đêm, tôi cũng đã cùng anh sáng tác chung một bài hát cho ngành cao su là bài " Những dòng nhựa trắng thân thương " sau nầy được phổ biến trên Đài Phát Thanh tỉnh Sông Bé nhiều lần ( lúc đó tỉnh Sông Bé chưa có đài truyền hình )
Thạch mất năm 1986 ( Sinh 1951- Mất 1986 ) trong một chuyến đi công tác xa vì bệnh sốt rét ác tính , Thạch mất đột ngột đền nỗi người nhà ,từ mẹ anh ,đến vợ anh chị Vui cũng không tin là sự thật .Anh mất bỏ lại hai đứa con là cháu Thủy , cháu Sơn cùng một người mẹ già hơn 70 tuổi trong căn nhà cấp 4 do Sở Thông Tin Văn Hoá tỉnh Sông Bé cấp..
Một số sáng tác hay của nhạc sĩ Giáp văn Thạch là Cánh Hoa Dầu, Con thuyền Ngược Thác, đặc biệt là bài nhạc Quê Hương phổ Thơ của nhà thơ Đõ trung Quân chỉ nổi tiếng sau ngày anh mất . .
2 - KỶ NIỆM VỀ NHẠC SĨ TỪ HUY :
Còn nhạc sĩ Từ Huy, Tạ Từ Huy ,hôm nay tôi cũng nhớ anh, nhớ những ngày cùng sinh hoạt trong nhóm sáng tác Vụ Văn Hoá Quần Chúng, con đường Phan Kế Bính, nhà sô 7 , tiếng đàn piano vẫn vọng ra những chiều chủ nhật , âm thanh như huyền bí , như lắng đọng, như lao đao. Đã hai mươi sáu năm từ ngày Thạch mất, sáu năm từ ngày Huy mất , tôi rất ít có dịp để nhớ về các anh , về những người đi xa bằng tình người ở lạ , dù một chút nhỏ nhoi,một chút mặc niệm.
Tôi vẫn còn nhớ cái dáng dấp của anh Từ Huy , dong dỏng cao, hơi gầy, kiếng cận thị , dáng dấp như một thư sinh ,anh đã say mê hát dù anh hát không hay, hát với nhiệt tình với tiếng đàn piano của Nguyễn Ngọc Thiẹn ( nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nay là Bác Sĩ Nha Khoa ) .Lần cuối cùng tôi gặp lại anh tại Hội Quán Nghệ Sĩ, hình như là ở đường Nguyễn văn Chiêm , anh biết tôi thích nhạc tiền chiến nên mỗi tuần khi tới đêm chủ đề nhạc tiền chiến là anh gọi mời tôi đến để uống cà phê , nghe nhạc Văn Cao , Đoàn Chuẩn , Từ Linh . Anh còn là một họa sĩ ( anh tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế ), trên sân khấu cây nhà lá vườn đạm bạc, dã chiến, cuả Hội Quán Nghệ Sĩ , bức phông hoạ của anh là một ấn tượng lớn mang tính chất triết lý hình ảnh của vùng sông nước Quảng Nam , một vùng quê hương nghèo khó của anh mà dấu vết cuả đạn bom vẫn còn hằn lên từng tấc đất, từng con sông .
Những lời bài hát của anh dù mang bản chất thời thượng , nhưng từng ngôn từ của anh , tôi bắt gặp ở đó những âm hưởng lãng mạn , lời bài hát trau chuốt , như mang ít nhiều bản sắc một thư sinh, của một con người khiêm tốn , khi rời trường Đại Học Văn Khoa SaiGon cũ ,
Tháng 9 năm 2006, khi tôi đang làm việc ở Singapore thì được tin anh mất ( 15/10/1948 hay 1944 gì đó - 10/09/2006 ) vì công việc bề bộn phải làm cho một công ty nước ngoài nên tôi không về tiễn đưa anh được , đó là điều ân hận đầu tiên và là lần cuối cùng khi tôi nghĩ về anh . Nhưng tôi biết ngày anh về với cỏõ vĩnh hằng sẽ không thiếu vắng những bạn bè văn nghệ trong giới nghệ sĩ , những người bạn cùng chung góp tiếng đàn tiếng hát cùng với chúng ta thời sơ khai ở số 7 Phan Kế Bính như nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện ( BS Nha Khoa ) ,nhạc sĩ Nguyễn văn Hiên,anh Lê Hành ( hiện là Tiến Sĩ Y Khoa công tác tại BV Chợ Rẫy, nơi anh thở hơi cuối cùng ), nhạc sĩ Bùi công Bằng ,nhạc sĩ Lương bằng Vinh và những nhạc sĩ đàn anh như Nguyễn ngọc Quang ( Trần văn Ánh ) , Trần long Ẩn ...
Kỷ vật mà tôi còn giữ của anh là bài nhạc " Hãy đàn lên " in ronéo trên giấy trắng do chính tay anh ký tặng , lúc đó anh đang phụ trách thiết kế, cho tờ báo Phụ Nữ TP HCM , nó cũng chính là chứng tích , là động cơ thôi thúc tôi viết những dòng hối ký nầy cho anh.
Một số bài nhạc của Từ Huy đã phổ biến rộng rãi trong quần chúng là : Hãy đàn lên , Muà xuân tình yêu ,Mong đợi ngậm ngùi , Những lời em hát ..
NHỮNG KỶ NIỆM VỀ HAI NHẠC SĨ GIÁP VĂN THẠCH VÀ TỪ HUY
HUY THANH
Lâu lắm rồi tôi mới tiếp tục viết những trang hồi ký , những tháng năm phải bỏ dở viết vì công việc làm ăn cũng có, mà vì lười cũng có .Công việc tất bật của thời đại làm Kinh Tế Thị Trường đã cuốn hút tôi phải bỏ dở những lương thực tâm hồn để chọn lấy lương thực của thời đại sống thực dụng, với ít nhiều trăn trở, đè nén, trầm uất .
Những ngày Giáng Sinh vừa qua, tôi mới có đôi chút rảnh rỗi để xem lại quyển Hồi Ký đang viết bỏ dở, trong đó có những đoạn tôi viết về những kỷ niệm thời mình còn say mê làm Văn Nghệ với những nhạc sĩ bạn bè sau ngày đất nước thống nhật .Đặc biệt có hai nhạc sĩ, hai người bạn đã mất để lại cho tôi nhiều dấu ấn kỷ niệm nhất là hai nhạc sĩ Giáp văn Thạch và Từ Huy
1- KỸ NIỆM VỀ NHẠC SĨ GIÁP VĂN THẠCH :
Một chiều tình cờ ngồi trong phòng làm việc, tôi chợt nghe một bài hát, quen thuộc mà xa xôi, gần gũi như lắng đọng những da diết của tình người .Bài hát " Quê Hương " của nhạc sĩ Giáp văn Thạch phổ thơ cuả nhà thơ Đỗ Trung Quân . Những âm thanh dìu dặt mang tính chất dân ca, một lời mời gọi, nhắc nhở tôi nhớ đến anh với những ngày tháng cũ, khuôn mặt của anh dường như sáng lên khi anh hát cho tôi nghe đoạn cuối : " quê hương nếu ai không nhớ , sẽ không lớn nổi thành người " . Những ngày sống ở đất khách quê người, tôi đã tâm đắc hai câu thơ đó, những giai điệu đó như một lời kinh nhật tụng, và mãi đến hôm nay tôi mới viết những dòng hối ký kỷ niệm về anh như một lời cám ơn và tạ lỗi
Một sáng chủ nhật nào đó, anh mang bài thơ phổ nhạc Quê Hương đến gặp tôi , vẫn cái dáng dấp nghệ sĩ với mái tóc dài rẽ đôi ở giữa, anh cầm đàn hát say sưa bài nhạc và nhờ tôi góp ý bài nhạc mới phổ nhạc của mình. Giọng anh buổi sáng đó hơi khàn khàn có lẻ vì đêm qua hơi quá chén với bạn bè ở Đài Phát Thanh tỉnh Sông Bé ( anh làm tại Sở Thông Tin Văn Hoá tỉnh Sông Bé nay một phần là tỉnh Bình Dương ,công tác về văn nghệ quần chúng ).
Thạch là một người sống rất giản đơn, tâm hồn anh rất phóng khoáng , mỗi ngày đi làm việc hay đi công tác ở các huyện thị anh thường cởi chiếc Mobylette cũ mèm như một người bạn già chung thủy trên mọi ngã đường dong rủi . Cũng có những lần anh rủ tôi đi theo cho biết thế nào là làm văn nghệ quần chúng Thời gian rảnh ,tôi cũng đã tò mò đi theo anh đi đến các công ty Cao Su Phước Hoà, Phú Riềng ,Xí nghiệp Cao Lanh , các công Ty Điện Lực, Thương nghiệp tỉnh Sông Bé để xem anh làm văn nghệ quần chúng . Sông Bé lúc đó là một tỉnh lớn ở miền Đông Nam Bộ gồm các huyện thị như : Thị xã Thủ Dầu Một ,Thuận An ( Lái Thiêu ) Tân Uyên, Bến Cát, Bình Long. Phuớc Long. Lộc Ninh , Đồng Phú ( Đồng Xoài ) . Nay đã chia hai thành tỉnh Bình Dương và Bình Phước .
Một kỹ niệm đáng nhớ là tại Công Ty Cao Su Phước Hoà huyện Tân Uyên, trong một đêm, tôi cũng đã cùng anh sáng tác chung một bài hát cho ngành cao su là bài " Những dòng nhựa trắng thân thương " sau nầy được phổ biến trên Đài Phát Thanh tỉnh Sông Bé nhiều lần ( lúc đó tỉnh Sông Bé chưa có đài truyền hình )
Thạch mất năm 1986 ( Sinh 1951- Mất 1986 ) trong một chuyến đi công tác xa vì bệnh sốt rét ác tính , Thạch mất đột ngột đền nỗi người nhà ,từ mẹ anh ,đến vợ anh chị Vui cũng không tin là sự thật .Anh mất bỏ lại hai đứa con là cháu Thủy , cháu Sơn cùng một người mẹ già hơn 70 tuổi trong căn nhà cấp 4 do Sở Thông Tin Văn Hoá tỉnh Sông Bé cấp..
Một số sáng tác hay của nhạc sĩ Giáp văn Thạch là Cánh Hoa Dầu, Con thuyền Ngược Thác, đặc biệt là bài nhạc Quê Hương phổ Thơ của nhà thơ Đõ trung Quân chỉ nổi tiếng sau ngày anh mất . .
2 - KỶ NIỆM VỀ NHẠC SĨ TỪ HUY :
Còn nhạc sĩ Từ Huy, Tạ Từ Huy ,hôm nay tôi cũng nhớ anh, nhớ những ngày cùng sinh hoạt trong nhóm sáng tác Vụ Văn Hoá Quần Chúng, con đường Phan Kế Bính, nhà sô 7 , tiếng đàn piano vẫn vọng ra những chiều chủ nhật , âm thanh như huyền bí , như lắng đọng, như lao đao. Đã hai mươi sáu năm từ ngày Thạch mất, sáu năm từ ngày Huy mất , tôi rất ít có dịp để nhớ về các anh , về những người đi xa bằng tình người ở lạ , dù một chút nhỏ nhoi,một chút mặc niệm.
Tôi vẫn còn nhớ cái dáng dấp của anh Từ Huy , dong dỏng cao, hơi gầy, kiếng cận thị , dáng dấp như một thư sinh ,anh đã say mê hát dù anh hát không hay, hát với nhiệt tình với tiếng đàn piano của Nguyễn Ngọc Thiẹn ( nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện nay là Bác Sĩ Nha Khoa ) .Lần cuối cùng tôi gặp lại anh tại Hội Quán Nghệ Sĩ, hình như là ở đường Nguyễn văn Chiêm , anh biết tôi thích nhạc tiền chiến nên mỗi tuần khi tới đêm chủ đề nhạc tiền chiến là anh gọi mời tôi đến để uống cà phê , nghe nhạc Văn Cao , Đoàn Chuẩn , Từ Linh . Anh còn là một họa sĩ ( anh tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế ), trên sân khấu cây nhà lá vườn đạm bạc, dã chiến, cuả Hội Quán Nghệ Sĩ , bức phông hoạ của anh là một ấn tượng lớn mang tính chất triết lý hình ảnh của vùng sông nước Quảng Nam , một vùng quê hương nghèo khó của anh mà dấu vết cuả đạn bom vẫn còn hằn lên từng tấc đất, từng con sông .
Những lời bài hát của anh dù mang bản chất thời thượng , nhưng từng ngôn từ của anh , tôi bắt gặp ở đó những âm hưởng lãng mạn , lời bài hát trau chuốt , như mang ít nhiều bản sắc một thư sinh, của một con người khiêm tốn , khi rời trường Đại Học Văn Khoa SaiGon cũ ,
Tháng 9 năm 2006, khi tôi đang làm việc ở Singapore thì được tin anh mất ( 15/10/1948 hay 1944 gì đó - 10/09/2006 ) vì công việc bề bộn phải làm cho một công ty nước ngoài nên tôi không về tiễn đưa anh được , đó là điều ân hận đầu tiên và là lần cuối cùng khi tôi nghĩ về anh . Nhưng tôi biết ngày anh về với cỏõ vĩnh hằng sẽ không thiếu vắng những bạn bè văn nghệ trong giới nghệ sĩ , những người bạn cùng chung góp tiếng đàn tiếng hát cùng với chúng ta thời sơ khai ở số 7 Phan Kế Bính như nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện ( BS Nha Khoa ) ,nhạc sĩ Nguyễn văn Hiên,anh Lê Hành ( hiện là Tiến Sĩ Y Khoa công tác tại BV Chợ Rẫy, nơi anh thở hơi cuối cùng ), nhạc sĩ Bùi công Bằng ,nhạc sĩ Lương bằng Vinh và những nhạc sĩ đàn anh như Nguyễn ngọc Quang ( Trần văn Ánh ) , Trần long Ẩn ...
Kỷ vật mà tôi còn giữ của anh là bài nhạc " Hãy đàn lên " in ronéo trên giấy trắng do chính tay anh ký tặng , lúc đó anh đang phụ trách thiết kế, cho tờ báo Phụ Nữ TP HCM , nó cũng chính là chứng tích , là động cơ thôi thúc tôi viết những dòng hối ký nầy cho anh.
Một số bài nhạc của Từ Huy đã phổ biến rộng rãi trong quần chúng là : Hãy đàn lên , Muà xuân tình yêu ,Mong đợi ngậm ngùi , Những lời em hát ..
HUY THANH
25/12/12
THƠ :LỜI TƯỜNG TRÌNH NỬA MUÀ ĐÔNG
THƠ :
LỜI TƯỜNG TRÌNH NỬA MÙA ĐÔNG
HUY THANH
1-
bây giờ là nửa mùa đông
mắt ai thăm thẳm mênh mông nẻo về
bạt ngán sương trắng sơn khê
chim bay về núi vỗ về tiếng mưa
lạc loài chiếc lá sầu đưa
nghe trong xào xạc,có muà thu qua
2-
tay trơn mười ngón kiêu sa
một màu hổ phách ngọc ngà dáng thon
gảy đàn vỡ vụn đêm sương
ầu ơ cánh võng ru con ngậm ngùi
muà đông đá cũng qua đời
suối theo triền dốc khóc lời rong rêu
3-
một em giờ đã hoang liêu
muà đông tuyết phủ liêu xiêu nỗi buồn
buông hờ một mái tóc suông
nghe trong trí nhớ rộng đường chiêm bao
rưng rưng từ xót xa nào
bài thơ trôi giữa lao đao bãi sầu
4-
nụ cười ai đã xanh xao
giữa khuya mục tử vẫy chào thảo nguyên
giọt sương rụng ướt bên thềm
mới hay trăng gió bên hiên não lòng
một thời chứng tích long đong
vời trông thì đã bóng hồng khơi xa
5-
tiễn nhau nửa chén quan hà
nửa mùa đông cũng dật dà hơi men
quỳnh hoa ta đã xa em
dù thương cũng lạc cách chim đại ngàn
muà đông sỏi đá hổn mang
ngác ngơ từ độ đá vàng phôi thai
6-
mấy ai cầm được trên tay
một mùi hương tóc cuối ngày ngây thơ
những khi nắng đơi mưa chờ
bên hàng phượng vỹ rụng hờ tiếng ve
nỗi sầu biết lấy gì che
em mang hời tủi ,đi về đất xa
7-
muà đông vọng tiếng tù và
trên đồng cỏ dại mình ta ngâm ngùi
trăng ơi trăng có về khơi
cho ta nhắn gởi một lời tri âm
hãy cho ký ức yên nằm
chìm trong đá cổ ngàn năm sụt sùi
8-
nửa đông đủ lãng quên đời
đủ cho ta nhớ, nửa lời thiên thu
tường trình vàng đá ngẩn ngơ
tìm trong cố xứ mịt mờ bóng chim
ừ thì ta đã xa em
ừ thì ta cũng chênh vênh lối về .
9-
ừ thì lạc lối sông mê
người xưa đâu tá bồn bề vô tăm ?
ta hề tính chuyện trăm năm
như thân cỏ dại dưới gầm đất hoang
buồn ư ? còn điếu thuốc tàn
lẻ loi đốm lửa tro vàng ngón tay
HUY THANH
LỜI TƯỜNG TRÌNH NỬA MÙA ĐÔNG
HUY THANH
1-
bây giờ là nửa mùa đông
mắt ai thăm thẳm mênh mông nẻo về
bạt ngán sương trắng sơn khê
chim bay về núi vỗ về tiếng mưa
lạc loài chiếc lá sầu đưa
nghe trong xào xạc,có muà thu qua
2-
tay trơn mười ngón kiêu sa
một màu hổ phách ngọc ngà dáng thon
gảy đàn vỡ vụn đêm sương
ầu ơ cánh võng ru con ngậm ngùi
muà đông đá cũng qua đời
suối theo triền dốc khóc lời rong rêu
3-
một em giờ đã hoang liêu
muà đông tuyết phủ liêu xiêu nỗi buồn
buông hờ một mái tóc suông
nghe trong trí nhớ rộng đường chiêm bao
rưng rưng từ xót xa nào
bài thơ trôi giữa lao đao bãi sầu
4-
nụ cười ai đã xanh xao
giữa khuya mục tử vẫy chào thảo nguyên
giọt sương rụng ướt bên thềm
mới hay trăng gió bên hiên não lòng
một thời chứng tích long đong
vời trông thì đã bóng hồng khơi xa
5-
tiễn nhau nửa chén quan hà
nửa mùa đông cũng dật dà hơi men
quỳnh hoa ta đã xa em
dù thương cũng lạc cách chim đại ngàn
muà đông sỏi đá hổn mang
ngác ngơ từ độ đá vàng phôi thai
6-
mấy ai cầm được trên tay
một mùi hương tóc cuối ngày ngây thơ
những khi nắng đơi mưa chờ
bên hàng phượng vỹ rụng hờ tiếng ve
nỗi sầu biết lấy gì che
em mang hời tủi ,đi về đất xa
7-
muà đông vọng tiếng tù và
trên đồng cỏ dại mình ta ngâm ngùi
trăng ơi trăng có về khơi
cho ta nhắn gởi một lời tri âm
hãy cho ký ức yên nằm
chìm trong đá cổ ngàn năm sụt sùi
8-
nửa đông đủ lãng quên đời
đủ cho ta nhớ, nửa lời thiên thu
tường trình vàng đá ngẩn ngơ
tìm trong cố xứ mịt mờ bóng chim
ừ thì ta đã xa em
ừ thì ta cũng chênh vênh lối về .
9-
ừ thì lạc lối sông mê
người xưa đâu tá bồn bề vô tăm ?
ta hề tính chuyện trăm năm
như thân cỏ dại dưới gầm đất hoang
buồn ư ? còn điếu thuốc tàn
lẻ loi đốm lửa tro vàng ngón tay
HUY THANH
24/12/12
THAM LUẬN : VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY GIÁNG SINH NĂM 2012
THAM LUẬN :
VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY GIÁNG SINH NĂM 2012
HUY THANH
Hôm nay 24/12/2012 là ngày lễ Giáng Sinh, ngày sinh nhật Chuá ra đời để dùng huyết mình rửa sạch cho tội lỗi nhân loại .Như mọi năm,gần dến ngày Giáng Sinh hầu như tất cả các nước trên thế giới đều trang trí đèn, hoa rực rỡ khắp ngã đường .Trong nhà thờ Thiên Chuá cũng như Tin Lành , những nhà tư nhân ngưòi có đạo cũng như không có đạo đều trang hoàng rực rở những cây thông , những đèn ngôi sao, những trái châu đủ mầu sắc chớp tắt ánh sáng lấp lành đủ mầu như đón chào ngày sinh nhật Chúa ra đời cách đây trên hai ngàn năm.
Tuy nhiên, ngày Giáng Sinh năm nay, ngoài niềm vui như mọi năm ,trong lòng người ai cũng có một sự lo lắng, bâng khuâng , Đó là theo cảnh báo từ tin tức của những cơ quan thông tấn trên mạng Internet ,của những ngành liên quan đến hàng không vũ trụ thì từ ngày 21/12/2012 và những ngày cận kề sau đó sẽ là "Ngày Tận Thế " Ngày mà mặt trời không còn xuất hiện nữa ít nhất là ba ngày trên trái đất không có ánh sáng .Họ chỉ tiến đoán căn cứ vào sự suy luận khoa học ,quan sát kính thiện văn vũ trụ cho biết sẽ có những hiện tương các hành tinh đột ngột đổi hướng quỹ đạo , che lấp cả mặt trời, đưa trái đất rơi vào bóng tối sâu thẳm, hay va chạm vào trái đất khiến quả địa cầu vở tan thành tro bụi .
Mặt khác một số nhà khảo cổ học, không biết từ đâu họ khám phá được những bức tượng cổ tạo hình thần linh của người Mayia, những nét lịch, khắc hoạ trên đó cho biết sự tồn tại của trái đất không quá 5.215 năm ,và năm 2012 là năm cuối cùng trái đất còn tồn tại trong các hành tinh xoay quanh quỹ đạo mặt trời. Họ tuyên bố " Ngày 21/12/2012 là ngày tận thế "
Từ đó , con người sinh ra dao động , họ đã suy diễn về một" Ngày Tận Thế" sẽ xảy ra với bao giả thuyết , những hiện tượng trong ngày đó sẽ ra sao, những hệ lụy sau đó sẽ thế nào ? .
Nhìn chung , nghĩ về một" Ngày Tận Thế" có những quan điểm khác nhau , sự khác nhau nầy phát xuầt từ khoa học, tôn giáo,và chính trị như sau :
1- Đối với những người không có đạo hay đang theo những tôn giáo khác mà không phải là tín đồ đạo Thiến Chuá,Tin Lành :
Họ đón nhận tin Ngày Tận Thế với những nỗi lo lắng về cuộc sống sẽ mất, về danh vọng , địa vị, của cải, vật chất sẽ không còn nữa kể cả những cái thuộc về tâm linh như hạnh phúc, tình yêu , quá khứ và tương lai , mạng sống chính mình . Họ suy nghĩ những viễn cảnh "Ngày Tận Thế "như sau :
Con người từ lâu đã chia thời gian ra hai làm hai thời kỳ , thời kỳ có ánh sáng là ngày, thời kỳ có bóng tối là đêm ,Hai thời kỳ nấy luôn luôn hổ tương nhau điều hoà sự sống trên trái đất .Để ghi nhận thời gian họ chế tạo những thiết bị để đo lường thời gian trong một ngày bắng :đồng hồ" ban đâu là đồng hố bằng cát, sau đó bằng kim loai , cuối cùng là bằng điện tử .Các sinh vật đều làm việc ban ngày và ngũ về đêm, một số động vật và thực vật hầu như cũng sống theo giờ sinh học đó .
Ban đêm con người thường sinh hoạt bằng ánh sáng tự tạo của mình ,những ánh sáng tứ xa xưa như lửa hay hiện tại là điện, các hoá chất khác Nếu tình trạng bóng tối kéo dài không phải ba ngày mà ba năm, thậm chí ba chục,năm , khi mà đến khi những tài nguyên tạo ra ánh sáng trên trái đất đã cạn kiệt liệu con người còn tồn tại , sinh hoạt được với bóng tối mịt mù hàng thế kỹ tới không ?
Con người sống chủ yếu là nhờ nước và lương thực. Nước có trên quả đia cầu là do sức hút của mật trăng điều hoà dâng cao xuống thấp , từ đó sông ngòi có nước lớn và nước ròng điều hoà nguồn để loài người lấy nước uống, sinh hoạt. Còn mặt trời thì dùng sức hút làm cho nước dưới đất bốc hơi . tích tụ thành mây, mây tụ lại thành mưa để điều hoà nhiệt đô trái đất, tao nước nuôi sống cho muôn loài từ loài ngưới đến động vật và thực vật .. Nếu không có mặt trời thì sẽ không có mặt trăng, không có nước lớn nước ròng thì sao con người sống được ?
Còn lương thực con người thì gồm động vật và
thực vật , Hai loại nầy cũng cần nước để sống như con người , không có nuớc thì không có động vật hay thực vật ,con người lấy đâu ra lương thực để ăn mà sinh tồn ?
Vì vậy ba chữ " NGÀY TẬN THẾ " với họ là một phạm trù dùng cho trạng thái khi trái đất không còn trên vũ trụ hay trên đó không còn một sự sống nào của sinh vật, động vật hay, thực vật nào. Đó là một sự khủng khiếp mà thiên nhiên mang đến cho con người
Chỉ có một vấn đề là thiếu mặt trời, ánh sáng là con người sẽ không tồn tại được, bởi vì cuộc sống của tất cả loài trên trái đất là một sự cộng sinh để sinh tồn , mà điều tối cần là phải có ánh sáng của mật trời .
Do đó những ngày gần tận thế , họ thay nhau cầu nguyện với những đấng tối cao mà họ đang thờ phượng như Phật, Thánh A la .. để mong thoát khỏi tai ách , khỏi chết trong một " Ngày Tận Thế" nếu có xảy ra
21/12/12
THƠ : TIẾNG TÙ VÀ MỤC TỬ BÁO TIN VUI
TIẾNG TÙ VÀ MỤC TỬ BÁO TIN VUI
HUY THANH
Tặng ÉN MùA THU
( MỪNG GIÁNG SINH 2012)
1-
Nửa đêm rực sáng thiên thần
Trần gian như có vạn lần hào quang
Tiếng tù và bỗng kêu vang
Báo tin Chúa xuống trần gian cứu đời
Nằm trong máng cỏ tuyệt vời
Mục đồng chào đón ba ngôi thiên thần
2-
Đón mừng ngày Chúa tái lâm
Ơn từ Thiên Thượng, cao thâm đất trời
Một ngày phán xét đến nơi
Sa tăng, quỷ dữ rụng rời hãi kinh
Ngài ban ơn đức công bình
Ác nhân thì sẽ cực hình lửa thiêu
3-
Những người con Chúa tin yêu
Thì cha mang đến cho nhiều phước ơn
Theo Cha đến nước vàng son
Chốn nơi bình tịnh thương con đậm đà
Nửa đêm vang tiếng tù và
Báo tin Cha xuống thiết tha cứu đời
4-
Tình cha cao cả tuyệt vời
Ngài mang dòng huyết cứu người thế nhân
Cho con sạch đến nghìn lần
Bao nhiêu tội lỗi vạn phần cũng tan
Ơn Cha công đức con mang
Tình Cha cao cả thiên đàng bao dung
5-
Đêm nay mừng Chúa xuống cùng
Mục đồng quỳ đón vui mừng Giáng Sinh
Thiên thần chấp cánh bay lên
Tiếng chuông đồng vọng vang rền cỏ cây
Ơn cha ban đức cao đầy
Con nguyền theo Chúa từ nay hết lòng
HUY THANH
THƠ: TIẾNG TÙ VÀ CỦA NGƯỜI MỤC TỬ CÔ ĐƠN
THƠ
TIẾNG TÙ VÀ CỦA NGƯỜI MỤC TỬ CÔ ĐƠN
HUY THANH
Tặng EN MUA THU
1-
Che tay làm chiếc loa kèn
Âm thanh đồng vọng khắp miền thảo nguyên
Hồi còi trong tiếng đàn chiên
Vọng miền lau lách thâm xuyên núi đồi
Báo tin Chuá xuông đây rồi
Những thiên thần xuống ba ngôi giáng trần
TIẾNG TÙ VÀ CỦA NGƯỜI MỤC TỬ CÔ ĐƠN
HUY THANH
Tặng EN MUA THU
1-
Che tay làm chiếc loa kèn
Âm thanh đồng vọng khắp miền thảo nguyên
Hồi còi trong tiếng đàn chiên
Vọng miền lau lách thâm xuyên núi đồi
Báo tin Chuá xuông đây rồi
Những thiên thần xuống ba ngôi giáng trần
20/12/12
TÂM THƯ KÍNH GỞI QUÝ VỊ , CÁC BẠN TRÊN BLOG YAHOO VÀ BLOGSPOT
TÂM THƯ CÁM ƠN, CHÀO TÁI NGỘ QUÝ VỊ, BẠN BÈ, THÂN HỮU CHUYỂN TỪ BLOG YAHOO SANG BLOGSPOT
HUY THANH
NGÀY 20 THÁNG 12 NĂM 2012 .
1-KÍNH GỞI :
CÁC BLOGGERS BẠN BÈ ANH CHỊ EM BỐN PHƯƠNG ĐÃ CÙNG TÔI TRAO ĐỔI ENTRY VÀ COMMENT TRÊN BLOG HUY THANH CỦA YAHOO BLOG TRONG THỜI GIAN VỪA QUA.
19/12/12
THƠ : NGÀN DẶM MỘT KHÚC TÌNH CA
THƠ :
NGÀN DẶM MỘT KHÚC TÌNH CA
HUY THANH
ta mang hồn lãng mạn
rời bỏ xứ cao nguyên
em mit mờ thôn bản
núi đồi gió khóc lên
NGÀN DẶM MỘT KHÚC TÌNH CA
HUY THANH
ta mang hồn lãng mạn
rời bỏ xứ cao nguyên
em mit mờ thôn bản
núi đồi gió khóc lên
16/12/12
THƠ: NẾU MỘT MAI NGÀY TẬN THẾ
THƠ:
NẾU MỘT MAI NGÀY TẬN THẾ
HUY THANH
1-
con người sinh ra trên trái đất ai cũng biết ngày sinh nhưng không ai biết ngày tử
không biết trái đất từ đâu đến và mặt trời ở đâu ra
không biết khi chết rồi mình có thực sự thành quỷ hay thành ma?
hay chỉ thành nấm đất xanh rì sống với loài cỏ cây giun dế?
giờ đây họ lo sợ một ngày tân thế
ngày mà trái đất không còn quay
ngày mà vũ trụ không có đêm ,có ngày
khi mặt trời không cho đia cầu đi chung quanh mình ba trăm sáu mười lăm ngày thành quỹ đạo
không có những tình yêu đắng cay,ngọt bùi, hay trơ tráo
không có những lời hẹn hò kiếp trước, kiếp trước sau
họ run rẩy cúi đầu sợ hãi trước quyền lực vô biên
khi không có ai mang theo được của cải, bạc tiền
cả danh vọng từ những trái bom hạt nhân tàn khốc
như một định luật tre tàn măng mọc
sau kỷ nguyên loài người sẽ còn lại những gì?
có còn em lại những ngày tháng tình ái, ngu si?
có còn lại anh những đêm dài trăn trở?
trái đất không quay nữa
loài người lo sợ cuống cuồng
nhưng anh thì không
NẾU MỘT MAI NGÀY TẬN THẾ
HUY THANH
1-
con người sinh ra trên trái đất ai cũng biết ngày sinh nhưng không ai biết ngày tử
không biết trái đất từ đâu đến và mặt trời ở đâu ra
không biết khi chết rồi mình có thực sự thành quỷ hay thành ma?
hay chỉ thành nấm đất xanh rì sống với loài cỏ cây giun dế?
giờ đây họ lo sợ một ngày tân thế
ngày mà trái đất không còn quay
ngày mà vũ trụ không có đêm ,có ngày
khi mặt trời không cho đia cầu đi chung quanh mình ba trăm sáu mười lăm ngày thành quỹ đạo
không có những tình yêu đắng cay,ngọt bùi, hay trơ tráo
không có những lời hẹn hò kiếp trước, kiếp trước sau
họ run rẩy cúi đầu sợ hãi trước quyền lực vô biên
khi không có ai mang theo được của cải, bạc tiền
cả danh vọng từ những trái bom hạt nhân tàn khốc
như một định luật tre tàn măng mọc
sau kỷ nguyên loài người sẽ còn lại những gì?
có còn em lại những ngày tháng tình ái, ngu si?
có còn lại anh những đêm dài trăn trở?
trái đất không quay nữa
loài người lo sợ cuống cuồng
nhưng anh thì không
THAM LUẬN KỸ THUẬT SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH ,VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP THAM LUẬN
THAM LUẬN
KỸ THUẬT SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH ,VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP
HUY THANH
A- SOẠN THẢO THÔNG BÁO HAY THÔNG CÁO:
1- Thông báo hay Thông Cáo là gì:
Thông cáo hay Thông Báo một văn bản ngắn, viết bằng văn xuôi có mục đích truyền đạt nội dung cho mọi người cùng biết, hoặc để thi hành về một vấn đề nào đó liên quan đến đơn vị phát hành văn bản. Thông báo chỉ có giá trị thông tin, hướng dẫn, để biết hay định hướng chung một vấn đề chứ nó không có không có giá trị thay thế được những văn bản pháp qui, hay luật pháp
KỸ THUẬT SOẠN THẢO THÔNG BÁO, VIẾT TỜ TRÌNH ,VÀ GHI BIÊN BẢN MỘT BUỔI HỌP
HUY THANH
A- SOẠN THẢO THÔNG BÁO HAY THÔNG CÁO:
1- Thông báo hay Thông Cáo là gì:
Thông cáo hay Thông Báo một văn bản ngắn, viết bằng văn xuôi có mục đích truyền đạt nội dung cho mọi người cùng biết, hoặc để thi hành về một vấn đề nào đó liên quan đến đơn vị phát hành văn bản. Thông báo chỉ có giá trị thông tin, hướng dẫn, để biết hay định hướng chung một vấn đề chứ nó không có không có giá trị thay thế được những văn bản pháp qui, hay luật pháp
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH TRONG TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM -NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 3
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH
TRONG TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM -NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 3
( ĐĂNG KỲ 3 )
HÌNH BIÀ SAU :
BÀI 10-
TẠ NỬA ƠN ĐỜI
Em chốn tình xưa thiên cổ về
Bước hài xao động, áo sương che
Mang trăng ký ức vào du mộng
Mắt mở rèm mi, thả ước thề
TRONG TẬP THƠ KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM -NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 3
( ĐĂNG KỲ 3 )
HÌNH BIÀ SAU :
BÀI 10-
TẠ NỬA ƠN ĐỜI
Em chốn tình xưa thiên cổ về
Bước hài xao động, áo sương che
Mang trăng ký ức vào du mộng
Mắt mở rèm mi, thả ước thề
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH TRONG TẬP THƠ " KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM-NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 2
THƠ:
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH
TRONG TẬP THƠ " KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM-NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 2 (ĐĂNG KỲ 2 )
HUY THANH
(TIẾP THEO KY 1 )
BÀI 4-
PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG
1)
Tôi đi tìm một bóng tôi
Loanh quanh chỉ thấy rã rời thịt xương
Cuộc đời còn lắm tai ương
Sinh non thế kỷ nên thương thân mình
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH
TRONG TẬP THƠ " KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG LAM-NHÃ MY BIÊN TẬP KỲ 2 (ĐĂNG KỲ 2 )
HUY THANH
(TIẾP THEO KY 1 )
BÀI 4-
PHÚT TĨNH LẶNG VÔ THƯỜNG
1)
Tôi đi tìm một bóng tôi
Loanh quanh chỉ thấy rã rời thịt xương
Cuộc đời còn lắm tai ương
Sinh non thế kỷ nên thương thân mình
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH TRONG TẬP THƠ "KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG - NHÃ MY BIÊN TÂP KỲ I
NHỮNG BÀI THƠ HUY THANH
TRONG TẬP THƠ "KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG - NHÃ MY BIÊN TÂP KỲ I
(ĐĂNG KỲ 1)
I-VÀI NÉT VỀ TẬP THƠ " KHUNG KỶ NIỆM ":
KHUNG KỶ NIỆM là một Tập Thơ do Sương Lam ( Nhã My ) cùng thân hữu tại VN và hải ngoại tuyển chọn ,biên tập ,thực hiện được in vào tháng 11 năm 2012 do nhà xuất bản Văn Học phát hành . Đây là một tập Thơ tuyển nhiều tác phẩm THƠ của các thân hữu và độc giả bốn phương đã giao lưu với Blog của Sương Lam- Nhã My trong thời gian qua .
TRONG TẬP THƠ "KHUNG KỶ NIỆM " DO SƯƠNG - NHÃ MY BIÊN TÂP KỲ I
(ĐĂNG KỲ 1)
I-VÀI NÉT VỀ TẬP THƠ " KHUNG KỶ NIỆM ":
KHUNG KỶ NIỆM là một Tập Thơ do Sương Lam ( Nhã My ) cùng thân hữu tại VN và hải ngoại tuyển chọn ,biên tập ,thực hiện được in vào tháng 11 năm 2012 do nhà xuất bản Văn Học phát hành . Đây là một tập Thơ tuyển nhiều tác phẩm THƠ của các thân hữu và độc giả bốn phương đã giao lưu với Blog của Sương Lam- Nhã My trong thời gian qua .
THƠ: ĐIỆP KHÚC VALSE TỪ CHIẾC DƯƠNG CẦM VỠ
THƠ:
ĐIỆP KHÚC VALSE TỪ CHIẾC DƯƠNG CẦM VỠ
HUY THANH
1-
ta về vấp sơi tơ vương
người đi thêm một vết thương cuối cùng
xa rồi ngọn gió đông phong
để quên lá rụng bên giòng tuyết sa
uống đi chén rượu quan hà
men cay đắng tiễn chia xa là thường
ĐIỆP KHÚC VALSE TỪ CHIẾC DƯƠNG CẦM VỠ
HUY THANH
1-
ta về vấp sơi tơ vương
người đi thêm một vết thương cuối cùng
xa rồi ngọn gió đông phong
để quên lá rụng bên giòng tuyết sa
uống đi chén rượu quan hà
men cay đắng tiễn chia xa là thường
HỒI KÝ: VIẾT VỀ MỘT NGÔI TRƯỜNG CŨ (TRẢ LẠI EM YÊU)
HỒI KÝ
VIẾT VỀ KỶ NIỆM MỘT NGÔI TRƯỜNG CŨ
(TRẢ LẠI EM YÊU)
HUY THANH
1-
Buổi sáng tôi thường thức dậy khi tiếng chim kêu ríu rít ở sân vườn nhỏ sau nhà, Lúc đó trời chưa sáng hẳn , ánh sáng còn nhá nhem tối, nhưng tôi vần thấy những đóa hoa hướng dương đang nghiêng cái dáng thon thon như chờ đón những ánh nắng mặt trời đầu tiên lát nữa đây sẽ tô hồng rực rỡ khu vườn. Tôi ngồi dậy mở tung cửa sổ, ngắm những đàn ong thức sớm bay tìm mật trong những đoá hoa vừa mới nở sớm, chúng bay, sục sạo, tìm chọn lựa cho mình nhửng cánh hoa nhiều mật nhầt ,vùi đầu vào đó hút lấy hút để. Đám ong thật cần cù hơn con người, chúng kiếm ăm bằng sức lao động và sự siêng năng của mình. Tôi chợt mỉm cười tự hỏi mình: " bao giờ con người được như đàn ong nhỉ ".
Trời sáng dần, tiếng thác vọng lại từ xa trong một vùng rừng thông mờ nhạt đầy tiếng reo trong gió. Mù sương vẫn vây quanh núi đồi, nhưng tia nắng đầu tịên vẫn cố xé bức màn mờ nhạt đó để trải ánh nắng ban mai xuống cho loài người và cây cỏ. Mầu ánh sáng loang lổ, in những cái bóng của lá thông loà xoà trong gió xuống đất như có bàn tay ai vẫy gọi, tiễn đưa.
Tôi bước xuống giường, vươn vai ,làm những đông tác như thuờng lệ cho lưu thông mạch máu Thay vội bộ đồ thể dục quần short,áo thun ,giầy vớ thể thao trắng rồi ra đường chạy bộ quanh đồi hít thở thật sâu bầu không khí trong lành của buổi sáng miền cao nguyên khi mù sương còn dầy đặc.
Những người tập thể dục buổi sáng thường rất đông, trai có, gái có, già có, trẻ có; họ ra đây để vận đông cơ thể và hít thở bầu không khí trong lành khi thành phố cao nguyên chưa đầy mùi khói xăng, bụi mù xe pháo. Họ gật đầu chào nhau như những người bạn thân dù có thể chưa hề biết tên họ, chồ làm việc, mà chỉ quen mặt mỗi ngày.
Chay mệt, tôi đến ngồi trên băng đá ở một góc công viên trồng nhiều cây hoa đào đang trổ bông. Cái lạnh se thắc của Đàlạt buổi sáng làm tôi chợt nhớ đến Paris những ngày thức dậy tập thể dục thở ra đầy hơi khói trong màn sương nù dầy đặc. Như có cái gì đó thảng thốt, thôi thúc từ trong tiềm thức, một câu hỏi chính mình về một người con gái nào đó xa lắm lại trở về. Nổi nhớ quay quắt về dĩ vãng mơ hồ như hỏi chính mình." Không biết Marie giờ nầy có đang ở công viên Luxembourg không? ".
Ly cà phê nóng người bán quán vừa mang tới còn bốc khói. Tôi uống trong cái trầm ngâm nghĩ về thân phận một đời người. Nhanh quá, mới đây mà đã hơn bốn năm tôi trốn chạy SàiGòn lên vùng đất cao nguyên nầy. Bỏ lại sau lưng từng con đường, góc phố quen thuộc, những viên gạch lót lề đuờng có ô kẻ hình vuông như bàn cớ còn thân quen từng bước chân. Thời gian qua chóng vánh như một giấc mơ tưởng chừng như trong ảo tưởng. Mới đây mà đã ba mươi bảy năm trôi qua trong cái thắm thoát của đời người. Thời gian đúng là kẻ thù của tuổi trẻ. Mỗi ngày nhắm mắt khi bóng tối về ,mở mắt khi ánh nắng mặt trời vừa lấp ló bên hàng rào trước cửa là đã thấy thua lổ một trong ba vạn sáu ngàn ngày sống. Mỗi ngày mỗi cạn kiệt tuổi trẻ dần. Hoài niệm là cái gì thuộc mảnh đời mà mình đã đầu tư để bây giờ biết chắc rằng đành thua lỗ. Cái quá khứ không phì nhiêu mà ốm o dần như kẻ bị ung thư chờ giờ phán xét. Ánh sáng và bóng tối luôn ám ảnh con người trong những nỗi lo toan của một ngày khi mở mắt và nhắm mắt. Nó vất vưởng, quanh quất con người . ngay cả trong cơn thức, dậy mà còn tưởng chừng đang trong cơn mộng mị chiêm bao
Có những lúc thật tĩnh lặng, khi mà công việc một ngày tạm gác một bên để tìm lại chính mình tôi mới thấy sự hụt hẫng khủng khiếp của tuổi trẻ, nó âm thầm chết đuối trên dòng thời gian, lầm lũi như gã nạn nhân cô độc mà thời gian chính là tên sát nhân máu lạnh vô hình.
Thực sự mà nói đời người không phải la "sáu mươi năm" như một bài hát nào đã viết, mà nó có thể nhiều hay ít hơn, ý nghĩa của cuộc sống chính là ta đã làm được gì và mất những gì .Ai cũng mong muốn đời mình cái được nhiều hơn cái mất. Nhưng con người với cái bản năng cố hữu, vẫn thích đứng núi nầy trông núi nọ nên chẳng bao giờ bằng lòng với hiện tại của chính mình. Họ lầm lũi đi trên con đường không có điểm tới. Để một lúc nào đó thấy hy vọng đã thành tuyệt vọng hay ảo vọng. Tôi cũng như thế
2-
"Tiếng nhạc thoang thoảng từ trong quán cá phê vọng lại bài hát "Trả lại em yêu " của nhạc sĩ Phạm Duy với giọng hát Elvis Phương làm tôi cảm thấy mình như rơi vào trong dĩ vãng mịt mờ, Cả một quãng đời tuổi trẻ dường như ẩn hiện đâu đây, quanh quẩn trong chút khói thuốc bàng bạc như sữa còn ẩn hiện trong sưong..Lâu lắm rồi tôi không đi qua con đường Duy Tân nay đã thay đổi họ tên, nơi ấy đầy ắp những kỷ miệm vui buồn và khốn khó một thời cắp sách đến giảng đường. Nơi đó những Đan, những Tuyết, những Lan, những Hồng cũng rời tôi những ngày xa vắng thật tình cờ. Thì thôi, cũng đành trả lại các em những mối tình đầu lãng mạn như định mạng trong đời người. Sự tan vỡ tình yêu như như dấu chấm than của một bài thơ tuyệt vọng." Trả lại em yêu" những ngày mưa tan lớp đứng chờ nhau dưới bóng cây lao xao lời đá sỏi ngập ngừng
"Trả lại em yêu, khung trời Đại Học Con đường Duy Tân cây dài bóng mát Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhòa Trả lại em yêu, khung trời mùa Hạ Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má Tóc em thơm nồng, dáng em hiền hòa.
ĐIỆP KHÚC
"Anh sẽ ra đi về miền cát nóng Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng Anh sẽ ra đi về miền mênh mông Cơn gió Cao Nguyên, từng đêm lạnh lùng Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ Đem mối thương yêu vào niềm thương nhớ Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về.
Trả lại em yêu con đường học trò Những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt Trả lại em yêu mối tình vời vợi Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới Đường buồn anh đi bao giờ cho tới? Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài
Trả lại em yêu! Trả lại em yêu! Mây trời xanh ngát... '
(Hình kỷ niệm thời còn sinh viên, Huy Thanh hàng ngồi thứ hai từ trái sang phải, vị trí số 6, áo pull sậm, đang học Ban Cử Nhân năm thứ tư)
(Ành chụp năm 1973 khi trường chưa xây dựng lại, mặt tiền hướng ra đường Duy Tân)
Bài hát "Trả lại em Yêu" của Phạm Duy do Elvis Phương hát có những câu thật tha thiết "Trả lại em yêu, khung trời Đại Học, Con đường Duy Tân cây dài bóng mát, Buổi chiều khuôn viên mây trời xánh ngát ...." làm tôi chợt nhớ một ngôi trường nào đó của mình trong ký ức, Kỷ niệm về người yêu, về thầy, về bạn bè trong ngôi trường đó như sống lại, chập chùng từng giai điệu,l ời ca làm tôi nhưc nhối. quay quắt về một chốn mịt mù nào trong trí nhớ. Ở đó một thời đã có những ước vọng không thành , những niềm đau tình yêu dang dở của những người ra đi với những kẻ ở lại.
Lâu lắm rồi, từ khi về trú thân trên vùng đất Đalạt đầy sương mù nầy tôi ít có dịp về thành phố SaiGon để tìm lại những cảm giác ngày xưa, nơi mà một thời tuổi thơ, tuổi trẻ gần nửa đời mình đã dừng chân ở đó. Cái dừng chân một thời áo trắng tuởng chừng như vĩnh viễn mà mong manh. Những ngày sống trên xứ người, tôi đã khao khát được trở về để tìm lại những kỷ niệm thân yêu, những mối tình thư sinh thanh khiết như nụ hoa còn hàm tiếu chưa nở trong khuôn viên trường. Những hình tượng hối ức đó có lúc sống dậy nửa đêm, trong cái mê hoan của một gã mộng du, tôi choàng tỉnh dậy, thảng thốt gọi tên một người tình nào đó của ngày xưa, nhưng dư âm vọng về rất tuyệt vọng và xa vắng. Nó âm ỉ không có chút âm vang lắng đọng dù là chút âm thừa.
3-
Con đường Duy Tân bây giờ không còn cây dài bóng mát mát như hồi trước mà thay thế là những dãy nhà cao tầng đồ sộ, nó cũng không còn mang tên cũ trước đây (1). Duy Tân là con đường không lớn lắm, nhưng nơi đó có những đời người vĩ đại đã đi qua , đã một thời trăn trở cho vận nước Họ trưởng thành từ một ngôi trường mang tên "LUÂT KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG " số 17 đường Duy Tân, mà ngày đó chúng tôi thường gọi vắn tắt nhau là Trường Luật SaiGon.
Con đường Duy Tân hướng ra SaiGòn, sau khi uốn quanh Công Viên Hồ Con Ruà có vòi nước phun ngày đêm. Bên trái là Tổng Hội Sinh Viên Sai Gòn số 4 Duy Tân. xa hơn nữa là nhà thờ Đức Bà thường vọng về tiếng chuông cầu nguyện vang động một góc Saigon.
(Hình kỷ niệm Thẻ sinh viên của Blogger Én Muà Thu (Vũ thị Thu Yến) niên khoá 1974-1975).
Trong ký ức của tôi, hình dáng ngôi trường Luật có dáng dấp cổ kính của một ngôi chùa đựợc kiến trúc cổ theo lối của Pháp (2) hơn là một trưòng Đại Học vẫn còn lẩn khuất đâu đây Trường có cổng lớn, bên trái và phải có hai dãy nhà trệt, Dãy bên phải có bậc tam cấp bước vào là Văn Phòng Ban Đại Diện Sinh Viên ,phía sau đó là các giảng đường. Dãy bên trái có các giảng đường cuả các năm Cử Nhân 1 ,2,3, .Cuối hành lang là giảng đường Cử Nhân năm thứ Nhất luôn tấp nập, đông đảo sinh viên, nếu đi trễ là hết chỗ ngồi. Một số bạn trai thường tình nguyện giúp đỡ ,galant bạn gái dành chỗ cho họ bằng cách ném vào chỗ ngồi nào đó một cuốn sách, quyển vở để "xí " chỗ ngồi. Nhưng cũng có những trường hợp cười ra nước mắt là chỗ ngồi mình " xí" ngang nhiên có kẻ khác ngồi, và cuốn sách, quyển vở của mình lai lăn lóc dưới đất. Người " xí " chỗ và người " giành " chỗ cũng nhìn nhau cười trừ chứ không to tiếng cãi vã gì nhau vì cùng là trí thức cả. Chẳng lẽ, những ông Cử Nhân, Tiến Sĩ tương lai lại vi một chỗ ngồi học mà gây gổ nhau hay sao.
Nếu lỡ đi học trễ, trong giảng đường chật kín không còn chỗ ngồi sinh viên có thể vào quán cà phê Bà Chi ở sát đó, vưà uống cà phê, vừa nghe lời thầy giảng qua loa phóng thanh.
Vì số lượng sinh viên năm thứ nhất quá đông nên trường tạm mượn hai chỗ học ngoài trường là Trường Quốc Gia Hành Chánh ở đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) và Trung Tâm Y Tế Sinh Viên đường Trần Hoàng Quân.
Chương trình học gồm hai Ban: Cử Nhân và Cao Học (Tiến sĩ) dạy theo Chương trình Đại Học cuả Pháp rồi sau đó theo Chương Trình Đại Học Mỹ.
Bằng Cử Nhận hay Tiến Sĩ của Trường Đại Học Luật Khoa SàiGòn ngày đó được công nhận ngang bằng với bằng Cử Nhân của các Đại Học Pháp hay Mỹ lúc đó, vì giảng dạy cơ bản cùng một Chương Trình
Ban Cử Nhân gồm 4 năm: Năm 1 và năm 2 học tồng quát ,lên năm thứ 3 thì chia ra làm 3 ban Công Pháp, Tư Pháp và Kinh Tế. Tuỳ sinh viên chọn ngành chuyên môn cho mình. Ngành Công Pháp đào tạo các Luật gia, Thẩm Phán, các quan toà ( ngạch thẩm phán gồm Thẩm Phán Xử Án và Thẩm Phán Công Tố) Ngành Tư Pháp thì đào tạo Luật Sư, Chuyên gia Luật Pháp. Ngành Kinh Tế thì đào tạo các chuyên gia Luật Kinh Tế ,cố vấn cho nhà nước và tư nhân trong lãnh vực kinh doanh, sản xuất .
Mặc dù phân chia như vậy nhưng nếu bạn đã có bằng Cử Nhân Luật có thể vào ngành nào cũng được, tùy hoàn cảnh và môi trường riêng của ban. Riêng về ngành Luật Sư phải tập sự 3 năm với một Luật Sư nổi tiếng nào đó, Sau đó thi đậu cấp Luật Sư Thực Thụ mới được mở Văn Phòng riệng cá nhân chính thức để hành nghề (năm 1975, tôi đang là Luật Sư Tập Sự tại Toà Án SaiGon và đang theo học Ban Cao Học (Tiến Sĩ) của trường).
(Hình Luật sư Huy Thanh năm 1975 đang theo học Ban Cao Học Tư Pháp Đại Học Luật Saigon)
Hồi đó, về các lọai áo mặc khi ra Toà thì giống rập khuôn như các nước trên thế giới. Các thẩm phán xử án mặc áo rộng mầu đen (Toá Áo Đen), các thẩm phán Công Tố mặc áo rộng mầu đỏ (Toà Áo đỏ). Còn các Luật Sư mặc áo rộng mầu đen, viền lông thỏ trắng tương trưng cho sự đen, trắng rõ ráng cùa công lý. Biểu tượng của Luật Pháp lúc đó là tượng Thần Công Lý, một tay cầm cây cân ở thế cân bằng , (ý nghĩa là công ,tội phải rõ ràng) một tay cầm thanh gươm (ý nghĩa là sự trừng phạt)
Năm thứ nhất ban Cử Nhân, vi số lương sinh viên qua đông nên chia làm hai Ban A và B, Trong các môn học năm thứ nhất có một môn khi thi bắt buộc phải làm bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, không đuọc viết tiếng Việt là môn " Droid comparé " tức Luật đối chiếu. Về các môn học, tôi còn nhớ rõ những thầy dạy đã hết lòng với lớp trẻ chúng tôi như : thầy Vũ văn Mẫu, Lê đình Chân, Nguyễn Độ, Hồ thới Sang, Bùi tường Chiểu, Trịnh xuân Ngạn, Nguyên văn Bông, Đặng thị Tám, Phan tấn Chức, Vũ quốc Thông, Vũ thị Việt Hương ..vv..
Vế các môn học chương trình học gồm một số môn quan trọng như: Luật La Mã (Droit Roman), Luật Đối Chiếu Các nước trên Thế Giới ( Droit comparé ), Luật Hàng Không VN & Quốc Tế , Luật Hàng Hải VN & Quốc tế. Luật Hành Chánh, Luât Dân sự tố tụng, Dân Luật, Quốc Tề Tư Pháp, Quốc Tế Công Pháp, Hình luật, Tài Chánh Công, Luật bang giao quốc tế. Cổ Luật, Luật Hiến Pháp, Luật thương mại. Luật thuế Vụ , Luật Gia Đình .v..v.. .
Ngoài những bô Luật có ghi thành điều khỏan hẳn hoi ,sinh viên còn phải học rất nhiều Án Lệ Quốc Tế là những quan điểm xét xử của Toà Án đối với những vấn đề mà trong sách Luật không có ghi rõ. Những vấn đề liên quan đến sự tranh tụng của các các công dân của một hay nhiều quốc gia với nhau như quốc tịch của những đứa con tư sinh mà cha là người Mỹ, mẹ là người Ấn Độ, hay một người đi đường trú mưa bị cái chậu hoa của chủ nhà rớt từ trên lầu xuống làm bị thương nên kiện chủ nhà, hoặc một công ty sản xuất kiện công ty Điện Lực vì cúp điện khiến họ thiệt hại nguyên liệu trên dây chuyền sản xuất. Mỗi một Án Lệ sinh viên phải ghi rõ Án Lệ do ai kiện ai, số mấy, ngày nào, tại đâu. Quan điểm của Toà Sơ Thẩm. Toà Thượng Thẩm, Toà Phá Án như thế nào?.
Trước năm 1975 ở VN, Công Ty Điện Lực của Chánh Phủ thua kiện trong vụ án để sự cố tăng điện áp áp đột biến làm hư hỏng tài sản máy móc, thiết bị của nhân dân nên phải bồi thường cho người tiêu dùng.
Nhiều Sinh Viên Luật hồi đó khi học Án Lệ thương nói đùa: " Tên ông cố, ông sơ của mình còn không nhớ mà phải nhớ tên thằng Tây, con Đầm nào lạ hoắc nào ở thế kỷ 17, 18 thật là chán "
Phải thành thật mà nói ,chương trình dạy ở trường Đại Học Luật Khoa ngày trước đã trang bị cho chúng tôi số vốn kiền thức rộng chẳng những về Luật Pháp Việt Nam từ thời cổ đại Đinh, Lê, Lý ,Trần đến cận đại năm 1975 (đặc biệt là Luật Hồng Đức và luật Gia Long ) mà còn cả Luật Pháp Quốc Tế của các nước tư bản ,từ thời cổ La Mã như Pháp , Anh , Đức, Trung Hoa , đến các thời kỳ cận đại sau nầy .
Khi học ban Cao Học, bạn phải nói rành môt trong hai ngoại ngữ Anh hay Pháp , hoặc cả hai thứ tiếng càng tốt . Bởi vì khi viết Luận Án Tiến Sĩ ,bạn phải viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh (hay Pháp). Bạn phải để thời gian đến Thư Viện Quốc Gia để nghiên cứu các sách Luật Pháp viết bằng tiếng Anh hay Pháp làm tài liệu viết Luận Án . Hội đồng Gíám Khảo thường chất vấn bạn bằng tiếng nước ngoài chứ không bằng tiếng Việt Nam (trong đó có một số Giám Khảo Âu Mỹ được mời từ nước ngoài về).
Bởi vậy một Giáo Sư thầy dạy chúng tôi đã nói ' Luật học không đào tạo ra những thuyết gia mà là đào tạo ra những chuyên viên những người không chuyên một nghề nào cả, nhưng có khả năng đối với tật cả mọi nghề ".
Về chương tình học Cao Học ,sau khi bạn có bằng Cử Nhân thì có thể ghi danh học Ban Cao Học Luật .Cuối học kỳ bạn phải viết và bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ của mình đươc viết bằng hai thư tiếng VN và Anh hay Pháp . Ban Giám Khảo sẽ phỏng vấn, bắt bẻ lý luận của bạn trong Luận án bằng tiếng Anh (hay tiếng Pháp). Bạn cũng sẽ phải "đấu lý " với Ban giám khảo, biện chứng Luận Án của mình bằng các thứ tiếng ngoại quốc nầy.
4-
Em yêu
Thế là những ngày tháng đó âm thầm trôi đi,,lặng lẽ trong những nỗi lo toan của đời sống. Có những lúc anh dưòng như muốn quên những kỹ niệm mịt mù xa khuất đó, bởi trước mắt là những điều cần quan tâm hơn trong cuộc sống ngày càng trắc trở từ đời sống thực dụng. Con người nhiều khi phải quên cả chính mình nếu muốn ước mơ thành hiện thưc. Thật là một điều chua chát khi anh dường như phủ nhận, cố lưà dối mình khi không muốn nhìn về dĩ vãng, bởi nó không có một chút gì vui, một chút gì trọn ven như ý muốn mà chỉ còn sót lại những mảnh vỡ của nhiều ước vọng không thành.
Nhưng không hiểu sao những sáng tác cả thơ, nhạc, truyện của anh lại khởi nguồn từ những nỗi đau, tuyệt vọng nầy .Thật là mâu thuẫn phải không em?
Có thể bây giờ ở một vùng đất xa xôi nào đó, em đọc bài viết nầy của anh, gã tình nhân lãng mạn ngày xưa, gã tội đồ ngốc nghếch trước một tình yêu thánh thiện. Em như một Thiên Sứ còn anh như là một loài quỷ Sa tăng bội bạc. Em mỉm cười thương hại anh và ngay cả chính mình. Thương hại một thời vụng dại đã qua của chúng ta với nhiều nỗi đau bất trắc, tình cờ.
Anh đã âm thầm trốn chạy thực tế bởi vì chung quanh anh là những cái ngút ngàn của tuyệt vọng, niềm bi thương như xé toang cuộc đời của anh từng mảnh. Anh đã cố chấp vá mà không được nên trốn chạy bằng tâm hồn con thú bị thương, con vật tật nguyền tội nghiệp bị rơi rớt lại trong khi bầy dã điểu đã bay về nơi di trú khác.
Mới đây mà đã ba mươi bảy năm chúng ta mất nhau ,từ cái đêm chia tay bão bùng đó, anh nhìn lại ngôi trường lần cúôi cùng,lầm lũi đi một nước, như gã Kinh Kha sang sông Dịch mà không dám quay đầu lại, để may ra còn nhớ một con đường nào sẽ trở về cố hương. Em là người không thể quên trong khi anh lại không muốn nhớ.
Bây giờ thì hình ảnh ngôi trường xưa chỉ còn trong ký ức mịt mù, thay vào đó là một ngôi trường đồ sộ ,đẹp đẽ mang tên Đại Học Kinh Tế, một chút nuối tiếc nào trong anh, chập chờn còn như lẫn khuất đâu đây
Những hình tượng em, bạn bè, thầy cô, của ngày xưa cũ hiện trước mắt anh như môt khúc phim dĩ vãng thật ngắn nhưng dài ngậm ngùi. Dù sao cũng cám ơn em đã hiện diện trong nỗi nhớ, ngày xưa và bây giờ của anh như một nỗi đau cần thiết.
Thôi đành
""Trả lại em yêu" khung trời Đại Học ,anh sẽ ra đi về miền mênh mông Cơn gíó cao nguyên từng đêm lạnh lùng lạnh lùng. Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ ... " Dù sao thì anh cũng cám ơn em ..
( Viềt từ cảm xúc khi xem Entry "MỘT THỜI ÁO TRẮNG " của Blogger Én Muà Thu, cựu sinh viên trường Đại Học Luật Khoa Sàigòn ) (1) Đường Duy Tân bây giờ đổi tên là Phạm Ngọc Thạch
(2) Hình ảnh ngôi trường Đại Học Luật trước năm 1973, Sau năm 1973 trường được xây dựng lai với Đại Giảng Đường lớn, hai tầng lầu, đồ sộ, một cổng hướng ra đường Phan Đình Phùng ( nay là đường Nguyễn Đình Chiểu ).
(Vượt thời gian)
HUY THANH
VIẾT VỀ KỶ NIỆM MỘT NGÔI TRƯỜNG CŨ
(TRẢ LẠI EM YÊU)
HUY THANH
1-
Buổi sáng tôi thường thức dậy khi tiếng chim kêu ríu rít ở sân vườn nhỏ sau nhà, Lúc đó trời chưa sáng hẳn , ánh sáng còn nhá nhem tối, nhưng tôi vần thấy những đóa hoa hướng dương đang nghiêng cái dáng thon thon như chờ đón những ánh nắng mặt trời đầu tiên lát nữa đây sẽ tô hồng rực rỡ khu vườn. Tôi ngồi dậy mở tung cửa sổ, ngắm những đàn ong thức sớm bay tìm mật trong những đoá hoa vừa mới nở sớm, chúng bay, sục sạo, tìm chọn lựa cho mình nhửng cánh hoa nhiều mật nhầt ,vùi đầu vào đó hút lấy hút để. Đám ong thật cần cù hơn con người, chúng kiếm ăm bằng sức lao động và sự siêng năng của mình. Tôi chợt mỉm cười tự hỏi mình: " bao giờ con người được như đàn ong nhỉ ".
Trời sáng dần, tiếng thác vọng lại từ xa trong một vùng rừng thông mờ nhạt đầy tiếng reo trong gió. Mù sương vẫn vây quanh núi đồi, nhưng tia nắng đầu tịên vẫn cố xé bức màn mờ nhạt đó để trải ánh nắng ban mai xuống cho loài người và cây cỏ. Mầu ánh sáng loang lổ, in những cái bóng của lá thông loà xoà trong gió xuống đất như có bàn tay ai vẫy gọi, tiễn đưa.
Tôi bước xuống giường, vươn vai ,làm những đông tác như thuờng lệ cho lưu thông mạch máu Thay vội bộ đồ thể dục quần short,áo thun ,giầy vớ thể thao trắng rồi ra đường chạy bộ quanh đồi hít thở thật sâu bầu không khí trong lành của buổi sáng miền cao nguyên khi mù sương còn dầy đặc.
Những người tập thể dục buổi sáng thường rất đông, trai có, gái có, già có, trẻ có; họ ra đây để vận đông cơ thể và hít thở bầu không khí trong lành khi thành phố cao nguyên chưa đầy mùi khói xăng, bụi mù xe pháo. Họ gật đầu chào nhau như những người bạn thân dù có thể chưa hề biết tên họ, chồ làm việc, mà chỉ quen mặt mỗi ngày.
Chay mệt, tôi đến ngồi trên băng đá ở một góc công viên trồng nhiều cây hoa đào đang trổ bông. Cái lạnh se thắc của Đàlạt buổi sáng làm tôi chợt nhớ đến Paris những ngày thức dậy tập thể dục thở ra đầy hơi khói trong màn sương nù dầy đặc. Như có cái gì đó thảng thốt, thôi thúc từ trong tiềm thức, một câu hỏi chính mình về một người con gái nào đó xa lắm lại trở về. Nổi nhớ quay quắt về dĩ vãng mơ hồ như hỏi chính mình." Không biết Marie giờ nầy có đang ở công viên Luxembourg không? ".
Ly cà phê nóng người bán quán vừa mang tới còn bốc khói. Tôi uống trong cái trầm ngâm nghĩ về thân phận một đời người. Nhanh quá, mới đây mà đã hơn bốn năm tôi trốn chạy SàiGòn lên vùng đất cao nguyên nầy. Bỏ lại sau lưng từng con đường, góc phố quen thuộc, những viên gạch lót lề đuờng có ô kẻ hình vuông như bàn cớ còn thân quen từng bước chân. Thời gian qua chóng vánh như một giấc mơ tưởng chừng như trong ảo tưởng. Mới đây mà đã ba mươi bảy năm trôi qua trong cái thắm thoát của đời người. Thời gian đúng là kẻ thù của tuổi trẻ. Mỗi ngày nhắm mắt khi bóng tối về ,mở mắt khi ánh nắng mặt trời vừa lấp ló bên hàng rào trước cửa là đã thấy thua lổ một trong ba vạn sáu ngàn ngày sống. Mỗi ngày mỗi cạn kiệt tuổi trẻ dần. Hoài niệm là cái gì thuộc mảnh đời mà mình đã đầu tư để bây giờ biết chắc rằng đành thua lỗ. Cái quá khứ không phì nhiêu mà ốm o dần như kẻ bị ung thư chờ giờ phán xét. Ánh sáng và bóng tối luôn ám ảnh con người trong những nỗi lo toan của một ngày khi mở mắt và nhắm mắt. Nó vất vưởng, quanh quất con người . ngay cả trong cơn thức, dậy mà còn tưởng chừng đang trong cơn mộng mị chiêm bao
Có những lúc thật tĩnh lặng, khi mà công việc một ngày tạm gác một bên để tìm lại chính mình tôi mới thấy sự hụt hẫng khủng khiếp của tuổi trẻ, nó âm thầm chết đuối trên dòng thời gian, lầm lũi như gã nạn nhân cô độc mà thời gian chính là tên sát nhân máu lạnh vô hình.
Thực sự mà nói đời người không phải la "sáu mươi năm" như một bài hát nào đã viết, mà nó có thể nhiều hay ít hơn, ý nghĩa của cuộc sống chính là ta đã làm được gì và mất những gì .Ai cũng mong muốn đời mình cái được nhiều hơn cái mất. Nhưng con người với cái bản năng cố hữu, vẫn thích đứng núi nầy trông núi nọ nên chẳng bao giờ bằng lòng với hiện tại của chính mình. Họ lầm lũi đi trên con đường không có điểm tới. Để một lúc nào đó thấy hy vọng đã thành tuyệt vọng hay ảo vọng. Tôi cũng như thế
2-
"Tiếng nhạc thoang thoảng từ trong quán cá phê vọng lại bài hát "Trả lại em yêu " của nhạc sĩ Phạm Duy với giọng hát Elvis Phương làm tôi cảm thấy mình như rơi vào trong dĩ vãng mịt mờ, Cả một quãng đời tuổi trẻ dường như ẩn hiện đâu đây, quanh quẩn trong chút khói thuốc bàng bạc như sữa còn ẩn hiện trong sưong..Lâu lắm rồi tôi không đi qua con đường Duy Tân nay đã thay đổi họ tên, nơi ấy đầy ắp những kỷ miệm vui buồn và khốn khó một thời cắp sách đến giảng đường. Nơi đó những Đan, những Tuyết, những Lan, những Hồng cũng rời tôi những ngày xa vắng thật tình cờ. Thì thôi, cũng đành trả lại các em những mối tình đầu lãng mạn như định mạng trong đời người. Sự tan vỡ tình yêu như như dấu chấm than của một bài thơ tuyệt vọng." Trả lại em yêu" những ngày mưa tan lớp đứng chờ nhau dưới bóng cây lao xao lời đá sỏi ngập ngừng
"Trả lại em yêu, khung trời Đại Học Con đường Duy Tân cây dài bóng mát Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhòa Trả lại em yêu, khung trời mùa Hạ Ngọn đèn hiu hiu nỗi lòng cư xá Vài giọt mưa sa hôn mềm trên má Tóc em thơm nồng, dáng em hiền hòa.
ĐIỆP KHÚC
"Anh sẽ ra đi về miền cát nóng Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng Anh sẽ ra đi về miền mênh mông Cơn gió Cao Nguyên, từng đêm lạnh lùng Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ Đem mối thương yêu vào niềm thương nhớ Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về.
Trả lại em yêu con đường học trò Những ngày Thủ Đô tưng bừng phố xá Chủ nhật uyên ương, hẹn hò đây đó Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt Trả lại em yêu mối tình vời vợi Ngôi trường thân yêu, bạn bè cũ mới Đường buồn anh đi bao giờ cho tới? Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài
Trả lại em yêu! Trả lại em yêu! Mây trời xanh ngát... '
(Hình kỷ niệm thời còn sinh viên, Huy Thanh hàng ngồi thứ hai từ trái sang phải, vị trí số 6, áo pull sậm, đang học Ban Cử Nhân năm thứ tư)
(Ành chụp năm 1973 khi trường chưa xây dựng lại, mặt tiền hướng ra đường Duy Tân)
Bài hát "Trả lại em Yêu" của Phạm Duy do Elvis Phương hát có những câu thật tha thiết "Trả lại em yêu, khung trời Đại Học, Con đường Duy Tân cây dài bóng mát, Buổi chiều khuôn viên mây trời xánh ngát ...." làm tôi chợt nhớ một ngôi trường nào đó của mình trong ký ức, Kỷ niệm về người yêu, về thầy, về bạn bè trong ngôi trường đó như sống lại, chập chùng từng giai điệu,l ời ca làm tôi nhưc nhối. quay quắt về một chốn mịt mù nào trong trí nhớ. Ở đó một thời đã có những ước vọng không thành , những niềm đau tình yêu dang dở của những người ra đi với những kẻ ở lại.
Lâu lắm rồi, từ khi về trú thân trên vùng đất Đalạt đầy sương mù nầy tôi ít có dịp về thành phố SaiGon để tìm lại những cảm giác ngày xưa, nơi mà một thời tuổi thơ, tuổi trẻ gần nửa đời mình đã dừng chân ở đó. Cái dừng chân một thời áo trắng tuởng chừng như vĩnh viễn mà mong manh. Những ngày sống trên xứ người, tôi đã khao khát được trở về để tìm lại những kỷ niệm thân yêu, những mối tình thư sinh thanh khiết như nụ hoa còn hàm tiếu chưa nở trong khuôn viên trường. Những hình tượng hối ức đó có lúc sống dậy nửa đêm, trong cái mê hoan của một gã mộng du, tôi choàng tỉnh dậy, thảng thốt gọi tên một người tình nào đó của ngày xưa, nhưng dư âm vọng về rất tuyệt vọng và xa vắng. Nó âm ỉ không có chút âm vang lắng đọng dù là chút âm thừa.
3-
Con đường Duy Tân bây giờ không còn cây dài bóng mát mát như hồi trước mà thay thế là những dãy nhà cao tầng đồ sộ, nó cũng không còn mang tên cũ trước đây (1). Duy Tân là con đường không lớn lắm, nhưng nơi đó có những đời người vĩ đại đã đi qua , đã một thời trăn trở cho vận nước Họ trưởng thành từ một ngôi trường mang tên "LUÂT KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG " số 17 đường Duy Tân, mà ngày đó chúng tôi thường gọi vắn tắt nhau là Trường Luật SaiGon.
Con đường Duy Tân hướng ra SaiGòn, sau khi uốn quanh Công Viên Hồ Con Ruà có vòi nước phun ngày đêm. Bên trái là Tổng Hội Sinh Viên Sai Gòn số 4 Duy Tân. xa hơn nữa là nhà thờ Đức Bà thường vọng về tiếng chuông cầu nguyện vang động một góc Saigon.
(Hình kỷ niệm Thẻ sinh viên của Blogger Én Muà Thu (Vũ thị Thu Yến) niên khoá 1974-1975).
Trong ký ức của tôi, hình dáng ngôi trường Luật có dáng dấp cổ kính của một ngôi chùa đựợc kiến trúc cổ theo lối của Pháp (2) hơn là một trưòng Đại Học vẫn còn lẩn khuất đâu đây Trường có cổng lớn, bên trái và phải có hai dãy nhà trệt, Dãy bên phải có bậc tam cấp bước vào là Văn Phòng Ban Đại Diện Sinh Viên ,phía sau đó là các giảng đường. Dãy bên trái có các giảng đường cuả các năm Cử Nhân 1 ,2,3, .Cuối hành lang là giảng đường Cử Nhân năm thứ Nhất luôn tấp nập, đông đảo sinh viên, nếu đi trễ là hết chỗ ngồi. Một số bạn trai thường tình nguyện giúp đỡ ,galant bạn gái dành chỗ cho họ bằng cách ném vào chỗ ngồi nào đó một cuốn sách, quyển vở để "xí " chỗ ngồi. Nhưng cũng có những trường hợp cười ra nước mắt là chỗ ngồi mình " xí" ngang nhiên có kẻ khác ngồi, và cuốn sách, quyển vở của mình lai lăn lóc dưới đất. Người " xí " chỗ và người " giành " chỗ cũng nhìn nhau cười trừ chứ không to tiếng cãi vã gì nhau vì cùng là trí thức cả. Chẳng lẽ, những ông Cử Nhân, Tiến Sĩ tương lai lại vi một chỗ ngồi học mà gây gổ nhau hay sao.
Nếu lỡ đi học trễ, trong giảng đường chật kín không còn chỗ ngồi sinh viên có thể vào quán cà phê Bà Chi ở sát đó, vưà uống cà phê, vừa nghe lời thầy giảng qua loa phóng thanh.
Vì số lượng sinh viên năm thứ nhất quá đông nên trường tạm mượn hai chỗ học ngoài trường là Trường Quốc Gia Hành Chánh ở đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2) và Trung Tâm Y Tế Sinh Viên đường Trần Hoàng Quân.
Chương trình học gồm hai Ban: Cử Nhân và Cao Học (Tiến sĩ) dạy theo Chương trình Đại Học cuả Pháp rồi sau đó theo Chương Trình Đại Học Mỹ.
Bằng Cử Nhận hay Tiến Sĩ của Trường Đại Học Luật Khoa SàiGòn ngày đó được công nhận ngang bằng với bằng Cử Nhân của các Đại Học Pháp hay Mỹ lúc đó, vì giảng dạy cơ bản cùng một Chương Trình
Ban Cử Nhân gồm 4 năm: Năm 1 và năm 2 học tồng quát ,lên năm thứ 3 thì chia ra làm 3 ban Công Pháp, Tư Pháp và Kinh Tế. Tuỳ sinh viên chọn ngành chuyên môn cho mình. Ngành Công Pháp đào tạo các Luật gia, Thẩm Phán, các quan toà ( ngạch thẩm phán gồm Thẩm Phán Xử Án và Thẩm Phán Công Tố) Ngành Tư Pháp thì đào tạo Luật Sư, Chuyên gia Luật Pháp. Ngành Kinh Tế thì đào tạo các chuyên gia Luật Kinh Tế ,cố vấn cho nhà nước và tư nhân trong lãnh vực kinh doanh, sản xuất .
Mặc dù phân chia như vậy nhưng nếu bạn đã có bằng Cử Nhân Luật có thể vào ngành nào cũng được, tùy hoàn cảnh và môi trường riêng của ban. Riêng về ngành Luật Sư phải tập sự 3 năm với một Luật Sư nổi tiếng nào đó, Sau đó thi đậu cấp Luật Sư Thực Thụ mới được mở Văn Phòng riệng cá nhân chính thức để hành nghề (năm 1975, tôi đang là Luật Sư Tập Sự tại Toà Án SaiGon và đang theo học Ban Cao Học (Tiến Sĩ) của trường).
(Hình Luật sư Huy Thanh năm 1975 đang theo học Ban Cao Học Tư Pháp Đại Học Luật Saigon)
Hồi đó, về các lọai áo mặc khi ra Toà thì giống rập khuôn như các nước trên thế giới. Các thẩm phán xử án mặc áo rộng mầu đen (Toá Áo Đen), các thẩm phán Công Tố mặc áo rộng mầu đỏ (Toà Áo đỏ). Còn các Luật Sư mặc áo rộng mầu đen, viền lông thỏ trắng tương trưng cho sự đen, trắng rõ ráng cùa công lý. Biểu tượng của Luật Pháp lúc đó là tượng Thần Công Lý, một tay cầm cây cân ở thế cân bằng , (ý nghĩa là công ,tội phải rõ ràng) một tay cầm thanh gươm (ý nghĩa là sự trừng phạt)
Năm thứ nhất ban Cử Nhân, vi số lương sinh viên qua đông nên chia làm hai Ban A và B, Trong các môn học năm thứ nhất có một môn khi thi bắt buộc phải làm bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, không đuọc viết tiếng Việt là môn " Droid comparé " tức Luật đối chiếu. Về các môn học, tôi còn nhớ rõ những thầy dạy đã hết lòng với lớp trẻ chúng tôi như : thầy Vũ văn Mẫu, Lê đình Chân, Nguyễn Độ, Hồ thới Sang, Bùi tường Chiểu, Trịnh xuân Ngạn, Nguyên văn Bông, Đặng thị Tám, Phan tấn Chức, Vũ quốc Thông, Vũ thị Việt Hương ..vv..
Vế các môn học chương trình học gồm một số môn quan trọng như: Luật La Mã (Droit Roman), Luật Đối Chiếu Các nước trên Thế Giới ( Droit comparé ), Luật Hàng Không VN & Quốc Tế , Luật Hàng Hải VN & Quốc tế. Luật Hành Chánh, Luât Dân sự tố tụng, Dân Luật, Quốc Tề Tư Pháp, Quốc Tế Công Pháp, Hình luật, Tài Chánh Công, Luật bang giao quốc tế. Cổ Luật, Luật Hiến Pháp, Luật thương mại. Luật thuế Vụ , Luật Gia Đình .v..v.. .
Ngoài những bô Luật có ghi thành điều khỏan hẳn hoi ,sinh viên còn phải học rất nhiều Án Lệ Quốc Tế là những quan điểm xét xử của Toà Án đối với những vấn đề mà trong sách Luật không có ghi rõ. Những vấn đề liên quan đến sự tranh tụng của các các công dân của một hay nhiều quốc gia với nhau như quốc tịch của những đứa con tư sinh mà cha là người Mỹ, mẹ là người Ấn Độ, hay một người đi đường trú mưa bị cái chậu hoa của chủ nhà rớt từ trên lầu xuống làm bị thương nên kiện chủ nhà, hoặc một công ty sản xuất kiện công ty Điện Lực vì cúp điện khiến họ thiệt hại nguyên liệu trên dây chuyền sản xuất. Mỗi một Án Lệ sinh viên phải ghi rõ Án Lệ do ai kiện ai, số mấy, ngày nào, tại đâu. Quan điểm của Toà Sơ Thẩm. Toà Thượng Thẩm, Toà Phá Án như thế nào?.
Trước năm 1975 ở VN, Công Ty Điện Lực của Chánh Phủ thua kiện trong vụ án để sự cố tăng điện áp áp đột biến làm hư hỏng tài sản máy móc, thiết bị của nhân dân nên phải bồi thường cho người tiêu dùng.
Nhiều Sinh Viên Luật hồi đó khi học Án Lệ thương nói đùa: " Tên ông cố, ông sơ của mình còn không nhớ mà phải nhớ tên thằng Tây, con Đầm nào lạ hoắc nào ở thế kỷ 17, 18 thật là chán "
Phải thành thật mà nói ,chương trình dạy ở trường Đại Học Luật Khoa ngày trước đã trang bị cho chúng tôi số vốn kiền thức rộng chẳng những về Luật Pháp Việt Nam từ thời cổ đại Đinh, Lê, Lý ,Trần đến cận đại năm 1975 (đặc biệt là Luật Hồng Đức và luật Gia Long ) mà còn cả Luật Pháp Quốc Tế của các nước tư bản ,từ thời cổ La Mã như Pháp , Anh , Đức, Trung Hoa , đến các thời kỳ cận đại sau nầy .
Khi học ban Cao Học, bạn phải nói rành môt trong hai ngoại ngữ Anh hay Pháp , hoặc cả hai thứ tiếng càng tốt . Bởi vì khi viết Luận Án Tiến Sĩ ,bạn phải viết bằng hai thứ tiếng Việt và Anh (hay Pháp). Bạn phải để thời gian đến Thư Viện Quốc Gia để nghiên cứu các sách Luật Pháp viết bằng tiếng Anh hay Pháp làm tài liệu viết Luận Án . Hội đồng Gíám Khảo thường chất vấn bạn bằng tiếng nước ngoài chứ không bằng tiếng Việt Nam (trong đó có một số Giám Khảo Âu Mỹ được mời từ nước ngoài về).
Bởi vậy một Giáo Sư thầy dạy chúng tôi đã nói ' Luật học không đào tạo ra những thuyết gia mà là đào tạo ra những chuyên viên những người không chuyên một nghề nào cả, nhưng có khả năng đối với tật cả mọi nghề ".
Về chương tình học Cao Học ,sau khi bạn có bằng Cử Nhân thì có thể ghi danh học Ban Cao Học Luật .Cuối học kỳ bạn phải viết và bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ của mình đươc viết bằng hai thư tiếng VN và Anh hay Pháp . Ban Giám Khảo sẽ phỏng vấn, bắt bẻ lý luận của bạn trong Luận án bằng tiếng Anh (hay tiếng Pháp). Bạn cũng sẽ phải "đấu lý " với Ban giám khảo, biện chứng Luận Án của mình bằng các thứ tiếng ngoại quốc nầy.
4-
Em yêu
Thế là những ngày tháng đó âm thầm trôi đi,,lặng lẽ trong những nỗi lo toan của đời sống. Có những lúc anh dưòng như muốn quên những kỹ niệm mịt mù xa khuất đó, bởi trước mắt là những điều cần quan tâm hơn trong cuộc sống ngày càng trắc trở từ đời sống thực dụng. Con người nhiều khi phải quên cả chính mình nếu muốn ước mơ thành hiện thưc. Thật là một điều chua chát khi anh dường như phủ nhận, cố lưà dối mình khi không muốn nhìn về dĩ vãng, bởi nó không có một chút gì vui, một chút gì trọn ven như ý muốn mà chỉ còn sót lại những mảnh vỡ của nhiều ước vọng không thành.
Nhưng không hiểu sao những sáng tác cả thơ, nhạc, truyện của anh lại khởi nguồn từ những nỗi đau, tuyệt vọng nầy .Thật là mâu thuẫn phải không em?
Có thể bây giờ ở một vùng đất xa xôi nào đó, em đọc bài viết nầy của anh, gã tình nhân lãng mạn ngày xưa, gã tội đồ ngốc nghếch trước một tình yêu thánh thiện. Em như một Thiên Sứ còn anh như là một loài quỷ Sa tăng bội bạc. Em mỉm cười thương hại anh và ngay cả chính mình. Thương hại một thời vụng dại đã qua của chúng ta với nhiều nỗi đau bất trắc, tình cờ.
Anh đã âm thầm trốn chạy thực tế bởi vì chung quanh anh là những cái ngút ngàn của tuyệt vọng, niềm bi thương như xé toang cuộc đời của anh từng mảnh. Anh đã cố chấp vá mà không được nên trốn chạy bằng tâm hồn con thú bị thương, con vật tật nguyền tội nghiệp bị rơi rớt lại trong khi bầy dã điểu đã bay về nơi di trú khác.
Mới đây mà đã ba mươi bảy năm chúng ta mất nhau ,từ cái đêm chia tay bão bùng đó, anh nhìn lại ngôi trường lần cúôi cùng,lầm lũi đi một nước, như gã Kinh Kha sang sông Dịch mà không dám quay đầu lại, để may ra còn nhớ một con đường nào sẽ trở về cố hương. Em là người không thể quên trong khi anh lại không muốn nhớ.
Bây giờ thì hình ảnh ngôi trường xưa chỉ còn trong ký ức mịt mù, thay vào đó là một ngôi trường đồ sộ ,đẹp đẽ mang tên Đại Học Kinh Tế, một chút nuối tiếc nào trong anh, chập chờn còn như lẫn khuất đâu đây
Những hình tượng em, bạn bè, thầy cô, của ngày xưa cũ hiện trước mắt anh như môt khúc phim dĩ vãng thật ngắn nhưng dài ngậm ngùi. Dù sao cũng cám ơn em đã hiện diện trong nỗi nhớ, ngày xưa và bây giờ của anh như một nỗi đau cần thiết.
Thôi đành
""Trả lại em yêu" khung trời Đại Học ,anh sẽ ra đi về miền mênh mông Cơn gíó cao nguyên từng đêm lạnh lùng lạnh lùng. Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ ... " Dù sao thì anh cũng cám ơn em ..
( Viềt từ cảm xúc khi xem Entry "MỘT THỜI ÁO TRẮNG " của Blogger Én Muà Thu, cựu sinh viên trường Đại Học Luật Khoa Sàigòn ) (1) Đường Duy Tân bây giờ đổi tên là Phạm Ngọc Thạch
(2) Hình ảnh ngôi trường Đại Học Luật trước năm 1973, Sau năm 1973 trường được xây dựng lai với Đại Giảng Đường lớn, hai tầng lầu, đồ sộ, một cổng hướng ra đường Phan Đình Phùng ( nay là đường Nguyễn Đình Chiểu ).
(Vượt thời gian)
HUY THANH
THƠ: NỔI ĐAU ĐỒNG BẰNG
THI NHẠC GIAO DUYÊN
BÀI THƠ " NỖI ĐAU ĐỒNG BẰNG GIAO DUYÊN CÙNG BÀI HÁT
"TÌNH YÊU NHƯ BÓNG MÂY"
NỔI ĐAU ĐỒNG BẰNG
HUY THANH
1-
Mềm môi chén tiễn đêm nay
Tỉnh ra thì đã gót hài ngả ngiêng
Em từ nơi ấy thâm xuyên
Mang hồn núi thẳm cao nguyên mit mờ
Gíáo đường lạnh buốt suy tư
Hẹn hò hai đứa sương mù dưới trăng
THAM LUẬN: BÀI NHẠC "TÌNH CHUÁ " VÀ NHỮNG XÚC CẢM TỪ THIÊN THƯỢNG
THAM LUẬN
BÀI NHẠC " TÌNH CHÚA " VÀ NHỮNG XÚC CẢM TỪ THIÊN THƯỢNG
HUY THANH
1- ĐỨC CHUÁ TRỜI LÀ AI?
Theo Kinh Thánh thi Đức Chuá Trời là người sáng tạo ra vũ trụ trong vòng sáu ngày, đến ngày thứ bảy thì ngài nghĩ ngơi Ngày thứ nhất Đức Chuá Trời tạo ra ánh sáng, ngày thứ hai Đức Chuá Trời tạo ra không gian, ngày thứ ba Đức Chuá Tời tạo ra đất và thảo mộc, ngày thứ tư Đức Chuá Trời tạo ra mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao , ngày thứ năm Đức Chúa Trời tạo ra chim, cá, ngày thứ sáu Đức Chúa Trời tạo ra con người, loài vật ,, ngày thứ bảy Đức Chuá Trời nghĩ .Vi thế, theo Dương Lịch một tuần có bảy ngày, ngày thứ bảy gọi là ngày Chúa Nhật ( tức ngày của Chuá )
BÀI NHẠC " TÌNH CHÚA " VÀ NHỮNG XÚC CẢM TỪ THIÊN THƯỢNG
HUY THANH
1- ĐỨC CHUÁ TRỜI LÀ AI?
Theo Kinh Thánh thi Đức Chuá Trời là người sáng tạo ra vũ trụ trong vòng sáu ngày, đến ngày thứ bảy thì ngài nghĩ ngơi Ngày thứ nhất Đức Chuá Trời tạo ra ánh sáng, ngày thứ hai Đức Chuá Trời tạo ra không gian, ngày thứ ba Đức Chuá Tời tạo ra đất và thảo mộc, ngày thứ tư Đức Chuá Trời tạo ra mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao , ngày thứ năm Đức Chúa Trời tạo ra chim, cá, ngày thứ sáu Đức Chúa Trời tạo ra con người, loài vật ,, ngày thứ bảy Đức Chuá Trời nghĩ .Vi thế, theo Dương Lịch một tuần có bảy ngày, ngày thứ bảy gọi là ngày Chúa Nhật ( tức ngày của Chuá )
15/12/12
TẢN MẠN: NHẠC THƠ HUY THANH
TẢN MẠN CUỐI TUẦN:
XIN MỜI NGHE NHỮNG TÌNH KHÚC THƠ NHẠC HUY THANH
CHỦ ĐỀ: TỨ QUÝ
HUY THANH
A -BÀI NHẠC DUYÊN PHẬN CON GÁI (A GIRL 'S DESTINY )
NHẠC VÀ LỜI: HUY THANH ( LỜI VIỆT VÀ LỜI ANH )
CA SĨ: MAI LỆ HUYỀN
ALBUM: NHÃ CA 5 chủ đề Ý Nhạc Tình Thơ
BAN NHẠC: THE BLUE NOTE
(Xin gõ vào đường link nầy để xem va nghe Vidéo Clip)
http://youtu.be/ZU0KEd5hT8s
Khi lên mười tám bao anh phải lòng. Ba me thường nói hãy liệu cho xong. Me ba không nài ép.Mong con có đấng ông chồng. Trong giới giàu sang. Em nghe me nói em suy nghĩ nhiều. Cao sang quyền quý thương minh bao nhiêu. Tình yêu đâu được bán.Nên em vẫn cứ vui đùa. Như lúc còn thơ.Rồi chiêu hôm nao đổ mưa. Chàng trú bên hiên nhà. Nhìn trời mưa lên tiếng ca, như bày tỏ nỗi niềm riêng. Ôi lòng em chơi vơi nhớ hồn nhạc đắm đuối. Em ra thấy chàng mỉm cười. Tơ duyên chợt đến em đâu có ngờ. Em yêu người đó với tình đơn sơ. Mẹ ba em đồng ý tuy anh chẳng phải sang giầu nhưng mối tình sâu. Bao năm Hạnh phúc em vui với chàng. Tuy không giàu có nhưng giầu thương yêu. Tinh yêu anh nghệ sĩ. Chung xây mái ấm gia đình. Trong túp lều xinh.
XIN MỜI NGHE NHỮNG TÌNH KHÚC THƠ NHẠC HUY THANH
CHỦ ĐỀ: TỨ QUÝ
HUY THANH
A -BÀI NHẠC DUYÊN PHẬN CON GÁI (A GIRL 'S DESTINY )
NHẠC VÀ LỜI: HUY THANH ( LỜI VIỆT VÀ LỜI ANH )
CA SĨ: MAI LỆ HUYỀN
ALBUM: NHÃ CA 5 chủ đề Ý Nhạc Tình Thơ
BAN NHẠC: THE BLUE NOTE
(Xin gõ vào đường link nầy để xem va nghe Vidéo Clip)
http://youtu.be/ZU0KEd5hT8s
Khi lên mười tám bao anh phải lòng. Ba me thường nói hãy liệu cho xong. Me ba không nài ép.Mong con có đấng ông chồng. Trong giới giàu sang. Em nghe me nói em suy nghĩ nhiều. Cao sang quyền quý thương minh bao nhiêu. Tình yêu đâu được bán.Nên em vẫn cứ vui đùa. Như lúc còn thơ.Rồi chiêu hôm nao đổ mưa. Chàng trú bên hiên nhà. Nhìn trời mưa lên tiếng ca, như bày tỏ nỗi niềm riêng. Ôi lòng em chơi vơi nhớ hồn nhạc đắm đuối. Em ra thấy chàng mỉm cười. Tơ duyên chợt đến em đâu có ngờ. Em yêu người đó với tình đơn sơ. Mẹ ba em đồng ý tuy anh chẳng phải sang giầu nhưng mối tình sâu. Bao năm Hạnh phúc em vui với chàng. Tuy không giàu có nhưng giầu thương yêu. Tinh yêu anh nghệ sĩ. Chung xây mái ấm gia đình. Trong túp lều xinh.
THAM LUẬN :VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " TỐI BA MƯƠI " CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM
THAM LUẬN:
VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN "TỐI BA MƯƠI" CỦA THẠCH LAM
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM: Nhà văn Thạch Lam ( 1910- 1942 ) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quãng Nam, ông là em cùa nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam ) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đổ bắng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học ,ông đổ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan" là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931 ,sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đả đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay, một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam:
Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chết, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa ,Buổi Sớm, Tiếng Sáo, Người Bạn Trẻ, Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu
VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN "TỐI BA MƯƠI" CỦA THẠCH LAM
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM: Nhà văn Thạch Lam ( 1910- 1942 ) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quãng Nam, ông là em cùa nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam ) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đổ bắng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học ,ông đổ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan" là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931 ,sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đả đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay, một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam:
Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chết, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa ,Buổi Sớm, Tiếng Sáo, Người Bạn Trẻ, Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu
THAM LUẬN: VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " GIÓ LẠNH ĐẦU MÙA " CỦA THẠCH LAM, .
THAM LUẬN
VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " GIÓ LẠNH ĐẦU MUÀ " CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM:
Nhà văn Thạch Lam ( 1910- 1942 ) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quãng Nam, ông là em cùa nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam ) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đổ bắng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học, ông đỗ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan " là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931 ,sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đả đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay, một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam:
Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chế, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng, Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Buổi Sớm, Tiếng Sáo, Người Bạn Trẻ,Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu.
VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TRUYỆN NGẮN " GIÓ LẠNH ĐẦU MUÀ " CỦA NHÀ VĂN THẠCH LAM
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ NHÀ VĂN THẠCH LAM:
Nhà văn Thạch Lam ( 1910- 1942 ) tên thật là Nguyễn tường Vinh sinh ngày 7/7/1910 tại Hội An tỉnh Quãng Nam, ông là em cùa nhà văn Nhất Linh ( Nguyễn tường Tam ) và Hoàng Đạo ( Nguyễn tường Long ). Vì muốn thi sớm bằng Thành Chung nên ông khai tăng thêm tuổi và thay đổi tên lại là Nguyễn tường Lân Sau khi đổ bắng Thành Chung ông ra Hà Nội học trường Albert Saraut là trường dành cho những con nhà giàu học, ông đỗ bằng Tú Tài phần thứ nhất rồi nghĩ học làm báo cùng với hai anh trong nhóm "Tự Lực Văn Đòan " là Nhất Linh, Hòang Đạo. Ông có chân trong Biên Tập hai tờ báo Phong Hoá và Ngày nay do nhóm Tự Lực Văn Đoàn chủ biên. Ông khởi đầu viết văn từ năm 1931 ,sau đó mất năm 1942 vì bệnh lao, bỏ sự nghiệp văn chương dang dở nửa chừng. Tuy sống thời gian ngắn nhưng Thạch Lam đả đề lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay, một lối hành văn cá biệt, một khuynh hướng sáng tác đi sâu vào những con người cùng khổ, một lối tả chân hiện thực phê phán nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.
Những sáng tác truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam:
Nhà Mẹ Lê, Dưới Bóng Hoàng Lan, Nắng Trong Vườn, Gió Lạnh Đầu Mùa, Hai Lần Chế, Bóng Người Xưa, Một Cơn Giận, Đứa Con Đầu Lòng, Những Ngày Mới, Cô Hàng Xén, Tình Xưa, Buổi Sớm, Tiếng Sáo, Người Bạn Trẻ,Cô Áo Lụa Hồng, Bắt Ðầu.
THAM LUẬN: NHỮNG BÀI HÁT TIÊU BIỂU CHO CHỦ ĐỀ SÁNG TÁC CỦA CỐ NHẠC SĨ TRỊNH CÔNG SƠN
THAM LUÂN:
NHỮNG BÀI HÁT TIÊU BIỂU CHO CHỦ ĐỀ SÁNG TÁC CỦA CỐ NHẠC SĨ TRINH CÔNG SƠN
HUY THANH
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn của của nền âm nhạc Việt Nam.Ngoài ra, trong những ngành nghệ thuật khác như thơ,văn, hội họa ông cững có một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người mộ điệu Những tác phẩm nhạc của Trịnh Công Sơn đã vượt thời gian. vượt biến giới. cho đến hôm nay, nó vẫn còn là dòng chảy mạnh trong lòng bao thế hệ mặc dù thế kỷ đã sang trang. Nhạc của ông, tiểu sử của ông đã được rất nhiều trang website đề cập đến, tên tuổi của ông trước và sau ngày ông qua đời cũng để lại cho nền âm nhạc Việt Nam những dấu son chói lọi không ai phủ nhận được
Sau khi ông qua đời tên ông đã được đặt tên cho một con đường ở tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi mà ông cùng gia đình đã sống ở đó từ trước năm 1975 Trong bài viết hạn hẹp nầy, tôi không muốn lập đi, lấp lại những gì mà người ta đã viết về ông trên hàng ngàn trang sách, tôi chỉ phân tích một số khía cạnh nhỏ là chọn những bài nhạc tiêu biểu cho những chủ đề sáng tác của ông, và ông đã viết trong hoàn cảnh nào.
NHỮNG BÀI HÁT TIÊU BIỂU CHO CHỦ ĐỀ SÁNG TÁC CỦA CỐ NHẠC SĨ TRINH CÔNG SƠN
HUY THANH
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ lớn của của nền âm nhạc Việt Nam.Ngoài ra, trong những ngành nghệ thuật khác như thơ,văn, hội họa ông cững có một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người mộ điệu Những tác phẩm nhạc của Trịnh Công Sơn đã vượt thời gian. vượt biến giới. cho đến hôm nay, nó vẫn còn là dòng chảy mạnh trong lòng bao thế hệ mặc dù thế kỷ đã sang trang. Nhạc của ông, tiểu sử của ông đã được rất nhiều trang website đề cập đến, tên tuổi của ông trước và sau ngày ông qua đời cũng để lại cho nền âm nhạc Việt Nam những dấu son chói lọi không ai phủ nhận được
Sau khi ông qua đời tên ông đã được đặt tên cho một con đường ở tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi mà ông cùng gia đình đã sống ở đó từ trước năm 1975 Trong bài viết hạn hẹp nầy, tôi không muốn lập đi, lấp lại những gì mà người ta đã viết về ông trên hàng ngàn trang sách, tôi chỉ phân tích một số khía cạnh nhỏ là chọn những bài nhạc tiêu biểu cho những chủ đề sáng tác của ông, và ông đã viết trong hoàn cảnh nào.
BÌNH LUẬN: NHỮNG BÀI NHẠC TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU
BÌNH LUẬN:
NHỮNG BÀI NHẠC TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU
.
NHỮNG BÀI NHẠC TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU
HUY THANH
Trong thời Trung Chiến, (từ năm 1945 đến năm 1975) ở
miền Nam có một dòng nhạc trữ tình nổi lên với rất nhiều nhạc sĩ mới,
cũ viết những bài hát rất hay. Nội dung những bài hát nầy ca ngợi tình
yêu đôi lứa ( thường là dang dở ), tình yêu quê hương, dân tộc, ca ngợi
hoà bình, ca ngợi tình quê. Sau năm 1960 có thêm một chủ đề mới là"
tình yêu những người trong cuộc chiến ".Rất nhiều nhạc sĩ lớp cũ từ miền
Bắc vào, lớp cũ, lớp mới từ miền Nam lớn lên, đã sáng tạo thành một
dòng nhạc trữ tình, phong phú, lãng mạn với nhiều chủ đề đủ mầu sắc khác
nhau.
Những nhạc sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc nầy là những nhạc sĩ
đàn anh như Phạm Duy, Văn Phụng, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú
Phi, Lê Thương, Đan Thọ, Hoàng Trọng v..v., đến những nhạc sĩ đàn em
sau nầy nổi lên từ thập niên 50 như Lam Phương, Hoài An, Phạm mạnh
Cương Trần thiện Thanh, Trịnh công Sơn, Ngô thụy Miên, Từ Công Phụng,
Vũ thành An, Anh việt Thu ..v..v. .
THAM LUẬN: CUÔC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ
THAM LUẬN:
CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA
HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ:
HUY THANH
1- NHA PHIẾN LÀ GÌ:
Nha Phiến hay Á Phiện (Ma tuý) là một chất chiết xuất từ vỏ của mầm cây Anh Túc (cây Thầu Dầu) có tên khoa học là Papaver Somniferum, chất nầy có tính chất làm dịu cơn đau, nhưng cũng làm cho con người bị nghiện ngập, mất hết lý trí, Triệu chứng người nghiện ngập nha phiến là luôn chảy nước mắt, mũi, nuớc dải. Tay chân lúc nào cũng oằn oại như bị liệt. Họ rất sợ tắm nước nên cả tháng không tắm, người lúc nào cũng bẩn thỉu có mùi hôi khó chịu. Nếu có á phiện thì họ hút, chích say sưa, lúc đó tâm hồn họ phơi phới như đi trên mây, về gió. Đầu óc họ không còn tỉnh trí, sống trong ảo giác, viễn tưởng rất mạnh. Khi lên cơn nghiện mà không có nha phiến, họ làm bất kể điều gì để có thuốc thỏa mãn cơn ghiền như giết nguời (kể cả giết cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè, con cái) vì mất hết lý trí. Họ nằm lăn ra đất, co giật như người bị động kinh nếu không có nha phiến kịp thời để hút chích kịp thời.
CUỘC CHIẾN TRANH NHA PHIẾN TẠI TRUNG HOA
HAY LÀ QUY LUẬT CÁ LỚN NUỐT CÁ BÉ:
HUY THANH
1- NHA PHIẾN LÀ GÌ:
Nha Phiến hay Á Phiện (Ma tuý) là một chất chiết xuất từ vỏ của mầm cây Anh Túc (cây Thầu Dầu) có tên khoa học là Papaver Somniferum, chất nầy có tính chất làm dịu cơn đau, nhưng cũng làm cho con người bị nghiện ngập, mất hết lý trí, Triệu chứng người nghiện ngập nha phiến là luôn chảy nước mắt, mũi, nuớc dải. Tay chân lúc nào cũng oằn oại như bị liệt. Họ rất sợ tắm nước nên cả tháng không tắm, người lúc nào cũng bẩn thỉu có mùi hôi khó chịu. Nếu có á phiện thì họ hút, chích say sưa, lúc đó tâm hồn họ phơi phới như đi trên mây, về gió. Đầu óc họ không còn tỉnh trí, sống trong ảo giác, viễn tưởng rất mạnh. Khi lên cơn nghiện mà không có nha phiến, họ làm bất kể điều gì để có thuốc thỏa mãn cơn ghiền như giết nguời (kể cả giết cha mẹ, anh em, vợ chồng, bạn bè, con cái) vì mất hết lý trí. Họ nằm lăn ra đất, co giật như người bị động kinh nếu không có nha phiến kịp thời để hút chích kịp thời.
THAM LUẬN : NGUYỄN TRƯỜNG TỘ NHÀ CẢI CÁCH ĐI TRƯỚC THỜI CUỘC NHIỂU NHƯƠNG
THAM LUẬN
NGUYỂN TRƯỜNG TỘ NHÀ CẢI CÁCH ĐI TRƯỚC THỜI CUỘC NHIỂU NHƯƠNG
: Lịch sử nước ta trước đây mặc dù đang ở trong chế độ phong kiến nhưng cũng đã có những nhà tư tuởng lớn muốn cải cách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để giúp đất nước đi lên theo đà tiến triển của nhân loại. Họ có một tấm lòng yêu nước, một bầu nhiệt huyết nồng nàn muốn đất nước thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, nạn ngoại xâm luôn đe dọa lãnh thổ. Muốn như vậy đất nước phải có sức mạnh tự lực, tự cường về mọi mặt nhất là về kinh tế, quân sự. Họ đã làm hết sức mình để những ông vua thời đó nghe theo mình hầu cải cách, đưa đất nước đến tự cường về quân sự ,cũng như kinh tế mạnh. Nhưng rất tiếc, các vua lúc đó nặng tinh thần bảo thủ, lo bảo vệ ngai vàng nên bài ngoại một cách mù quáng không nghe theo. Do đó, nước ta vẫn quanh quẩn trong vòng nghèo đói, lạc hậu, dẫn đến bị đô hộ phương Tây hơn một thế kỷ. Một trong những nhà cải cách tích cực nhất vào thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Trường Tộ, một nhà yêu nước chân chính tinh thông cả Hán học, Tây học. Sau khi đi Pháp, ông đã học hỏi, tận mắt thấy những thành tựu khoa học của phương Tây nên về viết hơn sáu mươi bản điều trần xin nhà vua sửa đổi cải cách lại việc nước. Đây là lời kêu gọi rất thống thiết của một sĩ phu đi trước thời cuộc, một nhân sĩ yêu nước nồng nàn. Hôm nay tôi mời Quý Vị cùng các bạn trên Blog xem ông đã đề nghị cải cách những gì
NGUYỂN TRƯỜNG TỘ NHÀ CẢI CÁCH ĐI TRƯỚC THỜI CUỘC NHIỂU NHƯƠNG
: Lịch sử nước ta trước đây mặc dù đang ở trong chế độ phong kiến nhưng cũng đã có những nhà tư tuởng lớn muốn cải cách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để giúp đất nước đi lên theo đà tiến triển của nhân loại. Họ có một tấm lòng yêu nước, một bầu nhiệt huyết nồng nàn muốn đất nước thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, nạn ngoại xâm luôn đe dọa lãnh thổ. Muốn như vậy đất nước phải có sức mạnh tự lực, tự cường về mọi mặt nhất là về kinh tế, quân sự. Họ đã làm hết sức mình để những ông vua thời đó nghe theo mình hầu cải cách, đưa đất nước đến tự cường về quân sự ,cũng như kinh tế mạnh. Nhưng rất tiếc, các vua lúc đó nặng tinh thần bảo thủ, lo bảo vệ ngai vàng nên bài ngoại một cách mù quáng không nghe theo. Do đó, nước ta vẫn quanh quẩn trong vòng nghèo đói, lạc hậu, dẫn đến bị đô hộ phương Tây hơn một thế kỷ. Một trong những nhà cải cách tích cực nhất vào thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Trường Tộ, một nhà yêu nước chân chính tinh thông cả Hán học, Tây học. Sau khi đi Pháp, ông đã học hỏi, tận mắt thấy những thành tựu khoa học của phương Tây nên về viết hơn sáu mươi bản điều trần xin nhà vua sửa đổi cải cách lại việc nước. Đây là lời kêu gọi rất thống thiết của một sĩ phu đi trước thời cuộc, một nhân sĩ yêu nước nồng nàn. Hôm nay tôi mời Quý Vị cùng các bạn trên Blog xem ông đã đề nghị cải cách những gì
THƠ DỊCH: APOLLINAIRE
THƠ DỊCH:
L' ADIEU
APPOLLINAIRE
J 'ai cueille ce brin de bruyère
L'autome est morte souviens t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temp brin de bruyère
Et souviens toi que je t'attends
APOLLINAIRE ( 1880-1918 )
L' ADIEU
APPOLLINAIRE
J 'ai cueille ce brin de bruyère
L'autome est morte souviens t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temp brin de bruyère
Et souviens toi que je t'attends
APOLLINAIRE ( 1880-1918 )
THƠ SONG NGỮ: BÀI THƠ KHÔNG TÊN
THƠ SONG NGỮ
BÀI THƠ KHÔNG TÊN
HUY THANH
Những bài thơ đã không tên
Biết em còn nhớ hay quên anh rồi?
Bài thơ trong nửa cuộc đời
Bây giờ rơi lệ ngậm ngùi yêu nhau
Tên tôi người cũng quên mau
Tình yêu bằng cả một mầu biệt ly
HUY THANH
BÀI THƠ KHÔNG TÊN
HUY THANH
Những bài thơ đã không tên
Biết em còn nhớ hay quên anh rồi?
Bài thơ trong nửa cuộc đời
Bây giờ rơi lệ ngậm ngùi yêu nhau
Tên tôi người cũng quên mau
Tình yêu bằng cả một mầu biệt ly
HUY THANH
14/12/12
THƠ: TÌNH YÊU NHƯ TOÁN HỌC
TÌNH YÊU NHƯ TOÁN HỌC
HUY THANH
Tình yêu như mặt trời quanh "quỹ đạo "
Tim hai người chung "đường kính" đi qua.
"Điểm" nằm ngoài là "quỹ tích " rất xa.
Đường còn lại là tình yêu "tiệm cận"
HUY THANH
Tình yêu như mặt trời quanh "quỹ đạo "
Tim hai người chung "đường kính" đi qua.
"Điểm" nằm ngoài là "quỹ tích " rất xa.
Đường còn lại là tình yêu "tiệm cận"
THƠ: MÍT ƠI!
THƠ:
MÍT ƠI! ..
HUY THANH
Sao em không về tên Việt Nam?
Ba mẹ đặt tên giống xóm làng
Cái tên " bé Mít " ngày thơ ấu?
Chập chững tung tăng bước đến tràng
MÍT ƠI! ..
HUY THANH
Sao em không về tên Việt Nam?
Ba mẹ đặt tên giống xóm làng
Cái tên " bé Mít " ngày thơ ấu?
Chập chững tung tăng bước đến tràng
THƠ: TUỔI CHÚNG TÔI
THƠ:
TUỔI CHÚNG TÔI
HUY THANH
Tuổi chúng tôi những tuổi đời ương dở
Những con người chờ mở cửa thiên thu
Muốn xem đời như một cõi vô ưu
Mà vẫn cố bon chen dòng thế sự
TUỔI CHÚNG TÔI
HUY THANH
Tuổi chúng tôi những tuổi đời ương dở
Những con người chờ mở cửa thiên thu
Muốn xem đời như một cõi vô ưu
Mà vẫn cố bon chen dòng thế sự
THAM LUẬN: THỬ SO SÁNH TÌNH YÊU VÀ TÔN GIÁO TRONG HAI CUỐN SÁCH " TẮT LỬA LÒNG "CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ " HỒN BƯỚM MƠ TIÊN " CỦA KHÁI HƯNG
THAM LUẬN
THỬ SO SÁNH TÌNH YÊU VÀ TÔN GIÁO TRONG HAI CUỐN SÁCH
" TẮT LỬA LÒNG "CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ
" HỒN BƯỜM MƠ TIÊN " CỦA KHÁI HƯNG
HUY THANH
I - NỘI DUNG HAI CUỐN SÁCH:
A- LƯỢC TÓM CHI TIẾT NỘI DUNG CUỐN TIỂU THUYẾT: "TẮT LỬA LÒNG " CUẢ NGUYỄN CÔNG HOAN
Vì cuốn Tiểu Thuyết quá dài,,lại quá nhiều tình tiết nên tôi xin phép không đăng hết nguyên văn, mà chỉ lược khảo cốt truyện, đồng thời trích dẫn chứng nhiững điều cảm nghĩ từng đọan văn ngắn, để quý dộc giả tiện việc theo dõi.
Điệp là một thanh niên học thức, anh vừa thi hỏng bằng Cao Đẳng Tiểu Học ( Thành Chung tiếng Pháp gọi là Diplome ), Điệp là con của ông bà Cử
Trước đây khi ông Cử còn sống, ông đã cùng người bạn thân là ông Tú hứa hẹn làm suôi gia sau nầy . Họ hẹn nhau khi Điệp công thành danh toại thành nghề thầy giáo như ước muốn thì sẽ lấy cô Lan con ông Tú làm vợ
THỬ SO SÁNH TÌNH YÊU VÀ TÔN GIÁO TRONG HAI CUỐN SÁCH
" TẮT LỬA LÒNG "CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ
" HỒN BƯỜM MƠ TIÊN " CỦA KHÁI HƯNG
HUY THANH
I - NỘI DUNG HAI CUỐN SÁCH:
A- LƯỢC TÓM CHI TIẾT NỘI DUNG CUỐN TIỂU THUYẾT: "TẮT LỬA LÒNG " CUẢ NGUYỄN CÔNG HOAN
Vì cuốn Tiểu Thuyết quá dài,,lại quá nhiều tình tiết nên tôi xin phép không đăng hết nguyên văn, mà chỉ lược khảo cốt truyện, đồng thời trích dẫn chứng nhiững điều cảm nghĩ từng đọan văn ngắn, để quý dộc giả tiện việc theo dõi.
Điệp là một thanh niên học thức, anh vừa thi hỏng bằng Cao Đẳng Tiểu Học ( Thành Chung tiếng Pháp gọi là Diplome ), Điệp là con của ông bà Cử
Trước đây khi ông Cử còn sống, ông đã cùng người bạn thân là ông Tú hứa hẹn làm suôi gia sau nầy . Họ hẹn nhau khi Điệp công thành danh toại thành nghề thầy giáo như ước muốn thì sẽ lấy cô Lan con ông Tú làm vợ
THƠ: ĐOẢN KHÚC CHO NGƯỜI VỌNG PHU
THƠ: ĐOẢN KHÚC CHO NGƯỜI VỌNG PHU
HUY THANH
LỤC BÁT
1-
Người đi từ cõi phù hoa
Vó câu còn đọng sương pha chiến bào
Ly bôi mấy chén rượu đào
Người mang lính thú bước vào tử sinh
THAM LUẬN: VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC TIỂU THUYẾT " TẮT LỬA LÒNG " CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN
THAM LUẬN
VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC CUỐN TIỂU THUYẾT " TẮT LỬA LÒNG " CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN:
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06/03/1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh ( nay là Hưng Yên ). Năm 1928 ông tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm đi dạy học ở Hải Dương, Lào Cai, Nam Định. Ông mất ngày 06/06/1977. Tác phẩm ông gồm
1- Kiếp Hồng Nhan ( Truyện ngắn 1923 )
2-Người ngựa, ngựa người ( Truyện ngắn 1931)
3-Tắt lửa lòng ( Tiểu thuyết 1933 )
4-Lá ngọc cành vàng ( Truyện dài 1934 )
5-Kép Tư Bền (1934 0
6-Bước đường cùng ( 1938 ).....
Năm 1936 Tiểu Thuyết:" Tắt Lửa Lòng " của ông đã được soạn giả cải lương Trần Hữu Trang soạn thành vở cải lương " Chuyện tình LAN và ĐIỆP "
rất nổi tiếng
VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC CUỐN TIỂU THUYẾT " TẮT LỬA LÒNG " CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN:
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 06/03/1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang tỉnh Bắc Ninh ( nay là Hưng Yên ). Năm 1928 ông tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm đi dạy học ở Hải Dương, Lào Cai, Nam Định. Ông mất ngày 06/06/1977. Tác phẩm ông gồm
1- Kiếp Hồng Nhan ( Truyện ngắn 1923 )
2-Người ngựa, ngựa người ( Truyện ngắn 1931)
3-Tắt lửa lòng ( Tiểu thuyết 1933 )
4-Lá ngọc cành vàng ( Truyện dài 1934 )
5-Kép Tư Bền (1934 0
6-Bước đường cùng ( 1938 ).....
Năm 1936 Tiểu Thuyết:" Tắt Lửa Lòng " của ông đã được soạn giả cải lương Trần Hữu Trang soạn thành vở cải lương " Chuyện tình LAN và ĐIỆP "
rất nổi tiếng
Tham Khảo: TÌM HIỂU Ý NGHĨA BẢY NGÀY TRONG TUẦN CỦA NĂM DƯƠNG LỊCH
THAM KHẢO
TÌM HIỂU Ý NGHĨA BẢY NGÀY TRONG TUẦN CỦA NĂM DƯƠNG LỊCH
HUY THANH
Hiện nay cuộc sống chung quanh ta có nhiều điều tưởng
chừng như quen thuộc mà chúng ta không để ý tới, nhưng nó vô cùng
quan trọng đối với con người nhất là những khái niệm về thời gian. Sự
phân chia của thời gian từ khi mặt trời mọc đến lúc mặt trời lăn làm
thành sáng chiều, tối . Sự tự quay vòng tròn của trái đất làm thành ngày
và đêm Sự quay của trái đất trong quỹ đạo. của nó giữa vũ trụ bao la làm
thành năm. Sự phân chia nầy rất cần thiết cho chúng ta lập các Kế Họach
làm việc trong suốt cuộc đời không quá một trăm năm sống. Bài viết nầy
là một bài tham khảo về ý nghĩa tại sao trong một tuần lại có bảy ngày
mà tại sao không it hơn hay nhiều hơn. Đối với những tín đồ Thiên Chúa,
Tin Lành, nói chung là Công Giáo, những người đã từng học và đọc Kinh
Thánh thì vấn đề nầy không có gì là khó hiểu, nhưng đối với những người
ngoại đạo hay theo những tôn giáo khác, hoặc không đọc Kinh Thánh thì
bài viết nầy được xem như là một bài trích dẫn để cùng tham khảo bổ sung
thêm kiến thức chúng ta mà thôi.
Hiện nay cả thế giới đều ghi nhận thời gian một tuần
gồm có bảy ngày: Thứ hai (Mon, Lundi ), Thứ ba(Tue, Mardi ), Thứ tư
(Wed , Mercredi ), Thứ năm (Thur, Jeudi ), Thứ sáu ( Fri, Vendredi
),Thứ bảy (Sat, Samedi ), Chuá Nhật (Sun , Dimanche ). Tại sao trong
một tuần là bảy ngày mà không nhiều hơn hay ít hơn? Để tìm hiểu vì đâu
có cách sắp đặt nầy ta hãy xem Kinh Thánh phần Cựu Ứớc ( Kinh Thánh
chia làm hai phần là Cựu Ứơc và Tân Ước ), phần đầu tiện của
Cựu Ưóc gọi là trang Sáng Thế Ký viết về thời cổ, từ buổi sáng thế ( Thế
) đựơc ghi lại ( Ký ) đến đời Áp ra ham ).
Thời kỳ nầy ghi rõ từ lúc ban sơ vì sao trái đất được
tạo thành,lần lượt trên trái đất xuất hiện những gì, ai đã tạo dựng
trái đất? Giải thích lý do tại sao trong một tuần lễ chỉ có bảy ngày mà
không nhiều hơn hay ít hơn? Kinh Thánh giãi thích đó là Đức Chúa Trời
tạo lập thế gian và nghỉ ngơi trong vòng bảy ngày gồm các công việc sau
đây:
Thơ: THÌ THÔI
THÌ THÔI
HUY THANH
1-
Thì thôi cũng tạ ơn đời
Tình xanh rêu cũng hóa thời mộng du
Tình xanh rêu cũng hóa thời mộng du
Cũng liều một bước thiên thu
Đi qua chín suối lãng du bước tình
Thi thôi một cõi vô minh
Chông chênh cuối bãi, đầu ghềnh gió trăng
Chuyện đời bèo hợp mây tan
Tóc xanh cũng vội chuyển sang cuối nguồn
THAM LUẬN: VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM ĐOẠN TUYỆT CỦA NHẤT LINH
VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM "ĐOẠN TUYỆT " CỦA NHẤT LINH
HUY THANH
1-VÀI NÉT VẾ TÁC GIẢ:
NHẤT LINH ( 1905-1963 ) tên thật là Nguyễn Tường Tam,nguyên gốc người Hội An tỉnh Quảng Nam Ông sinh ngày 25/07/1906 tại huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đậu bằng Thành Chung sau đó làm việc tại Sở Tài Chánh Hà Nội. Năm 1925 ông theo học Cao Đẳng Mỹ Thuật rồi chuyẻn sang học ngành Y Khoa. Năm 1927 ông sang Pháp du học, Năm 1930 đậu bằng Cử Nhân Khoa Học sau đó về nước. Năm 1032 lập tờ báo PHONG HÓA. Năm 1933 thành lập nhóm " Tự Lực Văn Đoàn " gồm nhửng cây bút nồng cốt như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ v..v..Năm1935 chủ trương tờ báo NGÀY NAY. Tứ năm 1938 đến năm 1963 song song với hoạt động văn học nghệ thuật như viết tiểu thuyết, vẽ tranh, ông còn tham gia hoạt động Chính Trị, Năm 1953 ông vào Nam cư ngụ tại Đà Lat Năm 1958 ông chủ trương báo Văn Hoá Ngày Nay tại miền Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông là: Nho Phon, Người quay Tơ ( 1926 ), Anh phải sống ( viết với Khái Hưng 1933 ), Gánh hàng Hoa ( viết với Khái Hưng 1934 ), Đời mưa gíó ( Viết với Khái Hưng 1934 ), Nắng Thu ( 1934 ) Đoạn Tuyệt (1935 ) Lạnh Lùng (1935 ) Hai buổi chiều vàng ( 1937 ), Thế rồi một buổi chiều ( 1937 ) Đôi bạn ( 1937 ), Bướm trắng ( 1939 )
Năm 1963, Ông tham gia lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm tại miến Nam nhưng bất thành. Ông bị bắt, trước ngày bị đưa ra Toà xử vào ngày 7/7/1963 ông uống thuốc độc quyên sinh.
THƠ: NHỮNG HOẠT CẢNH BUỒN
THƠ VUI :
NHỮNG HOẠT CẢNH BUỒN
HUY THANH
Thằng mõ rao: Loa loa loa..
1*-HOẠT CẢNH 1
NHỮNG HOẠT CẢNH BUỒN
HUY THANH
Thằng mõ rao: Loa loa loa..
" Ở đời muôn sự của chung " (1)
Hơn nhau hai chữ " gian hùng " mà thôi
1*-HOẠT CẢNH 1
Trò đời trét phấn bôi vôi
Ra đường hoạt cảnh buồn ơi là buồn
Người bán vé số qua đường
Một "ông" biểu lộ tình thương mua giùm
Mua rồi khách" biến" biệt tăm
Thì ra khách đã "móc nhầm" ..bóp ta
Giật mình lấy xấp số ra
Ôi thôi tráo số.. xổ.. ba bốn ngày
THAM LUẬN: THỬ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIẾT TIỂU THUYẾT TẠI VIỆT NAM
THAM LUẬN:
THỬ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIẾT TIỂU THUYẾT TẠI VIỆT NAM
HUY THANH
Từ khi nước ta có chữ Hán mượn của Trung Hoa, rồi sau đó có chữ Nôm, rồi đến chữ quốc ngữ thì nhửng nhà văn đã sớm biết dùng những ký tự đó đề viết ra những câu truyện dài, ngắn để lại cho đời sau đọc. Mới đầu những cốt truyện được viết ngắn mang tích cách kể lại như chuyện cổ tích rồi sau đó phát triển dài ra rất nhiều trang, viết như hiện thực thì được gọi là Tiểu Thuyết.
THỬ TÌM HIỂU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VIẾT TIỂU THUYẾT TẠI VIỆT NAM
HUY THANH
Từ khi nước ta có chữ Hán mượn của Trung Hoa, rồi sau đó có chữ Nôm, rồi đến chữ quốc ngữ thì nhửng nhà văn đã sớm biết dùng những ký tự đó đề viết ra những câu truyện dài, ngắn để lại cho đời sau đọc. Mới đầu những cốt truyện được viết ngắn mang tích cách kể lại như chuyện cổ tích rồi sau đó phát triển dài ra rất nhiều trang, viết như hiện thực thì được gọi là Tiểu Thuyết.
THAM LUẬN: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM
THAM LUẬN;
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM HUY THANH
Từ khi loài người biết sống thành cộng đồng xã hội thì việc thông tin cho người khác những gì mình muốn nói và lắng nghe những gì người khác nói với mình mà không ở gần bên nhau là điều cần thiết cho con người. Muốn được như vậy con người cần phải có những phương tiện thông tin để truyền đạt với nhau càng nhanh chóng thì càng tốt. Trước đây, khi chưa có những phương tiện thông tin tối tân ngày nay như radio, vô tuyến điện, điện thoại, truyền hình, fax, intrenet, mạng, thì việc thông tin còn rất thô sơ. Những thông tin lúc đó còn dùng loa kèn có người đi rao cuối làng đầu ngõ như "thằng mõ " hay lính làng, tuần đinh. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, thì những phương tiện thông tin tân tiến được họ du nhập vào như điện thọai, vô tuyến điện, nhất là thông tin bằng báo chí được quãng bá rộng rãi. Tuy ra đời muộn, nhưng nền báo chí tại nước ta có vai trò rất quan trọng trong việc phồ biến tin tức, nâng cao kiến thức về chính trị, xã hội trong quần chúng nhân dân, nhất là giúp cho nền văn học phát triển trong nước, đồng thời thu thập kiền thức tinh hoa của nền văn học thế giới.
Danh từ Báo Chí là tiếng ghép của BÁO là cho người ta biết một điều gì đó bằng tiếng nói hay nét chữ, còn CHÍ có nghĩa là ghi chép. Vậy BÁO CHÍ là những điều Báo cho người ta biết được ghi bằng nét chữ ghi chép
Ngày nay danh từ BÁO CHÍ được hiểu theo nghĩa là những ấn phẩm được in phổ biến, quảng bá rộng rãi trong quần chúng kể cả nhật báo, đặc san, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san. Sau nầy khi sự phát triển tin học Internet cao độ lại có thêm Báo điện tử, Báo mạng tràn lan giúp cho người đọc thêm hiểu biết về thế giới chung quanh mình tất cả mọi lãnh vực.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁO CHÍ TẠI VIỆT NAM HUY THANH
Từ khi loài người biết sống thành cộng đồng xã hội thì việc thông tin cho người khác những gì mình muốn nói và lắng nghe những gì người khác nói với mình mà không ở gần bên nhau là điều cần thiết cho con người. Muốn được như vậy con người cần phải có những phương tiện thông tin để truyền đạt với nhau càng nhanh chóng thì càng tốt. Trước đây, khi chưa có những phương tiện thông tin tối tân ngày nay như radio, vô tuyến điện, điện thoại, truyền hình, fax, intrenet, mạng, thì việc thông tin còn rất thô sơ. Những thông tin lúc đó còn dùng loa kèn có người đi rao cuối làng đầu ngõ như "thằng mõ " hay lính làng, tuần đinh. Đến khi người Pháp sang xâm chiếm nước ta, thì những phương tiện thông tin tân tiến được họ du nhập vào như điện thọai, vô tuyến điện, nhất là thông tin bằng báo chí được quãng bá rộng rãi. Tuy ra đời muộn, nhưng nền báo chí tại nước ta có vai trò rất quan trọng trong việc phồ biến tin tức, nâng cao kiến thức về chính trị, xã hội trong quần chúng nhân dân, nhất là giúp cho nền văn học phát triển trong nước, đồng thời thu thập kiền thức tinh hoa của nền văn học thế giới.
Danh từ Báo Chí là tiếng ghép của BÁO là cho người ta biết một điều gì đó bằng tiếng nói hay nét chữ, còn CHÍ có nghĩa là ghi chép. Vậy BÁO CHÍ là những điều Báo cho người ta biết được ghi bằng nét chữ ghi chép
Ngày nay danh từ BÁO CHÍ được hiểu theo nghĩa là những ấn phẩm được in phổ biến, quảng bá rộng rãi trong quần chúng kể cả nhật báo, đặc san, tuần san, nguyệt san, bán nguyệt san. Sau nầy khi sự phát triển tin học Internet cao độ lại có thêm Báo điện tử, Báo mạng tràn lan giúp cho người đọc thêm hiểu biết về thế giới chung quanh mình tất cả mọi lãnh vực.
Thơ: TỐNG BIỆT
TỐNG BIỆT
Thơ HUY THANH
1-
Mềm môi chén Tống đêm nay.
Mai ra biết có sum vầy khộng em?
Đèn chao nến lụn ngả nghiêng
Ánh trăng chênh chếch lại miên man sầu
13/12/12
THAM LUẬN: PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CUẢ HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH
THAM LUẬN:
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH
HUY THANH
1-BÀI THƠ CÔ LÁI ĐÒ CỦA NGUYỄN BÍNH
PHỔ NHẠC: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH
HUY THANH
1-BÀI THƠ CÔ LÁI ĐÒ CỦA NGUYỄN BÍNH
PHỔ NHẠC: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
THƠ: ẢO ẢNH DƯỚI TRĂNG
THƠ
ẢO ẢNH DƯỚI TRĂNG
HUY THANH
1-
Ta ngồi viết sách dưới trăng
Còn em trải chiếu hai hàng quay tơ
Ngày mai gấm lụa và thơ
Mang ra chợ bán kén tơ, mua tằm
Nếu buồn nhắc chuyện trăm năm
Xem như ảo ảnh, phù vân cõi người
Sáng trăng là bởi tại trời
Còn vui hạnh phúc do đời cho ta
Đêm nay thơm ngát vườn trà
Bông cau rụng trắng, hoa cà toả hương
Ta ngồi viết khúc thơ Đường
Em rung đàn nguyệt trong vườn cổ thi
Bỗng thơm sực nức hương quỳ
Cảo thơm lần giở đến khi mỏi lòng
Vườn trăng rụng lá sấu đông
Đêm em, chải tóc ngồi hong gió về
Sáng trăng sáng cả lời thề
Sáng lời tâm sự gần kề nửa đêm.
Ta ngồi đọc sách thánh hiền.
Một quân tử với thuyền quyên hẹn hò
ẢO ẢNH DƯỚI TRĂNG
HUY THANH
1-
Ta ngồi viết sách dưới trăng
Còn em trải chiếu hai hàng quay tơ
Ngày mai gấm lụa và thơ
Mang ra chợ bán kén tơ, mua tằm
Nếu buồn nhắc chuyện trăm năm
Xem như ảo ảnh, phù vân cõi người
Sáng trăng là bởi tại trời
Còn vui hạnh phúc do đời cho ta
Đêm nay thơm ngát vườn trà
Bông cau rụng trắng, hoa cà toả hương
Ta ngồi viết khúc thơ Đường
Em rung đàn nguyệt trong vườn cổ thi
Bỗng thơm sực nức hương quỳ
Cảo thơm lần giở đến khi mỏi lòng
Vườn trăng rụng lá sấu đông
Đêm em, chải tóc ngồi hong gió về
Sáng trăng sáng cả lời thề
Sáng lời tâm sự gần kề nửa đêm.
Ta ngồi đọc sách thánh hiền.
Một quân tử với thuyền quyên hẹn hò
THƠ: NHỮNG DẤU YÊU XƯA
THƠ
NHỮNG DẤU YÊU XƯA
HUY THANH
Em trở về, thì ta lại đi
Đường mưa lỡ ướt tóc xuân thì
Áo che nỗi nhớ không vừa đủ
Nên lạnh núi đồi thấm mắt mi
Lành lạnh một trời thơ khói sương
Rừng ô liu vọng khúc mê đường
Gió rung nhè nhẹ lời hoang thảo
Những phúc âm buồn đọng nhiễu nhương
NHỮNG DẤU YÊU XƯA
HUY THANH
Em trở về, thì ta lại đi
Đường mưa lỡ ướt tóc xuân thì
Áo che nỗi nhớ không vừa đủ
Nên lạnh núi đồi thấm mắt mi
Lành lạnh một trời thơ khói sương
Rừng ô liu vọng khúc mê đường
Gió rung nhè nhẹ lời hoang thảo
Những phúc âm buồn đọng nhiễu nhương
Thơ: NGŨ NGÔN TỨ TUYỆT
THƠ
NGŨ NGÔN
Ta về xanh bóng lá
Mưa thúi đất rêu mờ
Bụi đường lăn vật vã
Trên giầy bốt đờ sô
Chiều căng ngang con sông
Gọi đò môi thâm tím
Mênh mông trời mênh mông
Con đò như chết lịm
THAM LUẬN: KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ
THAM LUẬN:
KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ
HUY THANH
Khi con người còn sống ở chế độ nguyên thuỷ, sơ khai chưa có quần áo để mặc phải đóng khố bằng lá cây ,nhà ở là những hạng động thiên nhiên có sẵn, họ sống cuộc đời du canh du mục thì sự tự do bình đẳng đồng nghĩa với mạnh ai nấy làm theo ý mình. Có khi việc làm của họ đụng chạm đến người khác nên xã hội đâm ra tranh đấu, làm rối ren, mất trật tự nguyên sơ. Dần dần ý thức sống quần cư, tập thể bắt đầu nảy sinh khi con người biết tụ tập sống thành bộ tộc, bộ lạc nên ý thức luật pháp bắt đầu hình thành để giữ vững trật tự trong cộng đồng. Muốn vậy phải có một người hay một tập đoàn đứng ra làm nhiệm vụ giữ gìn, thực thi những luật pháp mà mọi người công nhận .Kèm đó một lực lượng có sức mạnh để răn đe, cưỡng chế những kẻ phạm pháp vào khuôn phép của tập thể .Người đứng đầu tập đoàn đó trong thời kỳ tiền sử chính là Tù Trưởng hay Trưởng Tộc, Dần dần sau nầy họ thần thánh hoá người cầm đầu đó xem như họ là người của Trời ban xuống cai trị nhân dân nên chế độ chuyên chế bắt đầu hình thành khi bắt đầu có Vua lãnh đạo đất nước. Do độc doán về quyền cai tri, nên Vua dần đi sai đường lối của tập thể ,làm theo ý mình nên ý thức cộng đồng có những tư tưởng chống đôi, đó là ý thức về Quyền Tự Do Dân Chủ của con người.
KHÁI NIỆM VỀ TỰ DO DÂN CHỦ
HUY THANH
Khi con người còn sống ở chế độ nguyên thuỷ, sơ khai chưa có quần áo để mặc phải đóng khố bằng lá cây ,nhà ở là những hạng động thiên nhiên có sẵn, họ sống cuộc đời du canh du mục thì sự tự do bình đẳng đồng nghĩa với mạnh ai nấy làm theo ý mình. Có khi việc làm của họ đụng chạm đến người khác nên xã hội đâm ra tranh đấu, làm rối ren, mất trật tự nguyên sơ. Dần dần ý thức sống quần cư, tập thể bắt đầu nảy sinh khi con người biết tụ tập sống thành bộ tộc, bộ lạc nên ý thức luật pháp bắt đầu hình thành để giữ vững trật tự trong cộng đồng. Muốn vậy phải có một người hay một tập đoàn đứng ra làm nhiệm vụ giữ gìn, thực thi những luật pháp mà mọi người công nhận .Kèm đó một lực lượng có sức mạnh để răn đe, cưỡng chế những kẻ phạm pháp vào khuôn phép của tập thể .Người đứng đầu tập đoàn đó trong thời kỳ tiền sử chính là Tù Trưởng hay Trưởng Tộc, Dần dần sau nầy họ thần thánh hoá người cầm đầu đó xem như họ là người của Trời ban xuống cai trị nhân dân nên chế độ chuyên chế bắt đầu hình thành khi bắt đầu có Vua lãnh đạo đất nước. Do độc doán về quyền cai tri, nên Vua dần đi sai đường lối của tập thể ,làm theo ý mình nên ý thức cộng đồng có những tư tưởng chống đôi, đó là ý thức về Quyền Tự Do Dân Chủ của con người.
Thơ GẶP BẠN HỌC XƯA VIẾT BÀI THƠ NGÔNG
THƠ
GẶP BẠN HỌC XƯA VIẾT BÀI THƠ NGÔNG
Tao gặp mầy: thằng bạn học xưa
Nhậu chung bãi đá đưới sương mờ
Nhậu chung bãi đá đưới sương mờ
Ô tô tao nhét vào góc vắng
Quán cóc, mầy gởi chiếc xích lô
Quán cóc, mầy gởi chiếc xích lô
Đầy vơi chén rượu mồi là trăng
Nửa con khô mực, giọng khàn khàn
Nhắp nhem hai đứa chuyền nhau nốc
Buồn vui cùng kể chuyện thế gian
TRUYỆN DỊCH : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
THAM LUẬN :
TRUYỆN NGẮN HAY QUỐC TẾ
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
NGUYÊN TÁC: THE LAST LEAF
TÁC GIẢ: NHÀ VĂN MỸ O HENRY
BẢN DỊCH: HUY THANH
1-TÁC GỈẢ:
Nhà văn O HENRY tên thật là WIALLIAM SIDNEY PORTER sinh ngày 11/9/1862 tại North Carolina .Năm 1882 ông có triệu chứng bệnh lao bị lây từ mẹ nên được gia đình cho đến cư ngụ tại một trại chăn nuôi bò ở Texas miền Tây nước Mỹ , hy vọng khí hậu vùng nầy sẽ làm bớt cơn bệnh của ông ,vì vậy nên các tác phẩm của ông thường nhuốm một mầu sắc bệnh hoạn cho nhân vật khi ông viết những tác phẩm đầu tay. Cuộc sống cũa ông cũng không được may mắn về tình yêu với mấy lần dang dở GIA ĐÌNH ,về nghề nghiệp cũng không được ổn định, Ông đã làm nhiều nghề như hoạ viên kỹ thuật, kiến trúc, thư ký, đầu bếp Nghề cuối cùng ông làm là Kế toán cho một Ngân Hàng , Nhưng ông cũng đã không may mắn với nghề nầy khi Ngân Hàng do quản lý tài sản không chặc nên bị thất thoát tiền bạc Thế là họ đổ trách nhiệm cho người kế toán.Thời đó, người có tiền bạc, những nhà quyền quý tiếng nói của họ ảnh hưỡng mạnh đến luật pháp, nên ông bi kết án năm năm tù vì tội " biển thủ công quỷ ". Năm 1901 do chấp hành kỷ luật tốt trong tù nên ông được thả trước thời hạn . Sau đó ông trở về Newyork sống ẩn dật để quên đi quá nhứ buồn đau và chú tâm viết truyện.Thời gian từ năm 1904 đến năm 1910 ,ông đã viết trên 10 tập truyện, trong đó có những tập truyện nổi tiếng như AFTER TWENTY YEARS ( SAU HAI MƯƠI NĂM ) ,THE CHURCH WITH AN OVERSHOT WHEEL ( NGÔI GIÁO ĐƯỜNG VỚI CỐI XAY NƯỚC) , THE DREAM ( GIẤC MỘNG ) THE LAST LEAF ( CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ) MÓN QUÀ NGÀY GIÁNG SINH .
Ông mất ngày 5/6/1910 vì chứng bệnh viêm phổi mản tính, để lại cho nền Văn Học Mỹ nhiều tác phẩm hay và sự thường tiếc của hằng triệu độc gỉa trên thế giới.
Thơ: BÀI TẠ LỖI CỦA CON
BÀI TẠ LỖI CỦA CON
(Thơ của con gái JACQUELINE MAI THAO gởi cho ba HUY THANH )
JACQUELINE MAI THAO
Dạ thưa ba đây bài Thơ ngôn ngữ
Lần đầu tiên con viết chữ Việt Nam
Để quên dần chữ A- me- ri- can
Hay bỏ hẳn chữ France còn xa lạ
Ký sự ngắn : THÀNH PHỐ DALAT :119 NĂM THI GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT
THÀNH PHỐ ĐÀLAT: 119 NĂM THI GAN CÙNG TUẾ NGUYỆT
HUY THANH
1 -LỜI MỞ ĐÀU :
Tôi viết bài ký sự ngắn nầy khị ĐàLạt sắp tròn 119 tuồi tính từ lúc cao nguyên Lâm Viên được Bác sĩ người Pháp YERSIN tìm thấy năm 1893 , Cho;đến ngày nay thành phố Dalat đã trãi qua biết bao thăng trầm. Hiện nay, Dalat la một vùng đất du lich nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, một thành phố văn minh, sạch đẹp có nhiều phong cảnh hữu tình đã thu hút hằng triệu du khách mỗi năm.Trong bài viết nầy tôi chỉ lược sơ,tóm tắt những đặc trưng của Dalat về khí hậu, nhân văn, con người, đất đai, địa lý, thắng cảnh và những bước phát triển vượt bậc cuả nó .Không phải ngẫu nhiên mà tôi viết về ĐaLat mà vì tôi đã sinh sống ở đây, thành phố quen thuộc thơ mộng,hợp với tâm hồn lãng mạn của tôi rất nhiều.. Trân trọng..
Tôi viết bài ký sự ngắn nầy khị ĐàLạt sắp tròn 119 tuồi tính từ lúc cao nguyên Lâm Viên được Bác sĩ người Pháp YERSIN tìm thấy năm 1893 , Cho;đến ngày nay thành phố Dalat đã trãi qua biết bao thăng trầm. Hiện nay, Dalat la một vùng đất du lich nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, một thành phố văn minh, sạch đẹp có nhiều phong cảnh hữu tình đã thu hút hằng triệu du khách mỗi năm.Trong bài viết nầy tôi chỉ lược sơ,tóm tắt những đặc trưng của Dalat về khí hậu, nhân văn, con người, đất đai, địa lý, thắng cảnh và những bước phát triển vượt bậc cuả nó .Không phải ngẫu nhiên mà tôi viết về ĐaLat mà vì tôi đã sinh sống ở đây, thành phố quen thuộc thơ mộng,hợp với tâm hồn lãng mạn của tôi rất nhiều.. Trân trọng..
THƠ: NGÀY THÁNG CHO NGƯỜI
THƠ
NGÀY THÁNG CHO NGƯỜI
(LẠC BƯỚC MUÀ THU )
HUY THANH
Em đi khép nắng nửa trời
Mưa phai mấy độ, sương rơi mấy mùa
Ta đi vào cuộc ngẩn ngơ.
Tàn thu lạc giữa hững hờ chớm đông.
NGÀY THÁNG CHO NGƯỜI
(LẠC BƯỚC MUÀ THU )
HUY THANH
Em đi khép nắng nửa trời
Mưa phai mấy độ, sương rơi mấy mùa
Ta đi vào cuộc ngẩn ngơ.
Tàn thu lạc giữa hững hờ chớm đông.
THAM LUẬN : TẠI SAO NAPOLÉON ( NÃ PHÁ LUÂN) THUA TRẬN TẠI NƯỚC NGA
THAM LUẬN
TẠI SAO NAPOLÉON ( NÃ PHÁ LUÂN) THUA TRẬN TẠI NƯỚC NGA
HUY THANH
1-CỤC DIỆN LỊCH SỬ:
Đọc lịch sử thế giới ,ai cũng biết Napoéon Bonaparte (15/08/1769- 5/5/1821 ) là một danh tướng, một Hoàng Đế nước Pháp lẫy lừng thế giới. Ông đã cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp hùng mạnh đi chinh phục hầu hết các nước Âu Châu, mở rộng biên thuỳ nước Pháp rộng lớn thành một đế quốc trải dài xuyên lục địa rộng lớn. Năm 1789 , khi mà các quốc gia Châu Âu còn mê ngủ trong chủ nghĩa Đế Chế lỗi thời, lạc hậu thì nước Pháp duới quyền chỉ huy của Naoléon đã tiên phong, khởi xướng và bùng phát cuộc Cách Mạng tư sản dân chủ, dân sinh toàn diện. Cuộc Cách Mạng 1789 chủ trương nước Pháp thành nước Cộng Hoà dân Chủ đã đẩy lùi cường quyền bạo lực của Đế Chế Vương Quyền vào dĩ vãng, tạo một quan điểm Chánh Trị mới mà mọi con người đều được tôn trọng, bình đẳng trước pháp luật. Sau khi vua Louis XVI Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài, tư tưởng Cánh Mạng, cuộc cải cách dân chủ, dân sinh ở nước Pháp đã làm cho nước Pháp vươn lên hùng mạnh về quân sự, kinh tế . Nó đã làm tấm gương cho các tầng lớp nhân dân ở khắp nước Châu Âu khác, nhất là thành phần thanh thiếu niên ,tầng lớp quý tộc có tinh thần yêu nước nặng tinh thần muốn cải cách như Pháp cho nước mình. Họ muốn bắt chước nước Pháp làm Cách Mạng để đưa đất nước họ đến hùng mạnh về quân sự, phát triển nhanh ngành kinh tế,công nghiệp, hoá chất. Do đó Napoléon dưới mắt họ không những là vị anh hùng, thần tượng nước Pháp , một nhà cải cách pháp luật của cả Âu Châu.
Sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế công nghiệp đã khiến nước Pháp cần rất nhiều tài nguyên, nhân lực, vật lực và thị trường để đáp ứng . Do đó họ bắt buộc phải mở rộng địa thế hoạt động ra ngoài tầm lãnh thổ. Vì vậy không có cách nào mở rộng tầm lãnh thổ khác hơn là phải đi xâm lăng nước khác.
Mặt khác, tư tưởng Cách Mạng 1789 của Napoléon là một phát đại bác bắn vào thành trì của tư tưởng Đế Chế cũ nên Napoléon đã gặp rất nhiều phản ứng chống đối của tầng lớp quý tộc, vưong tộc nầy, Các Hoàng Đế của những nước chưa bị Pháp xâm lược bèn liên kết nhau để bảo vệ Vương Quyền, bảo vệ đất nước của họ, đồng thời để chứng minh rằng đạo quân dân chủ của Hoàng Đế Pháp không phải là đạo quân bách chiến bách thắng. Nếu Napoléon thua về mặt quân sự, cũng có nghĩa là tư tưởng dân chủ dân sinh của ông sẽ bị phá sản sụp đổ theo Mầm mống của sự chống đối trong nước họ sẽ không còn.
Năm 1805, Napoléon kéo đại quân quân Pháp tấn công nước Áo, Áo vá Nga vốn có hợp đồng liên minh quân sự nên quân Nga kéo sang chiến đấu trên lãnh thổ Áo. Hai Hoàng Đế Nga, Áo trực tiếp chỉ huy chiến trận chống cuộc tấn công như vũ bão của quân Pháp do đích thân Hoàng Đế Pháp Nopoléon chỉ huy, Lịch sử thế giới gọi đây là "cuộc chiến của ba vị Hoàng Đế " ( Bataille des Trois Empereurs ) Trận đánh nầy được gọi là trận Austerlitz diễn ra tại Moravie. Liên quân Nga- Áo do Đại Tường MiChel Koutouzov chỉ huy bị đánh bại trận, chạy tan tác, tháo quân về Nga. Hàng ngũ quân đội Áo tan rã, lớp chết, lớp bị bắt làm tù binh Pháp chiếm nước Áo
TẠI SAO NAPOLÉON ( NÃ PHÁ LUÂN) THUA TRẬN TẠI NƯỚC NGA
HUY THANH
1-CỤC DIỆN LỊCH SỬ:
Đọc lịch sử thế giới ,ai cũng biết Napoéon Bonaparte (15/08/1769- 5/5/1821 ) là một danh tướng, một Hoàng Đế nước Pháp lẫy lừng thế giới. Ông đã cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp hùng mạnh đi chinh phục hầu hết các nước Âu Châu, mở rộng biên thuỳ nước Pháp rộng lớn thành một đế quốc trải dài xuyên lục địa rộng lớn. Năm 1789 , khi mà các quốc gia Châu Âu còn mê ngủ trong chủ nghĩa Đế Chế lỗi thời, lạc hậu thì nước Pháp duới quyền chỉ huy của Naoléon đã tiên phong, khởi xướng và bùng phát cuộc Cách Mạng tư sản dân chủ, dân sinh toàn diện. Cuộc Cách Mạng 1789 chủ trương nước Pháp thành nước Cộng Hoà dân Chủ đã đẩy lùi cường quyền bạo lực của Đế Chế Vương Quyền vào dĩ vãng, tạo một quan điểm Chánh Trị mới mà mọi con người đều được tôn trọng, bình đẳng trước pháp luật. Sau khi vua Louis XVI Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài, tư tưởng Cánh Mạng, cuộc cải cách dân chủ, dân sinh ở nước Pháp đã làm cho nước Pháp vươn lên hùng mạnh về quân sự, kinh tế . Nó đã làm tấm gương cho các tầng lớp nhân dân ở khắp nước Châu Âu khác, nhất là thành phần thanh thiếu niên ,tầng lớp quý tộc có tinh thần yêu nước nặng tinh thần muốn cải cách như Pháp cho nước mình. Họ muốn bắt chước nước Pháp làm Cách Mạng để đưa đất nước họ đến hùng mạnh về quân sự, phát triển nhanh ngành kinh tế,công nghiệp, hoá chất. Do đó Napoléon dưới mắt họ không những là vị anh hùng, thần tượng nước Pháp , một nhà cải cách pháp luật của cả Âu Châu.
Sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế công nghiệp đã khiến nước Pháp cần rất nhiều tài nguyên, nhân lực, vật lực và thị trường để đáp ứng . Do đó họ bắt buộc phải mở rộng địa thế hoạt động ra ngoài tầm lãnh thổ. Vì vậy không có cách nào mở rộng tầm lãnh thổ khác hơn là phải đi xâm lăng nước khác.
Mặt khác, tư tưởng Cách Mạng 1789 của Napoléon là một phát đại bác bắn vào thành trì của tư tưởng Đế Chế cũ nên Napoléon đã gặp rất nhiều phản ứng chống đối của tầng lớp quý tộc, vưong tộc nầy, Các Hoàng Đế của những nước chưa bị Pháp xâm lược bèn liên kết nhau để bảo vệ Vương Quyền, bảo vệ đất nước của họ, đồng thời để chứng minh rằng đạo quân dân chủ của Hoàng Đế Pháp không phải là đạo quân bách chiến bách thắng. Nếu Napoléon thua về mặt quân sự, cũng có nghĩa là tư tưởng dân chủ dân sinh của ông sẽ bị phá sản sụp đổ theo Mầm mống của sự chống đối trong nước họ sẽ không còn.
Năm 1805, Napoléon kéo đại quân quân Pháp tấn công nước Áo, Áo vá Nga vốn có hợp đồng liên minh quân sự nên quân Nga kéo sang chiến đấu trên lãnh thổ Áo. Hai Hoàng Đế Nga, Áo trực tiếp chỉ huy chiến trận chống cuộc tấn công như vũ bão của quân Pháp do đích thân Hoàng Đế Pháp Nopoléon chỉ huy, Lịch sử thế giới gọi đây là "cuộc chiến của ba vị Hoàng Đế " ( Bataille des Trois Empereurs ) Trận đánh nầy được gọi là trận Austerlitz diễn ra tại Moravie. Liên quân Nga- Áo do Đại Tường MiChel Koutouzov chỉ huy bị đánh bại trận, chạy tan tác, tháo quân về Nga. Hàng ngũ quân đội Áo tan rã, lớp chết, lớp bị bắt làm tù binh Pháp chiếm nước Áo
12/12/12
THAM LUẬN: SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHU THẾ NÀO?
THAM LUẬN:
SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHU THẾ NÀO?
HUY THANH
1-VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LẢNG MẠN PHƯƠNG TÂY:
Nghĩa đen của từ Lãng mạn: " Lãng" tức sóng nước, chỉ sự rộng lớn mênh mông, còn "Mạn" là sóng từng lớp tràn lên bờ, không bị hạn chế, bởi bất chứ vất cản nào." Lãng Mạn" là sức sóng nước vỗ tràn lên bờ liên tục không ngừng, không bị ràng buộc gì, hết lớp nầy đến lớp khác. Tình cảm của con người trong văn chương như nước cuộn tràn như vậy, tự do bày tỏ, không hạn chế gì hết. Vào thế kỷ XX, ở Phương Tây triết lý La Mã, Hy Lạp đã lùi dần nhường chỗ cho những tư tưởng tự do bộc phát lan rộng như của John Locke, Montesquieu, J.J Roussau. Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do lãng mạn nầy là con người phải sống cho chủ nghĩa cá nhân một cách tự do nhiều hơn cho cộng đồng. Phong trào văn chương lãng mạn là một hình thức trong trào lưu tư tưởng mới nầy, nó bộc phát trong văn chương nhiều hơn hết nên được gọi là văn chương lãng mạn.
SỰ XÂM THỰC CỦA PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LÃNG MẠN PHƯƠNG TÂY VÀO VĂN CHƯƠNG VIỆT NAM VÀO THẾ KỶ XX NHU THẾ NÀO?
HUY THANH
1-VÀI NÉT VỀ PHONG TRÀO VĂN CHƯƠNG LẢNG MẠN PHƯƠNG TÂY:
Nghĩa đen của từ Lãng mạn: " Lãng" tức sóng nước, chỉ sự rộng lớn mênh mông, còn "Mạn" là sóng từng lớp tràn lên bờ, không bị hạn chế, bởi bất chứ vất cản nào." Lãng Mạn" là sức sóng nước vỗ tràn lên bờ liên tục không ngừng, không bị ràng buộc gì, hết lớp nầy đến lớp khác. Tình cảm của con người trong văn chương như nước cuộn tràn như vậy, tự do bày tỏ, không hạn chế gì hết. Vào thế kỷ XX, ở Phương Tây triết lý La Mã, Hy Lạp đã lùi dần nhường chỗ cho những tư tưởng tự do bộc phát lan rộng như của John Locke, Montesquieu, J.J Roussau. Khuynh hướng của chủ nghĩa tự do lãng mạn nầy là con người phải sống cho chủ nghĩa cá nhân một cách tự do nhiều hơn cho cộng đồng. Phong trào văn chương lãng mạn là một hình thức trong trào lưu tư tưởng mới nầy, nó bộc phát trong văn chương nhiều hơn hết nên được gọi là văn chương lãng mạn.
THƠ XIN LÀM NGƯỜI KHÔNG TIM
THƠ
XIN LÀM NGƯỜI KHÔNG TIM
HUY THANH
Ta không tim lưu lạc giữa chợ đời
Rao bán rẻ nụ cười mua tiếng khóc
Lở tình yêu nên uống nhầm thuốc độc
Chờ Nam Tào giũ sổ gọi ra đi
XIN LÀM NGƯỜI KHÔNG TIM
HUY THANH
Ta không tim lưu lạc giữa chợ đời
Rao bán rẻ nụ cười mua tiếng khóc
Lở tình yêu nên uống nhầm thuốc độc
Chờ Nam Tào giũ sổ gọi ra đi
THƠ: NGẠN NGỮ TRÁI TIM
THƠ NGẠN NGỮ TRÁI TIM
HUY THANH
( Kèm theo bài Thơ là bài Nhạc: TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN
của HUY THANH do ca sỉ MAI LỆ HUYỀN hát, các bạn nghe nha. Cám ơn )
Anh với em chung con đường dài
Hai nhà cận vách mà trăng phai
Chung giàn thiên lý,không quen biết
Đi học về chẳng ai ngó ai
HUY THANH
( Kèm theo bài Thơ là bài Nhạc: TÌNH KHÚC CHO NGƯỜI CÔ ĐƠN
của HUY THANH do ca sỉ MAI LỆ HUYỀN hát, các bạn nghe nha. Cám ơn )
Anh với em chung con đường dài
Hai nhà cận vách mà trăng phai
Chung giàn thiên lý,không quen biết
Đi học về chẳng ai ngó ai
Thơ PARIS SAIGON
THƠ:
PARIS SAIGON
Paris bây giờ lạnh không em?
Tuyết có còn ngập bến sông Seine?
Mù sương có phủ mờ chân tháp?
Em có nép vào bóng Eiffel?
THAM LUẬN: NHO GIÁO ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO .
THAM LUẬN: NHO GIÁO ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ VĂN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO
HUYTHANH
Trong một bài Tham Luận của tôi đăng trên BLOG nầy ngày 7/9/2011 có tựa đề ĐẠO THIÊN CHÚA ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ NHƯ THẾ NÀO đã được rất nhiều bạn đọc gần xa góp ý, nhiều bạn yêu cầu tôi viết những chủ đề tương tự cho đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão. Về đạo Phật tôi thiết nghĩ rất nhiều tác phẩm Văn Thơ Viết Nam đã trực diến nói đến chúng ta khỏi cần bàn luận riêng một Entry ( như Quan Âm thị Kính ). Bài Thơ 100 câu Đưa em Tìm Động Hoa Vàng ( tôi cũng đã giới thiệu trên Entry nầy ngày 12/03/2011 ) của nhà thơ tu xuất PHẠM THIÊN THƯ là đại diện cho chủ đề về đạo Phật trong thi ca cận đại V N. Hôm nay tôi xin viết hầu quý vị cũng một chủ đề cũ, nhưng với đề tái mới là ẢNH HƯỞNG ĐẠO NHO GIÁO TRONG VĂN THƠ VIỆT NAM. Mời quý vị cùng tham khảo:
HUYTHANH
Trong một bài Tham Luận của tôi đăng trên BLOG nầy ngày 7/9/2011 có tựa đề ĐẠO THIÊN CHÚA ĐÃ ẢNH HƯỞNG TRONG THƠ HÀN MẶC TỬ NHƯ THẾ NÀO đã được rất nhiều bạn đọc gần xa góp ý, nhiều bạn yêu cầu tôi viết những chủ đề tương tự cho đạo Phật, đạo Nho, đạo Lão. Về đạo Phật tôi thiết nghĩ rất nhiều tác phẩm Văn Thơ Viết Nam đã trực diến nói đến chúng ta khỏi cần bàn luận riêng một Entry ( như Quan Âm thị Kính ). Bài Thơ 100 câu Đưa em Tìm Động Hoa Vàng ( tôi cũng đã giới thiệu trên Entry nầy ngày 12/03/2011 ) của nhà thơ tu xuất PHẠM THIÊN THƯ là đại diện cho chủ đề về đạo Phật trong thi ca cận đại V N. Hôm nay tôi xin viết hầu quý vị cũng một chủ đề cũ, nhưng với đề tái mới là ẢNH HƯỞNG ĐẠO NHO GIÁO TRONG VĂN THƠ VIỆT NAM. Mời quý vị cùng tham khảo:
THAM LUẬN: MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC
THAM LUẬN:
MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NHỮNG NHÀ THƠ CẬN ĐẠI ĐƯỢC PHỔ NHẠC
HUY THANH
Thơ và nhạc là hai hinh thức của nghệ thuật dùng dể
chuyển tải những hoài cảm, tâm cảm đến người thưởng thức. Hai hình
thức đó luôn bổ khuyết, nâng cánh cho nhau, để cùng tạo sự thanh thoát, rung cảm dạt dào cho người nghe. Nói một cách khác Thơ đã có trong nhạc
và Nhạc đã có trong Thơ. Hôm nay tội kính gởi đến quý vị và các bạn
một số bài Thơ hay được các nhạc sĩ phổ nhạc, được phổ biến rộng rãi
trong quần chúng ở VN cũng như hải ngoại. Trong các bài Thơ được phổ
nhạc, vì lý do nầy hay lý do khác, nhạc sĩ đôi khi cải cách một số lời
bài hát để phù hợp với âm luật, hay chỉ chọn một đoạn nào đó để phổ nhạc
những bài thơ quá dài để bảo đảm cho luật cân phương âm nhạc về trường
canh được bảo toàn. Những bài thơ tôi chọn giới thiệu, nếu dài quá tôi
cũng xin mạn phép tác giả thu gọn lại vài khổ, tuy nhiên ý thơ vẫn bảo
toàn , để người nghe nhạc được thưởng thức, vừa nhạc trong Thơ, vừa nắm
vững tâm ý, hồn thơ toàn diện của bài thơ đăng lại. Mặt khác bài Thơ sẽ
bổ sung cho những tâm ý, hồn thơ mà trong nhạc còn thiếu sót (bởi bị bó
buộc của âm luật). Có những bài Thơ dù dài nhưng tôi vẫn lấy toàn bài vi
nó là bài Thơ hay, ngược lai những bài Thơ khác tôi bỏ qua vài đoạn
không cần thiết.
THAM LUẬN: BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ TỒN VONG
THAM LUẬN
BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ TỒN VONG
HUY THANH
Sự phát triển cuả xã hội loài người thường được phân hoá thành hai từng lớp người khác biệt nhau: là giai cấp thồng trị và giai cấp bị tri, Tầng lớp thống tri thường được gọi là Vua, Chúa, Quan Lại hay Lãnh Đạo, còn giai cấp bị trị được goi là dân đen. thứ dân hay dân chúng. Giai cấp thống trị thường có trình độ hiểu biết cao ,kiến thức sâu rộng, họ vạch ra những Kế Hoạch đường hướng phát triển cũa đất nước và chỉ huy việc thực hiện. Còn giai cấp bị trị là những kẻ thi hành theo đường hướng đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào giai cấp thống trị cũng đúng mà nhiều lúc còn sai gây tai hại cho giai cấp bị trị nên họ phải đứng lên lật đổ goi là Cách Mang. Lãnh đạo là một nghệ thuật quyền biến từ thực tế của hoàn cảnh để tìm những xu hướng phát triển tốt nhất cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà mình đang cai trị. Trong lịch sử cổ kim, giai cấp lãnh đạo thường nổi lên từ cái đúng, nhưng dần dần họ lại rơi vào cái sai, cái lỗi thời lũy thoái mà không thấy ,hay họ có thấy mà vì bi chói loà trong hào quang chiến thắng nên cố tình không cải cách khiến dân chúng bất mãn phải nổi lên chống đối, Sách binh pháp Tôn Tữ có câu: " Biết Người, biết ta trăm trận trăm thắng " tức là ta phải biết thời thế, biết ta là ai, biết người là ai, để tìm một sách lược cho phù hợp với ta và người hầu cả hai đều đạt được mục đich cuối cùng cho nguyện vọng của mình. Trong lich sử cổ kim, có nhiều người lãnh đạo giỏi, nhưng họ lại chỉ biết ta mà không biết người nên có những hậu quả thất bại nặng nề, thâm chí còn bị thân bại danh liệt đến khi cuối đời. Ta thử trở về thời Xuân Thu - Chiến Quốc ( 479- 220 ) của lịch sử Trung Hoa, một nhân vật tôi thấy tiêu biểu cho chủ đề của Entry nầy là Công tôn Ưởng thường gọi là Vệ Ưởng hay Thương Ưởng. Ông là một nhà cải cách chính trị lớn, nhìn xa, thấy rông, nhưng vì quá tự phụ, cao ngạo tài của mình mà không biết người biết ta nên thất bại thảm hại đến nỗi thân bại danh liệt.
BIẾT NGƯỜI, BIẾT TA, MỘT NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỂ TỒN VONG
HUY THANH
Sự phát triển cuả xã hội loài người thường được phân hoá thành hai từng lớp người khác biệt nhau: là giai cấp thồng trị và giai cấp bị tri, Tầng lớp thống tri thường được gọi là Vua, Chúa, Quan Lại hay Lãnh Đạo, còn giai cấp bị trị được goi là dân đen. thứ dân hay dân chúng. Giai cấp thống trị thường có trình độ hiểu biết cao ,kiến thức sâu rộng, họ vạch ra những Kế Hoạch đường hướng phát triển cũa đất nước và chỉ huy việc thực hiện. Còn giai cấp bị trị là những kẻ thi hành theo đường hướng đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào giai cấp thống trị cũng đúng mà nhiều lúc còn sai gây tai hại cho giai cấp bị trị nên họ phải đứng lên lật đổ goi là Cách Mang. Lãnh đạo là một nghệ thuật quyền biến từ thực tế của hoàn cảnh để tìm những xu hướng phát triển tốt nhất cho phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mà mình đang cai trị. Trong lịch sử cổ kim, giai cấp lãnh đạo thường nổi lên từ cái đúng, nhưng dần dần họ lại rơi vào cái sai, cái lỗi thời lũy thoái mà không thấy ,hay họ có thấy mà vì bi chói loà trong hào quang chiến thắng nên cố tình không cải cách khiến dân chúng bất mãn phải nổi lên chống đối, Sách binh pháp Tôn Tữ có câu: " Biết Người, biết ta trăm trận trăm thắng " tức là ta phải biết thời thế, biết ta là ai, biết người là ai, để tìm một sách lược cho phù hợp với ta và người hầu cả hai đều đạt được mục đich cuối cùng cho nguyện vọng của mình. Trong lich sử cổ kim, có nhiều người lãnh đạo giỏi, nhưng họ lại chỉ biết ta mà không biết người nên có những hậu quả thất bại nặng nề, thâm chí còn bị thân bại danh liệt đến khi cuối đời. Ta thử trở về thời Xuân Thu - Chiến Quốc ( 479- 220 ) của lịch sử Trung Hoa, một nhân vật tôi thấy tiêu biểu cho chủ đề của Entry nầy là Công tôn Ưởng thường gọi là Vệ Ưởng hay Thương Ưởng. Ông là một nhà cải cách chính trị lớn, nhìn xa, thấy rông, nhưng vì quá tự phụ, cao ngạo tài của mình mà không biết người biết ta nên thất bại thảm hại đến nỗi thân bại danh liệt.
KỊCH TRUYỆN ĐỐI THOẠI: TIẾNG SÁO LY TAO
TIẾNG SÁO LY TAO
HUY THANH
Đây là thể lọai truyện ngắn thoại kịch mà tôi đột phá viết không giống như cách viết những truyện ngắn thông thường khác. Về hình thức, nó được viết dưới dạng kịch truyện đối thoại mà những mảnh vụn nhặt đuợc trong từ trường vô thức, từ nhiều sự kiện bắt gặp tình cờ trong cuộc sống. Dạng kịch truyện là những ẩn dụ tâm thức, nhân vật kịch truyện có thể là anh, là chị, là tôi hay những người đã ít nhiều tham dự vào cuộc sống nầy. Dạng những mảnh ghép là tâm sự từ những bắt gặp lẻ loi, là ấn tượng khó rời trong từ trường vô thức. Dù cách viết thế nào, những nhân vật, những mảnh ghép đều đại diện cho nhiều khía cạnh đời sống mà có thể xem đó là cơn mộng du của kiếp người.
THƠ: THUYỀN DU
THUYỀN DU
Thuyền du cuối bãi gập ghềnh
Nhịp chèo khua động bồng bềnh song trăng
Lời ca tiếng nhạc xênh xang
Cung ai cung oán mênh mang cõi trần
Vượt qua vàng đá gian truân
Lời ca kỹ nữ mấy lần tóc phai
Thuyền du cuối bãi gập ghềnh
Nhịp chèo khua động bồng bềnh song trăng
Lời ca tiếng nhạc xênh xang
Cung ai cung oán mênh mang cõi trần
Vượt qua vàng đá gian truân
Lời ca kỹ nữ mấy lần tóc phai
THAM KHẢO : TÌM HIỂU VỀ MỘT HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
THAM KHẢO:
TÌM HIỂU VỀ MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
HUY THANH
A-Lời mở đầu:
Ngày 21/11/2011 trong một comment trên Blog của tôi, bạn blogger Lê
Tấn Việt Nam ở California USA có ngỏ ý nhờ tôi giải thích về
loại Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu tại Việt Nam . Thiết nghĩ đây là một
vấn đề kinh tế lớn mà phạm vi phần đất chia sẻ lời bình không đủ để viết
nên tôi viết thành một Entry hẳn hoi để chúng ta, ai cần thì đọc để
biết thêm về lãnh vực nầy. Bài Entry chỉ là đúc kết một số kinh nghiệm
của cá nhân tôi sau nhiều năm trở về Việt Nam tham gia kinh doanh trong
lãnh vực nầy Nếu bài viết có những sai sót, khiếm khuyết mong các bạn
chỉ giáo thêm. Trân trọng.
THAM LUẬN: CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐỘC NGÀN DẶM RA ĐI
THAM LUẬN:
CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN
NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐỘC NGÀN DẶM RA ĐI
HUY THANH
1- LỜI MỞ ĐẦU:
TÂM SỰ HUYỀN TRÂN
Thăm thẳm cố hương giữa khói mờ
Ra đi từ lúc mãnh trăng tơ
Đất Bắc Hoàng Cung xa vạn dặm
CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN
NGƯỜI LỮ HÀNH CÔ ĐỘC NGÀN DẶM RA ĐI
HUY THANH
1- LỜI MỞ ĐẦU:
TÂM SỰ HUYỀN TRÂN
Thăm thẳm cố hương giữa khói mờ
Ra đi từ lúc mãnh trăng tơ
Rời xa Đại Việt lòng đau xót
Đến đất Chiêm Thành dạ ngẩn ngơĐất Bắc Hoàng Cung xa vạn dặm
Trời Nam Dáng Tháp lạnh chơ vơ
Bước đi vào giữa lòng dân tộc
Biết có hoà bình trong tóc tơ?
HUY THANHTRUYỆN DỊCH: ÔNG HOÀNG SUNG SƯỚNG
GIỚI THIỆU VĂN HỌC QUỐC TẾ:
TRUYỆN NGẮN: ÔNG HOÀNG SUNG SƯỚNG ( A HAPPY PRINCE )
Giới thiệu truyện ngắn nầy, tôi mong rằng chúng ta sẽ có thêm những suy nghĩ mới hơn về tư duy, về nhân sinh quan đối với cuộc đời, để chọn một thái độ dấn thân cần thiết, đúng đắn, thích hợp trong mọi hoàn cảnh.
Với lối hành văn gọn nhẹ nhưng xúc tích, tác giả đã đưa ta đến những sự đồng cãm nầy đến đồng cảm khác, mà khi xem bản chính để dịch, tôi cũng không tránh khỏi băn khoăn, lo âu, không biết mình có đủ khả năng dịch ra tiếng Việt để chuyển tải những giao cảm cần thiết đến độc giả như nguyên bản không. Nhưng lý do tôi vượt qua những trở ngại đó, để can đảm chấp bút dịch hầu quý vị hôm nay, đó là lòng khao khát của tôi muốn chia sẻ cùng với Quý Vị và các bạn những tư duy về đạo đức, về nhân bản, về cái tâm con người sống trong một xã hội mà theo tôi những nét đẹp tinh thần gần như bị suy đồi.
Với những hạn chế nhiều mặt như vậy, chắc chắn bản dịch nầy sẽ có khiếm khuyết về nhiều mặt, mong các quý dịch giả đàn anh chỉ bảo thêm cho những khuyết điểm, tha thứ cho những sai sót nếu có. Xin trân trọng cám ơn.
TÁC GIẢ: OSCAR QUAIDE
NGƯỜI DỊCH: HUY THANH
1- LỜI NGƯỜI DỊCH:
OSCAR QUAIDE là nhà văn người Ailen, ông
chuyên viết về những truyện ngắn có tính cách ngụ ngôn với tầm giáo dục
cao để hướng thượng cho con người sống với lẽ thật, không chú trọng
lối sống giả dối bề ngòai. A Happy Prince là một truyện ngắn mà khi đọc
qua ta có thể hiểu là một truyện thần thoại, nhưng thực ra, tình
tiết ẩn dụ của nó là những gì đang xảy ra rất thực trong đời sống, hay
chung quanh chúng ta hằng ngày.Giới thiệu truyện ngắn nầy, tôi mong rằng chúng ta sẽ có thêm những suy nghĩ mới hơn về tư duy, về nhân sinh quan đối với cuộc đời, để chọn một thái độ dấn thân cần thiết, đúng đắn, thích hợp trong mọi hoàn cảnh.
Với lối hành văn gọn nhẹ nhưng xúc tích, tác giả đã đưa ta đến những sự đồng cãm nầy đến đồng cảm khác, mà khi xem bản chính để dịch, tôi cũng không tránh khỏi băn khoăn, lo âu, không biết mình có đủ khả năng dịch ra tiếng Việt để chuyển tải những giao cảm cần thiết đến độc giả như nguyên bản không. Nhưng lý do tôi vượt qua những trở ngại đó, để can đảm chấp bút dịch hầu quý vị hôm nay, đó là lòng khao khát của tôi muốn chia sẻ cùng với Quý Vị và các bạn những tư duy về đạo đức, về nhân bản, về cái tâm con người sống trong một xã hội mà theo tôi những nét đẹp tinh thần gần như bị suy đồi.
Với những hạn chế nhiều mặt như vậy, chắc chắn bản dịch nầy sẽ có khiếm khuyết về nhiều mặt, mong các quý dịch giả đàn anh chỉ bảo thêm cho những khuyết điểm, tha thứ cho những sai sót nếu có. Xin trân trọng cám ơn.
THƠ: TẠ TÌNH KHÚC
THƠ:
TẠ TÌNH KHÚC
HUY THANH
1-
Người đi không có hành trang
Mà lòng chít một vành tang giã từ
Áo bay mấy nẻo sương mù
Bập bềnh gíó cát mấy thu trời buồn
Một dòng ký ức đau thương
Sầu rơi thăm thẳm cuối đường điêu linh
Ngậm ngùi tắt lửa ba sinh
Vách nghiêng nửa bóng, nửa hình lao đao
TẢN MẠN : MÁU VĂN NGHỆ VÀ KỶ NIỆM MỘT THỜI
TẢN MẠN: MÁU VĂN NGHỆ & KỶ NIỆM MỘT THỜI
TẢN MẠN: VỀ MÁU VĂN NGHỆ VÀ NHỮNG KỶ NIỆM MỘT THỜI
HUY THANH
Không biết nhà ngôn ngữ học nào đã gọi những người
thích nghe, làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc kèm theo một chút lãng mạn
là có Máu văn nghệ. Ba chữ đó thật lẻ loi nhưng chứa đầy tính cách dễ
thương cuả những con người sống nhiều về nội tâm trong lĩnh vực nầy. Tôi
cũng nghĩ rằng những bạn trên Blog cũng ít nhiều có Máu văn nghệ theo
những nhận định đó.
Phải công nhân rằng người có Máu văn nghệ
thường đi đôi với lãng man, họ thật nhạy cảm với những sự kiện xung
quanh mình, dù một cái bắt gặp lẻ loi nhưng cũng tràn đầy cãm xúc để tạo
ra một sáng tác thật dài và sâu lắng. Trong cuộc sống hiện nay, khi mở
mắt ra, bước ra đuờng đi làm, đi học là chung quanh mình có
bao điều đáng nói, bao điều có thể trở thành nguồn sáng tác cho những
người có Máu văn nghệ thật nhậy cảm. Bên cạnh đó bốn muà xuân, hạ, thu, đông cũng có nhiều đề tài hấp dẫn trong lĩnh vực sáng tác.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)