THAM KHẢO:
TÌM HIỂU VỀ MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
HUY THANH
A-Lời mở đầu:
Ngày 21/11/2011 trong một comment trên Blog của tôi, bạn blogger Lê
Tấn Việt Nam ở California USA có ngỏ ý nhờ tôi giải thích về
loại Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu tại Việt Nam . Thiết nghĩ đây là một
vấn đề kinh tế lớn mà phạm vi phần đất chia sẻ lời bình không đủ để viết
nên tôi viết thành một Entry hẳn hoi để chúng ta, ai cần thì đọc để
biết thêm về lãnh vực nầy. Bài Entry chỉ là đúc kết một số kinh nghiệm
của cá nhân tôi sau nhiều năm trở về Việt Nam tham gia kinh doanh trong
lãnh vực nầy Nếu bài viết có những sai sót, khiếm khuyết mong các bạn
chỉ giáo thêm. Trân trọng.
B- Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu:
Hợp Đồng Xuất Nhập Khẩu ( Import and Export
contracts ) là Hợp Đồng mua bán ngoại thương, trao đổi hàng hoá, vật
tư, máy móc giửa các đơn vị, tập đoàn ở hai hay nhiều nước khác nhau
không cùng một ngôn ngữ. Bên bán ( The Seller ) chuyển quyền sở hữu hàng
hoá cho bên Mua ( The Buyer ), bên Mua trả tiền theo phương thức thanh
tóan Quốc Tế mà hai bên tự chon lựa. Việc mua bán giữa hai đơn vị của
hai quốc gia khác nhau bắt buộc phải có Hợp Đồng X N K để làm cơ sở cho
việc tranh chấp sau nầy trước những cơ quan tài phán thương mại quốc tế.
Dưới đây tôi xin trình bày một số nội dung chính của Hơp Đồng để chúng ta cùng tham khảo
1- Phần Mở đầu của HĐ: Phần nầy phải có những căn cứ theo văn bản pháp luật nào của hai bên
quốc gia hiệp thương, theo những điều ước, công ước thương mại quốc tế (
cụ thể điều gì, số mấy, ngày, người ký ban hành ). Sau đó ghi Tên
Hợp Đồng, số H Đ ,ngày ký H Đ, ký tại quốc gia nào. Người đại diện
hai bên Mua và bên Bán ký: tên họ, chức vụ, quốc tịch người ký. Tên
cộng ty, quốc tịch công ty, đia chỉ, số đt, email, fax.., Số ngày cấp
giấy phép kinh doanh (hay tư cach pháp nhân ) của cơ quan có thẩm quyền
của hai bên. Ở VN nếu người ký không phải là người có thẩm quyền ký thì
phải có giấy ủy quyền của người ký có thẩm quyền mới có giá trị.
2- Phần Đối Tượng (Nội Dung) của Hợp Đồng: ( Object of Contract ): Hai bên phải nêu rỏ là đối tượng (nội dung) Hợp đồng buôn
bán gì, mặt hàng gì, thỏa thuận ra sao. Tên hàng hoá phải được ghi rỏ
bằng hai thứ tiếng Việt và Anh ( trừ trường hợp hai bên thỏa thuận ghi
bằng tiếng khác ). Ngoài ra hai bên còn có thể làm thêm những phụ lục (
Annex ), liệt kê nhiều mặt hàng khác ngoài Hợp Đồng, phụ lục nầy là một
bộ phận không được tách rời ngoài Hợp Đồng, được công nhận như hàng
hoá chính của Hơp Đồng đã ký.
3-Phần sản phẩm ( Product ) hàng hóa ( Goods
): Phần nầy rất quan trọng nó phải được miêu tả chặt chẽ, rõ ràng,
phẩm chất, quy cách, theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trong từng thời kỳ
giao hàng.Tuân thủ nghiêm ngặt việc giao, nhận, kiểm tra theo nguyên tắc
ngoại thương. Để xác định phẩm chất hàng, người ta dùng các phương thức
sau:
1- Theo hiện trạng
2-Theo mô tả
3-Theo tiêu chuẩn quốc tế
4-Theo mẫu chào hàng
5-Theo sản lượng
6-Theo hàm lượng
7-Theo nhãn hiệu được cầu chứng
8-Theo thông số kỹ thuật
9-Theo xác xuất bình quân tương đương.
Ngoài ra phải cần phải kèm thêm các tài liệu kỹ thuật ( technical documentation ) cho người mua nếu có.
1- Theo hiện trạng
2-Theo mô tả
3-Theo tiêu chuẩn quốc tế
4-Theo mẫu chào hàng
5-Theo sản lượng
6-Theo hàm lượng
7-Theo nhãn hiệu được cầu chứng
8-Theo thông số kỹ thuật
9-Theo xác xuất bình quân tương đương.
Ngoài ra phải cần phải kèm thêm các tài liệu kỹ thuật ( technical documentation ) cho người mua nếu có.
4-Phần số lượng ( Quantity ), trọng lượng ( Weight ): Trước hết hai bên phải thỏa thuận về đơn vị đo lường như: tấn,
kg,lít, m, m3, m2, size, yard , độ C, độ F,.hay đơn vị chiếc tính như: cái, bao, chai, lọ, lốc, cái, chiếc ..v.. v... Kế đến là những
quy định về khoảng hao mòn ( waste ), dư, thiếu trong một phạm vi % hai
bên thỏa thuận mà nếu vi phạm được xem như không có trách nhiệm ( điều
kiên dung sai ). Điều kiện nầy được ghi + , - %. Sau cùng ngoài số lượng
( quantity ) còn phải ghi trọng lưọng ( weigh t ) của đơn vị hàng như: trọng lượng cả bao bì, trọng lương tịnh ( là trọng lượng không có bao
bì, cân khi đứng nguyên một chỗ )
5-Phần gíá cả ( Price
): Về giá cả thì căn cứ vào trọng lượng, khối lương, dung lượng,
hình thái, thông số kỹ thuật đế tính như: lít, m, m2 ,kg, bao, tấn
v..v.. , các hàng hoá đặc biệt thì dùng thông số kỷ thuật để tính như:
gaọ bao nhiêu % tấm, quặng thô bao nhiêu % hàm lượng nhôm. Việc nhân
giao hàng cũng rất quan trọng đối với giá cả, vì nó xác định giá cự ly
vận chuyển hàng, càng xa thì giá càng cao. Có nhiều cách tính giá trong
Hợp Đồng:
*5.1 : Giá FOB ( Free On Board ): Là giá giao hàng tại một cảng thoả thuận do hai bên thông báo nhau, người bán hết trách nhiệm khi đưa hàng qua khỏi lan can tầu vận chuyển do người bán thuê ( FOB .C ). Người mua phải thuê tầu nhận hàng, thông báo cho bên bán thời gian, địa điểm nhận hàng.Người bán chịu trách nhiệm những rủi ro khi bốc dở hàng cho người mua khi hàng chưa qua khỏi lan can tầu của mình.
*5.2 : Giá CIF ( Cost Insurance and Freight ) :là giá giao gồm: tiền hàng + Phí bảo hiểm + Cước phí cãng đến .Điều kiện giá nầy người bán chịu mọi chi phí vận chuyển hàng đến cảng quy định, kể cả thủ tục giấy tờ, thuê bốc vác. Sau đó báo cho người mua biết hàng đã bốc xuống đồng thời cung cấp một Hơp Đồng Bảo Hiểm cho người mua.Người mua phải trả tiền hàng theo quy định, chịu trách nhiệm về hàng hoá từ khi qua lan can tầu của mình .Thường Khi Nhập Khẩu sử dụng giá CIF và xuất khẩu dùng giá FOB. Ngoài hai giá trên, còn có các lọai giá sau đây : DAF ( Delivered Af Frontier : Giá giao tại biên giới ), FOA ( Fob Airport : Giá giao tại sân bay ) , EXW ( Exworks : Giá giao tại xưỡng ) FOR , FOT :) Free On Rail /Free On Truck) : Giá giao tại toa xe hay ga đường sắt .v..v..
*5.1 : Giá FOB ( Free On Board ): Là giá giao hàng tại một cảng thoả thuận do hai bên thông báo nhau, người bán hết trách nhiệm khi đưa hàng qua khỏi lan can tầu vận chuyển do người bán thuê ( FOB .C ). Người mua phải thuê tầu nhận hàng, thông báo cho bên bán thời gian, địa điểm nhận hàng.Người bán chịu trách nhiệm những rủi ro khi bốc dở hàng cho người mua khi hàng chưa qua khỏi lan can tầu của mình.
*5.2 : Giá CIF ( Cost Insurance and Freight ) :là giá giao gồm: tiền hàng + Phí bảo hiểm + Cước phí cãng đến .Điều kiện giá nầy người bán chịu mọi chi phí vận chuyển hàng đến cảng quy định, kể cả thủ tục giấy tờ, thuê bốc vác. Sau đó báo cho người mua biết hàng đã bốc xuống đồng thời cung cấp một Hơp Đồng Bảo Hiểm cho người mua.Người mua phải trả tiền hàng theo quy định, chịu trách nhiệm về hàng hoá từ khi qua lan can tầu của mình .Thường Khi Nhập Khẩu sử dụng giá CIF và xuất khẩu dùng giá FOB. Ngoài hai giá trên, còn có các lọai giá sau đây : DAF ( Delivered Af Frontier : Giá giao tại biên giới ), FOA ( Fob Airport : Giá giao tại sân bay ) , EXW ( Exworks : Giá giao tại xưỡng ) FOR , FOT :) Free On Rail /Free On Truck) : Giá giao tại toa xe hay ga đường sắt .v..v..
6-Phần chọn đơn vị tiền: Hai bên có thể thỏa thuận thanh toán bằng đồng tiền bên bán hay bên
mua, hoặc một nước nào khác tùy ý.Thường thì máy móc, thiết bị, dầu
nhiên liệu, vật dung, thức ăn tính bằng đồng đô la Mỹ hay Euro , còn
các loai hoá chất, nông sản, kin loại tình bằng đồng Bãng Anh .Bên bán
thường chọn đồng tiền được ổn định để bảo toàn vốn, còn bên mua lại
thich chọn tiền bị mất giá để hưởng trợt giá.
7-Phần xác định giá: Hai bên thường thỏa thuận tính giá như sau:
1- Giá theo Hợp Đồng, ( được đồng ý khi ký kết, không đổi trong suốt qua trình HĐ còn hiệu lực, thực hiện )
2- Giá Linh Hoạt ( là giá được hai bên đồng ý điều chỉnh hợp lý khi giá ngoài thi trường tăng, giảm.
3-Giá Trượt ( là giá điều chỉnh theo từng chuyến giao hàng khi vật tư sản xuất đã thay đổi ) giá nầy thường áp dụng cho những mặt hàng sản xuất một thời gian dài như cây giống, máy móc, đóng tầu, xây dựng cao ốc .. v..v.
1- Giá theo Hợp Đồng, ( được đồng ý khi ký kết, không đổi trong suốt qua trình HĐ còn hiệu lực, thực hiện )
2- Giá Linh Hoạt ( là giá được hai bên đồng ý điều chỉnh hợp lý khi giá ngoài thi trường tăng, giảm.
3-Giá Trượt ( là giá điều chỉnh theo từng chuyến giao hàng khi vật tư sản xuất đã thay đổi ) giá nầy thường áp dụng cho những mặt hàng sản xuất một thời gian dài như cây giống, máy móc, đóng tầu, xây dựng cao ốc .. v..v.
Khi hai bên chấp nhận cách tính Gíá, thường người ta phân lọai như sau:
7.1 -Giá phê chuẩn: Là giá ghi trong H Đ cho phép được so sánh với giá tham khảo trên thi trường hay giá chào hàng, giá nầy có thể thay đổi theo thỏa thuận của hai bên trong từng thời kỳ.
7.2 - Giá công bố: Là giá được công khai trong những tài liệu kỹ thuật chào hàng hay niêm yết tại trụ sở giao dich của bên bán ( được coi như giá quốc tế). Thí dụ giá gỗ cuả Mỹ, Đài Loan, giá luá mì ỏ Canada , giá cao su ở Singapore, các loại giá nầy có thể bị biến đông theo gia thi trường quốc tế.
7.1 -Giá phê chuẩn: Là giá ghi trong H Đ cho phép được so sánh với giá tham khảo trên thi trường hay giá chào hàng, giá nầy có thể thay đổi theo thỏa thuận của hai bên trong từng thời kỳ.
7.2 - Giá công bố: Là giá được công khai trong những tài liệu kỹ thuật chào hàng hay niêm yết tại trụ sở giao dich của bên bán ( được coi như giá quốc tế). Thí dụ giá gỗ cuả Mỹ, Đài Loan, giá luá mì ỏ Canada , giá cao su ở Singapore, các loại giá nầy có thể bị biến đông theo gia thi trường quốc tế.
8- Phần đóng gói , ký mã hiệu ( Packing-Marking
): Trên từng sản phẩm sản xuất phải có bao bì đóng gói, trên bao bì
phài có ghi ký mã hiệu , ngày xuất xưởng, thời hạn sử dụng, nơi sản
xuất, những thông số kỹ thuật sản phẩm, cách sử dụng và bảo quản. Hàng
hoá ngoại thương thường đựợc chuyển đi bằng đường biển, để trong những
bào bì bằng gỗ, bằng giấy bọc nylon, bằng nhựa ( kiện ) v..v..đóng trong
những container lớn. Bao bì hàng hoá được gởi bằng đường biển có tác
dụng bảo vệ hàng hoá trong quá trình vận chuyển giao nhận hai bên, ngoài
ra có còn làm cho hàng hoá tăng phần thẩm mỹ thu hút khách hàng. Những
hàng hóa đặc biệt cần bảo quản đậc biệt như chống ẩm, để nơi khô ráo,
bảo quản tươi sống, tránh ánh nắng mặt trời, để xa tầm tay trẻ em v..v..
cần phải ghi rọ trên bao bì .Về mã hiệu thì ghi bằng chữ, số, hình vẽ
dễ hiểu bằng thứ mực hay sơn không phai dù mưa, bảo, nước biển có ngấm
vào. Về ghi mã hiệu phải có những chi tiết sau: 8.1
-Tên người nhận hàng ( Consignee ), Tên tầu gởi hàng ( Shipped ) Trong
lượng tịnh (Weight: Gross/ Net ), Số hiệu chuyến hàng, Số Hợp Đồng, (
N0 Contract ) Trọng lượng cả bao bì . Kiên hàng số:( Case N0 )
Số thứ tự của các kiện ( number of the case ), Tông số kiện giao lên
tầu (total cases shipped ), Cãng đến ( Port of destination ) Kích
trhước: dài, rộng, cao ( Dimention: Length,,width, Height ) . 8.2
-Tên nưóc, tên công Ty bên bán và bên mua 8.3 - Địa điểm hàng đi,
hàng đến, 8.4 Số vận đơn, 8.5 Tên tầu vận chuyển, 8.6 Số hiệu
chuyến hàng . 8.7 -Những ký hiệu đậc biệt như: dễ vỡ ( Fragile ),
tránh nắng, không được lật ngược ,mở, khui ra chỗ nầy, dễ cháy,
không được thấm nước , để nơi khô ráo ( keep dry ) .v..v.. phải ghi rõ
ràng người nước nào nhìn cũng phải hiểu. Đây là những ký hiệu quốc tế
bắt buộc phải có khi xuất cảng.
9- Phần Chứng Từ Giao Nhận : Khi giao hàng, người bán giao cho người mua các giấy tờ như sau : 9.1
- Tờ khai hải quan: Để chứng minh bên bán đã đóng thuế xuất khẩu
+ 9.2 -Giấy kiểm dịch
+ 9.3 - Giấy vận đơn đường biển hoàn chỉnh đã bốc hàng chuyển nhượng được ( clean on board B/L negatiable )
+ 9.4 -Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng ( certificate of origin )
+ 9.5- Giấy chứng nhận chất lương và số lượng lô hàng ( Certificate of quality and quantity ) ở VN do VINACONTROL cấp)
+ 9.6 Danh sách đóng gói ( Packing list ).
+ 9.2 -Giấy kiểm dịch
+ 9.3 - Giấy vận đơn đường biển hoàn chỉnh đã bốc hàng chuyển nhượng được ( clean on board B/L negatiable )
+ 9.4 -Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng ( certificate of origin )
+ 9.5- Giấy chứng nhận chất lương và số lượng lô hàng ( Certificate of quality and quantity ) ở VN do VINACONTROL cấp)
+ 9.6 Danh sách đóng gói ( Packing list ).
10- Hồ sơ thương mại gồm:
10.1 Hạn ngạch QuoTa nếu là lọai hàng cần quota
+10.2 - Giấy phép Kinh Doanh mặt hàng
+10.3- Hơp đồng ngoại thương
+ 10.4 Giây mở Tín Dụng Thư ( L/C )
+10.5 -Giấy chứng nhận đã kiểm dịch, sát trùng lô hàng
10.1 Hạn ngạch QuoTa nếu là lọai hàng cần quota
+10.2 - Giấy phép Kinh Doanh mặt hàng
+10.3- Hơp đồng ngoại thương
+ 10.4 Giây mở Tín Dụng Thư ( L/C )
+10.5 -Giấy chứng nhận đã kiểm dịch, sát trùng lô hàng
Những giấy tờ trên làm thành 4 bản gởi cho: Ngân Hàng ngoại thương, lưu bên mua, lưu bên bán thuyền trưởng tầu vận chuyển.
11- Phần phương thức thanh toán quốc tế ( International Payment
): Trong ngoại thương, người ta thường có những cách thanh toán quốc
tế qua Ngân Hàng hai nước như: nhờ thu ( Collection of payment ) ,thư
tín dụng, (Letter of Credit L/C ) séc ( Chèque - Clearance ) hối
phiếu ( By bill of exchange draft ) Trong cách thanh toán bằng Thư Tìn
Dụng có nhiều cách khác nhau như: Thư tín dụng xác nhận ( Confirmed
letter of Credit ), Thư Tín Dụng không xác nhận ( Inconfirmed letter of
Credit ), Thư Tín Dụng không hủy ngang ( Irrevocable L/C ), Thư Tín
Dụng Hủy Ngang ( Revocable L/C ), Thư Tín Dụng Tuần Hoàn ( Revolving L/C
).Thanh toán qua mạng Internet v..v..
12- Phần bảo hành thời gian bảo hành ( Guarantee period
): Bảo hành là người bán có trách nhiệm với người mua đối với hàng hoá
mình đã bán trong một thời gian nào đó tuỳ hai bên thỏa thuận.Nếu sau
khi nhận hàng và thanh toán tiền , bên mua phát hiện hàng hoá có khiếm
khuyết, giao hàng không đúng phẩm chất theo Hợp Đồng thì phải báo cho
người bán biết.Người bán có quyền kiểm tra hàng hóa của mình tại chỗ
người mua. Nếu lổi của người bán thì người bán có thể khắc phục, sửa
chữa lạị (moi phí tổn do bên bán chịu ), bên bán cũng có thể thay thế
hàng khác đúng như Hợp Đồng, hoặc hoàn tiền lại cho người mua vốn + lãi
suất (từ ngày người mua giao tiền ). Nếu là lỗi của bên mua như không bảo
quản đúng quy cách, lắp ráp không đúng kỹ thuật bên bán hướng dẫn
trong tài liệu kỹ thuật, vận chuyển cẩu thả, gây hư hỏng thì bên bên bán
không có trách nhiệm bảo hành. Thời gian bảo hành thường do bên người
bán hay nhà sản xuất qui định, cũng có khi do hai bên thỏa thuận.
13 -Phần khiếu nại ( Exclamation
): Khiếu nại là quyền của một bên kêu lên ,yêu cầu bên đối tác thực
hiện đúng các đều khoản đã cam kết trong H Đ.Khiếu nại được viết thành
văn bản gởi cho bên đối tác nêu rõ nội dung vi phạm, những giấy tờ kiểm
chứng xác nhận của các cơ quan chuyên môn về sự vi phạm đó (VINACONTROL
chẳng hạn ). Phải gởi văn bản trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực. Văn
bản khiếu nại không được coi như thư từ chối nhận hàng những lô tiếp
theo trong H Đ của bên mua. Người bán có quyền kiểm tra hàng hoá của
mình tại chỗ người mua về những vấn đề bị khiếu nại.
Nếu quả thực việc khiếu nại do lỗi bên bán, thì bên bán sẽ khắc phục bằng cách:
1- Bù hàng thếu hụt nếu giao thiếu hàng,
2- Thu lại hàng kém phẩm chất và trả tiền cho bên mua ( vốn + lãi+ bồi thường hợp đồng )
3-Sửa chữa hàng đúng chất lượng cam kết (chi phí do người bán chịu ).
4-Giảm gíá hàng kém phẩm chất nếu việc sử dụng không có hại cho người tiêu dùng.
5- Bù đắp lại hàng hoá đúng phẩm chất thay cho hàng hoá không đúng phẩm chất.
Nếu quả thực việc khiếu nại do lỗi bên bán, thì bên bán sẽ khắc phục bằng cách:
1- Bù hàng thếu hụt nếu giao thiếu hàng,
2- Thu lại hàng kém phẩm chất và trả tiền cho bên mua ( vốn + lãi+ bồi thường hợp đồng )
3-Sửa chữa hàng đúng chất lượng cam kết (chi phí do người bán chịu ).
4-Giảm gíá hàng kém phẩm chất nếu việc sử dụng không có hại cho người tiêu dùng.
5- Bù đắp lại hàng hoá đúng phẩm chất thay cho hàng hoá không đúng phẩm chất.
14-Phần bất khả kháng ( Force majeure
): Trong quan hệ ngoại thương, cũng có những lúc hoàn cảnh khách
quan không thể thi hành hay chậm trễ viêc thực hiện H Đ mà không do lỗi
bên nào cả.Do vậy, khi gặp những trường hợp nấy cả hai đều được miễn
trừ trách nhiệm mà trách nhiệm lớn nhất là bồi thường hợp đồng cho
bên đối tác. Có 2 trường hợp bất khả kháng là ngắn hạn và dài hạn. Bất khả kháng ngắn hạn
là trường hợp hỏa hoạn ( fire ), thiên tai ( Act of God ) như ở Thái
Lan tháng 10/2011 vưà qua, cảng biển, sông bị đóng băng. phi trường bị
bão tuyết, đình công ( major strikes ) ..v..v..Bất khả kháng dài hạn
là trường hợp chiến tranh ( War-) như ở Lybie tháng 8 /2011) , bạo
loạn, bị cấm vận, cấm xuất nhập khẩu ( import restriction ), phong toả
tài chánh cá nhân , đoàn thể ( tài khỏan bọn Maphia, khũng bố , tội phạm
quốc tế ).
15-Phần tranh chấp, giải quyết, cơ quan tài phán ( Dispute Settlement
): Trước hết, những mâu thuẩn giữa hai bên phải được gỉai quyết bằng
thương lựơng hoà giải, chỉ khi nào không giải quyết được mới đưa ra
trước cơ quan có thẩm quyền xét xử.Thể thức đưa ra trước Toà Án cuả Luật
( The court of law ) thương mại thuộc thẩm quyền của Trọng Tài Kinh Tế
thuộc phòng Thương Mại Quốc Tế ( International Chamber of Commerce )
được nhiều quốc gia chấp nhận.Trong khi vụ án đang chờ thẩm tra, xét xử
thì hai bên vẫn tiếp tục thực hiên H Đ. Ở VN, các nhà quản lý công ty
thường bị hạn chế ( chưa am hiểu nhiều về luật trọng tài thương mai quốc
tế cuả các quốc gia tiên tiến ) nên khi gặp trường hợp phải kiện tung ở
cơ quan tài phán nầy thuộc nước ngoài, thường lúng túng ,rất tốn kém
chi phí thuê luật sư ngoại quốc tư vấn, tham gia tố tụng Tranh
chấp với các Công Ty VN là các Công Ty Thương Mại Quốc Tế, họ có nhiều
kinh nghiệm đối phó trên lãnh vực tranh tụng luật pháp trên thương
trường thế giới. Họ cũng quyết lòng bảo vệ nhãn hiệu cho công ty họ
nên có thể có những bí quyết biến đổi, lật ngược đen thành trắng
làm người đi kiện lại trở thành thua kiện. Phán quyết của Trọng Tài
Kinh Tế là quyết định cuối cùng mà hai bên phải thi hành. ( The
arbitration award shall be final and bindung upon both parties ).Tôi
thiết nghĩ, khi có mâu thuẫn xảy ra, hai bên đều phải bình tĩnh, sáng
suốt hoà giải hợp lý, đúng lẽ công bằng thì mới tránh được việc đưa ra
cơ quan tài phán quốc tế, vưà tổn thất tinh thấn, vật chất, một điều mà cả hai bên đều không mong muốn.
16- Phần cuối cùng: Là phần:
1- Xác định số lượng, giá trị bản in của Hợp Đồng chính.
2- Xác định một ngôn ngữ ( hay song ngữ ) của Hợp đồng chính và nơi nhận lưu trữ Hợp Đồng của hai bên.
3-Nếu có bản dịch ra tiếng địa phương thì phải do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại phiên dịch
4- Những bản sao Hơp Đồng, bản phụ lục, đều phải có công chứng của nước nơi hai bên ký Hợp Đồng.
1- Xác định số lượng, giá trị bản in của Hợp Đồng chính.
2- Xác định một ngôn ngữ ( hay song ngữ ) của Hợp đồng chính và nơi nhận lưu trữ Hợp Đồng của hai bên.
3-Nếu có bản dịch ra tiếng địa phương thì phải do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại phiên dịch
4- Những bản sao Hơp Đồng, bản phụ lục, đều phải có công chứng của nước nơi hai bên ký Hợp Đồng.
HUY THANH