15/12/12

BÌNH LUẬN: NHỮNG BÀI NHẠC TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

BÌNH LUẬN:


NHỮNG BÀI NHẠC TRỮ TÌNH CỦA NHẠC SĨ ANH VIỆT THU

HUY THANH



Photobucket


1-Lời mở đầu
:
Trong thời Trung Chiến,  (từ năm 1945 đến năm 1975) ở miền Nam có một dòng nhạc trữ tình nổi lên với rất nhiều nhạc sĩ mới, cũ viết những bài hát rất hay. Nội dung những bài hát nầy ca ngợi tình yêu đôi lứa ( thường là dang dở ), tình yêu quê hương, dân tộc, ca ngợi hoà bình, ca ngợi tình quê. Sau năm 1960 có thêm một chủ đề mới là" tình yêu những người trong cuộc chiến ".Rất nhiều nhạc sĩ lớp cũ từ miền Bắc vào, lớp cũ, lớp mới từ miền Nam lớn lên, đã sáng tạo thành một dòng nhạc trữ tình, phong phú, lãng mạn với nhiều chủ đề đủ mầu sắc khác nhau.
Những nhạc sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc nầy là những nhạc sĩ đàn anh như Phạm Duy, Văn Phụng, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Nghiêm Phú Phi, Lê Thương, Đan Thọ, Hoàng Trọng v..v., đến những nhạc sĩ đàn em sau nầy nổi lên từ thập niên 50 như Lam Phương, Hoài An, Phạm mạnh Cương  Trần thiện Thanh, Trịnh công Sơn, Ngô thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ thành An, Anh việt Thu ..v..v.
.

Nhạc sĩ ANH VIỆT THU là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc nầy. Tôi chọn giới thiệu nhạc sĩ ANH VIỆT THU  không phải là do ngẫu nhiên  mà do lòng ái mộ nhạc của ông, cũng không phải do ông là người cậu họ của tôi, đã dìu dắt tôi trong ngành âm nhạc một thời,  mà do ông là một nhạc sĩ có chân tài, được đào tạo bài bản từ trường lớp âm nhạc cấp quốc gia,quốc tế, hẳn hoi.

2-Tác giả:
Nhạc sĩ ANH VIỆT THU tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang  ( còn một cái tên Pháp mà chỉ trong dòng họ chúng tôi biết  là MALLIST ), sinh năm 1939 tại Huyện Cái Bè tỉnh Định Tường ( nay là tỉnh Tiến Giang ). Ông tốt nghiệp hoà âm đàn Piano tại trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Sàigon năm 1963,sau đó  thụ huấn điều khiển Nhạc Trưởng với GS âm nhạc Otle Solner. Năm 1963, ông bảo vệ thành công luận án âm nhạc với đề tài " KHÔNG CÓ TIẾNG ĐỘNG TRONG ÂM NHẠC " tại trường đại học âm nhạc TOKYO - NHẬT BẢN.
Ông là Chủ Tịch Ban Đại diện Sinh Viên trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Saigon năm 1958-1959, Trưởng Đoàn Du Ca" Phù Sa" năm 1965-1966, Trưởng Ban Phát Thanh " Ngâm Diễn Thơ Ca " Đài Phát Thanh Saigon năm 1966-1968 ), Phụ trách " Giờ Âm nhạc Anh việt Thu" tại đài Truyền Hình năm 1971 ).
Ông mất ngày 15/03/1975, sau hơn ba tháng chống chọi với chứng bệnh ung thư hiểm nghèo qua hết bệnh viện nầy đến bệnh viện khác như bệnh viện Grall, bệnh viện Cộng Hoà, bệnh viện  Quảng Đông. Ông mất đi để lại một người vợ là bà Trần nữ Hiệp cùng một người con trai.    

3-Những tác phẩm tiêu biểu:
a)- Năm 1956: Bài " Giòng An Giang"  ( ca ngợi dòng sông quê hương tôi tại Cái Bè Mỹ  Tho ) và bài "Đường nầy anh về đâu "
 b)- Tập nhạc độc tấu: " Dạ khúc Kim Sang "  : gồm mười bài nhạc soạn riêng cho vĩ cầm( violon ) và dương cầm ( piano ) đoạt giải Cantorum Schola La Mã năm 1962 .

 c)-Một số khoãng 200  bài nhạc trữ tình viết trong thời gian từ năm 1964-1975 như: Đa Tạ , Tám Điệp Khúc, Người ngoài Phố ,Hai Vì Sao Lạc..v...v... 
d )-Trường ca "Xuân Nguyễn Huệ "giải nhất Đài Phát Thanh SaiGon năm 1966

4-Những nhạc phẩm tiêu biểu của NS Anh Việt Thu:
4.1 Đa tạ Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng, / Ngày nao súng phải lạnh lùng. / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / Ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà, / người em bé bỏng thật thà. / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn.Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm, / lời ca tiếng ru êm đềm / Ôi lời ca đã xua chinh chiến / ru chim trắng trắng tung bay. / Xin đa tạ giòng máu thắm đỏ ruộng cây, / Giòng máu vẫn chảy miệt mài / Xin lời ru xua hãi hùng đi./ Lời ai ru gió hiu hiu buồnTôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề / Mồ hôi nhỏ giọt tràn trề / Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa / xanh thăm thẳm mắt em thơ / Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về / Lời ru ấp ủ não nề / Nắng hạ vàng rơi phủ bờ vai / Lời ai ru gió hiu hiu buồnTôi xin đa tạ lời ca lời ca đã xua bạo tàn / Lời ru đã xua phũ phàng / Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng / ôi mây xõa tóc nghiêng nghiêng. / Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng / ngày nao súng phải lạnh lùng. / Xin lời ru xưa hãi hùng đi. / Lời ai ru gió hiu hiu buồn

4.2-Tám điệp khúcTrời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Bàn tay năm ngón mưa sa / Dìu anh trong tiếng thở / Đưa tiễn anh đi vào đời / Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về /Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Bàn tay đón gió muôn phương / Bàn tay đan gối mộng / Đưa tiễn anh đi vào đời / Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đờTiếng hát hát trên môi / Giấc ngủ ngủ trong nôi / Một đàn, đàn chim nhỏ bay khắp trời Việt Nam mến yêu / Ôi tiếng chim muông gọi đàn / Mẹ Việt Nam ơi! Con xin dâng hiến trọn cả đờTrời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Nằm nghe tiếng hát đu đưa dìu anh trong giấc ngủ / Ôi tiếng ru ru ngọt ngào / Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đờiTrời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Từng đêm ấp ủ trong tim / Từng đêm khe khẽ gọi / Anh nhớ thương em từng giờ / Mẹ Việt Nam ơi! Ai chia ly tan tác cả ngàn đờTrời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Trùng dương sóng nước bao la / Trùng dương vang tiếng gọi / Ôi sóng thiêng em về Trời / Mẹ Việt Nam ơi! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề. / Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu / Rừng thiêng lá đổ âm u / Rừng thiêng vang tiếng gọi / Ôi núi thiêng em về nguồn / Mẹ Việt Nam ơi! con xin ghi xin khắc nguyện lời thề
.
.

4.3- NHỚ NHAU HOÀI

(Nhạc Anh Việt Thu – lời thơ Thiên Hà) Em ở nơi nào? / Có còn mùa xuân không em / Rừng ngàn lá gió / Từng đêm nhắc nhở thì thầm / Nắng ở trên đầu nắng trong lòng phố / Gió ở trên non gió cuốn mây về
ĐIỆP KHÚC Sao em vẫn ngồi mà nghe cô đơn / Mà nghe nức nở trong hồn / Và thương đôi mắt nhỏ em buồn / Vì mình yêu nhau / Vì mình thương nhau nên mới giận hờn / Vì mình xa nhau nên nhớ nhớ nhau hoài Em ở nơi nào? / Có còn mùa xuân không em / Rừng ngàn lá gió / Từng đêm nhắc nhở thì thầm / Mai lỡ không về chắc anh buồn biết mấy / Dáng nhỏ xuân xưa cũng nhớ đêm ngày
.
.

 QUÝ VI VÀ CÁC BẠN MUỐN NGHE NHỮNG BÀI NHẠC NẦY XIN VÀO GOOGLE GÕ TÊN BÀI NHẠC ( HAY GÕ NHẠC CỦA TUI, CHỌN NHẠC TRỮ TÌNH,  GÕ TÊN BÀI )

LỜI KẾT:
Lời kết nầy của tôi không phải là một lời bình luận mà chỉ là những nhận xét theo cảm nghĩ cá nhân riêng của mình trên lĩnh vực âm nhạc với những tác phẩm của NS ANH VIỆT THU. Với tư cách là một khán thính giả ( loại trừ tư cách là một người cháu họ gọi nhạc sĩ bằng cậu, một người thầy đã đỡ đầu khi tôi chập chững bước vào ngành âm nhạc ) tôi nêu những nhận xét như sau:

1- VỀ LỜI BÀI HÁT:
Nhạc của ông lời viết rất đậm đà, không cao lắm mà cũng không thấp lắm. Ông không sử dụng nhiều sáo ngữ, hay diễn cảm bằng những triết lý cao xa , mà ngôn từ của ông đậm đà như con sông, khu vườn, mái nhà chơn chất của vùng quê Nam Bộ.Tính cách đơn giản đó trong lời bài hát, cũng như cuộc sống đạm bạc thực tế của ông đúng là văn với người là một.Tôi còn nhớ trước năm 1975, lúc đó ông đến nhà tôi( trên đường Lữ Gia ) bằng chiếc xe Vélo Solex cũ mèm ( lúc đó miền Nam đã có xe Honda ) để mời gia đình tôi đi ăn tiệc cưới của ông ( ông kêu mẹ tôi bằng chị )
2-VỀ NHẠC BÀI HÁT:
Về nhạc, những bài hát của ông viết có hai loaị:
1- Loại 1:  Những bài viết cho hợp xướng hay độc tấu, hoà tấu  thì ông  viết khá cầu kỳ, dàn  dựng hàng nốt nhạc khá công phu, Ngoài ra, ông còn soạn thêm  nhiều nốt bè ngoài khóa SOL như khoá FA , khoá Do để hoà âm thêm phần phong phú .Những bài nhạc nầy thường thay đồi tiết tấu, số nhịp ở các đoạn Điệp Khúc, Chuyển Khúc,khiến người nghe như bài giao hưỡng cổ điển vừa êm dịu, vừa sôi động  ( 30-60 nốt đen trong một phút )
2-Loại 2: Những bài nhạc trữ tình dành cho ca sĩ hát, thi ông chọn những tiết tấu nhẹ nhàng, đơn giản đơn. Về số nhịp thì ông chọn 2/4,  4/4  ( C  , 3/4  quen thuộc. Về Tiết tấu thì ông thường chọn Boléro ( bài Hai vì sao lạc ), Habanera  ( bài Đa tạ ), Slow  ( bài Tám Điêp Khúc ), Valse ( bài Giòng An Giang ).Về hình nốt thì ông sử dụng dấu tròn, trắng, đen, móc đơn, móc đôi ,dấu liên ba.

Hôm nay cũng đã trôi qua 37 năm từ ngày ông mất. Tôi viết bài Entry nầy để đáp tạ ơn ông, một người cậu họ, mà cũng là ngưới thầy đã nâng đỡ, dìu dắt tôi những bước chập chững sáng tác nhạc đầu tiên khi tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ. Ông đã giúp cho nhạc sáng tác của tôi hoà quyện vào vào dòng nhạc của các nhạc sĩ đàn anh, đàn chú bác khi tuổi nghề chập chững, khi ngón đàn piano còn vụng về và tuổi đời của tôi lúc đó còn quá non trẻ.

Nghe lại những bài nhạc xưa mới thấy cái hồn của Thơ và Nhạc trong đó, nó đã vượt không gian, thời gian đứng trong lòng người thầm lặng mà vĩnh cửu. Không cần phải quảng cáo rầm rộ trên những phương tiện truyền thông như những bài nhạc kém chất lượng cả lời và nhạc như bây giờ, Những bài nhạc mang tính chất lăng xê, phỏng vấn " nhạc sĩ " và "ca sĩ "một cách giả tạo, hợm hĩnh, kệch cỡm trong khi tài năng thực sự của họ ca hát và sáng tác rất lom com, yếu đuối, Những bài nhạc xưa vẫn đúng sừng sững trong lòng ngưòi mộ điệu như một thứ hoa " hữu xạ tự nhiên hương ", thế đứng của những bài hát trong lòng người mới là những bài hát hay đích thực, một thế đứng vượt thời gian sẽ đẩy những bài hát theo phong trào kiểu " bình dân giáo dục mì ăn liền " như hiện nay ra khỏi nền nghệ thuật chân chính.


HUY THANH