THAM LUẬN:
BÀI THƠ ĐƯỜNG "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC " VÀ CUỘC TRANH BIỆN GIỮA TÔN THỌ TƯỜNG VÀ PHAN VĂN TRỊ.
HUY THANH
Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị là hai danh sĩ, hai nhà
thơ lớn của nước ta sống vào thế kỷ thứ 18, 19 trong thời kỳ Pháp thuộc. Công bằng mà nói, theo tôi cả hai người đều có lý tưởng dân tộc nhưng
họ đã thể hiện bằng hai đường lối, hai cách khác nhau, thậm chí
chống đối nhau như hai kẻ thù không đội trời chung. Lịch sử cận đại kếtt
án Tôn thọ Tường theo gịặc Pháp, một thứ Việt Gian thời đại, còn Phan
văn Trị là chí sĩ yêu nước. Theo tôi quan điểm lịch sữ cận đại có cái
nhìn quá khe khắc về Tôn thọ Tường, bởi vì trong lịch sữ không phải
ai làm việc cho Pháp,cộng tác với Pháp đều là Việt Gian bán nước ,mà
trái lại, đó cũng có thể là một biện pháp tạm thời, cũng có một số trong
họ sau nầy đã nổi lên chống Pháp ( như Đội Cấn ). Nếu Tôn thọ Tường là
hạng người vong bản việt gian thì ông không dại gì mà làm những bài Thơ u
uất, bày tỏ nỗi lòng của mình khi làm việc cho Pháp gởi đến các sĩ
phu trước những đôi mắt của dò xét của mật thám Pháp. Biện chứng như
thế nên tôi mạnh dạn viết những nhận định về Tôn Thọ Tường không phải là
một lời biện hộ đúng sai, mà chỉ là một lời giải bày chua xót thay
cho ông, một người của lịch sử mà không đặt đúng vào vị trí của lịch
sử. Nói cách khác lời tôi phản biện cho ông có thể đi ngược lại
quan điểm lịch sử cận đại vốn đã méo mó ít nhiều. Cũng có thể những nhà
sữ học trước đây cũng có cái nhìn về Tôn Thọ Tường như tôi nên lúc đó
tại SaiGon có hai con đường Tôn thọ Tường và Phan văn Trị ở Sài
Gòn.
Tôn thọ Tường chủ trương phát triển đất nước dựa vào
khoa học, vào sức manh của nền dân chủ tư sản phương Tây để học hỏi, thay đổi tư tưởng, cách làm. Nhờ người Pháp giúp đỡ tổ chức hành
chánh, giáo dục nâng cao dân trí dân tộc. Nói chung, ông là nhà tư
tưởng dân chủ tiến bộ và cấp tiến.
Phan văn Trị chủ trương phát triển đất nước dựa vào
sức mạnh tự lực, tự cường của dân tộc, ông chủ trương bài ngoại
triệt để, căm thù người Pháp và những kẻ theo làm việc cho họ. Một
khiá cạnh nào đó, tình yêu nước của ông mang nặng tinh thần " Trung
quân Ái Quốc " của Khổng Tử nên ông chủ trương chống Pháp tuyệt đối.
Nói chung Phan văn Trị là người có tinh thần yêu nước cực đoan và bảo
thủ .
Là một danh sĩ khi cộng tác làm việc với Pháp, Tôn
thọ Tường đã bị rất nhiều người trong đó có cả các sử gia cận đại chê
trách, thậm chí còn thóa mạ ông là theo gót giặc, phản quốc.Vì không ai
hiểu được tấm lòng của mình nên Tôn thọ Tường rất đau khổ, ông thường
giải bày nổi niềm của mình trên các bài thơ để mong rằng có ai đó thấu
hiểu. Nhưng ngược lại, người đời thật trớ trêu, họ không những không
thông cảm mà còn chỉ trích nặng nề hơn, cho là ông xảo biện, che đậy
tội phản quốc của mình.
Sau khi bài thơ Đường Luật tựa đề "TÔN PHU NHÂN QUY
THỤC" của Tôn thọTường tung ra để giãi bày lòng mình khi về làm việc cho
Pháp, thì ngay lập tức Phan Văn Trị một nhân sĩ nổi tiếng thời bấy giờ (
Cử Nhân Trị ) đã tung ra một bài họa đối nghịch như tát nước và mặt ông.
Nhiều nhà viết sử gọi đây là cuộc bút chiến giữa hai
người nhưng theo tôi đây không phải là cuộc bút chiến, mà là một phiên
toà tranh biện giữa một bên là bị cáo, một bên là nguyên cáo thôi. Bởi
vì Tôn thọ Tường không hế có một bài thơ nào chỉ trích lại Phan văn Trị
vế cách yêu nước của ông, cũng không có bài họa nào bài xich Phan văn
Trị cả thì sao gọi là bút chiến được .Gọi là bút chiến thì hai bên đánh
và đỡ, chê khen lẫn nhau như cuộc bút chiến Thơ Mới Thơ Cũ trong một
Entry mà tôi đã viết trước đây . .
Là những người hậu sinh , chúng ta thử đặt mình ra
khỏi những ảnh hưởng của tầm chánh tri, thành kiến con người, định kiến
lịch sử, để có cái nhìn nào đó về những dữ kiện nầy một cách trung
thực, có thể có những ý niệm nào mới dành cho thế hệ mai sau được chăng?
1- TIỂU SỬ TÔN THỌ TƯỜNG:
Tôn Thọ Tường là người huyện Bình Dương, phủ
Tân Bình, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Ông vốn xuất
thân trong một gia đình khoa hoạn, thân phụ là Tôn Thọ Đức đỗ cử nhân,
làm quan dưới triều Thiệu Trị, Tự Đức. Ngay từ thời trẻ, Tôn Thọ Tường
học ở Huế, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Năm 1840, thân phụ qua đời, nên
việc học ông bị dở dang, đến năm 30 tuổi vẫn chưa đỗ đạt gì. Vì túng
thiếu, ông phải đi làm bài thi mướn để lấy tiền. Việc bại lộ, ông bị bắt
giải về Kinh đô Huế. Vua Tự Đức xét đến công lao của cha ông và nhận
thấy ông cũng là người có tài nên gia ơn tha tội .Ông trở về Nam, khi đi
qua tỉnh Bình Thuận, các viên quan ở đây vì mến tài, muốn bổ ông chức
thông phán, nhưng bộ Lại không chấp nhận. Việc này càng làm cho Tôn Thọ
Tường bất mãn triều đình Huế. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam
Kỳ, ông được chính quyền mới mời ra nhận chức tri phủ Tân Bình, nên
được người đời gọi là Phủ Ba Tường. Đô đốc Bonard muốn dùng ông
dùng uy tín của mình để dụ hàng Trương Định, nhưng không thành công. Năm
1863, ông được cử làm ký lục trong phái bộ của Phan Thanh Giản sang
Pháp và Tây Ban Nha. Năm 1867, ông được nhà cầm quyền Pháp phái về Ba
Tri (Bến Tre) để dụ hàng nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cùng hai người con
Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm, nhưng thất bại.Năm 1871, ông được thăng đốc phủ sứ ,sau đó rút ông về dạy Hán văn ở trường Hậu Bổ (Collège des Stagiaires)
Nam Kỳ Năm 1875, Tôn Thọ Tường làm việc dưới quyền của Tổng Lãnh sự
Pháp De Kergaradec ở Bắc Kỳ. Năm 1877, trong một lần theo viên lãnh sự
này đi quan sát miền thượng du Bắc Kỳ, ông mắc bệnh sốt rét ác tính rồi
mất.
Tôn Thọ Tường được đánh giá là một nhà thơ có thi tài được thể hiện qua một số bài thơ có hình tượng nghệ thuật như Từ Thứ qui Tào, Cây mai, Mười bài tự thuật...Đương
thời,ông bị các trí thức người Việt, đặc biệt hơn cả là Cử Trị (Phan
Văn Trị) lên án, chỉ trích do làm việc cho người Pháp là kẻ xâm lược.
Năm 1966, GS. Trịnh Vân Thanh có nêu lên một nhận xét khá công bình mà tôi rất tâm đắc: "Với
một tâm trạng đau khổ, luôn bị dằn dặt của Tôn Thọ Tường, chúng ta thấy
ông không phải là người đánh mất cả lương tri. Việc vận động với người
Pháp để xin ân xá cho Bùi Hữu Nghĩa, nhẫn nhục nhận lấy những lời thóa
mạ, nguyền rủa của Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu...mà
không tìm cách trả thù hay ám hại, chứng tỏ Tường vẫn còn biết trọng nho
phong, sĩ khí.. "2- TIỂU SỬ PHAN VĂN TRỊ :
Phan Văn Trị (1830-1910) là một nhân sĩ, một trong những cây bút đối kháng ở Nam Bộ trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Phan Văn Trị, sinh năm1830 tại thôn Hưng Thạnh, huyện Bảo An, phủ Hoằng An, Trấn Vĩnh Thanh (nay là xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre. .Khoa thi Kỷ Dậu 1849, năm Tự Đức
thứ 3, Phan Văn Trị đỗ thứ 10 trên 17 Cử nhân, năm ấy ông vừa tròn 19
tuổi.Với tài học đó, Cử Trị có thể ra làm quan, nhưng vì chán cảnh quan
trường, buồn phiền vì thời cuộc cứ rối ren... ông không ra làm quan, mà
về sống đạm bạc bằng việc dạy học ở làng Bình Cách (nay thuộc TX Tân An, tỉnh Long An), sau đó dời về Vĩnh Long rồi về Phong Điền, Cần Thơ, vừa dạy học, bốc thuốc, vừa làm thơ...Phan Văn Trị mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất (22 tháng 6 năm 1910) tại Xã Nhơn Ái (nay thuộc huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ), thọ 80 tuổi
3- ĐIỂN TÍCH TƯA BÀI THƠ: "TÔN PHU NHÂN QUY THỤC "
Điển tich nầy lấy trong cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa như
sau: "Tôn Quyền là vua của nước Đông Ngô có ý đồ muốn xâm chiếm đất
của vua nước Thục Hán là Lưu Bị. Tôn Quyền nghe theo kế sách của quân
sư mình là Chu công Cẩn (tức Châu Du) gỉa vờ kết tình thân tộc với
Lưu Bị bằng cách mời Lưu Bi sang Đông Ngô đễ gã em gái mình là Tôn Phu
Nhân cho Lưu Bị. Ý đồ của Tôn Quyền là nhân tiệc rượu mời khách vui vẻ
sẽ cho người ám sát chết Lưu Bị. Quân Sư của Lưu Bị là Khổng Minh biết
rõ âm mưu nầy của Tôn Quyền nên tương kế tựu kế dùng "gậy ông gập
lưng ông". Khi rời thành Kinh Châu của nước Thục Hán để sang Đông Ngô,
đến nơi, Lưu Bị sai quân sĩ phao truyền khắp dân chúng Đông Ngô là Tôn
Quyền mời Lưu Bị sang để gã em gái, hai bên sẽ thông gia, hai nuớc
giao hảo không còn chiến tranh nữa. Bà Ngô quốc Bảo là mẹ của Tôn
Quyền sau khi nghe tin, biết được âm mưu cuả con mình vội gọi Tôn
Quyền vào la mắng, bà cho rằng " làm vua là phải giữ chứ tín,
không được dùng những thủ đoạn hèn hạ như thế thì sau nầy còn mặt mũi
nào thấy lâng bang nữa". Vì sợ mẹ nên Tôn Quyền bỏ ý định ám sát Lưu Bị
nhưng định không gả em gái. Bà mẹ Tôn Quyến biết Lưu Bị là người anh
hùng, quân tử nên quyết đinh đứng ra gả Tôn Phu Nhân thực sự cho Lưu Bị,
nhận ông là rể. Sau khi Lưu Bị lấy vợ là Tôn Phu Nhân, mặc dù Tôn
Quyền dùng mọi cách để ngăn cản hai người vế nước, nhưng với sự quyết
chí của Lưu Bị và Tôn Phu Nhân nên Tôn Quyền đành phải nhượng bộ, để hai
người quay trở vế đất Hán."
Xa gíá rước dâu của Lưu Bị rời Đông Ngô vào một buổi
chiều để về đất Hán, Tôn Phu Nhân lạy tạm bịêt cha mẹ, anh em.
Tôn Thọ Tường và Phan văn Trị đã lấy bối cảnh Tôn Phu
Nhân quy (theo vế)Thục Hán để cho rằng tâm sự của Tôn Phu Nhân chính
là tâm sự của chính mình trong vận nước điêu linh. Nhưng cả hai đều
diển cảm thái độ, tâm sự của Tôn Phu Nhân một cách chủ quan theo ý mình,
hoàn cảnh của riêng mình một cách đối nghịch nhau. Một cách suy nghĩ
nào đó, hai bên như " cải lộn " nhau về cách hành xử luân thường đạo
lý. Mượn đất Hán ( đất Pháp ) và đất Ngô ( đất Việt ), mựợn cái tâm
của Tôn Phu Nhân để nói lên cái tâm của mình,, cái hành động của mình
trước thời cuộc.
Ta thử xem, phân tách hai bài Thơ nấy của hai nhân sỉ đối kháng, xem họ đã viết gì? suy nghĩ gì?
4- HAI BÀI THƠ VÀ BÌNH LUẬN:
BÀI THƠ TÔN PHU NHÂN QUY THUC ( Xướng ) BÀI THƠ TÔN PHU NHÂN QUY THỤC ( Họa) Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng ( 1 ) Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng ( 1 ) Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông ( 2 ) Mặt ngã trời chiều biệt cỏi Đông ( 2 ) Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc (3 ) Khói tỏa trời Ngô un sắc trắng ( 3 ) Về Hán trau tria mãnh má hồng ( 4 ) Duyên về đất Thục đượm mầu hồng ( 4 )
Son phấn thà cam dầy gió bụi ( 5 ) Hai vai tơ tóc ngang trời đất ( 5 )
Đá vàng chi để thẹn non sông ( 6 ) Một gánh cương thường nặng núi sông (6)Ai về nhắn với Chu Công Cẩn ( 7 ) Anh hởi Tôn Quyền anh có biết ( 7 ) Thà mất lòng anh được bụng chồng ( 8 ) Trai ngay thờ chúa gài thờ chồng ( 8 ) TÔN THỌ TƯỜNG PHAN VĂN TRỊ
BÌNH LUẬN:
Theo Tôn Thọ Tường:
"Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ Tòng" ( 1 )
"Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông " . ( 2 )
Hai
câu nầy, Tôn thọ Tường muốn nói lên thái độ của Tôn Phu Nhân khi xuất
giá tòng phu là phải hết lòng vì chồng, kể cả bảo vệ chồng bằng cầm
gươm, lên yên ngựa dù phải chống đối lại quân cùa anh mình là Tôn Quyền.
Làm như vậy mới đúng với tiết nghĩa truyền thống từ xưa cũa người con
gài đất Giang Đông: đã lấy chồng phải hết đạo làm vợ. Tôn
thọ Tường muốn giải thích rằng khi ông làm việc với Pháp, thì cũng
giống như người con gái khi theo chồng, thì phải phò bên chồng, phải
trung thành, tận tâm phục vụ , coi Pháp như là một quê hương thứ hai cũa
mình. Làm như vậy mới xứng danh là người trung nghĩ .
Theo Phan văn Trị:
" Cài trâm sửa áo vẹn câu Tòng " ( 1 )
" Mặt ngã trời chiều biệt cỏi Đông " ( 2 )
Hai
câu Thơ nầy Phan Văn Trị chỉ trích Tôn ThọTường so sánh chuyện mình
theo Pháp như Tôn Phu Nhân lấy chồng rời Đông Ngô về Thục Hán là
không đúng. Vì Tôn Phu Nhân đi lấy chồng chẳng qua là bất đắc dỉ do sự
sắp đặt của bà bà nội và anh trai, chứ bà nào đâu biết trước mối duyên
nầy. Nhưng khi chấp nhận lấy chồng thì dù buồn cách mấy cũng phải gượng
làm vui, xốc lại xiêm áo để làm vui lòng hai họ ( chứ làm gì có gươm mà
mang ), có thể đó là niềm vui giả tạo. Tôn phu Nhân luyến lưu quê
nhà đến chiều mới rời quê hương, biệt Đông Ngô mà lòng cò luyến tiếc.
Còn Tôn Thọ Tường theo Pháp với một lòng phấn khởi, tự nguyện, hồ hởi
quyết tâm chứ đâu phải vì hoàn cảnh ( Cật ngựa thanh gươm ) Hai hoàn
cảnh nầy khác hẳn nhau, không giống nhau được nên không thể so sánh. Một bên thì quyét chí phấn khởi ra đi ( Tôn thọ Tường ), một bên thì
miển cưỡng vì hoàn cảnh, ra đi như trót phóng lao phải theo lao ( Tôn
Phu Nhân ). Vậy không thể so sánh lòng yêu quê hương của Tôn Phu Nhân
như " lòng yêu đất nước " của Tôn Thọ Tường được.
Theo Tôn Thọ Tường:
" Lia Ngô bịn rịn chòm mây bạc ( 3 )
Về Hán trao tria mảnh má hồng ( 4 )
Son phấn thà cam dầy vó bụi ( 5 )
Đá vàng chi để thẹn non sông ( 6 )
Bốn
câu Thơ nầy, Tôn Thọ Tường muốn nói lên lòng mình khi cộng tác với
Pháp, ra đi cũng chất chưá một tình quê hương trong lòng chứ không phải
phản bội quê hương. Nhưng phải cam lòng ra đi ( Lià Ngô bịn rịn chòm
mây bạc ) Nhưng đã dem thân vào họan lộ, chọn lý tưỡng thì phải chấp
nhận những khó khăn, mang những nổi ức oan đành gánh chịu một mình (
Về Hán trau tria mảnh má hồng ) Nhưng mặc ai nói, khinh bỉ, khen chê
thì ta vẫn giữ lòng (Son phấn thà cam dầy gió bụi ). Khi đã chọn
con đường đi thì quyết không trở lại, miển trong lóng ta hiểu mình
là đủ ( Đá vàng chi để thẹn non sông ).
Theo Phan văn Trị:
Khói tỏa trời Ngô un sắc trắng ( 3 )
Duyên về đất Thục đượm mầu hồng ( 4 )
Hai vai tơ tóc ngang trời đất ( 5 )
Môt gánh cương thường nặng núi sông ( 6 )
Bốn câu Thơ nầy, theo Phan văn Trị, khi Tôn Phu Nhân theo
chồng Lưu Bị về Thục Hán, lòng bà rất đau xót, bước đi mà cứ ngỏanh
mặt lại nhìn vùng trời quê hương lần sau cùng, mờ mịt trên trới khói
tỏa, un một mầu sắc trắng tang thương. Khói toả càng cao, bầu trời
càng lớn thì lòng nhớ thương càng nhiều. Còn tình yêu chỉ là một mầu
hồng nhỏ , một vùng đất Thục xa xôi chưa hề tới. Không thể so sánh quê
hương cha mẹ ruột với quê hương chống xa thẳm. Ông chỉ trích Tôn Thọ
Tường coi trọng Pháp hơn là Việt Nam nơi cha mẹ đã sinh ra ông. Mê đất
khách quê người hơn là quê hương Tổ Quốc.
Theo Tôn Thọ Tường:
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn ( 7 )
Thà mất lòng anh được bụng chồng (8 )
Hai
câu kết nầy, Tôn Thọ Tường một lần nửa khẳng định mình đã "xuất giá "
(theo Pháp ) thì phải tòng phu, dù ai có phản đối gì đi nửa cũng mặc
kệ . Chu công Cẩn tượng trưng cho Đông Ngô, nơi chôn nhau cắt rún của
Tôn Phu Nhân ( cũng như Việt Nam là nơi sinh ra Tôn Thọ Tường ). Nhưng
Tôn Thọ Tường cũng đành xin tạ lỗi cùng Tổ Quốc nhân dân Việt Nam, vì
thà rời bỏ đất nước để sau nầy tìm cho quê hương một lối thoát tốt hơn (
Ai về nhắn với Chu Công Cẩn ) còn hơn phản bội lại Pháp ( Thà mất lòng
anh được bụng chồng ) bây giờ để chịu những sự bại vong thiêt hại
không cần thiết.
Theo Phan văn Trị:
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết ( 7 )
Trai ngay thờ Chuá gái thờ Chồng ( 8 )
Hai
câu kết của Phan văn Trị như chỉnh lại ý hai câu kết của Tôn Thọ Tường.
Ông nói Tôn Phu Nhân là người phụ nữ nên việc lấy chồng, thờ chồng là
lẽ dĩ nhiên. Còn Tôn Thọ Tường thân làm trai thì phải Thờ Tổ Quốc
chứ đâu phải là con gái đâu mà thờ chồng? Ông cho là hai việc nầy hoàn
tòan khác nhau không thể so sánh đươc. Hơn nữa phải đặt tình yêu Tổ
Quốc là cái cao cả lên trên hết, chứ tình chồng vợ thê nhi chỉ là
vấn đề nhỏ mà thôi không đáng coi trọng. Muốn làm một người trai ngay thì
chỉ thờ một Chuá mà thôi.
Tóm
lại qua hai bài Thơ Đường Xướng Hoạ đối nghịch nầy ta thấy cùng một
vấn đề Tôn Phu Nhân Quy Thục, nhưng hai bài Thơ, của hai tác giả thì
diễn cảm khác nhau, nghịch ý nhau. Hai bên đều tưởng tượng ra tâm sự
Tôn Phu Nhân khi từ giã quê hương nơi chôn nhau cắt rún để về quê chồng
với biết bao bịn rịn lưu luyến. Mục đích hai ông chủ yếu là dùng tâm sự
Tôn Phu Nhân ( tưởng tượng ra ) để bày tỏ nỗi lòng của mình, lý giải
cho sự hành động dấn thân của mình trong thế nước ngả nghiêng hiện tại.
Tôi
viết bài nầy như một chứng nhân đứng bên lề của lịch sử, cũng không
dám quả quyết mình nhận định đúng sai, nhưng xét về khía cạnh nào đó
tôi cũng tìm được vài lý do biện giải cho nhà thơ Tôn Thọ Tường, một
nhân vật bị buộc đóng vai phản diện trong lịch sử.
Tài liệu tham khảo: 1- Bách khoa toàn thư mở (lược kkảo)
2 - Việt Nam Thi Văn Giãng Luận (Hà như Chi )
HUY THANH
|