TÂM SỰ KINH KHA KẺ SANG TẦN- PHẦN 1
(TỨC NỖI HỜN SÔNG DỊCH )
HUY THANH
( Dẫn thơ: Theo sử truyện Trung Quốc, Kinh Kha là
tráng sĩ người nướcVệ, vì mang mối hờn vong quốc nên chạy sang nương
nhờ nước Yên của thái tử Đan. Biết Kinh Kha là một người có trí dũng
,Thái Tử Đan rất trọng dụng, hâu đãi với hy vong Kinh Kha sẽ thực hiện
mưu đồ của mình sau nầy là ám sát vua nước Tần là Tần Thủy Hoàng đang
chuẩn bị xâm lấn nước Yên. Một hôm, Kinh Kha trong cơn say ruợu buộc
miệng khen nàng cung nữ đang chuốc rượu cho mình có đôi bàn tay đẹp,
sau đó muốn lấy lòng Kinh Kha, Thái Tử Đan sai người chặt hai bàn tay đó
của nàng cung nữ bỏ vào hộp làm quà tăng, Kinh Kha rất ân hận về
chuyện nầy. Khi đi sang Tần. Kinh Kha mang theo các lễ vật tặng vua Tần
để tìm cách tiếp cận Tần thủy Hoàng hầu dễ bề ám sát. Đó là: thủ cấp
của viên tướng Phàn ô Kỳ kẻ thù củaTầnThuỷ Hòang (ông nầy khi biết nhiệm
vụ của Kinh Kha đã tự nguyện tự sát tặng thủ cấp cuả mình để Kinh Kha
thực hiện sứ mệnh), bản đồ nước Yên để vua Tần thông thạo địa hình khi
xâm lấn. Nước Yên chỉ cách nước Tần con sông Dịch ( Vị Thuỷ), con sông
nầy lớn, không thấy bờ bến bên kia. Buổi tiển đưa trong vòng bí mật chỉ
có Thái Tử Đan, Cao tiệm Ly là người bạn tri âm cuả Kinh Kha rất giỏi
về đàn trúc. Theo sử ký cuả nhà sử học Tư Mã Thiên, thì Kinh Kha sau
khi nghe khúc nhạc Tống Biệt Hành cuả Cao tiệm Ly vừa khảy đàn vừa khóc,
uống xong chung rượu tiễn đưa của Thái Tử Đan, Kinh Kha cúi đầu từ tạ
rồi lặng lẽ xuống thuyền lúc đó đang chòng chành trong cơn sóng lớn,
thuyền đi xa mà Kinh Kha không dám quay đầu nhìn lại bến cũ nước Yên dù
chỉ một lần, vì cả ba người đều hiểu rằng sứ mạng rất nguy hiểm khó hoàn
thành ( mission impossible: sứ mạng bất khả thi). Vì vua Tần không
cho ai mang vũ khí vào triều nên khi vào chầu vua Tần, Kinh Kha phải
giấu thanh chủy thủ ( một loại gươm bén nhọn ngắn cở gang tay) cuốn
trong tấm bản đồ nước Yên ..Kinh Kha định khi bước lên ngai vàng mở tấm
bản đồ giải thích địa hình nước Yên cho vua Tần, khi vua Tần chăm chú
nhìn bản đồ sẽ ra tay ám sát Tần Thủy Hòang. Việc ám sát sau đó thất
bại, Kinh Kha chết tại nước Tần.
Bài thơ nầy tôi làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ hiện nay hình như đã tuyệt tích trên diễn đàn thơ, rất hiếm có nhà thơ nào dùng thể loại nầy để diễn tã tình cảm tư tưởng cuả mình (theo tôi biết thể thơ này làm dài nhất là cuốn " Chinh phụ Ngâm Khúc " của ông Đặng Trần Côn và bà Đoàn thị Điểm). Ngoài ra, tứ thơ cuả bài nầy tôi chỉ mượn hình để suy bóng , cũng không hẳn là ý nghĩ của Kinh Kha thời bấy giờ Đứng trên khiá cạnh văn học, lịch sử nào cũng có ít nhiều hư cấu nên những tư tưởng văn học cũng thay đổi, chuyển biến theo chiều dài lịch sử mà thôi.Làm bài thơ nầy tôi cũng có mục đich là "ôn cố tri tân" cho những ai thích hoài cổ lịch sử để ngẫm chuyện bây giờ.
Bài thơ nầy tôi làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ hiện nay hình như đã tuyệt tích trên diễn đàn thơ, rất hiếm có nhà thơ nào dùng thể loại nầy để diễn tã tình cảm tư tưởng cuả mình (theo tôi biết thể thơ này làm dài nhất là cuốn " Chinh phụ Ngâm Khúc " của ông Đặng Trần Côn và bà Đoàn thị Điểm). Ngoài ra, tứ thơ cuả bài nầy tôi chỉ mượn hình để suy bóng , cũng không hẳn là ý nghĩ của Kinh Kha thời bấy giờ Đứng trên khiá cạnh văn học, lịch sử nào cũng có ít nhiều hư cấu nên những tư tưởng văn học cũng thay đổi, chuyển biến theo chiều dài lịch sử mà thôi.Làm bài thơ nầy tôi cũng có mục đich là "ôn cố tri tân" cho những ai thích hoài cổ lịch sử để ngẫm chuyện bây giờ.
" NHÂN SINH TỰ CỔ THUỲ VÔ TỬ" (" LÀM NGƯỜI TỪ XƯA ĐẾN
NAY AI MÀ KHÔNG CHẾT")." LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH " ("NHƯNG
CHẾT MÌNH PHẢI ĐỂ TẤM LÒNG SON TRONG SỬ XANH NƯỚC NHÀ") NGUYỄN CÔNG TRỨ
(XIN XEM PHẦN 2 VÀO THƠ)
HUY THANH