THAM LUẬN
VÀI SUY NGHĨ VỀ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM "ĐOẠN TUYỆT " CỦA NHẤT LINH
HUY THANH
1-VÀI NÉT VẾ TÁC GIẢ:
NHẤT LINH ( 1905-1963 ) tên thật là Nguyễn Tường Tam,nguyên gốc người Hội An tỉnh Quảng Nam Ông sinh ngày 25/07/1906 tại huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đậu bằng Thành Chung sau đó làm việc tại Sở Tài Chánh Hà Nội. Năm 1925 ông theo học Cao Đẳng Mỹ Thuật rồi chuyẻn sang học ngành Y Khoa. Năm 1927 ông sang Pháp du học, Năm 1930 đậu bằng Cử Nhân Khoa Học sau đó về nước. Năm 1032 lập tờ báo PHONG HÓA. Năm 1933 thành lập nhóm " Tự Lực Văn Đoàn " gồm nhửng cây bút nồng cốt như Khái Hưng, Hoàng Đạo, Tú Mỡ, Thế Lữ v..v..Năm1935 chủ trương tờ báo NGÀY NAY. Tứ năm 1938 đến năm 1963 song song với hoạt động văn học nghệ thuật như viết tiểu thuyết, vẽ tranh, ông còn tham gia hoạt động Chính Trị, Năm 1953 ông vào Nam cư ngụ tại Đà Lat Năm 1958 ông chủ trương báo Văn Hoá Ngày Nay tại miền Nam.
Một số tác phẩm nổi tiếng của ông là: Nho Phon, Người quay Tơ ( 1926 ), Anh phải sống ( viết với Khái Hưng 1933 ), Gánh hàng Hoa ( viết với Khái Hưng 1934 ), Đời mưa gíó ( Viết với Khái Hưng 1934 ), Nắng Thu ( 1934 ) Đoạn Tuyệt (1935 ) Lạnh Lùng (1935 ) Hai buổi chiều vàng ( 1937 ), Thế rồi một buổi chiều ( 1937 ) Đôi bạn ( 1937 ), Bướm trắng ( 1939 )
Năm 1963, Ông tham gia lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm tại miến Nam nhưng bất thành. Ông bị bắt, trước ngày bị đưa ra Toà xử vào ngày 7/7/1963 ông uống thuốc độc quyên sinh.
2-NÔI DUNG TÓM TẮT TÁC PHẨM ĐOẠN TUYỆT:
Nhân vật chính trong tác phẩm Đọan Tuyệt là Loan, một cô gái theo Tây học Loan học đến năm thứ tư Ban Cao Đẳng Tiểu Học tiếp thu được tư tưởng mới, không phục tùng những hủ tục ràng buộc người con gái trong "tam tòng tứ đức" của Khổng Tử . Loan và Dũng yêu nhau vì ý hợp tâm đầu .Dũng yêu Loan, nhưng vì hoán cảnh nên chưa lấy Loan làm vợ được. Loan bị cha mẹ ép gả cho Thân,là một thanh niên con nhà giầu, thất học, hủ hoá, tầm thường Mẹ Thân là bà Phán Lợi, một người giầu có nhưng rất quan niệm cổ hủ kiểu gia trưởng, bà quan niệm gia đình là "Chồng Chúa vợ Tôi ".
Khi về nhá chống ,Loan cố gắng nhịn nhục, thích nghi với cuộc sống, quan điểm cổ hủ của bên nhà chồng. Sau khi đúa con đầu lòng bị bệnh chết. Loan không còn khả năng sinh sản nữa. Bà Phán Lợi với mê tín dị đoan cho là Loan làm xui xẻo giòng họ bà. Với quan niệm cổ hủ cần con nối dõi tông đường nên bà ép buộc Loan phải chấp nhận cho chồng lấy vợ lẽ. Loan phải ép lòng để cho Thân lấy vợ bé là Tuất, một cô gái nhà quê thất học. Loan cam tâm sống tủi nhục trong sự khinh rẻ của mẹ chồng và cả của người vợ lẽ của chồng cô.
Một hôm, trong cuộc cãi vã vì bị chồng đối xử tê bạc bởi chuyện không ra gì, Thân với quan niệm " chồng Chúa vợ Tôi " hùng hổ đánh Loan. Thân hung hăng chụp cái lọ đồng tiến lại định đập trên đầu Loan. Ý thức tự vệ đã khiến Loan vớ lấy con dao rọc sách chống đỡ. Sức yếu, Loan té ngã xuống giường, Thân lỡ trớn ngã theo bị con dao đâm trúng ngực, sau đó chết Loan bị bắt giam vì tội " giết chồng ". Loan bị bắt giam sau đó bị đưa ra Toà , bà Phán Lợi mong Loan bị xử nặng tội để trả thù cho cái chết của con.
Trước Toà Án, vị luật sư bào chửa cho Loan với quan niệm của một người Tây học đã hết lòng bào chửa cho cô bằng những lý luận sắc bén, thuyết phục .Sau cùng Tòa án phải tha bổng Loan vì không " cố ý " giết chồng, mà ngộ sát ví lý do " tự vệ ".
Sau đó , Loan trở lại nhà cha mẹ ruột thì mẹ Loan chết, Loan phải bán ngôi nhà cha mẹ để lại để trả nợ cho bà Phán Lợi, chính vì món nợ nầy mà trước đây ba mẹ Loan mới ép cô lấy Thân để trừ nợ Từ đó, Loan sống trong cô độc nghĩ rằng Dũng đã quên mình. Phần Dũng trên bước đường bôn ba, anh không thể nào quên được Loan, được tin thảm cảnh xãy ra cho Loan, Dũng vô cùng hối hận vì nghĩ rắng cuộc đời Loan đau khổ la do mình gây ra nên anh viết một bức thư nhờ bà giáo Thảo mang đến cho Loan đề nghị nối lại duyên tình.
3- NHẬN ĐỊNH CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM:.
Cuốn tiểu thuyết Đọan Tuyệt của Nhát Linh ra đời vào năm 1935 , thời điểm mà nền văn học Việt Nam đang chuyển mình sang một hướng mới theo quan điểm dân chủ tự do của Tây Phương .Cùng với sự tiến bộ của những tiện nghi cuộc sống trong xã hội , nền in ấn tiến bộ của phương Tây là những nhịp cầu nối tư tưởng tiến bộ ấy đến với quần chúng nhân dân. Trước hết bằng chuyển hướng tư tưởng qua tác phẩm văn học, rồi sau đó tư tưỡng biến thành hành động hiện thực cải tạo xã hội .
Đoạn Tuyệt là một cuốn tiểu thuyết Luận Đề Xã Hội, thời điểm xãy ra cốt truyện là bước vào đầu thế kỷ XX, khi mà cuộc đấu tranh tư tưỡng mới và tư tưởng cũ trong xã hội Việt Nam đã đến hồi quyết liệt một mất một còn. Nhất Linh cùng với nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm những nguời viết trẻ có tâm huyết muốn cải cách xã hội như Thạch Lam, Hoàng Đạo,, Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ, Khái Hưng đã khẳng định lập truờng là đứng vào Nhóm tư tưởng mới để chống đối, đả phá Nhóm tư tưởng cũ, vốn đã làm cho văn học Việt Nam bị đắm chìm trong vòng lẩn quẩn không lối thoát của tư tưỡng Khổng Mạnh.
Theo quan điểm tác giả thì: “ Viết luận đề tiểu thuyết, nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu một lý thuyết, để tán dương tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa.." Những nhà phê bình văn học xưa nay vẫn coi cuốn tiểu thuyết "Đoạn tuyệt "của Nhất Linh là một cuốn tiểu thuyết luận đề về sự xung đột giữa cái mới và cái cũ. Nhân vật Loan tượng trưng cho phái mới, đã chống đối kịch liệt với Thân cùng bà Phán Lợi, mẹ chồng là người đại diện phái cũ .
Ta hãy phân tích từng vai trò, đặc điểm tâm lý, cách ứng xử, đối đáp của một số nhân vật chính trong quyển tiểu thuyết nầy:
4- NHÂN VẬT CHÍNH VÀ VAI TRÒ CỦ A HỌ TRONG TÁC PHẨM " ĐOẠN TUYỆT ":
4.1- NHÂN VẬT LOAN:
Đây là nhân vật chính diện trong quyển tiểu thuyết, cô là người con gái có học thức, có ý chí mạnh mẽ, là người chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho cái mới vừa nẩy mầm trước cái cũ vừa tàn lụi .Tuy nhiên trước nghịch cảnh gia đìn , cô phải chấp nhận lấy chồng, một người chồng cô không yêu, không hợp. không cùng trình độ học thức. Nhưng vì chữ hiếu cô đã ép mình bỏ đi cái " tôi " của mình để nén lòng, nhịn nhục, để sống yên thân, yên phận vói nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ. Có thể nói nhịp cầu duy nhất để Loan chịu lép vế an phận trong gia đình bên chồng là đứa con của cô, tuy nó mong manh nhưng tràn đầy sức mạnh, đó là tình mẫu tử, là sợi dây thiệng liệng mà người mẹ nào cũng không thể bức được nó. Trong Loan, lúc nào cũng có sự phản kháng ngấm ngầm trong giòng máu Tây Học của cô với những sự đối kháng quyết liệt quan điểm cổ hủ, lỗi thời cũ, Chính nó đã đưa người phụ nữ trở thành ngu dốt trong xã hội, chấp nhận số phận người khác đặt để dù là đặt để trong đớn đau tuyệt vọng. Cái vòng kim cô đó luôn luôn được bao bọc bởi những mỹ từ đạo đức, chính nó đả đẩy đưa số phận người phụ nữ như một trò chơi bi thảm của cái gọi là số mệnh, đã làm chết oan những cuộc đời khao khát sống, và sống thực cho mình.
Ta hãy đọc đoạn Loan đối đáp với mẹ mình là Bà Hai khi bà ép Loan lấy Thân để trừ món nợ:
" Loan :ngững đầu lên nhìn thẳng rồi thong thả đáp:
- Vâng thì xin mẹ để tùy con, và nhân thể mẹ để tuỳ con định có nên lấy chồng hay không lấy chồng. Con đã nhiều lần thưa với mẹ rằng con không thể...
Bà Hai giận dữ:
-À, cô không thể...cô phải biết cô lớn rồi, cô phải biết nghĩ chớ
Loan vẫn ung dung
-Thưa mẹ, chính vậy, chính vì con khôn lớn con biết nghĩ nên mới thưa cùng mẹ rằng con không thể về lam dâu nhà ấy
Bà Hai nói:
- Dễ thường cô nghĩ chuyện chơi sao?
Loan đáp:
-Không, con không cho là chuyện chơi. Con cho là một chuyện rất quan hệ trong đời con, mà chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " Loan nhấn mạnh: '" chỉ quan hệ đến đời con mà thôi " là một câu trả lời đanh thép, một lời đòi hỏi tự do cho số phận của mình trong thời đại mới mà cha mẹ cũng không có quyền " đặt đâu con ngồi đấy: " Ta hãy xem Loan đã trình bày ý kiến với cha về cuộc hôn nhân của mình:
-Thưa thầy con không hỗn. Không bao giờ con dám vô lễ với mẹ con. Nhưng ít ra mẹ con phải đề con nói chuyện phân bày phải trái về một việc quan hệ đến đời con
. Ta hãy xem những lời đối đáp của Loan với bà Phán Lợi khi thảm cảnh gia đình đã đến hồi cao trào:
- Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi
Hay:
-Bà cũng la người, tôi cũng là ngưới, không ai hơn kém ai .Bà đánh tôi, tôi không .." Khi con thú đã bị rượt đuổi đến đường cùng không lối thoát thì mặc dù biết mình yếu sức nó cũng quay lại cắn kẻ thù trước cái chết sắp đến. Ở đây, những lời phản kháng của Loan nói với bà Phán Lợi khi bà nghĩ mình là mẹ chồng có quyền đánh đập con dâu chính là hành động của con thú bị đẩy vào đường cùng. Đó là lời cảnh báo cái củ đã không còn nữa và cái mới phải được vươn lên .Một thứ bom tấn đánh vào thành trì cổ hủ, rêu phong, mục nát của tư tưỡng phong kiến cũ đã chà đạp lên danh dự người phụ nữ, đã ném người phụ nữ xuống vực thẳm, trói họ bằng thứ xiềng xích vô luân được khoác dưới lớp áo luân lý, mị dân .
Tuy phản kháng những cái cũ hủ lậu, lổi thời một cách quyết liệt nhưng Loan cũng không hẳn quá khích bài xích tuyệt đối những cái củ không hủ lậu mà cô cũng có nhửng nhân nhượng, Biểu hiện là khi mới lấy Thân , cô đã có đề nghị cùng chồng ra Hà Nội ở riêng, buôn bán , để tránh sự xung khắc với bà Phán Lợi nhưng không được.Sau đó khi vế nhà chồng, cô đã hết lòng nhẩn nhục để yên phận làm mẹ, làm dâu bất đắc dỉ ,Ta hãy đọc một đoạn văn viết về tâm tư của Loan trong những nổi nhẩn nhục ấy
: "
Lấy gia đình chồng làm gia đình mình ,coi bố mẹ chồng như bố mẹ đẻ biết đâu lại không tìm thấy hạnh phúc ở chỗ đó " Nhưng " cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng ", sau cùng thì "tức nước phải vỡ bờ". Thảm cảnh đã xảy ra sau khi con cô bị chết vì bệnh, một chứng bệnh mà lẻ ra đứa bé không đáng chết nếu được các bác sĩ Tây Y chăm sóc thay vì chữa trị bằng thầy ngải, thầy bùa, uống tàn nhang nước thải theo ý bà Phán Lợi.
Tuy sống trong gia đình chồng, nhưng Loan lúc nào cũng có những sự phẩn nộ thầm kín, khinh rẻ những thói phong kiến, trong gia đình chồng. Ta hãy đọc một đoạn những suy nghĩ của Loan trong ngày đám cưới Thân lấy vợ lẽ là Tuất để thấy sự khinh bỉ những hủ tục của cô:
"Loan cúi mặt không dám nhìn cái cảnh Tuất cúi rạp trên chiếu lễ tổ tiên vá lễ ông Phán, bà Phán. Vì cảnh đó làm Loan nhớ mấy năm trước hồi nàng bước chân vè nhà chồng, Nàng thấy nàng hồi đó cũng như Tuất bây giờ, địa vị nàng và Tuất tuy có hơi khác, nhưng cũng là những con người bị người ta mua về, hì hục lạy người ta để nhận làm cái máy đẻ, làm con Sen hầu hạ không công. Khi Loan được người ta cưới về làm vợ một cách chánh thức những lể nghi đó không có cái vẻ giả dối bằng bây giờ khi người ta đem nó ra che đậy, và hơn nữa để công nhận một sự hoang dâm."
" Ở đây ta lại thấy Loan là người chiến sĩ cô đơn, cô tả xung hữu đột để chiến đấu với số phận, ngoài "kẻ thù " là chồng và gia đình bên chồng ,cô còn phải đấu tranh với những quan niệm cổ hủ của chính gia đình cô, chính cha mẹ ruột của mình nặng hủ tục "Trọng nam khinh nữ ". Đó là một sai lầm của Khổng Tử, sai lầm nầy có thể cố ý hay vô tình phục vụ cho chế độ phong kiến, khi mà tinh thần Hán tộc cần những tay kiếm tay cung để xâm lăng và chống đở khi bị xăm lăng trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.
Ta hãy xem Loan đã trút nỗi lòng của mình trong một bức thư viết cho người bạn là bà giáo Thảo như sau:
" Em sinh ra là gái để bố mẹ em ân hận bấy lâu nay , em không nở trái lời lần cuối cùng nầy để thầy mẹ em suốt đời phải phiền muộn. Từ nay trở đi em sẽ lấy nụ cười che lấp sự ủ rủ trong lòng" .
4..2- NHÂN VẬT DŨNG: Dũng cũng là một nhân vật chính diện trong Đoạn Tiuyệt, nhưng vai trò của anh dường như mờ nhạt trong những nghịch cảnh mà Loan gặp phải. Anh chỉ xuất hiện màn đầu rồi màn cuối của cuộc đời Loan để có môt kết cục khá có hậu, dù cái có hậu đó còn lửng lơ trong sự suy nghĩ của người đọc. Dũng trong Đoạn Tuyệt từ vai chính đã trở thành vai phụ. Dũng yêu Loan bắng một tình yêu trong sáng, cao cả, lồng trong một tình yều lý tưởng rộng lớn hơn. Đó là lý tưởng phải làm gì cho dân tộc, cho những người dân đen thoát ách lầm than nô lệ của chế độ phong kiến. Dũng đã bôn ba những nẻo giang hồ để tìm ra một hướng đi dấn thân cho thích hợp với những hoài bảo của mình. Anh đã vì lý tưởng mà quên tình nhà.
Ta hãy đọc tâm sự của Dũng để hiểu thêm vì sao anh đã đặt tình nước trước tình nhà:
" Tiếng người gọi nhau dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẻo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm. Đã mấy ngàn năm họ sống bám lậy mảnh đất già cổi ,Xưa thế nào giờ vẩn thế , vui ít khổ nhiếu, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông nầy , không hề khao khát cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay "
Ta hãy đọc tiếp đoạn Dũng nghĩ về đất nước
:" Chiều hôm ấy Dũng thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiện cho đất nước ấy không phải là của bậc vua chúa danh nhân , chính là đám dân hèn không tên tuổi Dân là nước, yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân "
.
Hay những đọan Dũng tự nhắn nhủ với mình:
" Tôi vẫn thường mong ước dân quê đở phải chịu hà hiếp, bức bách. Ta phải tin rắng sự ao ước ấy có thể thành sự thật và làm cho dân quê cũng ao ước mong một cách tha thiết như ta " Trên bước đường đi thực hiện lý tưởng, Dũng đã say mê những bối cảnh quanh mình mà quên mất Loan, người tình của mình bên kia bớ quá khứ, ta hãy đọc những gì mà Dũng suy nghĩ:
Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiển năm trong một toà nhà gạch sang trọng, Dũng vẫn cảm thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hoà hợp với đám dân không tên tuổi. Nhưng trong cái thú hoà hợp đó có lẫn chút rạo rực, nao nức vì chưa được thỏa nguyện vế hiện tình cuả dân quê, nên khoa khát, mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công Dũng làm trong bấy lâu, và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ ngừng "
Một buổi chiều cuối năm, một buổi chiều êm như giác mộng, mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên đợi gió. Dũng và Độ hai người thẫn thờ không nói, ngã đầu vào lưng ghế nhả khói thuốc từ từ tản ra ngoài nhà rồi tan vào khoãng không.
Trong " Đoạn Tuyệt " theo tôi nghĩ dường như Nhất Linh có phần nào để nhân vật Dũng đi xa cốt truyện, xa cái tiểu ngã mà chỉ chú tâm cái đại ngã. Nếu xét trên bình diện tình cảm lãng mạn thời đó dù biện minh cách nào đi nữa Dũng vẫn là người có lỗi sơ sót, thờ ơ với người tình. Nhưng may thay, Dũng đã thấy khuyết điểm và chuộc lỗi bằng cách quay lại âm thầm theo dõi phiên Toà xử Loan, rồi sau đó khi biết Loan được trắng án Dũng mới nghĩ đến sự kết hợp tình xưa để cả hai làm lại cuộc đời. Anh đã viết thơ tâm sự cho bà gíáo Thảo:
" Hai người cùng đau đớn như nhau tại sao lại không về với nhau để cùng chung sống một cuộc đời mà giúp nhau quên cái quá khứ nặng nê kia đi " . .
4.3- NHÂN VẬT LUẬT SƯ:
Trong Đọan Tuyệt nhân vật Luật Sư chỉ xuất hiện ngắn trong phiên Toà xử Loan, ông xuất hiện trong cao trào tác phẩm như một tuyên ngôn thế hệ. Vai trò của ông không phải là người biện hộ mà chính là người kết án, kết án một thé hệ lổi lầm từ ngàn xưa đã làm cho biết bao cuộc đời người con gái sống chết trong oan trái chỉ vì nô lệ cho những chử "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử " " tam tòng tứ đừc". Ta hãy nghe lời Luật Sư giải phóng cuộc đới nô lê đó cho những thế hệ sau bằng những lời đanh thép:
" Giữ lấy gia đình, Nhưng xin đừng lầm giữ gia đình với lại giữ nô lệ. Cái chế độ nô lệ đã bỏ từ lâu rồi mỗi lần ta nghĩ đến không khỏi rùng mình ghê sợ. Ấy mà có ai ngờ đâu còn cái chế độ khốn nạn đó trong gia đình Việt Nam Sau khi biện hộ chứng mình rắng Loan không cố ý giết chồng, mà ngộ sát vì tự vệ, và dẫn chứng có rất nhiều trường hợp những cô gái như Loan đã uống thuốc độc để giãi thoát cho mình. ông kết luận:
"Thị Loan chỉ có một tội là cắp sách đi học, để tâm trí thành một người mới còn về chung sống với người cũ. Nhưng tội ấy Thị Loan đã chuộc lại bằng bao nhiêu năm đau khổ. "
Và sau cùng đây là tuyên ngôn cuối cùng:
- Tha cho Thị Loan tức là các ngài làm một việc công bằng , tức là tỏ ra rằng chế độ gia đình vô nhân đạo kia đã đến ngày tàn và phải nhường chổ cho một gia đình khác hợp với cái đời bây giờ, hợp với quan niệm của những người có học mới
4.4-NHÂN VẬT THÂN:
Thân là một nhân vật phản diện chỉ có vai trò phụ. Thân đại diện cho một lớp thanh niên ngu dốt, hủ hoá, an phận, không có đầu óc tự lập. Một thứ công tử vườn kiêu căng chấp nhận số phận ngu hiếu, ngu trung cuả thời phong kiến.
Khi Loan ngõ ý bàn với Thân ra Hà Nột lập tiệm buôn bán, tự lập sinh nhai với mục đích chính là rời xa cái ngục tù cổ hủ bên gia đình bà Phán Lợi. Tự ái vặt của một kẻ ít học với quan niệm gia trưởng chồng Chúa vợ Tôi, hắn đả hét lên:
" Mợ không phải nói nhiều, tôi lấy mợ về để không phải mợ dạy khôn tôi, việc của tôi để tôi lo. Thân danh tôi như thế nào mà làm anh bán phiếu, mợ coi thế là tiện lắm hả "
Cái chết của Thân chính là ngòi nổ cho thảm cảnh gia đình Loan bộc phát, là cao trào của cốt truyện, là một thắt gút chặt cuối cùng trong cái xâu chuỗi của tất cả những sự kiện. Cái thắt gút ấy không thể tháo gỡ một cách bình thường, nhân nhượng, mà chỉ phải cắt bỏ, và tác giả Nhất Linh đã cắt bỏ bằng một phiên Toà thật kỳ diệu. Kẻ đầu cáo lại trở thành bị cáo. Một thế cờ lật ngược theo xu hướng tất yếu của đời sống.
4.5- NHÂN VẬT BÀ PHÁN LỢI:
Nhân vật bà Phán Lợi là nhân vật phản diện chính trong tiểu thuyết : Đoạn Tuyệt " của Nhất Linh, đây là người chủ yếu khuynh đảo, gây những sóng gió cho cuộc đời của Loan với tư cách mẹ chồng. Người đàn bà đẩy đà nầy nặng tinh thần phong kiến cổ hủ, mê tín dị đoan, độc tài cai trị gia đình với tinh thần " gia trưởng " trầm trọng. Ngay cả chồng là ông Phán Lợi , và đứa con cưng là cậu ấm Thân, cà hai đều phải phục tùng riu ríu dưới lệnh của bà .Khi cưới Loan về làm dâu, với cái nhìn phong kiến " trọng nam khinh nữ ", bà quan niêm làm dâu chính là làm con sen, con ở, làm cái máy đẻ cho giòng họ. Là người đàn bà coi trọng tiền của, bà coi Loan như một món hàng mua về để sử dụng, đã bỏ tiền ra ( để trừ món nợ ba ngàn của mẹ Loan ) thì phải sử dụng cho đáng nên bắt Loan làm đủ mọi chuyện như kẻ tôi đòi.
Bà đã nhiều lần sử dụng đòn roi, đánh đập Loan khi làm không vừa ý` bà, tạo cho Thân ( chồng Loan ) bắt chước mẹ đánh đập vợ một khi có cảnh xung khắc, cãi vã trong gia đình. Về điểm nầy, ta có thể nói rằng cái chết của Thân cũng một phần nào nhiễm tính hung hăng của mẹ, nếu hôm đó. Thân không cầm chíếc bình sấn tới đánh Loan khiến cô phải chup con dao để tự vệ thì đâu có thảm cảnh xảy ra. Lại nữa, khi con Loan bệnh, bà không cho đi bác sĩ mà cho trị kiểu mê tín dị đoan bằng bùa phép, uống tàn nhang nước thải đến khi đưa cháu bé vào bệnh viện thi đã muộn, lại còn trút lỗi cho các bác sĩ. Nhà văn Nhất Linh đã rất hay khi dùng ngòi bút để vẽ lên một người đàn bà đẩy đà, ngu dốt, tham tiền của, độc tài, cai trị gia đình theo lối gia trưởng, phong kiến lạc hậu, thù ghét người con dâu có cái kiến thức Tây học một cách "thâm căn cú đế "
Đó cũng là cái hận thù của lề lối sống cũ, cái nhìn cũ đầy hủ tục phong kiến đối cái mới, cái nhìn mới, đang giải thoát cho bao tầng lớp phụ nữ không còn làm nô lệ cho thành kiến, định kiến, cho sự chà đạp nhân phẩm con người từ nghìn xưa.
.
Cái chết của Thân, là cái chết từ lỗi lầm của thời phong kiến, đó là cái chết cũa quan niệm cũ, cái nhân sinh quan nặng nề ấu trĩ của Khỗng Tử, Mạnh Tử. Đó là cái dẫy chết, và sẽ chết của tinh thần củ, một tinh thấn coi người phụ nử như con vật không hơn không kém, chà đạp nhân phẩm người phu nử dưới chiêu bài đạo đức " tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tữ tòng tử ".. Quan niệm "Trọng nam khinh nử " theo hệ thống triết lý Khỗng Mạnh chính là một sai lầm, một hạt sạn lớn trong lý thuyết đạo đức của họ, nhằm phục đích phục vụ cho chiến tranh thời Xuân Thu Chiến Quốc, tạo thêm nhiều tay cung, tay kiếm cho cuộc tranh bá đồ vương giửa các nước đi xăm lăng và bị xăm lăng
Cái thua của bà Phán Lợi trước Toà Án khi khởi tố Loan về tội giết người ( và hơn nửa là giết chồng ), muốn Loan phải bị tội thật năng nhưng Loan lại được tha bổng, trắng án, vô tội, chính là điềm báo hiệu cho thấy thời suy vong của quan niệm luân lý phong kiến đang đến, nó đang từng hồi dẫy chết trước sức mạnh như vũ bão của những quan niệm luân lý mới, " mọi người đều bình đẳng ", nhân quyền của phụ nữ phải được tôn trọng.
Phiên Toà xử Loan là chính phiên Toà của lương tâm, những ngưổi tham dự phiên Tòa, chiến thắng, chính là những người của lương tâm, Họ từ đạo lý mới bước ra như một Spartacus giải phóng những người nô lệ từ thới La Mã. Họ đã thấy cái gót chân của Achille hay nhúm tóc của Samson thời Khổng Mạnh để mà đánh thẳng vào, hạ gục kẻ thù.
.5- KẾT LUẬN
Nhận định chung theo tôi Đoạn Tuyệt là một quyển Tiểu Thuyết hay, hay trọn nghĩa về văn phong cũng như những tình tiết cốt truyện. Với " Đoạn Tuyệt " từ đầu đến cưối tác giả đã khéo dàn dựng một cách rất logic sự kiện, đưa người đọc không phải bỏ trang nào Không phải tò mò cốt truyện rồi sẽ ra sao, mà tò mò vì muốn biết lý luận, tranh cải giữa hai bên cái mới và cái cũ thế nào, giữa cái bộc phát mới còn non yếu và cái cũ đã gìà cỗi và ai thắng ai?. Phần cốt truyện, chúng ta cũng đả rõ. Tôi muốn lấy phần Kết Luận của En try nầy để nói vài điều về Kết Cấu cuốn tiểu thuyết của Nhất Linh.
Thông thường ,cuốn tiểu thuyết như một con người có phần hồn và xác. Hồn chính là tư tưỡng, phân tách tâm lý, diễn đạt nội tâm của nhân vật.Xác là cách hành văn, cách bố cục, cách xâu lại những sự kiên không làm cho độc giả hụt hẩng, bở ngớ..
Sau cùng có một phần hổn hợp giữa xác và hồn, đó là kết luận. Kết luận một tác phẩm chính là Kết Cấu Toàn Diện hai phần văn chương và lý luận vào một chủ thể tuyệt đối của truyện. Trong " Đoan Tuyệt " của nhà văn Nhất Linh, phần cuối truyện tác giả mới tạo những điều kiện để Loan và Dũng có cơ hội đến với nhau trong tình yêu dù muộn màng. Loan bắt đầu một đời sống theo ý mình sau bao nhiêu năm bị dập vùi trong những hủ tục phong kiến Sự kết thúc một cách có hậu, xóa đi cái cũ mở ra cái mới theo đúng sự chờ mong của người đọc Một cách kết cấu lám sáng tỏ sự thắng thế của chân lý thời đại, đó là cách kết cấu thật nhân bản, không cải lương, không gò ép.
Thường trong tác phẩm nào cuả văn học cũng có một nội dung nghệ thuật chính là Kết Cấu cốt truyện. Nó như những toa xe của con tầu được kết nối để về đến ga một cách bình yên cho hành khách khi đọc Kết cấu chiính là sự tưong quan giữa các yếu tố nội dung, hình thức trong tác phẩm. Nội dung tác phẩm gồm những hoàn cảnh sự kiện, hành động tư tưởng nhân vật. Thường khi sáng tác một tác phẩm văn học, tác gỉả có nhiều cách chọn lưa kết cấu cho tác phẩm của mình như kết cấu đa tuyến, kết cấu đơn tuyến,, kết cấu tâm lý , kết cấu luận đề, kết cấu đa nguyên, kết cấu hồi tuyến Dựa theo chủ đề tác phẩm mình viết, mà tác giả chọn loại kết cấu nào cho phù hợp với tiểu thuyết của mình, cho công chúng dễ hiểu.
Trong " Đoạn tuyệt " ta thấy Nhất Linh đã sử dụng loại Kết Cấu Luận Đề. Luận Đề đây chính là sự đấu tranh một mất một còn giữa "cái mới" và "cái cũ," "cái mới "đấu tranh chống "cái củ "phong kiến lạc hậu,,lổi thới để “Đoạn Tuyệt ” với quá khứ ,giải phóng người phụ nữ sau mấy ngàn năm mang chiếc ách nặng nề trong mớ luân lý " tạp nham" của "Cửa Khổng Sân Trình". Cái chết của Thân chính là cái chét của cái cũ, của thời đại cũ, sự thất bại của bà Phán Lợi trong phiên Toà xử Loan là sự hấp hối dẫy chết của những hủ tục phong kiến sắp đến ngày tàn lụi "Đoạn Tuyệt " không có nghĩa là chỉ giải thoát cho Loan, cho Dũng ra khỏi cuộc đời tối tăm của quá khứ, mà còn là cho tất cả chúng ta, của những người yêu quê hương một cách đích thực ngày nay.
Nhất Linh là một nhà văn mà tôi ngưởng mộ từ khi học Văn bậc Trung Học,Thư viện cá nhân của tôi dành một chổ rộng cho những tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn. Những loại sách của Nhất Linh viết ,ông không dùng một văn phong nhất định mà uyển chuyển theo từng chủ đề cá biệt, nó biến thể một cách tuyệt vời từ "Đoạn Tuyệt" qua " Lạnh Lùng " , từ " Gánh Háng Hoa " đến " Anh phải Sống " từ " Hai buổi chiều vàng " đến " Bướm Trắng "
Về tư tưởng cũng vậy, cũng đồng thời cùng một chủ đề " Cái Mới " và " Cái Cũ " nhưng ông đã viết hai khuynh hướng khác nhau.như "Đoạn Tuyệt " và "Nửa Chừng Xuân" hay " Lạnh Lùng " Trong " Đoạn Tuyệt " sự đấu tranh giữa "cái mới " là Loan, Dũng, Luật sư với cái cũ hủ lậu là Bà Phán Lợi, Thân là đâu tranh không khoan nhượng, một mất một còn, còn trong " Nữa Chừng Xuân " sự đấu tranh giửa Mai và Lộc với bà Án là cuộc đấu tranh nữa vời. Một kết cục không có hậu, một cách kết cấu đa nguyên.
Singapore 29/06/2012.
HUY THANH