11/12/12

THAM LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM :: PHAN XÍCH LONG VỊ HÒANG ĐẾ KHÔNG NGAI

THAM LUẬN LỊCH SỬ VIỆT NAM:
PHAN XÍCH LONG VỊ  "HOÀNG ĐẾ " YÊU NƯỚC KHÔNG NGAI
HUY THANH
 Khi người Pháp sang xâm chếm nước ta thì họ gặp rất nhiều cuộc kháng chiến nổi đậy chống lại họ để dành độc lập cho tổ quốc ,Những cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây thường dựa vào hai thế lực :
1- Thứ nhất là tập hợp lực lương nhân dân đủ các thành phần yêu nước, họ tự trang bị vũ khí đứng lên khởi nghĩa ( như của Đề Thám, Nguyễn Thái Học v..v.. )
2- Thứ hai là dùng lực lượng binh sĩ yêu nước của các triều vua có sẳn vũ khí , lấy họ làm nòng cốt để nổi dậy, từ đó phát triển lực lương ra. ( như của Đội Cấn , Tôn thất Thuyết ,..)
Muốn thành công trong một cuộc nổi dậy thường phải có một người lãnh đạo ra lời kêu gọi, hiệu triệu  nhân dân ,nếu người đó là Vua hay Hoàng Tộc  thì  lời kêu gọi được gọi là Hịch  ( thí dụ Hịch Cần Vương là của nhà vua yêu nước Hàm Nghi  )
Trong lịch sữ Việt Nam ,có một cuộc khởi nghĩa chống Pháp  đặc biệt không dựa vào hai thế lực trên mà dựa vào một thế lực :Tôn Giáo trên cơ sở Mê Tín Dị Đoan của nhà yêu nước Phan xích Long tại SàiGòn trước đây.

 1-TIỂU SỬ PHAN XÍCH LONG  "HOÀNG ĐẾ " :
Phan xích Long tên thật là Phan phát Sanh ( 1893 -1916 ), cha ông là Phan Núi làm cảnh sát tại Chợ Lớn, ông vốn  gốc là  người Hoa .Để lấy lòng dân chúng khi kêu gọi khởi nghĩa chống Pháp, ông tự xưng là Đông Cung Thái Tử con nhà vua yêu nước Hàm Nghi , thuê may áo Long Bào  khoác lên khi hội họp " hội kín " , xưng là Hoàng Đế .Lúc mới lớn, ông xin cha cho lên núi Thất  Sơn ở Châu Đốc để học đạo pháp , rồi sau đó lại học luyện bùa chú .Thời gian nầy , vốn có lý tưởng chống Pháp nên ông có dịp học cách làm lựu đạn, bom tự chế để sau nầy dùng làm vũ  khí khởi nghĩa .Khi xuống núi,ông liên kết được hai Ông Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Hiệp là những  người yêu nước cùng chí hướng lập những  " Hội Kín " tuyên truyền ,kêu gọi thành lập  "Hội bí mật " ,gầy dựng cơ sở  chống Pháp . Mới đầu cơ sở ở Cam pu Chia , sau dời về núi Thất Sơn Châu Đốc .Ở đây ông quyên góp tiền xây một ngôi chùa bên ngoài thì tu hành nhưng bên trong là  trụ sở ,nợi Hội họp của  "Hội Kín" ,đồng thời là xưỡng chế tạo bom ,lưụ đạn chờ ngày khởi nghĩa. Nhân dân ở khắp nơi như Chợ Lớn ,Thủ Dầu Một ,Long An , Bến Lức,Càn Giuộc theo rất nhiều. Hội có rất nhiều đạo hữu đi theo,họ tin vào những bùa phép của ông khi xung trận là đạn sẽ  bắn trật không trúng họ , trong đó có nhửng tay giang hồ hảo hớn như trùm Tư Mắt ( Nguyễn văn Trước ) ,một tay giang hồ côm cán ở ChợLớn ( tự xưng là Đơn Hùng Tín ,một anh hùng trọng nghĩa khinh tài đời Thuyết Đường Trung Hoa )
2-CUỘC KHỞI NGHĨA:
Khuya ngày 23 rang ngày 24 /3/1913  Phan xích Long cho gài bom tự chề một số chổ như Dinh thự quan Thống Đốc  Pháp, Khám Lớn Sàigòn  ,đồng thời cho rãi truyền đơn, dán bố cáo hiệu triệu nhân dân nổi lên chống  Pháp như lời hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi trước đây. Hội viên chiến đấu để dể nhận diện nhau thì măc  "y đạo "  là quần đen,áo trắng,khăn choàng cổ  trắng  ( đây là sai lầm chết  ngưòi trong lối đánh, du kích, đặc công trong thành phố, khi thất bại thì không thể trốn trà trộn vào nhân dân được  ). Không may , bom nổ trước giờ quy định vài trái nên quân Pháp phản công, cho gở những quả bom còn lại ,đồng thời xua quân truy tầm quân kháng chiến. Một số hội viên ở Long An, Cần Giuộc, Bình Dương hay tin vội rút lui trong đó có Nguyễn hữu Trí .Số còn lại thâm nhập vào Sài Gòn thì bị bắt do đồng phục quần đen,áo trắng,khăn choàng trắng mặc dù trên tay không có vũ khí.Thật  là " lạy ông tôi ở bụi này ".Phan xích Long chạy ra Phan Thiết thì bị bắt giải về Sàigon .Tháng 11/1913 Tòa Án Pháp xử án tù giam 57 người, tha bổng 54 người ,chung thân khổ sai 6 người trong đó Phan xích Long .Ông bị giam tại Khám Lớn Saigon .Sự khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã gây chấn động trong nhân dân và giới giang hồ khiến nhiều băng đảng giang hồ ngứa tay chém giết ,muốn lập công yêu nước nên xin gia nhập Hôi để có cơ hội giết Pháp.
Khi mặt  trân thế chiến ở Âu Châu ( năm 1916 ) Pháp thua trân làm nản lòng quân sĩ Pháp ở Việt Nam ,lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Hữu Trí tập hợp  lực lượng các nơi làm cuộc cướp ngục giải thoát cho  "Đại Ca Hoàng Đế"  cùng chiến hữu  đang bi giam ở khám lớn Saigon , gọi là chiến dịch " Cứu Đại Ca " . Nghĩa binh giả làm các nhà buôn bằng ghe thuyền, dưới giấu vũ khí là gươm,dao , che đậy bên trên bắng tàu dứa , lá dừa.( không có bom,súng, hay chất nổ vì sợ Pháp khám phá ) 
Ba giờ sáng ngày 15/2/1916 hằng mấy chục ghe thuyền cặp bến Cấu Ông Lãnh gỡ bỏ ngụy trang  tàu lá ,cầm gươm, giáo, mác xông lên  . Họ mặc quần đen, áo trắng, khăn chòang trắng ,đeo bùa chú ,đọc bùa chú  lia lịa ,xung trân đánh vào dinh quan Thống Đốc Pháp để dương đông kích tây, rồi tấn công vào Khám Lớn giải thoát  Đại Ca cùng chiến hữu,  .Nhưng quân Pháp do có phòng bị trước nên phản công kịch liệt bằng súng ,đạn tối tân khiến nghĩa quân thua to ,chết một số trong đó có Nguyễn hữu Trí,  phần còn lại hầu hết đều bị Pháp bắt .
Ngày 22/2/1916 Toà Án Pháp xử tử hình, mang bắn 38 người,sau đó ngày 16/3/1916 mang  bắn thêm13 người nửa trong dó có Phan xích Long.tại Đồng Tập Trận  ( hiện nay nằm giữa đường Vỏ thí Sáu và chợ Tân Định  ). Năm đó ông  mới 23 tuổi.
3-BÌNH LUÂN:
Tôi vẩn thắc mắc về cuộc khởi nghĩa nầy của nhà yêu nước Phan xích Long ,có phải đây là  cuộc đấu tranh cách mạng chống Pháp, có chiến lược, sách lược hẳn hoi để dành chiến thắng như những cuộc nổi dậy khác, hay chỉ  là tình yêu nước dậy lên như một sự ngẫu hứng, một sự thử sức giữa "buà chú thần quyền phương Đông" và " bom đạn phương Tây" để trải nghiệm.? .Cũng như những cuộc khởi nghĩa khác, muốn có lực lương thì phải kêu gọi nhân dân đứng lên theo mình, phải có tuyên ngôn chính nghĩa để thu phục nhân tâm . Mà muốn có nhân tâm thì người lảnh đạo phải tạo cho mình cái bề  ngoài gắn bó với những điều gí tốt nhất về chánh trị hay tinh thần yêu nước, dù điều đó có thể là sự nguy tạo  (như Quân Minh,nhà Thanh, nhà Tống ,quân Mông Cổ xâm lăng  nước ta  lấy cớ nầy cớ nọ như" phò ai,diệt ai ", hay lấy một " chủ nghĩa nào đó để khoa trương là chân lý ,là xu hướng thời đại " ). Ở đây Phan xích Long lại lấy danh nghĩa là con vua Hàm Nghi, lại xưng mình là Hoàng Đế ,điều đó chỉ là một biện pháp tình thế không đáng chê trách, cũng có thể hiểu như là  "cứu cánh biện minh cho phương tiện". 
Lý do cuôc khởi nghĩa thất bại theo tôi là những nguyên nhân sau:
1-Thứ nhất là Phan Xích Long tin tưởng quá nhiều về bùa chú ,dị đoan, thần quyền .Mổi khị ra trận , chiến hữu đều mang bùa, đọc thần chú vì nghĩ rắng bom, đạn sẽ không trúng bởi buà phép sẽ đẩy lui. Cái hay của nhà lãnh đạo nầy là thuyết pháp, tuyên truyền quá xuất sắc  biến cái không thành có ( mặc dầu chưa có điều kiện chứng minh ) nhưng  chiến hữu vững tin răm rắp.quyết lòng "Tử vì Đạo " . Đó là vì Phan xich Long có cái" tâm " tin tuyệt đối ở thần quyền, bản thân ông cũng suy nghĩ như vậy sau bao năm học đạo ở núi Thất Sơn chứ ông không lừa dối  tín hữu. (bằng chứng là khi chạy ra tới Phan Thiết ông không chịu cải trang mà vẫn mặc y đạo quần đen áo trắng, choàng khăn trắng để bị mật thám Pháp bắt ) . Do say mê tin tưởng buà chú như vậy, nên mặc dù ông biết rằng lực lượng của mình sẽ phải chống lại đội quân Pháp tinh nhuệ, vũ khí khoa học tối tân mà ông vẫn không nao núng, vẫn tiến công, không phòng bị .   
2-Thứ hai là trong binh pháp Tôn Tử  có câu " tri bỉ, tri kỷ " tức  "biết người,biết ta, trăm trận trăm thắng " nhưng Phan xích Long đã không biết người mà cũng chẳng  biết ta. Không biết người là quân Pháp là đội quân viển chinh chuyên đi xâm lược, họ có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với các thế lực chống  đối địa phương, vũ khí họ lại tân tiến như súng, đạn, xe, pháo .Chẳng biết ta là ta thì chỉ có những quả bom  lưụ đạn tự chế nghèo nàn ,khi tịt ngòi, khi nổ, mà nổ thì cũng quá bất ngờ cũng có khi " văng miểng tùm lum, đạn ta trúng quân mình ".Chính vì vậy nên cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long  nhiều nhà sử học cho đây là sự  "giỡn chơi" ," thử sức thần quyền"  thậm chí họ còn gọi đây là cuộc khởi nghĩa "quái dị" cuả ông vua không ngai Phan Xích.Long.
3- Thứ ba là do không có kinh nghiệm chiến thuật nên cuộc khởi nghĩa đã thảm bại. Trong chiến tranh giải phóng đất nước, thường các lực lượng chống quân thù thường sử dụng lối chiến tranh du kích, đặc công ,khi ẩn, khi hiện trong thành phố khiến kẻ địch không  biết đâu mà đánh Lở khi thất bại thì lẫn trốn , trà trộn vào nhân dân ,gầy lại lực lượng.. Đằng nầy các chiến hữu  vốn số quân đã ít ỏi lại mặc đồng phục quần đen, áo trắng, khăn choàng trắng, đeo bùa chú ra trân như trong cuộc chiến tranh quy ước giữa hai quốc gia, hai bên mặc quân phục hẳn hoi. Khi thất bại, chạy trốn , chính bộ đồng phục nầy đã tố cáo với giặc "lạy ông tôi ở bụi nầy" khiến  nhiều chiến hữu bị bắt dù nhiều người trên tay không cầm khí giới nào, tổn hại  rất nhiều cho lực lượng khởi nghĩa.
4 -Thứ bốn là kiêu với mình, khinh với địch. Trong trận tấn công vào Khám Lớn để  giải thoát  Đại Ca Phan Xích Long, Nguyễn hữu Trí đã tập trung hết lực luợng chỉ đánh vào hai nơi Khám Lớn, Dinh Thống Đốc  mà không dùng chiến thuật nghi binh,  trải quân đánh lạc hướng địch . Khi tấn công vũ khí thì chỉ có gươm, dao, giáo, mác  (tuyệt đối không có bom, đạn, súng ống hay chất nổ. để chống lại quân Pháp.) ,họ lại mù quáng  tin vào bùa chú thần quyền cùng y phục đạo giới ( quần đen, áo trắng, khăn choàng trắng ) sẽ né tránh được bom đạn  mà không rút kinh nghiệm trận thua trước, ta thua vì không có súng đạn tối tân như Pháp. Đó  là chỉ biết mình mà  không biết người ,chủ quan khinh địch  nên thất bại.
KẾT LUẬN:
Dù sao lịch sử cũng đã sang trang, kẻ thắng người bại đều giờ đã  nằm trong lòng đất . Viết bài tham khảo nầy tôi chỉ mong góp chút ý kiến, nhận định về môt giai đọan nào đó của lịch sử, cũng rất chủ quan, cái đúng, cái sai trong  gang tấc. Tôi không phải là nhà nghiên cưú sử, cũng không phải là nhà lý luận văn học mà là môt độc gỉa, phải, một độc giả đọc lịch sử bình thường nên nhận định về lịch sử cũng  hết sức bình thường. Với tâm lòng tôn trọng những người yêu nuớc, hy sinh vì dân tộc, bằng sự ngưỡng  mộ vô biên về Phan xích Long, tôi viết bài nầy về ông, một nhân vật mà dường như lịch sử bỏ quên, còn chăng chỉ là một cái tên con đường ở Quận  Phú Nhuận mà những người sống nhiều năm ở đó cũng ngơ ngác khi có người hỏi Phan xích Long là ai? một sự ngơ ngác đồng nghĩa như vô ơn.
Dù thất bại, nhưng Phan xích Long đã  thành công ,đã góp phần  tạo ra cái "Nhân" cho kháng chiến  ,đúng như lời anh hùng Nguyễn Thái Học nói  với Pháp trước khi lên đoạn đầu đài:" Không thành công thì thành nhân". Đúng vậy, cái nhân đó đã đâm chồi nẩy lộc cho hoa trái ngày hôm nay chúng ta đang hưởng. Những người hậu sinh như chúng ta phải nhìn lịch sử bằng tầm nhìn thời đại, không định kiến, trung thực, vô tư,  phải tri ơn họ, những người yêu nước chân chính dù lịch sử có vô tình hay cố ý bỏ quên.
Giáng Sinh 24/12/2011
HẾT            
HUY THANH