THAM LUẬN
NGUYỂN TRƯỜNG TỘ NHÀ CẢI CÁCH ĐI TRƯỚC THỜI CUỘC NHIỂU NHƯƠNG
:
Lịch sử nước ta trước đây mặc dù đang ở trong chế độ phong kiến nhưng
cũng đã có những nhà tư tuởng lớn muốn cải cách về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội để giúp đất nước đi lên theo đà tiến triển của nhân
loại. Họ có một tấm lòng yêu nước, một bầu nhiệt huyết nồng nàn muốn đất
nước thoát khỏi cảnh nghèo đói, lạc hậu, nạn ngoại xâm luôn đe dọa lãnh
thổ. Muốn như vậy đất nước phải có sức mạnh tự lực, tự cường về mọi mặt
nhất là về kinh tế, quân sự. Họ đã làm hết sức mình để những ông vua
thời đó nghe theo mình hầu cải cách, đưa đất nước đến tự cường về quân
sự ,cũng như kinh tế mạnh. Nhưng rất tiếc, các vua lúc đó nặng tinh thần
bảo thủ, lo bảo vệ ngai vàng nên bài ngoại một cách mù quáng không nghe
theo. Do đó, nước ta vẫn quanh quẩn trong vòng nghèo đói, lạc hậu, dẫn
đến bị đô hộ phương Tây hơn một thế kỷ. Một trong những nhà cải cách
tích cực nhất vào thời Pháp thuộc là ông Nguyễn Trường Tộ, một nhà yêu
nước chân chính tinh thông cả Hán học, Tây học. Sau khi đi Pháp, ông đã
học hỏi, tận mắt thấy những thành tựu khoa học của phương Tây nên về
viết hơn sáu mươi bản điều trần xin nhà vua sửa đổi cải cách lại việc
nước. Đây là lời kêu gọi rất thống thiết của một sĩ phu đi trước thời
cuộc, một nhân sĩ yêu nước nồng nàn. Hôm nay tôi mời Quý Vị cùng các bạn
trên Blog xem ông đã đề nghị cải cách những gì
1- TIỂU SỬ ÔNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ:
Ông
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1828, tại làng Bùi Chu, tỉnh Nghệ An, trong
một gia đình đạo Công giáo. Năm 27 tuổi, ông được Giám Mục Gauthier mời
vào chủng viện Tân Ấp để dạy chữ Hán và được giám mục dạy lại tiếng
Pháp. Năm 30 tuổi ông được giám mục Gauthier đưa qua Hồng Kông, rồi sang
Thuỵ Sĩ học. Sau đó ông qua Pháp theo học trong gần hai năm, trong thời
gian này, ông rất siêng năng học tập kíến thức khoa học hiện đại Tây
Phương với hoài bảo một mai trở về giúp ích cho đất nước. Năm 1861, Pháp
chiếm ba tỉnh miền Đông, rồi sau đó ba tỉnh miền Tây nước ta, ông về
Việt Nam đem những hiểu biết của mình để giúp ích cho quê hương đất
nước. Việc đầu tiên là ông hướng dẫn dân làng ở một vùng đất có khí độc,
đất xấu mà theo họ là có nhiều ma quái do mê tín dị đoan để đi đến định
cư lập nghiệp ở vùng đất khác khí hâu mát mẻ hơn (bây giờ nơi đó là
làng Xuân Mỹ, nay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Ông cũng đã từng
giúp Tổng đốc Nghệ An Hoàng Kế Viêm đào kinh Sắt một công trình mà Hồ
Quý Ly trước đây đã từng làm nhưng dang dở thì giặc Minh tràn qua xăm
lăng. Ông đã gởi lên triều đình nhiều bản điều trần có giá trị, đề nghị
nhà vua cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục...Ông
còn để lại đời sau nhiều bản điều trần về cải tổ giáo dục, xã hội, quân
sự. Ông mất ngày 23/11/1871 sau một cơn bạo bệnh ở làng quê Bùi Chu với
niềm ân hận xót xa vì những bản Điều trần của mình không ai nghe, không
ai quan tâm. Hai câu thơ tâm sự của Ông sau đây đã nói lên những điều
chua xót đó trước khi ông qua đời: Nhất thất túc, thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu, thị bách niên cơ. Tạm dịch: Một kiếp sa chân, muôn kiếp
hận Ngoảnh đầu cơ nghiệp đã trăm năm.
2- NỘI DUNG NHỮNG BẢN ĐIỀU TRẦN :
Nguyễn
Trường Tộ đã gửi lên triều đình khỏang sáu mươi bản điều trần đề nghị
cải tổ rất nhiều điều về tổ chức lại đất nước, ta có thể tóm tắt thành
ba lĩnh vực chính như sau :
2.1- Lĩnh vực văn hoá giáo dục : Ông
chủ trương cải cách lại giáo dục, dạy thêm các môn toán pháp, các môn
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên vào chương trình học. Thay chữ Hán
Nôm bằng chữ Quốc Ngữ, rà soát lai những tư tưởng phong kiến, cái nào
tốt thì giữ lại, cái nào xấu thì bỏ đi. Nguyễn Trường Tộ rất quan tâm
đến việc du nhập những tư tưởng dân chủ tiến bộ phương Tây để mở mang
dân trí, ông cho rằng tư tuởng Khổng Mạnh đã làm người dân ngu muội dần
sau lũy tre làng, sau cái cày và con trâu. Nên noi gương người Nhật cử
người đi học những nước Âu Tây để học hỏi cái hay của họ sau về giúp
nước nhà. Mở những nhà dưỡng lão cho người neo đơn, những trại giáo dục
cho trẻ em cơ nhỡ.
2.2- Lĩnh vực Kinh Tế : Ông chủ trương phát
triển đồng bộ các ngành nông, công, thương nghiệp. Về ngành nông phải
cải tạo lại ruộng đất, trồng xen canh, xen kẽ, khai thác dinh điền, đào
kinh, đào giếng để có nước tưới tiêu ruộng vườn. Về công nghiệp phải
phát triển các ngành dệt, sản xuất than đá, khai thác quặng. Về Thương
ngiệp ông chủ trương mở nhiều hải cảng, thuơng cảng, buôn bán trao đổi
giao lưu hàng hoá với các nước trên thế giới bằng đường biển, đường bộ.
Mời hoặc hợp tác với các công ty nước ngoài vào khai thác tài nguyên,
biển rừng. Chấn chỉnh lại chính sách thu thuế cho hợp lý nhằm khuyến
khích người sản xuất, buôn bán có lợi nhuận cao để họ phấn khởi phát
triển ngành nghề.
2.3- Lĩnh vực Quân Sự : Nên cải cách lại vũ
khí cho quân đội, vũ trang bằng những vũ khí tân tiến, mua thêm nhiều
chiến hạm phương Tây. Đào tạo sĩ quan văn võ song toàn, thiết lập các
hàng rào phòng tuyến thành các cụm từ thành phố đến nông thôn. Tìm cách
lấy lại sáu tỉnh Nam kỳ bằng biện pháp hoà ước. Theo ông khi thực lực
quân sự đã mạnh thì tiếng nói triều đình mới mạnh trong những hoà ước
hiệp thương với Pháp.
3- NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỚI LỜI TÂM SƯ NỖI LÒNG KHI DÂNG LÊN VUA NHỮNG BẢN ĐIỀU TRẦN CẢI CÁCH : Khi dâng Bãng Điều Trần lên Vua , Nguyễn trường Tộ đã viết :
"Vì
tôi là kẻ tự biết rõ mình, thấy mình một cách chính xác, bao nhiêu
những việc thế tình nham hiểm, hoạn hải ba đào, không việc gì không biết
nên mới cam tâm chịu ba tội ấy (tức một là tội thân phận hèn mọn dám
nói việc cao xa, hai là tội “ở trong vòng của quân địch mà lại ôm chí
khác”, ba là tội bị nghi kị mà vẫn hiến dâng ý kiến) chuốc lấy mối lo
không phải phận sự của mình, ôm lấy những việc khó làm, chỉ đó mới có
thể giữ được. Người xưa xét người không xét ở thành bại mà xét ở chỗ có
hay không có tấm lòng. Có lòng mà gặp thời đắc dụng là điều may. Có lòng
mà gặp thời không tốt, đến phải cô quạnh không chỗ nương thân lại còn
mắc tội là điều rất không may. Nhưng nếu lấy điều khoan dung nhân hậu mà
xét, thì nhìn vào lầm lỗi của một người có thể biết được lòng nhân hậu
của người đó. Huống chi tôi nay như con cá voi ở giữa bể, trong gia đình
không hệ luỵ vợ con, ngoài xã hội không lo bị cấm chế, thế mà biết nhớ
về cố đô căm giận quân thù, việc đời được mất vinh nhục tôi đều xem như
ngoại vật, chỉ cần bảo toàn lấy cái điều rất quý ở nơi mình là đủ rồi,
nhưng thấy người có việc bất bình cũng phải tuốt gươm cứu giúp, mà bản
tâm không mong người báo ơn. Chỉ khi nào không mong người báo đáp, người
ta mới làm được những việc phi thường, khẳng khái. Tôi xin dâng mấy bài
“Thiên hạ phân hợp đại thế luận”, “Tế cấp luận”, “Giáo môn luận”… để
cho ngụm nước nơi vũng chân trâu nhờ sông ngòi có thể chảy thấu ra biển
cả. Được thế thì nước đổ qua trăm dặm may ra có thể giúp ích được ít
nhiều. Như thế, tôi dẫu chết vùi nơi nơi chốn mường mọi cũng tỏ được tấm
lòng không quên nguồn gốc.
4 - BÌNH LUẬN:
Khi
đọc những lời tâm sự, cáo bạch lên triều đình lý do mình viết những Bản
Điều Trần dâng lên Vua của Ông Nguyễn Trường Tộ, tôi có mấy ý kiến như
sau:
1- Thứ nhất: Về lý giải vị thế trong cáo bạch, khi viết
những bản Điều Trần, ông đã viết với rất nhiều xót xa. Xót xa thứ nhất
là ông đã khiêm nhượng tự hạ mình như cầu khẩn nhà vua : thứ nhất là
"thân phận hèn mọn mà dám nói chuyện cao xa", thứ hai là "sống trong
lòng địch mà lại ôm chí khác" thứ ba là "thân phận bị nghi kỵ mà vẫn
dâng ý kiến". Trước hết, ông Nguyễn trường Tộ đã hiểu rất rõ mình là ai
và người đọc là ai. Một ông vua đang tại vì trên ngôi báu cũng ít nhiều
có cái tự kiêu của một bậc thiên tử nên khi nhận Bản Điều Trần nếu đọc
những lời cáo bạch cũng cảm thấy người viết đã tự hạ mình như một kẻ có
tội, những điều cầu xin, chứ không phải là một ông thầy đời dạy vua tổ
chức và cai trị việc nước.
2- Thứ hai: Về cách luận ngữ Ông
Nguyễn Trường Tộ đã rất khéo léo khi biết rằng việc thực hiện cải cách
nếu có thì kết quả hay sự thành công (còn thuộc vào rất nhiều yếu tố
khách quan khác) chưa biềt ở mức độ nào nên ông đã rào trước đón sau với
nhà vua: "Người xưa xét người không xét ở việc thành bại mà ở có hay
không tấm lòng". Lý do ông nói như vậy vì ông là người theo đạo Công
Giáo, một đạo của người Pháp du nhập vào VN hiện không được triều đình
nhà Nguyễn có cảm tình. Ông cũng đang bị triều đình nghi kỵ làm tay sai
cho giặc Pháp.
3- Thứ ba: Về xét đoán con người, ông Nguyễn
trường Tộ đã lý luận, phản biện một cách tài tình là không phải người có
tội đều là người ác độc, xấu xa. Nhưng ở đây theo ông người có tội thì
nên xét sâu vào cái tội để tìm ra cái nhân hậu của họ khi phạm tội. Tôi
suy nghĩ ra một số thí dụ như một kẻ cướp khi cướp được tài sản họ không
giết người, có thể họ hành động vì quá đói khổ. Ta có thể xét tình lý
mà giảm nhẹ tội tình. Trong luật pháp hiện nay gọi là những trường hợp
giảm khinh.
4- Thứ tư: Về lý luận xã hội, khi con người đã thi
ân thì phải bất cầu báo, chuyện giúp đỡ mọi người như là một tiếng gọi
của lương tri, phải làm theo lý lẽ đạo lý chứ không phải là sự ban phát
cho người khác, chờ đợi người ta đền ơn đáp nghĩa. Cáo bạch đã giải
thích lý do mình viết Bản Điều Trần, những nội dung Bản Điều Trần rất
thống thiết, sâu sắc như vậy mà triều đình nhà Nguyễn vẫn vô tâm, vô cảm
không cứu xét, bỏ qua mà còn kết tội ông là nói những chuyện hoang
tưởng khiến ông ôm hận đến chết.
Theo tôi, lý do triều đình nhà Nguyễn bác bỏ Bản Điều Trần của Ông vì những lý do sau:
1-
Thứ nhất: Là triều đình gồm vua, các trọng thần đều thủ cựu, những ảnh
hưởng của Nho học Khổng giáo vẫn còn nặng nề trong tư tưởng nên việc
thay đổi theo Bản Điều Trần kiểu Tây Phương quá mới mẻ, quá đột ngột,
chịu ảnh hưởng của một nền văn hoá Âu Tây xa lạ khác với những văn hoá
Trung Hoa từ ngàn xưa đã thấm nhuần vào cội rễ văn hoá dân tộc. Một nền
văn hoá của giặc, xa lạ với Á Đông nên không chấp nhận được.
2-
Thứ hai: Hoàn cảnh lịch sử lúc đó nước ta bị Pháp chiếm ba tỉnh miền
Đông, ba tỉnh miền Tây, trên thế giới liệt cường đang xâu xé Trung Hoa
để mở con đường buôn bán tơ lụa. Cuộc chiến tranh nha phiến bùng nổ
khíến triều đình Huế rất có ác cảm với các nước phương Tây, cho họ là
dân đi xâm lược, để cho họ bảo hộ nước ta là việc bất đắc dĩ, bằng mặt
nhưng không bằng lòng vì đã hạn chế rất nhiều quyền hành của Thiên Tử.
Nên không thể bắt chước làm theo bọn “Bạch Quỷ” Phú lang Sa. ( người
Pháp )
3- Thứ ba: Thời đó, Đạo Ki Tô Giáo mới vừa du nhập, đạo
Thiên Chúa mới đầu bị cấm đóan nên triều đình đã giết rất nhiều giáo sĩ,
lưu đày giáo dân. Chỉ sau khi bị thua trận, mất đất nên triều đình mới
chịu ép lòng ký những hoà ước với Pháp, trong đó có việc cho đạo Thiên
Chuá được tự do giảng đạo, xây dựng nhà thờ và giải toả chính sách bế
quan tỏa cảng, mở đường thông thương buôn bán với các nước phương Tây.
Ông Nguyễn Trường Tộ là người theo đạo Thiên Chúa, được các linh mục dẫn
dắt cho sang học các nước Âu Tây nên những gì xin cải cách của ông chỉ
là làm lợi cho Pháp, cho đạo Thiên Chúa chớ không phải vì dân tộc Việt
Nam.
KẾT LUẬN:
Để kết
luận bài viết nầy, tôi xin kể lại một giai thoại về Đồng Hồ như sau:
Nhân ngày khánh thành Ngọ Môn, Pháp gởi tặng triều đình một đồng hồ quả
lắc để xem giờ. Đây là loại đồng hố có cửa mở ra để lên dây cót (dây
thiều). Phía trên là mặt số, kim dài và ngắn, phía dưới có một quả lắc
đong đưa nhờ sức đàn hồi của dây cót bằng thép. Khi tặng, người Pháp
hướng dẫn cách lên dây thiều, và nói khi đúng ngọ hai cây kim dài ngắn
sẽ nhập một, chỉ số XII (mưòi hai giờ trưa). Khi đúng Ngọ vua xem mặt
trời đứng bóng thì quả thật kim dài và kim ngắn nhập lại chỉ số XII, nhà
vua và triều đình vỗ tay hoan hô, thì vừa lúc ấy chuông đồng hồ gõ phát
lên những tiếng : "từng, tưng, tứng, từng..". Cả nhà vua, triều đình
hoảng hồn bỏ chạy vì tưởng ma nhập vào đồng hồ, (vì khi tặng, người Pháp
quên nói là đúng 12 giờ trưa nó sẽ gõ phát ra âm thanh). Đây là giai
thoại chưa được kiểm chứng, nhưng đã nói lên sự kém hiểu biết về khoa
học của triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Cũng như Nguyễn Trường Tộ đã
nói ở Phương Tây xe chạy không cần ngựa kéo, tầu thuỷ chạy không cần
người chèo mà triều đình nhà Nguyễn nói ông nói chuyện nhảm nhí, hoang
đường.
(Tài liệu tham khảo: Bách Khoa Tòan Thư )
HUY THANH