THAM LUẬN:
PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH
HUY THANH
1-BÀI THƠ CÔ LÁI ĐÒ CỦA NGUYỄN BÍNH
PHỔ NHẠC: NGUYỄN ĐÌNH PHÚC
Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bến sông kia
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
Trên bến cùng ai đã nặng thề
Thế rồi người khách tình quân ấy
Đi biệt không về với bến sông
Đã mấy lần sông trôi trôi mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông
Xuân nầy đến nửa đã ba xuân
Đốm lửa tình yêu tắt nguội dần
Chẳng lẻ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi ước với tình quân
Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
Cô lái đò kia đi lấy chồng
Vắng bóng cô em từ dạo;ấy
Để buồn cho những khách sang sông
Bài
Thơ nầy đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc phổ nhạc, trình bày trong
các Album Nhạc Tiền Chiến V N. Các bạn có thể vào Google xong gõ tên bài
hát Cô Lái Đò để vừa xem Bài Thơ, vừa nghe ca sĩ Hòang Oanh ngâm và hát (cũng có thể bạn gõ vào NHẠC CỦA TUI rồi gõ tên bài hát)
BÌNH LUẬN NHẠC:
Nhận
xét cuả tôi do cấu trúc Thơ nên Nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc vẫn giữ nguyên
bản, không cải cách lời lại ,nên bài nhạc không có những biến tấu đặc
sắc (như chuyển từ cung Trưởng Majeur với các dấu thăng dìese;### qua
cung Thứ Mineur với các dấu giảm bémol; bbb ) mà chỉ ở tiêt tấu; âm vực
đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, không nên sử dụng tiết điệu Habanera hay
Slow chậm mà nên dùng Moderato nhịp vừa. Một vài đoạn có thể sử dụng
Rumba Lente thì bài nhạc sẽ hay hơn, linh hoạt hơn . Nếu tôi phổ nhạc
bài thơ nầy, tôi sẽ sử dụng vài đoạn trường canh mesure nhịp 3/4 (một
vài đoạn thôi ) để chuyển qua tiết điệu Valse hay Boston chứ không để ở
mãi nhịp 4/4 hay C trầm buồn monotone.
2- BÀI THƠ ÔNG LÁI ĐÒ CỦA HIẾU NGHĨA
PHỔ NHẠC: HIẾU NGHĨA
Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông
Một dĩ vãng từ ngàn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lặng
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu
Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ mãi muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì tìm được ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhịp sống hùng
Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nổi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng
Họ về đây bụi đường vương nếp áo
Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn áo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi
Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái đò đưa mắt mỏi mòn trông
BÌNH LUẬN NHẠC:
Bài
thơ nầy đã được tác giả Hiếu Nghĩa phổ nhạc với tựa bài là Hình Ảnh
Hai Cuộc Đời. Các bạn có thể vừa xem bài Thơ, vừa nghe ca sĩ ngâm Thơ, vừa nghe hát bản nhạc nầy bằng cách vào Google xong gõ tên bài hát Ông
Lái Đò ( Hình Ảnh Hai Cuộc Đời ); để nghe ( cũng có thể bạn vào NHẠC CỦA
TUI gõ tên bài hát ). Bài Thơ phổ nhạc nhạc nầy được một số ca sĩ như:
Trường Vũ, Như Quỳnh, Hương Lan, Hoàng Oanh, Ngọc Sơn, Mỹ Huyền trình
bày.
Cũng như những bài Thơ được phổ nhạc mà câu thơ vẫn giữ nguyên
không cải biến, như tất cả những bài nhạc khác; âm vực tiết tấu bài hát
nầy vẫn vấp phải một khuyết điểm cố hữu như những bài thơ phổ nhạc khác
là đều đặn một cách đơn điệu ( Monotone ). Theo tôi, những đoạn Thơ Cao
Trào (từ một bến sông tỉnh lặng sang một bến sông sôi động ) nên chăng
chuyển âm và tiết tấu từ;âm thể Thứ ( Mineur với các biến cốt giảm bémol; bbb ) qua âm thể Trưởng ( Majeur với các biến cốt dấu thăng dìèse ###
) thỉ sẻ nổi bật lên chất lượng bài thơ Nên chăng soạn một khúc gian
tấu cùng hòa âm làm chiếc cầu nối âm thanh hai cung Thứ và Trưởng nên
sử dụng điệu Moderato bài nhạc sẽ linh động,không nên dùng;điệu Slow hay
Tango Habanera bài nhạc sẽ nghe quá chậm. Mặc khác để phá cách ký;âm bó
buộc theo luật cân phương hình nốt trong số trường canh ( Mesure ) bó
buộc, ta nên sử dụng những dấu Liên Ba (;chùm ba ) để âm thanh lướt
nhanh qua phách;( một phách chứa ba nốt ). Đồng thời sử dụng nhịp chỏi (
nhịp nghịch phách) để khắc họa thêm phần lả lướt cho âm thanh. Dùng nhịp
chỏi ( nghịch phách ) để âm thanh bay cao lên, rồi rớt nhẹ trong luyến
láy tạo người nghe một cảm xúc man mác, chênh vênh, hụt hẫng.
Vì
bài thơ quá dài, ta có thể chia ra làm ba đoạn, mỗi đoạn chọn luật cân
phương số ô nhịp (trường canh hay Mesure là 4 , 8; 6 , 12 là được.
Cũng
có thể khi phổ bài nhạc, ta chia ra làm hai đọan Chủ Âm Thứ và Chủ; Âm
Trưởng. Thí dụ ta viết đoạn đầu ở chủ âm RÊ THỨ tức sử dụng một dấu
Giáng (Giảm ) hay Bémol b; ở dòng ba là nốt SI ( trong hệ thống khoa
SOL). Sau đó, khi chuyển qua chủ;âm RÊ TRƯỞNG (ta dùng dấu BÌNH;đóng
lại;ở nốt SI để phá dấu giảm trước ). Sau đó dùng hai gạch đứng II (
double ) để báo hiệu ngắt đoạn xong rồi thêm hai dấu Thăng ( Dièse : # ở
dòng; 5 nốt FA, và ở khe 3 nốt; ĐÔ ( trong hệ thống Khóa Sol )
Viết nhạc như thế, Thơ và Nhạc sẽ giao thoa, nâng giá trị cho nhau một cách toàn diện.
3- NHẬN ĐỊNH SO SÁNH HAI BÀI THƠ:
Cả
hai bài thơ đều diễn cảm tâm sự của hai người một già, một trẻ làm nghề
đưa đò cho khách qua sông. Nhưng nếu đọc kỹ cả hai bài thì tâm sự, hoàn
cảnh, tâm lý, hành động, cách dấn thân của mỗi người một khác. Hay nói
cách khác, hai bài thơ tuy không có tương phản nhưng cũng không hẳn là
có tương đồng trong dung thơ. Về mặt tâm lý, sự khác nhau đó thể hiện
theo tôi trên các lĩnh vực sau:
1-CẬN CẢNH: Bến đò trong Thơ
Nguyễn Bính là một bến đò nhỏ, sóng không lớn, ít người qua lại.Cũng có
thể bến đò rất ít khách, vài khách, hay chỉ một khách duy nhất nên cô đò có thời gian tâm sự hẹn thề, yêu đương với chàng trai viễn khách.
Sau đó chờ đợi qua ba năm mà không gặp lại cố nhân cô lái mới:
" Bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông
"Cô lái đò kia đi lấy chồng
Còn bến đò trong Thơ Hiếu Nghĩa thì rất lớn, sóng to, gió nhiều:
"Đường xa xa tóc lộng gió tơi bời
Một chuyến đò có thể chở nhiều chiến sĩ qua sông, cứ nhiều chuyến như thế ông đã đưa qua sông cả một đoàn quân:
"Họ về đây bụi vương mầu nếp áo..
"Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi
Phải, những người chiến binh khi đã ra đi nào đâu có hẹn ngày về qua bến cũ
2-TÂM LÝ TIỂU NGÃ VÀ ĐẠI NGÃ:
A-Trong
Thơ Nguyễn Bình, cô lái đò là người lãng man trong tình cảm, yếu đuối
trong hoàn cảnh cô mới chờ đợi có ba năm mà vội ôm cầm sang thuyền khác:
"Cô hồi tưởng lại ba xuân trước
" Trên bến cùng ai đã nặng thề
Và cô lái đã quyết định tìm ngã rẽ cho cuộc đời mình, cho cái TIỂU NGÃ bình thường như những cô gái khác:
"Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
"Cô đành lỗi ước với tình quân
Cũng có lúc cô tự hỏi lại lòng mình, và đây là câu trả lời:
" Xuân nầy đến nay đã ba xuân
"Đốm lữa tình yêu tắt nguội dần
" Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
" Cô đành lỗi ước với tình quân
Nói
một cách nào đó, cô lái không được chung thủy vì sợ lâu quá mình sẽ
già,Cô không tin tưởng lời hẹn của người yêu có thể đang là một chiến
binh đang bảo vệ dòng sông con đò của cô.
Tôi chợt nghĩ tại sao
nhà thơ Nguyễn Bính lại không cho bài thơ có hậu là cô chờ đợi năm, mười năm , dài thêm chút nữa cho có lý có tình, hay chờ mãi hóa đá như
Hòn Vọng Phu, làm nổi bật cái ý nghĩa ĐẠI NGÃ; trung trinh tiết liệt của
người con gái Việt Nam. Làm như vậy để hồn bài thơ được tinh khiết,
mà lại ném cô ra ngoài chặng đường lịch sử, để một bài thơ hay đầu
mà kém đuôi "tiền kiết mà hậu hung ". Đó có phải là một sự tàn nhẫn đối
với nhân vật của mình khi tác giả cho cô lái chờ chỉ có ba năm vội làm
theo cái tâm lý Tiểu Ngã tầm thường; ích kỷ hoài nghi, không chung thủy
bội bạc của mình.
Theo tôi, đây không phải là một bài Thơ hay của thi
sĩ Nguyền Bính, bởi vì một bài Thơ hay về hình thức,nội dung đều phải
đồng điệu, hài hoà. Cái lý, cái tình trong bài thơ dù có ẩn dụ hay biểu
cách cũng vẩn cho người đọc có sự thông đạt với hồn thơ. Ở đây, sức
thuyết phục nội dung nhân bản bài thơ không rõ nét, không hoàn
thiện;,không làm nổi bật sâu đậm những tứ thơ tuyệt vời như những bài
khác của Nguyễn Bính như: Cô Hàng Xóm; (được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc
tựa bài Cô Hái Mơ ), Gái xuân ( Nhạc sĩ Từ Vũ phổ nhạc ).
Về hình
thức, cách gieo vần thanh bằng rất hay ngoại trừ, hai chữ cuối hai
câu đầu bài thơ bị cưỡng vận là "trở về " và " sông kia " không vần với
nhau; cũng có thể ta tạm chấp nhân là thông vận vậy.
B -Trong
Thơ Hiếu Nghĩa, cái Đại Ngã đứng sừng sững như một cây cổ thụ trên bến
nước, dù chỉ là một ông lão già nua, nhưng hồn nước, cái đại ngã vinh
quang; hào khí dân tộc vẫn sáng rực trong ông khi đưa những đoàn chiến sĩ
qua sông. Hay nói cách khác, việc giữ nước cũng có bàn tay ông chung
sức. Những người con đất nước đi ra chiến trường mà lòng vẫn trĩu nặng
những ưu tư về vận nước, tình người:
"Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
"Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông.
"{Những người khách không giống ngày xưa ấy
"Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng
Họ
nặng trĩu bên lòng, những;ưu tư về vận nước đang chuyển mình từ thanh
bình qua chiến tranh, Những mùa thu kháng chiến, lửa dậy trong tình đất
và tình người. Những con người rời lối sống vong thân để trở thành đạt
thân cho đất nước cũng không tránh khỏi chút hoài nghi về lịch sử, về
vận mệnh con người và nước non.
Rồi cái Đại Ngã ấy như truyền vào trái tim già cỗi ông lão lái đò, một tình yêu nước tuyệt vời như mạch nhựa hồi sinh:
"Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ.
"Non sông rền một;điệu nhạc oai hùng
"Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
"Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
Cuộc sống của những chiến binh dường như gắn bó với định mệnh nước non, nước còn người còn, nước mất người mất."
"Họ về;đây bụi;đường vương nếp áo.
"Đường xa khơi tóc lộng gió tơi bời.
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi.
Trở
lại những ngày đầu thu kháng chiến, không gian quê hương nhuộm mầu tang
tóc vì khói lửa chiến tranh. Ông lái đò ngồi ôn lại cuộc đời mình,
nhớ đến những người khách qua đò mà chán nản cho thói bạc đen của người
đời trước đây:
"Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
"Trả công ông để lại một vài xu.
"Họ với ông hai cảnh đời xa lạ.
"Sang sông rồi không một tiếng phân ưu.
Cứ
nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây là hết, Nó sẽ trôi theo dòng đời lặng
lẽ như dòng sông. Ông sẽ gậm nhắm nổi buồn đi vào vạn cổ cho hết kiếp
trầm luân. Nhưng rồi một mùa thu hào hùng bừng lên như vầng dương chói
sáng. Mùa thu của cả dân tộc đứng lên trong khí thế ngất trời đấu tranh
giành độc lập; đánh đuổi kẻ thù. Lớp lớp trai gái bỏ làng, bỏ xóm, bỏ
cày, ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông. Họ đi qua bến đò ông,
gieo vào lòng ông những tình yêu đất nước nồng nàn, bừng cháy hào khi
đuổi giặc:
"Ông lái đò ngày nay già yếu lắm
"Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
"Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
"Nổi mừng vui không thốt được nên lời
Hai
chữ "rung mạnh" tác giả dùng chữ rất tuyệt vời. Giữa một trái tim chỉ
còn thoi thóp thở đã vươn dậy hồi sinh theo tâm hồn ông lão theo cái
rung mạnh của lời gọi non sông. Những người chiến binh qua đò, lòng họ
nặng trĩu bên lòng không phải là tình thê nhi mà chính là ưu tư cho vận
nước đang trong mùa ly loạn, Rồi sẽ hòa bình chăng? khi nào? bao giờ?
Về hình thức, những khổ thơ bốn chữ vần rất chỉnh. Mỗi khổ thơ bốn
chữ các câu thanh bằng; ( dùng chính vận hay thông vận) đều vần với
nhau như: sông = trông; ông = lòng; ,xu=ưu; sông = lòng.v..v..Và những
câu vần thanh trắc ( có khi là chính vận, có khi là thông vận ) như nước
= lướt, dội; tối, quá =l ạ, lẻ =xế, rở = hở, não = áo....
Tóm
lại, qua hai bài thơ trên, tôi thấy bài Thơ Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa
là một bài Thơ hay, có hào khí, thể hiện hai cuộc đời trong một vận
nước. Cách dấn thân của nhân vật trong bài thơ chuyển tải đến tâm hồn
người đọc; đạt được những sự đồng cảm, nhất định nào đó. Nội dung bài rất
có tính nhân văn. Còn bài Thơ Cô Lái Đò của Nguyễn Bính chỉ là cái không
gian thu hẹp trong chữ "tôi" bình thường, trong một hoàn cảnh hết sức
bình thường. Những suy nghĩ, hành động của nhân vật cũng tầm thường nếu
không nói là nông nổi. Bài Thơ không có diễn cảm có sắc mà không có
hồn.
4-LỜI KẾT:
Đọc và bình luận Thơ của những người đi
trước, tôi vốn không có thói quen "chọn mặt để tìm vàng" mà chỉ chọn "tìm vàng để chọn mặt". Hiếu Nghĩa theo tôi biết rất ít làm Thơ, địa
vị ông trên nền văn học không bằng Nguyễn Bính, có thể nói là ngọn
cỏ đối với cây cổ thụ Nhưng mỗi một tác phẩm đều có một giá trị riêng
của nó, và sự đánh giá tác phẩm cần phải tách rời tên tuổi của tác giả.
Nếu không, ta sẽ bị lạc trong cái mê cung hào quang, tên tuổi của của
tác giả ( từ những bài Thơ khác ) mà nhận thức không công bằng, trung
thực. Bởi vì trong văn học, không phải một tác giả nổi tiếng thì nhất
thiết những bài viết đều hay mà ngược lại, có những người không nổi
tiếng; viết chỉ vài ba bài mà bài của;họ không phải đều là dở. Trái lại
với vài ba bài đó đôi khi tên tuổi họ trở thành bất tử.
Bài thơ nào
về hình thức hay nội dung của bất cứ tác giả nào cũng đều có không ít
thì nhiều đúng sai trong đó, bởi vì xưa đến nay những nhà văn, nhà thơ,
nhạc sĩ cũng là những con người, họ cũng không thể tránh khỏi những hạt
sạn trong tác phẩm.
Ngay cả trong các tác phẩm kinh điển như Truyện
Thúy Kiều của đại thi hào NGUYỄN DU hay Chinh phụ Ngâm của ĐẶNG
TRẦN CÔN, bản dịch của ĐOÀN THỊ ĐIỂM cũng thế, tôi vẫn có thể tìm thấy
những hạt sạn trong tác phẩm của họ.
HUY THANH