THAM LUẬN
VÀI CẢM NGHĨ KHI ĐỌC CUỐN TIỂU THUYẾT " TẮT LỬA LÒNG " CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN
HUY THANH
1- VÀI NÉT VỀ NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN:
Nguyễn
Công Hoan sinh ngày 06/03/1903 tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ huyện
Văn Giang tỉnh Bắc Ninh ( nay là Hưng Yên ). Năm 1928 ông tốt nghiệp Cao
Đẳng Sư Phạm đi dạy học ở Hải Dương, Lào Cai, Nam Định. Ông mất ngày
06/06/1977. Tác phẩm ông gồm
1- Kiếp Hồng Nhan ( Truyện ngắn 1923 )
2-Người ngựa, ngựa người ( Truyện ngắn 1931)
3-Tắt lửa lòng ( Tiểu thuyết 1933 )
4-Lá ngọc cành vàng ( Truyện dài 1934 )
5-Kép Tư Bền (1934 0
6-Bước đường cùng ( 1938 ).....
Năm
1936 Tiểu Thuyết:" Tắt Lửa Lòng " của ông đã được soạn giả cải lương
Trần Hữu Trang soạn thành vở cải lương " Chuyện tình LAN và ĐIỆP "
rất nổi tiếng
2- LƯỢC TÓM CHI TIẾT NỘI DUNG CUỐN TIỂU THUYẾT "TẮT LỬA LÒNG " :
Vì
cuốn Tiểu Thuyết quá dài, lại quá nhiều tình tiết nên tôi xin phép
không đăng hết nguyên văn, mà chỉ lược khảo cốt truyện, đồng thời trích
dẫn chứng những điều cảm nghĩ từng đọan văn ngắn, để quý độc giả tiện
việc theo dõi.
Điệp là một thanh niên học thức, anh vừa thi
hỏng bằng Cao Đẳng Tiểu Học ( Thành Chung tiếng Pháp gọi là Diplome ),
Điệp là con của ông bà Cử, Trước đây khi ông Cử còn sống, ông đã cùng
người bạn thân là ông Tú hứa hẹn làm suôi gia sau nầy. Họ hẹn nhau khi
Điệp công thành danh toại thành nghề thầy giáo như ước muốn thì sẽ lấy
cô Lan con ông Tú làm vợ. Sau khi ông Cữ mất, gia đình Điệp sa sút dần,
bà Cử phái đi bán đầu chợ sớm hôm.,gia đình Điệp vướng vào cảnh nghèo
khó.
Ông Tú thấy hoàn cảnh nhà bà Cử như vậy nên hết sức giúp
đỡ, nhất là ông thường giúp tiền bạc cho Điệp đi ăn học một cách rất
khéo léo, tế nhị mà anh không hay biết. Riêng Lan, con ông Tú, được sự
giáo huấn của cha nên sống rất có đạo đức, nết na, hiền lành, chân
thật. Cô không vì hoàn cảnh nghèo khó của Điệp mà phụ lòng nhân nghĩa
mà trái lại cô càng thêm yêu quý, tìm cách giúp đỡ vị hôn phu của mình
hơn. Hai người vẫn lén gặp nhau tâm sự, "tình trong như đã mặt ngoài
còn e" nhưng hai bên vẫn giữ trong vòng lễ giáo.
Biết Điệp vừa
thi hỏng, ông Tú cũng buồn nhưng ông cũng an ủi và khuyến khích Điệp
rán học lại, thi khoá sau. Riêng Lan ,việc Điệp thi đậu hay không cũng
không liên quan gì đến tình yêu của hai người. Nhưng riêng Điệp anh rất
mặc cảm vì chuyện thi hỏng, anh cho đó là mình đã phụ bạc lòng tốt của
ông Tú và tình yêu của Lan nên gởi bức thư cho cô bày tỏ tấm lòng và xin
từ hôn. Lan không trả lời thư nên Điệp phải tìm cách gặp riêng cô để
nói chuyện dứt khóat. Lúc đó Lan mới nói rỏ lòng mình khiến Điệp rất cảm
đông an tâm quyết chí học hành Thi lại ở Khoá sau. Khoá Thi sau Điệp
suýt hỏng vì gặp vị Giám Khảo quá khó nếu không nhờ có ông quan Phủ, một
bạn thân của vị Giám Khảo nói giúp nên Điệp mới thi đậu.
Quan
Phủ là một người sống không đạo đức nhưng rất giả nhân giả nghĩa, ông
giúp Điệp là để che đậy một âm mưu lợi dụng Điệp sau nầy. Ông khuyên
Điệp đừng thi vào ngành Sư Phạm theo đuổi nghề dạy học mà ông sẽ giúp
Điệp vào ngành lục sự ( thư ký Toà ) để có cơ hội thăng quan tiến chức
bởi vì ông sắp được thăng chức Chánh Án trong ngành Toà Án, sẽ có nhiều
cơ hội giúp cho Điệp mau thăng quan tiến chức. Vì còn non nớt mới ra
đời nên Điệp sa vào bẩy của ông Phủ nên răm rắp nghe lời ông.
Một
hôm, ông mời Điệp cùng "ăn tiệc mừng " ngày Điệp vào làm ngành Toà Án
tại Phủ của ông, Đêm đó, ông ép cho Điệp uống say rượu rồi cho người
khiêng Điệp vào phòng ngủ của cô Thuý Liễu, con gái ông, một cô gái nhà
quan đỏng đảnh, khinh người, đang có chửa hoang với một tên lính trong
phủ tên là Cách tức Tư Kềnh. Điệp đã mắc bẫy của ông Phủ, vì do say
quá nên anh không biết gì, anh nghĩ rằng mình đã phá hoại trinh tiết
của Liễu mà không biết Liễu đã có thai trước đó. Mặt khác, anh còn bị
ông Phủ hăm dọa nên đành phụ bạc tình của Lan để lấy Thúy Liễu.
Sau
khi cưới nhau, Điệp mới vỡ lẽ là Thúy Liễu đã có thai hoang, cảnh gia
đình Điệp không có Hạnh Phúc vì sự khinh khi, hà hiếp của gia đình ông
Phủ và cả Thuý Liễu nữa. Anh hối hận xin ly dị Thuý Liểu và hy vọng sẽ
trở về với Lan nối lại duyên tình.
Riêng Lan vì quá buồn rầu cuộc
tình tan vỡ nên bỏ nhà xuống tóc vào chùa Phương Thành tu sau khi đả
đào hố chôn một xác con bướm ( Điệp ) và cánh hoa lan ( Lan ) ý nói cô
đã chôn chặt mối duyên tình năm xưa quyết một lòng theo Phật.
Điệp
đã đến chùa Phương Thanh thăm Lan nhưng Lan thấy Điệp thì né tránh,
không ra, mặc dù cô rất đau lòng. Sợ Điệp giựt dây chuông làm náo loạn
cửa Thiền nên Lan dùng kéo cắt đứt dây chuông.
Điệp buồn rầu trở lại
nhà, anh quyết tâm tìm quên nỗi buồn bằng cách tiếp tục theo đuổi việc
đèn sách. Nhờ sự giúp đỡ của ông Tú cha của Lan, Điệp sang Pháp du học
và trở thành Bác Sĩ, anh trở về nước mở một nhà thương riêng.
Sau
đó vài năm ,một hôm, có cậu bé đến tìm Điệp vi muốn truy tầm nguồn gốc
cha của mình ,câu bé tên la Vũ , chính là đứa con hoang của Thuý Liễu
với tên lính Cách tức Tư Kềnh mà cậu bé nghĩ rằng Điệp là cha của mình. Nguyên nhân là sau khi sinh đứa bé, Thuý Liễu đã lấy họ Vũ của Điệp để
đặt tên cho con nên mới có sự hiểu lầm của cậu bé. Điệp đã lấy những
giấy tờ chứng minh là mình không phải là ba ruột của Vũ. Sau cùng thi
Vũ cũng tìm ra được cha ruột của mình là Tư Kềnh, một tên lính của ông
quan Phũ ngày trước. Điệp đã gởi thư cho Lan tại Chùa để nói mình đã ly
dị Thuý Liễu và muốn gặp lại Lan, nhưng cô tưởng rằng Điệp còn ở với
Thúy Liễu nên không đọc thư.
Sau đó Lan vì quá buồn rầu
thân phận, tình duyên trắc trở nên mang bệnh nặng. Điệp được tin của
Xuân, em gái Lan báo nên lập tức cùng Xuân đến Chuà chở Lan vào bệnh
viện của mình. Bệnh Lan đã quá nặng nên Điệp phải nhờ nhiều bác sĩ bạn
bè khác tiếp tay nhưng cũng không khỏi, Điệp cũng viện trợ ngành Đông Y
chữa trị nhưng tất cả cũng đều bó ta.y Mặc dù đã tìm hết cách cứu chữa,
nhưng Lan cũng không thuyên giảm, sau đó thì Lan qua đời để lại cho Điệp
một mối hận lòng khôn nguôi.
BÌNH LUẬN ENTRY:
Nếu
tôi là một độc gỉa đọc cuốn tiểu thuyết nầy vào năm 1933, thời tác giả
đang sống thì phải công nhận rắng " Tắt Lửa Lòng " là một một quyển sách
hay. Hay từ hình thức đến nội dung, nhất là cốt truyện vô cùng cảm
động trong cái môtíp cổ điển. Nhưng ở thế kỷ nầy, phải thành thật mà nói
khi đọc lại nó tôi không còn cảm xúc như những ngày trước nữa, bởi vì
cốt truyện đã trở nên quá quen thuộc, cảm tính gần như không còn bởi
môtíp viét truyện bây giờ đã khác nhiều. Có những tác phẩm khai sinh cùng
thời đó như Đoạn Tuyệt của Nhất Linh, Nửa Chùng Xuân của Khái Hưng
v..v.. bây giờ khi đọc lại tôi vẫn còn những hoài cảm chênh vênh. Sự
đồng cảm đó như còn đọng lại dù rất ít có lẽ do văn phong của tác giả, do cách viết văn của hai nhà văn lớn nầy diễn tả sâu hơn vào tâm lý
nhân vật nên tạo ra sự gần gũi đồng cảm, nhiều ấn tường để lại trong
người đọc. Tiểu thuyết là một phương tiện dể dàn trải nổi lòng nhất, dễ
gần gủi nhất với người đọc nhất.
Nhưng đọc " Tắt Lửa Lòng " của
nhà văn Nguyễn Công Hoan, theo tôi ( không biết có đúng không ) hình như
cách viết văn của ông không phải là lối văn viết tiểu thuyết, lãng mạn
mà là lối văn tự sự, nặng phần miêu tả. Nói cách khác gần như là kể
truyện với nhiều lời đối thoại rất bình dân.
Thường lối văn tiểu thuyết, nhất là viết những truyện tình cảm, các nhà văn thường lồng tâm lý
nhân vật vào những ngoại cảnh xung quanh, đào sâu những suy nghĩ của
họ, tạo ra những bối cảnh đồng sắc, đồng điệu, tạo những ấn tượng cảm
xúc. Những ấn tượng đó ăn sâu vào tâm hốn ngưới đọc như một vết thương
không thể tránh khỏi , không thể quên. Chính những cách viết đó nó làm
cho cốt truyện sinh động nhiều mầu sắc hơn, có cái hồn hơn.
Ở
đây, hình như nhà văn Nguyễn Công Hoan, cốt viết cho cốt truyện được
nhiều tình tiết éo le mà quên hẳn văn phong của viết tiểu thuyêt là tâm
lý nhân vật, tâm lý của họ đối với ngoại cảnh và người. Ông viết cho
mau kết thúc cốt truyện, theo sự chờ đợi của độc giả là sự tò mò ,đợi
chờ để biết một kết thúc ra sao chứ không phải thưởng thức cái xác, (
văn phong ) cái hồn ( tâm lý nhân vật ) của một tác phẩm nghệ thuật.
Vì
quá chú trọng cốt truyện, nên trong " Tắt Lửa Lòng " rất nhiều đoạn đối
thoại không cần thiết,nên ông chia ra rất nhiều những phân đoạn chỉ có
vai trò cầu nối, nhưng tác gỉa đã tách ra thành một số phân đoạn chính
yếu làm cho cuốn tiểu thuyết quá dài trong khi nội dung thì quá ngắn (
tất cả 19 phân đọan)
Theo tôi những đoạn có vai trò cầu nối
như phân đọan 14 " Mẩu Chuyện Cũ " phân đoạn 16 " Cha Thằng Vũ ", tác
gỉả nên gom lại, viết vắn tắt thành một phân đọan chung.
Theo ý
riêng của tôi, tác giả nên xoay mạnh vào tâm lý của Lan và Điệp khi mới
yêu nhau, lúc dang dở ( đọan cao trào ), đến khi họ xa nhau ngàn thu
vĩnh biệt. Những thảm kịch của gia đình Điệp,sau khi cưới Thúy Liễu như
đoạn Điệp gây gổ với ông Phủ và Thuý Liễu, đoạn Thuý Liễu khinh bỉ mẹ
chồng là bà Cử là những đọan tác giả muốn nói lên cái cốt cách của nhân
vật nhưng thiết nghĩ không nên viét quá dài. Hay đoạn viết đời riêng cuả
Vũ ( con hoang của Thúy Liễu và Tư Kềnh ) đi tìm cha, mẩu đối thoại
của Vũ và cha ruột của mình là Tư Kềnh không nên kéo dài quá, vì nó sẽ
làm hỏng những cảm động của độc giả còn đọng lại, chưa thật sâu lắng,
khi độc giả đã quá mệt mỏi đi theo nhân vật phụ mà quên đi nhân vật
chính.
Chỉ có đọan cuối, khi Điệp gặp lại Lan trong khi cô
bệnh nặng nửa mê nửa tỉnh và sự chăm sóc của Điệp và Xuân là đoạn văn
viết rất thành công nhất của tác giả khiến người đọc khó ngăn dòng nước
mắt:
"
Bệnh Lan mỗi lúc một trầm trọng đến nỗi Điệp không những không có hy
vọng chữa khỏi mà cũng không mong hằng ngày nửa, được giờ nào hay giờ ấy
mà thôi. Điệp hết sức chữa cho Lan tỉnh trong một lúc để được nói
chuyện trước khi vĩnh quyết, nhưng khó quá, lúc nào Lan cũng li bì, mà
ba bốn bận ngất đi. Bỗng nhiên Lan thở mạnh một cái, rồi hai con mắt
mở to có vẻ có tinh thần. Điệp mừng quá nhưng là cái mừng trong sự
tuyệt vọng, vì biết rằng đó là phút cuối cùng của đời Lan. Lan giương
mắt nhìn Điệp và Xuân. Điệp ghé đầu lại gần gọi:
- Cô Lan
Xuân rơm rớm nước mắt:
- Chị ơi
Điêp hỏi:
- Cô Lan, cô có biết tôi là ai không?
Lan lim dim hai mắt gật đầu
Điệp bảo:
- Cô thử nói tên xem có đúng không?
Lan giương đôi mắt chòng chọc nhìn vào mặt Điệp khẽ cất tiếng
- Điệp
Lan ú ớ nói líu lưỡi:
-Thầy mạnh chứ?
- Thầy mất sáu năm nay rồi chị không biết à?
Lan gật, rồi cố dùng hết sức hỏi Điệp bằng giọng khàn khàn khó nghe:
-Mấy con?
Điệp trố mắt ngạc nhiên hỏi:
-Cô tỉnh hay mê cô Lan?
-Tỉnh
- Thế cô có nhận được ba cái thư tôi gởi vào Chùa không?
Lan gật đầu
- Sao cô lại hỏi thế?
Lan lắc đầu đáp:
- Tôi không đọc
Một hồi trồng ngực làm cho Điệp bồi hồi. Điệp nhăn nhó hỏi dồn:
-Sao lại không đọc?
Lan lắc, lả ngoẹo đầu thở dài:
- Thế cô có biết tôi bỏ Thúy Liễu ngay sau mấy tháng sau khi cưới không?
Lan lắc đầu, Xuân nhìn Điệp nói:
-Hay la chị vẫn tưởng Thuý Liễu vẫn ở với anh mà không muốn đứng giữa làm rối cuộc hoà hơp của gia đình anh nên mới thế?
Lan gật đầu. Điệp nói:
-Tôi không lấy ai cả, ngày đó tôi bị bắt buộc cưới Thúy Liễu chứ không nhận Thúy Liễu là vợ.
Lan gật đầu
-
Ngày tôi bỏ Thúy Liễu tôi có đến Chuà định thăm cô, nhưng không vào vì
tôi quyết lập thân trước, rồi mới nghĩ đến cuộc nhân duyên sau.
Một nụ cười héo hắt nở trên cặp môi khô đét của Lan
- Sao cô lại đày đọa thân cô quá thế. Cô làm gì nên tội để thiệt một đời?
Lan nhăn mặt, lắc đầu cố nói:
-Tôi tưởng ....
Rồi rú lên mà ho, ho xong hai mắt đờ ra, lim dim thở
Điệp hỏi:
-Thế ba cái thư tôi gởi giờ ở đâu?
Lan lim dim mắt:
-Hòm ( rương )
Điệp vò đầu bứt tai:
-Khổ quá, tôi thương cô quá.
Điệp
nức nở lên mấy tiếng, Xuân cũng thổn thức, Quanh mắt Lan bấy giờ cũng
lóng lánh một quầng lệ. Rồi Lan rên, ú ớ như gọi, nhưng không còn ra
tiếng gì nữa. Đứng trước cái phút cuối cùng của Lan, Điệp cảm động quá
không thể khóc được, cố giương mắt nhìn Lan để được in sâu trong óc
người đã hy sinh một đời cho mình được sung sướng. Rồi giật mạnh một
cái, hai bàn tay lạnh như đồng, Lan chòang tay ra nắm chặt lấy cổ tay
Điệp và Xuân, thì một tiếng nấc, ngực Lan không thoi thóp nữa, hai mắt
lờ đờ trắng phết vẫn cố mở nguyên để nhìn vào phía Điệp đứng.
Cũng
có những đoạn tác giả viết tả tâm lý nhân vật, ngoại cảnh, nhưng lại
quá ngắn như là nét phác họa chưa đủ sức hút tâm lý nhạy cảm của người
đọc. Chỉ đến cuối cùng, khi sắp kết thúc cốt truyện, tác giả mới viết một
đọan cuối rất hay sau đây:
"
Năm giờ chiều hôm sau ở chợ Gỏi, người ta đã thấy phường kèn trống, bát
âm, và phu đòn, sắp sẳn nhà táng linh xa ngồi chờ ở gốc đa để đón đám
ma. Cảnh xuân mà ảm đạm. Mặt trời chìm về Tây hắt cái bóng uá tận lên
những đám mây bạc mờ, tạo ra các mầu óng ánh như khảm. Cây khô chưa nẩy
lộc đứng lom khom bên cạnh đường. Khóm tre kẽo kẹt, làm tơi tả chiếc
lá vàng xum xoe bay, rồi nằm mắc trên bui tầm xuân dại."
Đến đọan đám tang Lan ông viết rất cảm động:
"
Tiếng kêu nổi lên theo gió đưa đi nhưng giọng rền rĩ sầu thảm, khói
hương phảng phất bay lên. đám ma thong thả theo lối rẻ vào làng Văn
Ngoại, rồi đi qua rặng tre bên bờ sông, người đưa mỗi lúc một đông .....
Trời đã về chiều đã tăng cái vẻ sầu thãm, trời về chiều lại bày thêm
cảnh đám ma có giọng khóc nỉ non ai oán. Tạo hoá như khéo vẽ lên bức
tranh đoạn trườn. Trồng vẫn thúc, kèn vẫn rên. Hồn và xác Lan trong
chiếc nhà táng nghênh ngang theo sau tiếng bát âm ẻo lả, lượn vùng quanh
lũy, qua mấy thửa ruộng trồng mã đề thì hạ xuống, cạnh cái gò chính
Điệp và Lan đã ngồi nói chuyện hôm mười sáu tháng năm khoãng mười lăm
năm trước.
Trời thấp dần. Núi non xa dần. Cảnh vật xung quanh đã
nhuộm một mầu sẫm buồn rười rượi như sắp chết. Bức màn sương, trên rũ
xuống. Xa đưa lại cũng dần dà trùm khuất mọi nơi rải rác vè u ám thê
lương vào buổi chiều hôm hiu hắt. Rồi sau, cây lẫn với núi, núi lẫn với
trời, ánh sáng lờ mờ chỉ còn thu lại có một khỏang xung quanh gò đất
nhô lên giữa cánh đồng không mông quanh "
Và rồi như say sưa, nhập tâm theo cái hồn của cốt truyện, ông viết kết thúc:
"Chim
lạc đàn bay về tổ đã hết, người đưa đám ma đi về nhà đã thưa. Thấy sự
vắng vẻ mỗi lúc một buồn tênh như cảnh chợ buổi chiều hôm thưa lác đác.
Điệp xúc động đến cái nổi đời lẻ tẻ kẻ còn người khuất ,tử biệt sinh
ly. Rồi đây chàng cũng ít khi về thăm cái gò nầy, mà Lan sẽ một mình chôn
chặt khối tình, chờ trăng, đón gió để ôn lại những ngày thơ ngây. Trời
thấp dần.xung quanh không có một tiếng động. Núi non cảnh vật đều
nhuôm một mầu đen bi đát như để tang. Giữa khoãng vũ trụ cao thâm man
mác, trên đỉnh gò còn trơ hai cái bóng người đen đen nhỏ xíu đứng sững
gục đầu lặng lẻ trước nấm mồ mới đắp "
Có lẽ, sau khi đã
say sưa viềt về cốt truyện, đến phút chót nhà văn Nguyễn Công Hoan mới
thấy mình còn thiếu những đoạn tả cảnh, tả tình người trong mối tương
quan giữa tâm lý nhân vật và ngoại cảnh, cái quy luật cốt lỏi cuả cách
viết tiểu thuyết tình cảm lãng mạn nên vội cứu chữa bằng một đoạn cuối
rất dài, thật hay như dọn lên một mâm cơm ngon mời thực khách là độc
gỉả đang đói để tạ lỗi với người thưởng ngoạn.
HUY THANH