TẠI SAO NAPOLÉON ( NÃ PHÁ LUÂN) THUA TRẬN TẠI NƯỚC NGA
HUY THANH
1-CỤC DIỆN LỊCH SỬ:
Đọc lịch sử thế giới ,ai cũng biết Napoéon Bonaparte (15/08/1769- 5/5/1821 ) là một danh tướng, một Hoàng Đế nước Pháp lẫy lừng thế giới. Ông đã cầm đầu đạo quân viễn chinh Pháp hùng mạnh đi chinh phục hầu hết các nước Âu Châu, mở rộng biên thuỳ nước Pháp rộng lớn thành một đế quốc trải dài xuyên lục địa rộng lớn. Năm 1789 , khi mà các quốc gia Châu Âu còn mê ngủ trong chủ nghĩa Đế Chế lỗi thời, lạc hậu thì nước Pháp duới quyền chỉ huy của Naoléon đã tiên phong, khởi xướng và bùng phát cuộc Cách Mạng tư sản dân chủ, dân sinh toàn diện. Cuộc Cách Mạng 1789 chủ trương nước Pháp thành nước Cộng Hoà dân Chủ đã đẩy lùi cường quyền bạo lực của Đế Chế Vương Quyền vào dĩ vãng, tạo một quan điểm Chánh Trị mới mà mọi con người đều được tôn trọng, bình đẳng trước pháp luật. Sau khi vua Louis XVI Pháp bị đưa lên đoạn đầu đài, tư tưởng Cánh Mạng, cuộc cải cách dân chủ, dân sinh ở nước Pháp đã làm cho nước Pháp vươn lên hùng mạnh về quân sự, kinh tế . Nó đã làm tấm gương cho các tầng lớp nhân dân ở khắp nước Châu Âu khác, nhất là thành phần thanh thiếu niên ,tầng lớp quý tộc có tinh thần yêu nước nặng tinh thần muốn cải cách như Pháp cho nước mình. Họ muốn bắt chước nước Pháp làm Cách Mạng để đưa đất nước họ đến hùng mạnh về quân sự, phát triển nhanh ngành kinh tế,công nghiệp, hoá chất. Do đó Napoléon dưới mắt họ không những là vị anh hùng, thần tượng nước Pháp , một nhà cải cách pháp luật của cả Âu Châu.
Sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế công nghiệp đã khiến nước Pháp cần rất nhiều tài nguyên, nhân lực, vật lực và thị trường để đáp ứng . Do đó họ bắt buộc phải mở rộng địa thế hoạt động ra ngoài tầm lãnh thổ. Vì vậy không có cách nào mở rộng tầm lãnh thổ khác hơn là phải đi xâm lăng nước khác.
Mặt khác, tư tưởng Cách Mạng 1789 của Napoléon là một phát đại bác bắn vào thành trì của tư tưởng Đế Chế cũ nên Napoléon đã gặp rất nhiều phản ứng chống đối của tầng lớp quý tộc, vưong tộc nầy, Các Hoàng Đế của những nước chưa bị Pháp xâm lược bèn liên kết nhau để bảo vệ Vương Quyền, bảo vệ đất nước của họ, đồng thời để chứng minh rằng đạo quân dân chủ của Hoàng Đế Pháp không phải là đạo quân bách chiến bách thắng. Nếu Napoléon thua về mặt quân sự, cũng có nghĩa là tư tưởng dân chủ dân sinh của ông sẽ bị phá sản sụp đổ theo Mầm mống của sự chống đối trong nước họ sẽ không còn.
Năm 1805, Napoléon kéo đại quân quân Pháp tấn công nước Áo, Áo vá Nga vốn có hợp đồng liên minh quân sự nên quân Nga kéo sang chiến đấu trên lãnh thổ Áo. Hai Hoàng Đế Nga, Áo trực tiếp chỉ huy chiến trận chống cuộc tấn công như vũ bão của quân Pháp do đích thân Hoàng Đế Pháp Nopoléon chỉ huy, Lịch sử thế giới gọi đây là "cuộc chiến của ba vị Hoàng Đế " ( Bataille des Trois Empereurs ) Trận đánh nầy được gọi là trận Austerlitz diễn ra tại Moravie. Liên quân Nga- Áo do Đại Tường MiChel Koutouzov chỉ huy bị đánh bại trận, chạy tan tác, tháo quân về Nga. Hàng ngũ quân đội Áo tan rã, lớp chết, lớp bị bắt làm tù binh Pháp chiếm nước Áo
2- MỘT SỐ TRẬN ĐÁNH TIÊU BIỂU:
Cuõc đời chinh chiến của Napoéon hầu như đánh rất nhiều trân ,thắng nhiều, thua ít, là một sĩ quan pháo binh, chiến thuật của Napoléon thường nhử cho quân địch tập trung ,dùng chiến thuật biển người đông đảo tấn công .Sau đó ông dùng những khẩu trọng pháo được giấu kín , nguỵ trang xuất hiện bất ngờ nhả đạn như mưa vào kẻ thù để tiêu diệt họ. Một lối đánh hạn chế sinh mạng binh sĩ rất nhiều khi không phải giao chiến trực diện với đối phương Thời đó Âu Châu chia ra làm hai phe, nhóm theo Pháp gồm Pháp. Đan Mạch ,Na Uy, Phổ ( Đức ), Áo v..v.. nhóm chống đối gồm Anh, Nga, Thuỵ điển,Thổ nhĩ Kỳ v.v..
2.1 : TRẨN HẢI CHIẾN TOULON:
Là trận đánh năm 1793 lúc đó Napoléon còn là một thiếu tá pháo binh, Ông chủ trương dùng trọng pháo hướng về hải cảng Toulon bắn phá bất ngờ vào các chiến hạm lớn của Anh đang neo ở đây khiến đòan chiến hạm nầy bị hủy diệt. Sau trận nầy ông được phong làm Thiếu Tướng lúc ông mới 24 tuổi .
2.2- : TRẬN ĐÁNH AI CẬP :
Nước Pháp biết Anh là một nước thù nghịch có tiềm lực quân sự ,kinh tế mạnh nên họ chủ trương ra tay trước, Anh có thế mạnh quân sự về hải quân nên muốn đánh Anh phải tiêu diệt các chiến hạm lớn của họ.Như vậy chiến hạm của Pháp phải vượt qua eo biển Manche của Ai Cập trên đường qua Ấn Độ Napoléon thấy cần phải làm chủ mặt biển mới đánh Anh được. Trước hết là phải dọn đường đi tức đánh chiếm Ai Cập trước Tháng 5/1798 Naopoléon kéo 38 000 quân tấn công Ai Cập , hạ pháo đài Mata , chiếm thành phố Alexandria của Ai Cập , sau đó đánh bại quân chống đối do Thổ Nhỉ Kỳ cầm đầu tại đồng bằng sông Nil . Nhân thấy quân Anh Nga, Thổ Nhi Kỳ. Ai Cập có thể liên minh để đánh mình qua ngõ Syria nên Napoléon tiến chiếm nước Syria trước nước nầy
2.3- TRÂN TRALALGAR :
Đây là trận hải chiến lớn nhất giữa hai hạm đội Anh và Pháp để dành quyền thống trị trên eo biển Manche, Phía Pháp mặc dù có Tây Ban Nha làm hậu thuẩn nhưng vẩn không thắng nổi lực lương hải quân Anh lúc đó lớn mạnh và có tham vọng thống trị hoàn cầu về mặt biển.
2.4- TRẬN AUSTERLITZ :
Đây là trận đánh thương vong nhiều nhất giữa hai bên : Pháp, các nước chư hầu đánh với liên minh Nga Áo .Hai bên đã dùng mọi chiến thuật chiếm giữ đồi cao nguên Pratzen là vị trí xung yếu của chiến trân .Khi quân Pháp giữ, khi quân Nga chiếm được, hai bên thương vong rất nhiều . Bên liên quân Nga Áo do tuớng Nga Kutuzov chỉ huy ,đây là vị tướng tài, kinh nghiệm dầy dặn trận mạc . Ông không chủ trương tham gia trận đánh nầy vì không muốn binh sỉ Nga hy sinh không phải cho đất nước mình . Ông biết rằng sau khi thắng Áo , Pháp sẽ đánh chiếm Nga nên muốn dành quân số để bảo vệ nước Nga sau nầy . Nhưng Sa Hoàng Nga vì lời hứa giúp Áo nên tưc giận truất quyền chỉ huy của ông , ra lệnh tiến chiếm cao nguyên Pratzen . Quân Nga -Áo vừa chiếm được cao nguyên Pratzen thì lọt vào thế trân giăng lưới đạn trọng pháo của Pháp như mưa.từ dưới bắn lên . Tướng Kutuzov phải mang số tàn quân còn lại mở đường máu tháo chạy. Ông bị thương nặng , con rể ông tử trận , Hai Hoàng Đế Franz II và Alakxandr I may mắn thoát chết chạy về hâu phương .Trận nầy Pháp chết 1.305 binh lính, bị thương 6.940 binh lính , Liên quân Nga Áo chết 15.000 binh lính, bị thương 12.200 binh lính .
. . .
.3-- CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP NGA :
Năm 1812, vốn căm thù Nga đã tiếp tay cho Áo, Napoléon đã lấy cớ Nga không tuân thủ lệnh "phong tỏa lục địa " ( Blocus continental ) của mình mà vẩn cho Anh vào buôn bán nên mang quân tấn công vào Nga . " Phong toả lục điạ " là một chỉ thị của Napoléon nhằm ngăn chận hải cảng các nước chưa thuộc địa Pháp nhưng trong tầm kiểm soát của Pháp ,không được cho tầu bè của các nước khác vào buôn bán. Mục đích của Napoléon là muốn làm cho nền kinh tế của các nước nầy , gồm cả Anh và Nga bị kiêt quệ để Pháp xâm chiếm về mặt kinh tế sau nây dể dàng hơn .
Ý thức nước Nga là một lảnh thổ đông dân ,rộng lớn kéo dài từ Âu sang Á, thời tiết khắc nghiệt nhất là cái lạnh mùa Đông nên Napoleon đã tập trung một đội quân hùng hậu Pháp và các nước chư hầu khỏang 700 ngàn bộ binh ,hải binh ,kỵ binh,, xe chiến, ngựa, chiến ,vũ khí đủ các loại .Đạo quân hùng hậu nầy gốm binh sĩ các nước Pháp, Đức, Áo , Ba Lan ..v., Họ vượt qua biên giới Nga theo ngã sông Niemen. Con sông nầy chảy qua Ba Lan dài 850 km qua miền Bắc nước Nga rồi đổ ra biển Baltique..
Trước lực lượng hùng hậu của Pháp đang tiên về thủ đô Mạc tư Khoa ( còn gọi là Moscou hay Mat xco va ) , Nga Hoàng và tướng Koutouzov chủ trương tránh những cuộc đụng độ lớn với một đoàn quân quá mạnh nên ra lệnh rút lui bỏ thủ đô . Họ thực hiện chiến thuật : "vườn không nhà trống ", Tất cả dân chúng đều phải di tản , vật dụng, tài sản cái gì mang theo được thì mang theo, cái gì không mang được thì phá huỷ ,đốt bỏ, phá hoại không cho lọt vào tay quân thù sử dụng được .Một số tướng lảnh dưới quyền tướng Koutouzov lại nóng lòng khi quân Pháp tiến vào thủ đô Mat xco va nên họ tự ý mang quân ra ngăn chận. Ngày 7/9/1812 trân đánh giáp lá cà Pháp Nga diển ra gần trung tâm Mat xco va khỏang 200 km, trong thành phố kỷ nghệ Smolensk . Quân Nga bị bại trận rút chạy theo đoàn quân của tướng Koutouzov đã di tản trước đó . Quân Pháp chiếm thủ đô nước Nga . Napoléon đật bản dinh chỉ huy tại diện Kremlin ( Cẩm Linh ) là nợi làm việc của Nga Hoàng trước đây .
Sự xâm lăng của Pháp vào các nước Châu Âu đã làm cho tên tuổi Napoéon vang dội khắp hoàn cầu, nhưng cũng từ đó, người ta đã có cái nhìn khác về vị anh hùng nước Pháp nầy ,từ một thần tượng được tôn sùng , khâm phục, ông đã trở thành tai họa cho nhân lọai. Mọi người căm ghét vì đoàn quân của ông đi đến đâu là máu chảy ngập tràn xác chết tới đó Dưới mắt các dân tộc khác, Napoléon không còn tượng trưng cho lý tưởng cao đẹp tự do, bình đẳng nữa mà là hiện thân là kẻ tàn độc đầy tham vọng bành trướng một đế quốc Pháp thống trị Châu Âu .
Khi quân Pháp chiếm thủ đô Mat xcơva , họ nghĩ rằng chiếm được những thành phố còn ít nhiều những tài lực, vật lực của dân Nga bỏ lại nhất là lương thực. Nhưng với chiến thuật " vườn không nhà trống ",của Nga , quân Pháp đã thất vọng , họ chỉ chiếm được những thành phố hoang tàn đổ nát, những vùng đất bãi hoang không còn cây cối ruộng vườn, những nhà cửa chỉ còn trơ vách xiêu vẹo. Khi đánh nước Nga , Napoléon không lường trước dân Nga dám bỏ cả những gì đả chắt chiu xây dựng trong nhiều thế kỷ để lại một đất nước hoang sơ, tiêu điều . Chiến thuật " Chiếm lương thực của địch ăn no để đánh địch "của vị Hoàng Đế Pháp ( giống như binh pháp " Nhân lương ư địch " của Tôn Tử thời Chiến Quốc " ) đã bi phá sản., điều Napoléon lo ngại nhất là lương thực nuôi cả đoàn quân 700 ngàn người tại Nga lấy đâu ra khi mà đường vận chuyển tứ Pháp qua Nga rất xa xôi hiểm trở . Lãnh thổ Nga đường biên giới rất dài, đầy núi non , rừng rú hiểm độc.Quân Nga vẫn còn tập trung đâu đó một mặt bao vây bên ngoài đánh cướp những chuyến lương thực từ Pháp mang sang chi viện .Mặt khác họ còn dùng chiến thuật đánh tỉa, đánh lẻ kiểu du kích khi ẩn, khi hiện làm quân Pháp luôn ở trong tình trạng báo động, e dè, canh phòng
Thế rồi cái gì đến phải đến, đại quân 700 ngàn người của Pháp thiếu lương thực ngày càng trầm trọng, quân lính không có gạo ăn, ngựa chiến không có cỏ để gậm. Vì đói nên tình trạng vô kỷ luật trong quân đội xảy ra , nhiều đơn vị Pháp bắn giết nhau để dành từng miếng bánh mì , ngựa quá đói nên chỉ nằm một chỗ. Tinh thần binh sỉ ngày càng suy sụp, ngày đêm luôn lo lắng sự tấn công của quân thù từ bên ngoài. Nhận thấy nếu tiếp tục ở lại Mat xco va thì bất lơi . đoàn quân có thể bị tiêu diệt vì đói nên Nopoléon nghĩ đến cách phải rút quân để bảo toàn lực lượng. Mà nếu rút thì phải rút trước muà Đông vì thời tiết ở Nga rất khắc nghiệt, Nghĩ như vậy nên ngày 19/10 Napoléon ra lệnh rút quân khõi Mat xcơVa . Muà đông ở Nga năm nay đến sớm . thời tiết xuống âm 30 độ đường đi tuyết đóng thành băng rất dầy người và ngựa khó di chuyên ,khí hậu lạnh làm người và ngựa không lê bước nổi .Hai bên đường, những cánh rừng cây dầy đặc phủ mưa tuyết trắng xoá là nợi trú ẩn bí mật cũa đoàn quân Nga có thể tấn công bất cứ lúc nào Khi quân Pháp không đề phòng thi họ tấn công rồi sau đó rút chạy ,kiểu đánh như ma, mèo vờn chuột nầy làm cho quân Pháp trên đường rút quân thiệt hại quân số khá nặng nề , Đoàn quân lê lết hàng nghìn cây số với những trận bão tuyết bất ngờ dội về, họ vừa phải vận chuyển khí tài vũ khí,đạn dược, lương thực ít ỏi lại thêm gồng gánh thương binh nên tinh thần chiến đấu không còn nữa .Họ như một đoàn quân bại trận hơn thắng trận.
Chỉ chờ dịp có thế, tướng Nga Koutouzov.ra lệnh tổng phản công, họ quyết tiêu diệt quân Pháp ngay trên lảnh thổ của họ . Trận đầu tiên là họ đánh vào hậu quân của Pháp do tướng Ney chỉ huy. Để nâng cao tinh thần quân sỉ ra trận đầu là phải thắng, nên quân Nga tập trung lực lượng gấp 10 lần hậu quân của Pháp . Với lực lượng kém địch quân địch rất nhiều ,quân Pháp thua to, tướng Ney phải mở đường máu tháo chạy liên lạc với cánh quân Pháp phía trước với lực lượng quân số chỉ còn hai phần mười .
Suốt đọan đường rút quân , quân Pháp chịu nhiều khốn đốn vì quân Nga bất ngờ tập kích từ hai bên đường mưa bão tuyết là những kẻ thù luôn luôn đe doạ ngày đêm khién họ không còn tinh thần chiến đấu nữa, họ chỉ mong còn toàn vẹn mạng sống để trở về với vợ con, gia đình .Xác quân Pháp ngày càng nhiều trong các cuộc giao tranh dọc đường rút quân đến nỗi không chôn cất đươc mà phải vùi sâu dưới lớp băng giá ,dưới những lớp bùn lầy ngập ngụa lối đi .
Tháng 11 ,quân Pháp chuẩn bị vượt sông Bérézina trên đất Nga để vế đất thuộc địa Pháp .Sông Bérézina là nhánh của sông Dnieper chảy qua Nga rồi đổ ra biển Hắc Hải Mer Noire . Quân Nga đã lập thế trận sống mái cuối cùng tại con sông biên giới nầy với quân Pháp , họ tập trung lực lượng 150 ngàn quân tinh nhuệ ,khí lưc, vật lực, tài lực đầy đủ để tiêu diệt 30 ngàn quân Pháp đang đói kém, tinh thần chiến đấu suy sụp trên đường rút quân . Ngày 26/11 hai bên giáp trận suốt ba ngày ba đêm tại bờ sông Bérézina . Cuộc quần thảo đôi khi phải đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê gươm giáo .Quân Pháp vì lực lượng it quân số, khí tài, tinh thần chiến đấu cũng không có nhiều nên thua to . Quân Pháp chạy lên cầu thì cầu bị quân Nga đánh sập ,lớp chết, lớp bi thương rơi xuống nước trôi nổi lềnh bềnh , Quân Nga lại nã trọng pháo xuống sông để tiêu diệt đám tàn quân nầy.
Sau cùng thì quân Pháp cũng rút được về nước với quân số khi đi 700 ngàn người. khi về chỉ còn 18 ngàn . Đây là trận thảm bại đầu tiên của quân Pháp dưới sự chỉ huy của Hoàng Đế Na poléon., nhưng là trận thua lớn lao thiệt hại nhất trong lịch sử nước Pháp .
Mặc dù thua trận , nhưng Napoléon không cam tâm, ông về nước ra lệnh tổng động viên để làm những cuộc viễn chinh khác
4- BÌNH LUẬN ENTRY :
. . , .
Napoléon Bonaparte là nột nhà chính trị, quân sự tài ba của Pháp . Bách Khoa Toàn Thư Luân Đôn năm 1985 với số phiếu bầu tuyệt đối 100% đã chọn ông vào danh sách 19 tướng lãnh lừng danh trên thế giới .Nhưng tại sao nhà quân sự lẫy lừng nầy lại bại trận trước một nước Nga không có gì là mạnh mẽ thời đó. Theo tôi , Hoàng Đế Pháp thua trận vì những lý do khách quan và chủ quan như sau :
1- Thứ nhất là từ có CHÍNH NGHĨA đến PHI CHÍNH NGHĨA :
Thật vậy, khi Napoléon khởi xướng cuộc Cách Mạng dân tộc, dân quyền, dân sinh thì ông rất được tầng lớp nhân dân nước Pháp và cả thế giới ủng hộ , họ ngưỡng mộ ông như một thần tượng ,coi ông như người tiên phong trong việc giải thoát nhân lọai khỏi tư tưởng chính trị đã lỗi thời hà khắc của giới Vua chúa ăn trên ngồi trước, bạo tàn trước đây. Nhưng khi Ông kéo đại quân xâm lấn hết nước nầy đến nước khác ở Âu Châu để bành trướng thuộc địa ,mở rộng bờ cõi nước Pháp trên xác chết và xương máu của nhân dân các nước khác thì thần tượng của họ đã bị sụp đổ . Từ một thiên thần Napoléon đã thành một ác quỷ.Từ ngưỡng mộ đã biến thành căm thù .Trong lịch sử , khi đấu tranh, khởi binh, hay tham dự cuộc chiến tranh nào người ta cần trước hết là có chánh nghĩa , cái chính nghĩa được mọi người chấp nhận . Chính nghĩa chính là kim chỉ nam cho hành động , cho tinh thần chiến đấu . Còn chánh nghĩa thì còn chiến thắng , mất chánh nghĩa tức khắc sẽ bại vong.
2-Thứ hai là bỏ qua YẾU TỐ TÂM LÝ :
Trong cuộc chiến tranh, yếu tố tâm lý là điều quan trọng đối với binh lính của cả hai bên . Vì quá say men chiến thắng , ngông cuồng với khát vọng bành trướng lãnh thổ, Napoléon đã quá chủ quan nghĩ rằng mọi người dân Pháp đều đồng ý với những cuộc xâm lăng của mình .Khi có chiến tranh , sự thương vong, tổn thất của hai bên là điều không tránh khỏi , sự mất mác người thân dù của bên nào cũng mang nỗi đau thương cho gia đình họ.Khi Napoléon khởi binh đi chinh phục các nước Âu Châu , những gia đình Pháp, gia đình các nước chư hầu phấn khởi gởi con em mình vào đoàn quân danh tiếng ,Nhưng sau đó , hết chiến đấu nước nầy đến nước khác, cuộc trường chinh hầu như không có điểm tới, điểm dừng , họ sinh ra nản lòng coi như con em mình đi mà không có ngày về. Từ đó, họ không muốn con em mình tiếp tục hy sinh nữa vì cũng không cần thiết khi nước Pháp đã hùng mạnh . Ngay cả trong lòng binh sĩ đi viễn chinh ,ai cũng có vợ con, gia đình , họ mong mỏi được quay trở về quê hương thanh bính để sống những ngày hạnh phúc cuối cùng . Chính vì vậy nên tinh thần chiến đấu của quân Pháp ít nhiều đã bị giảm sút , ảnh hưởng đến sự bại trận của Napoléon sau nầy .
3-Thứ ba là mất THIÊN THỜI, ĐỊA LƠI, NHÂN HOÀ :
Khi tiến binh vào nước Nga , mặc dù biết thời tiết nước Nga rất khắc nghiệt lạnh lẽo vào mùa Đông , nhưng Napoléon vẫn chủ quan tin rằng đội quân hùng mạnh của mình sẽ sớm kết thúc cuộc chiến trước khi mùa đông tới.Nhưng quân Nga lại rút quân tránh né , sử dụng chiến thuật " Điền Dã " vườn không nhà trống , không chấp nhân chiến tranh quy ước, trực diện như những nước khác.Địa thế nước Nga rộng, hiểm trở với núi non rừng rú bạt ngàn là nơi trú ẩn lý tưỡng của đoàn quân Nga đánh theo thế trận du kích của kỵ binh Cosaque ( dân tộc Nga nửa Á Châu, nửa Âu Châu ). Mặt khác, cuộc xâm lăng của Napoéon đã mất chánh nghĩa ,nhân dân các nước khác từ ủng hộ đã trở thành chống đối , từ bạn thành thù. Ngay trong lòng người dân Pháp , cuộc chiến tranh kéo dài của Napoléon như một con đường đi không tới đã làm họ chán nản. Những người lính cầm súng, lâu ngày thương nhớ gia đình , họ chợt thấy mạng sống họ quý giá cần phải gìn giữ , nên họ không muốn chết cho một cuộc chiến vô nghĩa. Do những yếu tố Thiên Thời , Địa Lợi, Nhân Hoà không còn nên Napoéon thua trận tại Nga .
4- Thứ tư là ĐÁNH GIÁ THẤP TINH THẦN YÊU NƯỚC của dân tộc Nga và SỰ TRUNG THÀNH CỦA HỌ ĐỐI VỚI NGA HOÀNG :
Mặc dù chế độ phong kiến Vương quyền đã làm người dân Nga chán nản , nhưng trước nạn ngoại xâm , việc trước mắt là họ phải đoàn kết lại sau lựng vị lảnh tụ Hoàng Đế để có ngươì cầm đầu chỉ huy chiến đấu chống kẻ thù Đất nước Nga lúc đó dưới thời Nga Hoàng mặc dù còn nhiều hà khắc của chế độ phong kiến ,nhưng cuộc sống nhân dân vẫn tương đối ổn định Khi Nga Hoàng kêu gọi nhân dân kháng chiến, dùng chiến thuật "tiêu thổ " thì họ rất mừng vì nhà lãnh đạo tối cao không đầu hàng Pháp , có nhà lãnh đạo còn hơn không . Nên sự chờ mong những cuộc nổi dậy từ bên trong nước Nga để lật đổ Nga Hoàng, tạo bạo loạn của những phe nhóm chống đối hay thân Pháp đều không xảy ra như Noapoléon mong muốn . Do đó , họ tuân theo sự chỉ huy của Nga Hoàng trong chiến thuật chống ngoại xâm không ngại hy sinh , dẫn đến trận cuối cùng thắng quân Pháp.
5- Thứ năm là ĐỘI QUÂN VÔ HÌNH THỜI TIẾT, ĐỊA THẾ LUÔN BAO VÂY:
Nước Nga lãnh thổ rất rộng tứ Âu sang Á nên thời tiết nhiều nơi không giống nhau , có khi nơi nầy nóng thì chỗ khác lạnh, nhất là tại trung tâm thủ đô Mat xcơ va , muà đông thường âm dưới 30 độ C, đường sá bão tuyết đóng thành băng dầy trên mặt đất. lối đi ,mái nhà .Các hải cảng , sông ngòi đều đóng băng, sự vận chuyển của xe cộ, con người, ngựa chiến, tầu bè đều khó khăn nhất là chuyên chở lương thực . Cái lạnh nước Nga làm cho binh sĩ co rúm, ngựa không lê bước nổi vì máu đặc làm tê dại buớc chân. Thời tiết, địa lý hiểm trở là đội quân vô hình nhưng sức mạnh khủng khiếp luôn bao vậy đoàn quân viễn chinh Pháp Chính tại nước Nga sau nầy, quân Đức Quốc Xã dưới sự chỉ huy của Quốc Trưởng A.Hitler sau thời gian dài bao vây Matxcơ va cũng bị đội quân . Thời Tiết, địa thế đánh bại . Đây cũng là một lý do khiến Napoéon thua trận tại Nga
.
HUY THANH
.